1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguồn gốc của tên các nước bằng tiếng Việt, "Mỹ", "Anh", "Nhật", và rất nhiều nước khác...

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi nadung84, 18/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Liongo

    Liongo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay bận không vào được TTVN, hôm nay vào thì không ngờ cái topic này cũng được nhiều người quan tâm nhỉ.
    Xin giải thích thêm với bác MTH về cái tên "Tiệp Khắc". Tiệp Khắc là phiên âm Hán-Việt từ chữ Hán của âm đầu và âm cuối trong Czechslovakia. Như các bạn đã biết thì có những cách phát âm mà chữ Hán không thể nào ghi lại một cách chính xác được. Do đó người Trung Quốc đã dùng những chữ Hán nào có cách phát âm gần giống với cách phát âm thật để ghi lại, người Việt lại thông qua chữ Hán để dịch qua Hán-Việt nên chúng ta sẽ cảm thấy có những chữ rất khác nhau. "Czechslovakia" theo tiếng Việt phát âm trực tiếp là "Séc slô va ki a" như bác MTH nói, nhưng người Hán dùng chữ "Tiệp" (Hán-Việt) phiên âm Latin là "jie" phát âm tiếng Hán là "chie" để ghi lại chữ "Czech", họ dùng chữ "Khắc" (Hán-Việt) phiên âm Latin là "ke" phát âm tiếng Hán là "khơ" để ghi lại chữ "kia" (đọc nhanh chữ "kia" sẽ thấy giống như "kiơ". Bác nào chuyên gia tiếng Hoa nếu thấy phát âm "jie" và "ke" như vậy là sai thì chỉnh giúp em phát, em cảm ơn trước ạ ).
    (Ngoài lề tí ạ) Em để ý thấy cùng một chữ Hán nhưng cách phát âm Hán-Việt gần giống với cách phát âm tiếng Quảng Đông hơn là tiếng Bắc Kinh (hay Quan Thoại). Các bác có để ý nhận thấy cách phát âm số đếm từ 1 đến 10 trong tiếng Quảng Đông rất giống với Hán-Việt không, nếu so với tiếng Bắc Kinh thì rất khác. Em nhớ một số như thế này:
    cửu (HV) - cẩu (QĐ) - chìu (BK)
    thập (HV) - xập (QĐ) - xử (BK)
    mấy số còn lại như "nhất, nhì, tam, tứ...." cũng rất giống với tiếng Quảng Đông và đa phần là khác so với tiếng Bắc Kinh. Hay như có rất nhiều chữ khác như "học sinh" (hay "học sanh") thì Quảng Đông là "hoọc xăng" còn Bắc Kinh là "xuể sâng", hoặc tiếng Việt mình có "trừ khi" (hay "trừ phi") làm liên kết câu thì Quảng Đông là "trù phi". Do đó em nghi là từ xa xưa người Việt mình phát âm Việt hoá chữ Hán từ tiếng Quảng Đông chứ không phải từ tiếng Bắc Kinh.
    Được Liongo sửa chữa / chuyển vào 14:07 ngày 22/04/2003
  2. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Sao lại không liên quan, tức là cùng 1 chữ, người Nhật họ phát âm là nippon, còn ta phát âm là Nhật Bản, tất cả đều bắt nguồn từ chữ Tàu.
    Help me!
  3. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Cái này không phải như bạn nói, chữ "Trung Quốc" tớ không biết từ bao giờ nhưng từ trước khi có cụm từ "Trung Hoa nhân dân cộng hoà quốc".
    Còn chữ Hoa là chỉ người Hoa, nó vẫn là chữ hoa có nghĩa là đẹp, tráng lệ, nhưng ở đây là tên riêng, chỉ dân tộc, như người ta gọi là Việt vậy.
    Help me!
  4. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Châu Âu: Âu La Ba
    Phi: A Phí Lợi Gia
    Help me!
  5. Liongo

    Liongo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    "Còn chữ Hoa là chỉ người Hoa, nó vẫn là chữ hoa có nghĩa là đẹp, tráng lệ, nhưng ở đây là tên riêng, chỉ dân tộc, như người ta gọi là Việt vậy."(annonymous)
    Không hiểu là người Hoa ý bạn nói ở đây có phải là dân tộc không, nếu ý của bạn là một dân tộc thì theo tớ biết thì không có dân tộc Hoa ở Trung Quốc. Chúng ta thường quen miệng nói người Hoa để chỉ dân tộc Hán hoặc một số dân tộc sống ở Trung Quốc, nhưng cách dùng này chỉ là quen miệng thôi, xin trở lại với cách gọi là "người Hán".
  6. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Trong chủ đề này, ở mấy trang trước đã có bài của bác Chitto viết về người Hoa Hạ rồi đó, người Trung Quốc từ thời thượng cổ đã tự gọi mình là Hoa rồi.
    Còn tên gọi Hán chỉ có từ thời nhà Hán (bắt đầu khoảng năm -200). Còn theo mình biết thì hình như Hán không phải là một dân tộc, người ta dùng từ Hán để phân biệt người ở Trung Nguyên với những dân tộc khác. Tất nhiên về nguồn gốc ban đầu thì Hán cũng là tên một vùng đất.
    Help me!
  7. Terminator3

    Terminator3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.174
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này hay thật, quy tụ biết bao cao thủ, chả mấy khi Tiếng Việt được xôm tụ như lần này.
    À tôi nhớ hình như Đức còn được gọi là Phổ thì phải, bác nào biết nguồn gốc của chữ này không?
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Hic, Đức và Phổ thì khác nhau bác Ter3 ạ.
    Nhưng mà thế thì lại biến đây thành box Lịch sử mất.
    Thôi, để bác nào giải thích ngắn gọn, chứ tớ thì dài dòng mà chưa chắc đã đúng.
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  9. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Phổ là Prussia còn chúng khác nhau thế nào thì phải đọc thêm sách đã.
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Người Hoa Hạ thượng cổ cho rằng mình nằm giữa thế giới, đồng nhất Trung nguyên - mặt đất với vùng đất mà mình khai phá.
    Nhưng sau họ cũng nhận ra rằng Trung Quốc không hẳn là trung tâm thế giới, bởi phía Đông là đại dương, còn phía Bắc, phía Tây và phía Nam thì họ không thể đi quá xa được, nên họ lại có ý tưởng khác.
    Lúc đầu họ coi các phía kia là mọi rợ, "nam man", "đông di", "tây khuyển"... nhưng rõ ràng Phật giáo từ phương Tây lại, rồi con đường tơ lụa, cho thấy không hẳn như thế.
    Bởi thế lại có thuyết về Bốn Đại bộ châu, bốn Đại dương.
    Bốn Đại bộ châu là :
    1. Đông Thắng thần châu
    2. Tây Ngưu hạ châu
    3. Nam Thiệm bộ châu
    4. Bắc Câu lư châu.
    Bốn đại dương là Đông Tây Nam Bắc dương đại hải.
    Khi đó Trung Quốc nằm ở Đông Thắng Thần Châu, giáp với Đông và Nam dương đại hải.
    Tư tưởng này thể hiện rõ trong truyện Tây Du ký, có lẽ ý nghĩ về 4 Đại bộ châu ra đời muộn hơn nhiều thuyết Trung Quốc là trung tâm.
    Còn Cửu châu chỉ là 9 miền trong Trung Quốc thời Chu: Từ, Thanh, U, Ký, Ích, Duyện, Dự, Kinh, Tương.
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Chia sẻ trang này