1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt tại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Tigris_Corbetti, 19/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HaiViSaoLac

    HaiViSaoLac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0

    (tiếp theo)
    [​IMG]
    CÓ NHỚ MẸ KHÔNG? Phạm Phương, bên phải, doàn tụ với
    con gái Phi Quynh 7 tuổi hôm thứ Ba sau bốn năm chia cách bắt đầu
    từ khi chị Phạm đi làm thợ may ở American Somoa. Ở đây, một cái
    hôn là thứ khó hiểu đối với bé Quỳnh
    BRUCE CHAMBERS,
    THE ORANGE COUNTY REGISTER
    Khi những người phụ nữ kiện Daewoosa, chính phủ liên bang bắt đầu thành lập hồ sơ đối lại công ty và chủ công ty là Kil-Soo Lee.
    Chị Phạm và những người phụ nữ khác từng làm trong xưởng được chọn trở về Việt Nam hoặc ở lại Mỹ trên một visa đặc biệt để đổi lại việc làm nhân chứng chỉ khống Daewoosa trong vụ án do chính phủ liên bang thành lập.
    Chị Phạm quyết định ở lại Mỹ. Một cộng đồng nhà thờ ở Garden Grove nghe được những khó khăn của những người phụ nữ đã bảo lãnh chị và sáu người đàn bà khác, và trong tháng Bảy năm 2000 đã sắp xếp cho họ đến ở Orange County.
    Việt Nam ban cho sự phê chuẩn cuối cùng (final approval) thứ Ba tuần rồi cho chồng và con chị Phạm để đến Mỹ và sống luôn với chị, sau khi chị Phạm được cấp cho visa loại "T",loại dùng cho những nạn nhân của việc buôn người.
    Chồng chị Phạm bán căn nhà của họ ở Việt Nam được $1.700 để giúp trả tiền vé máy baỵ.
    Sau khi họ rời phi trường LAX, cả nhà lên một chiếc xe SUV chờ sẵn do chị Victoria (Thuy) Nguyễn (thuộc Boat People S.O.S., một nhóm ở Westminter giúp đỡ người tị nạn tái định cư) lái.
    Nhưng các bé gái thật sự chưa sẵn sàng để kết hợp lại với người mẹ xa cách bấy lâu.
    Tại một khách sạn Garden Grove, nơi họ sẽ ở vài ngày, các bé nhất định phải ngủ với bố trên chiếc giường đôi (twin bed). Chị Phạm ngủ trên chiếc giường bên cạnh.
    Chị nói là chỉ hiểu rằng các bé cần một thời gian để xem chị như một người mẹ
    Khi mà cả nhà bị chia cách và chị Phạm chỉ có thể gọi về nhà chừng hai lần mỗi tháng, thỉnh thoảng Quynh bắt máy.
    "Alô, Mẹ đây", chị Phạm sẽ nói vậy.
    Bé Quỳnh sẽ gác máy, tin rằng bé không có mẹ.
    Tại khác sạn, chồng chị nói: "Đừng lo. Từ từ đi. Bọn trẻ sẽ quen dần với em."
    Có chừng 18 gia đình khác giống như chị Phạm ở tại Orange County, có một vài nhà có đến bốn đứa con, đang chờ được đoàn tụ, chị Nguyễn (Thuy) nói. 12 nạn nhân khác thì không kiếm cách để đem gia đình của họ qua.
    S.O.S. giúp chị Phạm và gia đình chị với chổ ở tạm và những thứ cần cấp, nhưng nhiều thử thách ở phía trước.
    Đúng ngày 1 tháng Chín, cả nhà sẽ dọn vào một căn nhà ở Garden Grove, chia nhau một phòng. Đó là tất cả mà họ có thể.
    Nhưng chị Phạm hài lòng. Cuối cùng thì chị có lại gia đình .
    "Bây giờ thì tôi có người để mà mong chờ mỗi khi làm về," chị nói. "Đã biết bao nhiêu năm rồi tôi mới có được người ở nhà chờ đợi tôi."
    ===========================
    Để có thêm thông tin về việc làm sao quý vị có thể giúp đỡ gia đình chị Phạm Phương, gọi chị Victoria (Thuy) Nguyễn ở tại Boat People S.O.S. số 714-775-2214
  2. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    From Champion Fighter to Savvy Entrepreneur: The Cung Le Story
    Monica Ortiz, âAsian Diversity
    Cung Le has been called one of the best fighters in the world; among his list of titles is the 2001 Light Heavyweight World Championship in kickboxing.
    But it''s his transformation from a champion fighter to a savvy businessman that is turning heads these days.
    The story reaches far back to 1975, when Le and his mother fled Vietnam on one of the last American military aircraft leaving the country, barely three days before the fall of Saigon.
    The transition into American life was a bumpy one for Le; black eyes and school-yard bullies forced him to search for ways to strengthen his body and defend himself. That''s when he stumbled onto free-style Greco Roman wrestling, which in turn led to him to martial arts techniques including Shidokan, Tae Kwon Do, Wushu/Kung Fu and San Shou.
    Today, Le maintains a record of 39 wins, 2 losses, and 26 knockouts. With his mix of power and elegance in the ring, his performances have been a major impetus in elevating the martial arts and San Shou and Shidokan kickboxing into one of the biggest draws for pay-per-view and live fight events in the United States.
    Although still fit at the age of 30, Le recently shifted gears to focus on turning his knowledge of the martial arts into a successful business enterprise. Together with his wife, Patty, Le opened his first training centers in San Jose, California in 1998.
    With a mix creative marketing and community involvement, Le''s San Jose training center quickly outgrew its first three locations. The popularity of his classes and the flood of students eager to following Le into martial arts tournaments spurred the opening of a second location in Santa Clara the following year.
    ''I found it difficult at first to do it all õ?" the administration, teaching classes, and managing the other instructors,'' Le said. ''Because I believe it''s really important to train instructors and ensure the quality of training, I had to learn to let go of some things and let other people like Patty take over some of the management.''
    Currently, Le''s training centers boast an enrollment of about 1100 students including nearly 35 professional level fighters, both men and women. Le''s roster of students include current International Middleweight Champion Rudi Ott, Amateur Welterweight Champion Santos Soto, and the exciting San Shou female fighter, IKF Bantamweight Champion Jenna Castillo.
    And the business is still growing. Using his private mantra ''UsH'' (''unity starts here''), Le founded UsH! Entertainment, which produces his live events and workout videos.
    In ad***ion to a collection of sporting gear and apparel, UsH! Gear features paddles, gloves, apparel, and videos of Le''s signature Cardio Kickboxing workout, an intense timed interval training and fitness program that combines sparring, stretching, kickboxing, and punching for a challenging full body exercise routine.
    ''We don''t train for second place,'' said Jivoni Jordan, Le''s trainer, coach, and one of the instructors in his training centers. ''*****rvive and succeed, you have to take risks. And Cung has always been willing to take the risks.''
  3. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Kỹ Sư Hồ Thành Việt Từ Trần
    FOUNTAIN VALLEY, Calif. (VB) -- Kỹ sư Hồ Thành Việt -- người đầu tiên sáng tạo ra các font chữ Việt để dùng trên máy điện toán từ thời của hệ điều hành DOS -- đã từ trần tại tư gia ở Fountain Valley, California hôm 28-8-2003, hưởng dương 49 tuổi.
    Ông để lại vợ và 2 con trai, và nhiều phát minh khoa học liên hệ tới ngành tin học.
    Công ty VNI đã đưa các bộ font chữ VNI do ông sáng tạo đi gần như khắp nơi nào có người Việt. Bên cạnh các phát minh về font chữ, kỹ sư Hồ Thành Việt và công ty còn làm các sản phẩm văn hóa khác: các bộ tự điển Việt-Anh và Anh-Việt, tự điển phát âm VNI, nhu liệu hướng dẫn thiếu nhi hải ngoại học tiếng Việt... Và trang web: www.vnisoft.com của ông đã trở thành quen thuộc với nhiều người sử dụng điện toán.
    Mặc dù bây giờ đã có rất nhiều bộ font chữ khác nhau cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, font VNI của ông vẫn được sử dụng ở hầu hết các báo Việt Ngữ hải ngoại, ngay cả tại nhiều đại học Hoa Kỳ (như UCI, UCLA...) và cả các đại học trong nước (như Ha Noi University; Bach Khoa University; Tong Hop University; Can Tho University; Nha Trang University; Da Lat University...), và cả tại nhiều công ty lớn của Hoa Kỳ.
    Người ta sẽ không bao giờ quên những bước đi ban đầu khai phá của ông về điện toán và tin học.
    Linh cữu ông quàn tại Peek Family Funeral, 7801 Bolsa Ave, Westminster, CA. Phát tang vào thứ tư 3-9, lúc 11:00AM; Thăm viếng: thứ tư, sau lễ phát tang tới 8:00PM; thứ năm 4-9, từ 11:00AM tới 8:00PM; thứ sáu 5-9, từ 11:00AM tới 8:00PM. Động quan, thứ bảy 6-9, lúc 9:00AM. Lễ hỏa táng, thứ bảy 6-9, lúc 10:30AM.
    Việt Báo trân trọng chia buồn cùng tang quyến và cầu xin ông về cõi an lạc.
  4. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Nữ Bác học người Việt Nam trên đất Hoa Kỳ
    Nguyên Huy
    (NV) "Cửa của hang động bị hủy diệt một cách kinh khiếp. Trái bom chui lọt qua cửa và nổ tung, phóng ra hàng ngàn mảnh thép, phá bung những bờ thành và sàn hầm, biến tất cả thành tro bụi chỉ trong nháy mắt.
    ........................ Loại bom mới này không giống như những loại bom đã có, nó không những chỉ phá sập cửa hang động mà còn tạo nên một sức ép và hơi nóng cao độ, luồn vào bên trong, xuyên qua các địa đạo, tiêu diệt tất cả những sự sống trong hang sâu. Sự thành công này rất cấp thiết. Bởi thiếu loại vũ khí này, Hoa Kỳ đã phải bắt đấu chiến dịch truy quét quân khủng bố ở những hang động bằng các toán bộ binh." Đó là một đoạn ngắn trong bài báo "Một nỗ lực gấp rút để chế tạo bom mới cho cuộc chiến tranh trong hang động" của ký giả Robert Little đăng trên nhật báo The Sun viết về sự phát minh của nữ khoa học gia gốc Việt Dương Nguyệt Ánh. Với dáng người tầm thước của phụ nữ Việt nam và một khuôn mặt khả ái cùng một giọng nói thật trong trẻo, nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã dành cho phóng viên báo người Việt hơn nửa tiếng đồng hồ khi cô được mời đến thăm nhật báo Người Việt vào trưa hôm thứ sáu cuối tuần vừa qua. Với dáng vẻ như vậy, chắc chắn khi gập cô không ai có thể tưởng tượng ra được rằng trong con người phụ nữ duyên dáng như vậy lại là cả một "kho tàng chất nổ" mà cô đã cống hiến cho Hoa Kỳ tiết kiệm được biết bao nhiêu sinh mạng của các chiến sĩ chiến đấu để bảo vệ cho sự an ninh của nhân loại và Hoa Kỳ nói riêng. Qua cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Afghanishtan và đặc biệt tại Iraq vừa qua, chúng ta đã hết sức ngạc nhiên và không ngớt ngưỡng phục thứ vũ khí mà báo chí Hoa Kỳ tường thuật lại. Thứ vũ khí đó đã giúp cho quân đội Hoa Kỳ tham chiến tiết kiệm được biết bao nhiêu sinh mạng người lính khi phải truy quét địch quân ẩn sâu trong những hang động. Thứ vũ khí đó cũng đã rút ngắn chiến tranh đồng thời cũng tiết kiêm luôn cả sinh mạng của người dân mà bọn khủng bố thường dùng làm lá chắn cho chúng. Nào ai có ngờ người phát minh ra thứ vũ khí đó lại chính là một phụ nữ VN nhỏ bé mà cách đây 28 năm, cô mới chỉ biết tiếng Anh vỏn vẹn chưa đầy một trăm chữ. Sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi khoa bảng, Dương Nguyệt Ánh luôn luôn được nhắc nhở đến truyền thống dòng họ nên từ nhỏ Dương Nguyệt Ánh đã là một trong những học sinh xuất sắc của trường Lê Quý Đôn Saigon. Năm 15 tuổi, đến Hoa Kỳ trong dòng người tị nạn, cô mới chỉ biết Anh ngữ trong vòng "chưa đầy 100 chữ", cô nói thế. Nhưng với sự cố gắng và với gìong máu gia tộc họ Dương, cô đã nhanh chóng trở thành một sinh viên kỹ sư hóa học xuất sắc của University of Maryland đồng thời cũng được nhận là Hội Viên của Hội Chemical Engineering Honor Society. Sau khi tốt nghiệp cô đã vào làm việc tại trung Tâm chế tạo vũ khí của Hải Quân Hoa Kỳ ở tiểu bang Maryland. Nói về công việc của cô trong những năm làm việc tại Trung tâm này, nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh khiêm nhường cho biết đầu tiên cô làm việc chung với nhóm khoa học gia nghiên cứu về thuốc nạp đại bác, sau đó đã nhanh chóng trở thành trưởng toán nghiên cứu nhiên liệu hỏa tiễn. Từ 1991, Dương Nguyệt Ánh bắt đầu nghiên cứu chất nổ dùng dưới nước cho hải quân và cũng nhanh chóng trở thành người đồng phát minh ra công thức PBXIH - 130 và PBXIH - 136 là hai loại chất nổ có sức công phá dưới nước cao nhất hiện nay. Năm 1999, Dương Nguyệt Ánh được bổ nhiệm làm một trong 5 Giám Đốc Điều hành của Trung Tâm hải Quân ở Maryland. Khi xẩy ra vụ khủng bố ngày 11 tháng 9, trung Tâm được giao nhiệm vụ chế tạo gấp một thứ vũ khí mới có khả năng tiêu diệt hang động và đường hầm nơi quân khủng bố thường trú ẩn. Dương Nguyệt Ánh trong chức vụ của mình đã thành lập một toán gồm các khoa học gia, kỹ sư và chuyên viên để nghiên cứu và chế tạo loại vũ khí mới này. Kết quả, chỉ sau 67 ngày miệt mài, Dương Nguyệt Ánh cùng toán chuyên viên khoa học kỹ thuật đã hoàn tất thứ vũ khí mới, bom Áp Nhiệt - Thermobaric, loại bom đã giúp cho quân đội Hoa Kỳ nhanh chóng tiêu diệt được bọn khủng bố trong cuộc chiến ở Afghanishtan và Iraq vừa qua. Hiện nay, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh là người chịu trách nhiệm trong việc điều khiển các chương trình chế tạo vũ khí tương lai cho quân lực Hoa Kỳ như các loại vũ khí chống tấn công và làm vô hiệu hóa những vũ khí giết người hàng loạt mà bọn khủng bố đang ráo riết thực hiện. Trong câu chuyện thân mật, khoa học gia cho chúng tôi biết thành quả công việc của cô cũng là một sự trả ơn cho đất nước và dân tộc đã cưu mang những người tị nạn như gia đình cô. Đồng thời cô cũng muốn đóng góp công sức của mình cho đất nước mà nay đã là quê hương của mình. Điều cô mong mỏi là phải thoát được nạn khủng bố để nhân loại có thể được sống an vui hạnh phúc. Điều chúng tôi thật vui thích là suốt trong cuộc nói chuyện hơn nửa tiếng đồng hồ, nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã nói rất lưu loát tiếng Việt mà không hề chêm một chữ tiếng Anh nào kể cả những chi tiết về khoa học kỹ thuật. Hỏi cô về điếu này, nữ khoa học gia cười thật tươi nói :"Tổ tiên chúng tôi là cụ Dương Khuê, một nhà văn hóa trong văn học sử VN và cụ nội chúng tôi là cụ Dương Lâm giữ chức Đông Các Đại Học Sĩ triều nhà Nguyễn và bác họ chúng tôi là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, thì làm sao chúng tôi lại có thể không nói lưu loát tiếng Việt được chứ."
    NGUYÊN HUY



    u?c netwalker s?a vo 02:43 ngy 06/09/2003
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    4 học sinh Việt Nam đoạt giải Olympic tin học quốc tế tại Mỹ

    Theo phóng viên TTXVN tại Washington, cả bốn học sinh Việt Nam tham dự Olympic tin học quốc tế lần thứ 15, diễn ra từ 16 đến 23-8, tại Đại học tổng hợp Wisconsin thuộc bang Wisconsin (Mỹ) đều đoạt giải.
    1/ Nguyễn Lê Huy, học sinh lớp 11/12, đoạt Huy chương vàng
    2/Cao Thanh Tùng, học sinh lớp 11/12, đoạt Huy chương bạc
    3/Phạm Trần Đức, học sinh lớp 12/12, đoạt Huy chương đồng 4/Đinh Ngọc Thắng, học sinh lớp 12/12, đoạt Huy chương đồng
    Các thí sinh Việt Nam đều thuộc khối phổ thông chuyên toán tin, Trường đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuộc thi Olympic tin học lần này có 265 thí sinh từ 75 nước tham dự. Cuộc thi không tính giải toàn đoàn, nhưng xét về tổng số điểm mà thí sinh của các nước đạt được, đoàn Việt Nam đứng hạng 9/75 nước tham dự.
    Việt Nam là một trong số 13 nước thường xuyên có mặt tại các cuộc thi Olympic tin học quốc tế kể từ khi cuộc thi được bắt đầu vào năm 1989.Thí sinh Việt Nam tại các cuộc thi Olympic tin học đều đạt thành tích cao, Việt Nam thường xuyên đứng trong nhóm mười nước dẫn đầu tại các cuộc thi tin học quốc tế. Trên bình diện Đông-Nam Á, Việt Nam được đánh giá là nước có đội tuyển tin học mạnh nhất. Các nước Đông-Nam Á khác góp mặt tại Olympic tin học có: Thái-lan, Singapore, Philippines và Indonesia, nhưng không thường xuyên.
    ( TTXVN)
     
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Các nhà khoa học gốc Việt ở Mỹ đang tạo ra sự cạnh tranh mới​
    Cuộc hội thảo về những đóng góp cho nước Mỹ của những người gốc Á trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật do Hiệp hội Công nghệ Khoa học, Cơ khí và Máy tính Việt Mỹ (VACSETS) tổ chức đã đưa những bản tham luận đánh giá về vai trò của những nhà khoa học gốc Việt. Theo tài liệu này, số người Việt tại Mỹ vào năm 1990 chỉ có 614.547 người, riêng năm 1993 đã có thêm 59.614 người. Theo xu hướng này khoảng năm 2000 số người Việt tại Mỹ lên đến 1,4 triệu người (một nguồn thống kê khác gần đây cho biết có khoảng 1,5 triệu người Việt ở Mỹ).
    3,5 bác sĩ/ 1 nghìn người Mỹ gốc Việt

    Trong số những người Việt Nam nhập cư, có khoảng 58,9% đã tốt nghiệp trung học, 15,9% có bằng tốt nghiệp đại học. Thống kê cũng chỉ ra trong số người Mỹ gốc Việt có 10,7% các chuyên gia và 20,8% là lực lượng lao động. Nhìn vào những thành tựu trên các lĩnh vực của nước Mỹ những năm gần đây sẽ thấy một số người Việt có những thành tựu đóng góp đáng kể cho nước Mỹ. Ước tính có khoảng hơn 280 nhà phát minh người Mỹ gốc Việt được cấp bằng sáng chế của Mỹ. Tiêu biểu là tiến sĩ Đoàn Trung của Tập đoàn Micron ở Boise, Idaho với 72 bằng sáng chế.
    Y tế là một trong những lĩnh vực mà những người Việt Nam trẻ thể hiện khả năng vượt trội. Trên khắp nước Mỹ, từ đại học Harvard đến đại học Chicago, đại học California ở San Francisco, những sinh viên y Việt Nam đang học tập với tất cả niềm say mê, tự hào. Chỉ riêng trong ngành dược, số người Việt Nam đã lên đến 2.500 người. Có nghĩa là cứ 1 nghìn dân Mỹ gốc Việt trung bình có 3,5 người làm bác sĩ, một tỷ lệ cao làm trong các cơ quan y tế. Có thể thấy một số giáo sư Việt Nam tài năng ở nhiều trường y, trong đó phải kể đến tiến sĩ Nghiêm Đại Đạo - người tham gia vô một sáng kiến cấy ghép dịch tuỵ cho những bệnh nhân mắc bệnh đái đường. Ở thủ đô Washington, mỗi năm đều có một danh sách những bác sĩ hàng đầu do các đồng nghiệp bỏ phiếu, có thể nhìn thấy cái tên Việt Nam tiến sĩ Trịnh Đức Phương - bác sĩ chuyên khoa lây nhiễm.
    Đóng góp cho sự thịnh vượng chung
    Trong lĩnh vực khoa học hàng không, không gian, người Việt cũng nằm trong số những người tốt nghiệp khoá đào tạo chuyên gia hàng đầu tại Viện Khoa học Hàng không nước Mỹ tại Colorado Springs. Đó là tiến sĩ Eugene Trịnh, người đã cùng tàu con thoi bay lên quỹ đạo thực hiện những thí nghiệm được đưa vào kỷ lục nghiên cứu. Người có đóng góp đáng kể nữa trong lĩnh vực này là Nguyễn Mạnh Tiến, đã được trao tặng một số giải thưởng cao quý và là thành viên của Phòng nghiên cứu động cơ phản lực của NASA và tham gia vào hội đồng cố vấn hệ thống dữ liệu không gian CCSDS.
    Trong ngành công nghiệp máy bay, tiến sĩ Cai Văn Khiêm là một tấm gương sáng của người Việt. Anh có nhiều bằng phát minh và trở thành kỹ sư trẻ nhất từ trước tới nay nằm giữ vị trí Chủ nhiệm gia về công nghệ tại Công ty chế tạo máy bay Hughes. Nhiều người tài năng trong số họ đã quyết định ở lại trường đại học và trung học để giảng dạy. Ngoài công việc nghiên cứu, họ còn dành rất nhiều thời gian đóng góp cho sự thịnh vượng chung của cộng đồng người Việt Nam. Đó là giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng ở đại học George Mason, giáo sư Cao Hữu Trí tại đại học bang California ở San Diego, giáo sư Hoàng Văn Đức ở đại học Y nam California... Phòng khám của giáo sư Nguyễn Hữu Xương chính thức được Viện Y tế quốc tế (NIH) công nhận là Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia (NRR). Phát minh nổi tiếng của ông đã đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu cấu trúc protein trong căn bệnh ung thư. Ở Canada, bà Hoàng Thiếu Quân đã trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ giám đốc tài chính của hội đồng thành phố Montreal. Ở đại học Notre Dame tại South Bend, Indiana, tiến sĩ Lê Trãi là giáo sư nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm giáo viên chính ngạch của ngành luật, đã có thâm niên 20 năm trong ngành luật thương mại và nhiều lĩnh vực khác.
    Một tài năng khác không thể quên nhắc tới là tiến sĩ Nguyễn Tuệ, người giữ kỷ lục của Viện Công nghệ Massachusetts (M.I.T) khi nắm tới 7 bằng của viện chỉ trong vòng 7 năm học: bằng cử nhân trong các lĩnh vực khoa học vật lý, toán học, điện tử; bằng thạc sĩ và tiến sĩ vật lý hạt nhân. Cũng đậu tiến sĩ vật lý hạt nhân của M.I.T, ông Đoàn Liên Phùng đã lập ra một công ty riêng, chuyên cố vấn về năng lượng và môi trường. Hiện nay công ty này đã có 300 kỹ sư và nhà khoa học có bằng cấp làm việc ở 7 văn phòng trên nước Mỹ. Ông Phùng và vợ còn lập ra một Quỹ khuyến học trị giá lên tới hơn một triệu đôla, mỗi năm có 500 suất học bổng dành cho sinh viên ở Việt Nam. Ví dụ khác là Đinh Đức Hữu, hiện nay đã về Việt Nam đầu tư. Công ty Công nghệ Việt Mỹ ở Tannessee của ông rất phát đạt trong lĩnh vực năng lượng và từng được nhận giải Doanh nghiệp nhỏ xuất sắc của năm 1995 với doanh thu lên đến 20 triệu đôla... Nhìn vào thành công của AIT, ai có thể tưởng tượng rằng trước đó công ty này đã phải vật lộn khá vất vả trên thương trường trong vài năm liền, bắt đầu đi lên từ một hợp đồng trị giá vỏn vẹn 4 nghìn đôla với một tập đoàn năng lượng ở New Orleans...
    Cũng tại một cuộc hội thảo do VACSETS tổ chức trước đây, ông Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ William Winegard từng nói "Nước Mỹ sẽ không phải là một xã hội cạnh tranh nếu không có những người tạo nên sự cạnh tranh". Nhưng con số trên, dù chưa đầy đủ, đã khẳng định cộng đồng người Việt Nam làm tăng thêm sự cạnh tranh cho xã hội Mỹ.
    (Theo ĐĐK)
  7. patriot83_vn

    patriot83_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Nước Mỹ "nghiện" bánh mỳ thương hiệu Việt
    Sự có mặt của hai ông chủ tiệm bánh mì Việt Nam trong danh sách Những doanh nghiệp nhỏ nhận giải thưởng SBA ở Mỹ trong hai năm liên tiếp dường như chứng minh rằng: Một mình Mcdonald''s không thể "nuôi sống" nước Mỹ!
    Trước ông Lê Văn Chiêu, tiệm bánh mì Ba Lẹ của một người Việt khác - anh Lâm Quốc Thanh, cũng đã nhận giải thưởng này. Doanh nghiệp Ba Lẹ (Ba-Le Sandwich & Bakery) do Lâm Quốc Thanh làm giám đốc có doanh thu hàng năm lên tới 5 triệu USD, đã mở các đại lý bán bánh sandwich, các loại bánh ngọt, mì sợi cho các công ty hàng không, khách sạn, siêu thị và nhà hàng khắp đảo Hawaii. Lâm Quốc Thanh được xem là "ông vua" sandwich ở Hawaii.
    Còn Lee Brothers Foodservice thuộc hệ thống các cửa hàng bánh mì Lee''s Sandwiches do người cha của ông Chiêu, ông Lê Văn Bá sáng lập.
    Cái tên Lee''s Sandwiches dịch nôm là "tiệm bánh của họ Lê tại nước Mỹ". Theo báo chí Mỹ, Lee''s Sandwiches là hệ thống cửa hàng bánh mì thịt lớn nhất của người Việt ở California, với doanh thu hàng năm trên 10 triệu USD. Khởi sự tại Bolsa, khu phố chính của người Việt ở Nam California, dòng họ Lê đang nuôi tham vọng đem sản phẩm của Lee''s Sandwiches trên khắp nước Mỹ, học theo mô hình của Mcdonald''s hay Subway, song sẽ mang hương vị đặc biệt của bánh mì thịt Việt Nam.
    Tài sản của gia đình họ Lê đến nay khá lớn, khoảng 50 triệu USD. Thời trước năm 1975, ông Lê Văn Bá cũng từng một tay gây dựng nên cơ sở sản xuất đường Vĩnh Phước lớn nhất ở đất Long Xuyên. Từ anh đi buôn chuyến, rồi chuyển qua nấu rượu, thầu dịch vụ bến đò, ông Bá chuyển sang mở lò đường Vĩnh Phước. Vĩnh Phước có một hệ thống lò đường quy mô, một nhà máy đá và cả một đội xe tải riêng có thể sản xuất hàng trăm tấn đường, đáp ứng 30% nhu cầu đường cho miền Tây Nam Bộ hàng trăm tấn đường lúc đó.
    Sang nước Mỹ, người con cả Lê Văn Chiêu bắt đầu khởi nghiệp từ một chân phụ việc trên xe cung cấp thực phẩm (xe lunch) cho các trường học. Từ đây học hỏi, ông Chiêu cùng gia đình đã mở cơ sở Lee Brothers Foodservice, chuyên cung cấp thực phẩm, với quy mô lên tới 500 xe lưu động và hơn 1.000 nhân viên. Tại Bắc California đã có 6 công ty cung cấp thực phẩm của người Việt học theo mô hình này.
    Sau kinh doanh thực phẩm, công ty chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực địa ốc và thu được những thành công bước đầu. Trong khi con trai trưởng đầu tư vào hệ thống xe lunch, ông Bá và vợ Nguyễn Thị Hạnh dày công xây dựng tiệm bánh mì thịt ở đường King, California. Ban đầu, ông Bá còn phải lấy hàng của tiệm bánh Ba Lẹ Sandwich& Bakery, sau thì tự đứng ra mở tiệm. Thời gian này, sản phẩm của Ba Lẹ đã bành trướng tới Hawaii, các khách sạn nhà hàng, hãng hàng không ở California...
    Một thành viên trong gia đình ông Bá cho rằng sinh sau thì cần phải có bộ mặt mới và hiện đại hơn, mà bắt đầu là từ khu phố Bolsa, nơi đón nhận rất nhiều người Việt và du khách đến thăm. Những ý tưởng mới đem lại hiệu quả bất ngờ, thực khách đến với Lee''s Sandwiches ngày một đông hơn, thậm chí phải xếp hàng đợi, lấy phiếu mua. Lee''s Sandwiches đã làm nên một "Cơn nghiền" bánh mì thịt, một cửa hàng bánh mì thịt đầu tiên mở cửa phục vụ 24/24.
    Tương lai của hệ thống Lee''s Sandwiches đã được các thành viên gia đình bàn thảo. Có người muốn tiếp tục hoạt động giới hạn trong dòng họ, có người lại muốn đón nhận đầu tư từ bên ngoài.
    Song trước mắt họ thống nhất hệ thống sẽ chỉ điều hành trong phạm vi gia đình. Sau khi nhận giải thưởng của SBA, vợ chồng ông Chiêu cho biết, Lee''s Sandwiches có kế hoạch mở rộng cơ sở làm ăn sang các tiểu bang khác và đã nhận được hơn 200 đơn từ nhiều tiểu bang muốn hợp tác làm ăn. Công nghệ bánh mì thịt đã bắt đầu được chuyển giao đến thế hệ thứ ba, những người con của ông bà Lê Văn Chiêu, đó là Jimmy Lê sinh 1981, tốt nghiệp đại học và Jeffry Lê sinh 1987 đang học lớp 9.
    (www.tintucvietnam.com)
    buô`n chơi game cho hết buô`n
  8. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Thêm một thảm cảnh gia đình VN - thanh niên Việt bắn chết người yêu rồi tự sát
    Sep 19, 2003
    Union City, Calif. - Cảnh sát thành phố Union City cho biết một cặp tình nhân người Việt đã chết trong một ngôi nhà thuộc khu Alvarado với nhiều phát đạn trên cơ thể. Khám nghiệm hiện trường xác định cho thấy đây là vụ ?osát nhân rồi tự sát?.
    Vào lúc 10:30 sáng thứ ba 16/9, cảnh sát đã nhận được điện thoại của một phụ nữ báo tin liên quan đến căn nhà số 4101 đường Tumbleweed Ct. Cảnh sát đến nơi đã tìm thấy thi thể của hai nạn nhân, một nam một nữ, nằm sõng soài trên vũng máu ở một góc phòng ngủ. Xác định của sở cảnh sát thì người phụ nữ tên Nguyễn Trang - 21 tuổi, và người thanh niên tên Lê Thanh Tùng, 30 tuổi. Theo cảnh sát trưởng quận hạt Alameda, Frank Gentle, cả hai nạn nhân đã chết vì bị bắn bằng nhiều phát đạn. Khám xét hiện trường, theo lời phát ngôn viên cảnh sát thành phố Union Rod Romano, cảnh sát đã thu được khẩu súng. Từ đó, cảnh sát đã nghiêng về giả thiết chính Lê Thanh Tùng đã bắn chết cô Nguyễn Trang bằng nhiều phát đạn, trước khi đương sự quay súng lại tự sát. Cảnh sát cho rằng Tùng chưa chết bằng phát đạn thứ nhất nên đã tiếp tục nổ cò súng bắn thêm vào chính than xác mình. Romano cho rằng vụ án trở nên có vẻ không bình thường bởi vì cả hung thủ lẫn nạn nhân bị bắn bằng nhiều phát đạn.
    Vẫn theo lời phát ngôn viên Romano, Tùng trước đây sống ở Nam California. Cách đây ba tháng, anh đã dọn về ở với gia đình Trang tại Union City. Cảnh sát đang truy tìm nguyên do dẫn đến vụ việc. Tuy nhiên, giả thiết lý do có gây gổ trong gia đình đã không được chú ý đến, vì cả hai không hề dính líu gì đến các vụ lục đục trong gia đình đã xảy ra trước đó.
    Romano còn cho biết, khi xảy ra vụ việc, trong nhà có người lớn và cả trẻ em. Người chị của nạn nhân Nguyễn Trang, ở ngay đối diện với căn nhà hai nạn nhân sinh sống, đã cho cảnh sát hay là gia đình cô rất buồn phiền về thảm cảnh này, ngoài ra cô không nói gì thêm. Cảnh sát chưa đưa ra bất kỳ một kết luận nào. Nội vụ vẫn còn đang trong vòng điều tra của cảnh sát. (Theo SJ Mercury News)
  9. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    NƯỚC MỸ: THIÊN ĐƯỜNG ĐẠI HỌC
    Đoàn Ngọc
    Người viết: ĐOÀN NGỌC
    Bài số 361-899-vb4040903
    Tác giả 64 tuổi, cư trú tại Orange County, từng du học Mỹ 1972-1974 và tốt nghiệp thạc sĩ ngân hàng. Trước 1975, phục vụ tại Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Quảng Đà, Mỹ Tho, Saigon. Vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1980. Trở lại đại học Mỹ lần thứ hai, tốt nghiệp kỹ sư điện toán và làm việc tại Los Angeles từ 1983 đền nay. Hiện đang chờ về hưu để trở lại đại học lần thứ ba. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Rất mong ông Đoàn sẽ tiếp tục viết thêm.
    +
    Tôi tốt nghiệp Đại Học năm 1963. Với mảnh bằng đại học thời bấy giờ, tương lai thật tươi sáng và đầy hứa hẹn.Tôi được bổ sung làm chuyên viên Phủ Phó Thủ Tướng đặc trách về kinh tế tài chánh, rồi Tổng Bộ Kinh tế tài chánh, sau đó là Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Trung ương tại Sài Gòn . Với tuổi trẻ năng động, với lòng hăng say làm việc, tôi đước bổ nhiệm làm việc tại Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Quảng Đà.
    Trong thời gian làm viêc tại Đà năûng , buổi tối tôi thường đến Hội Việt Mỹ học Anh văn, sau vài năm học xong lớp 16, thi đậu bằng " Proficiency ", từ đó hầu như đêm nào tôi cũng mơ thấy mình "đi du học Hoa kỳ ". Dịp may lại đến, cơ quan USAID và Ngân hàng có tổ chức kỳ thi tuyển hai ứng viên đi Mỹ học lấy bằng Master of banking.
    Tôi dự thi và may mắn đậu nhất . Thế là tôi phải tạm xa vợ con, từ bỏ công việc mà tôi đang phục vụ, để vào Sài gòn học bổ túc Anh văn tại trung tâm Anh ngữ đường Sương nguyệt Ánh. Sau sáu tháng học tập, dự kỳ thi "Tofel" lần đầu tiên và đạt điểm trên 550,điểm tối thiểu mà các trường cao học Mỹ đòi hỏi. Mọâng du học gần như hoàn thành, thì chính phủ ra lệnh ngưng cho phép thanh niên, công chức đi du học.
    Thế là tôi đành gác qua chuyện đi Mỹ, nhận lệnh đi làm việc tại ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tại Thị xã Mỹ tho, tỉnh Định tường .Đất lành chim đậu, nơi làm việc lý tưởng, lại gần Sài gòn . Tôi mãi mê lo xây dựng hê thống Ngân hàng Nông thôn Huyện,thì chính phủ ra lệnh cho đi xuất ngoại du học .
    Một buổi trưa đẹp trời, tại phi trường Tân Sơn Nhất, cuộc tiễn đưa khá cảm động và đầy khích lệ, ngoài vợ con, còn có ông Phó Tồng giám đốc Ngân hàng, bạn bè thân thiết và một số nhân viên làm việc ngân hàng. Tôi rời Sài gòn, tạm xa quê hương thân mến, đầu óc lẫn lộn vui buồn, đáp máy bay Boeing 747 đi thẳng đến Hạ uy di . Tại đây tôi được nhân viên Bộ Ngoại giao ra đón, hướng dẩn làm thủ tục nhập cảnh, rồi bay tiếp đến San Francisco, ngủ tối tại khách sạn Hilton .Sáng đến tôi đáp máy bay trực chỉ Hoa Thịnh Đốn. Tại Thủ đô, tôi được hướng dẫn đi thăm các bộ liên hệ, đựơc học hỏi cách sống ở Mỹ, được đến ở với gia đình người Mỹ. Người Mỹ họ làm việc thật chu đáo và đầy khoa học. Tôi lại có dip gặp lại một số bạn bè, phần đông là công chức các Bộ, các giáo sư giảng dạy Đại học Sài gòn .Bên quân sự thì có các anh em dạy tại trượng Võ bị Đà lạt.
    Một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, tuyết trắng xóa, tôi và người bạn Thái Lan đáp máy bay đi Chicago, thuê taxi đi thẳng đến campus trường Đại học Illinois, một trường khá lớn và danh tiếng tại Mỹ.
    Việc đầu tiên làm tôi ngỡ ngàng là đại học Mỹ quá lớn, nào những dãy nhà làm văn phòng ghi danh, nào những tòa nhà làm các phân khoa đại học, những thư viện với sách vở ngút ngàn, những phòng học sạch sẽ và đẹp đẽ, tôi khâm phục nhất là hệ thống phục vụ trường ở đại học : Hệ thống xe bus, câu lạc bộ ăn uống, hệ thống thể thao,nhảy múa,các nhà ăn, các khu giải trí, các khu cư xá . Sự bố trí của trường đại học thật hài hòa, ngoài trí tưởng tượng của tôi lúc bấy giờ . Phải dùng chữ :" làng đại học " mới đúng .Những ngày đầu chuẫn bị học, tôi rất là bận rộn, vì cái gì đối với tôi cũng mới lạ, nhiều lúc tôi không thể hình dung nỗi, tôi đúng là người miền quê lên tỉnh .Dù muốn dù không tôi cũng đã là một sinh viên đại học Mỹ rồi, muốn thối lui cũng không được . Những tháng đầu lo học hành nhiều đêm phải ứa lệ . Tôi phấn đấu để quen dần với lối học Mỹ, đến lớp học, gặp thầy giáo, bạn học, tiếp xúc với những người làm việc trong trường, Anh văn của mình thật giới hạn, nhiều lúc chỉ hiểu man mán, phải đoán liều. Thật may là những quarters đầu, các môn học đều là căn bản chuẫn bị cho học trình cao học ." Cái khó ló cái khôn ", chuyện gì rồi cũng quen dần, tôi bắt đầu lấy lại sự thoải mái trong việc học hành.
    Chương trình ban cao học thật hợp với người Việt Nam, bài thi viết,ít có A,B,C khoanh ( trắc nghiệm ). Lối học của tôi khá bài bảng, trước giờ lên lớp, đọc qua bài vở một lần, lúc thầy giảng, có máy ghi âm .Tôi tìm quen với anh bạn người Mỹ, có vẻ giỏi trong lớp để trao đổi, thảo luận những điểm khó. Sinh viên Mỹ thích giúp bạn, không ích kỷ. Sau khi hiểu bài vở, tôi làm dàn bài chi tiết, rồi học thuộc lòng. Đến lúc thi, mình như con tằm nhả tơ,viết thao thao bất tuyệt . Chính vì thế mà kết quả thi, điểm rất cao . Chẳng bao lâu tên tôi được đăng trên báo nhà trường, được khắc vào các bảng danh dự, được ghi trong các văn phòng cư xá. Tôi thật hãnh diện mình là sinh viên Việt nam. Sau hai năm học tập, tôi tốt nghiệp với mảnh bằng thạc sĩ ngân hàng .Ngồi trong câu lạc bộ,uống nước ngọt,nghe nhạc êm dịu, lòng rộn ràng tràn đầy hạnh phúc và bắt đầu suy nghĩ về tương lai ...
    Rời trường Illinois, tôi được gởi xuống trường đại học Florida, dự lớp phát triển kinh tế ba tháng, được đi thăm các cơ sở sản xuất, các ngân hàng lớn để học tâp thực tế. Sau đó đi thăm hơn hai mươi tiểu bang, cuối cùng về đại học Michigan State, ở Lansing, dự lớp phục vụ cộng đồng . Đại học nầy có campus lớn nhất thế giới, nơi đây Tổng thống Ngô đình Diệm trước khi về nước chấp chánh,đã từng ghé đến để nghiên cứu chính trị .
    Trên đường về nước, người tôi hồi hôïp vì sắp về lại quê hương, nhưng lòng vẫn bùi ngùi luyến tiếc nước Mỹ, một đất nước vĩ đại, một đất nước đã dành cho tôi một học bổng quá ưu đãi, một chuyến du học, huấn luyện thật hậu hĩ và vẹn toàn . Trở lại Việt nam, tôi được giao phụ trách sở tín dụng phat triển, quản lý số vốn 10 tỷ đồng, chuyên cho vay những số tiền lớn. Làm việc bên cạnh có một cố vấn Mỹ, một nhóm chuyên viên kinh nghiệm có bằng kỹ sư và cử nhân, tất cả đều giúp đỡ tôi tận tình. Tôi say sưa nhìn những đồn điền rộng thênh thang, những nhà máy chế biến với những cột khói vươn cao lên trời, máy móc chạy ngày đêm. Nhìn những đoàn tàu đánh cá viễn duyên ra khơi, lòng mình như tự nhủ : đồng tiền Ngân hàng đã đóng góp xây dựng kinh tế một cách rất có hiệu quả.
    Công việc đang tiến triển tốt đẹp, đất nước đang đi vào chân trời màu xanh, màu hồng, thì đùng một cái,miền Nam lại rơi vào tay Cộng sản . Tôi có làm việc lại một thời gian, nhưng thật khó cho tôi,người có chức vụ trong chế độ Cộng hòa, lại đi du học Mỹ, nên công việc mới không thích hợp với khả năng tôi, vì vậy tôi đành liều mạng quyết định vượt biên cùng với gia đình.
    Trở lại Mỹ, tôi dành sáu tháng để thảnh thơi dưỡng sức, gia đình tôi được trợ cấp xã hội,con cái được học hành trường ốc tốt,sách vở phát không,ăn trưa miễn phí, lại có xe bus đưa đón. Nằm vắt tay lên trán, nghĩ lại những ngày vợ chồng sắp hàng đi mua từng bó rau muống, từng lít nước mắm, tôi mới thấm thía về sự trôi nổi của cuộc đời. Thật ra dưới trần gian nầy, chỉ có nước Mỹ mới làm được những việc phi thường như thế. Lòng tôi cảm thấy hạnh phúc, bình an và rất tự tin.
    Đang suy nghĩ vẫn vơ, tôi giựt mình quay lại với thực tế, tôi phải làm lại cuộc đời: Vào đại học một lần nữa!
    Đại học Mỹ là cửa ngõ đón nhận mọi thành phần xã hội, không kỳ thị màu da, không phân biệt chính trị, nghèo cỡ nào cũng có thể học được, học môn nào cũng được. Thật là đại học dân chủ, tư do. Suốt ba năm trời tại đại học Long Beach, tôi đã hoàn thành chương trình ban cử nhân và ban cao học địện toán.
    Tôi ra trường, và làm việc cho một công ty sản xuất điện toán tại Los Angeles.
    Và cuộc đời bình thản trôi qua!
    Sau 20 năm làm việc tại Mỹ, bây giờ tôi mới thấy mình đang đi vào ngả rẽ của cuộc đời: Năm tới tôi đến tuổi về hưu, và tôi đã ghi danh và sẽ học đại học một lần nữa .
    Lần học đại học tới nầy, tôi học không phải vì tiền, cũng không phải vì công việc, mà, học như là cách giải trí, thú vui, học để tìm hiểu cái thú vị, cái thâm thúy của đại học Mỹ. Lòng tôi tràn đầy niềm vui và chứa chan hạnh phúc .
    Ôi nước Mỹ! quê hương thứ hai của tôi! Nước Mỹ nhiều cơ hội, nước Mỹ nhiều tình thương và nhân ái. Nước Mỹ cao cả, nước Mỹ có nền giáo dục tốt nhất, có nền đại học bậc nhất thế giới .
    Ôi nước Mỹ!
    Nước của thiên đường Đại học!
    Đoàn Ngọc


  10. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Trên hòn đảo Kauai, có một tiệm ăn Việt Nam.
    Là hòn đảo cực bắc của quần đảo Hawaii, Kauai nằm lửng lơ giữa biển Thái Bình Dương, nửa phía đông là Việt Nam, nửa phía tây là đại lục Mỹ. So với các đảo chính, Kauai lớn hàng thứ tư, thường được xem là đảo đẹp nhất trong quần đảo Hawaii, với những bãi cát trắng, vàng, đen mịn màng, nước ấm trong vắt, chưa kể đỉnh núi, hẻm núi, vách núi, sông, suối và những thung lũng xanh tươi.
    Là lãnh thổ Mỹ, du khách tìm thấy tại đây mọi tiện nghi quen thuộc trong cách tổ chức ngăn nắp, hữu hiệu và an toàn của nước Mỹ. Nhưng ở vị trí địa lý này, người Việt còn tìm thấy thêm những hình ảnh quen thuộc của đất đỏ Pleiku, Ban Mê Thuột, những vườn ổi, vườn dừa, và cơn mưa rào đổ xuống trong lúc nắng vẫn lấp lánh trên tàng nhãn, lùm xoài, rặng tre, những ruộng khoai môn và vườn cây đu đủ.
    Đảo Kauai gần như tròn hoay, chính giữa là núi, diện tích 533 dặm vuông. Chỉ 3% đảo được phát triển vào mục đích thương mại và gia cư, 97% còn lại chia ra sử dụng cho canh nông và bảo tồn thiên nhiên, hầu như nhìn đâu cũng thấy một mầu xanh tươi mát.
    Dân đảo ước khoảng 52,000 người, đa số đều sống và làm việc tại những khu ven biển. Khác với O?Tahu ?" là hòn đảo kế bên, với thành phố Honolulu có đến khoảng 10,000 người Việt sinh sống ?" tại đảo Kauai, dân số Việt Nam đếm được trên đầu ngón tay. Vì không có thống kê chính xác, có người cho biết ?ocó thể có khoảng 40 đến 50 người Việt,? có người nói ?otrên dưới chục người.? Mở niên giám điện thoại của đảo, thấy họ Nguyễn chỉ có một người, họ Trần có bốn người.
    Nhưng giữa những người Mỹ da trắng, da nâu bản xứ, da vàng gốc Nhật, gốc Tầu, Đại Hàn, Phi Luật Tân? trên hòn đảo ấy đã có một tiệm Việt Nam.
    Ba Lẹ là tiệm ăn Việt duy nhất trên đảo Kauai.
    Tiệm Việt không khách Việt
    Nằm trong thương xá có tên là ?oLàng Kauai,? Ba Lẹ ở kế tiệm tạp hóa Long Drugs Store, đối diện ngôi chợ Safeway tại khu Kapaa, vùng ?oBờ Biển Dừa? (Coconut Coast), là khu tập trung nhiều sinh hoạt thương mại nhất trên đảo.
    Khác với các tiệm ăn Việt trong lục địa Mỹ, thường tụ họp đông đảo người Việt, tiệm Ba Lẹ trên đảo Kauai không sống nhờ khách Việt. Anh Nghĩa, tiếp viên làm trong tiệm đã giật mình khi một du khách bước vào hỏi mua cà phê bằng tiếng Việt. Anh bảo ?oLâu quá không nghe khách nói tiếng Việt.?
    Diện tích 1200 square feet, đặt được 12 bàn, chủ nhân cho biết giá thuê 4000 đô la một tháng. Tiệm không lớn lắm, đứng ngoài nhìn vào, Ba Lẹ không có gì đặc biệt so với các tiệm khác của người tứ xứ nằm cùng dẫy, ngoại trừ hàng chữ ?oVietnamese Restaurant? và tiếng đàn bầu từ băng nhạc trong tiệm văng vẳng vọng ra. Nhưng bước vào trong tiệm, đã có thể cảm thấy thêm phong cách Việt Nam, với một dàn tre trúc trang trí trên trần nhà.
    Hơn 150 năm qua, các đảo Hawaii đã tiếp nhận di dân từ Nhật, Trung Hoa, Đại Hàn, Phi Luật Tân, Puerto Rico và Portugal đổ đến, đa số làm việc trong các đồn điền trồng mía hoặc trồng dứa. Thức ăn Hawaii thường được xem là ?ođa nguyên? nhất so với các tiểu bang khác, và phong phú nhất trong việc pha trộn cách nấu nướng của các chủng tộc khác nhau. Bên những món truyền thống của dân bản xứ trên đảo như imu (heo bọc lá chuối, đào hầm quay dưới lòng đất), món poi nấu bằng khoai môn, thì poke, món cá sống trộn rong biển pha hương vị dầu mè rất thông dụng trên đảo, có lẽ là bắt nguồn từ món sashimi của người Nhật.
    Trên hòn đảo Kauai, sự có mặt của tiệm Ba Lẹ đang góp thêm hương vị Việt Nam cho dân đảo, nhất là cho các du khách khắp nơi kéo đến tắm biển, thăm viếng, nghỉ mát, họ sẵn sàng chi tiêu để thưởng thức các món ăn khác lạ với những món ăn thường ngày.
    Vua chúa khoái khẩu
    Những món nào bán chạy nhất trong tiệm Ba Lẹ?
    Chủ tiệm, ông Lâm Quốc Lương, 49 tuổi, mở ra một tấm thực đơn trình bầy các món ăn Việt Nam viết bằng Anh ngữ có đánh số. Ông nói ?oSố 89, 91 và 92.?
    Số 89 là ?oDouble Delight? ?" ?oKhoái Khẩu Gấp Đôi? ?" là món cơm đĩa có tôm xào tỏi, lẫn gà nướng sả, giá $9.95.
    Số 91 là ?oQueen Combo? ?" ?oHỗn hợp của Hoàng Hậu? ?" gồm cơm chiên, tôm nướng, gà nướng, chả giò, $9.50.
    Số 92 mang tên ?oKing Combo? ?" ?oHỗn hợp của Đế Vương? ?" là món cơm chiên, bí tết, tôm nướng, chả giò, $10.95.
    Với các khách hàng mà ?omột nửa số là du khách, một nửa là người định cư trên đảo,? ông Lương cho biết việc chọn tên Anh ngữ để gọi các món ăn Việt là quan trọng, ?ovì đây là kỹ thuật marketing.? Ông tỏ vẻ hài lòng với việc chọn tên các món ăn của ông.
    Kỹ thuật tiếp thị ấy còn được nhấn mạnh thêm bằng một màn ảnh vải treo trong tiệm, với cái máy chiếu liên tục những phong cảnh trên đảo, xen lẫn hình ảnh món ăn với thông tin về nội dung các món bún, phở, gỏi cuốn? trong thực đơn, để giải thích cho thực khách dễ gọi? và cũng không quên kèm theo thư khen tặng của các thực khách bốn phương từng ghé lại đây.
    Việc phổ biến thông tin cũng làm cho nhiều du khách tìm đến tiệm này với một quyển sách hướng dẫn du lịch cầm trên tay. Tuy mới mở từ tháng Mười Một, 2002, nhưng tiệm Ba Lẹ đã được đề cập trong cuốn Paradise Family Guides của Joan Conrow và Christie Stilson viết về Kauai (Ulysses Press, tái bản lần thứ tám, 2003). Sau khi giải thích các món ăn trong tiệm, cuốn sách nói ?oĐây là loại tiệm ăn mà chúng tôi ước chi đã mở từ trước. Thức ăn ngon không tin nổi, giá rất rẻ mà địa điểm lại dễ tìm? Vấn đề duy nhất là tiệm này tuy mới mở, nhưng đã đông khách ngay lập tức, do đó họ thường khá bận rộn. Tuy nhiên, cũng đáng để chờ đợi một chút khi đến ăn nơi đây, với những mùi vị tinh tế phức hợp, thú vị và những thay đổi khác biệt đến ngạc nhiên??
    Ly cà phê sữa gần 4 đô có lẽ không phải là giá rẻ đối với một khách hàng người Việt đã quen giá biểu ở San Jose hay ở Quận Cam. Nhưng nói chung Ba Lẹ vẫn tương đối rẻ hơn so với nhiều tiệm ăn khác trên đảo. Thực phẩm trên đảo đều tương đối cao hơn đất liền. Ông Lương cho biết phần lớn thịt và thực phẩm đông phương ông đều mua từ Honolulu chở tầu qua.
    Người San Jose
    Những tấm hình do chủ nhân chụp, được sắp xếp vào chương trình điện tử để chiếu slide show lên tấm màn vải chiều ngang bốn bộ, dài năm bộ Anh, có lẽ là dấu vết rõ rệt nhất về xuất xứ high-tech của ông Lâm Quốc Lương.
    Vượt biên sang Mã Lai, ông Lương đến Michigan năm 1978, chuyển tới San Jose làm việc trong ngành điện tử từ năm 1979. Trước khi đi Hawaii mở tiệm năm qua, công việc cuối cùng ở Thung Lũng Điện Tử, ông cho biết ?olà làm manager cho Silicon Storage Technology, một công ty chuyên sản xuất flash memory dùng cho camera.? Ông nói gia đình ông, vợ và người con trai 16 tuổi vẫn còn định cư tại San Jose ?ovì trường học ở San Jose tốt cho cháu hơn ở Kauai.?
    Vì Kauai là hòn đảo du lịch, ông Lương cho biết những mùa đông khách nhất là mùa hè, hơn nữa là vào những dịp Lễ Tạ Ơn và mùa lễ Giáng Sinh.
    Tiệm thứ 25
    Ba Lẹ là tiệm ăn Việt duy nhất trên đảo Kauai nhưng không phải là tiệm duy nhất trên quần đảo Hawaii. Nó là tiệm thứ 25 trong hệ thống franchise của Ba Lẹ ở Hawaii do em trai ông Lương, ông Lâm Quốc Thanh, 44 tuổi, làm chủ.
    Cái tên ?oBa Lẹ? vốn quen thuộc với những người Việt định cư tại San Jose, xuất xứ từ tiệm bánh mì Ba Lẹ của ông Võ Văn Lẹ. Vào thời đầu thập niên 90, tiệm này mở tại đường số Ba, sau rời đến đường Santa Clara. Cũng thời gian này đã từng có những cuộc cạnh tranh nổi tiếng trong cộng đồng Việt Nam giữa bánh mì Ba Lẹ và Lee?Ts Sandwiches, đôi bên kịch liệt dành khách bằng cách hạ giá, từ hai ổ tặng một ổ, xuống mua một ổ tặng một ổ.
    Nhưng hệ thống Ba Lẹ tại Hawaii không phải là hệ thống của gia đình ông Võ Văn Lẹ, đã rời khỏi San Jose. Ông Lâm Quốc Thanh cho biết Ba Lẹ tại Hawaii nguyên là do ông ?ohùn hạp khai thác chung với ông Minh, con trai của ông Ba Lẹ, mở từ tháng 12, 1984,? đến cuối năm 1986 thì ông Thanh mua lại, ?olàm chủ 100%?.
    Ông Lương cho biết sau đó đôi bên ?ogần như có thỏa ước ngầm: họ Võ làm ăn trong lục địa, họ Lâm làm ăn ngoài hải đảo, đôi bên không đụng chạm đến nhau, tới nay vẫn giữ được giao hảo tốt đẹp.?
    Sự thành công của Ba Lẹ Hawaii từng được chính thức nhìn nhận vào năm qua: Ông Lâm Quốc Thanh đã được các ngân hàng bầu làm ?oNgười Tiểu Thương của Tiểu Bang Hawaii? dựa trên yếu tố tín nhiệm tài chánh và phát triển thương vụ, sau đó đã được chọn làm ?oNgười Tiểu Thương Toàn Quốc Hoa Kỳ năm 2002? (National Small Businessperson of the Year 2002).
    Hệ thống franchise của Ba Lẹ hiện gồm 20 tiệm tại đảo Oahu, hai tiệm tại đảo Maui, hai tiệm tại đảo lớn (Big Island), và mới nhất là tiệm ở Kauai do ông Lương khai thác.
    Ngoài những tiệm bán lẻ này, franchise do ông Thanh điều hành đang có một lò bánh rộng 17,000 bộ vuông để sản xuất bánh mì, bánh ngọt, bánh cưới, bánh sinh nhật, cung cấp cho các khách sạn và cho hầu hết các hãng máy bay hạ cánh xuống Hawaii, ?otrong đó có United Airlines, American Airlines, China Airlines, Nothwest? mà nhiều nhất là Hawaiian Airlines.?
    Ông Thanh cho biết hệ thống này còn cung cấp ?omỗi tuần khoảng 30,000 cái bánh croissant cho hệ thống siêu thị Foodland với 28 tiệm trên quần đảo? và ?ođã có được khế ước cung cấp bột làm pizza cho Papa John Pizza? là hệ thống pizza giây chuyền lớn hàng thứ ba trong nước Mỹ.
    Với những con số khả quan này, ông Thanh nhớ lại những ngày từ trại tÿ nạn Mã Lai mới đến Mỹ năm 1979, bấy giờ ?ohãy còn đi bán nước ngọt ở chợ trời San Jose, làm assembler cho hãng Intel với số lương $3.35 một giờ.?
    Nguyễn Bá Trạc
    Việt Mercury

Chia sẻ trang này