1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt tại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Tigris_Corbetti, 19/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Yêu cho roi cho vọt
    Nguyễn Hà Tường Anh Vietmercury
    Quan niệm đánh phạt trẻ con là một trong những khác biệt văn hóa lớn đối với người Việt Nam khi đến Hoa Kỳ sinh sống. Bậc cha mẹ người Việt (ít nhất là quí vị ở tuổi cao niên, trung niên) nghiệm thấy lòng yêu thương con cháu phải đi kèm với mong ước các em lớn lên trở thành người tốt. Với họ, chiếc roi mây là hàng rào ngăn các em không thực hiện những hành động xấu, không biểu tỏ những thái độ tiêu cực. Chiếc roi mây trong gia đình Việt Nam là vật dụng khá cần thiết giúp trẻ em học biết đâu là điều tốt, việc xấu.
    Trong xã hội Tây phương, đặc biệt xã hội Hoa Kỳ, hình thức đánh phạt trẻ con không tồn tại nữa. Từ lâu, đánh phạt đồng nghĩa với đánh đập, hành hạ. Luật pháp Hoa Kỳ buộc tội hình cho những ai dùng sức mạnh gây hại đến trẻ em. Luật pháp Hoa Kỳ cũng đòi hỏi công dân, đặc biệt là những chuyên viên giáo dục, phải thông báo khi biết những trường hợp hành hạ trẻ em.
    Bài viết này là cộng góp những phần phỏng vấn với các nhân vật là bậc ông bà, cha mẹ, chuyên viên giáo dục ở nhiều lứa tuổi, cả Mỹ lẫn Việt, về quan niệm đánh phạt trẻ em. Bài viết cũng có ý kiến từ những nhân vật không yêu mến cây roi mây: những em bé Việt Nam.
    Ông Vũ Don, 30 tuổi, hiệu phó Trường Trung Học Piedmont, San Jose.

    H.Đâu là nét khác biệt giữa đánh đập trẻ em và huấn phạt trẻ em?

    Đ.Huấn phạt trẻ em là cách để phụ huynh và thầy cô giáo dậy các em cách hành xử đúng đắn. Và, huấn phạt không chỉ có nghĩa là trừng phạt - huấn phạt tích cực cũng rất quan trọng trong việc dậy các em cách hành xử đúng đắn. Thí dụ, nếu con em quí vị thực hiện điều gì tốt, một phần thưởng nhỏ hoặc thái độ nhận biết của quí vị sẽ khích lệ các em tiếp tục thực hiện điều đó. Ngược lại, nếu các em làm điều gì xấu, những gì các em thích (xem tivi, chơi computer, đến thăm bạn bè) nên bị ngưng lại một thời gian.
    Có gì khác biệt giữa huấn phạt trẻ em và hành hạ trẻ em? Huấn phạt là việc làm thường xuyên và công bằng. Trẻ em và phụ huynh biết và thảo luận về các qui lệ và hậu quả. Mục đích chính là dậy các em hành xử và làm điều tốt lành, ngay cả khi phụ huynh không có mặt quanh các em. Việc đánh đòn trẻ em không hiệu quả vì thái độ đó chỉ cho các em thấy rằng bạo lực đôi khi là các giải quyết vấn đề. Việc đánh đòn trẻ em cũng làm phương hại đến quan hệ với các em, và có thể còn khích lệ thái độ tiêu cực nơi các em. Hành hạ trẻ em xảy ra khi phụ huynh không kiềm chế được xúc cảm và làm nguy hại đến các em một cách nghiêm trọng. Trong xã hội này, hành hạ trẻ em là trái luật pháp.

    H.Thuốc đắng giã tật. Anh có nghĩ rằng trẻ em nghe lời chiếc roi mây hơn nghe cha mẹ không?
    Đ.Nói về huấn phạt, thuốc đắng là có những qui luật và mong đợi rõ ràng. Mỗi lần các em phạm luật, phải có hậu quả. Nếu mỗi khi khai thuế gian dối người ta đều bị phạt, chúng ta sẽ giảm đi số người gian dối đó. Nếu mỗi khi lái xe quá tốc độ người ta bị phạt, chhúng ta sẽ giảm đi số người lái xe quá tốc trên xa lộ. Con trẻ cũng thế thôi.

    H.Giáo viên không được quyền đánh đòn học sinh. Anh có nghĩ rằng học sinh trung học đệ nhất và đệ nhị cấp sẽ hành xử nghiêm chỉnh hơn nếu lúc bé các em bị đánh đòn không?

    Đ.Chúng ta lẽ ra nên có những hậu quả rõ ràng và thích hợp trong các trường trung học đệ nhất và đệ nhị cấp. Nếu có, không cần phải đánh đòn các em. Câu hỏi thực ra là: Hệ thống huấn phạt của các trường học hiệu quả đến đâu? Các em học sinh có biết qui luật và hậu quả không? Hình thức huấn phạt có công bằng và thường xuyên không? Nếu có, học sinh sẽ hiểu đâu là điều chấp nhận được, đâu là thái độ không thể chấp nhận được. Các em sẽ hiểu rằng nếu các em phạm luật, các em sẽ phải gánh hậu quả: phải mời cha mẹ đến trường họp, phải dự cấm túc sau giờ học, bị đình chỉ học, bị đuổi học. Tuy nhiên, việc huấn phạt tại trường có thành công hay không phần lớn phải do huấn phạt tại khuôn khổ gia đình. Phụ huynh cần phải theo sát những rắc rối của con em tại trường và bắt các em nhận lấy hậu quả những hành động xấu đó khi các em về nhà.

    H.Một số trong chúng ta tính tình nóng nảy. Khi con cái làm điều sai trái, chúng ta đánh đòn các em và không để ý đến lực mạnh chúng ta sử dụng. Nếu có bầm tím, đó không phải chuyện cố ý. Anh có gì chia xẻ về điều này không?

    Đ.Nếu là người nóng tính, quí vị có thể dành vài phút để nguôi cơn giận và bình tĩnh trước khi nói chuyện với con em. Nếu quí vị thấy mình có thể sẽ mất bình tĩnh, xin bảo các em về phòng riêng chờ đến khi quí vị bình tâm lại. Sau đó, quí vị có thể tiếp tục cuộc nói chuyện khi đã kiềm chế được mình.
    Ông bà Ngô Lân,
    67 tuổi, cư dân San Jose
    H.Ông bà đã có cháu nội ngoại rồi ạ?

    Đ.Chúng tôi có 8 cháu tất cả.

    H.Ông bà có bao giờ đánh đòn các cháu không?

    Đ.(Bà Lân) Tôi biết ở Mỹ người ta không cho đánh con nít. Các cháu tôi thì cũng như con nít khác, lúc ngoan lúc bướng bỉnh. Tôi có đánh đít các cháu (cười) nhưng đừng chỉ cho cảnh sát đến bắt tôi nhé.

    H.Khi nào thì ông bà quyết định cầm lấy roi mây?

    Đ.(Ông Lân) Chúng tôi làm gì có roi mây! Tôi không đánh các cháu bao giờ. Tôi ít la rầy chúng nên khi nào tôi cau mày, nghiêm giọng thì chúng xếp re.
    (Bà Lân) Chỉ khi nào các cháu có thái độ cãi lại, lì, thách thức, tôi mới nghĩ đến đánh đòn. Vì vậy, các cháu dưới 4 tuổi còn nhỏ quá, chưa biết cãi chầy cãi cối hay thách thức cha mẹ, ông bà. Tôi cũng chỉ phát vào mông các cháu một cái thôi sau khi đã phạt ngồi yên trên ghế, không được ra vườn chơi, không được coi tivi, v.v.. Vào năm 4 tuổi trở đi, sau khi đã bị "cảnh cáo" mà vẫn chướng, tôi mớiɠcho một cái vào mông. Và đây là cáiɠkhá đau để cháu nhớ và biết sợ.

    H.Vậy các cháu có nhớ không thưa bà?

    Đ.(Bà Lân) Nhớ chứ! Sau đó nhắc đến đánh đòn là các cháu nghe lời ngay. Tuy nhiên, chúng là con nít nên chỉ nhớ được một, hai năm là cùng.

    H.Vậy cứ hai năm thì lại đánh đòn một cái thật đau?

    Đ.(Ông Lê) Không. Đến khi 6 tuổi thì chúng nó quên mất rồi, nhưng tuổi lại lớn rồi, chúng tôi không đánh nữa. Một con người dù mới 6 tuổi đã là con người có danh dự, có tự ái. Chúng tôi lúc đó chỉ la rầy mà thôi.
    (Bà Lê) Sở dĩ ở 4 tuổi tôi đánh đòn một roi là vì 4 tuổi con nít chưa có khả năng để phân tích phải trái và hiểu hậu quả của hành vi xấu. Khi 6 tuổi, chúng tôi và cả bố mẹ các cháu cố gắng nói với các cháu rằng hành vi xấu của các cháu sẽ làm phiền lòng cha mẹ ông bà, và gây hại đến bản thân các cháu.
    H.Ông bà mua roi mây ở đâu ạ?

    Đ. (Ông Lê) Làm gì có bán roi mây ở Mỹ! Bà nhà tôi lấy cái đồ đánh bột, đét vào mông nghe bộp bộp mà có đau gì mấy. Mẹ tôi ngày xưa quất một cái thì thấy ông bà ông vải luôn. Theo tôi, mông đít con trẻ mây mẩy toàn là thịt và mỡ. Ông trời cho chúng cái mông như vậy là để bị đánh đòn khi hư hỗn. Bây giờ ở đây người ta lại không cho đánh đòn.
    (Bà Lê) Thì cũng có lý do người ta mới cấm. Nhiều ông bà cha mẹ đánh phạt con cháu quá tay, bầm tím, sưng vù. Như vậy không nên tí nào. Nhiều khi các cháu dạn đòn rồi thì chẳng roi nào chúng sợ nữa, làm sao dậy dỗ?
    (Ông Lê) Hơn nữa, đánh phạt mà thành đánh đập hằn học thì sau này tụi nó sẽ ra những người hung hãn. Và chúng sẽ dậy con cái chúng cũng kiểu như vậy. Vô tình, có một dây chuyền từ đời này sang đời kia những thành viên thích dùng sức mạnh tay chân, mới đầu để dậy con, sau đó sẽ để áp đảo người khác.
    Tiến sĩ Alette Brooks,
    Tâm Lý Học Đường, chuyên về Autism, học khu, Berryessa

    H.Autism là loại bệnh học chưa có tên Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là ở Việt Nam xưa nay không bệnh nhân nào mang bệnh án là Autism. Autism là gì?

    Đ.Autism là tình trạng gây ra bởi rối loạn não bộ, bởi cách não được cấu tạo khác với não của đa số người khác. Những người Autistic có những khả năng phi thường thí dụ như họ rất giỏi về hình ảnh và trí nhớ hình ảnh của họ tuyệt vời. Tuy nhiên, họ lại có thể có những điểm yếu khác trong khả năng hiểu, trong cách giao tế, hay trong khả năng sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt tư tưởng.
    Autism không phải là hậu quả của lối dậy dỗ từ cha mẹ. Nguyên nhân của tình trạng Autism chưa được xác định rõ ràng. Người ta chưa biết tình trạng này hiện diện khi con người còn là bào thai hay sau khi đã rời lòng mẹ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khẳng định đây không phải là bệnh tâm lý. Tình trạng Autism có thể xẩy ra với nhiều chủng tộc, sắc dân, với mọi thành phần xã hội. Hiện nay, người ta đã biết khá nhiều về Autism nên có thể có những phương cách để các em này đến với trường lớp và học tập. Tuy nhiên, xin nhớ rằng Autism không phải là tình trạng có thể khỏi hẳn.
    H.Các em Autism thường có những thái độ gì, triệu chứng gì?

    Đáp: Autism không phải là tình trạng bệnh xảy ra nhiều. Đây vẫn được coi là loại bệnh hiếm với tỷ số 1/500. Những biểu hiện của Autism không chỉ là yếu kém về khả năng sử dụng ngôn ngữ, mà còn có thể có những thái độ bất thường (những thái độ này được lập lại thừơng xuyên như vỗ tay, xoay vòng vòng, nói một mình, v.v..). Các em Autistic có thể chậm trí, nhưng cũng có thể thông minh xuất chúng. Autism phải do một bác sĩ y khoa, một tâm lý gia định bệnh. Các tâm lý gia học đường cũng có thể nhận ra những biểu hiện của Autism nhưng họ không định bệnh theo ngôn từ y khoa mà chỉ đề nghị những chương trình học thích hợp.
    H.Các em Autism thường không vâng lời cha mẹ phải không?

    Đ.Không vâng lời đối với các em Autism không hẳn là cãi lời cố ý. Các em thiếu khả năng để hiểu cha mẹ hay xã hội mong đợi gì ở các em. Các em sống trong thế giới riêng của mình, và không biết rằng chung quanh các em người ta đang tuân theo những qui lệ nhất định. Thí dụ, khi chuông reng, tất cả các học sinh rời khỏi lớp để ra sân chơi. Nhưng đối với một học sinh Autistic, tiếng chuông đó không báo hiệu giờ chơi mà có thể chỉ là một âm thanh vô nghĩa. Do đó, em không chịu ra sân chơi như các bạn. Em có thể muốn ngồi lại trong lớp vì muốn hoàn thành xong phần bài tập nào đó. Các em Autistic hành xử theo như qui lệ của thế giới riêng như thế. Nếu gọi đó là không vâng lời thì 100% các em Autism đều không vâng lời.
    H. Khi các em Autism có thái độ như vậy, cha mẹ có nên đánh đòn các em không?

    Đ.Không, đánh đòn chẳng dậy được các em điều gì cả. Nếu các em hành xử không thích hợp, hãy giải thích với các em đâu là việc nên làm.

    H.Có người cho rằng nếu chính mình bị đau, mình sẽ không làm người khác bị đau. Một số em học sinh Autistic có thể xô đẩy thầy cô giáo hay cha mẹ, hoặc ngay cả đả thương họ. Bà có nghĩ việc đánh phạt các em sẽ cho các em khái niệm về cơn đau thể lý không? Nói cách khác, nếu các em thấy bị đánh là đau, biết đâu các em sẽ không đả thương ai nữa.

    Đ.Các em học sinh Autistic không hiểu cảm giác hay cảm xúc của người khác. Các em không thể đặt mình vào vị trí của người khác. Các em có thế giới riêng, và không biết rằng thế giới của các em rất khác với người khác. Bị đánh đau để hiểu rằng không nên đánh người khác là điều các em Autistic không có khả năng nắm bắt. Ngay cả các học sinh thường chưa chắc đã hiểu ra điều này, đặc biệt là các em bé. Khi bị đòn, các em chỉ thấy kinh hoàng, hết hồn, mà không học được rằng các em vừa làm điều xấu. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thái độ xử phạt bằng roi vọt mang lại hậu quả ngược và gieo mầm khuynh hướng bạo động.

    H.Bà nói rằng các em Autistic có thể không có khả năng hiểu được hậu quả của việc mình làm. Khi hành xử không đẹp, các em không hiểu vì sao bị phạt. Nếu vậy, cha mẹ phải xử phạt các em cách nào?

    Đ.Nếu bất kỳ một em bé nào cắn hay đánh người khác, các emphải được dậy không nên làm thế. Các em nên được đưa ra một nơi khác cách xa hẳn người các em vừa đả thương, và các em phải ngồi im trong yên lặng. Người lớn cần phải cho các em biết rằng các em không nên đả thương kẻ khác. Khi được mang ra một nơi khác, các em đã hiểu mình vừa làm điều không nên. Tuy nhiên, ngồi im ở nơi yên lặng không nên kéo dài quá lâu.
  2. cman

    cman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0

    Chào bạn Mrtrengam
    bạn thử vào site này xem bản dịch tiếng Việt
    http://www.phattuvietnam.org/modules.php?name=News&file=article&sid=271
    seaman
  3. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1
    Xin chú ý từ gia đình

    Một gia đình lính Mỹ xin tị nạn vì từ chối tham chiến tại Iraq

    TT - Binh nhì Jeremy D. Hinzman cùng vợ là Nga Nguyễn và con trai 21 tháng tuổi Liam đã trở thành gia đình binh sĩ Mỹ đầu tiên xin tị nạn tại nước ngoài sau khi từ chối lệnh triệu tập sang Iraq của Bộ binh Mỹ. Trong đêm 2-2 vừa qua, gia đình Hinzman đã lên xe đi một hành trình dài 17 giờ để đến biên giới Mỹ-Canada, xin nhập cư theo diện tị nạn để được sống tại Toronto, Canada.
    Binh nhì Hinzman, 25 tuổi, cho biết anh tin rằng cuộc chiến xâm lược Iraq là sự vi phạm nhân quyền mà anh không thể tham gia.
    Gia đình Hinzman - Nga Nguyễn sống tại bang South Dakota trong vùng núi Rushmore. Nga Nguyễn có bằng đại học ngành công tác xã hội tại Đại học South Dakota và làm việc trong một trường nuôi dạy trẻ thiểu năng. Hinzman là một thợ làm bánh sau khi tốt nghiệp trung học. Cả hai chuyển đến Boston năm 2000, sau đó Hinzman quyết định vào quân ngũ vì muốn nhận được khoản tiền 50.000USD sau khi hết hạn 4 năm quân ngũ để có tiền vào đại học.
    Sau nhiều lần từ chối trực tiếp tham chiến tại các điểm nóng mà quân đội Mỹ có mặt, cuối năm 2003, Hinzman từ chối lên đường đi Iraq. Nga Nguyễn nói: "Tôi muốn con trai Liam của tôi có cha. Có tiền để vào đại học ư? Chẳng để làm gì nếu chồng tôi mất mạng".
    Theo các nhà bình luận, gia đình này khó có cơ hội được Canada cấp qui chế tị nạn, tuy nhiên, vụ việc đã lan rộng tại Mỹ: báo chí Mỹ gọi vụ này là "tiếng vọng" đầu tiên của làn sóng đào ngũ của hơn 12.000 binh lính Mỹ thời chiến tranh VN. Theo ước tính của Bộ quốc phòng Mỹ, hiện nay mỗi năm có khoảng 4.000 binh sĩ Mỹ đào ngũ, chiếm tỉ lệ 1%.
    CAM LY - tuoitre.com.vn (Theo The Globe and Mail - Canada)
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo bài Yêu cho roi vọt
    Gõ từ báo VietMerc
    H. Nếu không phải một chương trình giáo dục đặc biệt danh cho các em autistic tại Hoa Kỳ mà là tại Việt Nam, nơi chúng tôi không coi việc xử phạt học sinh (ở mức độ đúng đắn) là phạm luật, bà có sẽ ủng hộ việc này không?
    Đ. Không, vì xử phạt như vậy không hiệu quả. Nếu tôi có cơ hội làm việc trong chương trình này, tôi sẽ dùng những phương pháp mà chúng tôi đang sử dụng ?" những phương pháp đã được chứng minh qua thời gian bằng các nghiên cứu và cả kinh nghiệm thực tế ?" để giúp các em khôn lớn thành những con người tin và yêu đời. Có nhiều phương pháp để thay thế chiếc roi. Tôi không đi ngược lại văn hóa Việt Nam, nhưng việc đánh phạt không có hiệu quả nào tích cực.
    H. Nếu bà nhìn thấy viết bầm nơi thân thể học sinh, bà sẽ làm gì?
    Đ. Tôi có trách nhiệm trước luật pháp, trước học khu, và với chính lương tâm nghề nghiệp của tôi để phải thông báo với luật pháp. Nếu vết bầm khả nghi, tôi tìm hiểu nguyên nhân. Nếu vết bầm do cố ý đả thương, tôi phải thông báo.
    H. Thí dụ, bà biết rất rõ ông bà XYZ là người tốt, thương con. Một ngày bà biết rằng ông bà XYZ trong cơn nóng giận sau một ngày làm việc mệt nhọc đã đánh bầm mông con mình. Bà sẽ làm gì?
    Đ. Như đã nói, tôi có trách nhiệm phải thông báo với pháp luật. Dù tôi biết rất rõ ông bà XYZ, tôi vẫn phải làm thế. Tuy nhiên, nếu tôi biết trước rằng ông bà XYZ đang khủng hoảnh tinh thần, rằng con của ông bà đang gây ra nhiều điều phiền muộn, tôi sẽ xin gặp riêng ông bà XYZ để thưa chuyện với họ. Bằng lòng kính trọng, tôi sẽ chia xẻ cùng ông bà XYZ về khuynh hướng tiêu cực của thái độ đánh phạt, và chúng tôi sẽ cùng tìm ra những phương cách để tình trạng con của ông bà khá hơn.
    Em Lê Lam Sơn
    10 tuổi 2 tháng, lớp 4
    H. con có sợ bị đòn không?
    Đ. Đòn đau á hả?
    H. Ừ.
    Đ. Dạ có, vì nó đau, con không thích bị đau.
    H. Bố mẹ con có đánh con bao giờ không?
    Đ. Dạ không.
    H. Khi con hư, bố mẹ làm gì?
    Đ. Thưa, bố mẹ con nói là con hư. Có khi mẹ buồn lắm. Còn bố thì không kể chuyện vui mấy ngày luôn.
    H. Vậy, hoặc bố mẹ đánh con, hoặc bố mẹ buồn, con chọn cái nào?
    Đ. Con không thích bố mẹ buồn.
    H. Vậy con chọn bị đòn?
    Đ. Hi hi, dạ không luôn. Con chỉ không thích làm ai buồn thôi.
    H. Mai mốt mà con có em bé, con có đánh đòn em không?
    Đ. Con nghĩ là không.
    H. Tại sao?
    Đ. Vì con không muốn nó đau.
    Em Lê Vy, 12 tuổi, lớp 5
    H. Bố mẹ con có đánh đòn con không?
    Đ. Dạ có, hồi con còn nhỏ khoảng 3 đến 8 tuổi.
    H. Bố mẹ đánh làm sao?
    Đ. Dạ, bố mẹ bao giờ cũng la trước, rồi dọa, rồi mới đánh đòn. Khi nào phải đánh thì bố mẹ lấy tay phát vào mông con.
    H. Đau không?
    Đ. Có khi đau, có khi không. Có khi con ráng không khóc.
    H. Tại sao?
    Đ. Dạ, vì con muốn thành người mạnh dạn hơn.
    H. Con không thèm khóc để trêu ngươi bố mẹ hả?
    Đ. Thưa không, con không muốn bố mẹ buồn thêm.
    H. Tại sao sau tuổi thì con hết bị đòn?
    Đ. Dạ vì lúc đó con lớn hơn, con có trách nhiệm hơn. Con hết hư rồi.
    H. Đánh đòn hoặc bị la rầy, con thấy cái nào hay hơn?
    Đ. Dạ, la rầy tốt hơn vì lúc đánh đòn con sợ quá không hiểu bố mẹ dạy cái gì hết.
    H. Mai mốt con có đánh dòn con cái không?
    Đ. Dạ không. Con sẽ chỉ giải thích cho nó hiểu đã làm gì sai và phải làm gì để sửa lỗi thôi.
    (Hết)
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Khách sạn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ tại Quận Cam, California.​

    Một số người Việt đã hùn vốn mua khách sạn Ramada Plaza, nằm ngay tại khu Little Saigon, hay là Saigon Nhỏ.
    Một trong những người giữ vai trò chính của khách sạn này là anh Phạm Hoàng Bắc, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị.
    Anh Bắc trước đây là kỹ sư của hãng chế tạo máy bay Boeing trong 18 năm. Quyết định đổi một nghề quen thuộc, làm việc 8 tiếng một ngày, 5 ngày một tuần, sang một nghề mới mẻ, làm ít ra là 14 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần, đã đến với anh Bắc từ nhiều lý do khác nhau.
    Anh Bắc cho biết, người Việt Nam tỵ nạn trong thời gian đầu, ăn no mặc ấm, mỗi khi đến thủ đô tỵ nạn thường đến ở chung với bà con, bạn bè cho vui, và nhất là cho đỡ tồn tiền chỗ ở. Thế nhưng trong những năm gần đây, khi người tỵ nạn đã bước sang thời kỳ ăn ngon mặc đẹp thì họ lại có nhu cầu đi đây đi đó. Mỗi lần họ về Saigon Nhỏ thì họ thường có xu hướng muốn ở khách sạn cho thoải mái và đỡ gây phiền phức cho bà con bạn bè. Và thế là cái ý tưởng muốn chuyển sang nghề khác đã nổi lên trong đầu hai anh em anh Phạm Hoàng Bắc cùng với một số bạn bè. Và đó là một trong những lý do khiến họ đã hợp tác để mua lại cái khách sạn 12 tuổi này với giá 7 triệu đôla
    ( VOA)
  6. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Boise State loses student leader in auto accident
    By Jessica Adams
    Managing E***or
    The Ar***er
    January 29, 2004

    (Photo courtesy of the cultural center
    Vietnamese exchange student Trang Doan will be remembered by the Boise State community as a young woman with heart and ambition.)

    Boise State student Trang Doan, 23 was killed Saturday in a weather-related traffic accident on I-86 near American Falls, Id. Doan and seven other BSU students were returning from a cultural diversity workshop at Idaho State University when the 12 passenger university-owned van carrying the students wrecked.
    Doan, a Vietnam native was a student at Boise State for five years and was an active leader and a student employee with the BSU Women?Ts Center and Cultural Center. She was also involved with the Vietnam Student Association, the International Student Association and the Filapino-American Organization.
    Student Union Director Leah Barrett said Doan, an international student, lived with her host family for the last five years and they were very close.
    Doan completed a bachelor?Ts degree in computer information systems in December and was working on another degree in business management.
    Described as soft-spoken, yet not shy, Doan was instrumental in organizing many cultural events on campus.
    Minh Lam, one of Doan?Ts closest friends, recalls working with her to organize the Vietnamese New Year celebration.
    ?oJust a couple of weeks ago we were putting flowers together for the New Year and we were arguing, as always. She kept telling me to keep working,? Lam said. ?oAlmost every time I?Td see her wê?Td argue, but she never became angry.?
    ?oYou never know how much a person touches you until she is not there. She was always joking, making everyone laugh,? Lam said.
    Lam and another of Doan?Ts close friends, Godfrey Chow, organized Doan?Ts memorial service slated for Thursday at 7 p.m. in the SUB Jordan Ballroom.
    ?oAt the beginning we were planning for about 50 to 75 people to attend the memorial, now we are planning for 500, maybe more,? Chow said.
    In ad***ion, the university is collecting money to bring Doan?Ts family to Boise from Vietnam for her funeral services. Anyone wishing to donate to a fund for this purpose is asked to contact the Student Union at 426-1551.
    Barrett said the phones have been ringing off the hook.
    ?oThe number of people that are affected by this tragedy is reflective of how many lives she touched,? Barrett said.
    Another student leader, Ramiro Castro, 23, of Burley was seriously injured in the accident. Castro was transported to Portnuef Medical Center in Pocatello. His injuries are not considered life threatening. Castro is an ASBSU senator from the College of Applied Technology.
    Five other students who were passengers incurred minor injuries. They were treated and released from Harms Memorial Hospital in American Falls for minor injuries.
    According to Idaho State Police reports, the van slid into a ***ch, jumped a cement barrier, struck a tree and came to rest in an embankment.
    The accident was among several caused by snowfall and drifts between 5:30 p.m. Saturday and 9 a.m. Sunday, Idaho State Police said. During that period, state police responded to 27 slide-offs in the Pocatello area, including five property-damage accidents and two other crashes in which motorists sustained minor injuries.
    Memorial Service for Trang Doan Thursday, 7pm. SUB, Jordan Ballroom
    Persons wishing to donate to her funeral fund are asked to call (208) 426-1551

    Hakunamatata
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Hẳn các bạn còn nhớ Bill Nguyễn, một người có thể gọi là Bill Gates của Việt Nam,và có lẽ là doanh nhân giàu nhất của người Việt mà tôi đã có dịp giới thiệu ở trên. Sau khi bán công ty lãi được gần 1 tỷ đô, anh thành lập công ty khác về điều khiển các thiết bị di động (Mobile Operator), một lĩnh vực cách đây 5 năm còn là quá mới mẻ, vì thị trường điện thoại di động cũng chỉ mới phát triển gần đây.
    Năm vừa qua anh được bầu vào Top CEO of the year. Forbes mới đây cũng đưa anh vào danh sách 10 doanh nghiệp có khả năng phát triển nhất. Thị trường viễn thông di động chỉ riêng ở Mỹ được đánh giá rơi hàng trăm tỷ và hai tập đoàn lớn Cingular và Vodaphone đang đấu giá sát sườn để mua AT&T Wireless với giá $38 tỷ với hy vọng sẽ giành miếng bánh to hơn trong thị trường béo bở đang phát triển này.
  8. TrieuTien

    TrieuTien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Nữ doanh nhân VN chinh phục thị trường giày Mỹ

    Năm 2003, bà Taryn Rose, gốc Việt Nam, được Tổ chức Quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA) thừa nhận là 1 trong 4 nữ doanh nhân hàng đầu tại Mỹ bởi tài năng chèo lái công ty Taryn Rose International.
    Taryn không chỉ được đông đảo giới trẻ biết đến bởi các sản phẩm giày cao cấp mà còn bởi thành tích đưa công ty Taryn Rose International vượt qua nhiều khó khăn để đạt doanh thu 50 triệu USD.
    Taryn Rose sinh ra tại Việt Nam nhưng lớn lên tại Mỹ. Bà tốt nghiệp chuyên khoa Phẫu thuật chỉnh hình Trường Y thuộc Đại học California tại Los Angeles. Không chỉ là một nữ bác sĩ giỏi, Taryn Rose còn nổi tiếng trong một lãnh vực hoàn toàn khác là thiết kế các kiểu giày cao cấp.
    Taryn Rose tốt nghiệp đại học năm 1988 và hoàn thành quá trình thực tập môn phẫu thuật chỉnh hình vào năm 1997. Trong thời gian thực tập,bà đã gặp nhiều bệnh nhân có các vấn đề nghiêm trọng về bàn chân do thói quen đi giày cao gót và mũi nhọn. Bản thân bà cũng bị đau chân sau những ngày mang giày cao 7-8 cm làm việc 14 giờ một ngày.
    Thế là thực tập xong, bà quyết định hợp tác với một số chuyên gia và đưa ra thị trường loại giày vừa đẹp vừa êm chân, nhưng giá tương đối cao, trên dưới 400 USD/đôi. Các sản phẩm này được bán ngay ở các cửa hàng do chính bà mở ra ở Beverly Hills và San Jose và các cửa hàng bách hóa cao cấp như Nordstrom, Neiman Marcus.
    Dù đã chuyển hẳn sang ngành thiết kế thời trang nhưng cho đến nay, Rose vẫn chưa theo học lớp chuyên môn nào. Sẵn có cái nhìn tinh tế về mỹ thuật, bà hợp tác với những nhà tạo mẫu chuyên nghiệp thành thạo về kỹ thuật đóng giày, và cũng như mọi ngành khác. "Tôi chỉ cần đi tìm sự trợ giúp của những nhà chuyên môn để thực hiện những việc cần phải làm?, bà nói.
    Giày hiệu Taryn Rose được làm bằng những loại da sang nhất, sử dụng các kỹ thuật riêng để làm khuôn giày. Giày rất mềm, nhẹ, và được thiết kế sao cho người đi cảm thấy mát chân, không bị cảm giác nóng hay dính nhớp khi đi lâu. Do giày Taryn Rose chỉ làm bằng tay, mỗi đôi mất hơn hai tiếng đồng hồ nên giá rất cao.
    Rose cho biết, đối tượng mua giày cao cấp không nhiều, nhưng doanh thu đủ mang lại lợi nhuận để bà phát triển công việc kinh doanh: ?oCó rất nhiều phụ nữ thích mặc đẹp mà không tìm được kiểu giày thoải mái và tiện nghi xứng với trang phục. Vì thế, tôi cảm thấy có thể tập trung khai thác thị phần này. Tôi thấy rất vui được mở và làm chủ một cơ sở kinh doanh?, bà nói.
    Năm 1998, bà mở cửa hàng riêng bán giày Taryn Rose ở Beverly Hills và sau đó một cửa hàng thứ nhì tại New York. Đến năm 2002, bà mở cửa hàng thứ ba ở San Jose, California. Ngoài 3 cửa hàng riêng này, giày Taryn Rose còn có mặt trong 220 cửa hàng của Mỹ.
    Công việc kinh doanh ngày một tiến triển, Công ty Taryn Rose International Inc, được các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ dành nhiều bài viết, phóng sự khen ngợi như một tấm gương về kinh doanh giỏi. Năm 2003 được đánh giá là thành công vượt trội của Taryn Rose với nhiều giải thưởng quan trọng dành cho bà. Không chỉ có thế, Taryn Rose còn được công nhận là 1 trong 6 nữ doanh nghiệp xuất sắc do Quỹ Đầu tư cho các doanh nghiệp nữ (WVF) và Hội Nữ doanh nhân Á châu (AWIB) bầu chọn.
    Dẫu rất bận rộn với công việc kinh doanh, Taryn Rose vẫn dành thời gian để chăm sóc cô con gái Anneka 3 tuổi rưỡi. Năm nào bà cũng đưa bé đi dự hội Tết của cộng đồng người Việt, cho bé mặc áo dài và giải thích về ngày đặc biệt mở đầu năm mới: ?oTôi dạy cho cháu biết là nhân loại có nhiều chủng tộc và văn hóa khác nhau, nhưng đương nhiên cháu thừa hưởng phong tục của người Việt?.
    (Theo VOA, USA Weekend)
    http://news.ttvnol.com/ttvnnews/topic/327165
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Xin nói thêm: Cha của cô Rose nầy là một bác sĩ. Còn Taryn Rose tên tiếng Việt là Vũ Nghiêm Thu là chị cả của bốn người con gái. Các em của cô Nghiêm Thu cũng đều học y khoa, một cô về nghiên cứu, một cô về sản khoa và một người cũng là bác sĩ điều khiển một cơ sở dịch vụ y tế hàng đầu là WebMD.
  9. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Khánh Trần và Henry Manayan thất bại, trong lúc đó Trần Thái Văn chiến thắng
    Nguyễn Dương, Mar 03, 2004
    (Cali Today News) ?" Sáng nay, ngày 3 tháng 3, kết quả bầu cử đã có chính thức với những nét nổi bậc như sau:
    Khánh Trần và Henry Manayan thất bại, trong lúc đó Trần Thái Văn chiến thắng
    Khánh Trần thất bại bất ngờ ngoài sự mong đợi của anh. Như chúng tôi đã loan trước đây, anh chạy đua vào chức vụ dân biểu tiểu bang California khu vực 23 và hy vọng một chiến thắng vì các đối thủ của anh bị chia phiếu, thế nhưng kết quả cuối cùng đã xảy ra ngoài sự mong đợi của anh vì anh về thứ tư trong số 4 ứng cử viên trong cuộc chạy đua này với chỉ 2,693 phiếu (11.89%), so với người về đầu là Joe Coto với 9,806 phiếu (43.30%). Sáng nay, chúng tôi gọi Khánh Trần và anh cho biết là anh đã thất bại vì người Việt ít đi bầu vàcác sắc dân khác chưa ủng hộ ứng cử viên gốc Việt.
    Trong lúc đó, cựu thị trưởng Milpitas ?" ông Henry Manayan ?" đã vấp phải sự thất bại trong cuộc chạy đua vào chức vụ dân biểu tiểu bang. Trong cuộc nói chuyện với Cali Today vào sáng hôm thứ Tư, ông Henry Manayan cho biết là ông đã thắng lớn tại quận hạt Santa Clara County và thua đậm tại quận hạt Alameda. Oâng Henry nói thêm có 3 ứng cử viên gốc Á trong khu vực 20 của ông và đã chia phiếu trầm trọng. Hơn nữa, các cử tri gốc Á ít đi bầu. Và tất cả những điều này đã làm cho ông ta thất bại.
    Trong lúc đó, Luật sư Trần Thái Văn giành được chiến thắng tại Nam Cali và như thế lần đầu tiên cộng đồng người Việt tại California có một dân biểu tiểu bang California.
    Những gương mặt ủng hộ cộng đồng Việt đã chiến thắng vang dội tại các cuộc bầu cử nghị viên San Jose
    Như chúng ta đã biết thành phố San Jose là thành phố có đông người Việt nhất tại hải ngoại và nhiều nghị viên đã gắn bó với cộng đồng Việt như Chuck Reed, David Cortese, Forrst Williams và các vị này đã chiến thắng vẻ vang. Nghị viên Chuck Reed tái đắc cử nhiệm kỳ 2 với 85.85% số phiếu bầu, David Cortese không có đối thủ cạnh tranh đã thắng tuyệt đối với 99.36%, Forrest Williams tái đắc cử với 70.21% và các ứng cử viên khác đã chiến thắng trong các khu vực khác như Ken Yeager (84.99%), Liz Kniss (99.20%), Rich De La Rosa (48.20%).
  10. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    2 Thanh Niên VN Lái Xe Rượt, Dí Bắn 1 Nhóm Trên Xe Ford
    GARDEN GROVE ?" Một xe thể thao tiện ích SUV đã bị rượt đuổi xuyên thành phố Garden Grove hôm thứ ba khi một người cầm súng trong một xe phía sau rượt theo và bắn liên tục vào xe SUV.
    Cuộc dí đuổi và bắn súng trông như một vụ xích mích giữa đường giữa các thành viên băng đảng, rồi kết thúc trong một trung tâm đại lý xe hơi nơi bị lãnh ít nhất 1 viên đạn.
    May mắn, không ai trúng đạn.
    Nhiều vết đạn đâm lỗ chỗ vào xe SUV và ít nhất 1 viên đạn bắn trúng vào tường trung tâm đại lý Toyota of Garden Grove, theo lời trung úy cảnh sát Mike Handfield.
    Hai người đi trong xe BMW rượt bắn là Toan Phuc Pham, 29 tuổi, ngụ ở Westminster và Thien Tran Lam, 22 tuổi, ngụ ởGarden Grove đã bị bắt vì tội mưu sát, tội sở hữu 1 khẩu súng trong vòng 1,000 feet cách 1 trường học và tội âm mưu. Tiền tại ngoại ấn định là 1 triệu đô.
    Vụ rượt bắn khởi đầu lúc 3:40 giờ chiều sau khi các thành viên băng đảng trong xe BMW lùi ra khỏi 1 lối đi và suýt đụng 1 chiếc Ford Expe***ion ở gần góc đường Traylor Way và Brookhurst Street. Hai thanh niên trong xe BMW mới rưôt theo tới đèn đường, kình nhóm trên xe SUV, tay vung vẩy súng. Chiếc Ford vọt luôn, chiếc BMW mới rượt theo, dí bắn.
    Nhóm người trên chiếc Ford tới trung tâm bán xe kia thì nhảy ra vào trốn, thì phát đạn cuối cùng từ chiếc BMW bắn trúng tường.
    Bản tin của tờ OC Register tới đây là hết. Có lẽ khẩu súng tới đây là hết đạn, nên không nghe có phát đạn nào sau nữa.
    From VB

Chia sẻ trang này