1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguồn chi viện của Các nước cho Vn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cuongnsls, 03/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    to bác Donga: anh em đang bàn treo bác 1 năm can tội khiêu khích thành viên.
    ----------------------------------------------------------------------------
    He...he, mod dọa làm anh hãi quá! Đây, anh gõ đây rồi!
    [​IMG]
    [​IMG]
    À, suýt quên! Có ai biết sau năm 1968 thì phải, nguồn viện trợ cho VNDCCH bị cắt giảm thế nào không?
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 16:10 ngày 04/06/2007
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 16:20 ngày 04/06/2007
  2. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    MÁY BAY MỸ TIẾP TẾ CHO *********

    Trong chiến dịch ĐBP máy bay C119 của Mỹ là loại MB vận tải hiện đại nhất và đắc dụng nhất , chở đc 6tấn hàng hoặc 78 lính,hoặc 1 xe tải Docgle,hoặc 1 khẩu pháo nhỏ.nhưng nó gây ko ít tai hoạ cho quân Pháp,đồng thời tiếp tế cho ********* một lượng hàng không nhỏ.
    Ngày 2/12/1953 Hai chiếc C119 đc cử đưa 1 chiếc máy ủi nặng 7 tấn lên ĐBP.Chiếc thứ nhất chở nguyên vẹn chiếc máy xúc,chiếc thứ hai chở lưỡi xẻng đất nặng hơn 1 tấn.Khi đó vùng trời ĐBP chưa có cao xạ *********.Chiếc C119 bình tĩnh lượn vòng rồi thả chiếc máy ủi đc buộc sẵn vào 6 chiếc dù.Nhưng một dây chằng bị đứt, hệ thống dù ko mỏ,chiếc máy ủi rơi xuống đất vỡ tan tành....
    .....về sau các nhân viên kỹ thuật Mỹ đưa ra sáng kiến, đối với những mặt hàng không thể rơi vỡ thì cừ thả nguyên si cho rơi tự do xuống đất.... có lần cả một bó dây thép gai to đùng nặng gần 6 tấn, rơi...trúng đầu vỡ mặt cả tiểu đội lính Pháp đang ngửa mặt lên trời xem Mb Mỹ thả dù! Lại có lần toàn bộ 6 tấn bao tải đựng gạo rơi sang .. trận địa *********.
    ...........Đến những ngày cuối chiến dịch ĐBP Theo cuốn "Nhật Kí chiến sự" của Giăng-Pugiê ghi nhận" Dù có thiết bị mỏ dù tự động nhưng 50% kiện hàng rơi ra ngoài bãi thả" .
    Ngày 6/4 hơn mười khẩu Pháo không giật 75mm do C119 thả xuống ĐBP, lính Pháp chỉ thu đc 2 khẩu,số còn lại coi như biếu *********.
    Ngày 9/4 trong tổng số 195 tấn hàng tiếp tế đã thả chỉ thu đc..6 tấn.
    Ngày 13/4 Máy bay C119 "trút toàn bộ số đạn pháo 105mm xuống trận địa ********* , coi như tiếp tế cho đối phương"
    Ngày 18/4 hơn 30 tấn hàng :Rơi lạc" sang trận địa VM
    Ngày 27/4 " Có tới 70% số dù hàng rơi lạc mục tiêu "
    Ngày 5/5 hầu hết số hàng do C119 thả đều rơi xuống trận địa VM...
    Tính ra các mặt hàng do C119 Tiếp tế cho VM gồm đủ loại: Lương thực,thức phẩm,chăn đệm,thuốc mem,súng đạn...không sao thống kê hết đc.

  3. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    MÁY BAY MỸ TIẾP TẾ CHO *********

    Trong chiến dịch ĐBP máy bay C119 của Mỹ là loại MB vận tải hiện đại nhất và đắc dụng nhất , chở đc 6tấn hàng hoặc 78 lính,hoặc 1 xe tải Docgle,hoặc 1 khẩu pháo nhỏ.nhưng nó gây ko ít tai hoạ cho quân Pháp,đồng thời tiếp tế cho ********* một lượng hàng không nhỏ.
    Ngày 2/12/1953 Hai chiếc C119 đc cử đưa 1 chiếc máy ủi nặng 7 tấn lên ĐBP.Chiếc thứ nhất chở nguyên vẹn chiếc máy xúc,chiếc thứ hai chở lưỡi xẻng đất nặng hơn 1 tấn.Khi đó vùng trời ĐBP chưa có cao xạ *********.Chiếc C119 bình tĩnh lượn vòng rồi thả chiếc máy ủi đc buộc sẵn vào 6 chiếc dù.Nhưng một dây chằng bị đứt, hệ thống dù ko mỏ,chiếc máy ủi rơi xuống đất vỡ tan tành....
    .....về sau các nhân viên kỹ thuật Mỹ đưa ra sáng kiến, đối với những mặt hàng không thể rơi vỡ thì cừ thả nguyên si cho rơi tự do xuống đất.... có lần cả một bó dây thép gai to đùng nặng gần 6 tấn, rơi...trúng đầu vỡ mặt cả tiểu đội lính Pháp đang ngửa mặt lên trời xem Mb Mỹ thả dù! Lại có lần toàn bộ 6 tấn bao tải đựng gạo rơi sang .. trận địa *********.
    ...........Đến những ngày cuối chiến dịch ĐBP Theo cuốn "Nhật Kí chiến sự" của Giăng-Pugiê ghi nhận" Dù có thiết bị mỏ dù tự động nhưng 50% kiện hàng rơi ra ngoài bãi thả" .
    Ngày 6/4 hơn mười khẩu Pháo không giật 75mm do C119 thả xuống ĐBP, lính Pháp chỉ thu đc 2 khẩu,số còn lại coi như biếu *********.
    Ngày 9/4 trong tổng số 195 tấn hàng tiếp tế đã thả chỉ thu đc..6 tấn.
    Ngày 13/4 Máy bay C119 "trút toàn bộ số đạn pháo 105mm xuống trận địa ********* , coi như tiếp tế cho đối phương"
    Ngày 18/4 hơn 30 tấn hàng :Rơi lạc" sang trận địa VM
    Ngày 27/4 " Có tới 70% số dù hàng rơi lạc mục tiêu "
    Ngày 5/5 hầu hết số hàng do C119 thả đều rơi xuống trận địa VM...
    Tính ra các mặt hàng do C119 Tiếp tế cho VM gồm đủ loại: Lương thực,thức phẩm,chăn đệm,thuốc mem,súng đạn...không sao thống kê hết đc.

  4. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    --------------------------------
    XIn lỗi các bác em nhìn nhầm một chút
  5. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    --------------------------------
    XIn lỗi các bác em nhìn nhầm một chút
  6. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Chi viện cho chiến trường miền Nam trong chiến dịch đại thắng mùa xuân năm 1975 qua một số tài liệu lưu trữ
    Nhớ về Đại thắng Mùa xuân năm 1975, chúng ta không thể không nhắc đến sự chi viện to lớn về mọi mặt của hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Điều này được thể hiện rất chân thực và sinh động qua nhiều tài liệu lưu trữ, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III: Phông Ủy ban Thống nhất Chính phủ và Phông Phủ Thủ tướng.
    Trong Phông Ủy ban Thống nhất ta có thể tìm thấy rất nhiều tài liệu nói về vấn đề chi viện cho miền Nam nói chung, cho Chiến dịch đại thắng Mùa xuân năm 1975 nói riêng, đặc biệt là vào tháng 3, tháng 4 năm 1975. Lúc đó, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi. Bộ Chính trị nhận định thời cơ cách mạng đã chín muồi: một ngày bằng 20 năm, toàn quân và dân tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới tấn công địch, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong lúc các chiến sĩ ta hành quân và tấn công địch với khẩu hiệu: thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, quyết tâm thực hiện lòng mong mỏi của Bác ?ođánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào?, thì ở miền Bắc, hậu phương lớn đã dốc toàn bộ sức người và sức của để chi viện cho miền Nam. Để đáp ứng yêu cầu chi viện ngày càng lớn về mọi mặt của chiến trường và vùng giải phóng ngày càng nhanh chóng được mở rộng, theo đề nghị của Quân ủy Trung ương, ngày 25/3/1975, đồng chí Lê Duẩn, thay mặt Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ký ban hành Nghị quyết số 241- NQ/TW về việc thành lập Hội đồng Chi viện cho miền Nam. Hội đồng gồm có 9 thành viên do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch, đồng chí Lê Thanh Nghị, Phó chủ tịch. Hội đồng có nhiệm vụ: tính toán, quyết định những chủ trương, kế hoạch, biện pháp tích cực nhất, có hiệu quả nhất để chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền huy động sức người, sức của thật đầy đủ, kịp thời để đáp ứng mọi yêu cầu của miền Nam trong tình hình mới. Cụ thể:
    - Động viên và vận chuyển sức người, sức của ở hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho chiến trường.
    - Giải quyết các vấn đề về tiếp quản các vùng mới giải phóng ở miền Nam.
    - Chỉ đạo phối hợp các ngành, các địa phương thực hiện kế hoạch chi viện cho miền Nam.
    Theo quyết định này, cơ quan giúp việc cho Hội đồng chi viện cho miền Nam là Ủy ban Thống nhất Chính phủ.
    Thực hiện chức năng giúp việc của mình là bảo đảm hàng hóa chi viện cho chiến trường, liên tục trong các ngày từ ngày 9 đến ngày 21/4/1975, Chủ nhiệm Uỷ ban Thống nhất Chính phủ đã ban hành một số quyết định về thành lập các trạm tiếp nhận hàng viện trợ của nước ngoài và của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Đó là Quyết định số 175/ QĐ -TC ngày 9/4/1975 về việc thành lập Trạm tiếp nhận, quản lý viện trợ và trung chuyển hàng chi viện cho miền Nam đặt tại Huế; Quyết định số 202/ QĐ-TC ngày 17/4/1975 của Ủy ban Thống nhất Chính phủ về việc thành lập Trạm tiếp nhận, quản lý và trung chuyển hàng viện trợ và trung chuyển hàng chi viện cho miền Nam trực thuộc Cục Cung cấp Trang bị của Ủy ban Thống nhất lấy tên là T75, trụ sở đặt tại Đà Nẵng. Tiếp theo, ngày 21/4/1975 Ủy ban Thống nhất lại ban hành Quyết định số 222/ QĐ-TC và Quyết định số 223/QĐ-TC thành lập thêm hai Trạm tiếp nhận và quản lý hàng chi viện cho miền Nam: một Trạm đóng tại Quy Nhơn lấy tên là Trạm Quy Nhơn và một trạm đóng tại Nha Trang, lấy tên là Trạm Nha trang.
    Các Trạm này có nhiệm vụ phải tiếp nhận kịp thời, kiểm kê, bảo quản hàng hóa, kho tàng; tổ chức đóng gói các mặt hàng theo kế họach; phân phối các mặt hàng cho các ngành, các địa phương ở miền Nam theo lệnh của Ủy ban.
    Việc thành lập các Trạm tiếp nhận và trung chuyển hàng hóa như vậy đảm bảo chi viện cho miền Nam một cách kịp thời nhất và đầy đủ nhất. Tuy nhiên, để cho hàng hóa, trang thiết bị kỹ thuật vào tới chiến trường miền Nam nhanh nhất, nhiều nhất có thể, Chính phủ đã phải động viên các ngành, các cấp dốc toàn bộ sức người, sức của chi viện cho miền Nam, với khẩu hiệu: ?o Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng?. Ngày 15/1/1975, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 17-CP giao chỉ tiêu kế hoạch viện trợ cho miền Nam năm 1975 (kèm theo danh mục chỉ tiêu cụ thể của các ngành do Ủy ban Thống nhất Chính phủ yêu cầu). Ta có thể tìm thấy điều này qua bản kế hoạch chi viện cho miền Nam năm 1975, bản báo cáo công tác chi viện cho miền Nam quý I năm 1975. Cụ thể hơn, ta có thể tìm thấy các số liệu chi viện cho các ngành, các địa phương qua Quyết định số 24/TTg ngày 29/1/1975 của Thủ tướng Chính phủ về việc chi viện kinh tế, văn hóa cho vùng giải phóng miền Nam. Để thực hiện Quyết định này một cách nhanh chóng và kịp thời, các Bộ, Tổng cục và Ủy ban Thống nhất đã họp và bàn cách phối hợp giải quyết. Điều này được thể hiện qua biên bản cuộc họp ngày 4/2/1975.
    Tiếp theo Quyết định trên, Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định về việc chi viện đột xuất hàng hóa cho miền Nam, như Quyết định số 92 ngày 28/3/1975, Quyết định 102/ TTg ngày 5/4/1975 chi viện đột xuất một số hàng cần thiết cho vùng mới giải phóng. Trong Quyết định 92 ta thấy rõ Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung ngay 20.000 tấn gạo, 3.000 tấn muối, 1000 tấn mắm, 10.000 tấn xăng dầu, 2 triệu mét vải và các loại hàng hóa khác. Kèm theo quyết định này, còn có bản thống kê tổng hợp mà các Bộ, ngành đã chi viện cho miền Nam. Chẳng hạn, như Bộ Lương thực và Thực phẩm chi viện hàng hóa cho miền Nam theo Quyết định 92 với trị giá là 8.800 nghìn đồng, Bộ Vật tư là 6.325 nghìn đồng. Tình hình chiến trường chuyển biến rất nhanh chóng, các vùng giải phóng mở rộng liên tiếp, đòi hỏi miền Bắc phải chi viện nhiều hơn nữa mới đáp ứng được nhu cầu cho miền Nam. Ngày 5/4/1975 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung thêm cho miền Nam 60.000 tấn gạo, 10.000 tấn xăng dầu, 10.000 tấn dầu hỏa cho các tỉnh duyên hải Khu 5 và Khu 6. Về thuốc chữa bệnh, Ủy ban Thống nhất Chính phủ làm việc với Bộ Y tế cho chở gấp số lượng thuốc theo chỉ tiêu kế hoạch năm 1975 và bổ sung thêm một số thuốc cần thiết khác. Theo Quyết định này, tổng giá trị hàng hóa viện trợ của Bộ Lương thực và Thực phẩm, Bộ Vật tư và Bộ Nội thương là 49.610 nghìn đồng.
    Ngoài các quyết định trên đây, còn có nhiều chỉ thị, công văn của Thủ tướng Chính phủ gửi các Ban, Bộ, ngành về vấn đề chi viện cho miền Nam. Ngay từ cuối năm 1974, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 283/TTg về công tác vận tải chi viện cho miền Nam. Đến đầu năm 1975, có rất nhiều văn bản chỉ đạo các nơi thực hiện việc chi viện cho miền Nam. Bên cạnh những văn bản yêu cầu chung về việc chi viện, còn có cả những văn bản yêu cầu những việc rất cụ thể. Ví dụ: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/4/1975 yêu cầu các nơi nhường và sản xuất bao đay để đóng gạo chi viện cho chiến trường trong tình hình khẩn cấp hiện nay. Có công văn của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch chi viện thuốc nổ cho miền Nam năm 1975, hay cụ thể hơn là Công văn của Phủ Thủ tướng ngày 30/4/1975 yêu cầu các nơi viện trợ 50 tấn hóa chất cho miền Nam. Cũng trong ngày này, Phủ Thủ tướng có Công văn số 1570 gửi Ủy ban Thống nhất Chính phủ, Bộ Điện và Than, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương và Bộ Lương thực và Thực phẩm yêu cầu chi viện đột xuất cho miền Nam.
    Ngoài các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thống nhất Chính phủ và các Bộ, Ngành cũng có nhiều văn bản đề cập đến vấn đề này như Công văn số 32 của Ủy ban Thống nhất Chính phủ ngày 19/4/1975 về việc chi viện xe đạp và xe máy cho miền Nam hoặc Công văn số 27 ngày 8/4/1975 về việc chi viện đột xuất cho B, Công văn số 961 ngày 25/4/1975 gửi các nơi yêu cầu cấp dây thép làm đinh cho Bộ Y tế để kịp thời phục vụ chiến trường B, Công văn số 33 của Ủy ban Thống nhất Chính phủ ngày 22/4/1975 gửi Thủ tướng Chính phủ và các ban, ngành yêu cầu chi viện thuốc sát trùng và cử cán bộ xét nghiệm chất độc cho B2. Ngoài ra còn có nhiều công văn gửi các ngành hữu quan cung cấp phương tiện phục vụ cho tuyên huấn, cho đoàn văn công chiến trường, cho việc xây dựng bưu điện, đường dây phục vụ chiến trường, việc phát hành báo chí. Cũng có cả những công văn yêu cầu nhượng đạn cho đoàn cán bộ an ninh đi vào miền Nam, hoặc có công văn yêu cầu Bộ Y tế cung cấp sâm để phục vụ công tác đặc biệt và rất nhiều công văn yêu cầu viện trợ các mặt hàng cụ thể khác.
    Qua các kế hoạch cũng như Bản thống kê tổng hợp tình hình thực hiện việc chi viện cho các chiến trường có thể nói rằng, tất cả hàng hóa, trang thiết bị kỹ thuật cần thiết phục vụ cho chiến trường và vùng mới giải phóng đã được Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành và các địa phương miền Bắc huy động và gửi ra chiến trường một cách đầy đủ nhất, kịp thời nhất có thể.
    Ngoài vật tư hàng hóa, trang bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, hậu phương miền Bắc còn chi viện lớn sức người. Điều này cũng được thể hiện trong các tài liệu lưu trữ như: Kế hoạch chi viện về cán bộ, công nhân cho miền Nam năm 1975 (kèm theo Quyết định số 24 ngày 29/1/1975 của Thủ tướng Chính phủ), Quy định số 153 ngày 16/4/1975 về việc cử cán bộ ra chiến trường hay Công văn số 1355 ngày 15/4/1975 của Phủ Thủ tướng về việc cử cán bộ và gửi hàng chi viện vào miền Nam.
    Như vậy, qua một số tài liệu trên đây, ta có thể hình dung được một phần nào về sự chi viện to lớn và toàn diện của hậu phương miền Bắc đối với miền Nam. Chính sự chi viện sức người, sức của hết sức to lớn và kịp thời như vậy, đã góp phần làm nên Đại thắng Mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc
  7. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Đến nhưng tháng đầu năm 1954 Mỹ viện trợ cho Pháp:
    - MB vận tải 91 chiếc gồm: 75 C47, 16 C119.
    MB chiến đấu 168 chiếc gồm: 112 khu trục ( F6F, F8F, SB2C), 48 B26, 8 B24, Cùng hơn 100 máy bay trinh sát, cấp cứu, liên lạc, trực thăng.
    Thang 4- 1954 Cấp thêm 75 B26, 20 C47 , 24 F4U2, cùng 29 C119.
  8. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Hậu cần của Vm trong chiến dịch ĐBP:
    25.000 tấn. riêng Thanh Hoá : 9000 tấn.
    TQ viện trợ 1.700 Tấn gạo tù Vân Nam gửi đến.
    261.000 Dân công.
    21.000 Xe đạp thồ ( Theo đánh giá tải trọng của 17 xe đạp = 1 ôtô trọng tải 3 tấn.)
    260.000 thuyền.Riêng Thanh Hoá 956 chiếc.
    17.000 ngựa thồ.
    628 xe Mo-lo-to-va + GMc chiến lợi phẩm.
    Đạn pháo 105mm :
    + 11.715 viên chiến lợi phẩm chiến dịch Biên Giới.
    + 440 viên Chiến lợi phẩm Khăm He( Lào) tháng 12-1953.
    + 3.600 viên TQ viện trợ.
    + 5000 viên thu đc từ những chiếc dù.
  9. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Chi phí của Pháp trong "cuộc chiến 9 năm"
    - Năm 1946: Tổng 90.000 quân,có 65.000 Âu phi,25.000 ngụy. Chi phí 27 tỷ Fran.
    - Năm 1947: 128.000 quân,85.000 Âu phi,43.000 Ngụy.Chi phí 53,3 Tỷ Fran.
    - Năm 1948: 160.000 Quân,85.000 Âu phi,75.000 Ngụy.CHi phí 89,7 Tỷ Fran.
    - Năm 1949: 210.000 Quân, 114.000 Âu phi, 96.000 Ngụy. Chi phí 138,2 Tỷ Fran.
    - Năm 1950: 239.000 Quân, 117.000 Âu phi, 122.000 Ngụy. CHi phí 266,5 Tỷ Fran.
    - Năm 1951: 338.000 Quân, 128.000 Âu phi,248.000 Ngụy. CHi phí 384,8 Tỷ Fran.
    - Năm 1952: 378.000 Quân, 130.000 Âu phi,248.000 Ngụy. CHi phí 565 Tỷ Fran.
    - Năm 1953: 465.000 Quân,146.000 Âu phi,319.000 Ngụy. Chi phí 650 Tỷ Fran.
    Năm 1954: 444.900 Quân, 124.000 Âu phi,320.300 Ngụy.CHi phí 751Tỷ Fran.
    (Theo Bách khoa tri thức, NXB Văn hoá- Thông tin,HN 2000.Từ phụ lục "Chiến tranh và hoà bình, tr 2524).
  10. Nokia_6600

    Nokia_6600 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    1
    "Được Phiđen và các bạn Cuba gửi cho một số xe chuyên dụng mua của Nhật và đài thọ cho cán bộ kỹ thuật của ta sang Nhật học cách sử dụng, các đoàn công binh, Thanh niên xung phong ra sức mở đường. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, kiên quyết, kịp thời của các anh Đinh Đức Thiện, Phan Trọng Tuệ, Đồng Sĩ Nguyên, mạng đường chiến lược Đông và Tây Trường Sơn được xây dựng và củng cố, đã nối liền đến Lộc Ninh, hệ thống đường ống dẫn xăng dầu được hoàn chỉnh, qua Tây Nguyên, Khu 5 vào tới miền Đông Nam Bộ, sẵn sàng phục vụ đánh lớn."
    ?oTất cả cho tiền tuyến.
    Cả nước vào trận cuối cùng với mềm tin tất thắng.
    Hậu phương lớn tổng động viên nhân, tài, vật lực chi viện cho tiền tuyến lớn. Hầu như toàn bộ lực lượng vận tải trên miền Bắc đều được huy động trong một chiến dịch chi viện lớn nhất từ trước đến nay. Anh Phan Trọng Tuệ, Bộ trưởng Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Hội đồng chi viện miền Nam ngày đêm lo lắng cùng các ngành, các địa phương điều động hàng chục ngàn xe vận tải, hàng trăm toa xe lửa, hơn 30 tàu biển, hàng trăm lần chiếc máy bay vận tải đưa cán bộ, chiến sĩ, nhân viên kỹ thuật cùng hàng vạn tấn vũ khí, phương tiện vào chiến trường.
    Từ Hà Nội, Nam Định, từng đoàn xe lửa chở đầy bộ đội và vũ khí, đạn dược, hối hả chạy thăng vào Vinh. Từ đây bằng các phương tiện ô tô, tàu thuỷ, người và súng đạn được chuyển tiếp vào miền Đông Nam Bộ.
    Các cảng sông, cảng biển ở miền Bắc khẩn trương nhộn nhịp. Tàu thuyền của hải quân, của ngành giao thông vận tải liên tục chở xe tăng, pháo lớn và bộ đội vào Đà Nẵng, từ đó cơ động bằng đường bộ theo đường số 1 vào địa điểm tập kết của hậu cần Miền ở khu vực Dầu Giây.
    Các loại máy bay vận tải, máy bay lên thẳng cũng được huy động để chở quân, chở đạn vào chiến trường trọng điểm.
    Tại Tổng hành dinh, anh Hoàng Văn Thái, Phó Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất, theo dõi lực lượng ở chiến trường, nắm chắc đến từng kho đạn, kho xăng dầu, kho lương thực, chỉ đạo chặt chẽ và ráo riết việc tổ chức hành quân và bao đảm hậu cần.
    Trên các trục đường vào Nam, các anh Đồng Sĩ Nguyên, Hoàng Minh Thảo đêm ngày lo đủ đạn dược, nhiên liệu, lương thực, thuốc men cho bộ đội hành quân.
    Anh Phùng Thế Tài, Phó Tổng Tham mưu trưởng, luôn có mặt trên các đỉnh đèo Tây Nguyên, đôn đốc bộ đội đi nhanh, đến đủ.
    Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1975, Đoàn vận tải Trường Sơn vận chuyển vào Nam Bộ 11 vạn 5 nghìn quân và 9 vạn tấn hàng (trong đó có 37.000 tấn vũ khí, 9.000 tấn xăng dầu). Riêng trong những ngày "chuẩn bị nước rút" từ ngày 5 đến 26-4, vừa khai thác vừa vận chuyển, ta đã đưa vào chiến trường 10.100 tấn đạn, 2.300 tấn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, 2.600 tấn xăng dầu. Nhiều trạm sửa chữa ôtô, sửa chữa pháo và tăng được bố trí dọc đường, phục vụ cơ động của chiến dịch.
    Ở Khu 5, Khu uỷ và Bộ Tư lệnh quân khu dưới sự lãnh đạo của anh Võ Chí Công và anh Chu Huy Mân, mặc dù đang phải tiếp quản các tỉnh, thành phố, ổn định đời sống cho hàng triệu nhân dân vùng mới giải phóng, vẫn đặt lên hàng đầu nhiệm vụ vận chuyển chi viện cho phía trước. Một đoàn xe vận tải hơn một trăm chiếc do anh Võ Thứ, Phó Tư lệnh quân khu trực tiếp chỉ huy, mang đạn pháo 130mm hành quân không nghỉ vào tới B2.
    Bảo đảm hậu cần để thực hiện phương châm "thần tốc" trong điều kiện của ta lúc này không phải là chuyện dễ. Đường sá sụt lở, cầu cống bị phá hỏng, địch ở dọc, đường, địch ngoài biển ra sức ngăn chặn, thời tiết khắc nghiệt, mưa gió đầu mùa. Phải vượt qua tất cả, bằng sức mạnh của chiến tranh toàn dân, của lòng dũng cảm và trí thông minh, sáng tạo. Nhân dân vùng mới giải phóng ủng hộ hết mình. Chỉ cần một mảnh giấy có chữ ký và con dấu đỏ của Uỷ ban quân quản là có thể huy động được hàng chục, hàng trăm xe tải và cả lái xe chuyển bộ đội, vũ khí, đạn dược ra phía trước.
    Trên đường hành quân, có đơn vị do không nắm được tình hình, đã báo cáo về Bộ Tổng tư lệnh là bộ đội thiếu gạo. Lo lắng tốc độ hành quân có thể bị ảnh hưởng, Thường trực Quân uỷ Trung ương dành gần một ngày bàn cách giải quyết. Sau khi kiểm tra lại, anh Hoàng Văn Thái báo cáo gạo không thiếu, các kho đã được bố trí ở dọc đường và điện ngay cho các đơn vị hành quân, nói rõ ở Cam Ranh đã có từ hai đến ba nghìn tấn gạo, xăng dầu cũng đã có ở Quy Nhơn, Nha Trang và Cam Ranh.
    Trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh, nổi lên tác dụng to lớn của hậu cần tại chỗ. Ở miền Nam, được sự hỗ trợ tích cực của anh Đinh Đức Thiện, hậu cần Miền do anh Bùi Phùng chỉ huy đã huy động mọi lực lượng vận chuyển vũ khí vào các kho, trạm của chiến dịch, tập trung sửa chữa xe máy, mở đường, bắc cầu. Trục đường 14 từ Đồng Xoài đi Cây Gáo, Bến Bầu được gấp rút thi công. Các đoàn quân hậu cần ở các hướng củng cố và mở rộng tuyến đường chiến dịch với tổng chiều dài hơn 3.000 km. Đặc biệt, trong những ngày hạ tuần tháng 4, hậu cần Miền đã đưa 10.000 cán bộ, chiến sĩ từ tuyến sau lên thành lập 8 tiểu đoàn cơ động, huy động gần 4.000 xe vận tải, hơn 600 thuyền máy, ca nô, hàng nghìn xe đạp thồ và hơn 60 nghìn dân công hoả tuyến, lập 15 bệnh viện dã chiến, 17 đội điều trị với tổng số 10 nghìn giường, phục vụ bộ đội tiến công Sài Gòn - Gia Định.
    Lúc này, việc vận chuyển đạn dược và xăng dầu đến ngay các cửa ngõ vào Sài Gòn còn là một vấn đề lớn.
    Ngày 20-4, Quân uỷ Trung ương điện khẩn cho Bộ Tư lệnh 559: "Ưu tiên vận chuyển đạn dược: đạn 130mm, 100mm, Đ74, ĐKZ 75 và ĐKZ 82, đạn cối 120mm; pháo 85mm, lựu 122mm. Ưu tiên về xăng dầu thì trước hết là madút và dầu mỡ phụ. Chậm nhất 29-4 có ở Đồng Xoài".
    Mệnh lệnh được truyền đạt ngay đến từng kho tàng, binh trạm. Một khối lượng lớn đạn dược, nhiên liệu khẩn trương chuyển vào chiến trường đúng kỳ hạn.
    Trận quyết chiến chiến lược cuối cùng được bảo đảm hậu cần, kỹ thuật mạnh mẽ và hết sức khẩn trương.?

    (Võ Nguyên Giáp- Tổng hành dinh trong mùa Xuân đại thắng)
    Được Nokia_6600 sửa chữa / chuyển vào 19:10 ngày 19/08/2007

Chia sẻ trang này