1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguồn gốc của võ thuật ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi AcommeAmour, 13/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Nguồn gốc của võ thuật ?

    Cách đây mấy trăm ngàn năm, khi loài vượn người còn sống thành từng bầy 30 -40 con. Sống chủ yếu bằng cách hái lượm. xIn cho hỏi lúc đó đã hình thành võ thuật dạng sơ khai nào chưa.?
  2. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Có, hầu quyền là dạng thức võ thuật lâu đời nhất. Bao gồm các kỹ thuật: Phi thân: Bay từ cành nọ sang cành kia.
    Cầm nã: Giành thức ăn, ôm khỉ cái
    Thiết bố sam: Gãi mỏi tay không xước da
    Mike Tyson quyền: Cắn nhau.
    Thiết đầu công: Đi trên cành chẳng may té cắm đầu xuống đất
    Luyện gân: Bám tay đu cành
    Côn: Cầm cành cây đập nhau
    Ú té quyền: Thấy hổ, báo thì té gấp...
    Từ sau cứ thế mà phát triển lên Thiếu lâm Giáng Long thập bát chưởng, Thập bát La hầu quyền , vưn vưn...
    Thế đã nhỉ?
    Được linhlemy sửa chữa / chuyển vào 12:54 ngày 13/07/2008
  3. nataliakim

    nataliakim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2008
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    ờ ..hay đó..
    Rồi đến khi người tiền sử biết cách sử dụng công cụ lao động, lửa...thì có chiêu gì mới..?
  4. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Hoả công
  5. vuiham

    vuiham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Khỉ đánh nhau kiểu khỉ người ta chỉ bảo là súc vật đánh nhau. Người đánh nhau kiểu khỉ lại bảo là võ khỉ( hầu quyền). Thời ấy mà có người thì khỉ học người đánh nhau thành võ người( nhân quyền) vậy.
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tên topic là một câu hỏi hay. Nhưng bài mở đầu thì chưa dụng tâm lắm.
    Nguồn gốc của võ thuật từ đâu mà ra? là một câu hỏi mang tính triết học. Có thể đặt những câu hỏi như thế này:
    1. Võ thuật từ đâu đến?
    2. Võ thuật đi về đâu ? ( trong bối cảnh phát triển của nền văn minh nhân loại)
    3. Mục đích và ý nghĩa của võ thuật là gì? hay, vì sao con người phải học võ?
    4. Giới hạn của võ thuật nằm ở đâu? hay, khả năng của võ thuật?
    5. Võ thuật với tư cách là nghệ thuật chiến đấu như thế nào?
    Những vấn đề cụ thể hơn, như :
    6. Võ thuật với tư cách là khoa học vận động như thế nào?
    7. Võ thuật với tư cách là nghệ thuật dưỡng sinh như thế nào?
    8. Võ thuật với tư cách là hoàn thiện nhân cách như thế nào?
    v.v....
    Giải quyết được các câu hỏi như thế, chúng ta sẽ xây dựng được 1 bộ môn " Triết học của võ thuật",. Đương nhiên những câu hỏi và đáp án đã được xuất hiện rải rác, nơi các cao nhân. Nhưng chưa thành hệ thống.
    Khi người học võ luyện tập đạt đến một thành tựu nào đó. họ sẽ đặt ra những câu hỏi mang tính triết học. Ví như ***** của Aikido khi đã đạt đến trình độ thượng thừa, ông băn khoăn tự hỏi: rốt cuộc, những kỹ thuật ghê gớm của võ thuật dùng để làm gì? Môn võ của tình yêu, lòng khoan hòa nhân ái được ra đời trên những suy tư như thế.
    ....
  7. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    "Tên topic là một câu hỏi hay. Nhưng bài mở đầu thì chưa dụng tâm lắm.
    "
    ----
    Tất nhiên là tôi cố ý làm như vậy. Tôi định post một bài về nguồn gốc võ thuật từ thuở sơ khai của nhân loại. Tuy nhiên tôi nghĩ nếu làm vậy thì ép thiên hạ đi theo con đường hẹp đã định trước , cuối cùng thì quyết định mở rộng topic đến mức tối đa...
    ....
    Khi người tiền sử biết cách sử dụng công cụ để săn bắt thú thì bắt đầu xuất hiện võ thuật ở dạng sơ khai. Tên "Gió lùa mái tóc " sẽ thấy tên "Cáo lửa " nó nhỏ con hơn mình mà tại sao nhát lao của nó đâm sâu vào mình con hươu hơn mình ?, do đó "Gió lùa mái tóc " dụng tâm để ý động tác của "Cáo lửa " hiểu được cách vận lực, cách hít thở, chiều dài, trọng lượng của vũ khí...rồi phát triển thêm.......

Chia sẻ trang này