1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt tại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Tigris_Corbetti, 19/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    TRỊNH HỮU CHÂU- PHI HÀNH GIA HOA KỲ GỐC VIỆT ÐẦU TIÊN

    Trịnh Hữu Châu (Eugene Trinh)
    Ngày và nơi sinh: 14- 9-1950, Sàigòn, Việt Nam​
    * Gia cảnh: Con út của ông Trịnh Ngọc Sang, kỹ sư công chánh. Trịnh Hữu Châu cùng với gia đình qua sống tại Pháp từ năm 1953, hoàn tất chương trình trung học tại đây. Chuyển qua Mỹ sống và bắt đầu sự nghiệp. Ðã kết hôn với bà Yvette, một người Việt Nam sinh trưởng tại Pháp.
    * Học vấn:
    Ông đậu bằng cử nhân tại Ðại học đường Columbia thuộc tiểu bang New York, năm 1972, sau đó lần lượt đậu hai bằng cao học (M.S. và M.Ph.) và tiến sĩ về vật lý ứng dụng tại Ðại học đường Yale, tiểu bang Connecticut, lần lượt vào các năm 1974, 1975 và 1978. Sau khi đậu xong bằng tiến sĩ ông đã ở lại Ðại học Yale một năm (1978-1979) để theo học hậu tiến sĩ (Post Doctoral Fellow).
    Vào năm 1979, Tiến sĩ Trịnh đã gia nhập Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ (NASA) - phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (Jet Propulsion Laboratory), viện kỹ thuật California (California Institute of Technology) tại Pasadena, California.
    Trong suốt năm 1979-1980, ông làm việc với tư cách hậu tiến sĩ và đã trở thành thành viên kỹ thuật của phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực vào năm 1980.
    Vào tháng 6-1983, Tiến sĩ Trịnh được cơ quan NASA chọn để huấn luyện làm một chuyên viên sức đẩy cho phòng thí nghiệm không gian 3 (Spacelab 3). Lúc đó ông đã được chọn làm người dự khuyết cho chuyên viên sức đẩy chính là Tiến sĩ Taylor Wang (Trịnh sẽ thay thế Tiến sĩ Wang trong trường hợp ông này không đi theo chuyến bay được). Trong suốt chuyến bay của Spacelab 3, Tiến sĩ Trịnh đã túc trực tại trạm kiểm soát không gian Johnson Space Center ở Houston, để liên lạc với Tiến sĩ Wang và giúp sửa chữa trên quỹ đạo - thí nghiệm hay sửa chữa những gì liên quan đến khoang động lực (Drop Dynamics Module).
    Ông trở thành trưởng nhóm kỹ thuật vào năm 1985 - giữ chức vụ này trong suốt ba năm (1985-1988) - Sau đó trở thành khoa học gia chuyên về nguyên liệu lỏng và động lực lỏng (Fluid Dynamics and Material Sciences) vào năm 1988. Một chức vụ mà ông vẫn nắm giữ cho đến nay.
    Vào tháng 8 năm 1990, cơ quan NASA loan báo Tiến sĩ Trịnh là một trong bốn người được dự bổ cho hai chức vụ chuyên môn về sức đẩy tại phòng thí nghiệm vi trọng lực (Microgravity) của phi thuyền con thoi Hoa Kỳ (United States Microgravity Laboratory - USML - 1). Sau đó ông đã được tuyển làm chuyên viên chính về sức đẩy trong ngành động lực lỏng (Fluid Dynamics). Phòng thí nghiệm không gian USML-1 được phóng vào không gian ngày 25-6-1992, đã ở lại trên quỹ đạo tới 14 ngày (đạt kỷ lục dài nhất từ trước tới nay), ông đã cùng một lúc theo dõi 3 cuộc thí nghiệm về sức đẩy trong chuyến bay này. Trong chuyến bay STS-50 Tiến sĩ Trịnh là một trong những người chính điều khiển và thực hiện những cuộc thí nghiệm về động lực sự rơi của chất lỏng, cũng như kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa trong không gian. Những thí nghiệm này đã thực hiện trong khoang vật lý (Drop Physics Module - DPM), tại phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực.
    Những hoạt động về nghiên cứu của Tiến sĩ Trịnh từ năm 1979 cho đến nay bao gồm rất nhiều lãnh vực liên quan đến vật lý âm hưởng học (Physical Acoustics), động lực lỏng (Fluid Dynamics), nguyên liệu học (Materials Studies), những hệ thống chân không (Vacuum Systems), v.v... Ông là người phát minh những dụng cụ đo lường về trọng lực thấp (Low Gravity) đã được đặt trong phản lực cơ KC-135 của NASA. Trước đó đã là thành viên của ban thiết kế, thí nghiệm về khoa học vi trọng lực (Microgravity Science) cho trạm không gian của NASA.
    Hiện nay hầu hết hoạt động của Tiến sĩ Trịnh đều nhằm vào việc phát triển những kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa cho phòng thí nghiệm và trạm không gian.
    * Tấm lòng yêu nước thầm kín và thiết tha:
    Sau chuyến bay vào quỹ đạo trái đất, Tiến sĩ Eugene Trịnh đã được các đoàn thể, hiệp hội ... thuộc cộng dồng Việt Nam ở khắp nơi trên toàn nước Mỹ mời thuyết trình, những dịp này ông đã cho chiếu một số "slide" về quê hương Việt Nam mà ông đã chụp được trong chuyến bay STS-50, và ông nói: "Tôi nhìn thấy quê hương tôi. Từ trên không nhìn xuống nó hiền hòa làm sao!"
    Sự kiện trên cho thấy "Tiến sĩ Trịnh có tấm lòng yêu nước thầm kín và rất thiết tha." Theo nhật báo Los Angeles Times, một trong các nhà tổ chức những buổi nói chuyện của Tiến sĩ Trịnh với cộng đồng Việt Nam đã nói về Tiến sĩ Trịnh như sau: "Chúng tôi muốn cho các thanh niên Việt Nam biết rằng, hiện nay họ có một vị anh hùng để lấy thế làm tự hào và hãnh diện."
    Tiến sĩ Trịnh Hữu Châu quả là một tấm gương sáng chói cho giới trẻ Việt Nam trong và ngoài nước noi theo.
    * Hội viên của các tổ chức:
    Tiến sĩ Trịnh hiện là hội viên của nhiều tổ chức khoa học, như: Viện Hàng không và Không gian Hoa Kỳ (AIAA) và Hiệp hội Nghiên cứu về Nguyên liệu (MRS). Ông cũng là "Fellow" của Hội Âm hưởng học tại Hoa Kỳ (ASA). Tưởng cũng nên biết, "Fellow" là một hội viên cao quý nhất của Hội Âm hưởng học Hoa Kỳ dành cho những khoa học gia có công về ngành này. Ông hiện đang là khảo sát viên kỹ thuật (Technical Reviewer) cho nhiều báo chuyên nghiệp và tạp chí nổi tiếng, như: The Journal of Fluid Mechanics; The Journal of The Acoustical Society of America; Applied Scientific Research; Chemical Engineering Journal; ASME Journal of Heat Transfer.
    Tiến sĩ Trịnh đã từng đăng tải ít nhất 54 đề tài trên các báo chuyên nghiệp và tạp chí, như: The Journal of The Acoustical Society of America; The Journal of Fluid Mechanics; AIAA Proceedings; European Space Agency Publications; Journal of Crystal Growth; IEEE - IAS Conference Record; v.v...
    Ông đã nhận được 4 bằng phát minh cùng với những đồng nghiệp của ông (Tiến sĩ Taylor Wang, D. Ellerman và A. Croonquist).
    Từ năm 1985 cho tới nay, ông đã nhận được ít nhất 7 phần thưởng Tech. Brief của NASA về sự đóng góp vào chương trình không gian của ông.
    * Hoạt động nghiên cứu:
    Những hoạt động về nghiên cứu của Tiến sĩ Eugene Trịnh có thể chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 1972 đến 1979, trong giai đoạn này ông đã thực nghiệm và khảo cứu vật lý về chất "Plasma", nhiệt động học (Thermodynamics) và vật lý âm hưởng học. Ông đã thâu thập được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm về những hệ thống chân không (Vacuum Systems), sự thoát những chất khí (Gas Dischange) và dụng cụ đo quang phổ (Spectrometric Instrumentation), sự chuyển động của âm thanh tại những tầng số cao độ, chuyển động không thẳng của âm thanh (thí dụ như áp xuất tạo ra bởi sự bức xạ âm thanh) và sự tác động qua lại của âm thanh với những chất liệu thuộc sinh vật học và tế bào sống.
    Giai đoạn thứ nhì từ 1979 tới hiện tại, ông đã và đang bỏ ra rất nhiều thời gian để nghiên cứu những bộ môn khác nhau, như: vật lý âm hưởng học, động lực lỏng và nguyên liệu học. Về bộ môn vật lý âm hưởng học ông đã từng thực nghiệm về những áp xuất tạo ra bởi sự bức xạ âm thanh, kỹ thuật bay bổng trong môi trường IG với trọng lực thấp, và âm hưởng học trong môi trường có nhiệt độ và cường độ cao.
    Về môn động lực lỏng, ông cũng đã nghiên cứu về động lực giao động và xoay vòng của "Free Drops" trong chất lỏng cũng như chất khí. Cũng về bộ môn này, ông đã thực nghiệm sự nhiễu xạ ánh sáng và sự phân tán Raman (Raman Scattering) từ những "droplets" nhỏ li ti, và động lực của những "drops" mang điện từ.
    Về nguyên liệu học, ông đã khảo nghiệm sự cấu tạo hạt nhân, sự kết tinh và hiện tượng đông đặc. Song song với những cuộc khảo nghiệm này, ông cũng bỏ nhiều thời gian để đo lường những bản chất nhiệt vật lý học của những chất liệu ở trạng thái quân bằng hay ở những dạng chảy "under cooled". Thêm vào đó ông cũng nghiên cứu động lực học trong sự cấu tạo hạt nhân của những nguyên liệu ở dạng chảy lỏng khi ở trạng thái bay bổng.
    Tiến sĩ Eugene Trịnh đã có công trong những tiến trình phát triển những dụng cụ kỹ thuật cho những chuyến bay thử nghiệm của NASA vào không gian, phát triển phương pháp định vị trí âm hưởng ở nhiệt độ cao, tự động phân tích những dữ kiện qua màn ảnh, bộ phận có liên quan đến điện từ trường ở trạng thái bay bổng v.v... Ông cũng đã là người phát triển và điều khiển những dụng cụ thí nghiệm trong môi trường trọng lực thấp được thiết kế trong máy bay KC-135 của cơ quan NASA.
    * Tài liệu xuất bản:
    Ngoài những thành tích vượt mức trong lãnh vực nghề nghiệp chuyên môn, Tiến sĩ Trịnh Hữu Châu còn cho phổ biến hơn 35 bài biên khảo trên các tạp chí chuyên ngành về âm học (Acoustic), chất lỏng (liquid), giao động (oscillation), cộng hưởng (resonance), lưu trường (fluid mechanics), vật liệu (materials), v.v..., hơn 18 bài khảo thuật (abstracts) và những bài diễn giảng (conference presentations) có liên quan đến những đề tài kể trên.
    Ðặc biệt ông đã cầu chứng cũng như ấn hành những tài liệu về 11 phát minh và những bài tường thuật về những kỹ thuật mới do ông khám phá.
    -(Trích tuyển tập Vẻ Vang dân Việt - tác giả Trọng Minh)-
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Phần lớn mấy bài viết vừa rồi về Đạt Phan là bằng tiếng Anh, cho nên tôi post thêm một bài khác viết về Đạt Phan bằng tiếng Việt. Bài viết của Nam Lộc.
    ==========================
    Đạt Phan Thắng Độc Diễn Hài "Last Comic Standing"
    - Kết quả của sự phối hợp tốt đẹp giữa Tài Năng, Truyền Thông và Cộng Đồng-
    (VNC) Không ai phủ nhận được sự thành công của Đạt Phan qua chương trình tuyển lựa người "độc diễn hài" (stand-up comedian) hay nhất nước Mỹ của hệ thống truyền hình NBC tổ chức, là do chính tài năng xuất chúng của anh. Tranh đua với cả ngàn người Mỹ, cùng nhiều chủng tộc khác nhau, vượt qua những cuộc thi tuyển trước mặt một thành phần giám khảo toàn là những danh hài quốc tế thượng thặng, và "sống sót" trong nhiều lần đấu trí với bao căng thẳng, lo âu, hồi hộp, nhưng vẫn phải cười và phải làm người khác cùng cườị Người thanh niên 28 tuổi, gốc Việt Nam, đến Hoa Kỳ khi mới vừa chào đời được hai tháng, đã xứng đáng nhận lãnh giải thưởng cao quý cùng những vinh dự và quyền lợi mà hãng NBC đã và đang dành cho anh, sau đêm "đăng quang" được diễn ra trên đài truyền hình NBC vào tối Thứ Ba, mùng 5 tháng 8, 2003 vừa quạ
    Tuy nhiên, yếu tố quyết định mang đến sự thành công, chính là những phiếu bầu do khán thính giả gọi vào qua đường giây điện thoại hoặc trên Internet. Tài nghệ của Đạt Phan chưa được cộng đồng Việt Nam biết đến nhiều, ngoài lớp trẻ mà hầu hết ở lứa tuổi sinh viên, học sinh. Nhưng chính nhờ vào sự để ý và nhắc nhở của các con em, cộng vào lòng quan tâm đến những sinh hoạt cộng đồng, hợp cùng sức mạnh truyền thông, mà những tin tức cũng như thủ tục bỏ phiếu cho thí sinh mang cái tên nguyên thủy Việt Nam là Đạt Phan, trong cuộc thì "độc diễn hài" chung kết diễn ra vào tối Thứ Ba 29 tháng 7, 2003 đã được hàng trăm ngàn người Việt trên toàn nước Mỹ chú ý theo dõị
    Mặc dù không quen biết Đạt Phan, nhưng cá nhân tôi đã tình nguyện tiếp tay để tạo cho anh một cơ hội được người đồng hương biết đến, và dĩ nhiên qua những mẩu chuyện dí dỏm, dựa theo nỗi buồn, vui trong cuộc sống của những gia đình tị nạn, cùng tài nghệ diễn hài duyên dáng, Đạt Phan đã mau chóng chinh phục được cảm tình của các đồng hương người Việt ở khắp mọi nơị Đạt biết rõ điều này và trong cuộc tiếp xúc đầu tiên với chúng tôi ngay sau cuộc thi chung kết vừa chấm dứt, và mặc dù chưa biết kết quả nhưng chính Đạt Phan và gia đình đã tuyên bố là, dù thành công hay thất bại nhưng Đạt tự xem là "kẻ thắng cuộc", vì anh đã nhận được sự yêu thương và hỗ trợ của những người cùng giòng máụ Câu nói thật cảm động.
    Sáng hôm qua, Thứ Tư, mùng 6 tháng 8, 2003, Đạt Phan cùng thân mẫu và các anh chị em trong gia đình, qua làn sóng phát thanh của đài Radio Bolsa, đã trực tiếp ngỏ lời cám ơn toàn thể cộng đồng người Việt tại khắp các tiểu bang đã nồng nhiệt ủng hộ anh, đặc biệt là các đài phát thanh và những cơ sở báo chí Việt Nam.
    Điều đó chứng tỏ rằng trong bất cứ lãnh vực nào, nếu một người có tài, và chịu khó trau dồi nghề nghiệp, cộng thêm với sự hỗ trợ của giới truyền thông, nhất là trong tinh thần đoàn kết của cộng đồng, thì điều gì cũng có thể đạt tới được. Và đó chính là lý do mà tôi cho rằng thành công của Đạt Phan, chính là kết quả của sự phối hợp tốt đẹp và nhịp nhàng giữa Tài Năng cá nhân, sức mạnh Truyền Thông và tình đoàn kết của Cộng Đồng.
  3. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Nữ sinh viên Becky Ho của San Jose tham gia đội ngũ đài truyền hình NBC11
    SAN JOSE, CALI (VTH) ?" Hôm Thứ Sáu NBC11 loan báo tuyển dụng Becky Ho làm tập sự sinh với Emma Bowen Foundation, tổ chức có sứ mệnh tạo cơ hội nghề nghiệp về kỹ nghệ truyền thông cho giới trẻ thiểu số qua chương trình tập trung vào thành quả học vấn, phát triển kinh nghiệm và nghề nghiệp.
    Nữ sinh viên Becky Ho, tốt nghiệp Trường Trung Học Notre Dame ở San Jose, sẽ theo học UCLA kể từ học khóa mùa thu 2003. Cô sẽ được thuê làm việc tại NBC11 trong những năm theo học đại học, làm việc toàn thời gian trong mùa hè và các thời gian nghỉ dài khác trong niên học.
    Linda Sullivan, Tổng Quản Trị và Chủ Tịch NBC11 nói, ?oChúng tôi rất phấn khởi có một phụ nữ trẻ được đào tạo tốt và năng động như thế tham gia đội ngũ chúng tôi. Mục tiêu của chúng tôi ở đây là giúp cô thực hành kiến thức và mở rộng hiểu biết về kỹ nghệ truyền hình trong những năm của cô với chúng tôi ở đây tại NBC 11.?
    Thành công của cô Ho về học vấn và các hoạt động ngoài chương trình niên học là những yếu tố đáng kể để cô được tuyển vào đội ngũ NBC11. Trong thời gian trung học, cô đạt diểm ưu hạng các lớp với GPA 3.85. Cô cũng đoạt các giải CSF Fee Tutor, Yearbook Business Manager, Captain of the Speech and Debate Team. Vietnamese Sisterhood Association... Cô đoạt một số giải như Hoa Hậu Teen Chinatown Princess ở San Francisco, Top Student Award tại Berryessa Chinese School, National Honor Society và California Scholarship Federation Lifetime Member. Kinh nghiệm làm việc của cô: Thành viên của Fashion Board tại Nordstrom và phát ngôn viên của Girls for a Change Project. Cô Ho là con gái của Kenneth và Anne Ho ở San Jose, Cali.
    NBC11 phục vụ thị trường truyền hình San Francisco, Oakland, San Jose. Đài được đánh giá hàng đầu và phát triển nhanh nhất trong thị trường. NBC11 đã thắng nhiều giải vì loan tin địa phương, gồm bảy giải AP, 12 giải Bay Area Press Photographers, tám giải EMMY và giải đáng giá của miền là Edward R. Murrow được trao hàng năm vinh danh các cơ sở truyền thông có thành tích tuyệt vời nhất.
  4. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    copy & paste from VB
    Đạt Phan, Giễu Nhất Nước Mỹ, Tới Quận Cam, Gặp Đồng Bào

    Nhiều Hợp Đồng Truyền Hình Cả Triệu Đô Đang Tìm Tới Đạt Phan
    Quận Cam (Nguyễn Ngân) -- Cùng 16 Hoa Hậu VN trên Thế Giới, anh Đạt Phan, người giễu hài số 1 trên toàn nước Mỹ năm 2003, đã xuất hiện trước sự nôn nao chào đón của hàng ngàn người trong khu Thương Xá Phước Lộc Thọ.
    Đúng 12 giờ 30 trưa, đi sau phái đoàn của các Hoa Hậu Việt Nam đến từ khắp nơi trên thế giới. Đạt Phan bất ngờ hiện ra giữa 1 hàng rào cận vệ dày đặt và bước lên sân khấu đề chào đón hàng ngàn người Việt Nam. Đạt Phan cũng không quên ngỏ lời cám ơn sự ủng hộ của người Việt đối với cuộc thi vào chung kết rất là gay go với 4 đối thủ người Mỹ khác trên truyền hình NBC vừøa qua.
    Sau đó Đạt Phan đã bị hàng trăm người vây quanh xin chữ ký, có người đưa ngay lưng áo để Đạt ký lưu niệm.
    Sau khi chật vật giải tỏa vòng người ái mộ Đạt Phan đã được đưa về đài Truyền hình Saigon TV để phỏng vấn.
    Cùng đi với Đạt Phan, trong gia đình còn có bà mẹ, người mà Đặt Phan rất yêu mến thường xuất hiện trong các câu chuyện anh kể trên sân khấu, Cô Annie H. Nguyễn bạn gái của Đạt hiện đang làm việc cho Đài truyền hình NBC San Diego và người anh ruột là Đức Phan.
    Sau khi được NBC công bố Đạt Phan là: "Người Nói Chuyện Hài Hay Nhất Nước Mỹ Năm 2003," nhiều hợp đồng bạc triệu đã tới tấp được gởi tới. Theo chổ chúng tôi được biết hợp đồng được chính thức đề cập tới là giữa Đạt Phan và Truyền Hình NBC. Số tiền chính xác không được tiết lộ nhưng có lẽ cả triệu đô.
    Niềm mơ ước đầu tiên của Đạt Phan? được hỏi sau khi đoạt giải chính là: "Mua cho bà mẹ một căn nhà, mà trong đó phòng ngủ của bà sẽ nằm cạnh nhà bếp". Vì chính nơi căn bếp nghèo nhà anh, những câu chuyện hài hay nhất nước Mỹ đã được hình thành.
    Anh cũng gởi lời nhắn nhủ với các bạn trẻ: Hãy thực hiện mơ uớc của mình với tất cả lòng hăng say và kiên nhẫn.
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Ngươ?i Việt tranh cư? chức thống đốc California

    Một ứng cư? viên gốc Việt sef tham gia tranh cư? chức thống đốc tiê?u bang California tại Myf, cu?ng với nam ta?i tư? Arnold Schwarzenegger va? nhiê?u ứng cư? viên khác.
    Đó la? ông Vạn Vof, giám đốc đa?i "Sống Trên Đất Myf" tại quận Cam.
    Cuộc bâ?u cư? sef được tô? chức va?o nga?y 7 tháng 10 tới đây.
    Ông Vạn Vof cho Ban Việt ngưf đa?i BBC biết ông quyết định ra tranh cư? chức thống đốc tiê?u bang California la? đê? tranh đấu cho tự do va? nhân quyê?n, cufng như đê? giúp cu?ng cố thêm sức mạnh cho cộng đô?ng ngươ?i Việt nói riêng va? cộng đô?ng Á châu nói chung tại tiê?u bang na?y.
    Ông Vof nói ông tin ră?ng mi?nh sef chiến thắng, va? sef sư? dụng đa?i "Sống trên đất Myf" la?m một phương tiện cho chiến dịch vận động tranh cư? sắp tới cu?a mi?nh.
    Cho tới hôm thứ Ba, có khoa?ng 200 ứng cư? viên hợp lệ cho cuộc tranh cư?, va? tên tuô?i cu?a họ sef được đăng trên các lá phiếu.
    Theo ông Đinh Quang Anh Thái, một phóng viên tại California, tiêu chuâ?n cho các ứng cư? viên la? họ pha?i có được 65 chưf ký cu?a nhưfng cư? tri u?ng hộ họ, va? pha?i đóng một ngân khoa?n 3.500 đôla Myf.
    Nhưfng ngươ?i na?o có được 10.000 chưf ký sef không pha?i đóng khoa?n tiê?n nói trên.
    Được biết với 200 ứng cư? viên, các cư? tri chắc sef mất nhiê?u thi? giơ? đê? tham kha?o va? chọn lựa ngươ?i đại diện cho mi?nh.

    ( theo BBC)
    =====================
    Hy vọng là bà con trong cộng đồng Việt Nam và Á châu ở Cali sẽ ủng hộ cho ông Vạn Võ. Nếu ông Vạn Võ được lên làm thống đốc cũng vẻ vang cho dân Việt và chắc cũng sẽ có những chính sách ưu đãi hơn cho các cộng đồng thiểu số.
  6. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Tác giả phát triển tiếng Việt trong các sản phẩm nhu liệu Microsoft
    Từ năm 1996, Vũ Châu, một chuyên gia nhu liệu người Mỹ gốc Việt làm việc cho Microsoft đã thiết kế chương trình nhu liệu đầu tiên có giao diện tiếng Việt, giúp cho tiếng Việt ngang hàng với các ngôn ngữ khác trên máy điện toán.
    Hồi còn nhỏ, Vũ Châu mê những câu chuyện kể về các kỳ tích và mơ có ngày sẽ ra tay cứu vớt cả thế giới. Lớn thêm chút nữa tuy không còn ôm ấp ước mơ vĩ đại ấy nhưng câu chuyện cứu sao biển luôn nhắc anh làm những việc tốt nho nhỏ. Một trong những việc nho nhỏ ấy là Việt hóa Windows.
    Anh Vũ Châu kể rằng "Cuối thập niên 1980, tôi làm việc tại một công ty nhỏ chuyên sản xuất những công cụ giúp lập trình viên viết được các ứng dụng cho máy tính chạy trên nền IBM PC. Ngay từ hồi đó, tôi đã muốn bổ sung phần hỗ trợ tiếng Việt cho các máy điện toán . Còn công ty nhỏ của tôi về sau đã phát triển thành công ty nhu liệu lớn nhất thế giới, công ty Microsoft. Ở Microsoft, tôi có được cơ hội bổ sung phần hỗ trợ tiếng Việt vào hệ điều hành càng lúc càng trở nên dễ dàng hơn với Windows 3.0 rồi 3.1...".
    Khi Microsoft ra đời vào năm 1975, cả công ty chỉ vẻn vẹn có Bill Gates và Paul Allen, vừa là sếp vừa là lính. Nhưng đến nay, tổng số nhân viên của Microsoft ở cả tổng hành dinh Redmond tại bang Washington lẫn các chi nhánh trên khắp thế giới đã vượt xa con số 10,000. Trong đó, những người gốc Việt làm việc cho Microsoft đã vượt con số 500. Họ đã tham gia vào nhiều công đoạn quan trọng trong thiết kế và kiểm tra các sản phẩm nhu liệu của Microsoft từ thời hệ điều hành Windows 3.1 và trước đó. Thế nhưng sự hiện diện của những cái tên Việt Nam trong Windows 3.1 lại âm thầm, kín đáo đến mức chỉ có những ai hay "vọc phá" các chương trình nhu liệu, thử làm theo các hướng dẫn giới thiệu trên các tài liệu nước ngoài (không có trong phần Help của sản phẩm) mới biết cách nhấn kết hợp các phím và nhấp chuột để có thể làm "nhảy ra"... trang giới thiệu những người thực hiện.
    Anh bảo rằng "Tôi đã có mặt đúng nơi, đúng lúc nên có thể tiếp cận với mọi thứ cần thiết để khởi đầu công việc của mình. Thế nhưng tôi lại gặp rất nhiều trở ngại khi bắt đầu thọc sâu vào cốt lõi của Windows để tạo ra các font chữ. Đó không chỉ là tạo ra một bộ font có các dấu thanh tiếng Việt và một cấu trúc bàn phím gõ dấu để có thể dễ dàng "viết" tiếng Việt. Tôi có thể "lừa" để hệ thống tưởng rằng tôi đang gõ tiếng Anh nhưng thực ra trên màn hình lại hiển thị tiếng Việt. Do lúc ấy tôi đang đảm trách việc toàn cầu hóa trình biên dịch Microsoft C cho thị trường Nhật Bản nên tôi biết rõ vấn đề không chỉ là font chữ và bộ gõ. Điều cốt lõi là làm sao cho máy tính hiểu được mình đang dùng ngôn ngữ nào và ngôn ngữ ấy thuộc khu vực nào để tôi có thể biến giấc mơ hệ điều hành hỗ trợ tiếng Việt trở thành hiện thực".
    Để được thấy giấc mơ của mình hiển hiện, từ đó cho đến năm 1995, Vũ Châu đi khắp Microsoft kêu gọi tích hợp phần hỗ trợ tiếng Việt vào hệ điều hành song không thành công. Suốt thời gian này, nỗ lực của Vũ Châu chỉ ngừng lại ở chỗ sử dụng một phần mềm đánh lừa hệ thống để có thể gõ, hiển thị và in ra được tiếng Việt với một bộ font chữ rất hạn chế và chất lượng... chẳng ra làm sao.
    Đến khoảng giữa thập niên 1990, thị trường máy tính Thái-lan phát triển mạnh nhưng vẫn chưa đủ lớn để Microsoft bắt tay đầu tư vào một phiên bản tiếng Thái cho Windows 3.1. Người có công "đỡ" cho phiên bản tiếng Thái ra đời chính là Paut Sribhibhadh , tổng giám đốc chi nhánh Microsoft ở Thái-lan.. Paut không những góp sức thúc đẩy để Windows hỗ trợ tiếng Thái mà còn là người cố vấn cho Vũ Châu thuyết phục Microsoft đồng ý bổ sung thêm phần hỗ trợ tiếng Việt.
    Tại Redmond, những nỗ lực toàn cầu hóa cho sản phẩm Microsoft ở thị trường Nam Á được đặt dưới quyền Derek Haynes. Vũ Châu kể lại rằng "Tôi gia nhập ngay vào nhóm do Derek làm giám đốc phát triển và cùng với Derek, chúng tôi đã thuyết phục Paul để chúng tôi cùng đi trên đoàn tàu "bản địa hóa" bằng cách bổ sung phần hỗ trợ tiếng Việt trong khi cùng phát triển bản Windows 95 tiếng Thái. Thời điểm này, một nỗ lực quan trọng khác từ ngoài tác động vào Microsoft đã khiến cho việc bổ sung phần hỗ trợ tiếng Việt cho Windows 95 và sau này sang Windows NT trở nên dễ dàng hơn. Đó là tiếng Việt được thêm vào bảng mã Unicode nhờ công của những chuyên gia người Việt ở trong nước và ngoại quốc như (James) Đỗ Bá Phước, Ngô Thanh Nhàn và Ngô Trung Việt."
    Ngay sau khi bản Windows 95 được phát hành, nhóm Vũ Châu bắt tay vào làm phiên bản tiếng Thái trước. Đầu năm 1996, bản tiếng Thái của Windows 95 và Office 98 ra đời và Vũ Châu náo nức muốn thực hiện ngay giấc mơ Việt hóa Windows. Việt Nam không phải là một thị phần lớn trong chiến lược bản địa hóa phần mềm của "ông khổng lồ Microsoft". Do đó, Microsoft chỉ dành một ngân sách hết sức eo hẹp cho dự án phát triển sản phẩm này. Vũ Châu, một công dân Mỹ gốc Việt, được giao làm giám đốc phát triển của Dự án Windows 95 tiếng Việt. Với Vũ Châu, đó là "một bước nhảy vọt". Bởi đây là nhu liệu đầu tiên có giao diện tiếng Việt do một tập đoàn quốc tế thiết kế, điều trước đó chưa bao giờ có và sẽ là tiền đề cho việc phát triển bộ ứng dụng Office 97 tiếng Việt sau này, bây giờ là Office XP tiếng Việt.
    "Tôi trở về Việt Nam lần đầu tiên vào đầu năm 1996 và bắt đầu tìm kiếm những tài năng bản địa cùng tôi Việt hóa Windows 95. Sau nhiều cuộc phỏng vấn, tôi tuyển chọn được hai kỹ sư, trong đó có Nguyễn Quang Huy vừa tốt nghiệp đại học Bách khoa Hà Nội và thạc sĩ Đinh Điền của đại học Khoa học Tự nhiên , Saigon. Chúng tôi cùng ăn, cùng làm việc với nhau suốt mấy tháng ròng để tìm hiểu thật nhanh mọi cấu trúc hoạt động bên trong hệ điều hành Windows và làm cho nó hỗ trợ tiếng Việt. Sau bốn tháng, Windows 95 tiếng Việt được phát hành. Chính tôi cũng ngạc nhiên không hiểu sao chúng tôi có thể hoàn thành công việc nhanh đến thế với một chất lượng cao đến thế !".
    Thế giới nhu liệu bắt đầu chú ý đến quốc gia hình chữ S này khi Windows 95 tiếng Việt ra đời cuối năm 1996, dấu ấn Việt Nam đã được "dập" trên sản phẩm của Microsoft. Điều quan trọng nhất của nỗ lực trả "con sao biển" tiếng Việt vào dòng chảy các ngôn ngữ trên Windows của nhóm Vũ Châu là phần hỗ trợ tiếng Việt giờ đây được tích hợp luôn vào hệ điều hành trong mọi phiên bản Windows tiếng Anh. Người Việt dùng máy tính không cần phải mua phiên bản hệ điều hành dành riêng cho tiếng Việt nữa. - Hoàng Thảo
  7. HaiViSaoLac

    HaiViSaoLac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0

    VB
    Thank USA, chuyện huyền thoại có thật
    Denny Le
    Đây là bài viết đặc biệt dành cho mùa lễ Quốc Khánh
    Hoa Kỳ. Người viết bài này là Denny Le, hiện ngụ tại
    Garden Grove City, sinh năm 1970, định cư tại Mỹ vào Nov/1992
    theo diện HO, nhưng chỉ 3 tháng sau đó, Feb/1993, bị mắc phải căn
    bệnh viêm màng não (Meningitis disease) và đã trải qua 10
    năm điều trị, 10 lần giải phẫu.
    Giống như một chuyện thần thoại mà có thật, tôi đã
    được cứu chữa từ A đến Z trong 10 năm qua (1993-2003)
    và đã trải qua đến 10 lần giải phẫu: 5 lần trên đâù,
    3 lần ở xương sống, 1 lần trước ngực và 1 lần giải
    phẫu cấy tế bào tai (cochlear implant) để phục hồi thính
    giác và giờ đây, tôi đã được bình phục gần như hoàn
    toàn: đã rời bỏ chiếc xe lăn và chiếc gậy 4 chân mà
    tôi cứ tưởng rằng phải xài nó cho đến hết cuộc
    đời.
    Sau đây là những gì đã xảy ra với tôi trong 10 năm vừa
    qua.
    *
    Tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên nhức
    đầu trong những ngày cuối năm 1992 khi vừa đến Mỹ.
    Đến 2/1993 thì tôi ngã bệnh. Triệu chứng đầu tiên
    là 2 mắt trở nên loà rất nặng (blur), phải nóí là tầm
    nhìn chỉ còn dướí 45% mà thôi. Chỉ một hôm sau đó là
    tôi bắt đầu ói mửa và bất tỉnh trong nhà. Gia đình
    tôi phải gọi 911 để đưa tôi đến emergency tại bệnh
    viện Fountain Valleỵ
    Tại phòng emergency, Dr. Michael Finese, một bác sĩ khoa thần
    kinh (neurologist) và cũng là bác sĩ chăm sóc cho tôi lúc
    đó đã đưa tôi đi chụp hình MRI ở trên đầu để xác
    định nguyên do.
    (MRI: Magnetic Resonance Imaging) là một máy quang tuyến hiện
    đại nhất hiện nay dùng để chụp các vị trí bên trong
    cuả não bộ, thời gian chụp là một giờ, vì vậy, giá
    tiền hiện nay cho một lần chụp MRI là từ $9,000.00 đến
    $11,000.00 US.
    Sau khi xem film MRI xong, bác sĩ cho gia đình tôi biết là
    tôi đang bị viêm màng não. Khối viêm nằm phiá sau hai
    mắt, ngay tuyến yên (pituitary gland). Chính khối viêm này
    đã đè lên dây thần kinh mắt làm hai mắt của tôi bị
    loà, và nó thường tiết ra nhiều nước làm tăng áp
    suất trong não lên khiến cho tôi bị hôn mê và ói mửa.
    Ngay lúc đó, bác sĩ cho gia đình tôi biết cần phải đưa
    tôi đi giải phẫu trên đầu để lấy bớt nước ra là
    điều cần phải làm trước tiên, và gia đình tôi đã
    đồng ý đưa tôi đi giải phẫu.
    Cuộc giải phẫu được tiến hành ngay hôm sau trong lúc
    tôi vẫn đang hôn mê tại emergency room. Trải qua 5 giờ giải
    phẫu để rút bớt nước trong não ra, tôi tỉnh lại và may
    mắn là không có điều gì ruỉ ro xảy ra, nhưng cuộc giải
    phẫu chỉ tạm ngăn chặn nhữu.ng gì nguy hiểm cấp thời,
    chứ không hoàn toàn tiêu diệt được vi trùng cuả căn
    bệnh viêm màng não. Sau đó, Fountain Valley Hospital đã
    chuyển tôi sang bệnh viện UCI Medical Center để bác sĩ ở
    UCI tiếp tục tìm cách điều trị tận gốc.
    Vào Mỹ tháng 11-1992 tôi chỉ được medical tạm thời là 8
    tháng, sau đó đã hết hạn vào tháng 6/1993. Tôi lúc đó
    đã may mắên đượĩc hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tai
    Orange County giúp đỡ xin được medical vĩnh viễn dành cho
    người tàn tật. Sau khi đã đượĩc cấâp medical, tôi
    được nhận vào bệnh viện UCI medical center vào đầu
    tháng 8/1993 để được tiếp tục điều trị. Tôi đã
    được một nhóm bác sĩ thần kinh trực tiếp điều trị
    từ 8/1993 đến 11/1995 và đã lần luọt trải qua thêm
    tấât cả 8 lần giải phẫu tại UCI: 4 lần trên đầu, 3
    lần sau lưng (xương sống), và một lần ở trước ngực.
    Sau đây là cách làm từng bước một để cứu tôi thoát
    khỏi căn bệnh viêm màng não cuả các Neurologists/UCI:
    - Bước một: Họ đưa tôi đi giải phẫu để đặt một
    ống chuyền thuốc tên là IV (Injecting vein) từu. bên ngực
    phải đi thẳng sâu vào động mạch chính của tim để
    thuốc khi truyền vào, tim sẽ phân chia ra cho toàn cờ thể.
    - Bước 2 họ đưa tôi đi giải phẫu để đặĩt một ống
    chuyền thuốc nằm sau lưng, ống tên English gọi là
    Reservoir. Ống reservoir được đặt nằm dưới lóp da lưng
    có 2 chân ghim thảng sâu vào xương sống đến tận tuỷ
    sống: (spinal cord) Đây là một bước khó khăn và tôi đã
    phải trải qua 3 lần giải phẫu xường sống để hoàn tất
    ống reservoir này.
    Sau khi ống Reservoir đã ổn định, bác sĩ trưởng nhóm
    Bill Muller bắt đầu thử nghiệm tùng bước như sau: họ
    chích một loại nước có màu đặc biệt vào ống Reservoir
    (loại màu đặc biệt này dùng để hướng dẫn máy Cat
    Scan: là một loại X-ray dùng để chụp hình trên đâù
    nhưng thời gian chụp chỉ từ 15 đến 20 phút). Sau đó các
    bác sĩ đã theo dõi sự di chuyển cuả chất nước maù
    trong tuỷ sống qua máy Cat Scan, và đúng như dự đoán,
    chất nước có màu đặc biệt này đã di chuyển lên tới
    não bằng đường tuỷ sống.
    - Bước 3: Sau đó, họ bắt đầu chích thuốc trụ sinh để
    diệt vi trùng viêm màng não thẳng vào ống reservoir,
    đồng thờu.i phối hợp truyền thuốc vào ống IV nằm
    trước ngực và cả thuốc viên uống trực tiếp bằng
    miệng hàng ngày.
    Được 3 tháng sau, thì 2 tai cuả tôi không còn nghe gì nữa
    và cơ thể tôi bắt đầu bị phản ứng cuả thuốc rất
    nguy ngập. Ngay lập tức các bác sĩ đã phải cho tôi nhập
    viện trở lại để điều trị, vì qua một thời gian chích
    thuốc trụ sinh mạnh, khả năng miễn nhiễm (autoimmune) cuả
    tôi xuống thật thấp, chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng
    đủ làm nguy hiểm đến tính mạng.
    Sau khi nhập viện xong, từ 4/1994 cho đến tháng 10/1995,
    tôi đã trải qua thêm 4 lần giải phẫu trên đầu để rút
    bớt nước ra và đã được cứu thoát hiểm một trong
    4 lần giải phẫu đó. Sau cuộc giải phẫu đầu tháng
    9/1994 trong lúc rút nước ra, tôi đã bị xuất huyết trong
    não và hoàn toàn mê man, gia đình tôi đã đi mua đất
    trong nghĩa trang dành sẵn cho tôi. Vậy mà nhờ sự chăm
    sóc của các y sĩ, đến đầu tháng 10/1994 tôi tỉnh lại.
    May mắn cho tôi là chính vị bác sĩ Dr. Thomas Chappell (một
    professional neuro-surgeon hàng đầu cuả UCI hopital) đã cúu
    tôi trong suốt thời gian hơn một tháng hôn mê nằm tại
    special care/Emergency room/UCI Dr Chappell, chính ông đã gắp ra
    những cục máu nằm trong não và ông đã có sáng kiến
    là đặt một ống dẫn nước từ trên đầu tôi đi dọc
    theo lưng vào trong bao tử (ống có tên y khoa là Shunt).
    Sau 4 lần mổ đó, tôi không còn bị tình trạng nước ứ
    đọng trong não nữa. Sau này gặp lại vị bác sĩ đã cứu
    sống tôi, Dr Thomas Chappell, ông có nóí rằng "suốt hơn 20
    năm qua thực hiện nhiều ca mổ cho rất nhiều bệnh nhân,
    tôi chưa bao giờ mổ 2 lần cho một bệnh nhân, ngoại trừ
    cái case cuả Denny." Thật vậy, Dr Chappell đã mổ cho tôi
    đến 3 lần.
    Hiện nay, kỷ niệm mà tôi tôi vẫn còn có một mảnh đất
    sinh phần nhỏ tại Làng Vĩnh Phúc (Làng Vĩnh Phúc một
    nghiã trang Vietnam tại Manchester memory Park) do mẹ tôi mua cho
    tôi vì gia đình tôi sợ ràng tôi sẽ không qua được nguy
    hiểm trong một tháng hôn mê đó.
    Đến 11/1995 (cũng là trong dịp lễ Thanksgiving day) thì các
    bác sĩ đã vui mừng cho biết tôi đã thoát được căn
    bệnh viêm màng não nguy hiểm này. Một điều vui mừng mà
    không phải riêng tôi và gia đình, mà hầu như tất cả các
    bác sĩ, y tá cuả khoa thần kinh (Neurology care) đều vui
    mùng, vì họ đã thành công sau 3 năm điều trị cho tôi.
    Thoát chết vì viêm não, nhưng tôi lại phải đối diện
    với cuộc sống mờí đầy khó khăn và buồn tủi là chỉ
    ngôì và di chuyển trên chiếc xe lăn. Sở dĩ có hậu quả
    này là vì :
    1/ 2 tế bào xoắn ốc (cochlear) bên trong hai tai bị chết
    vì thuốc trụ sinh và tôi vỉnh viễn mất luôn thính giác.
    2/ Thuốc đã ảnh hưởng đến toàn bộ tuyến nội tiết
    (endocrine) khiến cơ thể bị rối loạn, không sản xuất
    hormone nam tính (testosterone), hormone tăng trưởng tên English
    gọi là IGF-1: Insulin Growth Factor-1, và cơ thể cũng không
    hấp thụ được calcium làm cho xương của tôi rất yếu và
    dễ gãy, vì vậy tôi cứ như một người ở vào lứa
    tuổi 70: tóc rụng, da nhăn, không đi hay chạy được, chỉ
    dùng xe lăn để di chuyển và tệ hại nhất là tôi đã
    nặng đến 190 lbs (trước khi bệnh, tôi chỉ nặng 132 lbs
    mà thôi).
    Bác sĩ gia đình cuả tôi, Dr. James Obrien (một professional
    medicine doctor tại internal clinic) biết được tình trạng
    này, và ông đã chuyển tôi qua khoa nội tiết (Endocrinology
    care) để họ tìm cách điều trị cho tôi
    Các endocrinologists bắt đầu tiến hành 2 cuộc thủ nghiệm
    để xác định rõ nguyên nhân như:
    1/ thử nước tiểu trong một ngaỳ (urine 24g).
    2/ họ truyền protein vào trong máu cuả tôi, và sau đó rút
    máu ra làm 5 lần / mỗi lần cách nhau 1g để đo lường
    lượng hormone được sản xuất ra trong máu.
    Sau khi thử nghiệm và xác định rỏ nguyên do, các bác sĩ
    cuả khoa nội tiết bắt đầu điều trị cho tôi như sau:
    1/ cho tôi uống thuốc để thay thế toàn bộ hormone trong
    cờ thể (hormone replacement)
    2/ Chích một loại hormone nam tính một tháng một lần
    (Testosterone depo 200mg)
    3/ Chích hormone tăng trưởng: Growth Hormone Factor (Genotropin
    miniquick 0.2mg) cho mỗi ngày.
    Phải mất tới 3 năm sau đó (1998) thì tôi mới dần
    dần bình phục. Lúc đó, tôi đã có đầy đủ sức khoẻ
    để rời khỏi chiếc xe lăn và cây gậy 4
    chân mà tôi cứ tưởng như phải xài nó cho đến hết
    cuộc đời còn lại.
    (còn tiếp)
  8. HaiViSaoLac

    HaiViSaoLac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Sau 10 năm được điều trị để khỏi bệnh viêm màng não,
    tôi chỉ mới 33 tuổi. Tuy đã lành bệnh, nhưng tôi hoàn
    toàn mất đi thính giác.
    Trong lần tái khám gặp bác sĩ James Obrien theo định kỳ
    trong tháng 8/1t998 tôi đã xin bác sĩ James giúp cho tôi đi
    học để có một cờ hội trở thành một con người hữu
    ích cho xã hội. May mắn cho tôi, người bác sĩ giàu lòng
    nhân aí đó đã trực tiếp liên lạc vói trường Santa Ana
    College để đưa tôi vào kịp cho muà Fall semester, 9/1998.
    Sau khi đăng ký vào trường Santa Ana college, là một sinh
    viên mất thính giác, tôi đã được học các môn:
    Lipreading (học cách nhìn miệng), 2 là speech of strategy (cách
    nói chuyện sảo cho nguoì ta không biết mình bị điếc), 3
    là Sign language (học cách ra dấu bằng tay) và cuối cùng
    là ESL, một ngôn ngủ thứ 2 cho tôi (English second language).
    Năm 2000, sau khi học xong 4 semesters tại trường, tôi được
    counselor là bà Dorothy và bà Karen Winle (supervisor) đã
    hướng dẫn cho tôi cách học theo ngành lựa chọn, đó là
    ngành computer programming mà tôi thích và trường Santa Ana
    College/ Rehabilitation center đã trang bị và hướng dẫn cho
    tôi đầy đủ nhũng gì cần thiết để học và phục vụ
    trong cuộc sống cuả tôi như: một TDD telephone (Telephone
    Device Deaf) do hãng Pacific Bell đem đến gắn tại nhà miễn
    phí: TDD phone này giống như là một computer nhỏ có màn
    ảnh (screen) để đọc chữ và phím (keyboard) để đánh
    máy, khi tôi cần gọi bất kỳ ai (chỉ trong USA-và dùng
    English mà thôi) thì tôi chỉ việc đánh lên phím số phone
    cuả CRS (California Relay Service phục vụ 24/24), và CRS operator
    sẽ giúp tôi quay số (dial) số phone mà tôi muốn gọi, và
    operator sẽ là người trung gian để dịch (translate) từ tôi
    sang người kia, và đánh máy dịch trờ ngược lại cho tôi
    đọc khi được bên kia trả lời. (dĩ nhiên là CRS sẽ giải
    thích cho người bên kia hiểu về relay service và hầu như
    bất cứ tiểu bang nào trong USA cũng đều có chương trình
    relay service này). Nhờ vậy, tôi đã không còn phụ thuộc
    vào sự giúp đỡ cuả những người xung quanh trong gia
    đình khi cần gọi phone.
    Vì tôilà học sinh tàn tật (disabled student), và qua sự
    giúp đỏ Supervisor, Ms Karen Winkle, tôi được hãng Pacific
    Bell đến mở một đường line riêng tại nhà để xài
    riêng cho TD telephone và computer với giá thấp nhất,
    $7.99/month (flat rate).
    Về việc đi lại trong Orange County như đi học, đi bệnh
    viện, đi đến Gym để tập thể dục và ngay cả đi chơi
    hay đi shopping tôi cũng được trợ giúp đặc biệt. Qua
    sự hướng dẫn cuả nhân viên social worker (Social Service
    Agency) trong quận Orange county, tôi được hãng xe bus OCTA
    access (Orange County Transportation Authority, một hãng xe bus có
    hệ thống xe đặc biệt dành chuyên chở người già và
    tàn tật trong Orange county) đưa đón đi bất cứ nơi nào
    trong quận và bất cứ lúc nào. Loại xe này đưa đón rất
    đúng giờ: chỉ cần gọi xe OCTA access trước từ một
    đến 7 ngày là OCTA access coordinator sẽ schedule để phục
    vụ, $1.70/ cho mỗi chuyến xe, trường họp cần đi Emergency
    khi đau bệnh, thì không cần gọi 911, mà gọi OCTA
    access-medical backup, là xe sẽ đến trong vòng 5 phút để
    đưa mình đi với giá biểu $7 mà không cần book (đặt) trước.
    (nếu quí vị nào cần biết thêm chi tiết, xin gọi OCTA
    access 877-628-2232 sẽ có đầy đủ tin tức cho quí vị)
    Tôi cứ tưởng cuộc đời cuả mình sẽ như vậy mãi trên
    đất Mỹ, nhưng 4 năm sau đó, trong lần gặp bác sĩ James
    Obrien để tái khám theo định kỳ vào đầu Jan/2002, bác sĩ
    James cho biết: bệnh viện UCI có thể cấy lại tế bào
    cochlear trong tai cuả tôi để phục hồi thính giác sau hơn 8
    năm đã mất.
    Tôi được Dr James chuyển sang ENT clinic (ear-nose-throat), và
    lần luọt trải qua rất nhiều thử nghiệm từ 2/2002
    đến 1/2003 để xác định nguyên nhân bị mất thính
    giác. Sau đó, tôi được chọn đi trồng lại tế bào xoắn
    ốc trong tai (candidate for cochlear implant)
    Dr Jack Shohet (một bác sĩ chuyên trồng tế bào tai và cũng
    là người giảng viên chuyên đào tạo các bác sĩ thực
    tập tại UCI medical hospital) sẽ trồng tế baò cochlear cho
    tôi. Dr Shohet cho biết: tất cả chi phí trong case cuả tôi
    là $65 ngàn dollars, vì vậy, tôi phải được Cal-Optima (là
    một hãng cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế cuả tiểu bang
    California) chấp thuận thì tôi mới được đi cấy, còn
    không thì tôi phải chịu điếc suốt đời.
    Từ năm 1993 cho đến 2003, số tiền chi trả: thuốc men,
    tiền mổ, tiền phòng cho tôi.v.. v. đã lên tới đơn vị
    hàng triệu dollars. Vì vậy, bác sĩ Shohet đã không chắc
    ràng tôi sẽ được chấp thuận cuả Cal-Optima. Nhưng, rất
    may mắn là qua sự can thiệp cuả các bác sĩ cuả các khoa :
    thần kinh (Neurology), ENT (tai muĩ họng), endocrinology (khoa
    nội tiết) và Dr James Obrien (bác sĩ gia đình) đã làm
    đơn xin cho tôi, vì vậy, chỉ trong vòng 3 tuần lễ sau là
    tôi được Cal-optima chấp thuận chi trả toàn bộ chi phí
    cho cái case trồng tế bào tai cuả tôi.
    Tôi được nurse thông báo ngày đi mổ là: Feb 4th, 2003
    cũng là ngày mồng 4 Tết âm lịch 2003 cuả người Á châu,
    lúc 6g sáng tại UCI hospital. Trải qua 2 giờ giải phẫu để
    trồng lại tế bào xoắn ốc trong tai (cochlear implant), tôi
    được Dr Shohet cho về nhà sớm hơn dự định, và 3 tuần
    sau đó, tôi trở lại để đeo một máy: Speech processor,
    cũng là máy kích thích não (brain stimulating) và ENT clinic
    đã chuyển tôi qua Audiology care để được một audiologist
    là Dr Sharon Fujikawa đeo máy và điều chỉnh máy (adjustment)
    để kích thích não một tháng một lần sau hơn 8 năm
    mất thính giác.
    Tính đến nay, tôi đã và đang điều chỉnh thính giác
    được 3 tháng rôì (Mar/2003 cho đến nay) và đã nghe lại
    được khoảng 50%. Tôi đã không còn gặp khó khăn mỗi khi
    trò chuyện với mọi người.
    Dr Fujikawa cho biết :Tôi sẽ vẫn còn đeo máy kích thích tai
    và não cho đến khi nào tôi nghe được hoàn hảo nhất,
    tức là sẽ có một thính giác gần như là bình thường:
    trò chuyện, nghe nhạc, gọi phonev.. v... và ngay cả phân
    biệt được giọng noí cuả những người thân trong gia
    đình (familiar sound).
    Qua sự liên lạc với bạn bè trên computer, tôi đã gặp
    lại cô giáo cũ cuả tôi cách đây 22 năm về trước lúc
    còn ở Vietnam, cô Vũ Phường Tần. Sau khi nghe xong nhũng gì
    đã xảy ra với tôi trong 10 năm qua, cô rất là xúc động.
    Chính cô nói cô đã thầm cảm ơn trời phật đã che chờ
    cho tôi, cảm ơn nước Mỹ và những vị bác sĩ lỗi lạc
    giàu lòng nhân ái đã cúu tôi và đã tạo cho tôi một
    tường lai sáng lạn hơn cho quảng đời còn lại.
    Điêù tôi và gia đình vui sướng nhất, không phải tôi
    được cứu sống trong lần mổ đầu đầy nguy hiểm trong
    tháng 9/1994, mà chính là vì các bác sĩ đã mang lại cho
    tôi có một sức khoẻ để rờì bỏ chiếc xe lăn và cây
    gậy 4 chân mà sau một thời gian dài tôi phải xài nó. Còn
    nhớ thời ngồi trên xe lăn, tôi cứ tự trách các bác sĩ
    là tại sao cứu sống tôi làm gì để tôi phải sống một
    cách buồn tủi trên chiếc xe lăn.
    Nhà văn Nguyễân Ngọc Ngạn có nói "mọi vật trên đờì
    này đều đã có một con số riêng cho nó như căn nhà,
    chiếc xe, chìa khóa và ngay cả đôi giày cuả các bạn đang
    mang dưới chân cũng có một con số cuả nó, thế thì con
    người ta cũng có riêng một con số thôi".
    Được sống trên đất nước Mỹ đã là một phần số
    tốt căn bản nhất.
    Như là một giấc mơ, nước Mỹ với nền y khoa văn minh
    nhất trên thế giới và các bác sĩ giỏi đã cứu tôi và
    đã tạo cho tôi một tương lai mới. Nước Mỹ thật đúng
    là quê hương thứ hai cuả tôi và toàn thể người dân
    Viet nam đang sống tại đây.
    Chúc tất cả quí vị sống vui, khoẻ và hạnh phúc.
    Denny Lê
    Được haivisaolac sửa chữa / chuyển vào 23:59 ngày 22/08/2003
  9. Tigris_Corbetti

    Tigris_Corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Trần Dũ và bài học cho người trắng tay trên đất Mỹ
    Mới đây, nhóm phóng viên của tờ báo Mercury News đã đặt ra câu hỏi: Ai là người Việt Nam giàu nhất ở Mỹ? Và một trong những người đứng đầu danh sách này là Trần Dũ, từng nhận giải thưởng Doanh nhân thành đạt nhất năm 1990 do chính quyền Mỹ trao tặng. Tài kinh doanh của Trần Dũ không chỉ nổi tiếng ở Mỹ mà còn ở nhiều nước khác, chính ông đã tạo lập ra một khu thương mại Việt Nam nổi tiếng Siêu thị Sài Gòn Nhỏ (Supermarket Little Saigon).
    Trần Dũ sinh năm 1941, trong một gia đình nghèo ở làng Văn Cơ, tỉnh Sóc Trăng. Học đến lớp 3, ông phải bỏ dở để ra đời kiếm sống nuôi gia đình bằng những mẹt kẹo và bán báo rong trên các đường phố.
    Sớm bươn chải với đời, lớn hơn chút nữa, ông đã có cái nhìn "khôn ngoan" hơn về cuộc sống thương trường. Ông mạnh dạn đặt quan hệ làm ăn với các thương nhân buôn hàng từ Sài Gòn về Sóc Trăng. Dần dần ông có một số vốn khấm khá hơn, và mở rộng địa bàn hoạt động về Chợ Lớn - Sài Gòn.
    Ngày đó, cái tên Nguyễn Tấn Đời - Giám đốc hệ thống ngân hàng Tín Nghĩa - nổi tiếng khắp đất Sài Gòn, được mệnh danh là ông "vua" ngân hàng. Gặp được Trần Dũ, chẳng khác bắt được "ngọc trong đá", Nguyễn Tấn Đời đã lập tức cất nhắc Trần Dũ làm giám đốc thương mại ngân hàng giúp Tín Nghĩa trở thành một quyền lực tài chính tại Chợ Lớn, một lãnh địa từng được xem là bất khả xâm phạm của giới thương nhân Hoa kiều.
    Mặt hàng thịnh hành thời bấy giờ là xe đạp. Nhìn thấy tương lai xa hơn từ chiếc xe đạp, Trần Dũ lập ngay một xí nghiệp sản xuất xe đạp. Thời điểm trước năm 1975, đã có lúc xưởng sản xuất xe đạp của Trần Dũ đã xuất tới 10.000 chiếc xe cho nhiều cơ quan công sở Sài Gòn.
    Sau giải phóng, ông làm Giám đốc Công ty Sản xuất xe đạp Chiến Thắng, rồi lại chuyển sang Mỹ định cư cùng gia đình tại San Diego, nam Califomia.
    Với trình độ học vấn lớp 3 trường làng, sống trên đất Mỹ quả là "họa vô đơn chí". Dù từng là doanh nhân tiếng tăm Sài Gòn, nhưng chưa giải được một con toán phân số, lại thêm cái "vốn" tiếng Anh bập bẹ thì hy vọng lập nghiệp thế nào trên đất Mỹ.
    Đấy là điều người ta nghĩ, còn Trần Dũ vẫn đến trường học tiếng tại một nhà thờ, vẫn thi đậu đại học ngành kỹ sư điện để làm anh thợ tầm tầm sữa chữa ti vi ở một cửa hàng điện tử. Chỉ một thời gian cửa hàng này làm ăn thất bát, Trần Dũ thất nghiệp.
    Túng quẫn, cái vốn "khôn ngoan" thương trường bấy lâu đã được đem ra thi thố. Ông bắt đầu từ ông việc khá đơn giản, mua rau cỏ từ các nhà buôn, đem bán cho các nhà hàng, tiền kiếm được đủ nuôi một vợ và sáu con và dành một chút đỉnh làm vốn.
    Từ số vốn ít ỏi này, vay mượn thêm bạn bè, ông thành lập một công ty nhập khẩu mang tên VANCO, cái tên ghi nhớ nơi chôn nhau cắt rốn của mình (làng Văn Cơ), chuyên mua buôn và bán lẻ dầu ăn.
    Lúc mới thành lập, VANCO phải đi thuê một nhà kho đề chứa hàng. Nhưng sau đó người chủ nhà một mực đòi tăng giá, ông chạy vạy mượn tiền mua đứt khu nhà. Vận may đến, giá nhà đất tăng vọt, bán sang tay kho hàng, ông trúng lớn. Nắm lấy cơ hội đó, chuyển sang kinh doanh địa ốc, ông đã tạo dựng được một sản nghiệp lớn, được xếp vào hàng "có máu mặt" trong giới kinh doanh bất động sản. Tại California, Trần Dũ còn lập ra một khu thương mại Việt Nam, nổi tiếng nhất là Siêu thị Sài Gòn nhỏ (Supermarket Little Saigon).
    Cơ quan công quyền, đoàn thể, giới doanh nghiệp Mỹ đã gọi Trần Dũ là tấm gương sáng cho những người nhập cư tay trắng, một "bài học Trần Dũ".
    Tháng 5/1991, nghị sĩ Robert K. Doman đã thay mặt Nghị viện Mỹ trao tặng Trần Dũ Giải thưởng Doanh nhân thành đạt nhất năm 1990 tại Mỹ. Nhiều tờ báo có uy tín ở Mỹ đã viết bài giới thiệu Trần Dũ với công chúng Mỹ.
    Riêng Đài Truyền hình Nhật Bản đã phải bỏ ra một số tiền khá lớn để thu thập tài liệu, thông tin về Trần Dũ để giới thiệu với các doanh nhân trong nước về kinh nghiệm trên thương trường. Ngay sau đó, phái đoàn Thương mại Mỹ đã mời Trần Dũ đi thăm châu Á tìm cơ hội hợp tác thương mại, thực chất là làm cố vấn cho đoàn.
    Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ông tâm sự, ước nguyện của ông là trở về đầu tư kinh doanh tại quê hương. "Tôi sẽ đem phân nửa gia tài của tôi để xây dựng trường học, bệnh xá, góp phần vào việc đưa văn hóa và y khoa tới tận những thôn, xóm hẻo lánh".
  10. HaiViSaoLac

    HaiViSaoLac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    [hvsl]Bài viết này được đăng trên trang nhất tờ OC Register, tôi tạm dịch lại, nếu có chổ nào không trôi chảy thì xin các bạn bỏ qua.
    link to OC Register[/hvsl]
    GIA ĐÌNH ĐOÀN TỤ
    [​IMG]
    GẶP MẸ: Phạm Phương 36 tuổi, bên phải, đoàn tụ với chồng
    là Phi Hội hôm thứ Ba, bên trái, và con gái Phi Hà 12 tuổi, thứ hai từ
    bên trái, và Phi Quỳnh 7 tuổi tại phi trường quốc tế Los Angeles. Chị
    Phạm đã bị lừa đi làm lao công nô lệ (slave labor) ở American Samoa.
    BRUCE CHAMBERS,
    THE ORANGE COUNTY REGISTER
    Ba tiếng đồng hồ.
    Đối với Pham Phương, 36 tuổi, sự chờ đợi là nỗi hành hạ, ngay cả sau bốn năm một tháng
    "Chúa ơi, đây có lẽ là thời gian dài của tôi," người phụ nữ sống ở Garden Grove đã nói như vậy hôm Thứ Ba trong lúc gõ nhẹ những ngón tay lên thành vịn tại phi trường quốc tế Los Angeles, chờ đợi để đoàn tụ với gia đình.
    "Tôi không biết mấy đứa con gái của tôi sẽ cảm giác ra sao khi chúng gặp lại tôi?" chị Phạm nói. Trái tim của chị như muốn nhảy ra ngoài mỗi khi chị nhìn thấy chúng.
    Chồng chị Phạm và hai dứa con gái nhỏ đang bay đến từ một làng nhỏ bên ngoài Hà Nội để bắt đầu một cuộc sống mới với chị ở Orange County. Chị đã rời xa họ vào tháng Bảy năm 1999 để làm thợ may trong một công xưởng ở American Samoa.
    Điều không ngờ được đó là một cuộc chia cách dài lâu như vậy.
    Nhưng đó là sự thật khi chị Phạm và khoảng 264 công nhân may mặc khác, hầu hết là người Việt Nam, trở thành những người bị mắc bẫy trong một vụ buôn người quốc tế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
    Bây giờ sự việc được sáng tỏ, 19 nạn nhân vụ lừa gạt sống tại Orange County đã chờ để đoàn tụ với gia đình. Hôm thứ Ba, chị Phạm trở thành người đầu tiên trong số 19 người sẽ đoàn tụ với gia đình chị, họ sẽ sống luôn với chị tại Garden Grove.
    Sự chờ đợi của chị kết thúc vào lúc 2 giờ chiều, khi mặt chị đổi từ trắng bệt thành sự vui mừng.
    Chị thốt ra một tiếng "Ồ" khi điểm được chồng chị, anh Phi Hội 46 tuổi, bận chiếc áo trắng quần nâu, đẩY chiếc xe chất đầy với hai cái vali và ba túi xách tay.
    Con gái chị, Phi Ha 12 tuổi, và Phi Quỳnh 7 tuổi, bận giày mới, quần jeans, áo thêu, và đội mũ đi nắng.
    Chị Phạm ôm chặt con gái và xiết chặt chồng một người nông dân của làng (huyện) Thái Bình ở miền Bắc Việt Nam.
    Kiệt sức từ chuyến bay đầu tiên trong đời, Ha và Quynh có một chút né tránh người phụ nữ vận quần jeans áo *bí* (casual) bảo là mẹ chúng.
    Chị Phạm quỳ xuống nhìn vào khuôn mặt đứa con gái nhỏ nhất.
    "Con có biết tôi là ai không?" Chị hỏi.
    "Không," Quỳnh nói.
    Anh Phi nhìn có vẻ mệt nhưng phấn chấn từ chuyến đi 18 tiếng.
    "Tôi rất hạnh phúc được gặp lại vợ tôi," anh nói
    Anh Phi dự định bắt đầu kiếm việc làm. Trong khi đó, chị Phạm sẽ nuôi cả nhà bằng cách làm việc tại một tiếm móng tay ở Irvine, chỗ mà chị thu nhập được không tới $1.000 mỗi tháng.
    Ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn bắt đầu từ khi một công ty Đại Hàn có tên là Daewoosa Samoa Ltd. dụ dỗ nhưng người thợ may mặc Việt Nam như chị Phạm với lời hứa kiếm được $2,60 mỗi giờ .
    Đó là quá ít hơn nhiều so với $5,15 mức lương tối thiểu ở lục địa Mỹ, nhưng là vàng so với 10 xu một giờ một người lao động trung bình ở Việt Nam làm được.
    Cho nên tháng Bảy năm 1999, chị Phạm hôn chồng con tạm biệt và đi đến American Samoa, một lãnh thổ bán tự trị U.S. cách khoảng 5.000 miles từ lục địa Mỹ.
    Chị tưởng chỉ ở đó chừng cao nhất là hai ba năm thôi.
    Cả nhà đã đem đất đi cầm để trả $5,000 để đi làm cho Daewoosa. Tại xưởng, những người phụ nữ sản xuất quần áo với cái mạc "Made in the USA" cho cửa hàng J.C. Penny.
    Họ chỉ được cho gạo và nước để ăn uống và bị bắt buộc phải làm việc những ngày 12 đến 14 tiếng.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này