1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Xứ Nghệ Và Điện Biên Phủ

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi vovanthanh, 01/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vovanthanh

    vovanthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Người Xứ Nghệ Và Điện Biên Phủ

    Hành Trình Lên Điện Biên Phủ
    Ký sự : Võ Văn Thành

    , Thành phố trẻ đầu tiên trên miền Tây Bắc
    , Cộng đồng ?oNghệ Kiều? ở mnh đất lịch sử
    , Hai chàng trai xứ Nghệ và tượng đài chiến thắng Điện Biên


    Trong những ngày tháng tư, cùng với không khí c nước đang hướng về Điện Biên Phủ, ni cách đây vừa tròn 50 năm quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, P.V Báo Nghệ An đã có một hành trình lên xứ sở của hoa ban đỏ...

    Chiến trường năm xưa-Thành phố hôm nay
    Từ Hà Nội, chỉ hn nửa giờ bay chúng tôi đã đặt chân lên một trong những địa danh được in đậm trong pho sử vàng của dân tộc. Trên đường từ sân bay về khách sạn, một đồng nghiệp ở báo Điện Biên Phủ cho biết ?otừ ngày 10/10/2003, Điện Biên Phủ trở thành thành phố trẻ đầu tiên của miền Tây Bắc tổ quốc?.
    Háo hức với những bài học lịch sử từ thủa học trò, chúng tôi dạo bước trên chiến trường giàu sự tích anh hùng năm xưa nay đã mọc lên phố xá khang trang, với nhiều công trình vưn cao như để khẳng định sự hội nhập của Điên Biên Phủ trên đường đô thị hoá. ở ngã tư trung tâm thành phố, từ trong quán cafe Trung Nguyên, chúng tôi mi mê nhìn ngắm Nhà văn hoá được xây dựng theo kiến trúc LaMã rất bề thế và qung trường rộng lớn có sức chứa hàng ngàn người cho các hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trên đường phố dòng người nhộn nhịp qua lại, những cô gái Tây Bắc má ửng hồng không khỏi làm nhiều du khách ngẩn ng...Phố giữa điệp trùng rừng núi sao chẳng thấy có gì xa xôi cách biệt !
    Cách không xa khu trung tâm, đồi A1 nằm ở một góc thành phố, ni đây vào những ngày cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ, những chiến sĩ qu cm của Quân đội nhân dân Việt Nam non trẻ ngày đêm đào hầm để đưa 1000 kg thuốc nổ đánh tung toàn bộ hệ thống phòng thủ của quân viễn chinh Pháp. Vẫn còn ở khu đồi A1 chiếc xe tăng cũ kỹ của Pháp như một vật chứng lịch sử làm điểm đến cho du khách. Nếu như năm xưa các chiến sĩ Việt Nam xông lên phất cao lá cờ đỏ sao vàng trên nắp hầm tướng Đcattri, thì nay cũng lá cờ tổ quốc được các du khách phất cao trên nắp hầm để...chụp nh lưu niệm, kế bên hầm Đcattri là vườn cây cnh của người dân địa phưng, với những luống hoa hồng khoe sắc màu trong nắng mới như không hề biết đến cnh bom đạn năm xưa. Đi về phía nam thành phố khong 20 cây số, là khu Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng mà người dân ni đây vẫn quen gọi với cái tên trìu mến ?oHầm của đại tướng Võ Nguyên Giáp?. Ni đây mùa này thật đẹp khi những giò phong lan treo trên vách hầm lại đua nhau nở hoa với nhiều màu sắc rực rỡ. Kế bên Sở chỉ huy là Khu du lịch Ba Khoang, ni du khách có thể thuê thuyền đi thăm quan lòng hồ rộng mênh mông, thám hiểm những khu rừng sinh thái, thưởng thức hưng vị độc đáo của vùng núi Tây Bắc với điệu xoè của các cô gái Thái bên vò rượu cần và đám lửa rừng bập bùng.
    Nhiều năm qua, hàng chục vạn khách du lịch trong nước và quốc tế đã đến thăm Điện Biên, trong những ngày tiến tới lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng mnh đất hiếu khách này đã, đang và sẽ đón tiếp số lượng khách kỷ lục ước tính lên đến 250 ngàn lượt người. Để chuẩn bị cho năm du lịch tỉnh Điện Biên đã ra chỉ thị về ban hành giá sàn nhà nghỉ, do đó không có tình trạng tự tiện nâng giá phòng nghỉ ở tất c các khách sạn. Cùng với số lượng du khách tăng vọt, chưa bao giờ thị trường hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch ở Điện Biên lại trở nên nhộn nhịp như hiện nay. Tại các chợ trung tâm cũng như các điểm du lịch nhiều mặt hàng thổ cẩm rực rỡ sắc màu, cùng với những bức phù điêu nhỏ tạc hình di tích lịch sử Điện Biên Phủ, tượng đài chiến thắng, huy hiệu chiến sĩ Điện Biên Phủ...đáp ứng nhu cầu lưu niệm của du khách.
    Trong câu chuyện mặn nồng tại quán cafe với những người bạn ở Điện Biên, chúng tôi được biết sau lễ công bố Điện Biên Phủ lên thành phố,có người còn ngập ngừng khi ghi địa chỉ của mình, khi nhận mình là người thành phố. Ngỡ ngàng quá, bất ngờ quá chăng? Không! Điện Biên Phủ phi là một thành phố lịch sử ngang tầm với sức vóc truyền thống của một miền đất mà con người đã gan góc chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, với giặc giã hung tàn mà tồn tại và phát triển. Điện Biên Phủ phi là một thành phố huyền thoại, bởi lẽ vùng đất này là vùng văn hoá đậm đà bn sắc dân tộc, bởi suốt chặng đường lịch sử 50 năm qua, Đng bộ và nhân dân các dân tộc Điện Biên Phủ đã đoàn kết cùng dựng xây và làm nên bao điều huyền thoại trên mnh đất khô cằn thủa trước.
    Một câu chuyện tình cờ mà tôi muốn kể ra đây với bạn đọc báo Nghệ An, do phi dừng chân ở hà Nội một ngày trước khi lên Điện Biên, chúng tôi đã được biết về cuộc giao lưu giữa cụ Nguyễn Văn Bạch ?oNgười châm bộc phá đồi A1? với cán bộ, nhân viên Công ty cổ phần Mai Linh (Được biết Tổng giám đốc công ty Mai Linh là một người xứ Nghệ, thành viên của Hội doanh nghiệp Nghệ Tĩnh tại thành phố Hồ Chí Minh). Tại cuộc giao lưu, ông Hồ Chưng, phó tổng giám đốc Công ty Mai Linh tha thiết mời cụ Bạch vào thăm miền nam và trở lại Điện Biên trong dịp lễ kỷ niệm tới. Theo ông Chưng, cách đây một tháng, 15 chiếc taxi 7 chỗ của Mai Linh đã lên Điện Biên phục vụ khách du lịch nhưng lỗ đến 50% doanh thu; tuy nhiên, công ty vẫn vui vẻ tăng cường 5 chiếc nữa trong dịp tới.
    Trong những ngày ở Điện Biên, chúng tôi đã gặp nhiều đồng hưng xứ Nghệ cùng đến từ mìên trung xa xôi, họ là những du khách bình thường lên thăm mnh đất lịch sử, họ cùng là những cựu chiến binh, thanh niên xung phong năm xưa về thăm lại chiến trường cũ...Nhiều người bồi hồi xúc động gói nắm đất trên đồi A1, lại có người lặng lẽ lấy một chai nước ở sông Nậm Rốn về làm kỷ niệm. Anh Nguyễn Văn Tuấn (thành phố Vinh) cho biết ?olần này tôi lên thăm người nhà định cư ở trên này từ sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Một chuyến thăm quan dài từ Nghệ An, nhưng là chuyến thăm quan giá trị cho bất cứ ai muốn hiểu biết ý nghĩa lịch sử...?. Cùng với anh Tuấn đến thăm người nhà, chúng tôi có dịp tìm hiểu kỹ về cộng đồng người xứ Nghệ hiện đang sinh sống và làm việc tại Điện Biên Phủ.

    (Còn Nữa)
  2. vovanthanh

    vovanthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Hành Trình Lên Điện Biên Phủ
    Ký sự : Võ Văn Thành
    Bài II
    Điện Biên Phủ Là Quê Hưng Thứ Hai...
    Toạ lạc trên trục đường chính của thành phố, khách sạn Mường Thanh là khách sạn lớn nhất Điện Biên Phủ. Trong những ngày ở phố núi, chúng tôi có dịp nghỉ tại khách sạn Mường Thanh và tình cờ được biết chủ khách sạn này là một người xứ Nghệ. Ông Lê Văn Ân-chủ khách sạn Mường Thanh, chỉ là một trong số nhiều doanh nhân gốc Nghệ thành đạt trên miền Tây Bắc. Ngay gia đình chị Đỗ Thị Thanh (Phường Thanh Bình) là người nhà của anh Tuấn mà chúng tôi có dịp đến thăm, cũng là hộ nuôi và kinh doanh mật ong có uy tín ở thành phố Điện Biên Phủ, hàng tháng gia đình chị đạt doanh thu từ 3 đến 4 triệu đồng.
    ?oNghệ kiều? nổi tiếng nhất tỉnh Điện Biên nói riêng, cũng như tỉnh Lai Châu trước đây nói chung, phi kể đến bác Ngô Xuân Khôi (Phố 5, phường Him Lan), 79 tuổi với 50 tuổi Đng hiện bác Khôi là trưởng ban đại diện lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Điện Biên. Quê gốc ở phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh, tháng 8 năm 1945 khi vừa tròn 19 tuổi chàng thanh niên Ngô Xuân Khôi giác ngộ cách mạng và tham gia nhiều hoạt động phong trào ở Tỉnh nhà. Năm 1950, Ngô Xuân Khôi ghi tên vào lực lượng TNXP phục vụ chiến dịch Thượng Lào, đến năm 1953 Khôi là đại đội trưởng 303 của đội 34 thuộc Đoàn TNXP Trung ưng phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Đoàn TNXP này do Bác Hồ chỉ thị thành lập, đồng chí Vũ Kỳ làm đoàn trưởng. Cuộc đời hoạt động của bác Khôi tri qua nhiều địa phưng, từng tham gia xây dựng nhà máy chè Phú Thọ, cán bộ trường Đại học Nhân Dân và Trường Thanh Vận Trung ưng tại Hà Nội, tham gia lãnh đạo Thành Đoàn Hi Phòng rồi Tỉnh Đoàn Lai Châu. Tháng 10 năm 1963, bác Ngô Xuân Khôi là tổng chỉ huy Lực lượng TNXP Lai Châu thi công đại thuỷ nông Nậm Rốn. Có thể khẳng định công trình này là nền tng để phát triển nền nông nghiệp tỉnh Lai Châu. Mnh đất Điện Biên Phủ từ chỗ khô cằn sỏi đá, sn xuất lưng thực không đủ tự cung tự cấp, từ khi có đại thuỷ nông Nậm Rốn đã trở thành vựa lúa góp phần làm giàu cho c tỉnh, hạt gạo Điện Biên ?oxuất khẩu? ra bên ngoài được nhiều bạn hàng đánh giá cao, bà con địa phưng có câu ?oAi đi Điện Biên, nhớ vào phố cũ, thăm chợ Mường Thanh, mua gạo...mường trời!?. Bên cạnh đại thuỷ nông Nậm Rốn, bác Ngô Xuân Khôi còn lãnh đạo lượng TNXP xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi khác như công trình hồ Ba Khoang..., ngoài ra trên cưng vị thường vụ Tỉnh đoàn bác còn phát động nhiều phong trào thanh niên mở đường giao thông lên các huyện vùng cao của mnh đất lịch sử này. Từ năm 1988, bác Ngô Xuân Khôi là trưởng Ban đại diện lực lượng TNXP tỉnh Lai Châu nay là tỉnh Điện Biên, trong số 5000 TNXP tỉnh Điện Biên, có 3000 người từng làm việc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của bác Khôi. Được biết ?ophu nhân? của ?otổng đội trưởng? Ngô Xuân Khôi cũng là một người xứ Nghệ, bác gái theo chồng lên Điện Biên từ năm 1967. Trên dưới 30 mùa xuân gắn bó với miền Tây Bắc, trò chuyện với tôi vợ chồng bác Khôi vẫn còn giữ nguyên giọng nói nằng nặng của quê nhà, hiện nay những người con của hai bác đều đã trưởng thành và công tác tại thành phố Điện Biên Phủ. Nặng lòng với quê hưng, mỗi lần gặp các đồng hưng lên Điện Biên, bác Khôi đều vồn vã mời về nhà để trò chuyện và thăm hỏi về...Thành Vinh. Dịp này bên cạnh sự bận rộn đón tiếp đoàn đại biểu TNXP các tỉnh lên thăm Điện Biên, bác Khôi tâm sự rằng luôn mong chờ và dành tình cm đặc biệt cho các đại biểu đến từ Nghệ An. Tận mắt chúng tôi được chứng kiến sự nhiệt tình của bác, khi chuẩn bị và đón tiếp đoàn đại biểu TNXP thành phố Vinh vào trung tuần tháng tư vừa qua.
    Theo chân bác Khôi, chúng tôi đến thăm ông Chu Minh Thuyên-chủ tịch hội đồng hưng Nghệ An tại Điện Biên. ước tính hiện nay tại tỉnh Điện Biên có hàng nghìn người xứ Nghệ đang sinh sống và làm việc, tính riêng thành phố Điện Biên Phủ có khong trên 400 người, nhiều người trong số đó đã nhiều năm cống hiến và nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền tỉnh Điện Biên mới được tách ra như ông Vũ Kim Thuật (Thường vụ Tỉnh uỷ, trưởng ban dân vận), đại biểu quốc hội Đậu Quang Chiến (Thường vụ Tỉnh uỷ, giám đốc Công an Tỉnh), ông Lê Huy Tiến (Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đng uỷ các c quan Dân Chính Đng)...Ông Vũ Kim Thuyên, quê ở huyện Diễn Châu, nguyên là giám đốc nông trường Điện Biên, sau khi nghỉ hưu từ năm 1990 ông được những người đồng hưng tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội. Ông Thuyên cho chúng tôi biết ?oCộng đồng người xứ Nghệ tại Điên Biên Phủ hiện nay vừa đông đo lại vừa đa dạng. Trong đó phi kể đến những cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đa số các cụ nay đã về nghỉ hưu, nhưng vẫn tham gia các hoạt động xã hội ở địa phưng, đồng thời dạy dỗ con em trong gia đình phát huy truyền thống hiếu học của quê hưng xứ Nghệ. Hội thường lấy ngày 12/9 là ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh hàng năm để làm ngày gặp mặt toàn thể hội viên, ngoài ra mỗi dịp tết đến xuân về đều có tổ chức gặp mặt. Nhìn chung cuộc sống và công việc của các hội viên đều ổn định và phát triển, có nhiều đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế-văn hoá của tỉnh Điện Biên. Đặc biệt tinh thần đoàn kết, tưng thân tưng ái trong các hội viên rất cao, Hội thường xuyên tổ chức được các hoạt động thăm hỏi lúc ốm đau, giúp nhau phát triển kinh tế. Hiện nay Ban liên lạc của Hội gồm có 7 người, hoạt động rất đều tay để cùng nhau xây dựng Hội đồng hưng Nghệ An tại Điện Biên xứng đáng là Hội đồng hưng của những người con quê Bác?.
    Hàng xóm của Chủ tịch Hội đồng hưng Nghệ An tại Điện Biên Chu Minh Thuyên, cũng là một người xứ Nghệ, đó là ông Cao Xuân Dự vốn là cựu chiến binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Có mặt ở miền Tây Bắc từ năm 1953, từ đó đến nay cuộc đời ông Dự luôn gắn bó với Điện Biên Phủ, mnh đất lịch sử ni mà trong những ngày đạn bom ác liệt nhất tự tay ông đã phi chôn cất những người đồng đội và cũng là đồng hưng. Ông Dự cho hay trong số 140 cựu chiến binh Điện Biên Phủ còn sống đến nay ở thành phố trẻ miền Tây Bắc này, thì có tới gần 1/10 là người xứ Nghệ, đó là những người sau khi kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ đã ở lại với địa danh gây chấn động địa cầu lúc bấy giờ...
    (Còn nữa)
  3. vovanthanh

    vovanthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    --------------------------------------------------------------------------------
    Hành trình lên điện biên phủ
    Ký sự : Võ Văn thành
    (Bài III)
    Người Xứ Nghệ Trên Đồi D1
    Trong chiến dịch Điên Biên Phủ, đồi D1 thuộc phân khu trung tâm của hệ thống phòng ngự 5 qu đồi phía đông của tập đoàn cứ điểm NaVa. Ngày ấy, người Pháp gọi đây là ?ochiến trận 5 qu đồi? (La bataille des Cinqcollines). Sau 3 giờ đồng hồ chiến đấu dũng cm, vào lúc 20 giờ ngày 30/3/1954, quân ta đã tiêu diệt gọn tiểu đoàn 3 Angiêri, làm chủ cứ điểm D1. Nay đồi D1 được chọn làm ni đặt tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, ngoài ý nghĩa về lịch sử còn đáp ứng được những yêu cầu về du lịch và thẩm mỹ. Từ bốn phía Điện Biên Phủ, du khách dễ dàng chiêm ngưỡng tượng đài do vị trí trung tâm của đồi D1 tạo nên.
    Xin được nói thêm về tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, tượng do Công ty mỹ thuật trung ưng ** nhiệm thi công với tổng số vốn là 47 tỷ đồng. Trong đó phần tượng trị giá 27 tỷ đồng. Mẫu đúc được chọn của nhà điêu khắc Nguyễn Hi, phụ trách thi công và phóng mẫu là anh Nguyễn Trọng Hạnh, Giám đốc xưởng đúc kim loại cùng hn 100 công nhân của xưởng đúc kim loại (Thuộc viện mỹ thuật Việt Nam) đóng trên địa bàn ý Yên, Nam Định. Tượng đài khởi công từ ngày 10/10/2003, trọng lượng của khối tượng là 220 tấn, nguyên liệu bằng đồng nguyên chất. Chiều cao 13,6m, chân đế tượng dài 10m, rộng 8m. Đây được coi là tượng đài phá kỷ lục ?ođúc? từ trước đến nay trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Nội dung và hình thức của tượng đài đang được thực hiện bao gồm nắp hầm Đcattri, bên trên là 3 anh bộ đội cùng em bé dân tộc Thái với bó hoa gi cao và lá cờ có dòng chữ ?oQuyết chiến, quyết thắng? tung bay. Sau khi đúc xong và tổ chức...kéo tượng lên Điện Biên, trong những ngày này trên đồi D1 đang gấp rút diễn ra việc thi công xây dựng tượng đài chiến thắng và khuôn viên. Cho đến ngày chúng tôi có mặt tại thành phố Điện Biên Phủ (12/4), được anh Nguyễn Trọng Hạnh, người phụ trách việc đúc và lắp đặt tượng đài chiến thắng cho biết khâu cuối cùng của việc hoàn thiện tượng đài đã hoàn thành sớm hn 3 ngày so với dự kiến. Công ty mỹ thuật trung ưng đang khẩn trưng xây dựng phần sân vườn của công trình tượng đài cho kịp lễ khánh thành sẽ được tổ chức vào ngày 30/4.
    Trên công trường đầy nắng và gió, anh Nguyễn Trọng Hạnh với khuôn mặt sạm đen sau khi tri qua trên 150 ngày đêm liên tục lo lắng việc dựng tượng, tâm sự với chúng tôi ?oMình cũng là người gốc xứ Nghệ, quê ở Nam Trung, Nam Đàn. Cuối năm 2002, khi được cấp trên giao đúc công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi và ông cụ thân sinh vui mừng bao nhiêu đồng thời cũng lo lắng bấy nhiêu. Tính đến nay xưởng của tôi đã đúc gần 4000 pho tượng các loại, các cỡ, cho c khách hàng trong và ngoài nước, nhưng thú thực chưa bao giờ đúc bức tuợng lớn và ý nghĩa sâu sắc như thế này. Tượng đài phi đúc ở Nam Định rồi mới vận chuyển lên Điện Biên vì nếu đúc ở Điện Biên thì sẽ đội thời gian và giá thành lên rất nhiều. Trong suốt những ngày đúc tượng cũng như vận chuyển hàng trăm cây số đường núi đèo, tôi luôn thành kính nghĩ đến Bác Hồ với một niềm tin sâu sắc là Bác sẽ biết để phù hộ cho công việc của chúng tôi được thành công tốt đẹp?.
    Cùng với anh Nguyễn Trọng Hạnh, tại công trường chúng tôi đã gặp kỹ sư Phan Anh-Chỉ huy trưởng công trường xây lắp tượng đài chiến thắng, điều đáng ngạc nhiên là chàng kỹ sư trưởng này chỉ vừa mới tốt nghiệp đại học Kiến Trúc năm 2000, và năm nay anh vừa tròn 27 tuổi. Cũng là một người con xứ Nghệ, nhưng Phan Anh khác anh Nguyễn Trọng Hạnh ở vẻ ngoài thư sinh. Bộ phận của Phan Anh qun lý có hn 100 công nhân, ** nhận phần xây dựng bệ tượng và các c sở hạ tầng của tượng đài. Gói thầu có trị giá đầu tư 13 tỷ đồng, gồm sân hành lễ (tức ni đặt tượng), sân tập kết, khu dịch vụ, nhà đón tiếp, nhà kho, đường đi dạo, hệ thống bng, biển chỉ dẫn..., nhìn chung các hạng mục công trình đến nay đang vào giai đoạn cuối. Theo Phan Anh thì khó khăn nhất cho tập thể thi công chính là vấn đề...thời gian quá ngắn với một khối lượng công việc khổng lồ, tuy nhiên phát huy tinh thần Điện Biên cán bộ và công nhân trên công trường quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu trước ngày 30/4. Gần 4 năm sau ngày ra trường về công tác tại Trung tâm tư vấn thiết kế xây dựng thuộc Công ty mỹ thuật Trung ưng, đến nay Phan Anh đã được tham gia 4 đến 5 công trình, công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là công trình lớn nhất, còn đáng nhớ nhất lại là công trình xây lắp qung trường và tượng đài Hồ Chí Minh tại Mađagascar, một nước Châu Phi xa xôi. Đây là công trình Việt Nam tặng nước bạn, 3 tháng trời Phan Anh là kỹ sư Việt Nam duy nhất lăn lộn ở Mađagascar để thi công công trình, với bao khó khăn và thử thách ở ni đất lạ quê người...Cuối cùng Phan Anh đã hoàn thành suất sắc công việc được giao, hôm khánh thành qung truờng và tượng đài Hồ Chí Minh đích thân Bộ trưởng Pham Quang Nghị đã đáp máy bay từ Việt Nam sang cắt băng khánh thành. Sau khi trở về từ Mađagascar, Phan Anh được tin cậy cử đi chỉ huy công trường dựng tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ.
    Chia tay hai người đồng hưng, tôi ra về lúc thành phố Điện Biên Phủ đã lên đèn. Xuống dưới lòng đường, tôi dừng chân ngắm lại đồi D1. Chỉ ít ngày nữa thôi sẽ có một tượng đài chiến thắng hiên ngang hiện lên trên ngọn đồi, trước sự trầm trồ thán phục của du khách bốn phưng. Có lẽ đến lúc đó sẽ ít ai nhắc đến tên của những người con xứ Nghệ như Phan Anh, Nguyễn Trọng Hạnh...Chỉ biết rằng công trình mà các anh để lại thì trường tồn vĩnh viễn với thời
  4. vovanthanh

    vovanthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Nghệ An với Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ
    Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt là Chiến dịch Ðiện Biên Phủ lịch sử, Nghệ An là một trong những tỉnh hậu phương đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho tiền tuyến. Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của đồng chí Lê Doãn Hợp, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
    Chiến thắng Ðiện Biên Phủ là niềm tự hào to lớn của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta, là mốc son chói lọi trong lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Thắng lợi đó là kết quả tất yếu của cuộc chiến tranh yêu nước lâu dài gian khổ và vô cùng anh dũng của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
    Phát huy truyền thống của quê hương Xô-viết anh hùng, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðảng bộ và nhân dân Nghệ An đã có những đóng góp hy sinh xứng đáng cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi vẻ vang. Với vị trí chiến lược quan trọng của liên khu IV, có các đầu mối giao thông cả về đường thủy và đường bộ, lại nằm trong vùng tự do giải phóng, Nghệ An đã trở thành hậu phương lớn của chiến trường Lào và Bắc Bộ. Chín năm kháng chiến trường kỳ với nhiều khó khăn thử thách, vừa phải đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, vừa phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất để chi viện sức người, sức của cho chiến trường, nhưng Ðảng bộ, quân và dân Nghệ An đã vững bước đi lên, hoàn thành sứ mệnh của mình đối với dân tộc.
    Bước vào giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, để đối phó cuộc tiến công ồ ạt của thực dân Pháp, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, Ðảng bộ Nghệ An đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân, huy động hàng chục vạn ngày công phá hủy hàng trăm công sở và hàng nghìn nhà dân cùng với việc cắt đứt tất cả các tuyến đường giao thông trọng yếu. Tiến hành di chuyển hàng chục vạn tấn máy móc, thiết bị lên các an toàn khu để xây dựng cơ sở công nghiệp quốc phòng và công nghiệp dân sinh phục vụ cuộc kháng chiến kiến quốc trường kỳ. Tăng cường xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, phát triển lực lượng quân sự địa phương với gần 10 vạn dân quân du kích và tự vệ. Phối hợp bộ đội chủ lực, quân và dân Nghệ An đã đập tan mọi âm mưu chống phá cách mạng trên địa bàn tỉnh. Ðồng thời hàng vạn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của tỉnh đã sát cánh cùng quân dân các tỉnh Bình - Trị - Thiên và lực lượng yêu nước Lào chiến đấu bảo vệ vững chắc an ninh lãnh thổ và biên giới phía tây...
    Công tác củng cố xây dựng chính quyền các cấp theo tinh thần chỉ đạo của T.Ư gắn với đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng hậu phương vững mạnh về kinh tế được chú trọng. Gắn việc chỉ đạo thực hiện tốt chính sách của Chính phủ về chia ruộng đất công, vận động điền chủ giảm 25% tô cho nông dân với phát động phong trào toàn dân sản xuất tự túc đã làm tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, sản phẩm công nghiệp dệt và giấy đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho các chiến trường. Cùng việc chi viện sức người cho tiền tuyến, hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược sản xuất từ các công binh xưởng của Nghệ An đã được cung cấp cho các chiến trường.
    Kết thúc thắng lợi Chiến dịch biên giới Thu Ðông 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới. Những thành tựu đã đạt được về chính trị, kinh tế, quốc phòng trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến là cơ sở vững chắc để Ðảng bộ và quân dân Nghệ An thêm tự tin, khẳng định quyết tâm bước vào giai đoạn mới, quyết tâm giành thắng lợi vẻ vang. Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ II và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ Liên khu IV (vào tháng 2 và tháng 5-1951), Nghệ An bước vào giai đoạn mới của cuộc kháng chiến với hai nhiệm vụ trọng tâm là:
    Tiếp tục huy động nhân tài, vật lực phục vụ tiền tuyến, phục vụ chiến trường; xây dựng lực lượng bảo vệ địa phương, cảnh giác đề phòng chiến tranh gián điệp và oanh tạc của địch.
    Ðẩy mạnh sản xuất cung cấp cho tiền tuyến, xây dựng hậu phương vững chắc bảo đảm kháng chiến lâu dài. Các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh phải bảo đảm một phần lớn cung cấp nhân vật lực cho quân đội.
    Quán triệt nội dung Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ II và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ Liên khu IV, Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Nghệ An tháng 8-1954 tiếp tục xác định mục tiêu "Xây dựng Nghệ An thực sự thành tỉnh hậu phương vững chắc, thành kho dự trữ dồi dào về người và của, làm tròn nhiệm vụ hậu phương đối với tiền tuyến". Với tinh thần đó, mặc dù phải đối phó tình hình địch tăng cường các hoạt động đánh phá trên địa bàn tỉnh bằng máy bay, tàu chiến, hoạt động biệt kích, đẩy mạnh chiến tranh tâm lý chống phá từ bên trong, quân và dân Nghệ An vẫn bằng mọi cố gắng bảo vệ vững chắc hậu phương và chi viện tích cực cho các chiến trường.
    Ðứng trước yêu cầu mới của cuộc kháng chiến, Nghệ An cùng một lúc phải bảo đảm việc chi viện lực lượng cho cả ba mặt trận: Bình - Trị - Thiên, Trung - Thượng Lào và chiến trường Bắc Bộ. Ðể bảo đảm cho việc huy động, chuẩn bị lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công tác tư tưởng và tổ chức được quan tâm hàng đầu, Tỉnh ủy đã tiến hành chỉ đạo cuộc chỉnh Ðảng, chỉnh quân sâu rộng trong phạm vi toàn tỉnh. Tất cả lực lượng sẵn sàng chiến đấu tại chỗ và lực lượng quân dự bị để huy động cho các chiến trường đều được quán triệt tinh thần chiến đấu và phục vụ chiến đấu cao. Lực lượng dân công, bộ đội chuẩn bị điều động cho các chiến trường được sắp xếp tổ chức biên chế thành đơn vị gắn với tổ chức đảng và Ðoàn Thanh niên. Chính nhờ làm tốt công tác tư tưởng và tổ chức, việc huy động lực lượng đã được triển khai kịp thời và đạt kết quả tốt, bảo đảm yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
    Trên mặt trận sản xuất, một mặt Tỉnh ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt chính sách giảm tô và các quy chế lĩnh canh, lĩnh điền. Mặt khác, tỉnh chủ trương phát động rộng khắp phong trào thi đua lao động sản xuất giành thắng lợi trên mặt trận nông nghiệp, tổ chức các đoàn cán bộ xuống tận địa phương, cơ sở hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, chỉ đạo xây dựng các công trình thủy lợi, chủ động tưới tiêu. Nhờ vậy sản lượng lương thực của tỉnh tăng nhanh phục vụ kịp thời nhu cầu của các chiến trường. Với gần hai vạn thanh niên được điều động bổ sung vào bộ đội chủ lực, 15 vạn dân công hỏa tuyến phục vụ chiến đấu và hàng chục nghìn tấn lương thực, thực phẩm, quân và dân Nghệ An đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng to lớn trên chiến trường Bình - Trị - Thiên, chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Thượng Lào.
    Chiến thắng của quân và dân ta từ các chiến trường đã tạo thế và lực mới bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với chiến cuộc Ðông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Với tinh thần cách mạng tiến công và sức mạnh tổng hợp của hậu phương, Ðảng bộ, quân và dân Nghệ An đã huy động nguồn sức người, sức của cao nhất cho kế hoạch Ðông Xuân 1953-1954. Ðể bảo đảm chủ động lực lượng phục vụ chiến dịch ở mức cao nhất, bên cạnh lực lượng bộ đội thường trực sẵn sàng chiến đấu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có chỉ thị lãnh đạo đưa công tác dân công "thành công tác thường xuyên"; phải xây dựng thành đội ngũ sẵn sàng để đến lúc cần là huy động được ngay. Ðây cũng là thời kỳ mà thực dân Pháp đẩy cuộc chiến tranh phá hoại hậu phương lên đỉnh điểm với nhiều thủ đoạn tàn bạo nhất. Nhưng quân và dân Nghệ An vẫn vững vàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của địch và làm tròn trách nhiệm của mình, với tinh thần: "Tất cả cho tiền tuyến, Tất cả để chiến thắng".
    Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư T.Ư Ðảng về xây dựng và sửa chữa giao thông phục vụ việc chi viện chiến trường, lực lượng dân công Nghệ An trong một thời gian ngắn đã hoàn thành 320 km đường chiến lược nối vùng miền núi phía tây của tỉnh với Thanh Hóa; các tuyến đường giao thông chiến lược nội tỉnh được khẩn trương sửa chữa và tu bổ. Công tác bảo đảm giao thông đã tạo điều kiện cho tỉnh cơ động nhanh hơn 20.000 dân công phối hợp lực lượng dân công Hà Tĩnh vận chuyển 4.600 tấn gạo phục vụ chiến dịch Trung Lào và chuẩn bị cơ động lực lượng cho Chiến dịch Ðiện Biên Phủ.
    Tháng 2-1954 thực hiện lệnh Tổng động viên của Chính phủ, trong vòng 24 giờ đồng hồ, toàn tỉnh đã huy động 32.000 dân công cho chiến trường Ðiện Biên. Cũng trong thời gian này, phong trào tình nguyện nhập ngũ được dấy lên sôi nổi khắp địa bàn tỉnh với hơn 5.000 thanh niên được bổ sung vào bộ đội chủ lực. Với việc tổng động viên đóng góp sức người, sức của cho cả hai hướng chiến dịch, đã góp phần tạo nên sức mạnh hợp thành cùng cả nước bảo đảm cho Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng.
    Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc với Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ, Ðảng bộ các lực lượng vũ trang và nhân dân Nghệ An hết sức tự hào được Trung ương Ðảng và Bác Hồ kính yêu ghi nhận thành tích đóng góp của địa phương: "Trong kháng chiến tỉnh nhà có hơn 8 vạn thanh niên vào bộ đội, hơn 10 vạn 5 nghìn dân quân du kích, hơn một triệu lượt người đi dân công phục vụ kháng chiến... Nông dân tỉnh nhà đã cung cấp cho kháng chiến 10 vạn tấn lương thực".
  5. gungland

    gungland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Nhiệt liệt chào mừng Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam và Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, em xin đưa một số bức ảnh vào đây cho xôm tụ.
    Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải phóng quân ngày đầu mới thành lập:
    [​IMG]
    Bộ đội ********* đang luyện tập:
    [​IMG]

    Bộ đội ********* tiến về Hà Nội:
    [​IMG]

    Nhân dân mừng vui đón đoàn quân giải phóng:
    [​IMG]
  6. gungland

    gungland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Buổi lễ kỷ niệm 50 ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều hình tượng đã được dựng lại
    [​IMG]
    Dựng lại cảnh chiến thắng của quân ta và thất bại nhục nhã của thực dân Pháp:
    [​IMG]
    Diễu binh với sự tham gia của các lực lượng dân quân, tự vệ địa phương:
    [​IMG]
    Được gungland sửa chữa / chuyển vào 09:54 ngày 11/05/2004

Chia sẻ trang này