1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NGUỒN GỐC 10 BÀI QUY ĐỊNH CỦA LĐ VCT VIỆT NAM

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi huynhhoadao, 19/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Trước đây có nghe nói là bài Tứ Linh Đao là của VS Từ Thiện (thầy của VS Hồ Tường) sáng tác, nhưng không dám chắc. Kiểm tra lại trên mạng. Gặp một bài của VS Hồ Tường. Không rõ có phải của ông thật không. Nếu quả thật thì kính phục ông lắm. Không dám nói thế nào là đúng là sai. Nhưng nói thật lòng mình thì không hẳn ai cũng làm được.
    Các bác cho ý kiến.

    VÀI SUY NGHĨ VỀ TRƯỜNG HỢP BÀI ?oTỨ LINH ĐAO?
    Võ sư Hồ Tường
    Trước hết chúng tôi hoàn toàn không ưng ý về việc cho rằng bài ?oTứ Linh Đao? có nguốn gốc từ một môn phái không phải là Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà. Trong khi sự thật là lão võ sư Từ Thiện Hồ Văn Lành đã giới thiệu bài này vào chương trình sơ cấp của lớp võ dân tộc huấn luyện tại Trung tâm Thể dục Thể thao quận 1 (số 143 đường Nguyễn Du) vào tháng 4 năm 1979, với sự thống nhất của 4 võ sư Nguyễn Hữu Tiết (Mônphái Hắc Âu), Đặng Văn Anh (môn phái Kim Kê Tây Sơn Nhạn), Quách Văn Phước (Môn phái Lam Sơn Võ Thuật Đạo), và Từ Thiện Hồ Văn Lành (môn phái Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà). Võ sư Nguyễn Hữu Tiết và và lão võ sư Kim Kê qua đời nay đã mấy năm, nhưng lão võ sư Từ Thiện và võ sư Quách Văn Phước hiện còn minh mẫn và tráng kiện, đã xác nhận bài Tứ Linh Đao đúng là của môn phái Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà! Thế nhưng bài đao Tứ Linh cho đến nay vẫn chưa được trả lại đúng với nơi nó đã xuất phát
    Kế theo, khi nhìn thấy bài ?oTứ Linh Đao? đứng chung với các bàì vốn là danh quyến của võ thuật truyền thống Việt nam như: Ngọc Trản, Lão Mai, Siêu Xung Thiên?trong chương trình thống nhất võ thuật cổ truyền Việt Nam trên phạm vi toàn quốc, chúng tôi cảm thấy không xứng đáng. Bởi các bài danh quyền như Ngọc Trản, Lão Mai, siêu Xung Thiên?vốn đã được đúc kết từ kinh nghiệm võ nghiệp dạn dày của biết bao thế hệ tiền nhân đề trở thành những viên ngọc bích của làng võ Việt Nam: ?oThứ nhất Lão Mai, thứ hai Ngọc Trản? trong khi đó niên hạn ra đời của bài Tứ Linh Đao lại quá mới 1979, và từ sự tập hợp của một người có tuổi nghề về võ học cũng như tuổi xuân về cuộc đời còn quá trẻ: 27 tuổi
    Cuối cùng là tính cách của bài Tứ Linh Đao. Tuy hình thành trên cơ sở hai bài: Lý Thường Gươm (tục huyền là bài gươm của Lý Thường Kiệt - một bài của võ Việt Nam) và Tứ Môn Đao (thuộc môn phái Thiếu Lâm Bạch Hạc của Trung Quốc), nhưng bài Tứ Linh Đao diễn thế toàn bài triển khai ra bốn hướng theo như truyền thống quyền pháp Thiếu Lâm Nam Phái. Nói khác đi. Tính cách hình thức diển thế toàn bài Tứ Linh Đao là tính cách của một bài võ Thiếu Lâm. Thế nhưng từ năm 1993 đến nay, Tứ Linh Đao lại được xếp hạng vào một trong các bài của võ thuật truyền thống Việt nam. Chúng tôi e rằng sự hiện diện của bài Tứ Linh Đao trong hệ thống các bài võ Việt nam sẽ dể dẩn đến sự ngộ nhận cho rằng võ thuật Việt Nam?cũng chỉ là võ Tàu! Việc này đã đi ngược lại việc làm của các thế hệ tiền nhân từng dày công bồi đắp cho một nền quốc võ Việt Nam bao lần chiến đấu và chiến thắng trước nền võ thuật của các nước chung quanh vậy?

    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 15:21 ngày 23/08/2006
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ba bài rất phổ biến trong làng võ Đàng Trong.
    Lão Mai (theo lời của bác Võ Ta thì còn có tên là Quyền Nhất, Thảo Quyền).
    Ngọc Trản (theo lời của bác Võ Ta thì còn có tên là Mộc Thiếu).
    Siêu Xung Thiên (ở Sa Long Cương gọi là Siêu Bát Quái, trong dân gian gọi là Siêu Ông).
    Ba bài này nằm trong hệ thống 15 bài quy định để thi cử nhân võ triều Nguyễn. Nguồn gốc không rõ lắm. Nhưng riêng bài Ngọc Trản lịch sử lâu nhất hiện nay có thể xác định là trong Bạch Hổ Võ Kinh của Nguyễn Hữu Cảnh. Còn trước đó thì... chịu.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 19:01 ngày 23/08/2006
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tuy nhiên xin lưu ý thêm là các bài trên cũng như 2 bài của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Hiện nay lưu truyền trong dân gian rất nhiều Versions. Không ai dám chắc rằng các võ sư "phân bố" bài bản của các võ phái theo kiểu phân bố thành tích theo "bệnh" hiện nay của VN.
    Thực ra, theo tôi nghiên cứu luật thi đấu Kata của Karate cũng có tình trạng tương tự.
    Vì vậy về nguồn gốc cần phải nghiên cứu kỹ, không thì dễ ngộ nhận lắm.
    Trân trọng.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 15:45 ngày 23/08/2006
  4. thienvuong2006

    thienvuong2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Bạn thử đọc cho tôi nghe bài thiệu của bài Ngọc Trản đi.Tôi rất hoan nghênh về tinh thần của bạn.
    Được lonelymanus sửa chữa / chuyển vào 12:05 ngày 24/08/2006
  5. DanTien

    DanTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô! Về bài Lão Mai, các bác viết rõ hơn một chút được không, em nghe thấy rất thích thú rồi!
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước bạn có bảo là bài Lão Mai bên Thiếu Lâm cũng có bài trùng tên.
    Bạn huynhhoadao đề cập đến bài của Vovinam.
    Tôi góp một vài ý theo cách hiểu của tôi:
    - Tôi không nghĩ là bài này bên Thiếu Lâm có bài trùng tên. Tôi chỉ thấy có người đặt tên bài này là Mai Hoa Quyền (giống như một bài của Thiếu Lâm). Còn các môn "Thiếu Lâm" có bài Lão Mai thì bạn hãy coi chừng. Cái võ sư võ ta cứ thích lấy tên Thiếu Lâm cho... oai đấy bạn ạ.
    - Còn về bài của Vovinam tôi không rõ hiện nay có giống của Liên đoàn võ cổ truyền hay không nhưng tôi nhớ ở Vũng Tàu khoảng năm 1989-1990 có một võ sinh Vovinam Lam đai tên là Nguyễn Tấn Lộc đạt HCV toàn quốc (không rõ là võ cổ truyền hay VVN, tôi nhớ là vì võ sinh này học chung trường Trung học với tôi dưới tôi 1 lớp) với 2 bài Xà quyền và Lão Mai. Võ sinh này trước đây có học võ cổ truyền. Lưu ý là thời điểm đó chưa có LĐVCT và bài Lão Mai được đưa vào 10 bài quy định khá lâu sau các 4 bài đầu tiên Hùng Kê quyền, Tứ Linh Đao, Roi Thái Sơn... (gì nữa quên rồi).
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Không có ai. Xin nhắc lại KHÔNG CÓ AI phản biện tôi. Vậy tôi tự phản biện. Nếu VS Từ Thiện sáng tác bài này năm 1979 lúc ông 27 tuổi thì hiện nay tuổi đời của ông sẽ là... 54 tuổi. Hi hi
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Anh vừa mới đọc hết bài đó (đọc to lắm cơ). Em nghe rõ không? Anh nghĩ là nếu trong đầu em trống rỗng. Chả có gì để đóng góp cho diễn đàn này thì em vẫn có thể đóng góp tiền cho bọn anh đi nhậu cũng được. Một đĩa thịt chó 5.000đ cũng xấp xỉ hơn một tiếng đồng hồ vào mạng.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 07:49 ngày 24/08/2006
    Được lonelymanus sửa chữa / chuyển vào 12:06 ngày 24/08/2006
  9. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Bác cuonglhvt thân mến !
    Xin thông báo với bác thằng này bị bệnh thần kinh, bác chớ chấp nó làm gì. Nghe cái giọng của nó thì nó mới tập tọng vào mạng để quấy rối thôi. Hê hê ..... chẳng để lại chút ấn tượng nào.
    Đây là câu trả lời của tôi với nó:
    http://www5.ttvnol.com/vothuat/680869/trang-7.ttvn
    Chúc bác mạnh khoẻ đóng góp nhiều hơn nữa cho box võ thuật.
    Được lonelymanus sửa chữa / chuyển vào 12:03 ngày 24/08/2006
  10. huynhhoadao

    huynhhoadao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Ồ không phải vậy đâu bác cuonglhvt .Lão võ sư Từ Thiện (Hồ Văn Lành) sinh năm 1914 ,mất hồi tháng 10-11 năm 2005 .
    Theo em nghĩ ý của võ sư Hồ Tường là tuổi của bài quyền Tứ Linh Đao là 27 tuổi,so với các bài quyền khác thì Tứ Linh Đao "sinh sau đẻ muộn" .Hay là bài này đích thị do võ sư Hồ Tường sáng tác khi ông 27 tuổi ( sinh năm 1952 ? ) .Do lão võ sư Từ Thiện (cha võ sư Hồ Tường) đã học Thiếu Lâm Bạch Hạc sau khi đã học Tân Khánh Bà Trà nên việc bị ảnh hưởng về cách đi quyền có thể lắm chứ.Trong cuốn "Làng võ Sài Gòn" (Hồ Tường-Thiện Tâm ...) có phân tích về quyền Tàu và Việt Nam ,có nói rõ quyền Tàu khi thi triển theo 4 hướng, còn quyền Việt khi thi triển thì theo đường thẳng.
    Em chỉ có vài ý kiến nhỏ nhặt .Mong các bác đóng góp thêm

Chia sẻ trang này