1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt tại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Tigris_Corbetti, 19/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrieuTien

    TrieuTien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Phỏng Vấn
    Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh

    Thực Hiện Hương Kiều Loan
    --------------------------------------------------------------------------------

    Để đánh dấu 25 năm di cư, nhóm New Horizon/Chân Trời Mới gồm có một số sinh viên và chuyên gia trẻ Việt Nam, với sự bảo trợ của Asian American Studies Center tại UCLA , đã xuất bản một tập sách gần 200 trang đề là ?~?~25 Vietnamese Americans in 25 Years, 1975-2000?T?Tđể giới thiệu 25 nhân vật Việt Nam đã có những thành tích xuất sắc trong những lãnh vực chuyên môn của mình trong những năm qua và đã có những đóng góp đặc biệt trong công cuộc chung xây dựng một cộng đồng người Việt thịnh vượng ở hải ngoại . Trong cuốn sách trình bầy rất mỹ thuật người đọc đưọc thấy những tên tuổi đã làm vẻ vang cho người Việt ở Hoa Kỳ như :
    Giáo sư Đinh Đồng Phụng Việt của Trường Luật Khoa ở Đại Học Georgetown, người vừa được Tổng Thống Geoge W. Bush bổ nhiệm làm Trợ Lý Bộ Trưởng Tư Pháp,.
    Nhà đạo diễn Tony Bùi với cuốn phim tuyệt tác ?~?~Three Seasons?T?T đã được nhiều giải thưởng cao quý ở Hội Mùa Điện Ảnh Sundance năm 1999,.
    Phi hành gia không gian , tiến sĩ Trịnh Hữu Châu là người đã bay trên phi thuyền con thoi Columbia của Hoa Kỳ.
    Cầu thủ bóng bầu dục Nguyễn Đạt là người Việt đầu tiên đã được tuyển vào hội nhà nghề Dallas Cowboys chơi môn thể thao này,.
    Bác sĩ giáo sư y khoa Nghiêm Đạo Đại là người đã sáng chế ra những y thuật giải phẫu tân kỳ để ghép tụy tạng.
    Học giả Huỳnh Sanh Thông là người đã được giải thưởng bác học John D. and Catherine T. MacArthur qua công trình giới thiệu những thơ văn cổ điển tuyệt tác của Việt Nam tới độc giả Anh ngữ .
    Nhóm New Horizon đã dựa vào một danh sách 150 người được đề nghị để lựa chọn ra 25 nhân vật được coi như là những người làm gương mẫu cho thế hệ sau để giới thiệu thành tích trong cuốn sách . Một trong những người được coi như là những tấm gương sáng cho giới trẻ đó là giáo sư Nguyễn Xuân Vinh , người đã thành danh từ hồi còn ở trong nước . Ông là một thiên tài đa dạng và có thể nói là một trong những người VN kiệt xuất của nửa hậu thế kỷ 20 và sang đầu thế kỷ 21 . Là một sinh viên giã từ nghiên bút theo việc đao cung khi nghe tiếng gọi của sơn hà trong cơn nguy biến , thời Đệ Nhất Cộng Hoà ông đã từng giữ chức vụ Tư Lệnh Không Quân . Nhưng binh nghiệp chỉ mang lại tên tuổi cho ông trong quân đội mà ông được người đời biết đến qua tài văn chương xuất chúng đã giúp ông tạo dựng được tác phẩm ?~?~Đời Phi Công?T?T là một áng văn trác tuyệt đã thi vị hoá nghiệp dĩ của những người hàng ngày trải cuộc đời bay trên mây trời để lo tròn nhiệm vụ trấn không cho non sông . Ông lại còn là một nhà khoa học và giáo dục và trong phạm vi này công nghiệp của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, kể từ ngày ông giã từ binh nghiệp để trong hơn ba mươi năm giảng dậy và nghiên cứu về toán học không gian ở nhiều đại học tại Hoa Kỳ và các nước tiền tiến trên thế giới, đã ghi thêm sự đóng góp quan trọng của người Việt Nam trong giai đoạn tiến triển vuợt bực về sự thám hiểm không gian của loài người trong thế kỷ vừa qua.
    Qua bài phỏng vấn này Hương Kiều Loan được hân hạnh giới thiệu tới độc giả thêm nhiều chi tiết về tài năng toàn diện của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh .
    Hương Kiều Loan: Trước đây HKL đã được gặp giáo sư hai lần và cũng đã có nhiều lần nói chuyện với giáo sư qua điện thoại và HKL nhận xét thấy giáo sư ít nói về mình . Lần này HKL hy vọng giáo sư sẽ giãi bầy tâm sự hơn và kể nhiều về cuộc đời phong phú và đầy thi vị cuả mình để độc giả biết rõ về những đóng góp của giáo sư cho khoa học, dân tộc và nhân loại .
    GS Nguyễn Xuân Vinh: Đó chỉ là một thói quen của nghề nghiệp . Về toán học, muốn chứng minh một định đề người ta chỉ được dùng một số tối thiểu dữ kiện . Là phi công khi bay trên mây trời, sự liên lạc vô tuyến cũng cần phải ngắn gọn . Tuy vậy những thông tin bao giờ cũng phải chính xác . Vì vậy tuy quen nói vắn tắt tôi cũng sẽ trả lời thật đầy đủ những câu hỏi của Kiều Loan .
    HKL: Mới đây HKL được coi một CD Rom nói về giáo sư của Hội Khuyến Học ở Saint Louis trong đó có nói là giáo sư mang nặng ba nghiệp dĩ là Nghiệp Bay , Nghiệp Văn và Nghiệp Giáo . Vậy HKL xin bắt đầu hỏi là vì sao mà giáo sư lại chọn vào Không quân để vương lấy nghiệp bay ?
    GS NXV : Tôi vào trong lớp những học sinh chuyên khoa , sinh viên đại học và công chức có khả năng văn hoá được gọi động viên năm 1951 để theo học Khoá I những Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định và Thủ Đức . Lúc đó tôi đã học được phần đầu của văn bằng cử nhân toán học và ước nguyện của tôi là trở thành một toán gia vì Việt Nam có rất ít người trong ngành này . Lúc sắp ra trường ở Thủ Đức như là một sĩ quan công binh thì tôi được biết là sẽ phải ở trong quân đội một thời gian bất định . Vì vậy tôi xin thi kỳ tuyển sinh viên theo học Trường Sĩ Quan Không Quân ở Salon de Provence bên Pháp để có dịp ra nước ngoài học hỏi thêm. Sau ba năm ở Pháp và ở Maroc, 1952-1955, tôi được huấn luyện thành một sĩ quan phi công , có bằng lái phi cơ hai động cơ và thẻ trắng (carte blanche) để bay trời mù theo đúng tiêu chuẩn của Không Quân Pháp . Cũng trong thời gian ở Pháp, tôi hoàn tất chương trình cử nhân toán ở Đại học Marseille và cũng có thêm văn bằng cao học để chuẩn bị thi tiến sĩ toán học.
    HKL : Hương Kiều Loan được biết là sau này giáo sư cũng có bằng tiến sĩ quốc gia toán học . Như vậy giáo sư cũng thi ở Đại học Marseille, và như thế vào năm nào ?
    GS NXV : Không , sự việc không giản dị như vậy đâu Kiều Loan. Như tất cả những người cùng lứa tuổi , chúng tôi lớn lên ở trong thời loạn và sự học luôn luôn bị gián đoạn, không thể nào xếp đặt chương trình theo như ý của mình . Khi tôi thi xong chứng chỉ cao học về Hình Học Cao Cấp ở Đại Học Marseille là nơi gần Trường Không Quân ở Salon de Provence thì tôi được gửi đi Avord , thuộc hạt Cher, để hoàn tất phần phi huấn . Nơi đây chỉ cách Paris có hai giờ đi xe lửa nên tôi xin chuyển hồ sơ về Đại Học Paris để ghi danh học chương trình tiến sĩ quốc gia toán học. Lúc đó là vào năm 1954 . Năm sau đó tôi học xong chương trình sĩ quan phi công và phải trở về Việt Nam để phục vụ trong quân đội quốc gia . Phải đợi cho đến năm 1972 tôi mới có dịp trở lại Đại Học Paris để nộp luận án tiến sĩ quốc gia về môn toán học .
    HKL : Đạt được trình độ tiến sĩ quốc gia toán học ở Đại Học Sorbonne tại Pháp quốc là một điều khó khăn vô cùng và HKL sẽ trở lại để hỏi thêm giáo sư về điều này . Để hỏi tiếp về nghiệp bay và cũng để chuyển sang những câu hỏi về nghiệp văn của giáo sư , xin người phi công và cũng là nhà văn Toàn Phong cho biết chút ít về tác phẩm ĐờI Phi Công, cuốn truyện mà HKL còn nhớ vào những năm cuả thuở trung học ngày xưa, không một cô nũ sinh Trưng Vương naò lại không biết đến cuốn truyện đó. Thưa giáo sư tác phẩm ?~?~Đời Phi Công?T?Tđã được thai nghén trong trường hợp nào a.?. Theo HKL nghĩ thì thật là một sự đặc biệt mà tác phẩm đầu tay của một nhà văn trẻ lại được chọn để trao Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc cùng năm với những nhà văn đàn anh đã thành danh từ nhiều năm trước như các ông Vũ Khắc Khoan và Võ Phiến .
    GS NXV : Đời Phi Công là một tuyển tập những bức thư của một phi công viết cho một thiếu nữ còn đang là sinh viên ở đại học để kể cho nàng nghe cuộc đời của những người hàng ngày bay trên gió mây trời .Tôi bắt đầu viết vào năm 1959 và đăng mỗi tuần một kỳ, vào ngày thứ Hai, trên báo Tự Do là một nhật báo có nhiều độc giả trên toàn quốc . GS Văn Khoa Phạm Việt Tuyền là chủ nhiệm.
    Giới trẻ thời đó hay đón đọc vì ai có một chút mơ mộng cũng có thể tưởng tượng được rằng nếu sau này trở thành phi công thì mình cũng có thể là người viết những bức thư tâm tình đầy thi vị như thế này .
    Những bài viết này cũng không phải là những bài đầu tiên tôi đăng báo vì trước đó gần mười năm tôi cũng đã là một thành viên trong nhóm Thế Kỷ và cũng đã viết nhiều truyện ngắn tình cảm cho nguyệt san này . Cuốn sách đầu tay của tôi là cuốn ?~?~Gương Danh Tướng?T?T, là một tập sách nhỏ chưa đến 100 trang , do Nha Chiến Tranh Tâm Lý thuộc Bộ Quốc Phòng in ra vào năm 1956 . Tuy sách in ra tới mười ngàn cuốn nhưng dạo đó tôi đang làm phụ tá tùy viên quân lực tại Sứ quán Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn, nên chỉ nhận được mươi cuốn và đem tặng ngay các thân hữu nên không còn giữ được một bản nào .
    Tôi viết cuốn ?~?~Gương Danh Tướng?T?Tkhi mới còn đang là một đại úy để nêu lên những đức tính cần phải có của những người lãnh đạo trong quân đội. Cũng nhằm mục đích nêu lên tình người và tình yêu tổ quốc và không gian của những người nặng nghiệp bay mà sau này tôi viết cuốn ?~?~Đời Phi Công?T?T. Nhờ sự phổ biến sâu rộng của cuốn sách này mà giới thanh niên và sinh viên hiểu biết thêm về Không Quân Việt Nam và chúng tôi đã tuyển mộ được nhiều thanh niên ưu tú để gửi sang theo học những khóa huấn luyện bay những phi cơ tối tân của Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ .
    HKL : Thưa giáo sư, Không những Không Quân Việt Nam đã tuyển được nhiều thanh niên ưu tú vào nghiệp bay naỳ, mà... rất nhiều nữ sinh thuở đó đã mơ có ngườI tình là một chàng không quân haò hoa đó a. Trở lại câu chuyện về văn chương, nghe nói khi ở trong nhóm Thế Kỷ giáo sư có quen biết với nữ sĩ Tương Phố và được bà viết tặng một bài thơ đã đăng trên báo . Giáo sư có thể kể lại cho độc giả nghe một vài kỷ niệm với vị nữ lưu tiền bối đáng kính này không ?
    GS NXV : Nhóm Thế Kỷ có những người như các anh Bùi Xuân Uyên , Viên Phong, Triều Đẩu, Trúc Sĩ, Phạm Khanh, Tạ Tỵ, Trọng Bình,..., toàn là những người có uy tín trên văn đàn và là công hay tư chức có địa vị trong xã hội . Bà Tương Phố chỉ gửi bài tới toà soạn chứ không đi họp đều như chúng tôi, mỗi tuần một lần ở quán cà phê Tùng Lâm trên bờ hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội . Thỉnh thoảng các anh lại tổ chức đi ăn nhưng tôi khi đó ít tuổi nhất và còn là một sinh viên nên không phải đóng góp gì .
    Bà Tương Phố hay dịch Đường Thi nên khi nào được đọc một bài dịch đặc sắc tôi lại viết cho bà để góp ý . Cũng vì vậy mà bà có cảm tình đặc biệt với tôi và khi được tin tôi nhận được giấy động viên phải lên đường nhập ngũ bà viết một bài thơ tặng với ý khuyên nhủ là những người thật có tài năng thì không cần phải ra binh đao trận mạc mà cũng có thể đưa lại thái bình cho sơn hà, xã tắc .
    Có một điều đặc biệt là vào dịp đó có một nghệ sĩ , danh thủ điêu khắc Trung Hoa sang mở triển lãm ở Hà Nội. Ông ta có tài khắc tranh và chữ nhỏ li ti trên những miếng ngà, phải soi kính hiển vi mới đọc được . Bài thơ của nữ sĩ Tương Phố làm theo thể thất ngôn dài 16 câu được ông khắc trên một miếng ngà to bằng ngón tay cái và gắn trên một tấm sơn mài đen để treo trên tường.
    Mãy năm sau tôi có dịp lại thăm bà ở Nha Trang khi đó ở cùng với người con trai lớn là giáo sư Thái Văn Châu, cũng là một bạn đồng nghiệp dậy toán nhưng lớn tuổi hơn tôi, và được bà cho coi bảo vật đó. Bà Tương Phố là một nữ sĩ được nhiều người mến mộ . Bà có cho tôi coi một cuốn sổ lưu niệm có bút ký của nhiều danh nhân Âu và Á và bảo tôi ghi lại vài dòng. Tôi nhớ là có viết hai câu thơ
    ?~?~Người là danh sĩ đế đô,
    Còn tôi nặng kiếp sông hồ phải mang?T?T.
    Câu viết ngày xưa không ngờ nay lại tả đúng cuộc đời của mình vì mấy năm sau , tôi lên đường du học ở Hoa Kỳ và từ đó đến nay sống cuộc đời xa quê hương triền miên , là khách thăm viếng của nhiều nước trên thế giới.
    HKL : Trong trường hợp nào mà giáo sư lại rời chức Tư Lệnh Không Quân để du học. Nếu theo đúng nghĩa là khách sông hồ thì giáo sư đã tới thăm những nước nào ? Tự mình đi du lịch hay được mời thăm viếng ạ?
    GS NXV : Tôi được bổ nhiệm vào chức vụ Tham Mưu Trưởng Không Quân Việt Nam vào cuối năm 1957 và sang tháng Hai năm 1958 được giao chức vụ Tư Lệnh Không Quân . Cho đến tháng Tám năm 1962, khi tôi lên đường du học ở Hoa Kỳ thì tổng cộng khoảng thời gian mang trọng trách cũng là gần 5 năm trời, một thời gian có thể nói là lâu hơn thời gian trung bình bổ nhiệm 4 năm của các Tư Lệnh Quân Chủng các nước văn minh trên thế giới .
    Tôi quan niệm nhận chức vụ chỉ huy không phải là có được quyền hành mà là mang lấy trách nhiệm . Vì vậy tôi tự chọn lấy một nhiệm kỳ và xin với Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà cho được đi nước ngoài học hỏi thêm sau khi được Không Quân Hoa Kỳ cấp cho một học bổng đặc biệt để theo học chương trình tiến sĩ .
    Từ nhiều năm qua, là giáo sư đại học tại Hoa Kỳ , hàng năm tôi thường tham dự và được mời thuyết trình tại những Hội nghị về hàng không và không gian quốc tế (International Congress of Astronautics), luân phiên được tổ chức mỗi năm tại một nước khác nhau .
    Tôi đã dự họp ở hầu hết các nước có chương trình không gian ở Âu châu như Anh, Pháp, Áo, Đức, Ý, Hoà Lan, Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Điển, Hung Gia Lợi và Do Thái. Niên học 1974-1975 tôi được mời sang làm khảo cứu và dậy học ở Pháp . Ngoài ra có một lần tôi được mời làm tổng thư ký cho một khóa hội thảo về Cơ Học Phi Hành Không Gian do cơ quan NATO tổ chức ở Lục Xâm Bảo .
    Ở Mỹ châu tôi cũng đã được mời thuyết trình ở Gia Nã Đại và Ba Tây, và tất nhiên ở nhiều đại học khác trên Hoa Kỳ .
    Ở Á châu thì tôi đã tới thuyết trình hay giảng dậy những khoá ngắn ở nhiều đại học hay cơ quan chính phủ ở những nuớc Nhật Bản, Trung Hoa Quốc Gia ở Đài Loan, và Đại Hàn còn ở Úc châu thì tôi đã tới dự Hội nghị không gian họp ở Melbourne năm 1998 và nhân dịp đó được Đại Học Queensland mời lên thuyết trình ở Brisbane .
    Có những nước khác ở Âu châu và Bắc Phi châu tôi không kể ra đây nhưng cũng đã có dịp tới theo bước chân giang hồ khi còn là một sinh viên ở Pháp . Trong thời gian làm Tư Lệnh Không Quân ở Việt Nam tôi cũng đã được mời đi nhiều nước ở Đông Nam Á và hai lần du hành sang Hoa Kỳ để thăm viếng nhiều căn cứ không quân bạn có liên hệ kỹ thuật với không quân mình.
    HKL : Như thế thì có thể nói là giáo sư đã tới thăm viếng và thuyết trình ở nhiều trung tâm khoa học hay đại học danh tiếng trên thế giới . Nhưng ngoại trừ nước Hung Gia Lợi, mà Hương Kiều Loan nghĩ là giáo sư đã tới thủ đô Budapest ở bên giòng sông xanh Danube, không thấy giáo sư nói gì đến những nước ở bên kia bức màn sắt .
    Được trieutien sửa chữa / chuyển vào 03:50 ngày 01/10/2003
    Được trieutien sửa chữa / chuyển vào 03:53 ngày 01/10/2003
  2. TrieuTien

    TrieuTien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    GS NXV : Tôi nghĩ là Kiều Loan muốn nhắc tới những nước còn theo chế độ cộng sản như nước Nga và Trung cộng . Những nước này cũng là hội viên của tổ chức không gian quốc tế với danh xưng là International Federation of Astronautics (viết tắt là IAF) , và như vậy họ cũng có năm đứng ra tổ chức Hội nghị .
    Tôi nhớ là có một lần tổ chức ở Bắc Kinh , và một năm khác hội nghị tổ chức ở thành phố Bangalore ở Ấn Độ . Hai lần ấy tôi không tham dự vì không có những chuyến bay tiện lợi đi từ Detroit là phi trường phát xuất từ Michigan là nơi tôi dậy học.
    Hội nghị quốc tế thường tổ chức vào tháng Mười mỗi năm, và nếu lịch trình kể cả những ngày họp và những ngày đi đường mà kéo dài quá mười hôm thì rất khó cho tôi thu xếp công việc với sinh viên vì môn tôi dậy không có người thay thế .
    Tôi cũng nhận được thư mời sang dậy những khoá ngắn ở Hoa Lục, đúng ra là một thư mời của Viện Bách Khoa Miền Tây ở Tây An và một thư mời của Viện Khảo Cứu Hàng Không, thuộc Trường Đại Học Nam Kinh . Trên nguyên tắc tôi đã nhận lời mời nhưng chưa có dịp thuận tiện để sửa soạn lịch trình thăm viếng .
    Ngoài ra tôi cũng có mấy bài khảo cứu được dịch ra Nga ngữ và đăng trên báo khoa học ở nước Nga khi còn là Liên Sô . Tôi cũng có cộng tác với giáo sư viện sĩ V. A. Yaroshevskii thuộc Central Aerohydrodynamic Institute (viết tắt theo tiếng Nga là TsAGI), là viện khảo cứu về khí động lực học quan trọng nhất ở Moscow, trong một bài viết về lý thuyết thu hồi vệ tinh và phi thuyền không gian vào bầu khí quyển của trái đất và các hành tinh đã đăng trên báo kỹ thuật ở Nga .
    Một khoa học gia khác là tiến sĩ A . Filatyev cũng thuộc viện này , sau khi nghe một bài thuyết trình của tôi tại Hội nghị không gian họp năm 1994 ở Juresalem, Do Thái, cũng đã thu xếp để giáo sư viện sĩ German I. Zagainov là Tổng Giám Đốc của viện mời tôi sang thăm viếng để có dịp gặp gỡ và thảo luận về cơ học không gian vói các giáo sư và nghiên cứu gia của những viện TsAGI, Moscow Institute of Physics and Technlogy (MPhTI) và Moscow Aviation Institute (MAI) là những trung tâm giáo dục và kỹ thuật hàng không và không gian hàng đầu ở nước Nga .
    Thư mời gửi cuối năm 1994 , và tôi cũng đã nhận lời trên nguyên tắc. Cho tới nay, bước sang năm 2002, lời mời có thể mất thời gian tính và ban giám đốc có thể thay đổi, nhưng điều này thật không quan trọng. Tài liệu khoa học về hàng không và không gian tôi đã viết cũng được biết đến nhiều ở Đông Âu . Nối lại nhịp cầu để sang thăm viếng những trung tâm khảo cứu về khoa học không gian ở những nước này thật cũng dễ dàng . Còn đi như là du khách thì chọn dịp nào cũng được .
    HKL : Theo trong phiếu tiểu sử thì giáo sư là người đầu tiên được cấp văn bằng tiến sĩ khoa học hàng không và không gian của Đại Học Colorado . Tại sao giáo sư lại chọn ngành này mà không học tiếp về toán học và tại sao giáo sư lại chọn Đại Học Colorado thay vì tới những đại học khác có tiếng tăm hơn như Đại Học Harvard ?
    GS NXV: Tình thực mà nói, nếu được chọn trường thì dạo đó tôi muốn tới Đại Học Paris để hoàn tất luận án tiến sĩ toán học đã bỏ dở nhiều năm vì công vụ. Nhưng tôi cần có học bổng toàn phần trong nhiều năm cho một ngân sách về tiền ăn ở, tiền sách vở và tiền học cùng những chi phí cần thiết cho một sinh viên bậc cao học như để tham dự những khoá hội thảo chuyên môn và điều này chỉ có Không Quân Hoa Kỳ mới có thể chu toàn được .
    Ngân sách huấn luyện của họ cũng chịu sự kiểm soát của Quốc Hội nên họ chỉ có thể ghi học bổng cho tôi để theo học ngành hàng không và không gian mà thôi chứ không thể nào chứng minh sự cấp học bổng cho một sĩ quan đồng minh để theo học chương trình tiến sĩ về toán học được.
    Mặt khác, các sĩ quan Hoa Kỳ được cử đi học thêm những văn bằng cao học thường được gửi tới những Đại Học công vì những nơi đó đã có sẵn Trung Tâm Huấn Luyện Sĩ Quan Trừ Bị (gọi tắt là ROTC) để lo việc hành chánh. Một lý do nữa để tôi chọn Đại Học Colorado là nơi đó gần Căn Cứ không Quân Lowry ở thành phố Denver là nơi tôi có thể tới để bay duy trì khả năng, và cũng gần Trường Sĩ Quan Không Quân ở Colorado Springs là nơi có nhiều sĩ quan cán bộ có trình độ tiến sĩ để trao đổi kinh nghiệm .
    Colorado là một miền cao nguyên, có núi non hùng vĩ, rất hợp với bản tính trầm lặng của tôi . Phân Khoa Hàng Không và Không Gian ở Đại Học Colorado đã có từ lâu, nhưng chuyên nhiều về kỹ thuật và môn khí động học.
    Làm khảo cứu thực nghiệm về những môn này đòi hỏi nhiều dụng cụ tốn kém và chuyên viên trợ giúp nên trước tôi chưa có sinh viên nào đạt được trình độ tiến sĩ . Cùng với năm tôi tới thì Đại Học Colorado mời được nhà bác học người Đức là tiến sĩ Adolf Busemann là người được mệnh danh là cha đẻ của phi cơ cánh suôi, cũng là đồng nghiệp nhưng lớn tuổi hơn của tiến sĩ Wernher von Braun ở Trung Tâm Hõa Tiễn Peenemunde trong Thế Chiến II , và hai khoa học gia trẻ vừa tốt nghiệp tiến sĩ tại California Institute of Technology là Đại Học nổi tiếng bậc nhất thời bấy giờ về kỹ thuật hàng không và không gian.
    Một trong hai vị ấy là tiến sĩ C. Forbes Dewey , đã cùng với giáo sư Adolf Busemann nhận bảo trợ luận án cho tôi và sau hơn hai năm làm việc không ngừng nghỉ tôi đã hoàn tất công trình nghiên cứu và trở thành người đầu tiên được cấp văn bằng tiến sĩ về môn Khoa Học Hàng Không và Không Gian của Đại Học Colorado . Sự kiện lịch sử này đã được ghi trong cuốn sách ?~?~Proud Past, Bright Future?T?T xuất bản năm 1966 nói về lịch sử của Trường Kỹ Thuật của Đại Học Colorado . Trường này, vì toạ lạc ở tỉnh Boulder là nơi có National Bureau of Standards (viết tắt là NBS) và National Center for Atmospheric Research (viết tắt là NCAR) là hai Trung Tâm nghiên cứu khoa học quan trọng của Chính Phủ Liên Bang, nên cũng thu hút được nhiều nhân tài về khoa học cho ban giảng huấn. Năm 2001 giải Nobel về vật lý học cũng về tay một khoa học gia của NBS và một giáo sư của Đại Học Colorado .
    HKL : Sau khi tốt nghiệp, giáo sư đã được mời ở lại trong ban giảng huấn ở Đại Học Colorado . Trong trường hợp nào giáo sư lại tới Đại Học Michigan?
    GS NXV : Trong thời gian là sinh viên tiến sĩ ở Colorado, tôi được mời dậy một khoá về môn cơ học. Những bài giảng của tôi in ra để phát cho sinh viên đã được giáo sư E. V. Laitone , lúc đó là chủ nhiệm phân khoa hàng không ở Đại Học California ở Berkeley, trong một kỳ tới Colorado để thanh tra mỗi ngũ niên và chuẩn định trường kỹ thuật, chú ý tới vì ông cho là những tài liệu có giá trị có thể in thành sách được .
    Ông mời tôi tới hỏi chuyện và ngỏ ý muốn mời tôi dậy ở Berkeley như là một giảng sư (Lecturer) , và cũng hứa với tôi là khi nào có ghế giảng huấn chính thức ông sẽ đề nghị cho tôi vào ngạch giáo sư .
    Làm lecturer thì mỗi năm lại phải có giấy bổ nhiệm lại nên tôi nhận lời mời của Đại Học Colorado làm assistant professor vì như thế ít ra cũng được hạn kỳ ba năm để cho mình có thời gian chứng tỏ tài năng.
    Theo luật lệ thì sau ba năm, nếu người giáo sư trẻ phát triển điều hòa thì được bổ nhiệm thêm ba năm nữa trước khi có hội đồng duyệt xét cả ba phương diện về dậy học, khảo cứu và phục vụ để quyết định sự thăng cấp lên associate professor.
    Nếu được thăng cấp thì sự bổ nhiệm lần tới sẽ thành vĩnh viễn. Bằng không thì mình bắt buộc phải nghỉ việc sau khi được gia hạn thêm một năm . Trong trường hợp của tôi thì chưa hết hạn ba năm tôi đã được Đại Học Michigan, là một đại học rất có tiếng tăm trong và ngoài nước mời tới làm associate professor .
    Tới đó chỉ bốn năm sau, nghĩa là vào năm 1972 tôi đã được thăng cấp giáo sư thực thụ (professor) là ngạch cuối cùng trong ngành giảng huấn . Sự thăng cấp như vậy có thể gọi là rất nhanh chóng. Để đáp tạ sự tri ngộ của giáo sư Laitone, trước khi đi Michigan , vào năm 1967 tôi cũng đã tới Berkeley để dậy một khoá học trong dịp hè . Sau đó tôi vẫ giữ liên lạc với ông và chúng tôi đã viết chung với nhau mấy bài khảo cứu .
    HKL : Hương Kiều Loan tuy cũng ở trong ngành giáo dục nhưng không rành rẽ cho lắm về sự thăng thưởng ở bậc đại học. Giáo sư có thể cho độc giả HQ biết vì sao lại được thăng cấp nhanh chóng như vậy không ?
    GS NXV : Cuối năm 1998 khi tôi quyết định về hưu để chuyển hướng hoạt động nhiều hơn về văn hoá thì Hội Đồng Nhiếp Chính (Board of Regents) tại Đại Học Michigan đã đồng thanh chấp thuận một bản tuyên dương công nghiệp giáo dục và khoa học của tôi và trong đó có ghi rõ những kỳ thăng cấp . Nếu ai đọc thì cũng thấy rằng đó là một tiến trình kỷ lục tại một trong những đại học hàng đầu ở Hoa Kỳ . Nhưng để đạt được như vậy tôi đã cố gắng hoạt động không ngừng nghỉ trên cả hai phương diện giáo dục và khảo cứu . Tôi là một trong số rất ít người được tặng cả hai giải xuất sắc về giáo dục và xuất sắc về khảo cứu của Trường Kỹ Thuật ở Đại Học Michigan . Mỗi lần được đề nghị thăng cấp là phải có một hội đồng gồm bốn vị giáo sư thâm niên hơn và khi lập hồ sơ họ lấy cả ý kiến của những nhà giáo dục và khoa học gia ở các đại học khác và trong kỹ nghệ nữa . Sau khi lấy đầy đủ mọi giữ kiện, ba thành viên trong hội đồng sẽ viết phúc trình về ba phương diện giáo dục, khảo cứu và phục vụ của ứng viên và đưa ra toàn thể phân khoa gồm những giáo sư có thâm niên hơn để lấy biểu quyết trước khi chuyển đề nghị thăng cấp lên ông khoa trưởng và ủy ban thường vụ khoa . Sự chấp thuận của ủy ban này được coi như là chung kết tuy rằng nghị định thăng cấp bao giờ cũng phải do ông viện trưởng đại học đưa ra hội đồng nhiếp chính để lấy chấp thuận . Hồ sơ đề nghị để được cấp giải giáo dục xuất sắc hay khảo cứu xuất sắc cũng làm như vậy, nhưng quyết định là do hội đồng khoa .
    Những lề luật về thăng cấp hay tưởng thưởng như vậy rất là dân chủ ; những người được lựa chọn bao giờ cũng xứng đáng vì đã được sự tín nhiệm của các bạn đồng nghiệp . Mặt khác ở cạnh ông khoa trưởng có hội đồng thường vụ do các giáo sư bầu ra và ở cạnh ông viện trưởng có hội đồng nhiếp chính do dân chúng bầu ra . Những quyết định quan trọng phải qua những hội đồng này chấp thuận . Vì vậy dù có sự nâng đỡ đặc biệt của ông chủ nhiệm phân khoa hay ông khoa trưởng chăng nữa mà tự mình không chứng tỏ được tài năng thì cũng không đứng vững lâu được trong ngành giáo dục ở bậc đại học .
    HKL : Giáo sư là một khoa học gia đã hoạt động trong ngành hàng không và không gian hơn ba mươi năm và đã được mời giảng dậy tại nhiều đại học trên thế giới . Hương Kiều Loan được đọc một bài của Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do, là một nhà văn và cũng là một giáo sư toán, trong đó nói rằng giáo sư đã viết được hai cuốn sách và hơn tám mươi bài khảo cứu về toán học và khoa học không gian cùng đào tạo được nhiều sinh viên tiến sĩ trên thế giới . Nhân dịp này giáo sư có thể kể cho độc giả của HQ biết đã đóng góp được những gì cho cơ quan không gian Hoa Kỳ ? HKL cũng xin hỏi thêm là trong những sáng tác về khoa học, điều gì giáo sư cho là quan trọng nhất .
    GS NXV : Bài viết của giáo sư Nguyễn Khánh Do được đăng trên cuốn?~?~Theo Ánh Tinh Cầu?T?Tlà cuốn truyện ký sự của tôi xuất bản năm 1991 . Theo bài giới thiệu thì tôi đã viết ra hai cuốn sách về khoa khọc không gian với những tựa đề là ?~?~Hypersonic and Planetary Entry Flight Mechanics?T?T và ?~?~Optimal Trajectories in Atmospheric Flight?T?T. Những cuốn sách này giờ đã bán hết. Năm 1993 tôi có viết thêm cuốn sách với tựa đề là ?~?~Flight Mechanics of High-Performance Aircraft?T?T. Cuốn sách này do nhà xuất bản Đại Học Cambridge ở Anh Quốc xuất bản và sau khi in ra đã được nồng nhiệt đón nhận và năm 1995 nhà xuất bản lại cho ra ấn phẩm với bià mỏng để làm sách giáo khoa .
  3. TrieuTien

    TrieuTien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Trong những năm qua , khi tiếp súc với giới trẻ ở khắp năm châu , tôi thường được hỏi là tôi đã cộng tác thế nào với Nha Quản Trị Hàng Không và Không Gian Quốc Gia (National Aeronautics and Space Administration , gọi tắt là NASA ) , và trong quãng đời làm công tác khoa học , sáng tác nào đã làm tôi thích thú nhất . Trong giòng họ tôi , có rất ít người ra làm quan và , trong các tổ tiên , những người đỗ đạt dù có xuất chính rồi ít lâu sau cũng cáo quan về nhà dậy học . Cũng vì vậy mà từ khi ra trường tôi đã đi theo những bước chân của các bậc tiền nhân mà chọn con đường giáo dục . Trải hương thơm theo gió , tôi muốn hoàn trả lại bốn phương những gì tôi đã thâu thập được trong cuộc đời tầm học , và như thế dậy học và viết những tài liệu khảo cứu là con đường hữu hiệu nhất để thực hiện điều này .
    Một khi đã quyết tâm theo ngành giáo dục và khảo cứu , tôi cũng phải hành xử theo như các bạn đồng nghiệp khác để được ở cùng một bình diện với họ . Ở các đại học có một thành ngữ mà ai cũng ghi nhớ là ?~?~Publish or Perish?T?T có nghiã là không công bố được trên sách báo chuyên môn những sáng tác hay những kết quả khảo cứu của mình thì sẽ bại liệt .
    Tuy chính thức là ở trong ban giảng huấn nhưng trên thực tế các giáo sư được đánh giá qua những kết quả khảo cứu , được thể hiện bằng những bài đăng trên những báo chuyên khoa , những cuốn sách đã xuất bản , và những lần được mời đi thuyết trình ở các đại học trong và ngoài nước hay ở những hội nghị tầm vóc quốc gia và quốc tế .
    Muốn làm khảo cứu , tìm ra những điều mới lạ , ở một thời đại văn minh tuyệt đỉnh , ai cũng cần có một ngân khoản , thường thì do một cơ quan quốc gia , hay một xí nghiệp đài thọ , và muốn xin được những tài trợ này giáo sư phải sẵn có một uy tín trong lãnh vực của mình , nghiã là đã phải có một số những bài khảo luận đăng trên sách báo , và muốn viết được những bài này lại cần phải có những phuơng tiện để làm khảo cứu nghiã là phải có ngân sách để quản lý . Trong cái vòng lẩn quẩn đó , nhiều người không tìm ra đầu mối bắt đầu từ đâu , và đã phải giải nghệ , nghiã là đi tìm cách tiến thân theo con đường khác .
    Tôi cũng đã trải qua những năm thử thách đó trong xã hội rất mực cạnh tranh ở Hoa Kỳ , và trong phần vụ nghiên cứu cũng đã xin được những ngân khoản khảo cứu của các cơ quan chính phủ và kỹ nghệ tư . Những kết quả khảo cứu , hoặc được đăng trên các nguyệt san khoa học và kỹ thuật như những bài khảo luận, hay dưới hình thức những bản báo cáo chuyên ngành , đều được phổ biến qua các thư viện chuyên môn trên toàn thế giới . Một số những báo cáo chuyên môn tôi viết ra, hoặc đứng tên một mình, hoặc làm chung với các bạn đồng nghiệp hay các môn sinh , đã được Không Quân Hoa Kỳ (USAF) , hay NASA là những cơ quan đã trợ cấp ngân khoản, in ra như là nhũng tài liệu chuyên môn (technical document hay technical report) .
    Những tài liệu này đều có thể tìm được ở các thư viện , hay gửi mua ở Clearinghouse for Federal Scientific and Technical Information địa chỉ gửi về là Springfield, Virginia 22151 .
    Ngoài ra một số những sinh viên tiến sĩ do tôi đào tạo ỏ Đại học Michigan, nếu không đi theo đường giáo dục cũng làm việc cho kỹ nghệ và cũng có những người làm việc trong những phòng khảo cứu của Không Quân Hoa Kỳ (USAF) hay cơ quan NASA . Một trong những người ấy là tiến sĩ Jennie R. Johannessen, một nữ chuyên gia rất xuất sắc làm việc cho cơ quan Jet Propulsion Laboratory thuộc Đại Học Caltech ở Pasadena , California, là trung tâm điều khiển vệ tinh thám sát Thái Dương Hệ . Bà đã là người quản nhiệm nhóm tính qũy đạo cho vệ tinh nhân tạo Galileo bay lên thám hiểm Mộc Tinh .
    Trở lại câu hỏi là tôi thấy thích thú nhất về sáng tác nào thì thật khó trả lời vì trong khi làm về khoa học tôi để chen vào một chút văn nghệ tính , và giống như một họa sĩ vẽ tranh , tôi không hay sao lại một tác phẩm nào đã thực hiện trước đây . Vì vậy khi đọc lại bất kỳ bài viết nào đã đăng , mỗi bài có một vẻ đẹp khác nhau làm tôi vẫn thấy hào hứng như lần đầu tiên tìm ra được phương pháp giải bài toán này còn ở trong vòng bí hiểm .
    Tháng Tám năm 1994, tại hội nghị thường niên toàn quốc về cơ học không gian của American Institute of Aeronautics and Astronautics họp ở Scottsdale thuộc tiểu bang Arizona , ở bữa tiệc chính có vào khoảng một ngàn kỹ sư và khoa học gia danh tiếng tham dự, tôi được mời lĩnh giải Mechanics and Control of Flight cho năm ấy .
    Ngoài bằng tưởng lục và một nút tròn để đeo vào ve áo, tôi được ông Chủ Tịch đương nhiệm của Viện choàng vào cổ tấm huy chương vàng danh dự . Ở một mặt tấm huy chương có khắc hình chiếc phi cơ cánh đôi của hai anh em ông Wright chế tạo và vết chân đầu tiên của phi hành gia Neil Armstrong in trên mặt trăng , những hình vẽ biểu dương cho sự phát triển khoa học hàng không và không gian Hoa Kỳ trong thế kỷ XX . Ở mặt bên kia có khắc tên tôi và hàng chữ tuyên dương ?~?~For outstanding contributions to the mathematical theory of optimal control, applied to the flight mechanics of aerospace vehicles in the atmosphere and in space?T?T.
    Được tặng giải này trước hết phải có những đồng nghiệp đề nghị, và sau đó được một ủy ban chọn lựa và vì mỗi năm chỉ chọn một người nên cái hy vọng nhận đưọc huy chương này thật không bao giờ đến vói ý tưởng tôi .
    HKL : Giáo sư đã ở trong ngành giáo dục một thời gian lâu dài, học sinh theo học có thể tới một vài ngàn người và số sinh viên tiến sĩ được giáo sư đào tạo cũng không phải là ít . Họ là những người ở những quốc gia nào và trong số những người ấy có nhiều người là sinh viên Việt Nam hay không ?
    GS NXV : Sự ước lượng của Kiều Loan cũng khá đúng . Phân khoa hàng không và không gian ở Đại Học Michigan là một phân khoa lớn, có một lịch sử lâu dài . Lãy một vài thí dụ là cả ba phi hành gia của chuyến bay Apollo 15 lên mặt trăng, là những đại tá không quân David R. Scott, James B. Irwin và Alfred M. Worden đều là cựu sinh viên của Michigan . Kỹ sư Clarence L. (Kelly) Johnson là người đã vẽ những kiểu phi cơ F-104 Starfighter , và U-2 danh tiếng của Hãng Lockheed, ông đã tốt nghiệp kỹ sư hàng không ở Michigan năm 1932, và được bằng cao học năm 1933 . Trong những năm tôi dậy ở đây tính trung bình thì năm nào cũng có vào khoảng từ 50 tới 60 sinh viên tốt nghiệp cấp kỹ sư, và cũng có vài chục người được cấp bằng cao học. Như vậy trừ những năm tôi được nghỉ để đi làm giáo sư thỉnh giảng ở những nước khác số lượng sinh viên đã theo học những lớp tôi dậy cũng có thể lên tới gần hai ngàn người . Dĩ nhiên là phần đông những sinh viên là người Mỹ nhưng ở bậc cao học cũng có tới một phần tư là những sinh viên tới từ các nước khác, thường thì là từ những nước ở Á châu nhưng cũng có một số sinh viên tới từ Âu châu .
    Cũng vì thành phần sinh viên có tính cách quốc tế như vậy mà trong phân khoa của tôi các giáo sư hay được mời tới thăm viếng và giảng dậy ở các đại học khác trên thế giới. Riêng tôi, ngoài sự được mời đi giảng dậy ở nước ngoài như đã nói ở trên, vì những sách chuyên khoa của tôi được dùng ở nhiều nơi nên đôi khi tôi được mời chấm luận án tiến sĩ ở những đại học khác. Lấy một vài tỷ dụ là tôi đã được mời cho ý kiến về những luận án tiến sĩ nộp tại Đại Học Princeton ở Hoa Kỳ, Đại Học McGill ở Montréal, Gia Nã Đại, và Viện Khoa Học Ấn Độ ở Bangalore. Cuối năm 1997 tôi được mời sang Pháp để dự trong ban giám khảo chấm thi tiến sĩ toán học cho một sinh viên ở Institut National Polytechnique de Toulouse.
    Tôi không nhớ hết được tên những sinh viên người Việt ở trình độ kỹ sư đã học ở phân khoa của tôi nhưng tôi nghĩ là vào khoảng mười người trong đó cũng có vài chị . Tôi nhớ có cháu Nguyễn thị Hà, vì là con một người bạn, ra trường đã lâu và làm cho Hãng Boeing ở Seattle, và được trọng dụng. Được cấp bằng tiến sĩ có anh Brian Nguyễn, nhưng anh theo học một giáo sư khác không cùng môn với tôi . Một sinh viên khác cũng rất xuất sắc là chị Nguyễn Khánh Lưu , nhưng sau khi được bằng cao học thì đuợc cấp học bổng để làm luận án tiến sĩ ở Đại Học Colorado . Nay Khánh Lưu làm việc cho Không Quân Hoa Kỳ và rất chăm về khảo cứu nên tôi cũng hay gặp lại ở những hội nghị hàng năm .
    Những sinh viên Việt Nam theo học ở Michigan về kỹ thuật thường học những môn dễ kiếm việc như cơ khí hay điện tử, và nhiều người đã đạt được học vị tiến sĩ . Trường y khoa của đại học cũng được xếp hạng trong mười trường đứng đầu ở Hoa Kỳ nên năm nào cũng có một vài anh chị tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Những môn khoa học khác như vật lý hay hóa học đều có người Việt theo học tới tột cùng .
    Nói chung thì thế hệ thứ hai của những người Việt di cư, nghĩa là những con em của chúng ta hiện nay đang ở lớp tuổi thanh niên, các anh chị đều có những thành quả xuất sắc ở học đường và sau khi ra đời đã có những tiến bộ đáng kể trong xã hội . Riêng trong những ngành y, nha, dược và nhãn khoa thì, so với thành phần dân số, tỷ lệ tốt nghiệp khá cao đối với các sắc tộc khác .
    HKL : Theo trong bài giới thiệu của nhóm New Horizon thì trong gia đình của giáo sư các cháu đều học thành tài . Vậy có em nào theo gót của giáo sư và trở thành khoa học gia hay không ? Còn về tiếng Việt, HKL chắc giáo sư cũng lưu tâm đến sự hướng dẫn con em hướng về cội nguồn và tìm đọc những tác phẩm trác tuyệt trong văn học nước nhà .
    GS NXV : Tôi đã đi nói chuyện ở nhiều nơi và lúc nào cũng lưu ý giới trẻ Việt trân qúy ngôn ngữ của nòi giống , như những người Do Thái và những người Hoa , dù trải qua hàng mấy mươi thế kỷ sống rải rác khắp nơi trên thế giới mà họ vẫn giữ được tiếng nói và chữ viết truyền đời .Vì vậy tôi luôn luôn nhắc nhở con cái phải trau dồi tiếng Việt để ít ra là cũng nói được lưu loát khi giao thiệp với người đồng hương .
    Ở Đại Học Michigan tôi đã cùng với các sinh viên và phụ huynh vận động cho tiếng Việt được giảng dậy như là một sinh ngữ và từ mười năm nay những lớp học ấy do một cô giáo phụ trách lúc nào cũng thu hút được một số đông sinh viên Việt và Mỹ theo học. Còn về sự lựa chọn ngành học tôi để các cháu trong gia đình tự tìm lấy môn nào thích hợp với năng khiếu của riêng mình để theo đưổi . Cháu trai lớn của chúng tôi là một chuyên gia về văn chương miền Nam của Hoa Kỳ . Cháu trai thứ hai là một bác sĩ y khoa . Tiếp theo chúng tôi có một cháu gái tốt nghiệp về quản trị và kinh doanh và cháu trai út sau khi có bằng kỹ sư điện tử thì học thêm bằng cao học về tài chánh ở Đại Học Chicago vì theo cháu đó là khuynh hướng của lớp trẻ Âu Mỹ bây giờ .
    HKL : Bây giờ HKL xin hỏi giáo sư một câu chót . Qua những bài báo đã viết về Nguyễn Xuân Vinh như là một khoa học gia , Hương Kiều Loan được biết là giáo sư đã được bầu vào Hàn Lâm Viện Không Gian Pháp Quốc và Hàn Lâm Viện Không Gian Quốc Tế . Xin giáo sư cho biết là muốn là hội viên thì phải làm đơn xin gia nhập, hay là phải có người tiến cử , và sự chọn lựa như thế nào ? Có phải vì giáo sư đã có bằng tiến sĩ toán ở Pháp mà được mời gia nhập Hàn Lâm Viện hay không ?
    GS NXV : Tôi là một hội viên ngoại quốc của Viện Hàn Lâm Quốc Gia Hàng Không và Không Gian (Académie Nationale de l?TAir et de l?TEspace) của nước Pháp .Viện này mới được thành lập năm 1983 dưới sự bảo trợ của bốn vị Tổng Trưởng Quốc Phòng, Kỹ Nghệ và Khảo Cứu, Quốc Gia Giáo Dục và Giao Thông .
    Như tất cả các viện hàn lâm khác, số hội viên rất giới hạn và theo quy chế khi thành lập chỉ dự trù có sáu mươi hội viên người Pháp và ba mươi hội viên ngoại quốc mà thôi. Ông chủ tịch viện viết thư chính thức mời hội viên mới sau khi vị này đã được ba hội viên đề nghị và được toàn thể hội đồng họp những khoá tam cá nguyệt bỏ phiếu bầu mỗi khi có ghế trống .
    Tôi là người Á châu đầu tiên được bầu vào ngày 15/05/1984 và người thứ hai là tiến sĩ kỹ sư Bacharuddin Habibie được bầu ngày 18/04/1985 . Về sau ông trở thành Tổng Thống của Nam Dương sau nhiệm kỳ của ông Suharto .
    Những hội viên Pháp được bầu vào đều là những ngôi sao sáng trong các ngành kỹ nghệ, giáo dục và khảo cứu liên hệ đến hàng không và không gian, nhưng cũng có những chính trị gia tên tuổi như cố thủ tướng Michel Debré, ông cũng là viện sĩ Hàn Lâm Viện Pháp (Académie Francaise ) là viện văn chương uy tín nhất chỉ gồm có bốn mươi vị được gọi là những ông hàn bất tử .
    Ngoài ra viện cũng có những nhà văn tên tuổi như Pierre Clostermann , tác giả cuốn sách nổi tiếng ?~?~Feux du Ciel?T?Tviết về những kỷ niệm không chiến và Albert Ducrocq là một tác giả viết rất phong phú về khoa học . Họ đều là những người xưa nay tôi hâm mộ, và nay được là bạn đồng viện của những bậc tài danh ấy tôi lại thấy mình càng phải cố gắng hơn nữa .
    Nhiều hội viên là những giáo sư đại học có tên tuổi ở Pháp, nên tước vị tiến sĩ quốc gia không phải là yếu tố quan trọng trong hồ sơ của ứng viên.
    Viện Hàn Lâm Không Gian Quốc Tế (International Academy of Astronautics) thì rộng lớn hơn vì bao trùm vào khoảng saú mươi nước , và trụ sở đặt ở Paris . Những nước lớn như Hoa Kỳ thì có đông đại diện, tới vào khoảng gần một trăm người, còn những nước nhỏ như Thụy Sĩ thì chỉ có một vài người được bầu vào . Hồ sơ đề nghị cũng phải có ba người ký tên và mỗi năm viện đưa ra một danh sách các ứng viên có đủ điều kiện để các hội viên từ các nước gửi phiếu bầu qua đường bưu điện . Vì số ghế trống mỗi năm chỉ vào khoảng một phần ba số ứng viên nên có nhiều người có thành tích lỗi lạc được đề nghị mà vẫn bị lọt sổ mấy năm liền.Viện có một nguyệt san khoa học tên là ?~?~Acta Astronautica ?T?Tvà tôi đã được đề cử làm phụ tá chủ bút chuyên về cơ học vũ trụ (Astrodynamics) trong khoảng thời gian từ 1979 đến 1999 khi tôi nghỉ hưu .
    HKL : Từ nhiều năm nay giáo sư hằng lưu tâm tới tương lai của giới trẻ Việt ở hải ngoại, và cuộc đời của giáo sư cũng là một trong những gương sáng cho thế hệ tương lai noi theo. HKL được biết là Hội Khuyến Học ở Saint Louis , Missouri cũng đã đặt ra một giải thưởng hàng năm lấy tên là giải thưởng Truyền Thống Nguyễn Xuân Vinh . Để kết luận xin giáo sư ngỏ đôi lời với độc giả về kỳ vọng giáo sư đặt vào thế hệ trẻ tương lai của đất nước .
    GS NXV : Thế hệ chúng tôi được lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước nên không được may mắn như các bạn trẻ bây giờ . Các bạn hiện nay như những bông hoa tươi thắm được nở rộ trên xứ người với muôn vẻ đẹp . Tôi mong mỏi các bạn biết đến công ơn của cha mẹ, đã vượt qua bao nhiêu khó khăn và trở ngại để tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự thành công của các bạn. Đối với các bạn, sự thành công của cá nhân mình là điều đáng qúy, nhưng biết hướng về cội nguồn, nghe lời chỉ dậy của cha mẹ , gìn giữ được những nét hay vẻ đẹp để tiếng nói, chữ viết và văn hóa của dân tộc được truyền đời mới là điều làm ta hãnh diện . Vòng giây giữa các thế hệ phải được nối tiếp . Khối người Việt ly hương phải được kết hợp lại thành một tập thể quốc gia và trong thế kỷ này các bạn sẽ là những người lãnh đạo . Đó là điều tôi kỳ vọng nơi các bạn .
    HKL : Xin cám ơn giáo sư đã dành cho buổi phỏng vấn này. HKL xin thay mặt ban biên tập kính chúc giáo sư và gia đình một năm mớI an khang thịnh vuợng.
    Hương Kiều Loan
    Dec 15/01
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 08:40 ngày 09/10/2003
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Van Vo GOP 5,710 votes - 0 percent of ~ 8 million votes.
  5. patriot83_vn

    patriot83_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Một Việt kiều bị bắt vì tội đột nhập và lừa đảo trên mạng

    Hôm qua (10-10-2003), Van T. Dinh, sinh viên Đại học Drexel ở Mỹ, đã bị bắt vì bị cáo buộc xâm nhập bất hợp pháp vào tài khoản giao dịch chứng khoán của một cá nhân làm người này thua lỗ hơn 47.000 USD. Nếu phạm tội, tin tặc này có thể phải ngồi tù 30 năm, với khoản tiền phạt 1 triệu USD.
    Theo điều tra, tháng bảy vừa qua Dinh đã đặt một lệnh mua khống lượng cổ phiếu trị giá 90.000 USD của Cisco với giá 10 USD/cổ phiếu, và chỉ được quyền bán khi giá cổ phiếu hạ dưới 15 USD trước ngày 19-7. Tuy nhiên sau đó giá cổ phiếu của Cisco tăng lên trên 15 USD và Dinh có nguy cơ bị mất trắng.
    Thay vì phải chịu đựng thua lỗ, Dinh đã thiết lập một chương trình lừa đảo để đẩy phần lỗ sang những khách hàng không có liên can. Dinh gửi một chủ đề vô hại trên diễn đàn kinh tế stockcharts.com và ghi lại địa chỉ e-mail của những người trả lời.
    Ngày hôm sau, Dinh sử dụng một tên giả khác, Tony T. Riechert, để gửi thư rác đến hộp thư của những người này, kèm theo lời mời tham gia thử nghiệm một chương trình vẽ biểu đồ cổ phiếu mới (thực chất là một chương trình trojan có tên ?oBeast?). Một nhà đầu tư tại Massachusetts đã vô tình chạy chương trình này và sau đó tiếp tục đăng nhập vào tài khoản thanh toán trên mạng. Troijan horse này đã âm thầm ghi lại mật khẩu và tên sử dụng của người này, giúp Dinh sử dụng trái phép tài khoản của nhà đầu tư này.
    Vài ngày sau, Dinh ra lệnh bán số cổ phiếu của mình với giá trên trời và sử dụng tài khoản ăn cắp để đặt lệnh mua trùng khớp. Theo các nhân viên điều tra, 47.000 USD trong tài khoản nhà đầu tư này đã bay sạch trong một ngày. Trừ đi số tiền hoa hồng cho người môi giới, Dinh cứu được một khoản lỗ là 37.000 USD.
    Hôm 9-10, các nhân viên điều tra đã dò ra dấu vết của Dinh dù hắn sử dụng nhiều phương pháp để che giấu tung tích trong quá trình gây án. Bên công tố đã khởi kiện Dinh với tội danh xâm nhập máy tính bất hợp pháp và lừa đảo qua mạng.

    (www.tintucvietnam.com)
    Canh khuya đưa khách lời gieo ngọc
    Mơ gái tầm Dương thoảng áo xiêm

  6. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    By Irwin A. Tang, Special to AsianWeek, Aug 29, 2003
    Sau Van Nguyen, 21, located a policeman and surrendered to him, saying, ?oI am a murderer. I killed a man.?
    It was August 1979, and he was in Port Arthur, Texas, a shrimping and oil refining city on the northern Texas coast, not far from Louisiana. The city was at that time best known for giving birth to soulfully cathartic singer Janis Joplin.
    Sau Van Nguyen told the Port Arthur police that he had shot and killed 35-year-old Billy Joe Aplin. Both Nguyen and Aplin had worked as crabbers in tiny Seadrift (population 1250) on the southern Texas coast. Both had held bitter feelings in an ongoing feud over crabbing grounds at the mouth of the Guadalupe River.
    The 6-foot-1 Aplin was known for fighting, making violent threats and carrying a firearm in his truck. For two years before the shooting, Vietnamese Americans had complained Aplin and other white fishermen threatened them, assaulted them, stole their crab traps and damaged their boats. Some claimed that Aplin was the ringleader. The police made no arrests in response to complaints.
    Meanwhile, whites complained that the Vietnamese Americans encroached on their crabbing grounds and that on one occasion Vietnamese American shrimpers, including Nguyen, intimidated Billy Joe Aplin and his wife.
    On Aug. 3, 1979, as Sau Van Nguyen attempted to pull a new boat from the water, Billy Joe Aplin showed up and stood on Nguyen?Ts hand, pinning it to the trailer hitch. Aplin told Sau, ?oIf you Vietnamese don?Tt move out of Seadrift, wê?Tre going to cut your throats.? Aplin then chased the shirtless Sau and cut him with a jackknife twice across the chest.
    Sau and his brother Chinh went to a friend?Ts home and obtained a gun. They then returned to the dock to finish pulling the boat out of the water. Aplin, still there, attacked Sau again, punching him and ?opitching? him to the ground. Sau pulled the gun out of his pants and shot Aplin, who had lifted his left hand in the air and said, ?oNo, man.?
    Today, Khang T. Bui sits behind the counter of his shrimp boat repair shop and recalls what was told to him about the Aplin shooting: that Aplin was shot in the chest twice, once while he was on land, and once upon falling into the bay waters.
    Such incidents of Vietnamese retaliation, according to Bui, equalized the balance of power between Vietnamese American and white shrimpers, forcing them to ?owork together.?
    Having repaired shrimp trawlers on the Gulf Coast since 1975, Bui has heard many ?oreal stories, nothing more or less? about Vietnamese American struggles on the Gulf Coast. As he speaks he sometimes taps a metal bolt against the counter, as if to assure himself of the soli***y of his world. For the Vietnamese Americans in the Gulf and Atlantic fishing industries, life has seemed like a literal American dream, by turns violent, surreal and wonderful.
    Of the first wave of Vietnamese war refugees, some settled along the Texas and Louisiana coasts and worked in seafood processing plants or as struggling shrimpers, sometimes launching out to sea in boats so small that white shrimpers marveled at them.
    But with the second wave of Vietnamese refugees beginning around 1978, the Vietnamese American community grew tremendously and their boats got bigger. Tens of thousands eventually settled along the Gulf and Atlantic coasts to shrimp, crab, fish and work in seafood processing and wholesaling. Most of the refugee shrimpers came from a coastal region in Vietnam called Phuoc Tinh, where they had also lived as shrimpers and fishermen.
    The Vietnamese brought tra***ional business mores. Extended families pooled their labor and their money, and whole families sometimes spent months at sea. Between seasickness and long hours, life was often tough. Nevertheless, extended families often saved enough for each nuclear family to buy their own boat.
    ?oWe work real hard. Ten times more than Americans,? Bui says. ?oYou see, American in the morning they drink coffee, relax, drink coffee, then they shrimping. Vietnamese, they wake up about 4 ô?Tclock then they shrimp already.?
    It was precisely the Vietnamese work ethic that irked many white shrimpers. They claimed that by working so hard and by shrimping seven days a week rather than the tra***ional five, the Vietnamese American shrimpers threatened to deplete the Gulf of shrimp.
    Some whites opposed the Vietnamese because they were Vietnamese. Khang T. Bui first moved to New Orleans in 1975, having escaped Communist Vietnam and the threat of imprisonment. Bui had been a soldier in the South Vietnamese army. Upon working in the shrimping industry in New Orleans, Bui discovered that ?oThe Americans don?Tt want the Vietnamese got the [shrimping] boats. They want it for themselves.?
    Non-Vietnamese docks refused to allow Vietnamese American boats to dock. Furthermore, wholesalers refused to buy shrimp from Vietnamese Americans. ?oThey kick them out,? Bui says. ?oThey say, ?~Hey, we don?Tt want you.?T We have to bring it back to the market and sell the shrimp ourselves.? In Palacios, Texas, a white wholesaler willing to buy from Vietnamese Americans was ostracized.
    Catholic Church Intervention
    The discrimination the Vietnamese suffered in Louisiana was alleviated by the work of the archbishop of New Orleans, Philip Hannan. Hannan had orchestrated the re-settlement of thousands of Vietnamese refugees along the Louisiana coast, and according to Bui, Hannan excommunicated one shrimping kingpin who would not allow Vietnamese Americans?T boats to dock. Archbishop Hannan?Ts all-around support encouraged whites to accept the newcomers.
    In Texas, though, things worsened immediately after the killing of Billy Joe Aplin. Four shrimp boats owned by Vietnamese Americans were set aflame, and one trailer home was firebombed. Billy Joê?Ts brother, Daniel Aplin, called Seadrift a ?opowderkeg.? The city imposed a 9 p.m. curfew. Soon after, almost all of the hundred Vietnamese Americans living in Seadrift (23 of 25 families) fled to Houston, Louisiana and other places. For lack of workers, the local crab-packing plant closed its doors. Because police had not responded to past complaints, Vietnamese Americans feared a violent war with white shrimpers.
    Later in the same week, three white men were arrested in a motel for possession of explosives intended for use against Vietnamese Americans. The man who informed police of the terrorists was B.T. Aplin, another of Billy Joê?Ts brothers. The fact that Aplin?Ts brother turned in the bomb-makers may have eased apprehension among the Vietnamese American community, and by the week?Ts end, most of the them had returned to their trailer park next to the crab-packing plant.
    A communications specialist from the Department of Justice arrived in Seadrift and determined that one of the biggest problems on the coast was the lack of a Vietnamese language interpreter, which the Catholic Church then quickly provided. The Catholic Church eventually assigned a priest and a layman to live in Seadrift and mediate between whites and Vietnamese. Throughout the early struggles of the Gulf Coast Vietnamese Americans it was these two entities ?" the federal government and the Catholic Church ?" that facilitated Vietnamese integration into local communities.
    On Nov. 2, 1979, Sau Van Nguyen was acquitted of murder charges, on the grounds that he acted in self-defense. His brother Chinh was acquitted of being an accomplice, and both moved far away from Seadrift, Texas.
    Burning Crosses and Burning Boats
    By the end of November 1979, the Seadrift City Council met to discuss the Ku Klux Klan?Ts plan to come to the small town. Incredibly, 600 people, or about half of the entire Seadrift population, attended the meeting, and many cheered when one man said the town should oppose the KKK. The City Council unanimously passed a resolution against the Klan?Ts entry.
    Billy Joe Aplin?Ts father said that he had not asked the Klan to come to Seadrift, but that hê?Td be ?oproud if it was us because we want it stopped.? This time, many of the crabbing plant?Ts Mexican American workers joined some Vietnamese American workers in evacuating Seadrift.
    About 18 months later, in February 1981, the KKK succeeded in visibly infiltrating the Texas coast. The Klan held its Valentinê?Ts Day anti-Asian rally in the all-white town of Santa Fe, Texas. Grand Dragon of the Knights of the Ku Klux Klan Louis Beam told the crowd of about 150 supporters, including some women and children dressed in white robes and hoods, that it was ?otime to reclaim this country for white people.? Continuing, he said, ?oIf you want it, you?Tre going to have to get it the way the founding fathers got it ?" blood, blood, blood.?
    Beam played off the concerns of white fishermen when he said that the Klan would give the government 90 days to enforce fishing laws against Vietnamese American violators, or the Klan and white shrimpers, numbering about 150 at the rally, would enforce the laws themselves. Beam offered to train white shrimpers at his Anahuac, Texas paramilitary training camp. ?oThis is the right way to burn a shrimp boat? Beam shouted as he torched a boat the Klan had labeled ?oUSS Vietcong.? Ironically, many Vietnamese American shrimpers had fought against the Vietcong.
    Over the following weeks, the Klan distributed racist propaganda along the coast. Crosses were burned in the yards of Vietnamese Americans and their supporters, and two of their boats were set afire in nearby Seabrook. On March 15, armed Klansmen riding a shrimp boat along the Texas coast displayed a hanging effigy resembling an Asian.
    ?oThey Cannot Mess with Vietnamese ??
    According to Khang T. Bui, the Vietnamese American during these times did not sit on their hands and let the Klan take over. KKK members from Vidor, Texas arrived in Port Arthur to burn Vietnamese shrimp boats, says Bui. They discussed their plans at a restaurant at which a Vietnamese American woman worked in the kitchen. The woman told her husband, who then informed the rest of the Vietnamese American community. The community prepared to defend itself, with guns.
    Then, according to Bui, a Klansman who was also a Vietnam veteran told the Klan leader, ?oHey, man. Back out. If you mess with that people, they shoot you, they kill you.? So the Klan retreated.
    Bui speaks of an incident in Palacios, four hours south of Port Arthur. He says that armed Klansmen intimidated the Vietnamese American community by surrounding their trailer park.
    ?oAfter that,? says Bui, ?owe defend. We got guns inside [the trailers]. Defend. That?Ts it. And they know it. They cannot mess with Vietnamese, so they disappear.?
    One Texas scholar writes of a white shrimper who had encouraged the burning of Vietnamese American boats at a Kema, Texas rally. Upon being paid an intimidating visit by a Vietnamese American shrimper whose boat had been subsequently burned, the fearful white shrimper moved to another town.
    Bui explains what whites and Klansmen often failed to realize about the Vietnamese war refugees: ?oVietnamese, we in a war. We know how to use the gun, all that. Shot the KKK.? After the KKK realized that intimidating Vietnamese Americans was useless, things were ?oquiet . . . no more whites messing with me.?
    Vietnamese Sue KKK
    In April 1981, the Vietnamese Fisherman?Ts Association and the Southern Poverty Law Center, based in Montgomery, Ala., filed suit against the Ku Klux Klan, charging them with unfair practices against economic competitors. Because of continued threats, some Vietnamese community leaders considered withdrawing the lawsuit, but SPLC co-founder and anti-Klan lawyer Morris Dees convinced the leaders to continue with the suit.
    In May, federal judge Gabrielle Kirk McDonald, Texas?Ts first African American federal judge, ruled in favor of the Vietnamese Americans. The Klan was ordered to cease its coastal activities and to shut down their military training camps and armed organizations.
    Allowed to shrimp in peace, many Vietnamese Americans prospered. Some saved over the years and moved directly from trailer homes to huge houses. One former janitor eventually became a major seafood wholesaler in Palacios. Some shrimpers bought luxury cars with cash. During the good years, a brisk business was done in diamond rings for the wives of shrimpers. Of course, some Vietnamese were not so lucky or smart: Many went out of business or wasted their money.
    The successful ones, though, expanded their businesses, buying or building 90-foot trawlers, complete with freezer compartments capable of holding tens of thousands of pounds of shrimp.
    Today, Vietnamese Americans own many docks and wholesale businesses, institutions which in the past discriminated against them. Khang T. Bui now owns his own dock. In Port Arthur, according to Father Sinclair Obre of the Diocese Ship of the Sea, 95 percent of the shrimpers are now Vietnamese Americans.
    Bigger Fish to Fry
    Although racial tensions and segregation still exist in the Gulf and in the bays, APA and white shrimpers now have bigger fish to fry. Coalesced into shrimper organizations, the two groups fight their common enemies: low shrimp prices, rising costs, environmental regulations, shrinking shrimp stocks and inexpensive imported shrimp.
    Asian-white cooperation actually began around 1980, when ?ogentlemen?Ts agreements? were made to limit the number of new Vietnamese shrimpers entering the industry. Everyone needed to catch their share of the shrimp, and shrimpers hoped to pre-empt state regulations designed to prevent overshrimping.
    Those regulations eventually came, against the loud protests of shrimpers. Texas shrimping licenses were capped at 1995 levels, and over the past eight years, the state has bought back a thousand shrimping licenses. The number of Texas shrimp boats is now half of the 1980 level.
    And although the American demand for shrimp has increased, shrimp imported from Asian and Latin American shrimp farms has more than met that demand. The cheaper imported shrimp has slashed the prices received by American shrimpers by as much as 50 percent. Imported shrimp now accounts for about 80 percent of the American market. Ironically, some of the imported shrimp comes from Vietnam.
    Khang T. Bui sees some of his Vietnamese American customers losing their boats to the banks, and describes an economic crisis for the tens of thousands of Vietnamese Americans involved in the seafood industry stretching from the Carolinas to the southern tip of Texas. To raise shrimp prices, the Louisiana Shrimpers Association and the Southern Shrimp Alliance ?" which now has two Vietnamese American members on its board ?" this month filed separate lawsuits with the federal government calling for anti-dumping tariffs to be imposed on imported shrimp. American shrimpers say that foreign shrimp farmers are selling to the American market at below-cost prices.
    Because of high diesel prices, some Vietnamese American shrimpers actually lose money by shrimping. Environmental regulations raise the costs of each pound of shrimp. Limitations on shrimping seasons, shrimping hours, and shrimping methods force those shrimpers who ?oclock,? or shrimp 24 hours a day, to shorten their work week.
    In the most visible show of political strength by Vietnamese Texan shrimpers, about 200 marched on the state capital in 2000 to protest state shrimping regulations. The political activity of the Vietnamese Americans earned the praise of white shrimpers, one white spokesman going so far as to say that the Vietnamese were saving the shrimping industry from the Texas government.
    Was the Texas protest a last, loud gasp for a dying industry and a dying subculture of rugged Vietnamese American families? Yes or no, it seems the Vietnamese will soon phase themselves out of the shrimping industry. Very few of the Vietnamese shrimpers?T children wish to shrimp for a living. Many go to college. Others learn a different trade. Perhaps the most famous child of Vietnamese shrimpers, Dat Nguyen, plays football for the Dallas Cowboys.
    Khang T. Bui and his wife have three children, two sons and a daughter. Daughter Maria, now attending University of Texas, Austin, was elected homecoming queen of Thomas Jefferson High School in Port Arthur. When Bui speaks about her, his face softens up and he smiles real big. ?oShe makes me very happy.? He holds up a framed photograph of his daughter. After considering for a moment his good fortune, Bui places the picture down on his shop desk. Hê?Ts got work to do out on his dock.
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    " Don''t mess with Vietnamese"
    Bài viết này hay thật. Người da đen, da màu bị bọn KKK khủng bố bao nhiêu năm trời. Không ngờ người Việt nhỏ bé mà lại gấu làm cho bọn KKK chùn bước. " We are at war" - người Việt đến Mỹ sau nhưng cũng nhờ cứng cỏi, dũng cảm, chịu khó, làm việc chăm chỉ cho nên có ngày hôm nay.
    Lúc trước xem Forest Gum thấy nhìn nhận chuyện câu tôm cũng hay. Bài viết này lại đem đến một khía cạnh, một cái nhìn khác. Thú vị.
    Cám ơn bạn!
  8. patriot83_vn

    patriot83_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    "Các nhà khoa học Mỹ gốc Việt đã có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội của nước Mỹ", đánh giá này đã được nêu lên tại một cuộc hội thảo về những đóng góp cho nước Mỹ của những người gốc Á trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật do Hiệp hội Công nghệ khoa học, Cơ khí và Máy tính Việt Mỹ (VACSETS) tổ chức tại Mỹ.
    Theo tài liệu tại hội thảo, hiện có khoảng 1,5 triệu người Việt sinh sống tại Mỹ, trong đó chuyên gia chiếm 10,7%; số người đã tốt nghiệp trung học khoảng 59% và số người có bằng tốt nghiệp đại học chiếm 15,9%.
    Ước tính có khoảng hơn 280 nhà phát minh người Mỹ gốc Việt được cấp bằng sáng chế của Mỹ. Tiêu biểu là tiến sĩ Đoàn Trung của Tập đoàn Micron có tới 72 bằng sáng chế.
    Y tế là một trong những lĩnh vực mà những người Việt Nam thể hiện khả năng vượt trội. Số người Việt Nam hoạt động trong ngành y đã lên đến 2.500 người, trung bình cứ 1.000 người dân Mỹ gốc Việt có 3,5 bác sĩ. Nhiều giáo sư Việt Nam có các công trình khoa học có giá trị cao, điển hình là Tiến sĩ Nghiêm Đại Đạo - người tham gia vào một số sáng kiến cấy ghép dịch tuỵ cho những bệnh nhân mắc bệnh đái đường;
    Giáo sư Nguyễn Hữu Xương, người có phát minh nổi tiếng đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu cấu trúc protein trong căn bệnh ung thư. Phòng khám của Giáo sư Xương chính thức được Viện Y tế Quốc tế (NIH) công nhận là Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia. Ở thủ đô Washington, trong danh sách những bác sĩ hàng đầu do đồng nghiệp bỏ phiếu hàng năm có tên của tiến sĩ Việt Nam Trịnh Đức Phương, bác sĩ chuyên khoa lây nhiễm.
    Ở lĩnh vực khoa học hàng không, không gian, trong số những người tốt nghiệp khoá đào tạo chuyên gia hàng đầu tại Viện Khoa học Hàng không nước Mỹ tại Colorado Springs cũng có người Việt. Đó là Tiến sĩ Eugene Trịnh, người đã cùng tàu con thoi bay lên quỹ đạo thực hiện những thí nghiệm được đưa vào kỷ lục nghiên cứu; Nguyễn Mạnh Tiến, người được trao tặng một số giải thưởng cao quý và là thành viên của Phòng nghiên cứu động cơ phản lực của NASA và tham gia vào Hội đồng cố vấn hệ thống dữ liệu không gian CCSDS.
    Trong ngành công nghiệp máy bay, tiến sĩ Cai Văn Khiêm có nhiều bằng phát minh và trở thành kỹ sư trẻ nhất từ trước tới nay nắm giữ vị trí Chủ nhiệm về công nghệ tại Công ty chế tạo máy bay Hughes.
    Nhiều giáo sư Việt Nam đã tham gia giảng dạy tại các trường Đại học và trung học như giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng ở Đại học George Mason, giáo sư Cao Hữu Trí tại Đại học bang Caliphornia ở San Diego và giáo sư Hoàng Văn Đức ở Đại học Y Nam Caliphornia. Ở Đại học Notre Dame tại South Bend, Indiana, tiến sĩ Lê Trãi là nữ giáo sư đầu tiên được bổ nhiệm làm giáo viên chính ngạch của ngành luật, đã có thâm niên 20 năm trong ngành luật thương mại.
    Các nhà khoa học gốc Việt tại Mỹ còn có những đóng góp trên các lĩnh vực tài chính, khoa học công nghệ. Ở Canađa, bà Hoàng Thiếu Quân đã trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ giám đốc tài chính của hội đồng thành phố Montreal.
    Một tài năng khác không thể không nhắc tới là tiến sĩ Nguyễn Tuệ, người giữ kỷ lục của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) khi giành được 7 bằng của viện chỉ trong vòng 7 năm học: bằng cử nhân trong các lĩnh vực khoa học vật lý, toán học, điện tử; bằng thạc sĩ và tiến sĩ vật lý hạt nhân.
    Cũng đậu tiến sĩ vật lý hạt nhân của MIT, ông Đoàn Liên Phùng đã lập ra một công ty riêng, chuyên cố vấn về năng lượng và môi trường. Hiện nay, công ty này đã có 300 kỹ sư và nhà khoa học làm việc ở 7 văn phòng trên nước Mỹ. Ông Phùng và vợ còn lập ra một Quỹ khuyến học trị giá lên tới hơn 1 triệu USD, mỗi năm có 500 suất học bổng dành cho sinh viên ở Việt Nam.
    Một ví dụ khác là ông Đinh Đức Hữu, hiện đã về Việt Nam đầu tư. Công ty Công nghệ Việt Mỹ ở Tennessee của ông Hữu rất phát đạt trong lĩnh vực năng lượng và từng được nhận giải Doanh nghiệp nhỏ xuất sắc của năm 1995 với doanh thu lên tới 20 triệu USD.
    (www.tintucvietnam.com)
    ...Girlz don't like boyz, girlz like cars and money...
  9. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1

    Người Việt lai Mỹ: Nỗ lực tìm chỗ đứng

    Những người Việt lai Mỹ khi hội nhập nơi quê cha không bao giờ dễ dàng. Mặc cảm thân phận - bởi nhiều người không biết mặt cha Mỹ của mình, mặc cảm địa vị, rồi mặc cảm ngoại hình cũng khiến họ luôn cảm thấy mình là khách vãng du dù trên quê cha hay trên đất mẹ.
    Đó là trường hợp của Đặng Hùng. Theo nhà chức trách Mỹ, tuổi của Hùng là 33. Tuy nhiên, ngày sinh trên thẻ xanh của Hùng không chính xác.

    Mẹ của anh bảo anh chào đời vào tháng 2-1969, có nghĩa là trong thực tế anh già hơn một tuổi. Cha của Hùng, một người Mỹ da đen, là hạ sĩ quan làm việc tại một căn cứ không quân của quân đội Mỹ ở vịnh Cam Ranh trước năm 1975. Mẹ của Hùng làm công việc quét dọn trong căn cứ nhưng sau đó được viên hạ sĩ quan giúp đỡ vào làm trong bếp ăn của căn cứ.

    Hai tháng sau khi có thai với viên hạ sĩ quan Mỹ, mẹ Hùng trở về quê thăm bố mẹ trong 4 tuần. Khi trở lại, bà phát hiện là người lính Mỹ mà bà hết lòng chăm lo đã không còn ở đó và cũng không ai trong căn cứ cho bà biết viên hạ sĩ quan đó đã đi đâu. Bà nuôi Hùng trong 5 năm, sau đó bà lại có một đứa con trai với một lính Mỹ khác và người lính này sau đó cũng quay về Mỹ.

    Một ngày trong năm 1974, mẹ của Hùng dẫn cả Hùng lẫn cậu bé trai cùng mẹ khác cha nói trên ra một ngôi chợ ở Phan Thiết và hỏi dò có ai thích thì cho làm con nuôi vì gia cảnh bà quá nghèo không thể nuôi những đứa trẻ. Một phụ nữ tên Đặng Nhiều, do chỉ sinh toàn con gái, đã hỏi xin Hùng. ?oKhi đó tôi còn bé quá, nên chẳng biết gì. Tôi chỉ đi theo bà ta? - Hùng nói.

    Những năm sau đó, Hùng sống với người mẹ mới tại Mũi Né nhưng thường bị các con rể của bà đánh đập. Ban đêm Hùng phải ngủ ngoài đường và phải đi phụ khuân vác kiếm sống.

    Năm 15 tuổi, Hùng vào TPHCM và cũng sống lây lất trên đường phố, làm công việc phụ rửa chén bát cho các nhà hàng. Sau đó bà Nhiều có vào đón Hùng trở về sống ở Phan Thiết một thời gian trước khi làm hồ sơ xuất cảnh sang Mỹ vào tháng 5-1992.

    Ở California được 3 tháng, Hùng chuyển đến sống ở Fort Worth để tái sum họp với mẹ ruột. Anh bắt đầu đi học tiếng Anh.

    Sau một năm, Hùng tìm được việc làm ở một hãng điện tử, nơi anh làm công việc của thợ hàn và một số công việc lắp ráp với thù lao 4,25 USD/giờ. Anh làm việc với nhiều công nhân người Việt Nam và Mexico. Ông chủ của anh thường nói tiếng Tây Ban Nha nên anh không hiểu. Vì lý do này, Hùng bị viên giám sát của hãng sa thải. Tuy nhiên, ông chủ hãng thương tình đã ra lệnh cho một công nhân người Việt khác giúp đỡ anh.

    Hiện Hùng đang sống với mẹ của mình và hai người em cùng mẹ khác cha trong một căn hộ 2 tầng ở Fort Worth. Căn hộ có ghế trường kỷ và có một chiếc bàn ăn nhỏ, cùng với một nơi thờ cúng. Ngoài thời gian làm công việc lái xe tải chở đồ hàn chì cho các nhà thầu xây dựng, Hùng thường ở nhà.

    ?oTôi cảm thấy cuộc sống của mình đang tốt hơn lên và tôi sẽ cố gắng để có một tư thế khác khi về lại Việt Nam? - Hùng nói. Anh đã có nhiều bạn bè hơn và khả năng tiếng Anh của anh cũng đã tốt hơn rất nhiều so với trước.

    Cũng như Hồng, Hùng muốn mình là một người Mỹ hoàn toàn (anh tự nhận mình là Mike), chứ không phải là dân nhập cư. Ước mơ của anh là lấy một phụ nữ Mỹ da trắng, có một gia đình, mua một ngôi nhà hẳn hòi và có thể chăm sóc mẹ già.

    Khi được hỏi tại sao người vợ tương lai của anh phải là da trắng, Hùng trả lời: ?oTôi không muốn những đứa con mình có ngoại hình giống tôi? (!).

    Trùng Quang
    (lược dịch từ báo Fort Worth Star-Telegram)
    Theo Người lao động

  10. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Vụ án giải phẫu thẩm mỹ: Điều tra viên khám phá máy thu hình lén và băng video ********? ngay trong phòng mạch
    Nov 26, 2003
    (Cali Today News) Theo tin của Barbara Feder Ostrov của tờ San Jose Mercury News, hôm thứ ba Văn Phòng Biện Lý quận hạt Santa Clara đã cho biết ngày càng có thêm nhiều cáo buộc liên quan đến một nhóm người Việt hoạt động kinh doanh giải phẫu thẩm mỹ bất hợp pháp, gồm cả việc hành nghề y mà không có giấy phép.
    Theo công bố trên, có thêm hai nạn nhân nữa đã đến tiếp xúc với nhà chức trách. Như tin CaliToday đã loan trong số báo ngày 21/11, ông Nguyễn Như Quang, 62 tuổi, đã bị bắt hôm thứ năm tuần trước vì 4 tội danh, trong đó có tội hành nghề y mà không có giấy phép. Cùng bị bắt với ông Quang có bà Minh Lý, 58 tuổi, và bác sĩ chỉnh hình Lưu Mộc Thuận, 40 tuổi, là những người bị cáo buộc tòng phạm. Theo bà Ann Huntley thuộc Văn Phòng Biện Lý quận hạt, thì ngay trong phòng mạch của bác sĩ Lưu Mộc Thuận ?" nơi mà ông Nguyễn Như Quang giải phẫu thẩm mỹ mà không có giấy phép, các nhà điều tra đã phát hiện ra có máy thu hình kín trong phòng (hidden camera) và có cả những cuốn băng video
    trong đó ghi lại những hành động của bác sĩ Lưu Mộc Thuận sờ mó, thậm chí còn ******** ngay trong phòng khám với những phụ nữ có vẻ là những bệnh nhân của ông. Theo phó biện lý Huntley, nếu cuộc điều tra cho thấy những hành động ******** này được thực hiện mà không có sự thuận ý của những người trong cuộc, vị bác sĩ Luu này có thể sẽ bị cáo buộc thêm tội cưỡng dâm.
    Trong số hai phụ nữ đến tiếp xúc với biện lý cuộc, một phụ nữ cho hay bà đã bị ông Quang giải phẫu bơm ngực cách đây hai năm. Hiện nay ngực bà bị biến dạng và đau đớn. Người phụ nữ thứ hai tố cáo việc bà Minh Lý chích silicon dưới da cho bà khi tiến hành làm thẩm mỹ mặt.
    Hiện cả ba người, ông Quang, bà Minh Lý và bác sĩ Luu đang bị giữ tại nhà giam quận hạt. Tòng phạm thứ tư, tên Julie Thuy Huong Trinh, hiện vẫn đang tại đào. (Hoàng Tuấn ?" Source: SJ Mercury News)

Chia sẻ trang này