1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Vợ Bắc Kỳ

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi StevenSoma, 28/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Quanh ánh lửa hồng, có những câu chuyện kể làm ta tâm đắc, và nhớ mãi trong đời. Câu chuyện Hoa Bách Hợp Ruồi (hoa bách hợp bằng bạc nhỏ như con ruồi dùng để đeo trên ve áo hay trên mũ) là một trong những chuyện như thế. Tôi nhớ đại khái và xin được phóng tác lại như sau:
    Sau ngày 30/4/1975, thời bao cấp, người khôn của hiếm. Thời kỳ lòng tin là xa xỉ và hiếm như lá mùa thu. Tại một tiệm sách góc đường, một người trung niên bước vào và may mắn vớ được bộ sách mình khổ công truy tầm. Chả biết là bộ sách gì, nhưng có điều là anh ta sung sướng ôm khư khư vào mình như sợ có người tranh mua mất. Của đáng tội, khi móc túi thì cái ví không còn nằm ở nơi cũ. Vẻ bối rối hiện lên khuôn mặt sầu não. Không hiểu anh đau khổ vì mất ví hay vì sợ lỡ cơ hội mua được bộ sách quí này. Bà chủ hiệu sách mặt lạnh như tiền, gõ gõ ngón tay trên mặt quầy như ra hiệu thúc dục. Sau một hồi soa nắn tìm kiếm khắp nơi, anh ta lưỡng lự tháo vật bất ly thân là chiếc nhẫn cưới thay tiền đặt cọc, rồi hẹn ngày đi chuộc. Bà chủ hiệu sách chưa kịp mừng thì bỗng chưng hửng vì bàn tay của ông chồng từ sau lưng giơ ra cản:
    - ?oKhông cần thế đâu, anh cứ mang sách về rồi hôm nào rảnh, mang tiền ra trả chúng tôi cũng được.?
    Người trung niên mừng rỡ nhìn cứu tinh với ánh mắt biết ơn. Anh ngần ngại giây lát rồi nói:
    - ?oQuí hoá quá, ông bà cho phép tôi chiều mai sẽ mang tiền bạc để thanh toán.?
    Sự việc xảy ra quá nhanh, bà chủ tiệm không kịp can thiệp nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt.
    Thế rồi mai dài hơn cuốc ! Một ngày rồi hai ba ngày qua đi, ông chủ tiệm phải trả giá cho sự hứng sảng dại dột của mình. Bà vợ và đám con cháu trong nhà dằn vật ông đủ điều. Già đầu còn dại ! Sự đay nghiến cứ thế tăng dần cường độ, tỷ lệ thuận với thời gian kéo dãn. Ông chủ tiệm im lặng không đáp lại bà vợ lắm lời. Ông lầm lũi khi con cháu hỗn hào. Ông quả có lỗi với vợ con. Số tiền không lớn, nhưng đủ để lấy đi những món ăn cần thiết để nuốt cho trôi miếng cơm hẩm cả tuần. Không biết óc ông nghĩ gì mà chỉ thấy miệng ông lẩm bẩm một mình:
    - ?oKhông có lẽ . . . rõ ràng mình thấy hoa bách hợp ruồi trên ve áo hắn.. . .?
    Sự eo sèo của vợ con không làm ông đau đớn bằng niềm tin trong hồn bị phá vỡ. Ông đâm ra lầm lỳ.
    *** trâu để lâu hoá bùn. Còn làm gì hơn được, mọi người trong gia đình tự an ủi là cha hay chồng họ đã học được bài học khôn nên quên dần đi.
    Mấy tuần sau, cũng buổi chiều, người ta thấy anh trung niên lại bước vào tiệm. Sự xuất hiện của anh hẳn là biến cố. Đứa gái lớn trong gia đình trông thấy trước nên lao vào nhà trong la toáng lên:
    - ?oÔng ấy tới !?
    Khuôn mặt biến sắc của nó tự chuyên chở ý nghĩa quan trọng nên mọi người chả buồn hỏi ?oÔng ấy? là ai. Họ túa cả ra gian nhà ngoài dùng làm tiệm sách. Trước mắt họ là người trung niên hôm nao. Một kẻ từng bị rủa thầm là tên lừa đảo. Tên ấy hiện đang đứng trước quầy đợi trả tiền.
    Bà chủ nhà và đám con cháu khỏi nói thì ai cũng đoán được là họ đang cố giữ cho môi khỏi vén một nụ cười. Nụ cười ngượng ngập, cầu tài, hay che lấp? Bấy lâu quá lời với người gia trưởng, nụ cười hẳn không còn tròn trịa. Lương tâm làm việc trong vô thức, ép họ đứng dạt ra hai bên để dành cho ông chủ nhà oan khuất cái vinh hạnh đón tiếp vị khách quý. Với tính tình điềm đạm cố hữu, ông chủ nhà không để vào tai lời phân trần của khách. Hình như ông khách đang xin lỗi vì tai nạn xe cộ mới khỏi. ông trao cho khách nụ cười. Nụ cười trong sáng hả hê của kẻ phục hồi niềm tin nơi tha nhân. Nụ cười kiêu hãnh khoáng đạt của kẻ thắng trận. Ông lẩm bẩm to tiếng:
    - ?oBiết ngay mà, thế nào ông cũng lại.?
    Người khách nở nụ cười, ông lại cười đáp lễ. Tiện chân tiễn khách ra cửa, cao hứng trong lòng phát ra miệng thành tiếng huýt sáo :
  2. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    - ?olà la lá - la là - lá là - là là la.. ?o
    Người trung niên dừng bước và quay phắt lại:
    - ?oHướng đạo hả ??o
    Một tràng cười hả hê đáp thay lời. Hai kẻ xa lạ, họ bắt tay trái và trao cho nhau những cái lắc tay sôi động và thân thiện nhất trên đời.
    Câu chuyện trên có hậu và kết lành thay ! Tôi ao ước được làm người trong chuyện. Tôi ghen với người kể vì không được chứng giám một câu chuyện như vậy. Chuyện chỉ có thế, đơn giản thôi, nhưng rất thật, rất gần gũi và có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta.
    Trong một cơ hội làm ăn bên Nhật, tôi sắp xếp ghé về quê nhà mấy ngày. Mang theo câu chuyện Hoa Bách Hợp Ruồi làm hành trang, tôi rắp tâm biến mình thành nhân chứng, hay thành nhân vật của một trong những câu chuyện đại loại như vậy. Việt Nam là môi trường tốt để tôi làm được việc này. Tôi quyết định sẽ chỉ chìa ra ba ngón và bắt bằng tay trái bất cứ ai tôi có dịp tiếp xúc.
    Lòng muốn thì như thế, nhưng khi đến Phi Trường Nội Bài thì những gì tôi vẽ trong đầu về Việt Nam không giống mình tưởng tượng. Kinh nghiệm ?ođầu tiên? ở phi trường hút ngay đi mất 50% nhiệt huyết dành cho quê hương. Trong khi những người ngoại quốc qua hải quan dễ dàng, thì tôi và bà xã bị hạch hỏi đủ thứ và bị rỡ tung hai chiếc vali căng phồng. Tôi nhớ lại lời dặn của bạn bè, và trách mình đã quên không bỏ tiền vào passport. Thật ra nếu có phải đút lót thì chúng tôi cũng không muốn làm như vậy. Gần 30 năm trời sinh sống ở hải ngoại, không ít thì nhiều chúng tôi đã bị tây hoá. Tôi luôn tin rằng:
    - ?oNếu mình không có gì sai trái, thì cứ thản đãng đãng, không phải sợ ai.?
    Ngờ đâu, chính cái ?othản đãng đãng? này gây cho chúng tôi phiền toái.
    - ?oÂu đây cũng là bài học cho mình.?
    Chuyện không dừng ở bài học một. Trong khi chờ đợi chuyển tiếp về Sài Gòn, chúng tôi mới khám phá ra là chuyến đi về Sài Gòn ngang xương bị huỷ, và hành khách phải đợi thêm 3 tiếng đồng hồ nữa, để họ sáp nhập hai chuyến trong ngày làm một cho đủ túc số. Nhìn những hành khách đồng cảnh ngộ, họ thản nhiên coi như chuyện cơm bữa. Tôi trấn an bà xã:
    - ?oHãy noi gương họ kìa, đây là cơ hội để ta học nhẫn nại?
    Nhưng bài học nhẫn nại lại được mang ra thách đố thêm một lần nữa khi xếp hàng suôi Nam. Chúng tôi khám phá ra luật lệ Hàng Không Việt Nam không đồng nhất trong khâu hành lý. Trọng lượng dành cho nội địa khác với quốc ngoại. Hai cái va li mang theo phải nộp tiền phạt vì nặng gấp đôi số cho phép. Bà xã tôi phân trần:
    - ?oNhưng chúng tôi bay về đây cũng cùng 2 chiếc va li này thôi.?
    Họ nhìn chúng tôi thương hại hơn cảm thông. Tôi suỳ tiền cho được việc nhà nước và nuốt chửng hai chữ ?onhẫn nại? vào ruột.
    SàiGòn bây giờ khác xưa rất nhiều. Người đông, xe cộ lắm. Những bảng quảng cáo tư nhân bây giờ nhan nhản khắp nơi. Các tour du lịch mời chào người ta đi Hạ Long, Sầm Sơn hay các hang động trong nước dán loè loẹt. Tôi không về Việt Nam để đi du lịch kiểu này. Đối với tôi, những bà bán hàng rong hay những anh phu khuân vác là những gì có Việt nam tính, gây cho tôi thích thú. Tôi thèm nghe những lời xì xào, cãi nhau ỏm tỏi trong chợ búa. Tôi muốn cái phông (background) của tôi phải thuần tính Việt Nam. Gần 30 năm trời ở hải ngoại, mặc dù có điều kiện sinh hoạt ăn uống với bạn bè gốc Việt, bây giờ tôi mới có cái cảm giác thuần Việt Nam. Những tiếng xì xào to nhỏ sau lưng bằng tiếng Việt, những con ruồi bay lên đậu xuống trên giọt nước mắm vương vãi cạnh bàn cũng cho tôi niềm vui.
    Tôi không quên mục đích chuyến về. Hai ngày liền trôi qua, những cái bắt tay trái của tôi chỉ làm luống cuống người đối diện và bàn tay xoè 3 ngón làm ngưòi ta vấp váp. Tôi vờ ôm cặp táp tay phải, để hợp thức hoá lối bắt tay trái bất thường của mình. Tôi bắt đầu nản vì hình như Hướng Đạo Việt Nam đã bị tuyệt chủng. Về quê nhà mới hai ngày mà xã hội này vô tình dạy tôi trở thành tay từng trải. Những câu cửa miệng của tài xế hay xích lô đạp:
    - ?oAnh cho bao nhiêu cũng được.?
    Nghe kém hiệu năng và không còn lọt tai. Mới hôm qua, Một anh xích lô xe giơ tay vẫy:
    - ?oAnh chị đi xích lô ạ?
    Nhớ lại ông đại sứ Landale ngày xưa gây eo sèo trong sứ quán Mỹ vì đi họp quốc hội bằng xe này, tôi muốn ôn lại và cảm nghiệm lịch sử thời chiến nên quay qua rủ bà xã:
    - ?o Thử nhé ??
    Bà xã gật đầu. Tôi hỏi giá:
    - ?oThưa anh, chúng tôi không có chương trình trong đầu, tôi chỉ muốn đi dọc con lộ này ra bờ sông thì anh tính bao nhiêu?
    - ?oChẳng mấy khi, anh chị cứ lên, em tính giá hữu nghị thôi?
    Nghe chữ ?ogiá hữu nghị? lần đầu tiên tôi thấy vui tai và ngộ nghĩnh.
    - ?oHữu nghị nghĩa là sao anh ??
    - ?oLà anh cho em bao nhiêu thì cho?
    Thấy anh ta hơn tuổi tôi mà tự đặt mình ở vai em nên tôi ngượng ngùng. Không tiện phân bua và để che thẹn, tôi giữ cảng xe cho bà xã tôi trèo lên và tôi lên sau. Dọc đường đi, tôi có cơ hội trò chuyện với anh ta và học hỏi thêm về ngôn ngữ sau 1975. Tôi vốn hiếu tri nên câu chuyện ròn rã. Đáng buồn là sự ròn rã này được kết không được suông sẻ. Chuyến đò nên quen được kết bằng với giá gấp mười lần taxi. Tôi thất vọng vì rõ ràng mình bị chèn ép. Số tiền không đáng là bao nhiêu so với hối đoái tiền tệ bên Mỹ, nhưng nếu được phép đưa ra với thái độ tự nguyện thì tôi vui hơn. Chắc chắn tiền puộc boa tôi tặng cũng sẽ tương đương như thế để trả công anh vì những câu chuyện vui vẻ trên đường gần 1 cây số. Đặt tôi ở tình trạng đã rồi để bắt chẹt thì tôi không thấy vui. Trả tiền xong, tôi muốn bước vội khỏi chỗ này để xoá mau cảm giác phiền nhiễu. Tôi ngạc nhiên hơn khi anh ?ohữu nghị? quay qua bà xã tôi và cũng đòi tiền xe. Đến thế này thì chịu không nổi, tôi nổi doá:
    - ?oAnh làm thế, thật không công bằng?
    - ?oXe chở hai người mà anh. Thôi thì tính bớt cho chị một nửa.?
    Lúc này, các tay xích lô khác cũng kéo đến. Tôi sợ sự việc đi quá đà nên dúi vội tấm giấy bạc rồi kéo tay bà xã tôi bước đi.
    Được StevenSoma sửa chữa / chuyển vào 11:15 ngày 01/11/2004
  3. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    - ?olà la lá - la là - lá là - là là la.. ?o
    Người trung niên dừng bước và quay phắt lại:
    - ?oHướng đạo hả ??o
    Một tràng cười hả hê đáp thay lời. Hai kẻ xa lạ, họ bắt tay trái và trao cho nhau những cái lắc tay sôi động và thân thiện nhất trên đời.
    Câu chuyện trên có hậu và kết lành thay ! Tôi ao ước được làm người trong chuyện. Tôi ghen với người kể vì không được chứng giám một câu chuyện như vậy. Chuyện chỉ có thế, đơn giản thôi, nhưng rất thật, rất gần gũi và có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta.
    Trong một cơ hội làm ăn bên Nhật, tôi sắp xếp ghé về quê nhà mấy ngày. Mang theo câu chuyện Hoa Bách Hợp Ruồi làm hành trang, tôi rắp tâm biến mình thành nhân chứng, hay thành nhân vật của một trong những câu chuyện đại loại như vậy. Việt Nam là môi trường tốt để tôi làm được việc này. Tôi quyết định sẽ chỉ chìa ra ba ngón và bắt bằng tay trái bất cứ ai tôi có dịp tiếp xúc.
    Lòng muốn thì như thế, nhưng khi đến Phi Trường Nội Bài thì những gì tôi vẽ trong đầu về Việt Nam không giống mình tưởng tượng. Kinh nghiệm ?ođầu tiên? ở phi trường hút ngay đi mất 50% nhiệt huyết dành cho quê hương. Trong khi những người ngoại quốc qua hải quan dễ dàng, thì tôi và bà xã bị hạch hỏi đủ thứ và bị rỡ tung hai chiếc vali căng phồng. Tôi nhớ lại lời dặn của bạn bè, và trách mình đã quên không bỏ tiền vào passport. Thật ra nếu có phải đút lót thì chúng tôi cũng không muốn làm như vậy. Gần 30 năm trời sinh sống ở hải ngoại, không ít thì nhiều chúng tôi đã bị tây hoá. Tôi luôn tin rằng:
    - ?oNếu mình không có gì sai trái, thì cứ thản đãng đãng, không phải sợ ai.?
    Ngờ đâu, chính cái ?othản đãng đãng? này gây cho chúng tôi phiền toái.
    - ?oÂu đây cũng là bài học cho mình.?
    Chuyện không dừng ở bài học một. Trong khi chờ đợi chuyển tiếp về Sài Gòn, chúng tôi mới khám phá ra là chuyến đi về Sài Gòn ngang xương bị huỷ, và hành khách phải đợi thêm 3 tiếng đồng hồ nữa, để họ sáp nhập hai chuyến trong ngày làm một cho đủ túc số. Nhìn những hành khách đồng cảnh ngộ, họ thản nhiên coi như chuyện cơm bữa. Tôi trấn an bà xã:
    - ?oHãy noi gương họ kìa, đây là cơ hội để ta học nhẫn nại?
    Nhưng bài học nhẫn nại lại được mang ra thách đố thêm một lần nữa khi xếp hàng suôi Nam. Chúng tôi khám phá ra luật lệ Hàng Không Việt Nam không đồng nhất trong khâu hành lý. Trọng lượng dành cho nội địa khác với quốc ngoại. Hai cái va li mang theo phải nộp tiền phạt vì nặng gấp đôi số cho phép. Bà xã tôi phân trần:
    - ?oNhưng chúng tôi bay về đây cũng cùng 2 chiếc va li này thôi.?
    Họ nhìn chúng tôi thương hại hơn cảm thông. Tôi suỳ tiền cho được việc nhà nước và nuốt chửng hai chữ ?onhẫn nại? vào ruột.
    SàiGòn bây giờ khác xưa rất nhiều. Người đông, xe cộ lắm. Những bảng quảng cáo tư nhân bây giờ nhan nhản khắp nơi. Các tour du lịch mời chào người ta đi Hạ Long, Sầm Sơn hay các hang động trong nước dán loè loẹt. Tôi không về Việt Nam để đi du lịch kiểu này. Đối với tôi, những bà bán hàng rong hay những anh phu khuân vác là những gì có Việt nam tính, gây cho tôi thích thú. Tôi thèm nghe những lời xì xào, cãi nhau ỏm tỏi trong chợ búa. Tôi muốn cái phông (background) của tôi phải thuần tính Việt Nam. Gần 30 năm trời ở hải ngoại, mặc dù có điều kiện sinh hoạt ăn uống với bạn bè gốc Việt, bây giờ tôi mới có cái cảm giác thuần Việt Nam. Những tiếng xì xào to nhỏ sau lưng bằng tiếng Việt, những con ruồi bay lên đậu xuống trên giọt nước mắm vương vãi cạnh bàn cũng cho tôi niềm vui.
    Tôi không quên mục đích chuyến về. Hai ngày liền trôi qua, những cái bắt tay trái của tôi chỉ làm luống cuống người đối diện và bàn tay xoè 3 ngón làm ngưòi ta vấp váp. Tôi vờ ôm cặp táp tay phải, để hợp thức hoá lối bắt tay trái bất thường của mình. Tôi bắt đầu nản vì hình như Hướng Đạo Việt Nam đã bị tuyệt chủng. Về quê nhà mới hai ngày mà xã hội này vô tình dạy tôi trở thành tay từng trải. Những câu cửa miệng của tài xế hay xích lô đạp:
    - ?oAnh cho bao nhiêu cũng được.?
    Nghe kém hiệu năng và không còn lọt tai. Mới hôm qua, Một anh xích lô xe giơ tay vẫy:
    - ?oAnh chị đi xích lô ạ?
    Nhớ lại ông đại sứ Landale ngày xưa gây eo sèo trong sứ quán Mỹ vì đi họp quốc hội bằng xe này, tôi muốn ôn lại và cảm nghiệm lịch sử thời chiến nên quay qua rủ bà xã:
    - ?o Thử nhé ??
    Bà xã gật đầu. Tôi hỏi giá:
    - ?oThưa anh, chúng tôi không có chương trình trong đầu, tôi chỉ muốn đi dọc con lộ này ra bờ sông thì anh tính bao nhiêu?
    - ?oChẳng mấy khi, anh chị cứ lên, em tính giá hữu nghị thôi?
    Nghe chữ ?ogiá hữu nghị? lần đầu tiên tôi thấy vui tai và ngộ nghĩnh.
    - ?oHữu nghị nghĩa là sao anh ??
    - ?oLà anh cho em bao nhiêu thì cho?
    Thấy anh ta hơn tuổi tôi mà tự đặt mình ở vai em nên tôi ngượng ngùng. Không tiện phân bua và để che thẹn, tôi giữ cảng xe cho bà xã tôi trèo lên và tôi lên sau. Dọc đường đi, tôi có cơ hội trò chuyện với anh ta và học hỏi thêm về ngôn ngữ sau 1975. Tôi vốn hiếu tri nên câu chuyện ròn rã. Đáng buồn là sự ròn rã này được kết không được suông sẻ. Chuyến đò nên quen được kết bằng với giá gấp mười lần taxi. Tôi thất vọng vì rõ ràng mình bị chèn ép. Số tiền không đáng là bao nhiêu so với hối đoái tiền tệ bên Mỹ, nhưng nếu được phép đưa ra với thái độ tự nguyện thì tôi vui hơn. Chắc chắn tiền puộc boa tôi tặng cũng sẽ tương đương như thế để trả công anh vì những câu chuyện vui vẻ trên đường gần 1 cây số. Đặt tôi ở tình trạng đã rồi để bắt chẹt thì tôi không thấy vui. Trả tiền xong, tôi muốn bước vội khỏi chỗ này để xoá mau cảm giác phiền nhiễu. Tôi ngạc nhiên hơn khi anh ?ohữu nghị? quay qua bà xã tôi và cũng đòi tiền xe. Đến thế này thì chịu không nổi, tôi nổi doá:
    - ?oAnh làm thế, thật không công bằng?
    - ?oXe chở hai người mà anh. Thôi thì tính bớt cho chị một nửa.?
    Lúc này, các tay xích lô khác cũng kéo đến. Tôi sợ sự việc đi quá đà nên dúi vội tấm giấy bạc rồi kéo tay bà xã tôi bước đi.
    Được StevenSoma sửa chữa / chuyển vào 11:15 ngày 01/11/2004
  4. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Từ sự cố ấy chúng tôi khôn ra. Cái câu ?oAnh cho bao nhiêu thì cho? đồng nghĩa với không có giá. Mà vô giá là căn nguyên gây ra lộn xộn. Chúng tôi mất vui cả ngày vì sự ăn gian sống sượng. Quen nước nhưng lạ cái, biết làm sao. Thôi thì của đi thay người. Kiện ai bây giờ? Kiện củ khoai !
    Ở quê nhà có vài ngày, cảm nhận của tôi không phong phú nhưng ít ra tôi cũng có một ấn tượng của ngần nấy ngày kinh nhiệm. Ngày mai đã phải về Mỹ rồi, tôi sực nhớ ra là cho dù có vé sẵn, mình vẫn cần phải đến văn phòng đại diện hãng hàng không để xí chỗ trước. Ngó qua đường không thấy taxi thuê bao. Chắc là anh tài xế tôi mướn trọn ngày đã xé lẻ đi làm ăn chuyến. Kinh nghiệm phi trường biến tôi thành chim bị đạn. Thời gian thì không còn nhiều. Ngó trước cửa khách sạn, vẫn anh Honda ôm bẩn thỉu kia đóng trụ ở đấy. Anh này đã mời tôi nhiều lần, nhưng lần nào tôi cũng lắc đầu. Kể từ ngày đầu tiên vào khách sạn này, tôi đã gặp anh ta đón khách ở đó và không mấy cảm tình. Da dẻ anh đen đủi và dấu chân chim xếp đè lên nhau trên khuôn mặt cháy nắng. Anh luôn mặc chiếc áo sơ mi mầu thịt tái mà hình như nguyên thuỷ của nó là mầu trắng hay ngà. Chân đi dép Chợ Lớn, áo buông lỏng hai nút đầu làm mở phanh ngực như dân anh chị Cầu Muối. Thấy tôi quay mặt về phía mình, anh hớn hở mời:
    - ?oĐi nhé anh ??
    Tôi tránh nhìn anh ta trực tiếp để né sự ràng buộc bất thành văn có thể xảy ra. Không còn nhiều chọn lựa, tôi bèn bắt chước các tay lõi đời và nói như ra lệnh:
    - ?oTôi trả anh 50 ngàn, anh làm ơn chở tôi đến văn phòng hãng American Airline và vòng ngược lại.?
    - ?oĐược?
    Đâu ngờ lối tranh phong trả giá bịt đầu chặn đuôi của tôi lại có tác dụng, tôi khoan khoái giơ tay trái ra bắt. Có sự lúng túng của anh trong cái bắt tay đó, nhưng khi thấy cảm giác của 3 ngón tay trờ tới, anh đã kịp xếp ngón tay của mình cho hợp khi hai bàn tay nắm lại. Tôi ngạc nhiên rụt tay về rồi bất thần giơ ra bắt một lần nữa. Hình như anh tiên liệu được hành động của tôi nên có ý đón chờ cái bắt tay thứ nhì. Khi hai tay chúng tôi bắt vào nhau lần này thì thật ăn khớp và điêu luyện.
    - ?oHướng đạo à ??
    - ?oChâu nào? Đạo nào ? Trưởng là ai ? ?o
    - ?oCó biết anh .xxx. ? v.v ?o
    Chỉ cần ngần nấy trao đổi, chúng tôi đã có đề tài và chuyện nổ như pháo rang. Cả hai đều biết chung một tráng trưởng. Lấy người tráng trưởng uy tín làm hạt nhân rồi bám chuyện vào đó cho tình thân nẩy mầm. Cho dù lạ, tôi bỗng ôm eo ếch anh chặt hơn. Tôi đố anh và anh đố tôi xem ai nhớ những bài hát quen thuộc. Anh thích chí hát to mà quên là gió thổi ngược tạt cả nước miếng vào mặt tôi đang ngồi phía sau. Phần tôi, tôi cũng không lấy thế làm điều mà ngược lại, mang cả những bài hát Trại Phục Hưng, Suối Tiên ra mà đố. Đường đi rút ngắn vì chuyện vãn liên tục. Xong việc, anh mời tôi vào quán cóc ngay dưới chân khách sạn của tôi uống ly cà phê. Bà xã tôi ngạc nhiên nhìn chúng tôi thân mật. Ngày mai đi sớm, tôi xin kiếu anh một lát, hẹn xuống liền để giúp bà xã khênh vội chiếc vali và trả tiền anh luôn thể. Khoảng 5 phút sau khi tôi xuống lầu thì anh không còn ngồi ở đó. Trên bàn có một tờ giấy viết như sau:
    - ?oCám ơn Em đã cho anh sống lại những giây phút đẹp đẽ tưởng đã mất trong đời. Chuyện tiền bạc, xin áp dụng điều luật thứ bốn.?
    Tôi nhìn chữ ?oEm?, anh viết hoa và tô đậm. Tôi nhẩm lại điều luật thứ bốn mà lòng chùng hẳn xuống.
    ?oHướng Đạo Sinh là bạn với tất cả mọi người, và coi Hướng Đạo Sinh khác như anh em ruột thịt.?
    Trong tôi cảm súc tuôn trào và có mơ hồ niềm hối hận. Tôi nhớn nhác tìm anh nhưng không thấy rồi đâm ra giận mình. Thôi rồi, tôi đã xét người qua ngoại diện. Tôi đã mất đi cơ hội và thời gian làm thân với Anh. Nếu tôi xuống sớm một chút thì đã hay. Nếu tôi không khinh khi mà bắt tay anh từ ngày đầu thì đã không lỡ. Ngần nấy chữ ?onếu? làm tôi bần thần. Há chẳng phải anh là người vẫn ở đây chờ tôi suốt mấy ngày qua? Tôi lên lầu kể lại câu chuyện cho Bà xã nghe. Vợ tôi thấy tôi buồn bã thì an ủi một câu nghe thật thấm thía:
    - ?oBộ anh muốn trả được tiền cho anh ấy chăng? Nếu thế thì sẽ không thành chuyện, và anh sẽ không được làm chứng nhân cho câu chuyện này.?
    Tôi nhìn vợ tôi ngạc nhiên vì câu nói tối ư thâm thuý. Hiếm khi Nàng nói được câu như thế này. Phải, đúng vậy. Tôi đã hoàn tất sứ mạng. Tôi đã được đóng vai chính trong câu chuyện này. Anh đã đáp ứng đúng sở nguyện của tôi. Tôi còn mong muốn gì hơn? Có, tôi có muốn. Tôi rất muốn giải toả nỗi áy náy trong tôi. Chuyện tôi không thể sánh với Hoa Bách Hợp Ruồi được. Chuyện Hoa Bách Hợp Ruồi kết có hậu và vui vẻ, còn tôi thì ngược lại. Tôi đóng vai một kẻ thiếu nhân cách. Tôi hèn hạ. Tôi coi trọng tiền trên tình nghĩa. Tôi đã dám đánh giá người anh em của tôi qua ngoại hình.
    Tôi thức cả đêm trằn trọc nghĩ về chuyện xảy ra chiều hôm trước. Tôi không thể lừa dối tôi. Tôi biết tôi sẽ không tha thứ cho tôi, nếu tôi không nói được với Anh lời từ giã nồng nàn. Tôi da diết thèm được bắt tay trái với Anh một lần nữa.
    Tờ mờ sáng hôm sau, tôi đã thức dậy và ra balcon ngó xuống đường. Tôi ngóng từ đằng xa rồi theo dõi từng bóng đèn xe xuất hiện. Cứ mỗi chiếc chạy qua, ruột tôi lại thốn lên rồi thất vọng. Cứ thế, và rất lâu, tay tôi cầm mảnh giấy anh viết, đầu óc tôi nghĩ ngợi miên man. Mắt tôi bắt đầu cay cay rồi dần dà biến chữ Em tô đậm thành nhoè nét. Như chưa bao giờ, tôi ao ước được thấy lại chiếc áo mầu tro bụi bám lửa dặm đường. Tôi ao ước được ngắm những dấu chân chim rắn rỏi trên khuôn mặt phong trần. Tôi mong lắm cái bóng người phanh ngực đứng ngạo nghễ thách đố với đời. Cũng hình ảnh này, trước đây ơ hờ sao giờ đây tôi lại thiết tha đến thế.
    Tôi ngồi đây ôn lại những gì đã qua. Trái tim tôi bắt tôi phải đi ngược với lẽ thường: ?oTốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại.? Tôi xin kể chuyện xấu xa của tôi, để mong giảm bớt nỗi dày vò. Tôi muốn dùng câu chuyện này để gián tiếp xin lỗi người Tráng Sinh vào đời. Một người Tráng Sinh không đồng phục. Một người Anh tuy mới gặp nhưng rất đáng trọng và rất đáng yêu mến.
  5. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Từ sự cố ấy chúng tôi khôn ra. Cái câu ?oAnh cho bao nhiêu thì cho? đồng nghĩa với không có giá. Mà vô giá là căn nguyên gây ra lộn xộn. Chúng tôi mất vui cả ngày vì sự ăn gian sống sượng. Quen nước nhưng lạ cái, biết làm sao. Thôi thì của đi thay người. Kiện ai bây giờ? Kiện củ khoai !
    Ở quê nhà có vài ngày, cảm nhận của tôi không phong phú nhưng ít ra tôi cũng có một ấn tượng của ngần nấy ngày kinh nhiệm. Ngày mai đã phải về Mỹ rồi, tôi sực nhớ ra là cho dù có vé sẵn, mình vẫn cần phải đến văn phòng đại diện hãng hàng không để xí chỗ trước. Ngó qua đường không thấy taxi thuê bao. Chắc là anh tài xế tôi mướn trọn ngày đã xé lẻ đi làm ăn chuyến. Kinh nghiệm phi trường biến tôi thành chim bị đạn. Thời gian thì không còn nhiều. Ngó trước cửa khách sạn, vẫn anh Honda ôm bẩn thỉu kia đóng trụ ở đấy. Anh này đã mời tôi nhiều lần, nhưng lần nào tôi cũng lắc đầu. Kể từ ngày đầu tiên vào khách sạn này, tôi đã gặp anh ta đón khách ở đó và không mấy cảm tình. Da dẻ anh đen đủi và dấu chân chim xếp đè lên nhau trên khuôn mặt cháy nắng. Anh luôn mặc chiếc áo sơ mi mầu thịt tái mà hình như nguyên thuỷ của nó là mầu trắng hay ngà. Chân đi dép Chợ Lớn, áo buông lỏng hai nút đầu làm mở phanh ngực như dân anh chị Cầu Muối. Thấy tôi quay mặt về phía mình, anh hớn hở mời:
    - ?oĐi nhé anh ??
    Tôi tránh nhìn anh ta trực tiếp để né sự ràng buộc bất thành văn có thể xảy ra. Không còn nhiều chọn lựa, tôi bèn bắt chước các tay lõi đời và nói như ra lệnh:
    - ?oTôi trả anh 50 ngàn, anh làm ơn chở tôi đến văn phòng hãng American Airline và vòng ngược lại.?
    - ?oĐược?
    Đâu ngờ lối tranh phong trả giá bịt đầu chặn đuôi của tôi lại có tác dụng, tôi khoan khoái giơ tay trái ra bắt. Có sự lúng túng của anh trong cái bắt tay đó, nhưng khi thấy cảm giác của 3 ngón tay trờ tới, anh đã kịp xếp ngón tay của mình cho hợp khi hai bàn tay nắm lại. Tôi ngạc nhiên rụt tay về rồi bất thần giơ ra bắt một lần nữa. Hình như anh tiên liệu được hành động của tôi nên có ý đón chờ cái bắt tay thứ nhì. Khi hai tay chúng tôi bắt vào nhau lần này thì thật ăn khớp và điêu luyện.
    - ?oHướng đạo à ??
    - ?oChâu nào? Đạo nào ? Trưởng là ai ? ?o
    - ?oCó biết anh .xxx. ? v.v ?o
    Chỉ cần ngần nấy trao đổi, chúng tôi đã có đề tài và chuyện nổ như pháo rang. Cả hai đều biết chung một tráng trưởng. Lấy người tráng trưởng uy tín làm hạt nhân rồi bám chuyện vào đó cho tình thân nẩy mầm. Cho dù lạ, tôi bỗng ôm eo ếch anh chặt hơn. Tôi đố anh và anh đố tôi xem ai nhớ những bài hát quen thuộc. Anh thích chí hát to mà quên là gió thổi ngược tạt cả nước miếng vào mặt tôi đang ngồi phía sau. Phần tôi, tôi cũng không lấy thế làm điều mà ngược lại, mang cả những bài hát Trại Phục Hưng, Suối Tiên ra mà đố. Đường đi rút ngắn vì chuyện vãn liên tục. Xong việc, anh mời tôi vào quán cóc ngay dưới chân khách sạn của tôi uống ly cà phê. Bà xã tôi ngạc nhiên nhìn chúng tôi thân mật. Ngày mai đi sớm, tôi xin kiếu anh một lát, hẹn xuống liền để giúp bà xã khênh vội chiếc vali và trả tiền anh luôn thể. Khoảng 5 phút sau khi tôi xuống lầu thì anh không còn ngồi ở đó. Trên bàn có một tờ giấy viết như sau:
    - ?oCám ơn Em đã cho anh sống lại những giây phút đẹp đẽ tưởng đã mất trong đời. Chuyện tiền bạc, xin áp dụng điều luật thứ bốn.?
    Tôi nhìn chữ ?oEm?, anh viết hoa và tô đậm. Tôi nhẩm lại điều luật thứ bốn mà lòng chùng hẳn xuống.
    ?oHướng Đạo Sinh là bạn với tất cả mọi người, và coi Hướng Đạo Sinh khác như anh em ruột thịt.?
    Trong tôi cảm súc tuôn trào và có mơ hồ niềm hối hận. Tôi nhớn nhác tìm anh nhưng không thấy rồi đâm ra giận mình. Thôi rồi, tôi đã xét người qua ngoại diện. Tôi đã mất đi cơ hội và thời gian làm thân với Anh. Nếu tôi xuống sớm một chút thì đã hay. Nếu tôi không khinh khi mà bắt tay anh từ ngày đầu thì đã không lỡ. Ngần nấy chữ ?onếu? làm tôi bần thần. Há chẳng phải anh là người vẫn ở đây chờ tôi suốt mấy ngày qua? Tôi lên lầu kể lại câu chuyện cho Bà xã nghe. Vợ tôi thấy tôi buồn bã thì an ủi một câu nghe thật thấm thía:
    - ?oBộ anh muốn trả được tiền cho anh ấy chăng? Nếu thế thì sẽ không thành chuyện, và anh sẽ không được làm chứng nhân cho câu chuyện này.?
    Tôi nhìn vợ tôi ngạc nhiên vì câu nói tối ư thâm thuý. Hiếm khi Nàng nói được câu như thế này. Phải, đúng vậy. Tôi đã hoàn tất sứ mạng. Tôi đã được đóng vai chính trong câu chuyện này. Anh đã đáp ứng đúng sở nguyện của tôi. Tôi còn mong muốn gì hơn? Có, tôi có muốn. Tôi rất muốn giải toả nỗi áy náy trong tôi. Chuyện tôi không thể sánh với Hoa Bách Hợp Ruồi được. Chuyện Hoa Bách Hợp Ruồi kết có hậu và vui vẻ, còn tôi thì ngược lại. Tôi đóng vai một kẻ thiếu nhân cách. Tôi hèn hạ. Tôi coi trọng tiền trên tình nghĩa. Tôi đã dám đánh giá người anh em của tôi qua ngoại hình.
    Tôi thức cả đêm trằn trọc nghĩ về chuyện xảy ra chiều hôm trước. Tôi không thể lừa dối tôi. Tôi biết tôi sẽ không tha thứ cho tôi, nếu tôi không nói được với Anh lời từ giã nồng nàn. Tôi da diết thèm được bắt tay trái với Anh một lần nữa.
    Tờ mờ sáng hôm sau, tôi đã thức dậy và ra balcon ngó xuống đường. Tôi ngóng từ đằng xa rồi theo dõi từng bóng đèn xe xuất hiện. Cứ mỗi chiếc chạy qua, ruột tôi lại thốn lên rồi thất vọng. Cứ thế, và rất lâu, tay tôi cầm mảnh giấy anh viết, đầu óc tôi nghĩ ngợi miên man. Mắt tôi bắt đầu cay cay rồi dần dà biến chữ Em tô đậm thành nhoè nét. Như chưa bao giờ, tôi ao ước được thấy lại chiếc áo mầu tro bụi bám lửa dặm đường. Tôi ao ước được ngắm những dấu chân chim rắn rỏi trên khuôn mặt phong trần. Tôi mong lắm cái bóng người phanh ngực đứng ngạo nghễ thách đố với đời. Cũng hình ảnh này, trước đây ơ hờ sao giờ đây tôi lại thiết tha đến thế.
    Tôi ngồi đây ôn lại những gì đã qua. Trái tim tôi bắt tôi phải đi ngược với lẽ thường: ?oTốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại.? Tôi xin kể chuyện xấu xa của tôi, để mong giảm bớt nỗi dày vò. Tôi muốn dùng câu chuyện này để gián tiếp xin lỗi người Tráng Sinh vào đời. Một người Tráng Sinh không đồng phục. Một người Anh tuy mới gặp nhưng rất đáng trọng và rất đáng yêu mến.
  6. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Trên đây là lối viết theo kiểu truyện ngắn. Tôi không quen với lối viết này nên nếu đọc qua, các Bạn sẽ thấy một sự gượng ép, vì những gì muốn nói, không nói ra cho hết được bởi vì khả năng tôi kém cỏi. Tôi cũng viết vài truyện theo kiểu này và đọc lại thấy lệch lạc lắm. Nó mất tính bạn bè và thiếu cả chất tâm sự, hàn huyên.
    Chuyện viết về những người bạn trong TTVN thì vô vàn. Tôi nhìn những bạn trẻ tuổi đầy lòng vị tha trong ngày hội tung tăng đùa giỡn với ánh mắt say mê. Tôi vui thú chia xẻ với Nhà tôi :
    - "Thích không em ?"
    Nhà tôi e dè
    - "Ngộ nhỡ ********* có bắt mình không ?"
    Tôi cười lớn :
    - "********* kia kìa em ..... (tôi giơ tay chỉ mọi ngưòi quanh đó)
    Nhà tôi vỡ lẽ :
    - "Vậy thì những ngưòi mặc áo hiến binh là ai ?"
    v.v..
    Câu chuyện hàn huyên với Steven và Sarri cũng xoay vòng như thế trong những ngày đầu..... Chúng tôi choáng ngợp vào không gian mới, khác lạ .... rụt rè, sợ hãi, thích thú, sôi nổi. . ..
  7. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Trên đây là lối viết theo kiểu truyện ngắn. Tôi không quen với lối viết này nên nếu đọc qua, các Bạn sẽ thấy một sự gượng ép, vì những gì muốn nói, không nói ra cho hết được bởi vì khả năng tôi kém cỏi. Tôi cũng viết vài truyện theo kiểu này và đọc lại thấy lệch lạc lắm. Nó mất tính bạn bè và thiếu cả chất tâm sự, hàn huyên.
    Chuyện viết về những người bạn trong TTVN thì vô vàn. Tôi nhìn những bạn trẻ tuổi đầy lòng vị tha trong ngày hội tung tăng đùa giỡn với ánh mắt say mê. Tôi vui thú chia xẻ với Nhà tôi :
    - "Thích không em ?"
    Nhà tôi e dè
    - "Ngộ nhỡ ********* có bắt mình không ?"
    Tôi cười lớn :
    - "********* kia kìa em ..... (tôi giơ tay chỉ mọi ngưòi quanh đó)
    Nhà tôi vỡ lẽ :
    - "Vậy thì những ngưòi mặc áo hiến binh là ai ?"
    v.v..
    Câu chuyện hàn huyên với Steven và Sarri cũng xoay vòng như thế trong những ngày đầu..... Chúng tôi choáng ngợp vào không gian mới, khác lạ .... rụt rè, sợ hãi, thích thú, sôi nổi. . ..
  8. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Xin cám ơn anh Steven Soma đã chia xẻ với mọi người câu chuyện thật đẹp ở trên. Tôi là dân Saigon, gốc Nam bộ rặt, lại đang ở Mỹ, nhưng thường xuyên theo dõi các bài viết của anh. Đơn giản vì tôi thấy thấp thoáng trong đó cái vị hậu ngọt ngào của tình người mà hồ như ngày càng hiếm hoi đi. Lần nầy thú thật, tôi khá xúc động, và đã "phải" kể lại cho bà xã rồi các ông bạn trong bữa tiệc Haloween tối nay. Tôi chẳng biết nhiều về Hướng đạo. Tuổi thơ tôi sau những ngày 75 thì ...không vui nhiều lắm đâu :-) Nhưng lòng tôi thì lúc nào cũng hoài vọng về một Saigon xưa cũ, gió lộng chiều chủ nhật có ông anh chở ra bến Bạch Đằng, hay xe đạp trên đường đầy bóng mát . Tôi trở về Saigon cũng vài lần . Lần nào cũng cảm thấy mình mãi tìm điều gì đó dù biết nó đã mất rồi . Đọc bài của anh, chợt nhớ lời của một bài hát "tôi đi tìm lại một mùa xuân, mùa xuân năm đó chưa thấy lại,tôi vẫn đi trong chiều xuân tái, tìm để mà tìm như thế thôi" .
    Chào anh,
    VV
    P.S. Mấy tuần nay, bà xã bàn về chuyện cho thằng nhóc ở nhà đi Hướng Đạo . Tôi không mặn mà chuyện nầy lắm, vì những năm lớn lên sau 75 đã làm tôi dị ứng về chuyện đoàn thể, tổ chức, đến mức tôi né luôn các đoàn thể tôn giáo dù đã phụ lòng một số người . Sau khi đọc bài nầy, tôi quyết định "xúi" thằng bé đi Hướng Đạo . :-) Công anh đó nhá!
  9. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Xin cám ơn anh Steven Soma đã chia xẻ với mọi người câu chuyện thật đẹp ở trên. Tôi là dân Saigon, gốc Nam bộ rặt, lại đang ở Mỹ, nhưng thường xuyên theo dõi các bài viết của anh. Đơn giản vì tôi thấy thấp thoáng trong đó cái vị hậu ngọt ngào của tình người mà hồ như ngày càng hiếm hoi đi. Lần nầy thú thật, tôi khá xúc động, và đã "phải" kể lại cho bà xã rồi các ông bạn trong bữa tiệc Haloween tối nay. Tôi chẳng biết nhiều về Hướng đạo. Tuổi thơ tôi sau những ngày 75 thì ...không vui nhiều lắm đâu :-) Nhưng lòng tôi thì lúc nào cũng hoài vọng về một Saigon xưa cũ, gió lộng chiều chủ nhật có ông anh chở ra bến Bạch Đằng, hay xe đạp trên đường đầy bóng mát . Tôi trở về Saigon cũng vài lần . Lần nào cũng cảm thấy mình mãi tìm điều gì đó dù biết nó đã mất rồi . Đọc bài của anh, chợt nhớ lời của một bài hát "tôi đi tìm lại một mùa xuân, mùa xuân năm đó chưa thấy lại,tôi vẫn đi trong chiều xuân tái, tìm để mà tìm như thế thôi" .
    Chào anh,
    VV
    P.S. Mấy tuần nay, bà xã bàn về chuyện cho thằng nhóc ở nhà đi Hướng Đạo . Tôi không mặn mà chuyện nầy lắm, vì những năm lớn lên sau 75 đã làm tôi dị ứng về chuyện đoàn thể, tổ chức, đến mức tôi né luôn các đoàn thể tôn giáo dù đã phụ lòng một số người . Sau khi đọc bài nầy, tôi quyết định "xúi" thằng bé đi Hướng Đạo . :-) Công anh đó nhá!
  10. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Nhớ lắm những thời gian xưa, khi vào Người Vợ Bắc Kỳ thì những trang popup cứ thế nổi lên báo thư tín làm tim chúng tôi rộn ràng. Nhân quả tuy rõ ràng, nhưng thời gian bặt tiếng so với số lượng ngưòi vào tìm chúng tôi cũng nói lên tình cảm tốt lành của các bạn. Đã nửa năm rồi còn gì. Steven và Sarri tưởng NVBK sẽ nhện giăng bụi bám. Cả hai đều nhận là mình lầm. Bụng dạ người tây đo lòng người Việt thì thế chó nào được. Trong quá khứ, tôi tốn mất khá nhiều thời gian để giải thích cho Sarri chữ "Nghĩa". Bây giờ thì cô nàng hiểu ra rồi.
    Tối hôm qua Halloween rồi. Số lượng tụi nhỏ đến nhà chúng tôi năm nay không được bằng những năm trước vì mưa nhiều. Năm nay ông Abel lấy tuồn bằng nhựa đen quấn chung quanh nhà kho và vẽ hình xương xẩu cùng khắp bằng sơn neon. Ông dùng đèn black light (tôi không biết gọi là gì ... đèn mầu tím? ) để chiếu vào trông ghê rợn lắm. Xui cho ông là trước ngày Halloween thì trời đổ một cơn mưa lớn. Chữ nghĩa và hình vẽ loang lổ trông nham nhở. Ông tức lắm nhưng vẽ lại hơi khó vì trời âm ẩm như muốn mưa cả mấy ngày liền.
    Ngày mai là ngày bầu cử rồi. Chúng tôi ngồi cãi nhau rôm rả cả ngày vì đề tài bầu cho ai. Kerry và Bush sát điểm nhau. Nhà thờ và các hội đoàn cũng nhẩy vào cổ động dân chúng đi bầu. Những buổi kinh nguyện sáng chiều ở nhà thờ đều có giấy phát cho tín hữu đọc kinh cầu nguyện cho ngày bầu cử được trong sáng. Ai nấy nguyện Chúa chúc lành cho vị tân tổng thống. Trừ những nhà cắm bảng ủng hộ gà nhà, và để lộ rõ mình ủng hộ phe đảng nào, hầu hết thì mọi người đều tịnh khẩu. Họ tránh không khoe mình sẽ bầu cho ai. Nhà tôi và Sarri thì ghi danh vào nhóm tình nguyện đi chở những ai già cả hay đau yếu đến phòng đầu phiếu. Ai không có phương tiện di chuyển cũng chỉ cần gọi điện thoại là có người đến giúp chở đi. Có cái lạ là Nhà tôi và Sarri phải trải qua một lớp huấn luyện vài tiếng đồng hồ. Họ được học là không được phép thuyết phục cũng như gây ảnh hưởng với người mình giúp chở đi. Tại sao vậy ? Câu hỏi như thế này, thì những ngày đầu tiên ở Mỹ tôi hay thắc mắc, nhưng giờ thấy quen rồi.
    Tối hôm qua, trời mưa quá nên chúng tôi bỏ ngang chương trình giúp tụi nhỏ trick or treat và rủ nhau vào tiệm rượu Long Horn uống bia. Lão bác sĩ thấy đi ngang thấy xe tôi đậu ở bãi thì cũng mò vào. Chuyện đang yên ổn thì lão bác sĩ già này gây chuyện eo sèo. Ông bỗng dưng thẩy ra bàn 50 đồng để đánh cá ai thắng. Mới đầu thì tôi và Steven chung nhau để cuộc lại ông ta. Nhưng có điều ông ta nói to quá nên những bàn bên cũng đòi vào cuộc. Số tiền dần dà tăng lên đến hơn ngàn bạc. Hai phe rõ rệt lắm. Lão Charlie chủ tiệm bối rối đành phải xuất hiện và can gián mọi người không được phép chơi bài bạc, đánh cá trong tiệm. Thế là thay vì trả tiền lại cho mọi ngưòi thì Ông Bác sĩ nêu ra ý kiến là dùng tiền đó để cho mọi người trong đây uống bia cho đến kỳ hết. Ông Charlie được phép cầm tiền và được hưởng 10 % tiền công làm hồ lỳ. (người giữ hầu bao). Ông Kirk Soga lầu bầu:
    - "Mình uống bia tiệm hắn thì làm giầu cho hắn rồi, thế chó nào lại phải biếu hắn 10 % ?"
    Ông Charlie cãi:
    - "Tôi mà không cầm tiền thì ai trong đây chịu trách nhiệm được. Bộ mọi người ngày nào cũng đến đây chăng ?"
    Ông Bác sĩ bồi thêm:
    - "Biếu phắt hắn 10%, mà nếu hắn làm mất thì chúng ta cứ đến đây uống bia miễn phí cho đến kỳ hết."
    Charlie cười hềnh hệch ...
    - "Damm, you cheap ****, consider that as tips" (Mẹ kiếp, đồ bần tiện, cứ coi đó là tiền boa có được không ?"
    Cuối cùng thì mọi ngưòi chỉ cho phép ông Charlie uống bia miễn phí mà thôi, và 50 % còn lại sẽ dùng để trang trải cho tiền rượu bia và 50 phần trăm sẽ được để vào một chỗ dành cho mục khác nào đó trong tương lai.
    Ông bác sĩ lảm nhảm:
    - "you stupid ****, 10 % is far cheaper than the amount of beer that alcoholic will drink." (mẹ kiếp đồ ngu, 10 % vẫn còn rẻ hơn là để cho lão nát rượu này uống tì tì mỗi ngày "
    Tôi và Steven ngậm miệng ăn tiền. Xét cho cùng, tôi và hắn tuy khác phe nhau, nhưng chúng tôi hay ra Long Horn hơn những ngưòi kia.
    Còn tiếp

Chia sẻ trang này