1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguồn gốc của tình yêu

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi moonstruck, 01/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Nguồn gốc của tình yêu

    Các bạn đừng ngạc nhiên khi thấy một topic về tình yêu lại xuất hiện ở box học thuật. Tôi chỉ muốn bàn về tình yêu dưới ánh sáng của thuyết tiến hoá. Thế nên luuthuy chắc không có lý do gì để chuyển topic này sang bên Tình bạn ?" Tình yêu cả.

    Để tìm hiểu về nguồn gốc của tình yêu, theo tôi chúng ta phải lần ngược về khoảng thời gian mà hoạt động thần kinh mới ra đời.

    Hệ thống thần kinh sơ khai của động vật thuở ban đầu chỉ chứa một ít chỉ thị, tỉ như nóng thì tránh ra, thấy thức ăn thì ăn? Tất cả những chỉ thị điều khiển đó đều được ghi cứng trong hệ thống thần kinh sơ khai của động vật và đó chính là nguồn gốc của bản năng.
    Khi thế giới sinh vật phát triển thì bản năng tỏ ra không thích hợp để điều khiển hoạt động sống nữa. Môi trường sống ngày càng yêu cầu phải ứng biến tốt, trong khi bản năng thì lại quá ổn định, do nó phụ thuộc vào vật chất di truyền. Hơn nữa, bản năng, với tư cách là một hoạt động thần kinh cũng tự tiến hoá theo thời gian, nhưng do môi trường sống lớn, nhiều biến cố, sự kiện, bản năng cứ lớn dần lên, nó tập hợp ngày càng nhiều các quy luật hoạt động, cho tới khi nó không thể ghi vào thông tin di truyền nữa. Đến đây, lượng đã tích luỹ đủ nhiều để chuyển thành chất, tự nhiên khám phá ra một cách khác để điều khiển hoạt động của động vật, phương pháp này hỗ trợ và trong nhiều trường hợp là thay thế cho bản năng, đó ra khả năng rút kinh nghiệm, hay nói cách khác đó chính là mầm mống của tư duy.

    Ban đầu, hoạt động săn mồi của động vật còn sơ khai, đơn giản, nên tư duy còn nhỏ, chứa ít kinh nghiệm. Nhưng cùng với sự tiến hoá của sinh vật, khối kinh nghiệm lớn dần lên và đã đạt tới mức cá thể không thể tự có đủ được trước khi cá thể đó trưởng thành và như thế sẽ bị ăn thịt. Thế nên tự nhiên lại khám phá ra một cách khác để đảm bảo một cá thể sẽ có đủ kinh nghiệm sống để có thể tồn tại, đó là phương pháp sinh ra con non mà mẹ hoặc cha nó sẽ đảm nhận việc nuôi nấng và truyền kinh nghiệm cho nó, bảo vệ nó lúc nó còn nhỏ dại.
    Để làm được việc này, bản năng đã phát triển lên một bước lớn. Một bản năng mới ra đời, nó buộc con mẹ phải nuôi con con, đó chính là nguồn gốc của tình cảm. Bản năng mới này đảm bảo cho con non được chăm sóc chu đáo, được truyền dạy đầy đủ kinh nghiệm sống để có thể trưởng thành và duy trì nòi giống.



    Niềm tin cho tôi Sức mạnh
  2. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Đến con người, tự nhiên đã phát triển tư duy lên mức đỉnh cao, con người có khả năng móc nối khối kinh nghiệm của mình, con người có khả năng nhận thức về sự tồn tại của mình. Khả năng tư duy này hoàn toàn đủ để con người tồn tại nhưng mặt khác nếu chỉ có tư duy và tình mẫu tử, con người không thể tồn tại, do tư duy của con người quá mạnh, nhiều chỗ nó lấn át cả bản năng.
    Ở các loài động vật cấp thấp hơn, việc duy trì nòi giống do bản năng điều khiển, nhưng ở con người, do có tư duy nên con người biết tự điều khiển việc này. Hơn nữa, một người đàn ông hay một người phụ nữ trưởng thành có thể cảm thấy việc sống một mình, không có con dễ chịu hơn. Họ không phải lo toan, không phải kiếm thêm thức ăn, có thể dễ dàng trốn thoát trước kẻ thù.
    Để chống lại xu hướng này, bản năng lại được phát triển thêm một bậc. Do ham muốn là một bản năng có từ trước nhưng đã bị tư duy khuất phục, nên khoái cảm được thêm vào quan hệ ********, để nhử con người duy trì nòi giống. Kèm vào đó, tình cảm, một dạng bản năng, được phát triển lên một tầm cao mới, đó chính là tình yêu. Tình yêu gắn con người vào nhau, đảm bảo cho việc duy trì nòi giống được thực hiện.
    Nói cách khác, tình yêu nam nữ ở con người chính là một đối trọng của tư duy của con người. Không có một trong hai thứ, con người không thể tồn tại. Khi tình yêu và tư duy hài hoà, người ta sẽ mạnh nhất.
    Tình yêu, cũng như tình cảm, là bản năng. Nó có đầy đủ sức mạnh của tự nhiên.
    Chắc chắn tình yêu cũng sẽ tiến hoá, như bản năng cũng đã tiến hoá.
    Tư duy và bản năng là hai mặt của một vấn đề.

    Niềm tin cho tôi Sức mạnh

  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào moonstruck, thấy cậu lặn mấy hôm tưởng cậu bị sao, hoá ra là tu luyện à.
    Mấy hôm nay tớ đang bận, thông cảm nhé. Vài hôm nữa rỗi hứa sẽ trả lời bài của cậu.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quê nhà.
  4. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Không biết tôi đã nói vấn đề này chưa, nhưng thôi thì cứ nhắc lại vậy. Những điều tôi nói ở topic này đều là suy nghĩ của tôi, mà tôi không biết đúng hay sai, nên post lên đây hy vọng có người chỉ bảo cho.
    Tình yêu có tính chất của bản năng, nhưng theo tôi, tình yêu không đơn giản chỉ là một bản năng.
    Ta biết, trong thế giới các loài thú thì con đực khoẻ mạnh hơn, đẹp mã hơn, tức là có bộ gen phù hợp hơn cho việc tồn tại, sẽ có nhiều khả năng truyền giống hơn. Còn trong thế giới loài người thì việc lựa chọn ******** diễn ra như thế nào? Ở con người, việc xác định bạn đời là do tình yêu quyết định. Liệu tự nhiên có trang bị cho người phụ nữ một khả năng lựa chọn cha cho đứa con của mình?
    Những nghiên cứu tôi đọc được gần đây (khoảng 2-3 năm trở lại đây) về vấn đề này dường như đều khẳng định một kết luận chung: con người, và tổ tiên đã tồn tại nhiều triệu năm trong thiên nhiên hoang dã, và đã thích nghi với môi trường sống đó, nên cơ thể con người có nhiều năng lực để thích nghi với môi trường tự nhiên. Môi trường hiện đại vẫn là một môi trường xa lạ đối với con người. Ví dụ như hệ tiêu hoá của con người trong nhiều triệu năm đã thích nghi với thức ăn có nhiều xơ. Thức ăn phương tây hiện đại có rất ít xơ thực vật, và điều đó gây cho họ những phiền toái nghiêm trọng: tim mạch, táo bón, xơ vữa động mạch, bệnh gan, thận và cả ung thư nữa. Hay cơ thể con người đã thích nghi với sinh vật ký sinh như giun sán, nên khi không có chúng, nhiều bệnh đường ruột đã phát sinh.
    Do đó tôi tin rằng ở con người còn ẩn chứa nhiều khả năng có ở các loài động vật cấp thấp hơn. Một trong các khả năng đó là khả năng lựa chọn bạn đời thông qua những giác quan mà người ta không ý thức được. Đó chính là một phần của tình yêu.
    Ví dụ, cái này thì chắc nhiều người sẽ phản đối tôi, nhưng theo tôi thì nó vẫn đúng cho phần lớn người. Đối với người phụ nữ, khoái cảm trong quan hệ ******** chỉ có thể đạt đến mức độ tối đa khi đối tác là người mình yêu. Mà khi khoái cảm đạt mức độ cao thì khả năng thụ thai của người phụ nữ tăng cao hơn, như có thể cơ thể người phụ nữ sẽ quyết định rụng thêm trứng... Điều đó chứng tỏ người phụ nữ đối xử không công bằng một cách vô thức đối với những người đàn ông khác nhau. Đây có lẽ là phương thức duy trì nòi giống của con người khi còn ở trong tình trạng quần hôn. Các bạn có thể đem tình yêu ra để phản đối, nhưng theo tôi, do tình yêu là một bản năng để trợ giúp cho việc duy trì nòi giống, tự nhiên dùng nó để cân bằng với khả năng nhận thức của con người nên khi khả năng nhận thức còn sơ khai thì tình yêu cũng chỉ mới sơ khai chứ chưa có bộ mặt như ngày nay. Ý thức chưa phát triển đủ để lý giải, tức cảm giác được những thôi thúc của bản năng. Thời đó, con người hành động dưới sự thôi thúc của một sức mạnh mà họ không cần phải quan tâm đến mục đích của hành động đó.
    Tóm lại, con người mới thoát ra khỏi tình trạng ăn lông ở lỗ vài ngàn năm nay, một khoản thời gian quá nhỏ để thay đổi nhiều cơ chế hoạt động của cơ thể. Đối với những cơ chế hoạt động thuộc phạm vi tinh thần, chúng ta có một cách khác để biến đổi nó, đó là nhận thức nó. Một khi chúng ta đã nhận thức được vấn đề thì chúng ta sẽ giải quyết và biến đổi được chúng.
    Tôi thấy có một sự tương tự rất lớn giữa vô thức và bản năng, nhưng hiện nay tôi không nắm bắt được nó. Hy vọng có ai đó chỉ cho tôi thấy.
    Tình yêu có mục đích duy trì nòi giống, liệu tự nhiên, thông qua tình yêu, có trang bị cho con người một khả năng cảm nhận về sự phù hợp về thông tin di truyền của đối tượng so với mình không?

    Niềm tin cho tôi Sức mạnh

  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Phàn này tớ xin phép ko bình luận thêm, ko phải là tại vì tớ sợ nhại cảm hay cái gì. Mà thực ra là vì tớ chưa rõ ràng lắm.
    Thực ra tôi cũng chưa hiểu lắm sự khác nhau giữa vô thức và bản năng là gì? Rất mong cậu chỉ cho tớ cái khác nhau cái.
    Tớ quay về vấn đề chính, trên báo vnexpress cũng một lần nêu rồi. Con người có xu hướng chọn vợ hoặc chồng có xu hướng giống bố hoặc mẹ mình. Liệu đó là cái gì?
    Chắc ai nếu một lần đọc về quan điểm của Freud về hội chứng ghen tuông của con trẻ với bố mẹ mình(tớ quên tên rồi). Con trai thì ko ghét bố, còn con gái thì ghét mẹ, cái đó được gọi là ******** của trẻ em(người nào ko quen sẽ hơi sốc trước các dòng viết của tôi vừa rồi). Nhưng mà sự thực là thế, liệu hai vấn đề này có quan hệ đến nhau ko?
    Tôi nghĩ rằng, một phần con người từ các vô thức về thế giới xung quanh mình, rồi khi lớn lên sẽ luôn có cái ấn tượng chính về bố và mẹ, để rồi cuối cùng sẽ có xu hướng chọn người chống và vợ tương lai có ngoại hình và tích cách tương đồng bố mẹ mình. Những cái này có lẽ chỉ là do vô thức điều khiển chính.
    Tôi sẽ trở về vấn đề tình yêu liệu có trang bị con người thông tin về di truyền ko vào bài ngày mai.
    (còn nữa)
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quê nhà.
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 03:43 ngày 09/07/2003
  6. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Chào luuthuy.
    Mình có đọc một chút ít của Sigmund Freud. Chỉ một chút ít thôi, không đủ để được gọi là biết về Freud. Mình đọc bản tóm tắt cuốn "Đoán mộng" của ông. Nhưng mình không đồng ý với vài vấn đề:
    - thứ nhất, theo mình, ý thức xuất phát từ vô thức. Vô thức là dòng chảy khổng lồ các luồng tư duy. Ý thức chỉ là một phần nhỏ của dòng chảy đó.
    - Thứ hai, cũng theo mình, không tồn tại mặc cảm Oediphes (viết theo trí nhớ, không biết có đúng không). Bởi vì theo mình, tình yêu là một bản năng để duy trì giống nòi, việc tồn tại một mặc cảm như vậy là không cần thiết đối với sự tồn tại của loài người. Mà ta biết rằng tự nhiên không làm cái gì thừa bao giờ. Vấn đề này thì xin khất lại cho mình suy nghĩ thêm đã.
    Để xem xét quá trình phát triển của loài người, mình ủng hộ phương hướng coi con người xuất phát từ giới động vật và là một phần của giới động vật, nên khi cần tìm nguồn gốc của một cái gì đó ở con người, ta hãy bắt đầu tìm nó ở các loài động vật, và áp dụng vào hoàn cảnh cũng như khả năng của con người.
    Còn về phần bản năng và vô thức thì thế này.
    Bản năng, theo từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1977 là
    "toàn thể những phả xạ di truyền chung cho tất cả các động vật cùng loài, ở ngoài ý thức, mang tính chất máy móc và thúc đẩy động vật thoả mãn những nhu cầu cơ bản của mình là giữ cho bản thân mình và giống nòi mình tồn tại"
    Cái từ điển của mình cũ quá, không có từ "vô thức",lúc nào đó phải tìm mua một cuốn mới. Phiền luuthuy kiếm cái định nghĩa chính thống của vô thức hộ nhé. Đừng dùng định nghĩa của Freud, vì khi đem vô thức ra so sánh với bản năng là đã phủ nhận Freud rồi đó.

    Niềm tin cho tôi Sức mạnh

  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tôi sẽ trở về vấn đề tình yêu liệu có trang bị con người thông tin về di truyền ko vào bài ngày mai.
    Theo quan điểm của tôi là có, trai tài gái sắc. Đó là câu nói cửa miệng của mỗi người, và những cái đó liệu có thể coi là định hướng cho quá trình di truyền ko?
    Trai tài thì ko cần phải nói rồi. Sau thời kì mẫu hệ thì người đàn ông luôn là trụ cột chính của gia đình, phải đảm đương nhiều nhiệm vụ. Nếu chọn được một ông chồng có tài, thì sẽ có khả nặng chọn được một người có nhiều gien tốt cho thế hệ sau. Tôi thấy loài vật cũng có loài chọn đôi qua những trận chiến đấu ác liệt với nhau như loài sư tử, loài gấu biển, sơn dương?. Và thậm chí cả loài khỉ nữa.
    Gái sắc, đừng nghĩ điều này là thiên lệch, là bất công. Các bạn hãy thử xem loài công nào, nó chọn cặp theo kiểu gì, nếu ko phải là con công đực phải trình diễn bộ lông cánh đẹp nhất để con cái lựa chọn. Nhiều loại vật khác cũng vậy.
    Còn nếu nhìn theo quan điểm của khoa học thì, cái đẹp của người con gái ở đâu(xin trình bày trong quan điểm phương Đông thôi): Da trắng, người đầy, môi đỏ, ?. Ta thấy ngay các ưu điểm của di truyền của người phụ nữ ở chỗ đó. Nên nhớ rằng vai trò của người mẹ quan trọng hơn rất nhiều trong vấn đề nuôi và dạy con. Từ 9 tháng mang nặng đẻ đau, rồi vượt cạn, rồi nuôi lúc con còn thơ dại cho đến khi lớn vẫn là người mẹ. Các chỉ tiêu trên phần nào phản ánh tính trội trong bộ gien người mẹ, da trắng môi đỏ chứng tỏ là người có sức khoẻ tốt, người đầy là người khoẻ mạnh hơn người gầy hay béo?.. như vậy phần nào là phản ánh cái trội rồi,
    Như vậy moonstruck à, đúng như cậu nói đó, tình yêu phần nào cũng lựa chọn cho chính chúng ta cái ưu thế của gien trội rồi.
    (Còn nữa)
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quê nhà.
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tôi xin phép sang vấn đề mới. Moonstruck này, tớ ko có từ điển về thuật ngữ đâu. Tớ sẽ hỏi mọi người cho cậu vậy, Nhưng trước hết tớ sẽ bàn luận với cậu về vấn đề mối quan hệ giữa vô thức và ý thức.
    Cậu đã nói rằng ý thức xuất phát từ vô thức đúng ko? Ý thức chỉ là một dòng nhỏ. Ok, tớ nghĩ là đúng, vô thức chiếm đến 3/4 bộ não chúng ta. Nhưng tớ hỏi thực, các hoạt động chính của chúng ta là nhờ vô thức hay ý thức.
    Nếu chỉ vô thức thôi, liệu chúng ta đã thoát khỏi kiếp sống của loài thú vật chưa? Tình yêu của con người đa dạng hơn loài vật. Cậu mới đề cập đến tình yêu đôi lứa, cho nên tôi sẽ ko mở rộng thêm vấn đề. Nhưng mà, theo tôi cái vô thức sẽ định hướng cho cậu người yêu cậu. Qua vô thức cậu lờ mờ chọn người yêu của mình qua những nét giống bố mẹ cậu, qua các tiêu chí ko diễn tả được. Tuy nhiên, cái ý thức sẽ quyết định cậu sẽ có nên tiếp tục mối tình ko? cậu và cô ấy phải làm gì? Cậu và cô ấy có thể bổ sung như thế nào?.. NHưng cái này là do ý thức quyết định mà.
    Theo quan điểm của tớ, có thể hiểu rằng ý thức là thượng tầng xã hội, còn vô thức là cơ sở hạ tầng, cái nào cũng có vai trò cả. Ko thể nào phủ định vai trò của cả hai. Cả hai đều có thể chuyển hoá một phần vào nhau[/red]. Cơ chế thế nào lúc khác trao đổi tiếp.
    Sang vấn đề thứ hai, mặc cảm gì đó tớ quên rồi. Đây là một trong những vấn đề gai góc nhất của triết học Freud, cái này tớ chưa đủ trình độ để nói. Đành phải chờ người vào nói hộ vậy.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quê nhà.
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào moonstruck và luuthuy:
    Mình thử tham gia trong việc phân biệt giữa cái bản năng và vô thức theo sự hiểu biết của mình xem sao nhé. Mong các bạn góp ý:
    "Một đặc điểm trong vô thức tập thể là nguồn gốc di truyền của nó - không giống như vô thức cá nhân đến từ kinh nghiệm cá nhân. Vô thức tập thể được tạo nên bởi các cổ mẫu (archetype), đó là các hình thức tiền tồn hay những hình thức nguyên thuỷ. Jung cho rằng các bản năng [những xu hướng bẩm sinh không biết] rất gần với các cổ mẫu, đến mức mà trên thực tế thì có một lý do đủ độ tin cậy khi cho rằng các cổ mẫu là những hình ảnh vô thức của chính những bản năng, hay nói cách khác chúng là khuôn mẫu của các hành vi bản năng."
    (Trích từ cuốn "Jung đã thực sự nói gì" . Tác giả Bùi Lưu Phi Khanh. NXB Văn hoá thông tin 2002)
    Với định nghĩa nói trên, có thể coi vô thức tập thể được tạo ra(lấy chất liệu) từ bản năng dưới hình thức các kiểu, các kiểu này gọi là cổ mẫu. Hiểu nôm na thì vô thức tập thể được hiểu như là sản phẩm đầu ra, đầu vào là các bản năng, các bản năng này được nhào nặn theo cái khuôn là các cổ mẫu.
    Thực tế thì bản năng thường được coi như cái nguyên sơ, khi một cá nhân sinh ra, anh ta đã có bản năng được qui định theo gen di truyền. Nhưng để thành vô thức, tức là nó đã phải trải qua một quá trình được định hướng nhờ các cổ mẫu. Và khi thành vô thức, được gọi là vô thức, nó thường được gắn (đi kèm với) một kết cục.
    Còn bản năng, có thể ngầm ẩn bên trong một cá nhân mà không bao giờ bộc lộ. Có những người có thể kìm chế bản năng suốt đời. Còn khi một một người làm một hành động mà anh ta không kiểm soát được, thông thường nó liên quan trực tiếp đến vô thức, cái vô thức đó được sinh từ bản năng.
    Nhưng trong ngôn ngữ thông thường, một hành động theo bản năng thường là một hành động chống ý thức, tức là vẫn có hiện diện của ý thức, nhưng ta không theo nó, mà theo cái nhu cầu của bản năng. Chẳng hạn như hành động cưỡng hiếp phụ nữ. Trong khi đó, một hành động vô thức thường là hành động không có sự hiện diện của ý thức, và ta hoàn toàn bất ngờ, như những giấc mơ, phút xuất thần của nghệ sĩ, và một hành động tàn ác phi nhân tính mà chính bản thân người đó sau đó cũng thấy khó hiểu như phút lên cơn của một người mắc chứng tâm thần (có thể lấy ví dụ là hành động của kẻ giết người hàng loạt), hay như một cú sét ái tình, có thể yêu một người trước đây ta không hình dung nổi sẽ yêu ngay lần gặp đầu tiên.
    Có thể tạm đưa ra sơ đồ :
    (1) Bản năng ----------->Vô thức tập thể---------->Ý thức + phần dồn nénI(ý thức không nhận thức được) + phần dồn nénII (ý thức lúc đầu chấp nhận hay nhận thức được nhưng do không được thoả mãn hay do sự cấm kỵ của nhiều yếu tố nên bị dồn nén)
    (2) Phần dồn nén II ------->vô thức cá nhân ========> Ý thức(một phần)
    (A)
    (3) Phần dồn nén I---------> vô thức tập thể ========> Ý thức(một phần)
    (B)
    Lưu ý:
    * ------- : Đó là xu hướng tất yếu. Phép biến đổi này là gần như hoàn toàn.
    ** ==== : Đó là xu hướng có thể biến đổi nhờ sự tác động chủ quan của con người. Phép biến đổi này không hoàn toàn, nghĩa là chắc chắn vẫn còn vô thức can nhân(A) và vô thức tập thể (B).
    *** Sản phẩm cuối trong sơ đồ (1) là cấu trúc của tâm thần của con người.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  10. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt vời. Đó là từ dành cho những gì các bạn đã trao đổi ở đây.
    Tôi xin mạn phép góp ý vài điều.
    thứ nhất, khi giải thích về việc tại sao con cái có những lựa chon hôn nhân với những người giống cha mẹ mình. Thứ nhất, gen có thể là một cách giải thích. Thứ hai, ta có thể xem như đó là một cách để làm hài lòng vô thức kinh nghiệm. Nghĩa là, khi một đứa bé được sinh ra, nó sẽ sống với bố mẹ cho đến giai đoạn trưởng thành. Trong giai đoạn này, sẽ có những tác động nhất định từ bố mẹ lên đứa con qua các giác quan và qua trường sinh học. Những tác động này sẽ hình thành một vô thức để làm sao đứa bé có thể hòa hợp tốt nhất với bố mẹ. Với cơ chế đó, đứa bé sẽ có nhiều khả năng tiếp cận với những người giống bố mẹ của mình.
    Những cách giải thích này có thể giải thích được cho nguồn gốc của tình yêu. Suy cho cùng thì đó là vấn đề duy trì sự sống. Quả thật là mọi thứ tồn tại đều có lý do cho nó tồn tại. Vậy sự sống tồn tại vì lý do gì, cái này thì tôi không biết, nếu ai biết vui lòng giúp đỡ tôi với.
    Lại một câu hỏi thế này. Bạn giải thích như thế nào về sự ghen tuông.
    The Gallery
    Tại sao chúng ta tồn tại.
    Câu hỏi này luôn quấy rầy chúng ta.
    Cần phải ngược lại cuộc sống về phía trước. Trước khi chúng ta tồn tại là bố mẹ ta, trước khi có bố mẹ ta là ông bà ta? Cứ đi như vậy thì tới tổ tiên loài người là loài vượn. Rồi kéo lại tiếp tục cho đến khi sự hình thành trái đất. Rồi tiếp tục kéo lùi về quá trình hình thành thái dượng hệ. Rồi kéo lùi lại vô tận thì ta đã đến với một hạt vật chất vô cùng bé nhỏ những mật độ vật chất cực lớn, đó là vũ trụ trước khi vụ nổ Big Bang xảy ra. Nhưng trước đó nó là cái gì, ko ai có thể trả lời được.
    Mở rộng ra cuộc sống hiện tại, nếu mở khỏi tầm mắt của ta, thì đó là đất nước, vượt qua đất nước ta tiến tới hình ảnh trái đất đang quay quanh mặt trời. Rồi hình ảnh những thiên hà trôi vô tận trong vũ trụ. Rồi đi xa nữa, đến một nơi mật độ vật chất gần như chân không, đó là ranh giới giữa vũ trụ và bên ngoài là phi vật chất hoàn toàn.
    Liệu các bạn có thể nhìn nhận loại virut là sinh vật ko? Chúng chỉ có thể sống khi kí sinh vật chủ. Chúng là dạng ranh giới giữa sự sống và vật ko sống?.
    Chúng ta tồn tại vì chúng ta có những yếu tố bắt chúng ta phải tồn tại. Quá trình sống vẫn trôi đi, và chúng ta tiếp tục đi trên con đường dài. Để đến một lúc nào đó, sự già yếu đến và chúng ta lại trở về với hư vô.
    (sự ghen tuông thảo luận sau nhé)
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 01:48 ngày 21/07/2003

Chia sẻ trang này