1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Vợ Bắc Kỳ

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi StevenSoma, 28/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. GiotSuongKhuya

    GiotSuongKhuya Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/06/2002
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Xin kính chào Steven Soma,
    Vô tình vào topic, đọc một vèo 18 trang xong, thấy chưa đủ. Đọc lại một vèo 18 trang ấy, vẫn thấy như có một cái gì ...thiếu thiếu.
    Đọc mãi mê đến quên cả việc làm. Thế khi nào Steven Soma post thêm thế ??
    Hình như không riêng gì GSK mà các bạn khác cũng đang mang bệnh "cổ cò" ấy phải không???
    GSK
    _______________________________
    GSK
    Kiếp sau xin chớ làm người
    Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
  2. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Chào Connector & các Bạn thân mến :
    Hôm nay cháu bị ốm, phải đưa đi bác sĩ. Lúc đầu tưởng là xoàng xĩnh thôi, nhưng khi thấy nó bắt đầu nghẹt thở thì cuống lên. Thế là đường rầy xe lửa coi như pha, cứ thế là phóng. Steven và Sarri lao đi trước mở đường và bóp còi inh ỏi. Chúng tôi theo sau và rầm rầm cầu nguyện. Chõ chúng tôi ở là tận ngoại ô, nên hẹn xe cấp cứu ở trung tâm thành phố. Khi lái xe vào đến trong thành phố, thì người ta khám ngay tại chỗ vĩ xe có trang bị như một tiẻu bệnh viện dã chiến. Họ không cho đi nhà thương lớn, mà vào bệnh xá ở thành phố kế bên. Chúng tôi hú vía vì cháu chỉ bị xưng khí quản. Họ cho một chiếc máy thở nho nhỏ mang về nhà cắm vào tường và úp vào mũi cho cháu .
    Mùa xuân và mùa hè bên này, nhuỵ hoa và phấn từ các lá cây bay lẫn trong không khí nên gây dị ứng đường hô hấp. (Không hiểu có phải bên nhà gọi là bệnh suyễn không ? ) Bây giờ ngồi đây, cái máy thở phì phò hơi nước mỏng như mây bay quanh đầu thằng bé. Ngày mai tôi sẽ phải xuống phố mua loại lọc không khí dầy hơn thì mới chặn được ba cái bột hoa bột lá này. Ông bác sĩ gia đình cũng vừa mới đi về xong. Ông ta làm thế là khôn, vì nếu không, ông ta sẽ bị nhà tôi gọi điện thoại quấy rầy đến mất ngủ đêm nay thôi. Khi về, ông ta còn bỏ lại cho dăm lọ thuố nho nhỏ để phòng hờ. (Ở bên Mỹ này, các bác sĩ hay được những viện bào chế thuốc cho không những thuốc mẫu. (samples.) Ông này không hiểu lấy đâu ra mà nhiều thế. Đủ loại đủ kiểu. Hình như ai đến nhờ ông ta khám cũng đều khuân về cả giỏ thuốc. Đỡ phải đi ra tiệm thuốc tây tốn tiền. Tôi nói với ông ta :
    - " Ông đừng lo, hãy giữ thuốc lại mà cho người khác. Chúng tôi có bảo hiểm lo cho rồi. "
    Ông ta cầm chiếc lọ thuốc lên xoay vòng vòng. Ông ngẫm nghĩ một lát rỏi lại lấy ra thêm dăm lọ nữa. Miệng lẩm bẩm:
    - "Cứ lấy mà sài đi, sắp hết hạn rồi, bỏ uổng."
    Cái hay của những người Mỹ mà tôi học được là họ rất thành thật. (ít nhất là chỗ tôi ở) . Họ nghĩ sao là nói vậy chứ không uốn lưỡi hai ba lần để cho "ngọt lời văn" . Nhưng chính vì cái thật thà quá đáng này sẽ mua tôi thêm việc. Tôi thì biết chắc là Nhà tôi sẽ rình đổ đi hết . Nàng đã nghe lọt tai lời ông bác sĩ nói với tôi. Ngày mai Náng sẽ nhờ tôi hoặc Sarri ra tiệm thuốc tây mua mấy hộp mới. Sức mấy mà Nàng chịu để cho con uống thuốc gần đến đate.
    Thôi, hôm nay lo quá xá nên chả viết được gì cả. Thế là lấy mất đi của các Bạn một bài. Mai tôi sẽ viết dài hơn để bù vào vậy.
    Thân mến
    Ba Tri, Bà Xã, Steven và Sarri
  3. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Chào Connector & các Bạn thân mến :
    Hôm nay cháu bị ốm, phải đưa đi bác sĩ. Lúc đầu tưởng là xoàng xĩnh thôi, nhưng khi thấy nó bắt đầu nghẹt thở thì cuống lên. Thế là đường rầy xe lửa coi như pha, cứ thế là phóng. Steven và Sarri lao đi trước mở đường và bóp còi inh ỏi. Chúng tôi theo sau và rầm rầm cầu nguyện. Chõ chúng tôi ở là tận ngoại ô, nên hẹn xe cấp cứu ở trung tâm thành phố. Khi lái xe vào đến trong thành phố, thì người ta khám ngay tại chỗ vĩ xe có trang bị như một tiẻu bệnh viện dã chiến. Họ không cho đi nhà thương lớn, mà vào bệnh xá ở thành phố kế bên. Chúng tôi hú vía vì cháu chỉ bị xưng khí quản. Họ cho một chiếc máy thở nho nhỏ mang về nhà cắm vào tường và úp vào mũi cho cháu .
    Mùa xuân và mùa hè bên này, nhuỵ hoa và phấn từ các lá cây bay lẫn trong không khí nên gây dị ứng đường hô hấp. (Không hiểu có phải bên nhà gọi là bệnh suyễn không ? ) Bây giờ ngồi đây, cái máy thở phì phò hơi nước mỏng như mây bay quanh đầu thằng bé. Ngày mai tôi sẽ phải xuống phố mua loại lọc không khí dầy hơn thì mới chặn được ba cái bột hoa bột lá này. Ông bác sĩ gia đình cũng vừa mới đi về xong. Ông ta làm thế là khôn, vì nếu không, ông ta sẽ bị nhà tôi gọi điện thoại quấy rầy đến mất ngủ đêm nay thôi. Khi về, ông ta còn bỏ lại cho dăm lọ thuố nho nhỏ để phòng hờ. (Ở bên Mỹ này, các bác sĩ hay được những viện bào chế thuốc cho không những thuốc mẫu. (samples.) Ông này không hiểu lấy đâu ra mà nhiều thế. Đủ loại đủ kiểu. Hình như ai đến nhờ ông ta khám cũng đều khuân về cả giỏ thuốc. Đỡ phải đi ra tiệm thuốc tây tốn tiền. Tôi nói với ông ta :
    - " Ông đừng lo, hãy giữ thuốc lại mà cho người khác. Chúng tôi có bảo hiểm lo cho rồi. "
    Ông ta cầm chiếc lọ thuốc lên xoay vòng vòng. Ông ngẫm nghĩ một lát rỏi lại lấy ra thêm dăm lọ nữa. Miệng lẩm bẩm:
    - "Cứ lấy mà sài đi, sắp hết hạn rồi, bỏ uổng."
    Cái hay của những người Mỹ mà tôi học được là họ rất thành thật. (ít nhất là chỗ tôi ở) . Họ nghĩ sao là nói vậy chứ không uốn lưỡi hai ba lần để cho "ngọt lời văn" . Nhưng chính vì cái thật thà quá đáng này sẽ mua tôi thêm việc. Tôi thì biết chắc là Nhà tôi sẽ rình đổ đi hết . Nàng đã nghe lọt tai lời ông bác sĩ nói với tôi. Ngày mai Náng sẽ nhờ tôi hoặc Sarri ra tiệm thuốc tây mua mấy hộp mới. Sức mấy mà Nàng chịu để cho con uống thuốc gần đến đate.
    Thôi, hôm nay lo quá xá nên chả viết được gì cả. Thế là lấy mất đi của các Bạn một bài. Mai tôi sẽ viết dài hơn để bù vào vậy.
    Thân mến
    Ba Tri, Bà Xã, Steven và Sarri
  4. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Kg. GiotSuongKhuya, thegoodoldday và các Bạn:
    Đọc một lèo 18 trang thì chắc là mệt lắm đấy nhỉ ? Bạn còn đọc thêm một lần nữa thì chắc là nhìn thấy tôi viết nhiều cái sai lầm và tréo cẳng ngỗng . Nhưng thật thà, tôi nghĩ sao viết vậy nên chuyện chẳng có nội dung hay bố cục gì ráo . Những gì xảy ra trong ngày hay trong đời, tôi chia xẻ . Vậy thôi. Viết thế này thì đời nào mà hết được chuyện. Còn dài lắm kìa . Các Bạn có muốn hỏi tôi, Nhà tôi, hay Steve hay Sarri cái gì thì cứ việc viết lên đây . Tôi sẽ thông dịch và viết trả lời .
    À chiều hôm qua, chúng tôi tráng bánh cuốn. Sarri ngồi nhìn một lát rồi cũng xắn tay vào làm. Hình như Sarri muốn gần gũi Nhà tôi nhiều hơn. Và hơn thế nữa, cả hai đứa tôi (Sarri và tôi) đều tránh cơ hội gặp nhau riêng rẽ. Thế cũng tốt. Lắm vấn đề cứ lờ tịt đi thì tự nó giải quyết lấy. Đặc biệt là vấn đề tình cảm. (có điều là Sarri vẫn nhớ đến những cái thích nho nhỏ của tôi ngày xưa và mua về cho tôi. Chắc theo thói quen chứ chẳng tình ý gì. Tôi thích lau tay bằng khăn màu trắng chứ không dùng giấy. Sarri khi mang ra tờ giấy lau miệng, ánh mắt có liếc qua tôi thật nhanh để dò hỏi . Tôi vờ vịt đòi thêm chanh vắt vào nước mắm.)

    À, nước mắm . Tiện miệng, tôi viết thêm vài hàng về cái món quốc hồn của người Việt ta. Quả thật, nước mắm phải được xem là một văn hoá cao của thế giới. Mỗi lần ăn bánh cuốn, Steven và ông bố của anh đều sốt sắng bưng lên miệng húp. Họ đòi tôi mua hộ cả chai, nhưng tôi vẫn ngài ngại khi giới thiệu họ thứ nước mắm nguyên chất. Tôi pha sẵn cho họ hai ba bình, rồi họ về thì tự vắt chanh ta ớt lấy. Tại sao cái nước mắm của ta khi pha chế lại ngon thế nhỉ ? Chiều hôm qua, khi bắt đầu ăn, Nhà tôi lấy que tăm nhúng vào lọ cà cuống và chấm vào mỗi chén nước mắm của mọi người. Nhìn qua lăng kính của một người ngoại quốc, cho dù việc Nàng làm rất bình thường và tự nhiên, họ vẫn thấy có vẻ như một nghi lễ gì đó như Linh Mục đang làm phép. Ông bố Steven quay qua hỏi tôi ? Bộ phải trừ tà trước mới được ăn hay sao ? Sarri cười ngất vì chính Nàng tự tay làm những bánh này. (Tội nghiệp Sarri, tráng bánh cuốn phải dùng đũa, mà cô nàng lại dùng nĩa nên bánh bể hết. Nhưng ăn thì vẫn ngon như nhau.) Sarri quay lại nói với mọi người:
    - ?o There is no devil ! This is American made .? (Ma quỷ gì ! làm bởi người Mỹ mà)
    Ý nói là nghi thức gì đâu, hình như Nhà tôi đang bỏ thêm vào một loại pha chế (ingredient) nào đó. Thế là họ há miệng ngạc nhiên và tranh nhau đòi xem lọ cà cuống. Lọ này nhỏ như lọ dầu xanh nên đựng có được bao nhiêu. Họ quen thói là khi bỏ thêm một mùi vị gì cũng phải ít nhất cả thìa hay cả bát. Chắc cả cuộc đời họ chưa bao giờ thấy ai chỉ dùng tăm mà chấm cho một chấm. Steven đòi chấm thêm chấm nữa, nhà tôi đưa cả lọ. Hắn chấm được hai ba chấm rồi tắc miệng:
    - ?o Chắc mấy người tin nhảm chứ mỗi đầu tăm mà nhằm nhò gì .?
    Vừa nói hắn vừa dốc ngược chai và dỗ, dỗ thằng vào chén nước mắm. Chắc có được khoảng một giọt nhẩy ra nhưng không vào thẳng nước mắm mà vương trên miệng chén. Hắn lấy ngón tay chấm và đưa lên miệng mút. Cùng một lúc, hắn đứng lên, miệng oà oà và bưng ly bia nốc ngược.
    - ?oWow ! it is hot ?o (Trời đất ơi, cay quá !)
    Chúng tôi ôm bụng cười. Aáy thế mà khi ăn, hắn còn với tay xin lại lọ cà cuống và chấm chấm thêm dăm dầu tăm nữa. Cái hay của tiếng Việt khi so sánh với tiếng Mỹ thể hiện rõ ràng nơi đây. Về danh từ kỹ thuật, ta thua họ, nhưng về trạng từ, tĩnh từ tả trạng thái, bổ nghĩa v.v. họ kém ta xa. Mùi cà cuống khi bốc lên, không thể dùng chữ "hot" mà diễn tả cho hết được. Chữ phải dùng là chữ "nồng" phải không các Bạn ? Có thể do mùi quá đậm đặc hoặc do bốc hơi nhanh quá nên xông thẳng lên mũi. (Thí dụ như lọ nước tiểu hôm nao.)
    Từ ngày qua Mỹ, có một ông thương gia người Việt ta ở Gia Nã Đại cũng bào chế nước mắm bán cho đồng bào. Thành công lắm thì phải. Hình như ông ta cũng làm cả Tương Cự Đà nữa. (Có dịp, tôi sẽ kể cho các Bạn nghe)

    Được stevensoma sửa chữa / chuyển vào 22:23 ngày 30/07/2002
  5. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Kg. GiotSuongKhuya, thegoodoldday và các Bạn:
    Đọc một lèo 18 trang thì chắc là mệt lắm đấy nhỉ ? Bạn còn đọc thêm một lần nữa thì chắc là nhìn thấy tôi viết nhiều cái sai lầm và tréo cẳng ngỗng . Nhưng thật thà, tôi nghĩ sao viết vậy nên chuyện chẳng có nội dung hay bố cục gì ráo . Những gì xảy ra trong ngày hay trong đời, tôi chia xẻ . Vậy thôi. Viết thế này thì đời nào mà hết được chuyện. Còn dài lắm kìa . Các Bạn có muốn hỏi tôi, Nhà tôi, hay Steve hay Sarri cái gì thì cứ việc viết lên đây . Tôi sẽ thông dịch và viết trả lời .
    À chiều hôm qua, chúng tôi tráng bánh cuốn. Sarri ngồi nhìn một lát rồi cũng xắn tay vào làm. Hình như Sarri muốn gần gũi Nhà tôi nhiều hơn. Và hơn thế nữa, cả hai đứa tôi (Sarri và tôi) đều tránh cơ hội gặp nhau riêng rẽ. Thế cũng tốt. Lắm vấn đề cứ lờ tịt đi thì tự nó giải quyết lấy. Đặc biệt là vấn đề tình cảm. (có điều là Sarri vẫn nhớ đến những cái thích nho nhỏ của tôi ngày xưa và mua về cho tôi. Chắc theo thói quen chứ chẳng tình ý gì. Tôi thích lau tay bằng khăn màu trắng chứ không dùng giấy. Sarri khi mang ra tờ giấy lau miệng, ánh mắt có liếc qua tôi thật nhanh để dò hỏi . Tôi vờ vịt đòi thêm chanh vắt vào nước mắm.)

    À, nước mắm . Tiện miệng, tôi viết thêm vài hàng về cái món quốc hồn của người Việt ta. Quả thật, nước mắm phải được xem là một văn hoá cao của thế giới. Mỗi lần ăn bánh cuốn, Steven và ông bố của anh đều sốt sắng bưng lên miệng húp. Họ đòi tôi mua hộ cả chai, nhưng tôi vẫn ngài ngại khi giới thiệu họ thứ nước mắm nguyên chất. Tôi pha sẵn cho họ hai ba bình, rồi họ về thì tự vắt chanh ta ớt lấy. Tại sao cái nước mắm của ta khi pha chế lại ngon thế nhỉ ? Chiều hôm qua, khi bắt đầu ăn, Nhà tôi lấy que tăm nhúng vào lọ cà cuống và chấm vào mỗi chén nước mắm của mọi người. Nhìn qua lăng kính của một người ngoại quốc, cho dù việc Nàng làm rất bình thường và tự nhiên, họ vẫn thấy có vẻ như một nghi lễ gì đó như Linh Mục đang làm phép. Ông bố Steven quay qua hỏi tôi ? Bộ phải trừ tà trước mới được ăn hay sao ? Sarri cười ngất vì chính Nàng tự tay làm những bánh này. (Tội nghiệp Sarri, tráng bánh cuốn phải dùng đũa, mà cô nàng lại dùng nĩa nên bánh bể hết. Nhưng ăn thì vẫn ngon như nhau.) Sarri quay lại nói với mọi người:
    - ?o There is no devil ! This is American made .? (Ma quỷ gì ! làm bởi người Mỹ mà)
    Ý nói là nghi thức gì đâu, hình như Nhà tôi đang bỏ thêm vào một loại pha chế (ingredient) nào đó. Thế là họ há miệng ngạc nhiên và tranh nhau đòi xem lọ cà cuống. Lọ này nhỏ như lọ dầu xanh nên đựng có được bao nhiêu. Họ quen thói là khi bỏ thêm một mùi vị gì cũng phải ít nhất cả thìa hay cả bát. Chắc cả cuộc đời họ chưa bao giờ thấy ai chỉ dùng tăm mà chấm cho một chấm. Steven đòi chấm thêm chấm nữa, nhà tôi đưa cả lọ. Hắn chấm được hai ba chấm rồi tắc miệng:
    - ?o Chắc mấy người tin nhảm chứ mỗi đầu tăm mà nhằm nhò gì .?
    Vừa nói hắn vừa dốc ngược chai và dỗ, dỗ thằng vào chén nước mắm. Chắc có được khoảng một giọt nhẩy ra nhưng không vào thẳng nước mắm mà vương trên miệng chén. Hắn lấy ngón tay chấm và đưa lên miệng mút. Cùng một lúc, hắn đứng lên, miệng oà oà và bưng ly bia nốc ngược.
    - ?oWow ! it is hot ?o (Trời đất ơi, cay quá !)
    Chúng tôi ôm bụng cười. Aáy thế mà khi ăn, hắn còn với tay xin lại lọ cà cuống và chấm chấm thêm dăm dầu tăm nữa. Cái hay của tiếng Việt khi so sánh với tiếng Mỹ thể hiện rõ ràng nơi đây. Về danh từ kỹ thuật, ta thua họ, nhưng về trạng từ, tĩnh từ tả trạng thái, bổ nghĩa v.v. họ kém ta xa. Mùi cà cuống khi bốc lên, không thể dùng chữ "hot" mà diễn tả cho hết được. Chữ phải dùng là chữ "nồng" phải không các Bạn ? Có thể do mùi quá đậm đặc hoặc do bốc hơi nhanh quá nên xông thẳng lên mũi. (Thí dụ như lọ nước tiểu hôm nao.)
    Từ ngày qua Mỹ, có một ông thương gia người Việt ta ở Gia Nã Đại cũng bào chế nước mắm bán cho đồng bào. Thành công lắm thì phải. Hình như ông ta cũng làm cả Tương Cự Đà nữa. (Có dịp, tôi sẽ kể cho các Bạn nghe)

    Được stevensoma sửa chữa / chuyển vào 22:23 ngày 30/07/2002
  6. mimisuki

    mimisuki Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Chào anh Steven Soma, chuyện của anh kể hay quá. Hy vọng ngày ngày vào đây được đọc truyện mới của anh.
    Các bạn khác ở Hà nội, có lẽ nên đáp lễ anh Steven Soma chứ nhỉ. Để anh ý kể chuyện một mình cũng không phải phép. Xin anh Steven Soma tiếp tục kể chuyện còn chúng ta có lẽ nên mở một chủ đề khác kể các chuyện thường ngày ở nhà cho anh ý nghe cho vui.
    Hì hì, vài ý kiến đóng góp thế thôi, bây giờ lại lắng nghe anh kể chuyện tiếp.
  7. mimisuki

    mimisuki Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Chào anh Steven Soma, chuyện của anh kể hay quá. Hy vọng ngày ngày vào đây được đọc truyện mới của anh.
    Các bạn khác ở Hà nội, có lẽ nên đáp lễ anh Steven Soma chứ nhỉ. Để anh ý kể chuyện một mình cũng không phải phép. Xin anh Steven Soma tiếp tục kể chuyện còn chúng ta có lẽ nên mở một chủ đề khác kể các chuyện thường ngày ở nhà cho anh ý nghe cho vui.
    Hì hì, vài ý kiến đóng góp thế thôi, bây giờ lại lắng nghe anh kể chuyện tiếp.
  8. viet141

    viet141 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    tôi, người Việt, gốc Việt,10 tuổi, năm nay lên lớp 5!!! Hic
    VIỆT NGOAN!!!!
  9. viet141

    viet141 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    tôi, người Việt, gốc Việt,10 tuổi, năm nay lên lớp 5!!! Hic
    VIỆT NGOAN!!!!
  10. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Chào anh chị Ba Tri
    Connector có khoe với mấy người bạn cùng phòng trọ rằng vừa mới quen được hai anh chị người Việt định cư lâu năm ở nước ngoài có nick StevenSoma trên Trí Tuệ Việt Nam viết truyện cực hay. Và để dẫn chứng lời khen của mình, Connector đã gom câu chuyện của Ba Tri in ra và mang về đọc cho họ nghe.
    Anh chị tưởng tượng nhé, trong căn phòng trọ chật chội, mấy đứa ngồi nghe Connector đọc câu chuyện về đời sống thường nhật của anh, thỉnh thoảng lại cười phá lên ?oAnh chàng này lém lỉnh thật!?. Sau khi đọc hết, Connector hỏi mọi người rằng: Câu chuyện này được rất nhiều người quan tâm theo dõi. Vậy theo các bạn thì lý do nào dẫn đến điều này? Và thế là một cuộc bàn luận sôi nổi diễn ra. Tựu chung lại là họ khen cách anh viết dễ hiểu, lời văn mộc mạc giản dị. Bên cạnh đó, điểm nổi bật hơn cả là câu chuyện đã góp phần làm cho người Việt trong nước hiểu rõ hơn cuộc sống người Việt hải ngoại mà gia đình anh là một điển hình, thay đổi nhãn quan lâu nay của một số người đối với ?oViệt kiều?. Ba Tri và gia đình anh dù đã có một quãng thời gian dài sống ở Mỹ nhưng giữ được phong cách sống rất Việt, tâm hồn rất Việt và ngôn ngữ hàng ngày cũng rất Việt. Đó là một niềm tự hào! Điều đó đã khiến độc giả tìm đến Người Vợ Bắc Kỳ của anh ngày một nhiều hơn.
    Bàn luận sôi nổi rồi thì không khí trong căn phòng trọ của Connector bỗng nhiên chùng xuống khi một người thở dài: Sao họ (gia đình anh Ba Tri) có nhiều thời gian dành cho nhau thế nhỉ? Sao họ không phải tất bật, lo toan về miếng cơm manh áo hàng ngày như bọn mình? Connector liền phá không khí im lặng ấy bằng cách đùa một câu rằng, ngoài đời họ cũng còn biết bao việc phải lo, và ?~?Tbiết đâu, họ chẳng được ăn canh cua rau đay với cà muối nén như bọn mình!?, nói thế nhưng trong lòng Connector tự dưng trào dâng một nỗi buồn vô tự lự. Phải, cuộc sống của những người trong nước còn có quá nhiều khó khăn. Nỗi lo toan sao cho ngày hai bữa cơm đều đều và sắp sếp cuộc sống tạm ổn thoả quả đã chiếm hầu hết thời gian của họ rồi, và vì thế mà có lẽ người ta lãng quên những điều tưởng rất đơn giản trong cuộc sống gia đình, vợ chồng, nhưng mang lại niềm hạnh phúc vô bờ.
    Vài dòng gửi tới Ba Tri, thêm cả lời nhắn của mấy người cùng trọ với em: Nói với anh Ba Tri và bà xã của anh ấy tiếp tục viết thêm nữa nhé, và chúc họ sức khoẻ dồi dào, luôn gặp những điều tốt đẹp.
    Thân mến,
    Connector
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 11:19 ngày 31/07/2002

Chia sẻ trang này