1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Vợ Bắc Kỳ

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi StevenSoma, 28/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Chào anh chị Ba Tri
    Connector có khoe với mấy người bạn cùng phòng trọ rằng vừa mới quen được hai anh chị người Việt định cư lâu năm ở nước ngoài có nick StevenSoma trên Trí Tuệ Việt Nam viết truyện cực hay. Và để dẫn chứng lời khen của mình, Connector đã gom câu chuyện của Ba Tri in ra và mang về đọc cho họ nghe.
    Anh chị tưởng tượng nhé, trong căn phòng trọ chật chội, mấy đứa ngồi nghe Connector đọc câu chuyện về đời sống thường nhật của anh, thỉnh thoảng lại cười phá lên ??oAnh chàng này lém lỉnh thật!???. Sau khi đọc hết, Connector hỏi mọi người rằng: Câu chuyện này được rất nhiều người quan tâm theo dõi. Vậy theo các bạn thì lý do nào dẫn đến điều này? Và thế là một cuộc bàn luận sôi nổi diễn ra. Tựu chung lại là họ khen cách anh viết dễ hiểu, lời văn mộc mạc giản dị. Bên cạnh đó, điểm nổi bật hơn cả là câu chuyện đã góp phần làm cho người Việt trong nước hiểu rõ hơn cuộc sống người Việt hải ngoại mà gia đình anh là một điển hình, thay đổi nhãn quan lâu nay của một số người đối với ??oViệt kiều???. Ba Tri và gia đình anh dù đã có một quãng thời gian dài sống ở Mỹ nhưng giữ được phong cách sống rất Việt, tâm hồn rất Việt và ngôn ngữ hàng ngày cũng rất Việt. Đó là một niềm tự hào! Điều đó đã khiến độc giả tìm đến Người Vợ Bắc Kỳ của anh ngày một nhiều hơn.
    Bàn luận sôi nổi rồi thì không khí trong căn phòng trọ của Connector bỗng nhiên chùng xuống khi một người thở dài: Sao họ (gia đình anh Ba Tri) có nhiều thời gian dành cho nhau thế nhỉ? Sao họ không phải tất bật, lo toan về miếng cơm manh áo hàng ngày như bọn mình? Connector liền phá không khí im lặng ấy bằng cách đùa một câu rằng, ngoài đời họ cũng còn biết bao việc phải lo, và ??~??Tbiết đâu, họ chẳng được ăn canh cua rau đay với cà muối nén như bọn mình!???, nói thế nhưng trong lòng Connector tự dưng trào dâng một nỗi buồn vô tự lự. Phải, cuộc sống của những người trong nước còn có quá nhiều khó khăn. Nỗi lo toan sao cho ngày hai bữa cơm đều đều và sắp sếp cuộc sống tạm ổn thoả quả đã chiếm hầu hết thời gian của họ rồi, và vì thế mà có lẽ người ta lãng quên những điều tưởng rất đơn giản trong cuộc sống gia đình, vợ chồng, nhưng mang lại niềm hạnh phúc vô bờ.
    Vài dòng gửi tới Ba Tri, thêm cả lời nhắn của mấy người cùng trọ với em: Nói với anh Ba Tri và bà xã của anh ấy tiếp tục viết thêm nữa nhé, và chúc họ sức khoẻ dồi dào, luôn gặp những điều tốt đẹp.
    Thân mến,
    Connector
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 11:19 ngày 31/07/2002
  2. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Kg. connector và các Bạn:
    Chiều nay khi đọc thư Bạn viết, tôi vừa đọc to vừa dịch cho Nhà tôi, Steve, và Sarri nghe. Nhà tôi rướm nước mắt cảm động. Sarri và Steve khóc. Không biết họ thương cảm, hay vì giọng đọc đầy cảm xúc của tôi làm rung trái tim họ? Có thể họ áy náy vì bấy lâu không nhận thức được những may mắn của mình chăng ? Tôi quay qua hỏi lại câu hỏi mà connector đã hỏi các Bạn của mình. Và đây là câu trả lời của tôi sau khi hội ý với mọi người.
    Hoa Kỳ là một hợp chủng quốc. Đây là lò tan chảy (melting pot) của đủ loại sắc dân. Chúng tôi sống với họ lâu ngày và dần dà tan chảy để biến thành họ. Không gượng được và cũng không bao giờ tự hỏi phải gượng để làm gì. Chúng tôi rất thường khi quên mình là người Việt. Chúng tôi cũng không thắc mắc là tự chúng tôi quên mình là người Việt hay họ làm cho chúng tôi quên mình là người Việt. Trong công sở cũng như ngoài xã hội (ít nhất trong thành phố tôi ở), chúng tôi hành xử và được đối xử như một người Mỹ lâu đời. Tôi thì còn có khi ngại ngùng vì giọng nói, nhưng Nhà tôi thì khác hẳn. Nhà tôi nói tiếng Mỹ âm điệu nghe không ai có thể phân biệt được Nàng là người ngoại quốc hay dân sở tại.
    Tôi viết văn ?oHai Lúa? lắm vì tôi nhà quê thật. Cái câu của Nguyễn Bĩnh: ?oThày U mình với chúng mình (dân?) chân quê? diễn tả rất đúng chúng tôi. Chả phải Thái Bình hay miệt Cà Mâu mới nhà quê. Thành phố tôi ở cũng nhà quê không kém. Nhà quê của Mỹ. Sống cách xa văn minh thành thị, ngôn ngữ và phong tục của người dân trong thành phố tôi mang một sắc thái riêng. Một điều tôi chắc chắn là, họ rất giản dị, minh bạch và đơn sơ. Buồn giận lộ ra sắc mặt. Họ không nói (bãi bôi ?) đãi bôi, mua lòng. Tính tình Nhà tôi cũng thế và dần dà tôi cũng bị lai theo họ. Cách tôi viết cũng như nói chuyện là lối văn bạch thoại. Tôi viết như nói lâu ngày thành thói. Mỗi lần phải tường trình một đề án, hay ý kiến, văn tôi viết tiếng Mỹ cũng không khác. Người dân trong phố tôi ở, quê đến bực là lắm khi họ e dè vì sợ lòi cái ?oquê? của họ với Nhà tôi thủa Nàng mới về. Trong cả thành phố, chắc Nhà tôi là người mua nhiều sách báo nhất (Ông đưa thư là người nói như thế.) vì Nàng quan tâm theo dõi các sinh hoạt, phục sức, văn hoá ở những thành phố lớn. Nàng cũng là người đầu tiên trong thành phố mua máy pha cà phê expresso và cho nhà thờ mượn. Từ lâu rồi, Nhà tôi kiếm đâu được mấy cái phin lọc cà phê giống như bên Việt Nam ngày xưa, thế là chúng tôi nổi tiếng vì cung cách sống nhiêu khê. Ở bên Mỹ này, mọi người làm việc có giờ giấc. Họ làm việc rất chăm chỉ và chơi cũng rất mực. Cái thú nhìn từng giọt cà phê nhỏ xuống đáy ly thuỷ tinh mỗi buổi sáng trông nhàn nhã đài các quá và họ không thể hiểu được. (mặc dầu họ rất thích).
    "Nhàn" , không nằm trong văn hoá của họ !
    (còn tiếp)
    TB. Chết cha, tôi cứ viết lan man thế này mà chẳng trở về câu chuỵện. Các Bạn có buồn không ?

    Được stevensoma sửa chữa / chuyển vào 12:01 ngày 31/07/2002
  3. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Kg. connector và các Bạn:
    Chiều nay khi đọc thư Bạn viết, tôi vừa đọc to vừa dịch cho Nhà tôi, Steve, và Sarri nghe. Nhà tôi rướm nước mắt cảm động. Sarri và Steve khóc. Không biết họ thương cảm, hay vì giọng đọc đầy cảm xúc của tôi làm rung trái tim họ? Có thể họ áy náy vì bấy lâu không nhận thức được những may mắn của mình chăng ? Tôi quay qua hỏi lại câu hỏi mà connector đã hỏi các Bạn của mình. Và đây là câu trả lời của tôi sau khi hội ý với mọi người.
    Hoa Kỳ là một hợp chủng quốc. Đây là lò tan chảy (melting pot) của đủ loại sắc dân. Chúng tôi sống với họ lâu ngày và dần dà tan chảy để biến thành họ. Không gượng được và cũng không bao giờ tự hỏi phải gượng để làm gì. Chúng tôi rất thường khi quên mình là người Việt. Chúng tôi cũng không thắc mắc là tự chúng tôi quên mình là người Việt hay họ làm cho chúng tôi quên mình là người Việt. Trong công sở cũng như ngoài xã hội (ít nhất trong thành phố tôi ở), chúng tôi hành xử và được đối xử như một người Mỹ lâu đời. Tôi thì còn có khi ngại ngùng vì giọng nói, nhưng Nhà tôi thì khác hẳn. Nhà tôi nói tiếng Mỹ âm điệu nghe không ai có thể phân biệt được Nàng là người ngoại quốc hay dân sở tại.
    Tôi viết văn ??oHai Lúa??? lắm vì tôi nhà quê thật. Cái câu của Nguyễn Bĩnh: ??oThày U mình với chúng mình (dân?) chân quê??? diễn tả rất đúng chúng tôi. Chả phải Thái Bình hay miệt Cà Mâu mới nhà quê. Thành phố tôi ở cũng nhà quê không kém. Nhà quê của Mỹ. Sống cách xa văn minh thành thị, ngôn ngữ và phong tục của người dân trong thành phố tôi mang một sắc thái riêng. Một điều tôi chắc chắn là, họ rất giản dị, minh bạch và đơn sơ. Buồn giận lộ ra sắc mặt. Họ không nói (bãi bôi ?) đãi bôi, mua lòng. Tính tình Nhà tôi cũng thế và dần dà tôi cũng bị lai theo họ. Cách tôi viết cũng như nói chuyện là lối văn bạch thoại. Tôi viết như nói lâu ngày thành thói. Mỗi lần phải tường trình một đề án, hay ý kiến, văn tôi viết tiếng Mỹ cũng không khác. Người dân trong phố tôi ở, quê đến bực là lắm khi họ e dè vì sợ lòi cái ??oquê??? của họ với Nhà tôi thủa Nàng mới về. Trong cả thành phố, chắc Nhà tôi là người mua nhiều sách báo nhất (Ông đưa thư là người nói như thế.) vì Nàng quan tâm theo dõi các sinh hoạt, phục sức, văn hoá ở những thành phố lớn. Nàng cũng là người đầu tiên trong thành phố mua máy pha cà phê expresso và cho nhà thờ mượn. Từ lâu rồi, Nhà tôi kiếm đâu được mấy cái phin lọc cà phê giống như bên Việt Nam ngày xưa, thế là chúng tôi nổi tiếng vì cung cách sống nhiêu khê. Ở bên Mỹ này, mọi người làm việc có giờ giấc. Họ làm việc rất chăm chỉ và chơi cũng rất mực. Cái thú nhìn từng giọt cà phê nhỏ xuống đáy ly thuỷ tinh mỗi buổi sáng trông nhàn nhã đài các quá và họ không thể hiểu được. (mặc dầu họ rất thích).
    "Nhàn" , không nằm trong văn hoá của họ !
    (còn tiếp)
    TB. Chết cha, tôi cứ viết lan man thế này mà chẳng trở về câu chuỵện. Các Bạn có buồn không ?

    Được stevensoma sửa chữa / chuyển vào 12:01 ngày 31/07/2002
  4. cocsuibotmep

    cocsuibotmep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Chào anh SS. Nãy giờ tôi làm một lèo hết 18 trang của box. Thật đáng đồng tiền bát gạo bỏ ra để vào Internet.
    Đầu tiên, xin được gửi lời chào và chúc sức khỏe đến toàn thể gia đình của anh. Mong thằng cu mau mau khỏe mạnh để thầy nó post tiếp câu chuyện để có cái mà đọc nữa chứ.
    Cuộc sống gia đình anh hạnh phúc quá, đầm ấm quá, nghe cứ như anh đang ở một miền quê êm đềm ở Việt Nam vậy (nói thiệt, bây giờ khó mà tìm được một miền quê êm đềm ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa diễn ra ở Việt Nam lẹ quá)
    Thoi, xin lỗi anh nhé. Tự nhiên có công việc đột xuất. Mong anh bỏ qua cho sự vô duyên lãng xẹt này. Xin được gặp lại vào lúc khác mau chóng nhất có thể.
    Cóc Sùi Bọt Mép (Thèm đủ thứ)
    Chào thân ái.
  5. cocsuibotmep

    cocsuibotmep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Chào anh SS. Nãy giờ tôi làm một lèo hết 18 trang của box. Thật đáng đồng tiền bát gạo bỏ ra để vào Internet.
    Đầu tiên, xin được gửi lời chào và chúc sức khỏe đến toàn thể gia đình của anh. Mong thằng cu mau mau khỏe mạnh để thầy nó post tiếp câu chuyện để có cái mà đọc nữa chứ.
    Cuộc sống gia đình anh hạnh phúc quá, đầm ấm quá, nghe cứ như anh đang ở một miền quê êm đềm ở Việt Nam vậy (nói thiệt, bây giờ khó mà tìm được một miền quê êm đềm ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa diễn ra ở Việt Nam lẹ quá)
    Thoi, xin lỗi anh nhé. Tự nhiên có công việc đột xuất. Mong anh bỏ qua cho sự vô duyên lãng xẹt này. Xin được gặp lại vào lúc khác mau chóng nhất có thể.
    Cóc Sùi Bọt Mép (Thèm đủ thứ)
    Chào thân ái.
  6. nameless238

    nameless238 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2002
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Các bạn ơi!
    Mỗi người góp chút tâm sự của mình và.....không phải của mình vào đây đi!Chứ để cho mình bác Steven Soma viết mãi thế này có ngày bác ấy cũng oải.Đồng ý không nào?
    Tôi sẽ trở lại sớm để kể cho các bác về chuyện của tôi.Nghe cũng sướng lắm đấy nhá!
    Nhân đây tôi xin chúc bác và gia đình luôn luôn ắp tiếng cười và sức khoẻ!Chúc cu Tủn của bác hay ăn chóng lớn!(smile)

    NGƯỜI VÔ DANH

    Được nameless238 sửa chữa / chuyển vào 15:50 ngày 31/07/2002
  7. nameless238

    nameless238 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2002
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Các bạn ơi!
    Mỗi người góp chút tâm sự của mình và.....không phải của mình vào đây đi!Chứ để cho mình bác Steven Soma viết mãi thế này có ngày bác ấy cũng oải.Đồng ý không nào?
    Tôi sẽ trở lại sớm để kể cho các bác về chuyện của tôi.Nghe cũng sướng lắm đấy nhá!
    Nhân đây tôi xin chúc bác và gia đình luôn luôn ắp tiếng cười và sức khoẻ!Chúc cu Tủn của bác hay ăn chóng lớn!(smile)

    NGƯỜI VÔ DANH

    Được nameless238 sửa chữa / chuyển vào 15:50 ngày 31/07/2002
  8. cdtphuc

    cdtphuc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    726
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, như các bạn biết, truyện, hay có thể gọi là tự sự, của bác StevenSoma được viết rất lôi cuốn (dù bác không phải là nhà văn "chuyên nghiệp" và thậm chí đôi lúc gặp khó khăn trong việc dùng tiếng Viêt, đó là do bác viết từ cảm xúc của chính mình.
    Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai cũng cảm xúc dồi dào và viết hằng ngày như ..."máy" được (xin lỗi các bạn), nhiều khi lại bận bịu công việc này nọ...
    Vì vậy, nên chăng các bạn chỉ cần động viên, chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ với tác giả (như nhiều bạn đã làm), còn không nên "thúc ép" người viết phải nhanh chóng "đẻ ra chữ" như vậy, cứ để cảm xúc tự nhiên nó tuôn chảy thành lời văn, các bạn nhỉ.
    Vài lòng thiển nghĩ. Chúc các bạn vui
    Chúc bác StevenSoma và gia đình an khang thịnh vượng.
    ---------------------------------------------------

    Quand je la regarde, moi l'homme loup au coeur d'acier
    Devant son corps de femme, je suis un géant de papier
  9. cdtphuc

    cdtphuc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    726
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, như các bạn biết, truyện, hay có thể gọi là tự sự, của bác StevenSoma được viết rất lôi cuốn (dù bác không phải là nhà văn "chuyên nghiệp" và thậm chí đôi lúc gặp khó khăn trong việc dùng tiếng Viêt, đó là do bác viết từ cảm xúc của chính mình.
    Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai cũng cảm xúc dồi dào và viết hằng ngày như ..."máy" được (xin lỗi các bạn), nhiều khi lại bận bịu công việc này nọ...
    Vì vậy, nên chăng các bạn chỉ cần động viên, chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ với tác giả (như nhiều bạn đã làm), còn không nên "thúc ép" người viết phải nhanh chóng "đẻ ra chữ" như vậy, cứ để cảm xúc tự nhiên nó tuôn chảy thành lời văn, các bạn nhỉ.
    Vài lòng thiển nghĩ. Chúc các bạn vui
    Chúc bác StevenSoma và gia đình an khang thịnh vượng.
    ---------------------------------------------------

    Quand je la regarde, moi l'homme loup au coeur d'acier
    Devant son corps de femme, je suis un géant de papier
  10. cautiet

    cautiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0

    Chào Steven, quả thật là tôi mới chỉ đọc lướt qua một số trang trong câu truyện của bác nhưng tôi cũng thấy nó khá hấp dẫn. Lúc nào rỗi hơn, chắc chắn tôi sẽ đọc lại.
    Đọc qua câu truyện của bác tôi bỗng thấy nhớ tuổi thơ của tôi, nó không lãng mạn như trong các câu truyên của Việt Nam nhưng với tôi nnó có rất nhiều ý nghĩa. Tôi là dân làm toán nên viết lách khồn tốt lắm. Tuy vậy tôi cũng muốn góp vui trong diễn đàn của bác bằng câu chuyện của mình đồng thời trao đổi thêm với bác về ngôn ngữ cũng như cách dùng từ của Việt Nam, nói đúng hơn là ở Hà Nội (Tôi không rành lắm ngôn ngữ ở các địa phương khác)
    Cảm ơn bác rất nhiềuuuuuuuuuuuu.

Chia sẻ trang này