nguồn gốc của TỘI ÁC??? ĐÂU LÀ NGUỒN GỐC CỦA TỘI ÁC????????? NGUỒN:http://www.suckhoedoisong.vn/details.asp?Object=61236755&News_ID=4540728 Đi tìm nguồn gốc và cơ chế tội ác ThS. Đỗ Đình Hải Vụ thảm sát học đường tại đại học Virginia Tech (Hoa Kỳ) làm chết 33 người vừa qua là vụ đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Người ta chưa tìm được động cơ thực sự của kẻ thủ ác. Ở góc nhìn rộng hơn, nguồn gốc và cơ chế của tội ác vẫn nằm trong bức màn bí mật. Trong cuốn sách Tiểu luận về tội ác và sự trừng phạt (1764), giáo sư người Ý, Cesare Beccaria (1738 - 1794) cho rằng con người là sinh vật có lý trí và như vậy hành vi của con người là kết quả của một quá trình suy luận logic. Hành vi phạm tội cũng tuân theo quy luật trên. Đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền chính là căn nguyên của tội ác. Người ta cho rằng hành vi phạm tội có liên hệ mật thiết tới các đặc điểm sinh lý của cơ thể. Nhà xã hội học Emile Durkheim (1858 - 1917) cho rằng tội ác là hành vi tự nhiên được cấu thành từ nhiều yếu tố chịu ảnh hưởng từ xã hội. Ông cho rằng xã hội là tác nhân chính của các hành vi phạm tội. Ví dụ như việc xem nhiều các hình ảnh bạo lực trên truyền hình, phim ảnh sẽ kích thích hành vi tội ác. Một khảo sát trên 208 tù nhân cho biết: có 90% thừa nhận chúng đã học được các mánh khóe phạm tội qua các chương trình trên truyền hình. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác được coi có liên quan đến tội ác như: những chấn thương nặng (đặc biệt là não bộ) có thể gây xáo trộn và là nguyên nhân biến một người bình thường thành một kẻ thủ ác; thiểu năng nhân cách do các tổn thương tâm lý từ nhỏ; một thiểu số bệnh nhân tâm thần bẩm sinh có thể trở thành tội phạm giết người hàng loạt. Như vậy, có thể thấy nhiều yếu tố liên quan đến tội ác như: di truyền, xã hội, bệnh tâm thần...Chính sự phát triển của khoa học đã giúp con người tìm thấy nhiều hơn những miếng ghép cho bức tranh về nguồn gốc và cơ chế của tội ác. Nhưng có vẻ như càng ngày tội ác càng phức tạp. Lời giải đáp cho câu hỏi về nguồn gốc tội ác càng chìm vào bức màn bí ẩn, nhưng có thể khẳng định một điều, không có nguyên nhân đơn lẻ nào giải thích cho mọi loại tội ác. Và bức tranh nguồn gốc của tội ác vẫn là thách thức trong tương lai
nguồn:http://blog.360.yahoo.com/blog-hjT7racnbq4Je9xTkSI8IslW?p=800 NGUỒN GỐC TỘI ÁC: 1. Trong các tiểu thuyết và phim kinh dị hay tâm lí hình sự về những tên giết người ghê tởm ta thường thấy một sự giải thích ở cuối phim là những con người đó có tuổi thơ đau khổ, bị bạc đãi, thiếu thốn tình thương của cha mẹ. Sự lí giải này vốn là quan điểm của các nhà phân tâm học. Vào thời kỳ thơ ấu, đứa trẻ đồng nhất hoá mình với người xung quanh, trước hết là với người mẹ, nhưng người mẹ không tròn nhiệm vụ làm mẹ, không yêu con, hay quát mắng. Vì vậy, sự đồng nhất hoá diễn ra với tâm lí lạnh lùng và hung hãn. Đứa trẻ cảm thấy mình bị tước đoạt, nó nẩy sinh khuynh hướng căm thù khó dập tắt được, do đó mà nẩy nở những ý chống đối, những ý hướng hành hạ và tự hành hạ. Và đứa trẻ cứ lớn lên với những mặc cảm và thất vọng âm thầm như vậy. Vì quyền sống bị tước đoạt nên trong tiềm thức con người kia phải tìm lại sự công bằng cho bản thân và họ phải ra tay để ổn định lại xã hội. Và hành động tội ác xảy ra. Giết người. Nhiều khi họ ra tay trong sự tĩnh trí hoàn toàn và sự xếp đặt rất khoa học, thậm chí họ có thái độ lạnh lùng dửng dưng trước sự đau đớn của người bị hại. Hành động giết người có một giá trị trọng đại đối với họ, giá trị trọng đại ấy là giá trị biểu tượng trong tiềm thức, là loại bỏ hết đe doạ, trả lại cái gì bị tước đoạt. . 2. Còn trong tác phẩm Tội ác và trừng phạt của Dostoevsky thì nhà văn giải thích hành động tội ác của Raskolnikov là do tâm lí đồng nhất mình với thần linh hay vĩ nhân, với những biểu tượng mà cả xã hội tuân theo. Muốn đạt tới những biểu tượng vĩ đại đó phải vượt qua những định kiến đạo đức thông thường và tầm thường của xã hội. Raskolnikov trong tiềm thức đã tự đồng nhất hóa với Napoleon, tự cho mình cái quyền được giết người mà không bị và không sợ đạo đức và luật pháp phán xét. . 3. Nhưng chả lẽ tất cả lính phát xít Đức tham gia vào cuộc Tận thiêu Do Thái đều có một tuổi thơ đau khổ hay sao? Sự kiện một nữ cai tù Mĩ bạc đãi tù nhân Iraq là do cô ta đồng nhất mình với vĩ nhân? Rất nhiều trường hợp xảy ra vào thời cải cách ruộng đất ở miền bắc Việt Nam là con trai đánh đập và nguyền rủa bố, hàng xóm giết nhau? chả lẽ tất cả những con người đó đều là những kẻ tâm lí bất bình thường, tuổi thơ đau khổ, tự coi mình là vĩ nhân thần thánh? Trong một số trường hợp thì cách lí giải dựa trên hiện tượng đồng nhất hóa và ảnh hưởng từ tiềm thức thời thơ ấu có vẻ đúng nhưng rõ ràng là nó rất hạn chế trong nhiều tình huống giết người liên quan đến vấn đề tư tưởng xã hội như chiến tranh, thánh chiến, kì thị chủng tộc, đấu tranh giai cấp? Với cái nhìn từ tâm lí học so sánh thì không có nguồn gốc khởi nguồn rõ ràng của tội ác. Thế giới tư tưởng của con người (dù là vô thức hay ý thức) luôn là một mớ hỗn độn, mơ hồ, nghịch ngợm các khái niệm ngôn ngữ lệch pha, và trong một ngữ cảnh nào đấy nó bất chợt thể hiện ra thành hành động bởi một khái niệm cụ thể tức thời nào đấy. Bản thân hành động đó không có một giá trị ý nghĩa gì cả, nó là một hiện tượng hiện sinh. Còn khi bản thân người tạo ra hành động hoặc người khác đánh giá hành động đó trong môi trường diễn ngôn và ngữ cảnh của kí hiệu thì nó tất nhiên là một hành động lệch lạc tạo ra bởi sự lệch pha của ngôn ngữ. Hơn nữa, dù chấp nhận lí giải theo tâm lí đồng nhất thì ta vẫn thấy rằng đó chính là sự lệch pha giữa khái niệm cái tôi với kẻ khác. Có thể có trường hợp tâm lí tôi phạm ảnh hưởng từ sự giáo dưỡng của gia đình, khi đó khái niệm lời dạy của người mẹ hoặc hành động của người cha bị lệch vào khái niệm biểu hiện đạo đức xã hội, khái niệm quát mắng bị lệch vào căm ghét, khái niệm phản hồi bị lệch vào trả thù, khái niệm trả thù bị lệch vào giết người, khái niệm giết người bị lệch vào trừ bạo hay bảo vệ? Trong trường hợp giết người kiểu như tận thiêu, thanh trừng, xâm lược, *****************? thì khái niệm giết người bị lệch vào trừ gian, hoàn thành nhiệm vụ, đấu tranh, khai hóa? Chung qui lại, hành động tội ác là do ảnh hưởng từ diễn ngôn xã hội là chính còn bản tính có vai trò rất mờ nhạt. Mặt khác, đạo đức và luật pháp cũng là sản phẩm của môi trường ngôn ngữ trong trạng thái chính trị xã hội hiện tại. Do vậy việc phán xử tội ác càng trở lên mù mờ và lệch lạc. Không phải Một Danna có ý bao che cho cái ác hay đề cao cái thiện mà muốn giải thích rằng: khi người ta nói buông dao thành Phật không phải là nói đến sự từ bi của Phật hay bản chất thiện của con người mà muốn nhấn mạnh đến tính chất vô thường của tất cả các khái niệm ngôn ngữ. Kẻ đắc đạo chính là kẻ vượt qua được những định kiến lệch lạc của khái niệm. . 4. Tại sao phần lớn kẻ giết người khi hành động thì rất lạnh lùng, không bị dày vò về mặt đạo đức, thậm chí vẫn có tình yêu đẹp, vẫn đối xử tốt với bạn bè, vẫn là một công dân gương mẫu? Sự giải thích theo sự lệch lạc của những cái biểu đạt của ngôn ngữ xem ra là chính xác hơn cả. Lúc hành động tội ác, con người hiểu (một cách ý thức hoặc vô thức) lệch lạc các khái niệm vào nhau, và các qui tắc, lí tưởng tạm thời của diễn ngôn tâm lí biến thành chân lĩ vĩnh cửu. Làm sao có thể thấy được sự ghê rợn của bản thân khi người ta coi mình là kẻ mang chân lí? Nhưng luật pháp liệu có chấp nhận sự bào chữa trên những cơ sở lệch lạc và bất định của ngôn ngữ? .
nguồn:http://www.thuvienhoasen.org/phattu-03.htm quan điểm của PHẬT GIÁO: Tội ác phát sinh từ đâu và làm sao diệt trừ? - Tội ác phát sinh từ sự tham muốn thỏa mãn "cái ta". Sâu xa hơn, nguồn gốc của tội ác là sự tưởng lầm rằng mình có một "cái ta chắc thật và thường còn". Ðạo lý căn bản của Phật cho chúng ta thấy rõ rằng con người vốn là vô ngã, vô thường. Nếu phân tách và hiểu rõ không có cái ta chắc thật thường còn ở trong cái thân giả hợp bởi tinh thần và vật chất, chúng ta không còn hành động vì "cái ta", và sẽ sống đời tự tại, hòa hợp và lợi tha. Khi nào nhận rõ và tu theo đạo lý vô ngã thì chúng ta mới tiêu diệt được tội ác. Ngoài ra, nghi lễ, phong tục đều là những phương tiện tốt song không phải chủ yếu để trừ diệt tội ác.