1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người VN không giỏi về vật lý phổ thông ?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi trieuthien, 06/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Người VN không giỏi về vật lý phổ thông ?

    Các bạn nào rành về đề tài này có thể giải thích giùm là tại sao dân tộc VN có vẻ rất yếu về môn này hay không. Trong các cuộc thi toán toàn cầu thì VN ta cũng không thua kém ai nhưng tới khi thi vật lý thì ta thua xa hẳn các nước Taiwan, Iran, Hungary, Germany, Poland, China, vv. Có phải là môn vật lý không được nhấn mạnh trong ngành giáo dục VN bằng môn toán ?

    Thành tích cúa VN trong các cuộc thi vật lý toàn cầu và Asia
    http://www.jyu.fi/tdk/kastdk/olympiads/
    http://www.apho.org/en/pr/stat.php?origin=pr&charencode=en
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    1- tôi ko coi trọng kết quả thi. Còn tại sao à? người VN có khả năng nhưng giáo dục VN chỉ biết hướng cho học sinh cắm đầu vào quyển sách để lấy kiến thức đi thi, đầy học sinh đạt giải đủ mọi cuộc thi trong nước và quốc tế về lí của VN vì giải được bài tập nhưng lại ko làm nổi cái thí nghiệm chứng minh Trái Đất tự quay của Foucault đã thực hiện đuợ cách đây đến hơn 300 năm, lí do nó là ở chỗ ấy đấy, vậy thử hỏi các học sinh đó có tự biết rằng mình họ vì cái gì ko, tôi thì nghĩ những người nhu thế chỉ học để lấy điểm cho xong, kiểu như hồi xưa thi Toán cao cấp ở đại học tôi chỉ đuọc đến điểm 8 là cùng, thế mà mấy năm sau đưa bài tôi vẫn giải khá chính xác đấy, thế mà có mấy thằng bạn hồi đấy 9,10 hẳn hoi thế mà mới 2 tháng sau khi thi đã tịt (vậy câu hỏi là học để làm gì?)
    2- Vật lí VN cũng ko kém, khá nhiều nhà vật lí VN có thể nói là rất được thế giới kính trọng, có điều bản thân vật lí VN nói chung ít phát triển do nhà nước chưa đầu tư đúng mức cho khoa học nói chung thôi. Thử hỏi thằng bê nước ở quán cafe lương 1tr/ tháng còn tốt nghiệp đại học vào viện làm lương mấy trăm thì còn đuợc bao nhiêu người muốn nghiên cứu nữa?
  3. vodanh06

    vodanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    1
    Thực ra đúng như bác RAGNAROK nói, kết quả thi không thể hiện nhiều về điều đó. Tiêu chí đánh giá hàng đầu cho việc khẳng định yếu hay mạnh là:
    - Số lượng các công trình đăng trên các tạp chí SCI (tạp chí quốc tế có xếp hạng và chấm điểm impact factor), số lượng các công trình refer đến các công trình của ta, điểm impact factor của các bài đăng là thấp hay cao (đó là nghiên cứu cơ bản). Hiện nay ở Đông Nam Á, VN đứng thứ 2 sau Singapore về điểm này, nhưng theo dự đoán thì chỉ 10 năm nữa, Thái Lan sẽ vượt xa VN ở khoản này.
    - Còn về ứng dụng thì tiêu chí quan trọng là số bằng sáng chế và số sản phẩm ứng dụng. Cái này rất yếu ở VN. Chắc là không bao giờ dám đấu với các nước khác về khoản này rồi.
    Như vậy xét về thực lực thì VN vẫn còn yếu về vật lý cả về cơ bản và ứng dụng. Có 1 số chuyên ngành hẹp trong Vật lý, VN có 1 vị trí tương đối so với Châu Á (như Lý thuyết, một số ngành hẹp trong Chất rắn...)
    Tại sao chúng ta yếu kém:
    - Thứ nhất: đầu tư của nhà nước rất thấp so với đòi hỏi nghiên cứu hiện nay. Đồng thời với điều đó, cơ chế quản lý hành chính của chúng ta đã quá lỗi thời, không hợp thời nữa, không khuyến khích được người làm việc, người làm việc thì sợ người ngồi chơi, xin xỏ, chạy chọt...
    - Thứ hai: do đào tạo. Cái này quá rõ, các bác nhỉ . Các bác có đồng ý với em là các thầy giáo dạy từ phổ thông chỉ khoái học trò mình giỏi ngồi giải bài tập chứ không khoái nó tìm tòi nghiên cứu. Ví dụ như em thấy cánh Chuyên lý Tổng hợp Hà Nội (tạm coi là nơi mạnh nhất nưóc ta về Vật lý Phổ thông hiện nay), những "ngôi sao" được tung hô là "thần đồng VN", "nhân tài đất Việt" chỉ máu mê ôm mấy quyển KVANT hay IRODOP để giải bài tập, không còn khoái gì học physical meaning gì cả.
    Cách giáo dục của VN khiến cho học sinh trở nên thụ động, kém nắm bắt ý nghĩa thực (chủ yếu giỏi giải bài tập) và kém sáng tạo, linh động.
    - Thứ ba: Lỗi của người làm vật lý. Cái này bắt nguồn từ đào tạo và tư duy lâu đời của người VN. Hiện nay, hầu như SV nào cũng khoái việc gân cổ chửi rằng học vật lý trong trường chẳng có tí thực tế nào, chẳng biết để làm gì, chẳng có cái gì là cao siêu cả..., đồng thời mê mẩn mấy thứ cao siêu dek có ý nghĩa gì, trong khi cóc có chú nào chịu học hành một cách nghiêm túc để hiểu kiến thức cơ bản nền tảng cả. Hầu hết các chú mới chỉ đạt được 1 số giải thưởng học sinh giỏi... đã được kênh lên thành "nhà vật lý trẻ", "thần đồng", "nhân tài" khiến cho các chú ấy tưởng thật, tự huyễn hoặc bản thân mình và người khác trong khi đầu óc mới chỉ biết một chút về vật lý thôi. CÁI NÀY NHIỀU NGƯỜI GỌI LÀ MẮC BỆNH THỦ DÂM TÂM HỒN.
    Lương cho người nghiên cứu vật lý rất thấp, lại cộng với điều kiện làm việc kém, dẫn đến việc ít người chịu nghiên cứu một cách nghiêm túc nhất. Có thể nói rằng, số lượng những người (được cho là NGHIÊN CỨU) làm việc một cách nghiêm túc và khoa học đang ngày càng ít đi.
    Vừa rồi, có tổng kết 5 năm (2001-2005) của Hội đồng Khoa học Tự nhiên, phải công nhận rằng trong giới VL VN có nhiều chỗ làm bát nháo quá. Các bác cho em biết do đâu ạ?
    Tạm thế đã, các bác cứ bàn tiếp đi nhé.
  4. xa_xa_xa

    xa_xa_xa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Đây là vấn đề thực sự hay và bức xúc, tôi ky vọng rất nhiều vào bác Bộ trưởng GD mới của chúng ta. Đúng hơn là hy vọng, vấn đề quan trọng nhất theo tôi nghĩ là các cách học hàn lâm đã thành hệ thống mất rồi, cơ sở Vật chất cũng không cho phép chúng ta có thể làm gì để thay đổi. Các chỉ số như vodanh phân tích tôi nghĩ chính la do điểm này, người tài và đủ sức của chúng ta đang ẩn chứa rất nhiều ở ngoài nước (NCS chẳng hạn) . Nếu đủ cơ sở VC, về mặt khoa học nghiên cứu mà nói thực là quá dễ nếu muốn sánh với các nước ở Châu Á, tôi tin thế !
  5. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Các bạn có thể cho biết là trong các cuộc thi vật lý thế giới thì cuộc thi chủ yếu là giải bài tập hay là chứng minh trắc nghiệm lý thuyết vậy. Thật sự mà nói thì hồi đó tôi có học môn vật lý trong lớp có mười mấy người VN nhưng tới khi ông thầy ra bài test (câu hỏi chỉ toàn là giải bài tập) thì hai đứa lấy điểm cao nhất đều là 2 người Iran duy nhất trong lớp. Tôi đọc những trang trong mạng về thành tích thi vật lý của VN thì tôi cũng rất bở ngỡ vì thành tích thì toán của VN cũng không thua mà còn hơn rất nhiều nước như Nhật, Hàn, Iran vv mà chúng ta lại thua xa người ta về môn vật lý làm tôi cứ tưởng là một người giỏi toán thì cũng sẽ giỏi vật lý nữa chứ
  6. vodanh06

    vodanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    1
    Thi quốc tế thì tổng điểm là 100, trong đó 60 điểm là giải bài tập, còn 40 điểm là làm thực hành. Đa số VN ta giỏi giải bài tập, còn thực hành thì có thể nói là kém.
  7. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Tìm được website này về toàn bộ thành tích thi toán thế giới từ đầu tới đuôi của VN; thành tích của ta củng bảnh lắm đấy chứ
    http://www.imo.org.yu/index.php?options=gl|imotres&p=00IIi2
  8. vodanh06

    vodanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    1
    Bác cứ thích lái sang chủ đề bên Toán! Các bác dân Toán giỏi dang thế nào em chịu, chứ em cũng phục các bác bên Toán rất trâu bò, giải bài tập như điên, năm nào cũng HCV Olympic.
    Em công nhận với bác, nếu bác học giỏi Toán, thì bác dễ giỏi "giải bài tập Vật lý". Em cho là có tới 70% những thằng học sinh Việt Nam đang được gọi là "ngôi sao vật lý", "các nhà vật lý trẻ"... hay đại loại thế thuộc loại "giỏi giải bài tập vật lý", tức là đặt vấn đề từ Toán đi đến Lý, chứ không đặt vấn đề Lý để hiểu Lý.
    Vật lý là môn thực nghiệm, ý nghĩa vật lý đứng hàng đầu, còn công thức và bài giải đi tiếp theo.
    Đa số những người giỏi Vật lý lý thuyết thường kém về thực nghiệm (đa số chứ ko phải tất cả). Và cũng có không nhiều những người làm thực nghiệm lại giỏi cả làm lý thuyết.
    Em còn muốn nói thêm 1 điều nữa. Ở VN mình, sinh viên học vật lý đông như kiến cỏ, trong khi tiền cho VL chỉ có 1 nhúm con con. Cái Khoa Vật lý của CBNU nơi em từng làm việc có vài thằng sinh viên undergraduate học, khéo cả khoa còn chưa bằng 1 nửa số SV của 1 lớp vật lý ở VN. Mà em thấy ở các nưóc phát triển cũng thế, số người học VL rất ít, vì thế mới đủ số tiền cho đầu tư nghiên cứu và đào tạo chứ.
    Có thể mô tả về học VL so với tiền nghiên cứu như thế này:
    - Ở các nước phát triển: Mật ít, ruồi cũng ít
    - Ở VN: Mật rất ít, ruồi nhiều (thậm trí khá hiều)
  9. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    xin hò?i càc bàc, thẮ nà?o là? giò?i vẶt lỳ
  10. Tran_anh_Khoa

    Tran_anh_Khoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với bác.Chính sách đào tạo của nước ta chả thoả đáng tí nào.Trường tôi là trường chuyên của tỉnh, thế mà dụng cụ cái hư,cái hỏng có.Thí nghiệm thì 1 năm làm có 2 lần(tôi học chuyên Lý!).Năm trước thực hành,nguồn có 4V mà Vôn kế nó chỉ đến 12 vôn.

Chia sẻ trang này