1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt tại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Tigris_Corbetti, 19/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Người Việt 2: Tờ báo dành cho thế hệ người Việt đọc tiếng Anh
    LITTLE SAIGON.- Trong số báo Người Việt ra ngày Thứ Năm 12/02/2004, bạn đọc chắc cũng đã thấy có kèm một tập báo 12 trang với tên là Người Việt 2, viết hoàn toàn bằng Anh ngữ với một hình ảnh của một phụ nữ tên là Taryn Rose, tên Việt là Vu Nghiêm Thu chiếm gần trong trang nhất của phần này. Tiền thân của 12 trang báo viết bằng tiếng Anh này là phần phụ bản tiếng Anh của Nhật Báo Người Việt do một nữ ký giả Mỹ là bà Ruth Talovich làm trước đây.
    Nay do nhu cầu phát triển của tờ Người Việt và để phục vụ người đọc không đọc được tiếng Việt, nhóm chủ trương Nhật Báo Người Việt quyết định cải tiến phụ trang tiếng Anh thành một khu vực đặc biệt dành cho tất cả những ai có thể đọc tiếng Anh.
    Phần này do nữ ký giả Ðỗ Bảo Anh, một nhà báo còn trẻ, tốt nghiệp đại học báo chí Hoa Kỳ, từng cộng tác nhiều năm cho tờ The OC Register chủ trương. Thành phần biên tập của Người Việt 2 gồm Jami Farkas, Cynthia Anh Furey, Ðức Nguyễn, Phạm Phú Thiện Giao, Ruth Talovich, Vũ Quí Hạo Nhiên, Michelle Woo và những công tác viên khác như Mathew Chin, Andrew Lam, Annie Mai, Katherine Nguyen, Thái Anh Nguyễn Khoa, và Patrick Vương. Trình bày tờ cho Người Việt 2 là Rick Ngọc Hồ, Chinh Nguyễn và Dan Chi Nguyễn.
    Những biên tập viên hay cộng tác viên với Người Việt 2, phần lớn thuộc giới trẻ tốt nghiệp đại học ở Hoa Kỳ, có người về báo chí, có người về các ngành khác nhưng liên quan đến báo chí và truyền thông. Nhưng tất cả có một điểm chung: Ðó là yêu nghề báo.
    Với lối trình bày rất Mỹ gây được ấn tượng ngay, nên tuy mới là số đầu, Người Việt 2 đã được một số bạn trẻ đón nhận với sự ưu ái. Một thanh niên cầm tờ Người Việt 2 bước vào tiệm Lee?Ts Sandwich lúc 7 giờ sáng và phóng viên Nhật Báo Người Việt đã gặp anh để hỏi về cảm nghĩ khi đọc tờ Người Việt 2. Anh cho biết tên là Ái Phạm, 29 tuổi, làm việc tại Los Angeles. Ái Nguyễn cho biết:
    ?oTôi chưa đọc kỹ, mới liếc qua. Tờ báo khá ấn tượng nhờ ở những bức ảnh chụp lớn. Chúng tôi là những người rất bận bịu công việc, chỉ có thời giờ đọc qua loa. Hình ảnh giúp tôi hiểu hơn nội dung bài viết. Giới trẻ chúng tôi chỉ có thể nói được tiếng Việt nếu cố gắng nhưng không thể đọc và viết tiếng Việt. Vì thế tôi hy vọng biết được nhiều chuyện cộng đồng hơn qua những trang báo Anh ngữ này?.
    Cũng tại Lee?Ts Sandwich, nơi những người đi làm sớm đến mua cà phê để đem lên xe trước khi đến sở làm, nhiều người cho biết mới chỉ nhìn thấy quảng cáo trên trang nhất của Nhật Báo Người Việt. Chúng tôi nhắc họ là tờ Người Việt 2 được kèm vào giữa những trang viết bằng Việt ngữ. Một người tên là Danh rút tờ báo ra nhìn. Ông nói: Chưa đọc nhưng thấy cách trình bày khá hấp dẫn. Ðể lát nữa xem có gì hay không.
    Cho đến buổi trưa, chúng tôi có điện thoại hỏi thăm một số bạn trẻ quen biết để xem họ có thấy tờ báo chưa. Họ nói ?orồi? và cho biết cảm tưởng của họ: ?oTờ báo trình bày đẹp, hình ảnh lớn và rõ sẽ hấp dẫn được những người Việt đọc được báo Anh ngữ và giới trẻ muốn tìm hiểu cộng đồng?.
    Chúng tôi cần nhắc lại rằng, tờ Người Việt 2 là một khu vực đặc biệt của Nhật Báo Người Việt viết hoàn toàn bằng Anh ngữ, xuất hiện hàng tuần vào ngày Thứ Năm. Trước đây phần này do bà Ruth Talovich, một nữ ký giả người Mỹ cộng tác với tờ Người Việt lâu năm trong các trang Anh ngữ. Nay tuổi tuy đã cao, và dù phụ trang Anh ngữ đã được cải tiến, dày 12 trang và có thể còn hơn nữa, nhưng bà vẫn tiếp tục viết với tất cả lòng say mê và tận tụy để cùng với các ký giả trẻ Mỹ gốc Việt khác đưa tờ Người Việt 2 tiến xa hơn. Vì thế tòa soạn ai cũng ngưỡng mộ và bày tỏ lòng tri ân về bài học mà bà đã trao cho chúng tôi qua việc làm của bà.

    Nguoi-viet Online
    http://www.nguoi-viet.com/

  2. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Một nữ bác sĩ người Việt tại Mỹ được Hiệp hội Y khoa châu Mỹ vinh danh

    Bác sĩ Quỳnh Kiều - một nữ bác sĩ khoa nhi người Mỹ gốc Việt chuyên giúp đỡ trẻ em nghèo Việt Nam - vừa được Hiệp hội Y khoa châu Mỹ vinh danh vì đã có công trong việc sử dụng những kỹ thuật y khoa tân tiến và dồi dào của Hoa Kỳ để thực hiện những chương trình y tế hữu ích cho phụ nữ và trẻ em tại các vùng nông thôn Việt Nam.
    Với dự án y khoa có tên là Dự án Việt Nam từ năm 1997, bác sĩ Quỳnh Kiều là một trong 4 người ở Hoa Kỳ được Hiệp hội Y khoa châu Mỹ trao tặng giải thưởng Vinh dự Y khoa do những thành tích phục vụ tận tụy và xuất sắc đối với những người hoặc những dân tộc đang cần sự giúp đỡ khẩn thiết về mặt y tế.
    Bác sĩ Quỳnh Kiều tốt nghiệp Khoa Nhi tại Đại học UC Irvine vào năm 1978, hành nghề từ năm 1979. Bà là một thành viên Hội Nhi khoa Hoa Kỳ và giáo sư phụ giảng Nhi khoa tại Đại học Irvine.
    Vinh dự Y khoa là phần thưởng cao quý do Hiệp hội Y khoa châu Mỹ phối hợp với Pfizer - tổ hợp y dược hàng đầu Hoa Kỳ thành lập từ năm 2001. Buổi lễ vinh danh diễn ra hôm 28/3 vừa qua tại thủ đô Washington. Ngoài bác sĩ Quỳnh Kiều, còn có 3 bác sĩ khác được Hiệp hội Y khoa châu Mỹ vinh danh. Đó là bác sĩ Bruce Gould, chuyên vận động kế hoạch hỗ trợ dịch vụ y tế cho nông dân ngoại quốc làm việc tại Mỹ; bác sĩ kiêm khoa học gia Jack McConnell - sáng lập viên Chương trình Y khoa Thiện Nguyện để giúp đỡ bệnh nhân không có bảo hiểm sức khỏe, và bác sĩ Leonard Morse - vị lương y thường đề cao tinh thần đạo đức và ý thức trách nhiệm của người thầy thuốc, nhất là đối với những người nghèo, thiệt thòi, kém may mắn.
    Bác sĩ Quỳnh Kiều hiện đang hành nghề tại tiểu bang California. Dự án Việ Nam là một trong những dự án của Hàn lm vện Nhi khoa Mỹ tại quận Orange miền Nam bang California. Là một thành viên của dự án, bác sĩ Quỳnh Kiều đã thành lập những nhóm y sĩ chuyên môn người Việt Nam lẫn người ngoại quốc, mỗi năm hai lần về Việt Nam chăm sóc sức khỏe và chữa trị cho trẻ em nghèo và dị tật tại vùng nông thôn. Từ năm 1997, trong những chuyến công tác thiện nguyện về Việt Nam, bà và các y sĩ cộng sự đã thực hiện nhiều đợt giải phẩu hàm ếch, vá môi sứt, chữa những chứng bệnh bẩm sinh về mắt. Dự án Việt nam còn phát động phong trào chích ngừa siêu vi gan B cho người nghèo tại Thanh Hóa, Hà Tây, Nam Định.
    Theo bác sĩ Quỳnh Kiều thì điểm thành công nhất của Dự án Việt Nam là chương trình toàn quốc chủng ngừa trẻ sơ sinh. Đây là kết quả của tiến trình quan sát, theo dõi, huấn luyện, nghiên cứu mà Dự Án Việt Nam đề xướng và hỗ trợ cho các đơn vị y tế tại những vùng sâu vùng xa ở Thanh Hóa, Hà Tây, nơi số trẻ sơ sinh bị xuất huyết não cao nhất nước. Lý do chính của xuất huyết não dẫn đến tử vong nơi trẻ so sinh là vì không được tiêm vitamine K ngay khi mới lọt lòng mẹ.
    Được biết, giải thưởng có tên Vinh dự Y khoa mà nữ bác sĩ Quỳnh Kiều vừa được trao tặng chính thức ra đời vào năm 2001, khẳng định niềm hãnh diện, sự xứng đáng của lương y trong lúc hành nghề cũng như công lao đóng góp thức tiễn cho các kế họach y tế thường thức.
    P.V.(Theo Calitoday)
    source: www.thanhnien.com.vn
  3. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Một người Việt từ vốn liếng $2 đô la gầy dựng nên một sản nghiệp $1.7 tỉ
    Apr 14, 2004
    (Cali Today News) Câu chuyện thành công đầy ấn tượng ?oGiấc Mơ Mỹ Quốc? (The American Dream) của ông Trung Dung, một người Việt tỵ nạn vượt biển vào năm 1984 và đặt chân đến Hoa Kỳ một năm sau đó, đã gây sự chú ý của truyền thông Hoa Kỳ như tạp chí Fortune, the Financial Times và đài truyền hình CBS.
    Tất cả gia tài mà ông Trung Dung có khi đặt chân đến Hoa Kỳ chỉ là $2 đô la trong túi áo, nhưng 15 năm sau, gia sản mà ông kiến lập được bằng khối óc, sự lanh lợi , sức cần cù của mình và cơ hội mà xã hội Hoa Kỳ cho ông trị giá gần $1.7 tỉ đô la. Đó là tiền chuyển nhượng công ty OnDisplay của ông cho Vignette Corp. Ông không dừng lại đó mà tiếp tục phát triển cơ hội bằng việc thành lập công ty nhu liệu Fogbreak Software, nơiø ông vừa là sáng lập viên kiêm giám đốc điều hành. Công ty nhu liệu này chuyên đáp ứng nhu cầu tài chánh và điều hành liên quan đến những công ty muốn chuyển việc làm ra thị trường ngoại quốc.
    Rời Việt Nam trong một chuyến vượt biển đầy nguy hiểm năm 1984, sau khi đã thất bại hai lần trước đó, ông Trung Dung, đã đến và ở trong trại tập trung tỵ nạn một năm trước khi vào Hoa Kỳ lập nghiệp. Với một nhúm tiếng Anh hạn chế, ông đã may mắn qua được kỳ thi tương đương trung học. Sau đó ông đã học tiếp và lấy hai bằng đại học về toán và tin học (computer science), cũng như hoàn tất một phần lớn chương trình cao học tại trường đại học Massachusetts tại Boston.
    Nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên khi ông thành lập công ty nhu liệu mới trong bối cảnh kinh tế chưa hồi phục, đặc biệt là ngành nhu liệu điện toán. Tuy nhiên ông Dung chỉ nói rằng ?oThị trường không ổn định buộc chúng ta phải vững chân và ý thức thật rõ là không có gì ăn chắc được.? Ông cho biết nhiều bạn bè và người thân khuyên ông không nên chơi liều trong cuộc chơi mới này. Nhưng, theo ông ?oTôi thấy đây là một thách thức cho mình và không nên sợ hãi. Tôi hiểu rằng không có mấy người có được cơ hội như tôi đang có và đây là điều tôi không nên bỏ qua.? (Theo Oakland Tribune).
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Nuôi ăn với cả tình thương!
    Tammy D. Lê
    Có lần nhân ngày Hiền Mẫu, tôi hỏi người chồng Việt của tôi là liệu chúng tôi có thể mời bà mẹ chồng tôi ra tiệm ăn mừng ngày này không. Chồng tôi cả quyết đáp: "Không được đâu, mẹ không ưa thế; mà mẹ thích nấu nướng ở nhà cho mọi người ăn." Nghe chồng nói thế, tôi rất bối rối, tự hỏi tại sao bà cụ thích tự mình đi chợ, nấu nướng và dọn dẹp cho cả gia đình đông đúc, ngược lại với chuyện được trịnh trọng mời ra ngoài ăn uống thoải mái chẳng phải động đến móng tay.
    Chao ôi, giữa người mẹ chồng thuần túy Việt Nam và cô gái Mỹ tiêu biểu như tôi, cái nhìn về bếp núc thật hoàn toàn khác biệt.
    Trong gia đình Mỹ của tôi, chúng tôi vẫn thường ăn mừng vào những dịp lễ lạc bằng cách rủ nhau tới những tiệm ăn lịch sự và mọi người trong nhà tôi ai nấy cùng thưởng thức những dịp ra ngoài này; và phần tôi cũng cảm thấy không có vấn đề gì về những buổi quây quần như vậy. Rứa mà tôi phải thú nhận những buổi quây quần kiểu Mỹ như vậy thấy thiêu thiếu cái bầu không khí đầm ấm, thân quen của những buổi sum họp gia đình bên chồng tôi. Và khi đề cập tới chuyện bữa ăn và gia đình, quả là có một sự dị biệt giữa hai nền văn hóa Việt Mỹ.
    Trong khi phần lớn dân Mỹ coi thường việc bếp núc và luôn lớn tiếng kêu rêu nào là "Tôi không có rảnh", nào là "Tôi chả nấu nướng" thì cái thái độ này thật sự chẳng hề nghe nói trong nền văn hóa Việt Nam.
    Mỗi khi được gia đình chồng mời ăn cơm, mới vừa đặt chân đến cửa, mùi thơm ngào ngạt của bữa tiệc thịnh sọan do mẹ chồng tôi nấu bốc ra như là một lời chào mừng tríu mến. Trước khi bà dứt câu thăm hỏi: "Khỏe không, con?", tôi đã cảm thấy được đón mừng khi bà đưa chúng tôi ngồi vào cái bàn ăn dài dọn sẵn sàng tưng bừng hân hoan đón tiếp những người khác cùng nhà đến dự cơm tối. Nhìn lại xứ Hoa kỳ, qua thời gian cơm nước, người dân xứ tôi đã quen lừa dối cung cách của mình: những món ăn có lẽ là sử dụng những khay thực phẩm đóng hộp sẵn, những món ăn tiền chế do nhà hàng dự trữ, hay làm bếp một cách qua quít hơn là nấu nướng thật đúng nghĩa.
    Ở nhà mẹ chồng tôi thì mọi sự đều tương phản, đỏ mắt mới kiếm ra cái lọ muối rắc! Trong tất cả những món ăn dọn ra, bà đã dùng một thành-phẩm chủ chốt mà bữa ăn Mỹ thường thiếu sót: Tình thương mến của bà. Dọn ăn cho gia đình, bà đã trút hết tấm lòng vào đó. Trong trí bà, đây là một phương tiện vừa nuôi ăn vừa chăm chút những người thân yêu do đó không nên coi đây là một việc tầm thường.
    Cũng giống như người mẹ cho con bú từ bầu ngực mềm dịu ấm áp, việc nấu ăn đúng nghĩa là một phương tiện duy nhất mà một người mẹ có thể yêu thưong và chăm sóc cho lũ con một cách tuyệt hảo nhất chỉ riêng bà mới hiểu phải làm sao!
    Tôi không cảm thấy thái độ này chỉ xảy ra trong gia đình cha mẹ chồng tôi, mà hình như nó được thể hiện như là một nét độc đáo chung trong văn hóa Việt Nam. Mẹ chồng tôi, cô chồng tôi, chị chồng tôi, tất cả những bà mẹ trong gia đình Việt đều là những tay đầu bếp thành thục và coi việc nấu nướng cho gia đình mình là một niềm vui.
    Vậy bây giờ bạn mới hiểu tại sao mẹ chồng tôi thích ăn ở nhà và bạn mới hiểu tại sao bà yêu thích chứng kiến niềm vui của tôi trong nghệ thuật làm bếp Việt Nam của bà trong khung cảnh gia đình. Khi tôi chép môi và xin bà ăn thêm một miếng "Chả Cá" thứ hai - món cá nướng này vốn ướp với thì-là và yogurt - thì nét mặt bà tươi hẳn lên. Nhưng khi tôi hỏi về phương thức làm chả cá ra sao thì là cả một sự rắc rối.
    Như những tay đầu bếp thiện nghệ, nhưng mẹ chồng tôi thấy khó liệt kê ra phân lượng cho phương thức nấu nướng của bà. Bà chỉ nấu ăn theo linh tính, phân lượng theo thói quen và trực giác. Bí quyết nấu nướng tập-dĩ tính-thành của bà đâu có dễ diễn dịch ra. Bà cố hết sức cung cấp cho tôi những chi tiết cân lượng chính xác, nhưng cái thành quả mô phỏng của tôi không bao giờ được như ý cả. Biết bao lần tôi cố gắng tái tạo lại cái chén "nước mắm" khoái khẩu của bà một món gia vị thơm ngon phổ biến của dân Việt tựa như tiêu muối trên bàn ăn người Mỹ, nhưng rốt cuộc tôi đành phải chấp nhận thua cuộc.
    Cho dù tôi có lẽ chẳng bao giờ trở thành một đầu bếp thiện nghệ như mẹ chồng tôi, nhưng bà đã dậy tôi một bài học vô giá về vai trò thực phẩm ở Việt Nam. Trong văn hóa Việt Nam, thực phẩm, tình thương và gia đình thường quấn quyện vào nhau. Tụ họp cùng bà con họ hàng thân thích trong một bữa ăn là một thời điểm trân quý và hầu như nghệ thuật nấu bếp tại gia càng làm tăng thêm tình thưong yêu của mọi người. Bây giờ khi nấu ăn, tôi vẫn quen cái cách làm bếp qua quít theo kiểu Mỹ nhưng lòng hẹn lòng tôi cố gắng truyền đạt bài học này cùng với vài tài mọn nấu nướng nhỏ - hy vọng là như vậy - cho Lexie con gái và Dylan con trai của tôi. Tôi ước ao chúng sẽ học cái điều mà "Bà Nội" chúng đã dạy cho tôi, nghĩa là những bữa cơm gia đình là một phương tiện nuôi con với tất cả tình thương.
    Vietmercury.
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Sinh viên VN xuất sắc của UC Berkeley
    Lần đầu tiên tại trường UC Berkeley, một sinh viên Việt Nam 21 tuổi học năm thứ ba đã được khen thưởng về những thành quả xuất sắc trong học vấn thuộc bộ môn bioengineering trong buổi lễ tổ chức tại phòng sinh hoạt của trường tuần qua.
    "Với số điểm GPA 3.87, học tập chăm chỉ, nhận xét sắc bén cùng với phần trình bày công trình nghiên cứu rất chi tiết và đầy đủ tương đương với khả năng của sinh viên học lực cao hơn, Ryan Đoàn xứng đáng đứng ở vị trí hàng đầu của giải thưởng Departmental Citation Award 2004," giáo sư Tony Keaveny nhận xét. Ông Keaveny cũng là người đề cử Ryan Đoàn và sau đó được ban tuyển chọn thông qua.
    Sinh viên Ryan Đoàn, học trung học tại trường Mission ở Fremont và được nhận vào Berkeley năm 2000 với số điểm 4.2, có ý hướng sẽ theo học ngành y khoa tại trường UCSF.
    "Mùa hè này Ryan sẽ đi Nam Phi và làm việc chung với tổ chức Y Tế Quốc Tế - WHO trong công tác phòng ngừa và chữa trị bệnh nhân bị HIV/AIDS tại vùng thủ đô Capetown. Sau đó sẽ trở về Berkeley để học tiếp năm thứ tư," anh nói.
    Ryan Phạm Đoàn là con trai trưởng của kỹ sư Đoàn Tích Đức, 52 tuổi và bà Đoàn Nga, 49 tuổi, cư ngụ tại Fremont.
    Tên của Ryan Đoàn cũng được liệt kê trên bảng đồng cạnh bốn người từng được khen thưởng trong quá khứ đặt tại Evans Hall, trường UC Berkeley.
    (vietmercury)
  6. F23

    F23 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Tiếng VANG Chấn Động Của ?oGốc Việt Toàn Mỹ?
    Trần Đông Đức, May 14, 2004
    LTS: Ngay sau Gala, Cali Today đã đang ngay tin về sự kiện này, trong đó có đoạn các bạn trẻ sinh viên đã đồng loạt bỏ hội nghị ra về vì Ban Tổ Chức gala không treo lá cờ di sản của người Việt quốc gia, không hát quốc ca Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi bản tin lên, nhiều bạn trẻ và độc giả đã góp ý rất nhiều. Hôm nay, chúng tôi vừa nhận được bài viết của anh Trần Đông Đức và một lời nhắn như sau: ?oToi la Tran Dong Duc la` nguoi tham du Gala toan bo chuong trinh. Xin gui den quy bao bai pho''''''''''''''''''''''''''''''''ng su nay. Toi viet rat trung thuc va day du. Hy vong quy bao dang bai nay cho rong duong du luan. Duc D. Tran. Protein Scientist Centocor.
    Chúng tôi xin đăng tải bài viết này để ?orộng đường dư luận? như anh Đức đề nghị. Và phần nhận định tùy thuộc vào quý độc giả.
    Trân trọng,
    Cali Today
    Washington DC (Ngày 10/5/04) - Đại hội của người Mỹ gốc Việt diễn ra tưng bừng và long trọng tại Presidential Ballroom của khách sạn Capital Hilton là một bước đi đột phá của người Việt trên nước Mỹ.
    Hoạt động ba ngày và kết thúc bằng đêm Gala mà chỉ có những yến tiệc sang trọng ở tại thủ đô Washington mới có thể thật đầy ấn tượng - $1,000 cho một chổ ngồi. Tờ Washington Post đưa tin vào sáng hôm sau cho rằng đây là một sự kiện lớn của một thế hệ mới và họ là một thế lực xã hội và chính trị đáng kể. Theo bài báo, thì đây như là một sự quyết định ?oở lại? với nước Mỹ của một thế hệ Việt Nam. Với thượng khách diễn thuyết là bộ trưởng giao thông vận tải Norman Mineta rồi đến sự tham gia của những tên tuổi lớn gốc Việt đã làm cho Gala này trở thành một ngày lịch sử. Đó là một sự thành công về sức mạnh của cộng đồng Việt Nam mà ngọn lửa đã được sang thế hệ thứ hai bằng một phong thái sang trọng, thượng lưu hạng nhất.
    Trong không khí huy hoàng tráng lệ của thủ đô mọi người đều cảm thấy niềm tự hào đích thực về di sản Việt Nam đang sinh sôi và nhập thể trên nền trời của quốc gia đệ nhất này. Những thành tích của người Việt đóng góp vào xứ sở này không những đã làm rạng danh cho nòi giống Việt Nam mà đó là sự đóng góp của người Việt cho nền văn minh đương đại về các lãnh vực văn hóa, khoa học, thể thao, quân sự, không gian ...
    Với sự tổ chức chu đáo và chuyên môn ngoại hạng của những giới trẻ Việt Nam lớn lên tại hải ngoại, họ đã để lại một ấn tượng ... ?oHọ là thế hệ 1.5? - cũng theo tờ Washington Post, khi rời nước năm 75 hoặc những năm sau đó - họ còn rất trẻ và họ có tuổi thơ có thể phải kinh qua những tháng ngày lênh đênh trên biển cả.
    Giờ đây, như những con thiên nga lộng lẫy! Họ là cô gái thông minh xinh xắn đang làm thông tấn viên cho đài truyền hình CNN. Họ là những chàng trai lực sĩ cao lớn ngoại hạng chơi football có cả triệu Hoa Kỳ người hâm mộ. Họ là đại diện cho Hoa Kỳ đi tham dự thế vận hội Olympic. Họ cũng là những tuổi trẻ gốc Việt đắc cử vào những chức vụ dân cử hội nhập cùng dòng chính của bản xứ....Hoặc là thế hệ thứ nhất, khoảng độ trung niên, đó là người Việt Nam đang giữ chức viện trưởng phân khoa đại học, là phi hành gia vũ trụ, là vũ khí khoa học gia chế bom áp nhiệt diệt khủng làm thay đổi thế trận binh pháp hiện đại. Họ đều là những người Mỹ gốc Việt đã khiến người người bản xứ và quốc nội Việt Nam ngưỡng mộ. Họ cũng là những nhà triệu phú chính danh, chủ tịch tập đoàn, có thể đã cầm đến bạc tỉ và làm từ thiện bạc triệu - phong thái chẳng khác gì các đại gia giàu có của Mỹ. Đó chính là những phi hành gia Eugene Trịnh Hữu Châu, Bùi Kim Thu (CNN), Nguyễn Đạt (Dallas Cowboy), khoa học gia Dương Nguyệt Ánh. Đó chính là ?ocộng đồng Vàng? trên nước Mỹ như ông Nguyễn Quý Đức (Pacific Time) và cô Bùi Kim Thu (CNN) người điều khiển chương trình đã tuyên bố nhiều lần trước toàn quan khách hơn 400 vị.
    Thật khó diễn tả hết hào khí huy hoàng tráng lệ của đêm Gala này. Đây không phải là một chương trình nghệ thuật như nhiều người hình dung.... Những vị khách trong lễ phục Âu Á sang trọng! Những tà áo dài tha thướt với cả những đường hoa văn trống đồng, rồng phượng cầu kỳ hoặc nét hoa văn chữ Nôm tinh tế - chấm phá giữa những là phù hoa dạ hội chiêu đãi tửu khách của kiểu cách của phương Tây. Trong đại sảnh ***g lộng, phù hiệu Đại Bàng - thư họa Tiên Rồng - và hai màn hình lớn chiếu dương ảnh hòa trong nhạc khúc bi tráng của nhạc sĩ Trúc Hồ làm nên một bản sắc đương đại cho người Mỹ gốc Việt. Lẫm liệt, dũng cảm và bi tráng như của thế hệ tiền thân đã lao mình ra biển cả để tìm tự do - đó cũng là một sự phản hồi ký ức liên tưởng đến những tháng ngày gian nan - để rồi sự phục hưng hồi sinh trên xứ sở này.
    Để rồi, trên đất nước Hoa Kỳ này, chất Việt trở thành bản sắc là di sản của nước Mỹ đa dạng và phong thái Việt Nam được nâng cấp thành một hình ảnh Việt Nam thượng lưu như những dân tộc tiên tiến khác! Nếu có ai thử hình dung ra một Việt Nam đạt tới nơi chốn của sự văn minh tiến bộ thời đại thì đây chính là hình ảnh đó. Ấn tượng này sẽ làm cho người Việt Nam nói chung sẽ bớt đi mặc cảm với trạng thái thua kém .
    Sáu giải thưởng ?oNgọn Đuốc Vàng? được trao cho sáu nhân vật tiêu biểu đó là ông Đỗ Ngọc Yến (báo Người Việt), ông Trần Đình Trường (nhà triệu phú làm từ thiện), bà Lê Ngoan (phụ tá thị trưởng Chicago), phi hành gia Trịnh Hữu Châu, danh thủ thể thao Nguyễn Đạt (Dallas Cowboys) và ông Dung Trung (Fogbreak Software). Đây cũng là lối tổ chức sống động theo kiểu Mỹ nên có tính nghiêm trang chuyên nghiệp, và sẽ từ đây trở về sau hy vọng sẽ là tiền lệ của giải thưởng ?oNgọn Đuốc Vàng?.
    Chương trình này được tổ chức rất công phu và tốn kém. Trong những ngày trước đã có những cuộc tiếp tân chiêu đãi riêng với hình rất phù hoa dạ hội theo lối Mỹ. Lại có những cuộc tiếp tân tại những tư gia thuộc hàng ?ođệ nhất biệt phủ? do người Việt Nam làm chủ nhân. Những vị chính khách tiếng tăm liên quan đến Việt Nam đều có mặt trong các cuộc chiêu đãi này. Một thế giới thật khác lạ của người Việt Nam được mở ra làm nhiều người rất ngạc nhiên và khâm phục - và tự hào.
    Đại hội gốc Việt toàn Mỹ cũng gây âm vang bằng những hoạt động chính trị đích thực. Ngay sáng thư Hai hôm đó, tại phòng báo chí thuộc khuôn viên tòa Bạch Ốc đã diễn ra buổi tiếp xúc của những người gốc Việt, trong số đó có cả các ông Trần Đình Trường (Vishipco Line), Dung Trung (Fogbreak), Lê Chiêu (Lee Sandwich), Triều Phát Frank Jao (Phước Lộc Thọ), Tony Lâm Quang (cựu nghị viên) với các vị nhân viên cao cấp thuộc hàng cố vấn tổng thống.
    Về phần quan khách tham dự hôm đó, những nhân vật thành công của Việt Nam đều có mặt và tiếp xúc với mọi người và báo chí một cách rộng rãi. Ông Dung Trung cho biết sự nghiệp của ông có được là do vào sự chăm chỉ, trí tò mò, và làm đúng thời cơ. Ông chủ hệ thống xe đò Hoàng ở California thì cho rằng ông táo bạo và may mắn. Ông kinh doanh và đem một phần văn hóa Việt Nam và thành công lên nhờ ý tưởng đó. Ông Trần Đình Trường thì cho rằng sự kiên trì và nỗ lực đã giúp ông làm nên sự nghiệp. Mọi người đều chia xẻ thành công của mình một cách đơn giản bằng những từ vựng làm kim chỉ nam.
    Bà Dương Nguyệt Ánh, nữ khoa học gia về vũ khí tối tân khi được hỏi về sức công phá của loại bom Áp Nhiệt do bà chế tạo cho hay đó là vũ khí diệt trừ khủng bố ẩn nấp trong hầm hữu hiệu nhất. Đây thật sự là một ấn tượng đặc biệt cho phụ nữ Việt Nam trên đất Mỹ... Người hùng thần tượng! đó cũng là hình ảnh kiểu đối mặt như Nguyễn Đạt, cao lớn mạnh mẽ xông mình ra phía trước chứ không phải một hình ảnh bị mâu thuẩn quá độ về tâm lý tầm vóc đối với hai chữ ?oanh hùng?. Còn bao nhiêu nhân vật lỗi lạc như vô địch thủ hạng vừa của loại Anh quyền như Lê Cung, nữ tài tử Kiều Chinh, nghị viên Trần Thái Văn, Andy Quách - báo chí được dịp lớn phỏng vấn vì họ tụ về một nơi.
    Bên lề đại hội, những tuổi trẻ Việt Nam cũng được mặc sức trao đổi với nhau về những ý tưởng và thời sự nóng về Việt Nam và nước Mỹ. Họ hy vọng những hình ảnh tích cực và tự tin của một xứ sở tự do sẽ thay đổi cách suy nghĩ thụ động bị chỉ đạo của tuổi trẻ trong nước. Họ nay là tuổi trẻ đầy tự tin không ngại đặt niềm tin rằng họ sẽ là những vị thị trưởng, dân biểu, thống đốc, hoặc là thượng nghị sĩ trong tương lai để làm vẻ vang dân Việt và giống nòi Việt. Đây có lẽ là môi trường tốt đẹp nhất mà cây Việt Nam đơm hoa kết trái. Là những thanh niên trẻ vừa ngoài 20 tuổi và đeo đuổi những mục tiêu lớn lao, họ tin rằng họ sẽ là những người gốc Việt đầu tiên sẽ làm nên kỳ tích đó.
    Tuy nhiên, cũng có một sự kiện khiến người không vui là trong đêm Gala không treo quốc kỳ VNCH và không hát quốc ca Việt Nam. Sự chỉ trích không treo cờ vàng này đến từ các bạn trẻ ở California khiến làm xao động nhiều người. Đó là sự kiện thật đáng tiếc làm tác động đến tiếng vang của đêm này không ít. Số là ngay từ đầu ban tổ chức đã coi việc quốc kỳ và quốc ca Việt Nam là sự hiển nhiên. Nhưng khi trang hoàng có một vài người trẻ trong nhóm Viet Heritage Society có ý tưởng như muốn Mỹ hóa, thực sự ý họ là bản địa hóa hoàn toàn đại hội này phút cuối mà không bàn lại cho rõ. Quốc kỳ VNCH dù được chiếu trên slide show rất huy hoàng rực rỡ nhưng nhiều người sau đó đã rất tiếc về sự kiện không treo cờ vàng này. Ban tổ chức tại Washington DC ?ocoi đây là điều không thể chấp nhận được?. Hoàng Tứ Duy trong ban tổ chức đã nói như vậy. Những lần sắp tới người tại Washington DC sẽ chủ động trong việc này không để những xu hướng quá phóng túng kiểm soát phần nghi lễ một cách vô ý thức như vậy. Cũng là người trong ban tổ chức, Nguyễn Quốc Hùng cho biết nghi lễ này do Viet Heritage Society phụ trách và chịu trách nhiệm. Vài người trẻ trong Viet Heritage Society quá năng động nhập dòng có thể là để gây ấn tượng bằng một hình ảnh toàn Mỹ tự tin như người Mỹ với đất nước này - nhưng thực tế là bị phản cảm làm xúc phạm đến nhiều người tham dự. Có người đến từ California đã khóc và tẩy chay đúng như báo chí loan tin. Người phản đối cũng chính là những người trẻ tuổi. Nói chung, phải nhìn nhận là có cũng một xu hướng gốc Việt nóng lòng muốn Mỹ hóa (bản địa hóa) hoàn toàn phong cách tổ chức đại hội lớn, lại nhạy cảm thái quá sự có mặt của ông bộ trưởng Mỹ và đạo luật Ái Quốc như báo Washington Post loan tin.
    Cảm xúc của toàn bộ chương trình Gala này thật là đa dạng, có cường độ cảm xúc giao động lại như được xem một buổi trao giải nghệ thuật. Có những xúc động bất ngờ khi nghe phi hành gia Trịnh kể về lúc ông ở ngoài không gian thấy hình thù nước Việt; có những niềm vui cao ngất khi nghe Nguyễn Đạt nói tiếng Việt cho người hâm mộ Dallas Cowboys - những cảm xúc tự hào và những cảm xúc bi tráng. Ấn tượng của đêm Gala này đã lan rộng cho xã hội Mỹ thấy rõ ràng cộng đồng Việt Nam là một thực lực hiện hữu....
    Họ nhất thiết phải tự hào là một người Việt Nam, không mất gốc rễ mới làm được- Người Việt Nam trên đại lộ thênh thang, không sợ lo, không bất trắc, không bị ám ảnh bởi cường quyền. Là người Việt có lịch sử lâu dài mà gia cộng niềm tự hào của nước Mỹ cường quốc có sức lực và di sản của mình trong đó. Đó là tinh thần sảng khoái niềm kiêu hãnh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
    đường link phạm quy
    Tại sao lại mất một đoạn?
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 22:56 ngày 19/05/2004
  7. tincan

    tincan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    Trong Hợp Lưu (đường link phạm quy) có một bài rất hay của tác giả Phan Huy Đường , các bạn thử đọc :
    đường link phạm quy
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 22:45 ngày 19/05/2004
  8. fbicia

    fbicia Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    1 Thiếu Niên VN Thắng Giải Triết Học Quốc Gia Hoa Kỳ
    Vũ Kim, học sinh lớp 11 tại trường trung học Freehold Township, thành phố Colts Neck, tiểu bang New Jersey, đã đoạt giải "Most Philosophical Student in America" (Học Sinh Giỏi Triết Học Nhất Hoa Kỳ) trong cuộc thi chung kết diễn ra vào ngày 24 tháng 4/2004 vừa qua tại Lanesboro, tiểu bang Minnesota.
    Kim và 3 học sinh khác được lọt vào vòng chung tuyển trong số 4.400 học sinh trong toàn quốc ghi tên tham dự cuộc thi năm nay. Ba học sinh kia là Nicholas Post ở Bethpage, tiểu bang New York, Jason Popps ở McLean, tiểu bang Virginia, và Hannah Esrick ở Northampton.
    Sau cuộc thi bán kết, Jason Popps và Hannah Esrick bị loại. Vũ Kim đánh bại Nicholas Post trong lần tranh cãi cuối cùng và thắng giải. Đề tài của cuộc thi năm 2004 là: "War or Peace? Is world peace possible, or does human nature make war inevitable?" (Chiến tranh hay hòa bình? Liệu có thể có hòa bình thế giới hay không, hoặc có phải chiến tranh xảy ra là do bản tính con người hay không?).
    Trong 4 học sinh, Nicholas Post và Jason Popps đứng về phía cho rằng chiến tranh là không thể tránh được, còn Vũ Kim và Hannah Esrick đứng về phía cho rằng hòa bình có thể đạt được. Cuộc thi diễn ra trước rất đông khán giả địa phương thuộc thành phố Lanesboro. Các ứng viên đọc các bài viết sẵn của mình, sau đó tranh cãi lần nhau và trả lời những câu hỏi của một ban giám khảo gồm có ba giáo sư triết đại học.
    Cả hai lập luận có thể tóm tắt như sau:
    - Nicholas Post: Khi con người sống trong tình trạng bất an ninh thì họ đối phó bằng cách sử dụng bạo lực, nghĩa là gây ra chiến tranh. Vì tình trạng bất an ninh là điều không thể tránh được, cho nên bạo lực và do đó, chiến tranh là không thể tránh được.
    - Vũ Kim: Các tranh chấp bạo động xảy ra là do hiểu lầm hay do sự khác biệt quan điểm giữa người này và người khác. Khi sự khác biệt được san bằng thì người ta có thể sống chung hòa bình. "Trong đầu óc tôi, chẳng bao giờ tôi có ý nghĩ chọn đứng về phía lập luận nào. Tôi là một Phật tử mà hòa bình là mục tiêu cuối cùng của Phật Giáo - nghĩa là giải thoát khỏi khổ đau và hòa giải với chính mình", Kim phát biểu sau khi thắng giải.
    Kim nhận được 500 đô la tiền thưởng dành cho người thắng giải. Số tiền không đáng là bao nhưng vinh dự thì vô cùng lớn. Em năm nay 17 tuổi, là con của ông Vũ Vinh và bà Nguyễn Mai Uyên, hiện định cư tại tiểu bang New Jersey. Em theo học tại "The International Studies Learning Center", một chương trình đa dạng với nhiều môn khác nhau thuộc trường trung học Freehold Township. Một trong những môn em học năm nay là triết học về đức học và chính trị. Chương trình này chỉ dành cho những học sinh quan tâm tới các dịch vụ hiện tại. Em có ý định theo học ngành ngoại giao hay kinh tế trong tương lai. Ngoài việc theo học chương trình học phổ thông như mọi học sinh khác, em còn phụ trách tạp chí văn chương và nhiều hoạt động khác cho nhà trường.
    Cuộc thi hàng năm dành danh hiệu "The Most Philosophical Student in America" được sáng lập cách đây bốn năm do ông John P. Davis, giám đốc một trung tâm nghệ thuật tại Lanesboro, một thành phố nhỏ nằm trong tiểu bang Minnesota. Ông cũng là người sáng lập ra cuộc thi triết học hàng năm dành cho người lớn tuổi gọi là "The Great American Think-Off". Cuộc thi triết học nhằm mục đích khuyến khích các em học sinh từ lớp mẫu giáo đến 12 giải đáp những câu hỏi đặt ra bằng cách sử dụng phương pháp suy luận triết học. Đối với các em còn quá nhỏ không đủ khả năng lý luận, các em được phép dùng tranh ảnh và thơ ca để diễn tả ý kiến của mình thay vì viết tiểu luận. Đề tài thi thay đổi hàng năm.
    Trong 4 lần thi kể từ ngày thành lập, đây là lần thứ hai, học sinh từ tiểu bang New Jersey đoạt giải. Lần trước, năm 2002, Vineetha Joseph đoạt giải với đề tài "Bản tính con người là thiện hay ác" (Is the nature of humankind go od or evil). Những bài thi cho đề tài này được viết sau khi có cuộc tấn công khủng bố vào New York ngày 11/9/2001. Kết quả thật đáng ngạc nhiên: hầu hết trong 4000 bài viết đều cho rằng bản tính con người vốn thiện. Nhưng năm nay, tình hình có khác. Hơn 75% bài viết cho rằng chiến tranh là không thể tránh được khi trả lới cho câu hỏi "Chiến tranh hay hòa bình? Liệu có thể có hòa bình thế giới hay không, hoặc có phải chiến tranh xảy ra là do bản tính con người hay không?".
    David phát biểu sau cuộc thi rằng ông hết sức bối rối khi tìm thấy rất nhiều học sinh lý luận rằng người ta không thể nào tránh được chiến tranh. Vũ Kim thì lý luận cách khác. "Người ta, kể cả chính tôi, thường tìm thấy mình hay có những tranh chấp không thể hòa giải được với bạn bè thân hay với gia đình. Nhưng bất cứ khi nào người ta thừa nhận sự khác biệt của nhau và chấp nhận chúng thì những cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết. Câu trả lời thực sự để chấm dứt chiến tranh là tình thân hữu", em viết như thế trong bài tiểu luận dự thi của mình.
    (Tiểu luận Anh Văn này đăng trên trang web www.phattuvietnam.org)

  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Người Mỹ gốc Việt va? chuyện chính trị​
    Bu?i Văn Phú - Tươ?ng thuật tư? California



    Vâfn co?n ít ngươ?i Myf gốc Việt tham dự do?ng chính mạch cu?a nê?n chính trị Hoa Ky?
    Ba?i viết sau - đăng trên báo Việt Mercury va? được chúng tôi giới thiệu lại - la? một cái nhi?n tham kha?o, nói vê? một số nét thay đô?i trong giới nhưfng ngươ?i Myf gốc Việt la?m chính trị tại đây:
    Người Việt ở Mỹ, đặc biệt là ở bang California, trong những năm qua đã tổ chức những sinh hoạt gây quỹ với nhiều mục đích, có khi là công tác từ thiện giúp người nghèo ở Việt Nam, có khi cho những giáo hội để xây dựng chùa chiền.
    Nhưng tổ chức gây quỹ cho những sinh hoạt trong chính trường Mỹ thì còn ít. Tuy đã có những buổi gây quỹ công khai để ủng hộ những ứng cử viên và kết quả thường còn khiêm nhường, được vài ngàn đô la, so với những công tác từ thiện, tôn giáo mà số tiền quyên được thường lên đến vài trăm ngàn. Nhìn chung, việc gây quỹ vận động tranh cử ở Hoa Kỳ chưa được người Mỹ gốc Việt chú ý lắm. Cho đến vài năm gần đây.
    Hơn một thập niên trước đã có một số anh em trẻ hoạt động trong đảng Dân Chủ tổ chức gây quỹ tranh cử cho ứng cử viên của đảng mình như phó thống đốc Leo McCarthy vào chức thượng nghị sĩ liên bang, hay John Burton vào ghế nghị viện tiểu bang California. Anh em bên đảng Cộng Hòa cũng đã có những bữa tiệc gây quỹ cho Pete Wilson, cho Matt Fong.
    Khi có những ứng cử viên gốc Việt ra tranh cử thì việc gây quỹ trong cộng đồng người Việt cũng chưa phải là điều mà người Việt quan tâm lắm. Phần vì một số ứng cử viên ra tranh cử những chức như thống đốc, dân biểu liên bang chỉ để lấy tiếng. Vì nếu những ứng cử viên này thực sự muốn làm người đại diện dân, họ phải biết vị thế và sức mạnh của mình ở chỗ nào. Một lý do nữa khiến người Việt không quen với sinh hoạt chính trị ở Mỹ là vì quá khứ tại quê nhà đã cho nhiều người Việt những ấn tượng không được tốt đẹp về chính trị và về những vị dân cử.
    Vài năm trở lại đây đang có những thay đổi về những cái nhìn như thế. Với ông Tony Lâm là người gốc Việt đầu tiên được bầu làm nghị viên hội đồng thành phố Westminster, ở quận Cam, nơi được coi là chiếc nôi của người Mỹ gốc Việt, thì nay ở California đã có nhiều vị dân cử gốc Việt. Họ là những thành phần trẻ, đa số ở tuổi trên dưới 30.
    Vùng quận Cam hiện có luật sư Nguyễn Quốc Lân là ủy viên giáo dục của học khu Garden Grove; nghị viên Trần Thái Văn ở thành phố Garden Grove và nghị viên Andy Quách, thành phố Westminster. Vùng San Jose có cô Madison Nguyễn là ủy viên giáo dục học khu Franklin-McKinley ở khu vực phía đông của thành phố San Jose.
    Trong kỳ bầu cử tháng 11 sắp đến, có nhiều ứng cử viên gốc Việt nữa ra tranh cử. Hiện có hai người Việt tranh cử vào hội đồng giáo dục và hai người khác vào hội đồng thành phố Garden Grove. Có những vị dân cử đương nhiệm lại ứng cử vào những chức vụ cao hơn, như nghị viên Trần Thái Văn ứng cử dân biểu tiểu bang địa hạt 68, nghị viên Andy Quách ứng cử thị trưởng thành phố Westminster.
    Còn gần 4 tháng nữa mới đến ngày bầu cử, nhưng mấy tuần vừa qua sinh hoạt ở vùng Bắc California có hai chuyện đáng chú ý - tuy không có nhiều quan hệ trực tiếp với người Việt ở địa phương này - là hai buổi tiệc gây quỹ cho nghị viên Andy Quách tranh chức thị trưởng trong một cuộc vận động tranh cử hứa hẹn gay go, với đối thủ là đương kim thị trưởng.
    Buổi gây quỹ ở San Jose thu được hơn 18,000 đô la, Oakland được trên 20,000 là những kết quả đáng khích lệ và là dấu chỉ cho thấy người Việt đã nhập vào dòng chính của sinh hoạt chính trị Hoa Kỳ. Ðặc biệt là những vị dân cử gốc Việt, không phân biệt quan hệ với hai chính đảng đều có mặt để yểm trợ cho Andy Quách, từ dân chủ Madison Nguyễn cho đến cộng hòa Trần Thái Văn và Nguyễn Quốc Lân. Trong buổi tiệc ở Oakland còn có sự có mặt của những vị dân cử không phải gốc Việt là giám sát viên gốc Hoa Fiona Ma của thành phố San Francisco và nghị viên gốc Châu Phi Terry Gregory từ San Jose. Sự có mặt của hai vị dân cử da màu này nói lên một điều là những chính trị gia gốc Việt đang tạo một thế liên minh để cùng tranh đấu cho những nguyện vọng chung của khối cử tri thiểu số, trong đó có người Mỹ gốc Việt.
    Trong số 400 người đến dự tiệc yểm trợ cho Andy Quách ở Oakland, có lớp cao niên như bác Nguyễn Hồng Tuyền, cựu sĩ quan không quân, hoặc lớp trẻ có anh Trần Hồng Phúc, chủ tịch phòng thương mại Việt-Mỹ Oakland, bên cạnh là những thương nhân như ông Lê Văn Chiêu, chủ công ty bánh mì Lee''s Sandwitch; gia đình ông David Dương, giám đốc công ty Waste Solution; và những chủ cơ sở thương mại, văn phòng bảo hiểm, bác sĩ, luật sư; những công nhân, những sinh viên.
    Ông David Dương, một mạnh thường quân đã yểm trợ tài chánh tích cực cho nhiều ứng cử viên trong đó có Andy Quách, nói trong bữa tiệc gây quỹ hôm 16 tháng Bảy tại Oakland: "Mình phải đưa người gốc Việt vào chính trường, không phân biệt dân chủ hay cộng hòa, để bênh vực cho quyền lợi của mình, cho người mình khỏi bị chèn ép."
    Nhiều người Việt vùng Oakland và San Jose ủng hộ nghị viên Andy Quách - cũng như nghị viên Trần Thái Văn - không phải vì nghị quyết không chào đón c ộng s ản mà vì họ là những người đã vào dòng chính của sinh hoạt chính trị Hoa Kỳ và có thể tiến xa hơn nữa trong việc phục vụ cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
    .....................................................................................................................
    (Ba?i đăng lâ?n đâ?u trên tuần báo Việt Mercury, San Jose ngày 23 tháng 7, 2004)
    BBC



  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Đoàn kết để cạnh tranh

    Một số nhà kinh doanh và kỹ sư gốc Việt đang làm việc ở thung lũng Silicon quyết định thành lập Mạng lưới những công ty Việt Nam nhằm hỗ trợ nhau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ở nơi được mệnh danh là thiên đường của công nghệ điện tử.
    Ấn Độ và Trung Quốc là hai cộng đồng người châu Á được đánh giá cao ở thung lũng Santa Clara, tên chính thức của thung lũng Silicon. Thế còn người Việt Nam? Mặc dù không chính thức, nhưng một số "tập đoàn" Việt Nam cũng đã tồn tại "chui" ở thung lũng được một thời gian rồi. Một số người cho rằng, đã đến lúc các nhà kinh doanh Việt Nam cần kết hợp lại với nhau thành một tập thể chính thức và có quy mô.
    Đó là lý do ra đời của Vietnamese Silicon Valley Network (VSVN). Mục tiêu của VSVN là đạt đến con số 1.000 thành viên vào cuối năm nay. Điều này cũng thể hiện một tinh thần kinh doanh xông xáo năng nổ, vì hiện nay, mạng lưới chỉ mới có 75 thành viên. Song những người tổ chức nhấn mạnh rằng đã và đang tồn tại nhu cầu cùng những quan tâm về một mạng lưới những công ty chuyên về kỹ thuật của người Việt Nam.

    Chau Nguyen, Chủ tịch Hội đồng quản trị Codaware ở Mountain View, phát biểu trong cuộc họp của VSVN: "Đến cuối một ngày làm việc, bạn không thể tìm thấy ai làm việc chăm chỉ hơn người Việt Nam. Tất cả những gì chúng ta cần là một tập thể lãnh đạo đứng ra thành lập nghiệp đoàn". Theo một nghiên cứu của Trường Đại học California - Berkeley thì cho đến những năm gần đây, cộng đồng người Việt ở Bay Area thiếu "một khối lượng tới hạn". Don Tran, thành viên Ban Điều hành Hệ thống TwinStar của Fremont, tán đồng nhận xét này: "Chúng ta là một cộng đồng tương đối trẻ. Chúng ta có tiềm lực, nhưng chúng ta lại chưa liên kết lại với nhau".
    Còn Louis Nguyen và những đại biểu khác thì chỉ ra rằng trải nghiệm trong cuộc sống và quá trình học tập của những người Mỹ gốc Việt, mà con số lên đến 150.000 người ở Bay Area, có những khác biệt rất lớn so với những cộng đồng người Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Hơn nữa, người Trung Quốc và Ấn Độ đổ về thung lũng Silicon trước người Việt Nam cả một thập niên. Theo đạo luật về nhập cư và nhập tịch của Mỹ năm 1965, những người vào nước Mỹ chí ít cũng phải thuộc giai cấp trung lưu. Họ thường theo học những trường tốt nhất và đến Bay Area làm việc sau khi tốt nghiệp, gia nhập vào lực lượng lao động kỹ thuật cao. Còn người Việt Nam đến thung lũng thì tài sản hầu như không có gì, nhưng lại có cả một gia đình cần phải nuôi sống. Vì thế, có những kỹ sư trở thành bảo vệ sân bay.
    Porter Wong, người đồng thành lập Mạng lưới cộng đồng châu Á ở thung lũng Silicon, một tổ chức của các nước châu Á nhắc lại việc trước đây đã có một số mạng lưới các công ty Việt Nam, nhưng hầu như không duy trì được lâu dài. "Chẳng bao lâu họ bốc hơi", ông nói. "Tỷ lệ thành công của những công ty kỹ thuật của người Việt Nam còn rất ít và rất thấp. Chỉ có một số ít, nếu so với cộng đồng Ấn Độ và Trung Quốc, thì chỉ là một nhúm nhỏ".
    Năm 1999, Louis Nguyen, hiện là Giám đốc Điều hành của IDG Ventures Vietnam, từng cố gắng tổ chức mạng lưới những công ty của người Việt Nam nhưng không thành công. Thế là ông dồn tâm huyết để góp sức thành lập Asia-Silicon Valley Connection. "Lúc bấy giờ không có một khối lượng tới hạn", ông nói. "Nay thì có nhiều công ty Việt Nam hơn và thời cơ đang đến".
    Là người có bề dày kinh nghiệm làm việc ở thung lũng Silicon, bà Ly H.T.Pham, Phó chủ tịch VSVN, cho biết sứ mệnh của VSVN cũng giống như những mạng lưới khác là khuyến khích liên kết kinh doanh. Bên cạnh đó, VSVN còn có thể giúp số người Việt đến Mỹ khi đã có tuổi nắm bắt được văn hóa kinh doanh Mỹ. Bà so sánh, theo văn hóa Việt Nam, thái độ tự tin được xem như là kiêu căng, ngạo mạn; nhưng trong quan hệ kinh doanh ở Mỹ, sự khiêm tốn và cách hành xử lễ độ có thể bị xem như là thiếu tự tin, thiếu khả năng. Những mạng lưới như thế sẽ cung cấp chất xúc tác cho những mối quan hệ kinh doanh. Kinh doanh là làm ăn buôn bán giữa công ty này với công ty khác, giữa người này với người khác. Thế nên, tất cả những gì VSVN nhắm đến là đẩy mạnh những giao dịch kinh doanh trong cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ.
    Tố Loan
    Bạn có thể đọc bản tiếng Anh ở Mercury News với nhan đề Vietnamese Connect của John Boudreau.

    Trang web của Vietnamese Silicon Valley Network
    http://www.vsvn.org
    u?c Milou s?a vo 04:53 ngy 13/01/2005

Chia sẻ trang này