1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Vợ Bắc Kỳ

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi StevenSoma, 28/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    À, chiều nay có chuyện mới. Không lên mạng được nên tôi buồn buồn ngồi mở nhật ký ra đọc lại. Tôi đọc đến đoạn nói chuyện với ông James mà giật mình. Chuyện như thế này:
    Cách đây khoảng hai năm, tôi có đi câu cá với ông ở ngoài hồ. Trời lạnh dưới không độ hàng chục. Mặt hồ đóng băng khá dầy vì lúc đó vào đông đã lâu. Ông James khoan cho ông và tôi mỗi ngưòi một lỗ rồi thả lưỡi câu xuống. Cái bạt chắn gió gấp đôi biến thành cái lều nho nhỏ. Cá chả cắn câu nên từ tán gẫu biến ra tâm sự. Ông ta dặn tôi là nếu ông chết, thì nhớ nói cho bà vợ ông ta biết là hăy tìm dưới đáy lọ mật trái cây. (tôi không biết jelly bên nhà gọi là gì. Tôi tạm dịch là mật trái cây.) Ông còn cẩn thận là chỉ được nói ra sau khi ông chết mà thôi. Tôi thì vừa buồn ngủ và vừa lạnh nên nghe chữ được chữ không và bỏ ngoài tai những chi tiết lèo tèo sau đó. Nay ngồi đọc lại thì nổi da gà. Tôi bèn gọi điện thoại ngay cho bà James nhưng chỉ gặp máy nhắn. Tôi nói sơ qua cho bà biết những gì tôi ghi chép lại. Tôi tự phạt mình là sẽ không tò mò hỏi bà là ông ta để gì dưới đáy lọ. Cả chiều nay không thấy bà ta gọi lại..... nói dại đổ đi, không biết bà ta có bị chuyện gì không ? Bị ông James một lần rồi nên tôi đâm ra sờ sợ. Tôi đã gọi điện thoại đi mấy chỗ mà cũng chả biết bà đi đâu. Tôi cũng đã lái xe ngang qua nhà bà mà không thấy ánh đèn.
    Thôi, để mai tính.
  2. connectoriam

    connectoriam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Nhân thể bác StevenSoma nói đến chuyện lạc rang, lạc luộc, tui cũng xin được góp mấy dòng gọi là... Do tôi sinh ra và lớn lên ở vùng nông nghiệp có cây lúa, củ khoai, hạt lạc... thành thử khi đọc đến đây thì kỷ niệm ấu thơ hiện về. Thời gian này ở quê tôi không phải mùa lạc, vì tôi nhớ trồng lạc là phải vào mùa xuân, có mưa lâm thâm, cát ẩm ướt...
    Ngày bé, tôi thường lẫm đẫm theo mẹ đi trồng lạc. Rồi đến khi có thể góp sức vun luống, rạch những rãnh cát nhỏ để đặt những mầm lạc trắng tinh vào đó theo đúng khoảng cách, hàng lối. Khi lạc được thu hoạch, bọn trẻ chúng tôi mấy đứa tay cuốc tay bị đi "mót" lạc. Vì lạc được trồng trên đất cát hoặc cát pha nên khi bị nhổ, tất cả chị em nhà củ lạc theo gốc mẹ lên hết, bọn tôi không mấy khi "mót" được nhiều. Tuy vậy, cả lũ đứa nào cũng hăng máu lắm, cuốc phăng phăng, xới tung lớp cát xốp hy vọng tìm được những củ lạc mẩy tròn còn sót lại. Những tên nào phải chăn trâu thì kiếm đoạn dây thừng dài cột trâu lại để trâu khỏi ăn lúa rồi nhập vào đoàn mót, xong rồi có khi kiếm củi hay rạ đốt lên nướng lạc ăn với nhau, mặt mũi đứa nào cũng lem nhem. Lạc nướng ngon hơn nhiều lạc luộc hay lạc rang. Lạc rang (mà bố hay "nhấm" rượu) thường là lạc đã bóc vỏ, phơi khô (quê tôi hay gọi là phơi già), lớp vỏ lụa của nó đã tía sậm lại. Nhưng với khẩu vị của tôi thì lạc củ để nguyên lớp vỏ dầy như bao bì của nó đem rang mới gọi là thơm và giòn hơn nhiều.
    Lạc được trồng bây giờ tôi có cảm giác không ngon bằng ngày trước, nhưng đây vẫn là món khoái khẩu của tôi trong mỗi bữa ăn. Những hạt lạc thơm giòn béo ngậy nhưng hơi đầy bụng nên chỉ dám ăn ít, uống nước vào nó nở ra là vừa . Lần nào về quê mẹ cũng làm cho tôi một lọ muối lạc = lạc + vừng + một ít muối iốt, mang lên nhà trọ ăn cả tháng trời. Muối lạc ăn với cơm nguội thì khỏi chê, ruốc thịt cũng không bằng, nhất là những hôm trời se lạnh như thế này...
    Tái bút: Biết chủ đề này có nhiều người vào đọc, tôi mạo muội post lên đây một đường link, mong các bạn để tâm tới trường hợp một em học sinh người Việt chưa đầy 18 tuổi, khi du học bên Mỹ bị mắc bệnh hiểm nghèo, cơ hội sống của em bây giờ tựa ngàn cân treo sợi tóc. Chúng ta có thể giúp đỡ em cả về vật chất và tinh thần.
    http://www.svduhoc.org/forum/index.php?showtopic=7257&st=0
    Cám ơn các bạn đã quan tâm!
    Được connectoriam sửa chữa / chuyển vào 16:29 ngày 12/11/2003
  3. connectoriam

    connectoriam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Nhân thể bác StevenSoma nói đến chuyện lạc rang, lạc luộc, tui cũng xin được góp mấy dòng gọi là... Do tôi sinh ra và lớn lên ở vùng nông nghiệp có cây lúa, củ khoai, hạt lạc... thành thử khi đọc đến đây thì kỷ niệm ấu thơ hiện về. Thời gian này ở quê tôi không phải mùa lạc, vì tôi nhớ trồng lạc là phải vào mùa xuân, có mưa lâm thâm, cát ẩm ướt...
    Ngày bé, tôi thường lẫm đẫm theo mẹ đi trồng lạc. Rồi đến khi có thể góp sức vun luống, rạch những rãnh cát nhỏ để đặt những mầm lạc trắng tinh vào đó theo đúng khoảng cách, hàng lối. Khi lạc được thu hoạch, bọn trẻ chúng tôi mấy đứa tay cuốc tay bị đi "mót" lạc. Vì lạc được trồng trên đất cát hoặc cát pha nên khi bị nhổ, tất cả chị em nhà củ lạc theo gốc mẹ lên hết, bọn tôi không mấy khi "mót" được nhiều. Tuy vậy, cả lũ đứa nào cũng hăng máu lắm, cuốc phăng phăng, xới tung lớp cát xốp hy vọng tìm được những củ lạc mẩy tròn còn sót lại. Những tên nào phải chăn trâu thì kiếm đoạn dây thừng dài cột trâu lại để trâu khỏi ăn lúa rồi nhập vào đoàn mót, xong rồi có khi kiếm củi hay rạ đốt lên nướng lạc ăn với nhau, mặt mũi đứa nào cũng lem nhem. Lạc nướng ngon hơn nhiều lạc luộc hay lạc rang. Lạc rang (mà bố hay "nhấm" rượu) thường là lạc đã bóc vỏ, phơi khô (quê tôi hay gọi là phơi già), lớp vỏ lụa của nó đã tía sậm lại. Nhưng với khẩu vị của tôi thì lạc củ để nguyên lớp vỏ dầy như bao bì của nó đem rang mới gọi là thơm và giòn hơn nhiều.
    Lạc được trồng bây giờ tôi có cảm giác không ngon bằng ngày trước, nhưng đây vẫn là món khoái khẩu của tôi trong mỗi bữa ăn. Những hạt lạc thơm giòn béo ngậy nhưng hơi đầy bụng nên chỉ dám ăn ít, uống nước vào nó nở ra là vừa . Lần nào về quê mẹ cũng làm cho tôi một lọ muối lạc = lạc + vừng + một ít muối iốt, mang lên nhà trọ ăn cả tháng trời. Muối lạc ăn với cơm nguội thì khỏi chê, ruốc thịt cũng không bằng, nhất là những hôm trời se lạnh như thế này...
    Tái bút: Biết chủ đề này có nhiều người vào đọc, tôi mạo muội post lên đây một đường link, mong các bạn để tâm tới trường hợp một em học sinh người Việt chưa đầy 18 tuổi, khi du học bên Mỹ bị mắc bệnh hiểm nghèo, cơ hội sống của em bây giờ tựa ngàn cân treo sợi tóc. Chúng ta có thể giúp đỡ em cả về vật chất và tinh thần.
    http://www.svduhoc.org/forum/index.php?showtopic=7257&st=0
    Cám ơn các bạn đã quan tâm!
    Được connectoriam sửa chữa / chuyển vào 16:29 ngày 12/11/2003
  4. dungtam235

    dungtam235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Bác Ba Tri a`, sao để anh em chờ dài cổ vậy? Mấy lần thấy Bác lên mà ko để lại dòng nào làm tôi chưng hửng. Bác là người khuấy động trong này, thỉnh thoảng cũng nên cho anh em biết là Bác vẫn quan tâm chứ!
    Chúc Bác lấy lại niềm vui của chính mình!
    ------------
    Công nhận dạo này mạng củ chuối thật!
  5. dungtam235

    dungtam235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Bác Ba Tri a`, sao để anh em chờ dài cổ vậy? Mấy lần thấy Bác lên mà ko để lại dòng nào làm tôi chưng hửng. Bác là người khuấy động trong này, thỉnh thoảng cũng nên cho anh em biết là Bác vẫn quan tâm chứ!
    Chúc Bác lấy lại niềm vui của chính mình!
    ------------
    Công nhận dạo này mạng củ chuối thật!
  6. xehonda

    xehonda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    XeHonda ké vào viết tiếp chuyện ?oNgười Mẹ? của Bác Batri:
    ?oAnh H là bạn của người con trai và là một trong những người khách dự đám tang của người mẹ . Nghe chuyện, anh suy nghĩ nhiều, vì gia đình cũng trong hòan cảnh tương tự . Ba anh mất sớm, mẹ hiện ở chung với vợ chồng anh .
    Anh H về bàn với vợ : ?oEm à. Anh rất qúy em, chuyện gì anh cũng ráng làm để chiều ý em . Em thấy chuyện của gia đình ở trên đấy. Mẹ chỉ có mình Anh,? nếu anh làm bà buồn, lỡ có gì là anh ân hận suốt đời?
    Vợ anh H, nghe anh tâm sự mà lòng buồn vô hạn . Cô là một người thùy mị , có học, đẹp cả người lẫn nết . Mẹ và bạn cô đã nhiều lần khuyên nhủ cô hãy suy nghĩ chín chắn trước khi đồng ý lập gia đình với anh H . Xây dựng một gia đình hạnh phúc đã khó . Thêm một người thứ ba vào mọi thứ sẽ càng khó hơn . Tuổi trẻ bồng bột, cô gạt mọi chuyện sang bên, tin tưởng rằng tình yêu sẽ giúp hai người vượt qua tất cả .
    Về làm dâu, cô mới nhận thức được rằng thực tế khác nhiều với những gì cô đã chuẩn bị . Mẹ của anh H rất thoáng . Bà không phải là loại mẹ chồng theo tuýp truyện Khái Hưng, Nhất Linh cô đã đọc từ thuở nào . Cô mừng thầm . Tuy nhiên, niê`m hạnh phúc của cô không lâu. Cô va chạm hàng ngày những chuyện nho nhỏ tựa như những gì mà người vợ của gia đình trên gặp phải . Cô nhìn quanh, so sánh với những người bạn đồng lứa mà ao ước được một mái ấm gia đình nho nhỏ riêng tư như của họ . Cô không trách anh H. Cô cũng không trách mẹ anh . Cô chỉ ngậm ngùi cho riêng mình và suy nghĩ về những bước ngoặt của cuộc đời không ai lường trước được .
    Thời gian trôi mau, cô làm quen được nếp sống mới. Có câu nói đâu đó rằng :? Người đàn bà là linh hồn của gia đình?. Thực tế là, chẳng có người nào có được hai linh hồn cả . Cô đã là người chủ quán xuyến việc gia đình . Người mẹ anh H, tuy vẫn được tôn trọng nhưng đã trở thành một bóng mờ vì bà biết ý, đã rút ra và cố không xen vào chuyện gia đi`nh . Bà vẫn một mình .
    Vài năm sau? gia đình nhân số tăng . Anh chị H, cả hai đều đi làm, con cái phải tính đến chuyện gởi. Thương con, nhìn qua nhìn lại , thấy chẳng gởi đâu bằng gởi người quen cả . Thế là bà Nội có việc làm .
    Bà Nội, lúc này đã lớn tuổi . Bà thích nghỉ khoẻ, yên lặng. Thỉnh thoảng Bà thích đi đây đó thăm họ hàng và bạn bè. Anh H nhờ giữ cháu, tuy trả lương sòng phẳng nhưng bà không thích, tiền bạc đối với bà không quan trọng, sức khỏe và sự tự do đối với bà quan trọng hơn .
    Tuy nhiên?ở nhờ nhà con bấy lâu ?.nay nó nhờ trông cháu mà lại không giúp. Thế thì làm sao ăn nói được với vợ nó đây ? Suy nghĩ thế bà phải ?oỪ? .
    Thế là, đứa này vừa lớn là đến đứa khác, Bà ôm hết. Tuy thương cháu, lâu lâu ôm thì được nhưng ngày này qua ngày khác thì Bà mệt mỏi . Bà thèm sự yên lặng, sự tự do và khoản không gian trống cho riêng bà.
    Bà suy nghĩ về cuộc đời, sự hy sinh của Bà, và sự hy sinh của cô vợ khi cam chịu cảnh sống chung. Bà không muốn ra riêng khi con trai bà lập gia đình vì bà sợ sự cô đơn. Ở Mỹ, yếu tố tài chính là điểm yếu, Bà có lương hưu, anh H và vợ sẵn sàng phụ thêm. Bà chưa buông anh H ra được, bà vẫn cảm thấy anh là một đứa bé trai như ngày nào.

  7. xehonda

    xehonda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    XeHonda ké vào viết tiếp chuyện ?oNgười Mẹ? của Bác Batri:
    ?oAnh H là bạn của người con trai và là một trong những người khách dự đám tang của người mẹ . Nghe chuyện, anh suy nghĩ nhiều, vì gia đình cũng trong hòan cảnh tương tự . Ba anh mất sớm, mẹ hiện ở chung với vợ chồng anh .
    Anh H về bàn với vợ : ?oEm à. Anh rất qúy em, chuyện gì anh cũng ráng làm để chiều ý em . Em thấy chuyện của gia đình ở trên đấy. Mẹ chỉ có mình Anh,? nếu anh làm bà buồn, lỡ có gì là anh ân hận suốt đời?
    Vợ anh H, nghe anh tâm sự mà lòng buồn vô hạn . Cô là một người thùy mị , có học, đẹp cả người lẫn nết . Mẹ và bạn cô đã nhiều lần khuyên nhủ cô hãy suy nghĩ chín chắn trước khi đồng ý lập gia đình với anh H . Xây dựng một gia đình hạnh phúc đã khó . Thêm một người thứ ba vào mọi thứ sẽ càng khó hơn . Tuổi trẻ bồng bột, cô gạt mọi chuyện sang bên, tin tưởng rằng tình yêu sẽ giúp hai người vượt qua tất cả .
    Về làm dâu, cô mới nhận thức được rằng thực tế khác nhiều với những gì cô đã chuẩn bị . Mẹ của anh H rất thoáng . Bà không phải là loại mẹ chồng theo tuýp truyện Khái Hưng, Nhất Linh cô đã đọc từ thuở nào . Cô mừng thầm . Tuy nhiên, niê`m hạnh phúc của cô không lâu. Cô va chạm hàng ngày những chuyện nho nhỏ tựa như những gì mà người vợ của gia đình trên gặp phải . Cô nhìn quanh, so sánh với những người bạn đồng lứa mà ao ước được một mái ấm gia đình nho nhỏ riêng tư như của họ . Cô không trách anh H. Cô cũng không trách mẹ anh . Cô chỉ ngậm ngùi cho riêng mình và suy nghĩ về những bước ngoặt của cuộc đời không ai lường trước được .
    Thời gian trôi mau, cô làm quen được nếp sống mới. Có câu nói đâu đó rằng :? Người đàn bà là linh hồn của gia đình?. Thực tế là, chẳng có người nào có được hai linh hồn cả . Cô đã là người chủ quán xuyến việc gia đình . Người mẹ anh H, tuy vẫn được tôn trọng nhưng đã trở thành một bóng mờ vì bà biết ý, đã rút ra và cố không xen vào chuyện gia đi`nh . Bà vẫn một mình .
    Vài năm sau? gia đình nhân số tăng . Anh chị H, cả hai đều đi làm, con cái phải tính đến chuyện gởi. Thương con, nhìn qua nhìn lại , thấy chẳng gởi đâu bằng gởi người quen cả . Thế là bà Nội có việc làm .
    Bà Nội, lúc này đã lớn tuổi . Bà thích nghỉ khoẻ, yên lặng. Thỉnh thoảng Bà thích đi đây đó thăm họ hàng và bạn bè. Anh H nhờ giữ cháu, tuy trả lương sòng phẳng nhưng bà không thích, tiền bạc đối với bà không quan trọng, sức khỏe và sự tự do đối với bà quan trọng hơn .
    Tuy nhiên?ở nhờ nhà con bấy lâu ?.nay nó nhờ trông cháu mà lại không giúp. Thế thì làm sao ăn nói được với vợ nó đây ? Suy nghĩ thế bà phải ?oỪ? .
    Thế là, đứa này vừa lớn là đến đứa khác, Bà ôm hết. Tuy thương cháu, lâu lâu ôm thì được nhưng ngày này qua ngày khác thì Bà mệt mỏi . Bà thèm sự yên lặng, sự tự do và khoản không gian trống cho riêng bà.
    Bà suy nghĩ về cuộc đời, sự hy sinh của Bà, và sự hy sinh của cô vợ khi cam chịu cảnh sống chung. Bà không muốn ra riêng khi con trai bà lập gia đình vì bà sợ sự cô đơn. Ở Mỹ, yếu tố tài chính là điểm yếu, Bà có lương hưu, anh H và vợ sẵn sàng phụ thêm. Bà chưa buông anh H ra được, bà vẫn cảm thấy anh là một đứa bé trai như ngày nào.

  8. messinground

    messinground Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của anh thấy rằng mình có thể chọn để sống tốt hơn và thấy rằng mình còn rất may mắn. Cảm ơn anh Ba Tri nhiều lắm
  9. messinground

    messinground Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của anh thấy rằng mình có thể chọn để sống tốt hơn và thấy rằng mình còn rất may mắn. Cảm ơn anh Ba Tri nhiều lắm
  10. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Muà đông sau cùng đã chập choạng bước đến. Sinh hoạt ngoài trời từ nay xếp xó chờ xuân sang. Suốt những tháng ngày vừa qua cả hai vợ chồng tôi cùng bận bịu với sinh hoạt nhà thờ, hướng đạo, đi học khoá huấn luyện v.v.. Cuối tuần rồi, là cuối tuần đầu tiên tôi đươc hưởng trọn 2 ngày liền ở nhà. Tôi định bụng sẽ không tiếp khách nào hết và dùng thời gian đọc sách.
    Tôi được một người bạn đi Mễ Tây Cơ về tặng cho một cái võng. Tôi nhờ Steven bắt hộ hai cái đanh vít có móc lớn bắt vào trong tường. Steven như tôi đã kể, là một ngưòi rất hăm hở khi được nhờ. Hắn ta sau khi bắt vít, lại cẩn thận bỏ thêm hai cái dây xích nho nhỏ để võng đưa cho êm. Thật tình, không có gì thú vị hơn là bế thằng cu nằm trên người và đong đưa đọc sách. Nằm một hồi tôi mới khám phá ra có cái gì không hoàn chỉnh. Cái thiếu thốn này chính là tiếng kẽo kẹt mà mấy tiếng đồng hồ sau tôi mới nghĩ ra. Tôi bèn vứt bỏ đoạn xích và thế bằng đoạn dây thừng. Nhà tôi nhìn tôi khó hiểu, tôi nhún vai lờ tịt. Tiếng kẽo kẹt cấu thành bởi tiếng ma sát của dây thừng vào khoen sắt tạo thành tiếng rung. Tiếng rung này làm phấn trên tường và trần nhà rơi xuống thảm khoanh thành mảng loang lổ tròn. Kệ mặc, một đời ta, hai ba đời nó. Tôi chắt miệng cóc cần và bướng bỉnh cho rằng: Vật dụng phải phục vụ cho tiện nghi con người. Nề hà chi ba cái lẻ tẻ.
    Tôi chủ quan tin rằng tiếng kẽo kẹt và tiếng ru của tôi làm thằng bé trĩu mắt xuống. Ngày xưa bà tôi vẫn làm thế mà. Tiếng kẽo kẹt, rạo rạo, rẹt rẹt không thể thiếu. Thường thường khi cháu nó thức, thì tôi ru bằng bài :

    Học đi cho biết con ơi
    Biết đây biết đó biết đời biết ta
    Học cho biết nước biết nhà
    Đâu là tổ quốc đâu là non sông
    Con ơi học lấy ghi lòng
    Ta là con cháu Lạc Hồng tinh hoa
    Việt Nam là tổ quốc ta
    Bốn ngàn năm sử chói loà vinh quang
    Máu đào nhuộm thắm từng trang
    Mà trang nào cũng vang danh anh hùng
    Trưng Vương, Triệu Ẩu má hồng
    Lý Trần Lê Lợi, vát gông vạt ngòi . ..
    Chết như Bình Trọng, Lê Lai
    Còn hơn sống chịu, như ai sống qùy
    Chết mà sán lạn, danh uy
    Còn hơn sống chịu, khinh khi cúi lòn
    Chết mà non nước vẫn còn
    Còn hơn sống chịu, nước non tơi bời
    Học là học vậy con ơn
    Chớ tình yêu nước, khắc ghi trong lòng
    Học sao rạng mặt con rồng
    Sao cho khỏi thẹn, giống dòng tổ tiên

    Khi mắt thằng bé nhíu xuống như muốn xụp thì phải bồi thêm bằng bài ví dầu nho nhỏ:
    Ví dầu cầu ván đóng đanh
    Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
    Khó đi mẹ dẫn con đi
    Con thi trường chữ mẹ thi trường đời.

    Nhà tôi thì thuộc mấy bài này nằm lòng. Chả gì bằng tiếng ru. Nhớ cách đây không lâu, tôi phải đọc vào băng cassette cho Nàng học thuộc. Riết rồi không hiểu giọng tôi hay ho, hay vì ảnh hưởng của lời ru mà cả hai mẹ con nghe xong băng thì cùng ngủ vùi. Cuộn băng vừa nhão thì Nhà tôi đà nhập tâm. Tôi biết rằng, Nhà tôi thì chỉ đọc được bài thứ nhất thôi, chứ bài thứ hai thì phải hát bằng giọng miền nam mới nhẹ nhàng đủ. Tôi khuyên Nàng học cho biết thôi, chớ hát bài thứ hai mà thất bại. Bốn chữ ?ogập ghềnh khó đi? đánh thức người ta hơn là ru ngủ. Nàng có cắc cớ hỏi tại sao thì tôi giải thích được, nhưng không thuyết phục nổi.
    Chiều hôm qua, trước mặt khán thính giả là ông bà Abel, Steven, Sarri và Nhà tôi, tôi hùng biện lôi cả Xuân Diệu và cụ Nguyễn Du ra để dẫn chứng nhưng chả áp phê gì. Tôi nói rằng: Tiếng Việt có hai thanh chính: thanh bằng và trắc. Để diễn tả những gì êm nhu, thì người ta dùng vần bằng. Thí dụ như Xuân Diệu:
    Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
    Tương tư đưa hồn lên chơi vơi.
    Và Thanh trắc dùng để diễn tả sự hùng tráng, khó chịu hay cáu kỉnh. Chuyện Kiều dùng câu:
    Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh . . ..
    - ?oĐấy, em xem hai lối khác nhau hẳn chứ ?? Giọng miền nam sở dĩ đắc dụng trong trường hợp này, là vì lối phát âm vần trắc của họ nhẹ hơn. v.v. .
    . . .
    . . .
    Tôi công lênh thế, mà có ích chi !
    Nàng không nói không rằng mà quay ra hỏi ý ông bà Abel, Steven và Sarri về việc này.
    Nàng đọc bài ví dầu và bắt tôi đọc sau theo giọng Miền Nam. Chả biết họ có hiểu gì không, mà khán giả của tôi ù ù cạc cạc giơ tay biểu quyết là ?othey sound the same?. Than ôi, ?ochúng khẩu đồng từ, sư ông cũng chết ! ?o
    Thế thì thôi !

Chia sẻ trang này