1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt tại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Tigris_Corbetti, 19/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrieuTien

    TrieuTien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Ngoài Việt Nam ra thì người Việt ở Mỹ là đông nhất. Nhưng đông không có nghĩa là yếu tố để đi đến quyết định sự dễ dàng thành công hơn, mà phải kể đến các yếu tố khác như xã hội, luật pháp, thuế khoá và giáo dục của những nơi người Việt đó đang định cư nữa.
    Những yếu tố như giáo dục đã giúp đở rất nhiều người Việt đã được tiếp tục đi học lại, tốt nghiệp đại học hay là hậu đại học (là dân thường trú hay đã vào công dân Mỹ thì đi học không tốn quá nhiều tiền như người du học, những ngày đến Mỹ tôi đi học chỉ mất có 7 USD cho một unit và tiền học nầy cũng được financial aid trả nốt, thời gian đó người nước khác đến Mỹ học phải trả là 100 đến khoảng 110 USD. cho mỗi một unit)
    Yếu tố xã hội và nhân hoà đã giúp người Việt dể dàng trong cuộc sống, dể dàng khi ra làm ăn mà không bị kỳ thị gì nên cũng dể dàng làm ăn và phát đạt hơn người Việt ở những quốc gia khác. Người Việt ở Mỹ không sợ bị cảnh cảnh sát bắt bớ tống tiền như đã từng xảy ra cho những người Việt ở Đông Âu sau năm 1989 hay như là đã xảy ra ở bên Nga như vụ bố ráp các chợ của người VN trong năm 2002 vừa qua.
    Yếu tố luật pháp và thi hành luật pháp của Mỹ chặc chẻ nên mọi con người đều bình đẳng và mọi người đều được đối xử như nhau, (các bạn nên biết thêm một điều nầy nữa là mặc dù nước Mỹ mới lập quốc có 227 năm nhưng bản Hiến Pháp của Mỹ được công bố và có giá trị từ năm 1789 lại là một trong những bản Hiến Pháp được kể là xưa nhất trên trái đất nhé) một người Việt được hưởng mọi quyền lợi như người dân địa phương mà không bị kỳ thị hay sự đối xử khác biệt gì cả . Còn về luật nhập tịch cũng dể dàng cho một người sau thời gian đã sống 5 năm ở Mỹ và đã trở thành thường trú nhân. Không giống như những quốc gia khác như Nhật như Đức. Ví dụ như nước Đức chẳng hạn: Một đứa bé VN khi sanh ra tại Đức không được hưởng quyền công dân tự nhiên mà vẫn còn bị xét về mặt huyết thống vì cha mẹ của bé là một người có gốc VN, sau nầy khi lớn lên đứa bé đó phải thi vào quốc tịch Đức nếu nó muốn còn không thì đứa bé đó vẫn còn mang quốc tịch VN. Tại Mỹ thì không như vậy luật pháp của Mỹ công nhận mọi người khi sanh đẻ trên đất Mỹ thì đương nhiên là công dân của Mỹ.
    Được trieutien sửa chữa / chuyển vào 03:51 ngày 28/06/2003
  2. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    from vietbao
    Lễ Phát Thưởng GKH Việt Olympiad Kỳ 15 sẽ được tổ chức tại Orange Coast College lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật 13 tháng 7-2003. Khoảng 150 giải thưởng sẽ được trao cho những học-sinh sinh-viên đoạt giải,trong đó 3 phần 4 dành cho các em và những đội thi viết và Đố Vui Để Học về Sử Việt và Văn Việt và 2 học-sinh đặc sắc của mỗi trung tâm Việt Ngữ tham dự. Các ân nhân, nhà bảo trợ, thầy cô giáo, phụ huynh, và các quan khách như Chủ tịch Hội Đồng Khu Học Chính Garden Grove, Luật sư Nguyễn Quốc Lân...sẽ trao giải thưởng cho các em. L
    ễ Phát Thưởng cũng sẽ tuyên dương và trao giải thưởng cho 13 Học-Sinh Sinh-Viên Ưu Tú, 10 Phần Thưởng Danh Dự Thủ Khoa và Á Khoa tốt nghiệp trung học, 6 Giải Thưởng Viết Văn tiếng Việt, và 2 Giải thưởng Sinh-Hoạt Hội Đoàn VSA. GKH là một sinh hoạt được cộng đồng người Việt tại Nam Cali hỗ trợ mạnh mẽ và liên tục từ 1984 đến nay, nhằm duy trì tiếng Việt tại hải ngoại, phát triển truyền thống hiếu học rất quí báu của văn hóa VN, và góp phần đào tạo thế hệ tương lai. Chính lòng hiếu học và đức tính siêng năng làm việc và học hỏi đã giúp người Việt tị nạn tạo những thành quả đầy khích lệ cho cộng đồng và cần đẩy mạnh hơn và sâu hơn nữa. Ban Tổ Chức GKH chân thành cám ơn những vị hảo tâm và nhiệt huyết với sứ mạng giáo dục lớp trẻ, đã năm này qua năm khác tặng dịch vụ, hiện kim và tặng phẩm để có trên 30 ngàn mỗi năm làm phương tiện thiết yếu ( Xin đọc phần Tri Ân và báo cáo tài chánh trong Đặc San GKH Kỳ 15-năm 2003 sẽ được phổ biến trong Lễ Phát Thưởng). Nếu không có những tấm lòng đại lượng, hy sinh để xây dựng lớp trẻ là tương lai của chúng ta, chúng tôi chắc chắn phải bó tay vì hoạt động rửa xe, Quán Thả Thơ trong Hội Chợ Tết, những dự án gây quỹ khác, và hiện kim tự đóng góp chỉ được một phần rất nhỏ.
    Sau đây là chân dung một số thí sinh ưu tú đoạt Giải Học-Sinh Sinh-Viên Ưu Tú của GKH Kỳ 15 năm 2003.
    Nguyễn Bội-Tú Caroline
    Em Bội-Tú Caroline có nét đặc sắc mà rất nhiều người Việt mong muốn có : Sinh tại Fountain Valley, quận Cam, thành tích học vấn xuất sắc, hoạt động tổ chức giỏi, nhưng nói và viết tiếng Việt lưu loát. Em sinh tại Fountain Valley, được mẹ và ông ngoại bà ngoại nuôi dưỡng, dậy dỗ, dạy tiếng Việt từ tấm bé trong tình thương bao la và đã lớn lên và thành đạt với lòng biết ơn sâu xa. Em nhớ như in vào óc những lời mẹ em và ông bà ngoại dặn em khi đi học những năm còn bé: "Bé Xíu ráng học cho giỏi và nghe lời cô giáo." Và Em đã cố gắng hàng ngày, học và làm hết sức mình. Em đoạt điểm Toàn (Straight ) A trong suốt 4 năm trung học, học tất cả những cua AP, và đã tốt nghiệp đồng Thủ Khoa trường Ocean View High School, Huntington Beach. GPA 4.82. Điểm SAT của em là 1,310 với 640 phần văn và 670 phần toán. Em được trao nhiều học bổng như của UC Berleley mỗi năm $5,000 có tái tục, của UC Irvine $7,000 năm có tái tục, của Frank M. Doyle Foundation Scholarship $1,000 mỗi năm có tái tục không giới hạn, của Hội Phụ Huynh, Nhà Giáo, và Học sinh $255, của California Scholastic Federation $200, của Robert C. Byrd Honors Scholarship $1,500 mỗi năm trong 4 năm. Về thể dục, em Caroline chơi bóng rổ và cầu lông (badminton) nhiều năm liền và từ Tay Chơi Giỏi (Most Valuable Player) em trở thành Trưởng Đội Cầu Lông của Trường/Varsity Team Captain và đã dành Giải Nhứt đấu liên trường. Em cũng học võ Taewondo từ 1997 đến nay, và đã đoạt Đai Đen và chiếm Mề Đay Bạc về đường quyền và đấu pháp trong Cuộc Thi Đua địa phương. Em rất biết ơn Bác sĩ Trần Ngọc Ninh đã chữa cho em tình trạng chân ngắn chân dài khi em được mấy tháng. Theo ông bà em nói lại, khớp xương đùi tại xương chậu hông không ăn khớp đã tạo ra tình trạng đó. Và Bác sĩ Ninh đã chữa thành toàn hảo. Về hoạt động hội đoàn, em Bội Tú hoạt động trong Key Club, tình nguyện trong Hội Chợ Sức Khỏe Cộng Đồng VN năm 2001. Đặc biệt, em làm thư ký cho Senior Class, tổ chức Homecoming Dance, Senior Breakfast tại Knott's Berry Farm, tổ chức picnic...; em là một trong 5 trưởng nhóm Thực Hiện Yearbook và yearbook năm 2002 đã đoạt giải nhất toàn quốc. Em cũng làm member rồi Vice President của California Scholastic Federation thực hiện gây quỹ học bổng và xét đơn xin học bổng Seal Bearer. Em Caroline sẽ theo tại học UC Berkeley mùa thu này chuyên về Biology và Chemistry. Em được chấm Giải Nhất đồng hạng Giải Học-Sinh Sinh-Viên Ưu Tú Viet Olympiad.
    Nguyễn Mai Amy
    Em Nguyễn Amy sinh năm 1985 tại Anaheim, Quận Cam, con bác sĩ Nguyễn Xuân Quang và luật sư /dược sĩ Michelle Mai Nguyễn. Em tốt nghiệp đồng Thủ Khoa trong tổng số 520 học sinh lớp 12 trường Canyon High School với điểm GPA 4.81. Điểm SAT của em đạt 800 phần văn (verbal) ở mức cao nhất và 720 phần toán. Em là Finalist của National Merit Scholarship 2003, là một trong 15,000 ứng viên cao điểm nhất của học bổng này, tương đương với 1% học sinh tốt nghiệp trung học toàn quốc. Em Amy được bầu vào Ban Đại Diện Học Sinh của trường và cũng là thành viên của Orange County Academic Decathlon Team và đã tham dự nhiều cuộc thi đua nhiều môn học. Em rất ham mộ thể thao, là thành viên Varisity Team 2 năm và trở thành Team Captain năm 2003. Về hoạt động hội đoàn em tham gia Key Club, Red Cross Club, National Society, CSF và đã tham gia các công tác cộng đồng, xã hội, từ thiện. Hai năm trong Girl's League em phục vụ rất đắc lực nên em trở nên một trong 5 thành viên hàng đầu. Niên học 2002-03 em được bầu làm một quản trị viên của hội này và đã thực hiện 2 dự án lớn. Đó là đề án Hi-Mom tổ chức tiệc và Trình Diễn Thời Trang. Bà giáo cố vấn của Girls' League viết rằng đề án này thành công bậc nhất của trường, và em Amy đã góp phần tạo kết quả đó bằng hoạch định chi tiết kỹ càng, tổ chức và vận động giỏi, thương thảo gay go với các tiệm bán quần áo... Đề án Sadie Hawkins dance được 500 học sinh tham dự. Em Amy đã làm việc không ngừng nhiều tháng hoạch định chi tiết, làm việc với các ban nhạc, với nhà cung cấp trang hoàng ... Kết quả là đã được các bạn đồng môn cũng như thầy cô giáo khen thưởng nhiệt liệt (Thư giới thiệu của Girls' League president). Em Amy sẽ theo học chương trình y khoa 6 năm tại University of Missouri, Kansas City với ước vọng trở thành bác sĩ y khoa chuyên ngành thể thao. Năm ngoái em đoạt Giải HS SV Ưu Tú hạng 3, và năm nay đoạt giải nhất.
    Lương Phi
    Em Lương Phi sinh năm 1984 tại Phi Luật Tân, con ông Lương Tân và bà Lương Thị Hạnh. Em vừa tốt nghiệp Thủ Khoa trường Valley HS, điểm GPA 4.69 và xếp hạng nhất trong số 567 học sinh cùng lớp. Điểm SAT 1270 với 690 phần toán và 580 phần văn. Em Phi là thành viên trong 3 năm của Orange County Academic Decathlon Team, đã đoạt Giải Hạng Bốn và Hạng Năm về toán, văn chương và nói trước công chúng. Em tham gia Hội MESA (Math, Engineering, Science Achievement) làm hội viên, thủ quỹ, Vice President, rồi President niên học vừa qua. Về thể thao, em chơi quần vợt và làm Đội Trưởng Đội Tennis của Trường và đội của em đã đoạt giải Ba, giải Nhì, rồi giải Nhất. Em Phi tham dự nhiều cuộc thi đua diễn thuyết của Lions Club và Rotary Club. Về sinh hoạt hội đoàn, em Phi là co-founder rồi trở thành President của National Honor Society, là hội viên CSF, president của United Scholars Club, tham gia Gia Đình Phật Tử Trúc Lâm từ 11 năm qua, và hiện là Đội Chúng Trưởng. Em được chọn đại diện cho trường tại Hugh O' Brien Youth Leadership Seminar. Trong 2 năm chót của trung học, em Phi đã lấy và đậu nhiều cua cấp đại học tại OCC và Santa Ana College. Em được tặng học bổng của Deacon Jones Foundation Scholarship bảo đảm suốt năm đại học tuỳ trường em chọn. Em hăng say tham gia một số hoạt động khác và chơi đàn vỹ cầm và đàn thập lục. Khi GKH phỏng vấn, em trả lời bằng tiếng Việt, và cho biết cha mẹ em cho em nhiều tự do hơn các anh chị và nhờ đó em học hỏi được rất nhiều về phương pháp quản trị và làm việc có hiệu quả và êm đẹp với người khác. Trong bài viết về em Lương Phi cùng với 11 chân dung "học sinh chiếu sáng" của báo OC Family số tháng 6-2003, nhà báo Mỹ viết khá dài về em và trong phần phỏng vấn em nói em muốn trở thành một nhà hoạt động cộng đồng và cũng muốn trở thành một nhà kinh doanh. Em sẽ theo học tại UC San Diego mùa thu này. Em được chấm điểm hạng nhất đồng hạng Giải HS SV Ưu Tú.
    Linda Quách
    Em Linda Quách sinh năm 1985 tại Fountain Valley, con Ông Quách Lợi và bà Trần Ta. Em vừa tốt nghiệp trường Buena Park High School với GPA 4.64 và là một trong 5 đồng Thủ Khoa. Điểm SAT là 1210 với verbal 530 và toán 680. Cha mẹ em người Việt gốc Hoa rất chăm chỉ làm việc, áp dụng kỷ luật gắt gao trong gia đình, nhưng lại ưu tiên cho việc học. Nhờ đó, và nhờ ý chí vươn lên mạnh mẽ, em Linda viết, em đã học kèm, học Thứ Bảy thay vì đi chơi, và vượt qua hiều trở ngại để đạt thành tích khá. Em nhận biết kỷ luật gia đình giúp em nhiều hơn là hại em. Và với sự tự tin và thành tích trong học đường, đôi khi em đặt câu hỏi với cha mẹ em về một số ràng buộc quá khắt khe. Em có khiếu về khoa nói trước công chúng, đã tham dự nhiều cuộc thi đua diễn thuyết, tranh luận và đoạt giảng hạng nhì. Về hoạt động hội đoàn, em vận động và tham gia chiến dịch hiến máu của Red Cross, tham gia Bữa Điểm Tâm Gây Quỹ và special Olympics. Em cũng tình nguyện trở lại trường tiểu học để giúp các em học kém. Sau khi làm hội viên National Honor Society ít năm, em được giao nhiệm vụ thủ quỹ và cùng thực hiện việc gây quỹ cho Hội. Về thể thao, em Linda chơi bóng chuyền, bóng rổ và cầu lông và đoạt một số giải thưởng. Em còn làm Trưởng Đội Bóng Chuyền. Em được chấm điểm hạng nhì Giải Ưu Tú đồng hạng.
    Nguyễn Vivienne
    Em Nguyễn Vivienne sinh năm 1987 tại Fountain Valley, con Ô. Nguyễn Q. Bảo và Bà Nguyễn Y. Kim, vừa học xong lớp 10 trường Canyon High School. Em đoạt điểm toàn A trong 2 năm đầu trung học và có GPA 5.0. Em được chọn làm Student of the Month 3 lần. Học piano từ lúc 5 tuổi, nay đã xong 10 bậc và đang thi Bậc Cao Cấp. Em đã trình tấu tại Orange County Branch Honors Recital và Music Teachers Association of California. Em tham gia hoạt động trong các hội đoàn như CSF, Key Club. Trong Girls' League, một hội phục vụ cộng đồng của trường, em làm Rep năm ngoái và năm nay em làm Ủy Viên về Hiếu Khách. Em cùng với các bạn thăm viện dưỡng lão, tổ chức dạ vũ của trường, trồng cây, và dạy kèm học sinh tiểu học. Em vừa được bầu làm Vice President của Girls' League để tham gia tổ chức Hi Mom Fashion Show va Sadie Hawkins Dance như em Amy trong năm tới. Năm nay em cũng làm Vice President của Christian Club, lo hướng dẫn hội viên trong kinh cầu, thờ phượng và ca ngợi Thiên Chúa. Em mong muốn trở thành cô giáo với mục đích hướng dẫn trẻ em trở thành người tốt, tránh xa những điều xấu và bạo lực, và ham mở rộng kiến thức. Em được chấm điểm hạng nhì Giải HS SV Ưu Tú.
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Người Việt phá kỷ lục học vấn của M.I.T
    Nguyễn Tuệ đến Mỹ năm 1978, khi anh mới 16 tuổi. Không đầy 10 năm sau anh đã có 7 tấm bằng do Viện Đại học Công nghệ Massachusetts (M.I.T) cấp. M.I.T là một trong những trường đại học kỹ thuật nổi tiếng nhất ở Mỹ đã công nhận Nguyễn Tuệ là người phá kỷ lục về "học vấn" của nhà trường kể từ ngày thành lập đến nay. Báo chí Mỹ gọi Nguyễn Tuệ là "siêu học giả".
    Những ngày đầu tiên ở đất Mỹ, Nguyễn Tuệ sống cùng 2 em trai tại Pasadena, gần Houston, tiểu bang Texas. Anh bắt đầu học tiếng Anh và làm công việc quét dọn để kiếm tiền theo học trung học. Sau khi có bằng trung học của trường San Jacinto, anh được Đại học Công nghệ Massachusetts nhận vào học năm 1981. Hai người em của anh là Nguyễn Tiến sau này cũng theo học tiến sĩ nguyên tử tại Đại học M.I.T và Nguyễn Tài, theo học cao học tại Đại học Tổng hợp Berkeley, California.
    Không như nhiều sinh viên khác chọn 4 môn học, anh đăng ký học đủ 12 môn. Năm 1984, anh đỗ bằng cử nhân đầu tiên, rồi thêm 4 bằng cử nhân nữa trong năm kế tiếp ở các lĩnh vực vật lý, công nghệ thông tin, toán học, nguyên tử. Năm 1986, anh lấy bằng thạc sĩ nguyên tử, và chỉ hai năm sau hoàn thành xuất sắc luận án tiến sĩ nguyên tử.
    Hiện nay, Nguyễn Tuệ định cư tại Burlington, trong tiểu bang Vermont, và anh làm việc cho tập đoàn máy tính khổng lồ IBM. Anh giữ chức vụ nghiên cứu tại bộ phận chế tạo mảnh bán dẫn điện của IBM, bộ phận quan trọng trong các máy vi tính. Anh tỏ ra rất thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứu vật lý. Trong luận án cao học, anh đã đưa ra lý thuyết về kết cấu nguyên tử của kim loại biến thể từ trạng thái đặc sang lỏng. Giáo sư cố vấn luận án nói rằng, công trình của anh đặc biệt ở điểm dùng lập trình tin học để chứng minh, thay vì dùng thực nghiệm. Bằng cách kết hợp công nghệ thông tin với vật lý, hoá học, Nguyễn Tuệ đã cho thấy có thể dùng máy vi tính hữu hiệu trong lĩnh vực nghiên cứu cấu tạo vật chất.
    Hãng IBM đánh giá cao những phương pháp do anh đưa ra trong nghiên cứu ứng dụng vào các sản phẩm công nghệ thông tin (ví dụ như giải quyết vấn đề khói bụi ô nhiễm trong không khí ảnh hưởng đến chế tạo các bộ phận bán dẫn điện tử).
    (Theo ĐĐK)
    Hãy nhấn vào đây [​IMG]và vote cho tôi
  4. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Người Việt thích ăn bánh mì thịt. Sáng, trưa, chiều, tối, khuya, nửa đêm về sáng, dù buồn hay vui, dù nghèo hay khá giả lúc nào cũng có thể ăn ổ bánh mì kẹp thịt. Rẻ tiền và ngon miệng. Vì vậy khi di dân sang Mỹ, bánh mì thịt cũng được mang theo và có mặt tại bất cứ nơi nào có người Việt định cư.
    San Jose có hàng chục cửa hàng bán bánh mì thịt nguội. Từ một tiệm, một chủ, hệ thống hai, ba tiệm một chủ, và quy mô đến hàng chục tiệm cũng cùng một chủ đã trở thành những địa điểm cung cấp món thức ăn nhanh, gọn, hạp khẩu vị Việt Nam với giá cả nhẹ nhàng trong mọi hoàn cảnh kinh tế.
    Tuy nhiên nếu có tiệm chủ yếu vẫn nhắm vào khách hàng người Việt thì hệ thống Lee?Ts Sandwiches với bảy tiệm đang hoạt động và năm tiệm nữa sẽ khai trương từ nay đến cuối năm thì khách hàng cần phải tranh thủ là những sắc dân khác không phải người Việt.
    ?oMuốn phát triển rộng thì cần phải tiếp cận với giòng chính, tạo một hình ảnh tốt cho khách hàng và một khẩu vị thích hợp,? ông Lê Văn Hướng, 46 tuổi, phụ trách kế hoạch của công ty Lee?Ts cho biết.
    Hình ảnh mới về một tiệm bánh mì của người Việt được khởi sự tại khu Bolsa, phố chính của người Việt tại miền Nam California và đang được nhân rộng để có thể có mặt khắp nước Mỹ trong thời gian sắp tới.
    ?oHướng đi trong tương lai của Lee?Ts là có mặt khắp nơi, như McDonald?Ts, hay Subway của Mỹ để mang khẩu vị đặc biệt của bánh mì thịt Việt Nam phục vụ mọi sắc dân.?
    Thành quả ngày hôm nay của Lee?Ts là kết quả của những nỗ lực, những cần cù và lao động không mệt mỏi từ mọi người trong gia đình họ Lê. Công khó được đền đáp khi Lee?Ts trở thành hệ thống cửa hàng bánh mì thịt lớn nhứt của người Việt ở California với doanh thu hàng năm trên 10 triệu đô la.
    Lò đường
    Vượt biển đến Mỹ năm 1979 và để lại Việt Nam một gia tài khổng lồ, gia đình họ Lê ở Long Xuyên đã phát triển ngành xe lunch và tiệm bánh mì thịt từ con số không thành một hệ thống quy mô khắp California với tài sản ước lượng khoảng 50 triệu đô la.
    ?oNếu so với cơ ngơi của ông già hồi còn ở Việt Nam, thì thành quả hiện nay của chín anh em trong gia đình cộng chung cũng chưa bằng,? ông Lê Văn Hướng, người con thứ hai của ông Lê Văn Bá cho biết.
    Với người miền Tây, vùng Long Xuyên Thốt Nốt lò đường của ông Bá được xem là lớn nhứt thời trước năm 1975.
    ?oMới 16 tuổi tôi đã đi buôn chuyến từ Long Xuyên lên Sài Gòn, rồi chuyển sang nghề nấu rượu, thầu dịch vụ bến đò cho đến năm 1961 thì mở lò đường,? ông Bá, năm nay 71 tuổi kể lại từ văn phòng mới của tổng công ty Lee?Ts đặt tại Saigon Business Center khai trương hồi tháng trước.
    Ông nói rằng nghề dạy nghề và đi nhiều nơi học hỏi đã giúp ông trở thành nhà kinh doanh thành công ở miền Tây với hệ thống lò đường, nhà máy nước đá và cả một đội xe tải riêng. Với hàng trăm tấn đường thẻ sản xuất lúc bấy giờ, lò đường Vĩnh Phước cung cấp đến 30% nhu cầu đường cho miền Tây. Tuy nhiên sau năm 1975 tất cả đều trở thành tài sản nhà nước và đến năm 1979 thì hoàn toàn tê liệt.
    ?oNhững người tiếp quản hầu như chẳng biết gì về nghề làm đường mặc dù được chỉ vẽ đầy đủ.?
    Ông Bá kể lại rằng với chức vụ phó giám đốc, ông được mời đi tham quan Hà Nội và nhựng điều trông thấy đã khiến ông quyết định phải ra đi.
    ?oChuyến đi thăm Hà Nội năm 1976 làm tôi hãi sợ và có quyết định ngay là phải đưa hết cả nhà ra đi càng sớm càng tốt.?
    Xe lunch
    Không phải tự nhiên mà tháng Năm vừa qua, cơ quan quản trị ngành tiểu thương Hoa Kỳ SBA văn phòng San Francisco đã trao tặng giải thưởng SBA 2003 Entrepreneurial Success Winners cho Lee Brothers Foodservices và Lee?Ts Sandwiches. Bằng tuyên dương của SBA nói rằng hệ thống Lee?Ts đã có những đóng góp lớn lao cho sự phồn thịnh của California và mang lại công ăn việc làm cho hàng ngàn người. Và cũng như lò đường bên Việt Nam, cơ sở mới của hệ thống Lee?Ts cũng bắt đầu từ không thành có.
    Khởi đầu sự nghiệp tại Hoa Kỳ với chân phụ việc trên một chiếc xe lunch cung cấp thực phẩm cho trường học năm 1981, ông Lê Văn Chiêu, người con trưởng trong gia đình đã phát triển thành Lee Brothers Foodservice, một hệ thống cung cấp thực phẩm quy mô với 500 xe và hơn 1,000 nhân viên hoạt động khắp Vùng Vịnh.
    ?oNhững ngày đầu làm xe lunch của anh em chúng tôi cũng hệt như những ngày đầu của thời ba chúng tôi đi buôn bên nhà. Chủ yếu là sức lao động,? ông Chiêu, 47 tuổi nhớ lại thời kỳ đầu khi ông nấu và vợ ông, bà Lê Quách Ngọc Yến lái xe từ hãng xưởng này qua công ty khác ở San Jose mang thức ăn trưa đến cho mọi người.
    Không đầy hai năm sau, công ty có hơn 10 chiếc để sau cùng lên đến trên 500 chiếc hoạt động hoàn toàn độc lập.
    ?oChúng tôi giúp anh em tự làm chủ chiếc xe của mình, công ty chỉ cung cấp hàng và bến đậu ban đêm.?
    Bước đi của Lee Brothers Foodservices đã được đồng hương người Việt nhanh chóng noi theo để hiện nay nắm trọn ngành xe lunch tại vùng Bắc California với sáu công ty của người Việt.
    Cùng lúc với xe lunch, công ty Lee?Ts cũng đầu tư vào ngành địa ốc và tham gia rất nhiều vào các sinh hoạt cộng đồng như đóng góp cho các chương trình cứu trợ lũ lụt, các hoạt động bảo tồn văn hóa kể cả các buổi gây quỹ cho các chính trị gia Mỹ và Việt.
    Bánh mì thịt
    Trong khi người con trưởng bành trướng hệ thống xe lunch thì ông Bá và vợ bà Nguyễn Thị Hạnh dốc toàn lực vào việc gầy dựng tiệm bánh mì trên đường King. Ông Bá kể lại:
    ?oĐầu tiên chúng tôi làm nhà hàng trên đường Mười Ba, rồi lấy hàng của ông Ba Lẹ bán trên xe lunch, sau cùng thì chúng tôi mở tiệm bánh mì đầu tiên trên đường King.?
    Thành công của tiệm Lee?Ts đã đưa đến sự xuất hiện một loạt các tiệm bánh mì thịt khác như Hương Lan, Thanh Hương, Đa Kao ... Trong khi đó tại Hawaii cũng xuất hiện một loạt các cửa tiệm bánh mì thuộc hệ thống Ba Lẹ. Ngoài bánh mì, Ba Lẹ Hawaii còn mở rộng dịch vụ và cung cấp thực phẩm cho các khách sạn và hãng hàng không.
    Tuy cửa hàng bánh mì trên đường King có nhiều khách hàng nhưng để đi vào giòng chính thu hút nhiều khách mới, Lee?Ts Sandwiches cần có bộ mặt mới, hiện đại hơn. Đó là ý kiến của một thành viên trẻ thuộc thế hệ thứ ba trong gia đình họ Lê.
    ?oCháu Minh muốn thí nghiệm ý định của mình tại ngay Bolsa, nơi đón nhận người Việt và du khách từ khắp nơi trên thế giới đến thăm Little Saigon,? ông Chiêu nhắc lại một ky" niệm cũ đau lòng khi cửa hàng chưa khai trương thì người con trai trưởng qua đời trong một tai nạn lưu thông.
    Thành công của tiệm Lee?Ts đầu tiên ở phố Bolsa, nơi có sức cạnh tranh của hàng chục tiệm bánh mì khác, đã làm người Việt hết sức ngạc nhiên. Lần đầu tiên người đi mua bánh mì phải xếp hàng, lấy số trong lúc cả một hệ thống máy điện toán được đưa vào sử dụng. Và cũng lần đầu tiên người ta thấy tiệm bánh mì mở cửa 24/24.
    Tuy nhiên phương hướng phát triển mới, mở rộng ra khỏi phạm vi dòng họ không được tất cả các thành phần trong gia đình đồng ý.
    ?oBà già thì không bao giờ muốn mở thêm tiệm,? ông Chiêu cho biết.
    Thật ra, theo lời ông Hướng, trong gia đình đang có hai khuynh hướng khác nhau: một là tiếp tục hoạt động như hiện nay và giới hạn trong phạm vi dòng họ, và hai là mở rộng đón nhận đầu tư kể cả nhân lực từ bên ngoài.
    Chuyên gia tham vấn trong lãnh vực kinh doanh gia đình Quentin Fleming ở Los Angeles nói về những khuynh hướng dị biệt trong vấn đề mở mang cơ sở làm ăn.
    ?oKhi tôi làm tham vấn cho các doanh nghiệp người di dân gốc Á, thì điều rất hay xảy ra là họ muốn dấu bớt và không nói hết về ngành nghề của mình. Nhưng tại Mỹ này, một khi đã phát triển lớn thì phải có sự tham gia của người và vốn bên ngoài.?
    Con đường làm ăn quy mô này đã được hệ thống Phở Hòa đi trước từ năm 1983 và phát triển thành 91 cửa tiệm dưới dạng franchise tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới.
    Ông Nguyễn Bính, 48 tuổi một trong những người sáng lập hệ thống Phở Hòa có trụ sở chính tại Sacramento nói rằng người Việt có thói quen dấu nghề:
    ?oMuốn bành trướng, gia tăng doanh thu thì phải mở rộng ra bên ngoài chứ không như suy nghĩ của phần đông người Việt là khi chia sẻ kinh nghiệm với người khác sẽ làm giảm giá trị ngành nghề của mình.?
    Ông Bính nêu thí dụ về công thức nhồi bột lăn gà chiên của hệ thống Kentucky Fried Chicken chẳng hạn vẫn là những điều được giữ kín.
    ?oLàm franchise đòi hỏi phải nghiên cứu thị trường và vốn lớn ban đầu cho nên đó cũng là điều gây trở ngại cho các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam,? ông Bính nhận xét.
    Lên phát biểu tại buổi lễ nhận giải thưởng của SBA hồi tháng Năm, bà Lê Quách Ngọc Yến cho hay công ty Lee?Ts Sandwiches đang có kế hoạch mở rộng cơ sở làm ăn sang các tiểu bang khác dưới hình thức franchise.
    ?oChúng tôi đã nhận được hơn 200 đơn từ nhiều tiểu bang muốn hợp tác làm ăn,? ông Hướng nói với Việt Mercury.
    Rõ ràng là bán bánh mì có vẻ là nghề ?ongon cơm.?
    Trong cuộc phỏng vấn trước đây, ông Tô Văn Lai của trung tâm Thúy Nga Paris có đưa ý kiến về những nhiêu khê khi kinh doanh văn hóa văn nghệ:
    ?oCứ bán bánh mì như Lee?Ts Sandwiches vậy mà khỏe.?
    VM
  5. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Người viết: DENNY LE
    Bài tham dự số 3245-843-vb70803
    Đây là bài viết đặc biệt dành cho mùa lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ. Người viết bài này là Denny Le, hiện ngụ tại Garden Grove City, sinh năm 1970, định cư tại Mỹ vào Nov/1992 theo diện HO. (cha là cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà) nhưng chỉ 3 tháng sau đó, Feb/1993, bị mắc phải căn bệnh viêm màng não (Meningitis disease) và đã trải qua 10 năm điều trị, 10 lần giải phẫu.
    *
    CAPTION 3 HÌNH:
    1.
    Denny Le, 1992, khi mới tới Mỹ.
    2.
    Denny Le, 1994, khi đang điều trị bệnh viêm màng não.
    3.
    Denny Le và các cô giáo tại Santa Ana Colege, nhân dịp mãn khoá học mùa xuân.
    *
    Giống như một chuyện thần thoại mà có thật, tôi đã được cứu chữa từ A đến Z trong 10 năm qua (1993-2003) và đã trải qua đến 10 lần giải phẫu: 5 lần trên đâù, 3 lần ở xương sống, 1 lần trước ngực và 1 lần giải phẫu cấy tế bào tai (cochlear implant) để phục hồi thính giác và giờ đây, tôi đã được bình phục gần như hoàn toàn: đã rời bỏ chiếc xe lăn và chiếc gậy 4 chân mà tôi cứ tưởng rằng phải xài nó cho đến hết cuộc đời.
    Sau đây là những gì đã xảy ra với tôi trong 10 năm vừa qua.
    *
    Tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên nhức đầu trong nhữøng ngày cuối năm 1992 khi vừa đến Mỹ.
    Đến Feb/1993 thì tôi ngã bệnh. Triệu chứng đầu tiên là 2 mắt trở nên loà rất nặng (blur), phải nóí là tầm nhìn chỉ còn dướí 45% mà thôi. Chỉ một hôm sau đó là tôi bắt đầu ói mửa và bất tỉnh trong nhà. Gia đình tôi phải gọi 911 để đưa tôi đến emergency tại bệnh viện Fountain Valley.
    Tại phòng emergency, Dr. Michael Finese, một bác sĩ khoa thần kinh (neurologist) và cũng là bác sĩ chăm sóc cho tôi lúc đó đã đưa tôi đi chụp hình MRI ở trên đầu để xác định nguyên do.
    (MRI: Magnetic Resonance Imaging) là một máy quang tuyến hiện đại nhất hiện nay dùng để chụp các vị trí bên trong cuả não bộ, thời gian chụp là một giờ, vì vậy, giá tiền hiện nay cho một lần chụp MRI là từ $9,000.00 đến $11,000.00 US.
    Sau khi xem film MRI xong, bác sĩ cho gia đình tôi biết là tôi đang bị viêm màng não. Khối viêm nằm phiá sau hai mắt, ngay tuyến yên (pituitary gland). Chính khối viêm này đã đè lên dây thần kinh mắt làm hai mắt của tôi bị loà, và nó thường tiết ra nhiều nước làm tăng áp suất trong não lên khiến cho tôi bị hôn mê và ói mửa.
    Ngay lúc đó, bác sĩ cho gia đình tôi biết cần phải đưa tôi đi giải phẫu trên đầu để lấy bớt nước ra là điều cần phải làm trước tiên, và gia đình tôi đã đồng ý đưa tôi đi giải phẫu.
    Cuộc giải phẫu được tiến hành ngay hôm sau trong lúc tôi vẫn đang hôn mê tại emergency room. Trải qua 5 giờ giải phẫu để rút bớt nước trong não ra, tôi tỉnh lại và may mắn là không có điều gì ruỉ ro xảy ra, nhưng cuộc giải phẫu chỉ tạm ngăn chặn nhữøng gì nguy hiểm cấp thời, chứ không hoàn toàn tiêu diệt được vi trùng cuả căn bệnh viêm màng não. Sau đó, Fountain Valley Hospital đã chuyển tôi sang bệnh viện UCI Medical Center để bác sĩ ở UCI tiếp tục tìm cách điều trị tận gốc.
    Vào Mỹ tháng 11-1992 tôi chỉ được medical tạm thờøi là 8 tháng, sau đó đã hết hạn vào tháng 6/1993. Tôi lúc đó đã may mắên đượïc hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tai Orange County giúp đỡ xin được medical vĩnh viễn dành cho người tàn tật. Sau khi đã đượïc cấâp medical, tôi được nhận vào bệnh viện UCI medical center vào đầu tháng 8/1993 để được tiếp tục điều trị. Tôi đã được một nhóm bác sĩ thần kinh trực tiếp điều trị từ 8/1993 đến 11/1995 và đã lần luọt trải qua thêm tấât cả 8 lần giải phẫu tại UCI: 4 lần trên đầu, 3 lần sau lưng (xương sống), và một lần ở trước ngực.
    Sau đây là cách làm từng bước một để cứu tôi thoát khỏi căn bệnh viêm màng não cuả các Neurologists/UCI:
    - Bước một: Họ đưa tôi đi giải phẫu để đặt một ống chuyền thuốc tên là IV (Injecting vein) từø bên ngực phải đi thẳng sâu vào động mạch chính của tim để thuốc khi truyền vào, tim sẽ phân chia ra cho toàn cờ thể.
    - Bước 2 họ đưa tôi đi giải phẫu để đặït một ống chuyền thuốc nằm sau lưng, ống tên English gọi là Reservoir. Ống reservoir được đặt nằm dưới lóp da lưng có 2 chân ghim thảng sâu vào xương sống đến tận tuỷ sống: (spinal cord) Đây là một bước khó khăn và tôi đã phải trải qua 3 lần giải phẫu xường sống để hoàn tất ống reservoir này.
    Sau khi ống Reservoir đã ổn định, bác sĩ trưởng nhóm Bill Muller bắt đầu thử nghiệm tùng bước như sau: họ chích một loại nước có màu đăïc biệt vào ống Reservoir (loại màu đặc biệt này dùng để hướng dẫn máy Cat Scan: là một loại X-ray dùng để chụp hình trên đâù nhưng thời gian chụp chỉ từ 15 đến 20 phút). Sau đó các bác sĩ đã theo dõi sự di chuyển cuả chất nước maù trong tuỷ sống qua máy Cat Scan, và đúng như dự đoán, chất nước có màu đăïc biệt này đã di chuyển lên tới não bằng đường tuỷ sống.
    - Bước 3: Sau đó, họ bắt đầu chích thuốc trụ sinh để diệt vi trùng viêm màng não thẳng vào ống reservoir, đồng thờøi phối hợp truyền thuốc vào ống IV nằm trước ngực và cả thuốc viên uống trực tiếp bằøng miệng hàng ngày.
    Được 3 tháng sau, thì 2 tai cuả tôi không còn nghe gì nữa và cơ thể tôi bắt đầu bị phản ứng cuả thuốc rất nguy ngập. Ngay lập tức các bác sĩ đã phải cho tôi nhập viện trở lại để điều trị, vì qua một thời gian chích thuốc trụ sinh mạnh, khả năng miễn nhiễm (autoimmune) cuả tôi xuống thật thấp, chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng đủ làm nguy hiểm đến tính mạng.
    Sau khi nhập viện xong, từø 4/1994 cho đến tháng 10/1995, tôi đã trải qua thêm 4 lần giải phẫu trên đầu để rút bớùt nước ra và đã được cứùu thoát hiểm một trong 4 lần giải phẫu đó. Sau cuộc giải phẫu đầu tháng 9/1994 trong lúc rút nước ra, tôi đã bị xuât huyết trong não và hoàn toàn mê man, gia đình tôi đã đi mua đất trong nghĩa trang dành sẵn cho tôi. Vậy mà nhờ sự chăm sóc của các y sĩ, đến đầu tháng 10/1994 tôi tỉnh lại. May mắn cho tôi là chính vị bác sĩ Dr. Thomas Chappell (một professional neuro-surgeon hàng đầu cuả UCI hopital) đã cúu tôi trong suốt thời gian hơn một tháng hôn mê nằm tại special care/Emergency room/UCI Dr Chappell, chính ông đã gắp ra nhữõng cục máu nằm trong não và ông đã có sáng kiến là đặït một ống dẫn nước từ trên đầu tôi đi dọc theo lưng vào trong bao tử (ống có tên y khoa là Shunt).
    Sau 4 lần mổ đó, tôi không còn bị tình trạng nươcù ứ đọng trong não nữa. Sau này gặp lại vị bác sĩ đã cứu sống tôi, Dr Thomas Chappell, ông có nóí rằng "suốt hơn 20 năm qua thực hiện nhiều ca mổ cho rất nhiều bệnh nhân, tôi chưa bao giờ mổ 2 lần cho một bệnh nhân, ngoại trừ cái case cuả Denny." Thật vậy, Dr Chappell đã mổ cho tôi đến 3 lần.
    Hiện nay, kỷ niệm mà tôi tôi vẫn còn có một mảnh đất sinh phần nhỏ tại Làng Vĩnh Phúc (Làng Vĩnh Phúc một nghiã trang Vietnam tại Manchester memory Park) do mẹ tôimua cho tôi vì gia đình tôi sợ ràng tôi sẽ không qua được nguy hiểm trong một tháng hôn mê đó.
  6. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Đến Nov/1995 (cũng là trong dịp lễ Thanksgiving day) thì các bác sĩ đã vui mừng cho biết tôi đã thoát được căn bệnh viêm màng não nguy hiểm này. Một điều vui mừng mà không phải riêng tôi và gia đình, mà hầu như tất cả các bác sĩ, y tá cuả khoa thần kinh (Neurology care) đều vui mùng, vì họ đã thành công sau 3 năm điều trị cho tôi.
    Thoát chết vì viêm não, nhưng tôi lại phải đối diện với cuộc sống mờí đầy khó khăn và buồn tủi là chỉ ngôì và di chuyển trên chiếc xe lăn. Sở dĩ có hậu quả này là vì :
    1/ 2 tế bào xoắn ốc (cochlear) bên trong hai tai bị chết vì thuốc trụ sinh và tôi vỉnh viễn mất luôn thính giác.
    2/ Thuốc đã ảnh hưởng đến toàn bộ tuyến nội tiết (endocrine) khiến cơ thể bị rối loạn, không sản xuất hormone nam tính (testosterone), hormone tăng trưởng tên English gọi là IGF-1: Insulin Growth Factor-1, và cơ thể cũng không hấp thụ được calcium làm cho xương của tôi rất yếu và dễ gãy, vì vậy tôi cứ như một người ở vào lứa tuôûi 70: tóc rụng, da nhăn, không đi hay chạy được, chỉ dùng xe lăn để di chuyển và tệ hại nhất là tôi đã nặng đến 190 lbs (trước khi bệnh, tôi chỉ nặng 132 lbs mà thôi).
    Bác sĩ gia đình cuả tôi, Dr. James Obrien (một professional medicine doctor tại internal clinic) biết được tình trạng này, và ông đã chuyển tôi qua khoa nội tiết (Endocrinology care) để họ tìm cách điều trị cho tôi
    Các endocrinologists bắt đầu tiến hành 2 cuộc thủ nghiệm để xác định rõ nguyên nhân như:
    1/ thử nước tiểu trong một ngaỳ (urine 24g).
    2/ họ truyền protein vào trong máu cuả tôi, và sau đó rút máu ra làm 5 lần / mỗi lần cách nhau 1g để đo lường lượng hormone được sản xuất ra trong máu.
    Sau khi thử nghiệm và xác định rỏ nguyên do, các bác sĩ cuả khoa nội tiết bắt đầu điều trị cho tôi như sau:
    1/ cho tôi uống thuốc để thay thế toàn bộ hormone trong cờ thể (hormone replacement)
    2/ Chích một loại hormone nam tính một tháng một lần (Testosterone depo 200mg)
    3/ Chích hormone tăng trưởng: Growth Hormone Factor (Genotropin miniquick 0.2mg) cho mỗi ngày.
    Phải mất tới 3 năm sau đó (một998) thì tôi mới dần dần bình phục. Lúc đó, tôi đã có đầy đủ sức khoẻ để rờ~i khỏi chiếc xe lăn (wheel-chair) và cây gậy 4 chân mà tôi cứ tưởng như phải xài nó cho đến hết cuộc đờ~i còn lại.
    Sau 10 năm được điều trị để khỏi bệnh viêm màng não, tôichỉ mờí 33 tuôỉ. Tuy đã lành bệnh, nhưng tôi hoàn toàn mất đi thính giác.
    Trong lần tái khám gặp bác sĩ James Obrien theo định kỳ trong tháng 8/1t998 tôi đã xin bác sĩ James giúp cho tôi đi học để có một cờ hội trở thành một con người hữu ích cho xã hội. May mắn cho toiâ, người bác sĩ giàu lòng nhân aí đó đã trực tiếp liên lạc vói trường Santa Ana College để đưa tôi vào kịp cho muà Fall semester, Sept/1998.
    Sau khi đăng ký vào trường Santa Ana college, là một sinh viên mất thính giác, tôi đã được học các môn: Lipreading (học cách nhìn miệng), 2 là speech of strategy (cách nói chuyện sảo cho nguoì ta không biết mình bị điếc), 3 là Sign language (học cách ra dấu bằng tay) và cuốI cùng là ESL, một ngôn ngủ thứ 2 cho tôi (English second language).
    Năm 2000, sau khi học xong 4 semesters tại trường, tôi được counselor là bà Dorothy và bà Karen Winle (supervisor) đã hướng dẫn cho tôi cách học theo ngành lựa chọn, đó là ngành computer programming mà tôi thích và trường Santa Ana College/ Rehabilitation center đã trang bị và hườ'ng dẫn cho tôi đầy đủ nhũng gì cần thiết để học và phục vụ trong cuộc sống cuả tôinhư: một TD telephone (Telephone Device Deaf) do hãng Pacific Bell đem đến gắn tại nhà miễn phí: TĐ phone này giống như là một computer nhỏ có màn ảnh (screen) để đọc chữ và phím (keyboard) để đánh máy, khi tôi cần gọi bất kỳ ai (chỉ trong USA-và dùng English mà thôi) thì tôi chỉ việc đánh lên phím số phone cuả CRS (California Relay Service phục vụ 24/24), và CRS operator sẽ giúp tôi quay số (dial) số phone mà tôi muốn gọi, và operator sẽ là người trung gian để dịch (translate) từ tôi sang người kia, và đánh máy dịch trờ ngược lại cho tôi đọc khi được bên kia trả lời. (dĩ nhiên là CRS sẽ giải thích cho người bên kia hiểu về relay service và hầu như bất cứ tiểu bang nào trong USA cũng đều có chương trình relay service này). Nhờ vậy, tôi đã không còn phụ thuộc vào sự giúp đờ cuả nhữõng nguoì xung quanh trong gia đình khi cần gọi phone. ï
    Vì tôilà học sinh tàn tật (disabled student), và qua sự giúp đỏ Supervisor, Ms Karen Winkle, tôi được hãng Pacific Bell đến mở một đường line riêng tại nhà để xài riêng cho TD telephone và computer vờ'i giá thấp nhất, 7.99/month (flat rate).
    Về việc đi lại trong Orange County như đi học, đi bệnh viện, đi đến Gym để tập thể dục và ngay cả đi chơi hay đi shopping tôi cũng được trợ giúp đặc biệt. Qua sự hướng dẫn cuả nhân viên social worker (Social Service Agency) trong quận Orange county, tôi được hãng xe bus OCTA access (Orange County Transportation Authority, một hãng xe bus có hệ thống xe đặc biệt dành chuyên chở người già và tàn tật trong Orange county) đưa đón đi bất cứ nơi nào trong quận và bất cứ lúc nào. Loại xe này đưa đón rất đúng giờ: chỉ cần gọi xe OCTA access trước từ một đến 7 ngày là OCTA access coordinator sẽ schedule để phục vụ, $1.70/ cho mỗi chuyến xe, trường họp cần đi Emergency khi đau bệnh, thì không cần gọi 911, mà gọi OCTA access-medical backup, là xe sẽ đến trong vòng 5 phút để đưa mình đi với giá biểu $7 mà không cần book trước. (nếu quí vị nào cần biết thêm chi tiết, xin gọi OCTA access 877-628-2232 sẽ có đầy đủ tin tức cho quí vị)
    Tôi cứ tưởng cuộc đời cuả mình sẽ như vậy mãi trên đất Mỹ, nhưng 4 năm sau đó, trong lần gặp bác sĩ James Obrien để tái khám theo định kỳ vào đầu Jan/2002, bác sĩ James cho biết: bệnh viện UCI có thể cấy lại tế bào cochlear trong tai cuả tôi để phục hồi thính giác sau hơn 8 năm đã mất.
    Tôiđược Dr James chuyển sang ENT clinic (ear-nose-throat), và lần luọt trải qua rất nhiều thử nghiệm từ Feb/2002 đến Jan/2003 để xác định nguyên nhân bị mất thính giác. Sau đó, tôi được chọn đi trồng lại tế bào xoắn ốc trong tai (candidate for cochlear implant)
    Dr Jack Shohet (một bác sĩ chuyên trồng tế bào tai và cũng là người giảng viên chuyên đào tạo các bác sĩ thực tập tại UCI medical hospital) sẽ trồng tế baò cochlear cho tôi. Dr Shohet cho biết: tất cả chi phí trong case cuả tôi là $65 ngàn dollars, vì vậy, tôi phảiđược Cal-Optima (là một hãng cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế cuả tiểu bang California) chấp thuận thì tôi mới được đi cấy, còn không thì tôiphải chịu điếc suốt đời.
    Từ năm 1993 cho đến 2003, số tiền chi trả: thuốc men, tiền mổ, tiền phòng cho tôi.v.. v. đã lên tớ'i đờn vị hàng triệu dollars. Vì vậy, bác sĩ Shohet đã không chăùc ràng tôi sẽ được chấp thuận cuả Cal-Optima. Nhưng, rất may mắn là qua sự can thiệp cuả các bác sĩ cuả các khoa : thần kinh (Neurology), ENT (tai muĩ họng), endocrinology (khoa nội tiết) và Dr James Obrien (bác sĩ gia đình) đã làm đơn xin cho tôi, vì vậy, chỉ trong vòng 3 tuần lễ sau là tôi được Cal-optima chấp thuận chi trả toàn bộ chi phí cho cái case trồng tế bào tai cuả tôi.
    Tôi được nurse thông báo ngày đi mổ là: Feb 4th, 2003 cũng là ngày mồng 4 Tết âm lịch 2003 cuả người Á châu, lúc 6g sáng tại UCI hospital. Trảiqua 2 giờ giải phẫu để trồng lại tế bào xoắn ốc trong tai (cochlear implant), tôi được Dr Shohet cho về nhà sớm hờn dự định, và 3 tuần sau đó, tôi trỏ lại để đeo một máy: Speech processor, cũng là máy kích thích não (brain stimulating) và ENT clinic đã chuyển tôi qua Audiology care để được một audiologist là Dr Sharon Fujikawa đeo máy và điều chỉnh máy (adjustment) để kích thích não một tháng một lần sau hờn 8 năm mất thính giác.
    Tính đến nay, tôi đã và đang điều chỉnh thính giác được 3 tháng rôì (Mar/2003 cho đến nay) và đã nghe lại được khoảng 50%. Tôiđã không còn gặp khó khăn mỗi khi trò chuyện với mọi người.
    Dr Fujikawa cho biết :Tôi sẽ vẫn còn đeo máy kích thích tai và não cho đến khi nào tôi nghe được hoàn hảo nhất, tức là sẽ có một thính giác gần như là bình thường: trò chuyện, nghe nhạc, gọi phonev.. v& và ngay cả phân biệt được giọng noí cuả những người thân trong gia đình (familiar sound).
    Qua sự liên lạc với bạn bè trên computer, tôi đã gặp lại cô giáo cuũ cuả tôi cách đây 22 năm về trước lúc còn ỏ Vietnam, cô Vũ Phường Tần. Sau khi nghe xong nhũng gì đã xảy ra với tôi trong 10 năm qua, cô rất là xúc động. Chính cô nói cô đã thầm cảm ơnn tròi phật đã che chờ cho tôi, cảm ơn nước Mỹ và những vị bác sĩ lỗi lạc giàu lòng nhân ái đã cúu tôi và đã tạo cho tôi một tường lai xán lạn hơn cho quảng đờ~i còn lạị
    Điêù tôi và gia đình vui sướng nhất, không phải tôi được cứu sống trong lần mổ đầu đầy nguy hiểm trong tháng 9/1994, mà chính là vì các bác sĩ đã mang lại cho tôi có một sức khoẻ để rờì bỏ chiếc xe lăn và cây gậy 4 chân mà sau một thời gian dài tôi phải xài nó. Còn nhớ thời ngồi trên xe lăn, tôi cứ tự trách các bác sĩ là tại sao cứu sống tôi làm gì để tôi phải sống một cách buồn tủi trên chiếc xe lăn.
    Nhà văn Nguyễân Ngọc Ngạn có nói "mọi vật trên đờì này đều đã có một con số riêng cho nó như căn nhà, chiếc xe, chìa khóa và ngay cả đôi giày cuả các bạn đang mang dưới chân cũng có một con số cuả nó, thế thì con người ta cũng có riêng một con số thôi".
    Được sống trên đất nước Mỹ đã là một phần số tốt căn bản nhất.
    Như là một giấc mơ, nước Mỹ với nền y khoa văn minh nhất trên thế giới và các bác sĩ giỏi đã cứu tôi và đã tạo cho tôi một tương lai mới. Nước Mỹ thật đúng là quê hương thứ hai cuả tôi*********
    Chúc tất cả quí vị sống vui, khoẻ và hạnh phúc.
    Denny Le
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 04:42 ngày 10/07/2003
  7. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Triêụ Phú Việt
    Anh là Lê Minh, 25 tuổi, hiện sống tại ngoại ô thành phố
    Vancouver, British Canada, đã tốt nghiệp ngành Computer Science
    tháng 6/2000 Ðại học Simmson Fraiser.
    Sau khi tốt nghiệp, Lê Minh ở nhà, miệt mài đam mê
    nghiên cứu các trò chơi vi tính trên mạng Internet và đã
    hoàn thành được game Counter Strike . Ðây là một trò chơi
    được thay đổi và dựa trên trò chơi gốc Half - life của
    hãng Valvẹ Dù trò chơi này được "free" trên Internet,
    nhưng từ khi phát hành đến nay đã bán được 1,3 triệu
    ấn bản.
    Với trò chơi này, người sử dụng phải có bản gốc Half -
    life của hãng Valve và được chia thành hai nhóm - khủng bố
    và chống khủng bố. Số người tham dự trò chơi này có
    lúc lên đến 90.000 người cho cả hai nhóm.
    Hiện tại, hãng Valve đã thương lượng để mua lại tác
    quyền của Lê Minh. Chi tiết cuộc thương lượng không
    được tiế lộ, nhưng giới chuyên môn ước đoán số
    tiền này có thể lên đến 40 triệu USD. Trong năm 2003,
    công ty Microsolf sẽ thương lượng và phát hành phiên bản
    riêng Counter Strike của Microsolf.
  8. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Lười mở topic mới, mọi người đọc luôn trong đây nhé.
    -------------------------
    Posted on Sun, Jul. 20, 2003
    Immigrant kept her hopes on hold
    By Truong Phuoc Khánh and Chau Doan
    Mercury News

    Inside Son''s Appliances on East Taylor Street, among the washers, dryers and refrigerators, Oanh Thai listened to the ambitions, frustrations and disappointments of the 25-year-old mother who lived next door.
    Cau Thi Bich Tran described a life on hold, an immigrant trapped in a tiny San Jose home, fussing over two young sons, cooking, cleaning, longing for a college education and a career. She shared her recent discovery that the man she had fallen for in this new land, the father of her boys, had a wife and children in Vietnam who recently moved to the United States. With the boyfriend working long hours, she felt alone.
    If she needed help, she turned to the police. Thai, the store owner turned confidant, remembers Tran once saying, ``Who else can protect me but the police?''''
    And that, friends and relatives say, is why Tran''s final seconds last Sunday night seem so improbable: She was shot dead by a San Jose police officer in her kitchen while hoisting a 10-inch vegetable peeler.
    Police had come to her home to investigate a report of a young child roaming the street about 9 p.m., the second call to the house in a week. Tran had accidentally locked her bedroom door and had tried to climb in a window. Police say they heard screaming inside, and that her boyfriend told them she was ``acting crazy and had been all day.'''' Within a minute, she was dead.
    Shock and outrage
    The shooting prompted a week of outrage in the Vietnamese community, about 100 of whom rallied in front of City Hall, saying the officer overreacted by using lethal force.
    Police say Tran was yelling and raised what turned out to be a dao bao, a peeler that police initially described as a cleaver, in a threatening manner. She refused the officer''s order to drop it, and officer Chad Marshall fired a single shot into her chest, police said. The district attorney has made the unusual call for an open grand jury investigation.
    As her family prepares for her funeral this week, they and others who knew Tran are baffled by her apparent rage that night. Until then, her immigrant tale seemed a typical one.
    ``The thing that''s not typical,'''' said Richard Konda, executive director for Asian Law Alliance, ``is the way it ended.''''
    When Tran''s feet first touched American soil in 1997, she was 19. She landed at San Francisco International Airport in jeans and tears and embraced a father she had not seen for more than a decade. When her father moved to the United States in 1979, four years after the fall of Saigon, her mother and the rest of her family stayed behind.
    Tran had come ``for her future,'''' said her younger brother Bao Tran, 24, who landed in California four months after his sister.
    She enrolled in an English as a Second Language course, and within a year, was working in the assembly line at a Fremont electronics company. There she met Dang Bui. He was 10 years older and had already been in the United States for a few years. She was petite and pretty, and he was taken by her quiet demeanor.
    The couple moved in together over her father''s objections.
    ``She was too young. I wanted her to go to school and then have a family,'''' Manh Kim Tran, her father, said in Vietnamese. ``But they wanted to be together.''''
    Soon, the children came. First Tony, 4, and then Tommy, 3.
    The couple never married but considered themselves husband and wife, and so did their families.
    She was waiting for when her boys could be enrolled in school. Then she would have time for herself, said her boyfriend''s mother, Le Thong, who lives in Newark. She wanted to go back to school and learn more English, acquire some skills, get a job and send money to her mother.
    Recently, she told her father she wanted to learn the nail business and perhaps someday open a salon.
    Trials of motherhood
    For the past four years, her job was to stay home with the kids. She recently tried to enroll them in school but was told they were too young, Thai said.
    ``She did get frustrated easily,'''' her brother said, minding two raucous young boys all day long.
    Police said her boyfriend told them she had not taken some type of medication the day of the shooting, but her brother said he did not know of any medication.
    In a brief interview, her boyfriend described Tran as a careful mother.
    ``If one of them spilled just a little juice on his T-shirt,'''' Bui said, ``she would immediately get him a fresh one.''''
    She loved the children and would take them on outings, to the park a block away or on shopping trips.
    In the Vietnamese culture, she was considered hien, or gentle, by everyone''s account. Men are protective of women who are hien.
    She gave him little grief, Bui said.
    The couple lived quiet and ordinary lives and went to church every Sunday, relatives said.
    ``They''d fight, but they''d make peace with each other again,'''' said Bao Tran, her younger brother. ``No one needed to intervene.''''
    A neighbor said she heard occasional screaming during the three months the couple lived on East Taylor Street, and police visited the home on a domestic-dispute report the week before the shooting. An officer calmed Tran, who police will only say was experiencing ``problems,'''' and was gone in 15 minutes.
    Another family
    Earlier this year, Tran learned Bui had a wife and children in Vietnam.
    ``She was angry,'''' her brother said. But Tran was willing to let things be.
    Bui''s first family recently came to the United States, but he had told Tran their relationship would not change, Tran''s brother said.
    ``He wanted to live with her and take care of their children,'''' Bao Tran said.
    Multiple family relationships are not unheard of among certain immigrant groups when a spouse is left behind.
    ``For some people, maybe they feel they''ll never be reunited with the spouse left behind and they want to start a new life here,'''' said Konda, director of the non-profit legal service for low-income clients. ``Whoever gets to the U.S. first starts a new relationship, and then sometimes, the first spouse arrives.''''
    Bui declined to talk about his other family. It''s the past, he said.
    But the future for Bui and the rest of Tran''s family holds much uncertainty.
    No one has told Tran''s mother, still in Vietnam, about her daughter''s death. Tran''s father said he needed to carefully find the words before he could make the call to his wife. For now, he said, he has a daughter to bury.
    Source: http://www.bayarea.com/mld/mercurynews/news/local/states/california/the_valley/6344448.htm
    -------------------
    Đến nước Mỹ để tìm kiếm một tương lai mới, kết cuộc lại như thế này. Người tóc bạc phải đưa người tóc xanh! Đúng là cuộc đời!


    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  9. n2b

    n2b Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Vẻ Vang Dân Việt
    Chủ nhật vừa qua là lễ phát thưởng cho các em Viet Nam đã ra truờng Thủ khoa và Á khoa trong vùng Dallas- Fort Worth Metroplex. Star Telegram là một tờ nhật báo của tỉnh Fort Worth, Texas
    Posted on Mon, Jul. 21, 2003
    Vietnamese group lauds area grads
    By L. Lamor Williams
    Star-Telegram Staff Writer

    STAR-TELEGRAM
    ARLINGTON - Khanh Pham, 18, graduated as valedictorian of O.D. Wyatt High School in Fort Worth this year despite holding down a job at an area sandwich shop to help support his widowed mother and four siblings.
    Pham was among 13 area Vietnamese graduates honored Sunday at the third annual Vietnamese-American Youth Excellence Recognition Luncheon.
    The luncheon, at the Empress Palace restaurant, honored valedictorians and salutatorians from area high schools and was sponsored by the Vietnamese Culture and Science Association, which has its headquarters in Houston. The association also awarded two $1,000 scholarships and $1,500 in prize money to essay contest winners.
    Pham exemplifies the theme of this year''''s event: "Parents, Love and Sacrifice," group spokeswoman An Nguyen said.
    "He''''s in a group of five children, and his mother has supported them all this time. Now he''''s helping support her," Nguyen said.
    "A focus on family is one important point in Vietnamese culture."
    Pham said it wasn''''t easy to maintain his grades and work about 25 hours a week at a Subway sandwich shop.
    "My boss was really easy with me. He gave me the hours I wanted. That''''s how I was able to work and still have study time," he said. "But my last year was really tough. I had almost all Advanced Placement classes, and it was very stressful, so I had to quit tennis and I didn''''t want to quit."
    Pham blushed slightly while translating for his mother, Loan Tran, as she gushed about his accomplishments.
    "I have such a wonderful son," she said. "I''''m just proud that one of the five actually made it and really cares for the family."
    After a six-course meal, Pham and the other graduates -- all wearing their caps and gowns from graduation -- presented their parents with a long-stemmed red rose before accepting plaques and gift bags.
    Before declaring Sunday as Vietnamese-American Youth Excellence Recognition Day, Arlington Mayor Robert Cluck made a request of the honorees.
    "Arlington needs you back here after you finish your schooling," he said.
    "One way Arlington is going to grow is by having a highly developed work force, and young people like you are the beginnings of that work force."
    The students also heard from keynote speakers.
    University of Denver law professor Wendy Duong told the students not to be afraid to stand alone.
    University of Texas at Arlington ad hoc professor Joshua Kretchmar told them not to be afraid to share their culture with others, particularly when it comes to the pronunciation of their names.

    "The day you can relax and not worry about it anymore is
    the day you find nuoc mam next to the ketchup at McDonald''''s," he said.

    Nuoc mam is a sauce made from fish that is used as a condiment in Vietnamese cuisine. Most of the audience of about 300 had a good laugh at the joke.
    Graduate honorees
    ? Dana Doan, valedictorian, North Crowley High School
    ? Kiet Truong, salutatorian, Summit High School, Mansfield
    ? Vy Lam, salutatorian, L.D. Bell High School, Hurst-Euless-Bedford
    ? Diane Lam, salutatorian, Bowie High School, Arlington
    ? Khanh Pham, valedictorian, O.D. Wyatt High School, Fort Worth
    ? Nathalie Nguyen, valedictorian, Allen High School
    ? Van Ton, National Merit Scholar, Garland High School
    ? Hiep Doan, salutatorian, Haltom High School, Birdville
    ? Loan Ha, salutatorian, North Dallas High School
    ? Christine Le, salutatorian, Grand Prairie High School
    ? Vivian Le, salutatorian, Skyline High School, Dallas
    ? Bao Ly, valedictorian, North Dallas High School
    ? Tam Nguyen, salutatorian, Sam Houston High School, Arlington
    Được n2b sửa chữa / chuyển vào 02:48 ngày 22/07/2003
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    19 tuổi, tốt nghiệp ĐH, được học bổng học thẳng tiến sĩ
    Huỳnh Trần Quang Duy (19 tuổi), SVVN tốt nghiệp ĐH Wisconsin, Parkside (Mỹ) loại xuất sắc vừa được hai trường ĐH ở Mỹ là ĐH Wisconsin - Madison và ĐH Maryland - Colege Park chấp nhận cấp học bổng toàn phần (học phí và ăn, ở) để học chương trình tiến sĩ.
    Quang Duy đã quyết định chọn ĐH Maryland - College Park để học lấy bằng tiến sĩ ngành công nghệ phần mềm (khai giảng vào tháng chín tới). Theo những người am hiểu, ĐH Maryland - College Park xếp thứ hai ở Mỹ về công nghệ phần mềm, sau Học viện Công nghệ phần mềm của ĐH Carnegie Mellon. Quang Duy vốn là SV khoa công nghệ thông tin trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM). Bạn mới đoạt giải ba tin học quốc tế tại Hawaii tháng trước.
    Đặng Tươi
    (Theo Tuổi trẻ số ra ngày 17.2.2002)

Chia sẻ trang này