1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguồn gốc của tên các nước bằng tiếng Việt, "Mỹ", "Anh", "Nhật", và rất nhiều nước khác...

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi nadung84, 18/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Prussia vốn là một vùng đất nghèo và xa xôi. Sau khi Đại công tước Brandenburg (vùng Berlin) sát nhập, bèn xưng làm vua của Prussia (Phổ). Lúc đó chức vụ Hoàng đế ở các lãnh thổ Đức được bầu nên không thể xưng vua ở Brandenburg được.
    Sau này khi Brandenburg/Prussia thống nhất Đức, vua Phổ bèn từ chức vua của Prussia để lên ngôi Hoàng đế Đức.
  2. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Còn một từ khác nữa để chỉ dân tộc Đức (không phải nước Đức) đó là Nhật Nhĩ Man (có chỗ lại ghi là Nhật Nhĩ Mãn???) phiên âm từ chữ "German".
    Còn về Trung Quốc, thì hai chữ Trung Quốc đã xuất hiện từ rất xưa. Trong Kinh thi đã có câu "Thủ ngã trung quốc" (bảo vệ đất đai của nhà vua). Chúng ta nhận thấy ban đầu chữ Trung Quốc là dùng để chỉ vùng đất của thiên tử nhà Chu, nằm ở trung tâm thiên hạ, chứ không bao gồm lãnh thổ của các nước chư hầu. Về sau khi Trung Quốc thống nhất thành một nước lớn, hai chữ này cũng được mở rộng ý nghĩa để chỉ đất nước Trung Quốc, và được dùng với nghĩa này trong suốt các thời ký lịch sử. Lý do đơn giản là người Trung Quốc vẫn cho rằng đất nước của mình là trung tâm của thế giới.
    Tên gọi của nước Trung Quốc ngày nay là Trung Hoa. Do đó, Trung Quốc ko phải là viết tắt của Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc, cũng chả phải là viết tắt của Trung Hoa dân quốc gì cả. (Ở đây ta thấy có sự khác biệt với trường hợp của Hàn Quốc - Hanguk, là tên viết tắt của Đại Hàn dân quốc).
    Đương thì nhược ái Hàn công tử
    Mai cốt thành khôi hận vị hưu.
  3. vnpenguin

    vnpenguin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2003
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Đúng, trong tiếng Pháp có hai tính từ để chỉ nước Nhật là : nippon & japonais.
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Hôm nay tìm thấy đoạn này của Bác sĩ Trần Đại Sỹ.
    Giám đốc Trung quốc sự vụ, viện Pháp Á trong bài viết của bác Mike Nguyen một năm trước. Trích ra để có một cách nhìn khác về chữ Trung Quốc:
    Đầu tiên là Kinh-thư, không rõ tác giả là ai, xuất hiện trước Khổng-tử, thiên Vũ-cống gọi thế giới chúng ta ở là Thiên-hạ (Dưới trời). Thời cổ, các văn nhân Trung-quốc không đi xa hơn vùng sông Hán, sông Hoàng-hà, họ tưởng đâu thế giới chỉ có Trung-quốc, nên gọi Trung-quốc là Thiên-hạ. Thiên-hạ là Trung-quốc, tức là nước ở giữạ Bốn phía Trung-quốc là biển, nên gọi Trung-quốc là hải-nội, các nước khác là hải-ngoại.
    Kinh-thư thiên Vũ-cống chia Thiên-hạ thành 9 châu : Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương, Ung. Lại dùng khoảng cách, chia làm năm cõi, gọi là Ngũ-phục, mỗi cõi cách nhau năm trăm dặm (250 km). Ngũ-phục là Điện-phục, Hầu-phục, Tuy-phục, Yêu-phục, Hoang-phục.
    Trung-ương là kinh đô của nhà vua.
    -Điện-phục ở ngoài kinh đô năm trăm dặm.
    -Hầu-phục ở ngoài cõi Điện-phục năm trăm dăm : trong năm trăm dặm cõi Hầu thì khoảng cách một trăm dặm để phong thái ấp cho các quan khanh, đại phụ Hai trăm dặm nữa phong cho các tước Nam. Hai trăm dặm nữa phong cho các chư Hầụ
    -Kế tiếp Hầu-phục là Tuy-phục. Trong năm trăm dặm cõi Tuy thì ba trăm dặm là nơi truyền bá văn chương, giáo hóa quần chúng ; còn hai trăm dặm để hưng thịnh võ bị, bảo vệ quốc gia.
    -Sau cõi Tuy là cõi Yêụ Trong ba trăm dặm cõi Yêu là nơi cho rợ phương Đông ở. Hai trăm dặm còn lại là nơi để đầy tội nhân.
    -Cõi cuối cùng là cõi Hoang, năm trăm dặm. trong ba trăm dặm gần dành cho mọi phương Nam ở, hai trăm dặm cuối cùng để đầy người có tội nặng.
    -Ra khỏi cõi Hoang là... biển.
    Tiếp theo Kinh Thư, sách Tả-truyện, Tả Khâu Minh cũng viết :
    Trời làm chủ Thiên-hạ,
    Vua nối trời mà cai trị.
    Kẻ chịu mệnh trời mà cai trị là Thiên-tử.
    Đến Mạnh-tử, thiên Ly-lâu viết:
    Thiên hạ là quốc gia,
    Gốc của thiên hạ là quốc,
    Gốc ở quốc là gia.
    Vì ảnh hưởng của sách cổ nên người Hoa mới nảy sinh ra tư tưởng ề Nội Hoa hạ, ngoại Di, Địch ". Nghĩa là trong Ngũ-phục thì là chốn văn minh, còn ngoài ra thì là mọi rợ.
    Kinh-lễ, thiên Vương-chế nói :
    Đông phương viết Di,
    Tây phương viết Nhung,
    Nam phương viết Man,
    Bắc phương viết Địch.
    Nghĩa là :
    Người ở Đông phương gọi là Di, Tây-phương là Nhung, Nam phương là Man, Bắc phương là Địch.
    Di, Nhung, Man, Địch là những từ để chỉ mọi rợ. Bốn chữ đó khi viết thì có bộ trùng, bộ thú, bộ khuyển ở cạnh. Có nghĩa các sắc dân đó là cầm thú, côn trùng, chó mèo !
    Với lối phân chia Cửu-châu, Ngũ-phục ; trong năm cõi trên thì cõi Điện là vùng bao quanh Thiên-hạ. Phía trong cõi Điện là Giao Trong Giao một trăm dặm là Quốc. Trong Quốc có thành gọi là Độ Đô là nơi vua ở. Vì vậy họ mới xưng là Trung-quốc, tức nước ở giữa Thiên-hạ. Chữ Trung-quốc ở đây có tính chất chính trị, và địa lý. Còn từ Trung-nguyên có nghĩa là vùng đất ở giữạ Trung-nguyên chỉ có nghĩa địa lý mà thôi.
    Sau cuộc cách mạng Tân Hợi của Bác-sĩ Tôn Dật Tiên và Quốc-dân đảng lên cầm quyền, lấy quốc danh là Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc, gọi tắt là Trung-Hoa Dân-quốc từ ngày 1-1-1912. Hiện chính phủ Đài-loan vẫn duy trì quốc danh này.
    Còn nguồn gốc từ Hoa thì lúc đầu Trung-quốc chỉ là mấy bộ tộc ở vùng Ung-châu, Lương-châu (Ghi chú xin đừng lầm Ung này với Ung-châu thời Tống, nay là Nam-ninh thuộc Quảng Tây). Phía Đông Nam là Hoa-âm, Đông Bắc là Hoa-dương, giới hạn bởi Hoa-sơn. Vì vậy họ mới xưng nước là Hoạ Sau vì có văn minh, họ chiếm, đồng hóa các vùng xung quanh, mà có 9 châu như trong Kinh-thự Hoa là tên nước chứ không phải là tên chủng tộc.
    Còn từ Hoa Hạ thì do con sông Hạ-thủy khởi nguồn từ Ung-Lương, nên lấy từ Hạ-thủy làm tên tộc. Hạ là tên tộc, không phải là tên nước. Sau này người ta ghép chữ Hoa là nước với chữ Hạ là tộc thành từ Hoa-Hạ vừa để biểu tượng cho nước, vừa biểu tượng cho tộc.
    Cao-tổ nhà Hán là Lưu Bang, khởi nghiệp từ sông Hán-thủy, nên xưng là triều Hán (207 trước Tây-lịch). Năm 179 trước Tây-lịch, Triệu Đà chiếm Âu-lạc (tên cũ của Việt-Nam). Y là thần tử triều Hán, cấm dân Việt học chữ Khoa-đẩu của tộc Việt, bắt học chữ Hoạ Do vậy người Việt gọi chữ Hoa là chữ Hán.
    Người Việt gọi người Chinois là người Hoa, người Trung-quốc là lẽ thường. Còn danh tự người Tầu thì bắt nguồn từ những triều đại Trung-quốc bị sụp đổ, các di thần dùng tầu vượt biển sang Việt Nam xin kiều ngụ, nên người Việt gọi họ là người Tầu ".
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  5. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Chi tiết này chưa chính xác. Cái thành lập vào ngày 1-1-1912 là Trung Hoa Dân Quốc (nên năm 1912 mới gọi là năm Dân Quốc thứ nhất). Còn Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc ngày thành lập là 1-10-1949 cơ, và do Mao Trạch Đông đứng đầu. Xin cải chính một chút thôi
    Đương thì nhược ái Hàn công tử
    Mai cốt thành khôi hận vị hưu.
  6. Tigris_Corbetti

    Tigris_Corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Tớ ko biết tiếng Trung nhưng nói qua nói chuyện với một số tên TQ, tụi nó đọc Trung Quốc là "Trung Của". Của ở đây được hiểu là nước như nước Việt nam, nước Lào, nước Pháp....
    Vậy suy ra thì mình cũng vay mượn cách đọc tên nước của TQ. VD như: nước Pháp nó gọi là Pháp Của, nước Đức nó gọi là Đức Của.... và mình có Pháp, Đức ....

    Tigris Corbetti
  7. ha_vy_84

    ha_vy_84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Ai mà đọc theo kiểu "Trung Việt đề huề" như thế nhỉ? Âm Hán Việt có thể coi như một giọng địa phương của tiếng Trung Quốc, cùng một chữ, nếu đọc theo Hán Việt thì là Trung Quốc, đọc theo tiếng phổ thông thì là /zhong guó/ mà "diễn" đại khái ra âm Việt là "ztrong của". Cũng vậy, "pháp quốc" là âm Hán Việt, âm phổ thông là /fa guó/ đọc thành "pha của". Đọc thành "pháp của" khác nào là "give me the chai nước" !!!
    Hạ Vy
  8. Tigris_Corbetti

    Tigris_Corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    hihì... vậy thì sorry em gái . Ôi tiếng Việt!

    Tigris Corbetti

Chia sẻ trang này