1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguồn gốc của nhạc Rock

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi amateur_in_rock, 01/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. amateur_in_rock

    amateur_in_rock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    4.007
    Đã được thích:
    0
    Nguồn gốc của nhạc Rock

    Mùng 1 tết ngồi nhà chán như con gián, tui lục lại trong đống docs ngày xưa lưu lại của TTVN cũ ( PFT ) thấy cái bài này hay hay, thôi thì cứ cut & paste lên vậy, để các bác ma mới xem, ma cũ bít rùi thì đừng chửi he he
    bài của bà chị Nguyễn Thị Minh Châu :
    here we go !

    Nguån gèc cña nh¹c rock

    Chóng ta h?y nhí l¹i mét nh©n v

    Love will grow.
    And nothing comes in the way.
    It's true that love is here to stay.
    All we have to do is to face tomorrow.
  2. fcbayernmunchen

    fcbayernmunchen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    6.863
    Đã được thích:
    0
    Má ơi con không dịch nổi, hic hic!
    Postfach 900 451 81504 Munich​
    FC Bayern Munchen - Meine Suesse Liebe
  3. xackho

    xackho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2002
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Má ơi, chữ gì thía này ?

    Rockfan Đà Nẵng click here: www.rockzone.2ya.com
  4. deaddog

    deaddog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    ac!
    đúng là đồ cổ có khác
    df
  5. machineguns

    machineguns Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    0
    bác milou này sửa lại cũng chả được gì cả. Xem vẫn không hiểuđang viết cái gì cả....... Đề nghị sửa lại hết đi
    URLA IL TUONO
    AL MIO LAMENTO EROICO
    SORTE... CONSUMA LA REALTA'!


  6. Death_eater

    Death_eater Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2001
    Bài viết:
    2.170
    Đã được thích:
    0
    Nguồn gốc của nhạc rock
    Chúng ta hãy nhớ lại một nhân vật trong cuốn chuyện nổi tiếng của Selinger "Trên vực thẳm của lúa mạch đen". Cậu thiếu niên bị dằn vặt bởi mối ác cảm quá khích với thế giới quanh mình, thừa lãnh đạm đến mức trơ tráo đối với những giá trị tinh thần của quá khứ, song chính cậu bé ấy lại giấu kín trong tâm hồn tính dịu dàng, trìu mến với những ai còn cha bị "sự hư hỏng do thời gian" đụng chạm tới. Ngay tên gọi của cuốn sách "A Catcher in the Rye" (dịch đúng nghĩa: "Ngời săn bắt trong lúa mạch đen") cũng được tượng trưng cho thế giới nội tâm của nhân vật Holden Kolfind , cậu bé mơ ước gìn giữ khỏi cái chết cho những đứa trẻ đùa nghịch trên vực thẳm của lúa mạch. Hình tượng của Holden trở thành tiêu biểu cho cuộc sống tinh thần của cả một thế hệ phương Tây.
    Cậu bé người Mỹ ấy yêu thích loại âm nhạc nào?
    Nhạc giao hưởng và Opera đối với cậu quá xa vời, khó hiểu. Nhạc jazz mới mẻ nhất trong quán cà phê theo lối sống phóng khoáng trí thức đối với cậu quá hào nhoáng phù hoa. Tính đa tình ngọt ngào của nhạc nhẹ phong tục ở Mỹ làm cậu chán ghét. Và chỉ có nữ ca sĩ da đen của thế hệ trước, người trình diễn âm nhạc theo phong cách của jazz thời kỳ đầu tiên là gợi trong Holden lòng thán phục và cảm kích.
    Giữa những năm 50, một cuốn sách khác cũng được công nhận rộng rãi: "Trên đường" của Jek Keruac - một nhà văn Mỹ. ở đây tác gi trẻ tuổi lang bạt khắp đất nước, khát khao có được cảm giác sâu sắc, thực sự về cuộc đời. Thất vọng trong nền văn hoá Mỹ da trắng, anh ta bị lôi cuốn vào môi trường âm nhạc da đen không lệ thuộc vào tiêu chuẩn và tính quy tắc ước lệ, chính nó có khả năng ban cho anh ta những cảm xúc mạnh mẽ.
    Đối với số đông những người lớn lên và trưởng thành trong những thập niên sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, các dạng nghệ thuật truyền thống đã mất đi sức tác động với mức độ đáng kể. Họ đòi hỏi cái gì đó khác hẳn , "riêng biệt", "của mình", táo bạo lật nhào các khái niệm thẩm mỹ của quá khứ. Và tất cả những cái đó họ đã tìm thấy trong ROCK. Tự do ( hết mức độ có thể ) thoát khỏi hình tượng truyền thống , phản đối sự đòi hỏi đào tạo chuyên nghiệp, loại nhạc này vô hình chung đã ném lời thách thức cho nền văn hoá của quá khứ. Tuy nhiên tinh thần của nó là sự nổi loạn tâm lý tự phát nhiều hơn là sự chống đối xã hội tự giác. "Không phải chúng tôi khởi nghĩa chống lại bậc cha chú, mà đơn giản là các bậc cha chú không muốn hiểu chúng tôi " đó là lời nói ở một trong những cuộc phỏng vấn của Bob Dylan, một ca sĩ - nhà th nổi tiếng về tài thơ ca trong những năm 60.
    Phải cần không ít sự dũng cảm, táo bạo để hôm nay có thể đánh giá lĩnh vực này của nền văn hoá hiện đại, một lĩnh vực hơn một phần tư thế kỷ nay đã xâm chiếm trí lực của các nhà xã hội học, tâm lý học, nhà văn, nhà sư phạm, trong mức độ không ít hơn, mà có lẽ còn ở mức độ lớn hơn so với các nhạc sĩ. Ở đây có rất nhiều cái trái ngược , mâu thuẫn, cùng một lúc cả sự nhàm chán và tính hấp dẫn, cái tầm thường thấp kém và tính truyền cảm thực sự, sự khuôn sáo và cái mới mẻ. Và bí ẩn nhất - đó là tính quần chúng kinh thiên động địa của loại nhạc này. Tại sao loại nhạc được kết tinh trong thời kỳ sau chiến tranh này , thoạt tiên như một sự biểu hiện tâm lý xã hội của các tầng lớp thanh niên phương tây, đã không tắt đi, mà vẫn đang tiếp tục thu thập sức mạnh ? Dường như không có một xó xỉnh nào trong thế giới văn minh hiện đại lại không xuất hiện các ban nhạc trẻ ngẫu hứng theo phong cách rock, để công diễn cũng như để "cho tâm tư riêng mình".
    Động chạm đến vấn đề này hết sức khó khăn. Hơn nữa đối với một nhà chuyên nghiệp "cổ điển" nó còn ẩn giấu một sự nguy hại nữa - đó là làm lệch tai nghe âm nhạc. Khi một nhà phê bình âm nhạc có uy tín của báo "New York Times" cho xuất bản cuốn sách về Beatles, thì cuốn sách được đón tiếp bằng sự diễu cợt của cả hai phía: đối với các đại diện của giới hàn lâm, sự cố gắng có thái độ nghiêm túc với thứ âm nhạc "đường phố" , "hoang dại" như vậy là việc làm phi lý; còn chính Beatles cũng coi ý muốn phân tích tác phẩm của họ trong thuật ngữ và quan điểm sáng tác truyền thống là điều hết sức vô nghĩa.
    Nhưng gạt bỏ vấn đề này là không được. Chúng ta cần nghe nhạc ROCK bằng "cái tai không định kiến" , xuyên qua tất cả những thiên vị tích đọng trong ta. Hiện thời trong âm nhạc học ở ta, chủ đề này gần như hoàn toàn chưa khai thác , cho nên làm sáng tỏ thậm chí chỉ một vài lĩnh vực riêng biệt của nó cũng có thẻ là việc bổ ích , là bước tiến tới những nghiên cứu tiếp theo đầy đủ và chi tiết hơn. Đó chính là nhiệm vụ có giới hạn mà tác giả bài này đặt ra cho mình.
  7. Death_eater

    Death_eater Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2001
    Bài viết:
    2.170
    Đã được thích:
    0
    Phần 2
    Tên gọi dành cho nhạc ROCK ngay từ thời kỳ sơ khai phát triển ở Mỹ là "contre-culture"- có nghĩa là phản văn hoá, như ta đã thấy, cũng có cơ sở thực tế. Sự phủ định các tiêu chuẩn thẩm mỹ và đạo đức cố định, những gì được biểu hiện dưới hình thức hư vô chủ nghĩa trong phong trào hippy, đều có trong nhạc rock,loại nhạc này theo tính cách của nó, quá trớn và ầm ỹ, đối lập với tất cả những gì đã từ lâu được khẳng định trong nền văn hoá chuyên nghiệp; đối lập với sự nghiệp sáng tác giao hưởng - ca kịch, với nhạc jazz là loại nhạc mà nó có liên quan một cách di truyền, và thậm chí, thoạt nhìn thực khó tin, nó còn đối lập với cả nhạc nhẹ phong tục truyền thống - là loại nhạc cho đến nay nó vẫn chịu sự phụ thuộc hiển nhiên. Chúng ta sẽ tập trung vào những điểm làm sáng tỏ - trong giới hạn phương pháp khoa học lịch sử âm nhạc - sự xuất xứ và bản chất nghệ thuật của một hình thái văn hoá quần chúng hiện đại đang được phổ biến rộng rãi nhất. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm hiểu:
    1) Khái niệm trừu tượng chung "contre-culture" biểu hiện trong âm thanh cụ thể của âm nhạc ra sao;
    2) Từ nguồn gốc nào sinh ra phong cách rock, một phong cách không thể chấp nhận đối với trình độ cảm thụ âm nhạc và tâm lý nghệ thuật của các đại diện cho những thế hệ trước chiến tranh;
    3) Bằng những đặc điểm nào của mình, rock hưởng ứng một vài đặc tính của quá trình nghệ thuật thế giới đương thời.
    Cả ở Mỹ và ở Anh - nơi hình thành những kiểu mẫu hoàn chỉnh đầu tiên của rock -loại nhạc nhẹ ext'rát đã thống trị hoàn toàn trong suốt hai thế kỷ. Trong tiến trình, loại ext'rát này không tách ra khỏi cơ sở thương mại, cái mà trên thực tế đã khống chế tất cả khả năng sống của tài năng sáng tạo âm nhạc trong hai cường quốc này. Ở Mỹ, chính phạm vi doanh lợi đã củng cố tất cả các thể loại đã định hình của nhạc dân tộc, cả Ragtime, Blues thành thị và jazz. Và trong các loại này đã có dấu ấn của bóng đen Tin Pen Elly, Broadway, Holywood... Nhạc rock cũng tỏ ra bất lực trước sức mạnh to lớn gần như luôn luôn làm sa đoạ hoá và biết khống chế này. Song các yếu tố ban đầu thuộc nguồn gốc và truyền thống của rock đã đảm bảo cho tính vô song và tinh thần hiện đại đầy sức sống của nó.
    Đặc điểm quan trọng của nhạc rock có vẻ như nghịch lý - đó là khả năng làm xúc động lòng người nghe quá sâu sắc của một hình thái nghệ thuật thoạt nhìn chỉ là nhạc nhẹ phong tục.
    Nhạc ext'rát giải trí truyền thống luôn luôn dẫn dắt người nghe vào thế giới của tưởng tượng và trò chơi, một thế giới chỉ có bề ngoài hơi giống với thực tại. Đó là bản sao được trang trí và giảm nhẹ đi về sự thật cuộc đời, đặc tính và tư duy nghệ thuật của thể loại này là như vậy.
    Khác với ext'rát, nhạc ROCK thực chất hoàn toàn không phải là trò chơi.Nó khuấy động, làm xốn xang, kích thích đến mức người nghe và người biểu diễn không tự kiểm soát nổi mình nữa. Có thể, như người ta vẫn thường làm, hoàn toàn giải thích hiện tượng này là sức ép lộ liễu vào bản năng thông thường hoặc là trạng thái kích động do ma tuý ở diễn viên và người nghe. Quả thật, trong những năm tư tưởng và thực tế sống của phong trào Hippy đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới tuổi trẻ phương Tây, "yếu tố ma tuý" đã xâm nhập vào nhạc ROCK. Chính nó đã mở đường cho nhiều biến dạng kỳ quái của ROCK. Song cũng như khái niệm "Jazz" bao gồm nhiều hiện tượng - từ tính tầm thường đến những tác phẩm nghệ thuật thực sự và tích cực, thì trong nhạc ROCK cũng có nhiều dạng khác nha, một mặt có những kiểu hấp dẫn và sáng tạo,mặt khác có kiểu tầm thường, nhạt nhẽo.
    Hé,tớ cho vào vietuni của Milou để đổi font rồi sau đó sửa lại các chỗ lỗi.Nhẽ ra phải sửa vào trực tiếp bài của amateur nhưng mấy hôm nay cái TTVNOL củ mía này nó dở chứng củ chuối,ko làm ăn được gì
  8. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Sửa xong rồi thì xoá bớt bài đi cho đỡ rối

    ...What ALTERNATIVE Can Be...

  9. amateur_in_rock

    amateur_in_rock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    4.007
    Đã được thích:
    0

    nếu bác sửa được trực tiếp bài của em thì tốt
    còn nếu ko được thì bác sửa lại rùi xoá bài của em đê
    đỡ loạn mắt, chứ 1 bài mà lại có 1 bài sửa đợt 1 rùi sửa tiếp đợt 2 thì kinh quá
    hi`hi`
    A time to live
    A time to lie
    A time to love
    A time to cry
    A time to laugh
    A time to die
  10. amateur_in_rock

    amateur_in_rock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    4.007
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi các bác
    mấy hôm rồi em bận quá ko post lên đây được
    có gì đêm mai em post lên, cuối tuần được discount mà
    he he
    ai đợi thì đợi nhá
    Waiting for tomorrow, for a little ray of light
    Waiting for tomorrow, just to see your smile again
    Take away my sorrow, from a blistered heart of mine
    Where are you now, if you are there anywhere...

Chia sẻ trang này