Nguồn gốc dĩa CD Nguyễn Như Sơn Chúng ta hiện đang sống trong thế kỷ 21.Một thế kỷ với nhiều kỹ thuật khoa học hiện đại và với một nền văn minh vượt bực của loài người, chắc hẳn những kỹ thuật khoa học đó, cũng đã giúp con người rất nhiều ích lợi trong cuộc sống hàng ngày. Cách đây khoảng 35 năm, nghĩa là vào khoảng thập niên 60. Lúc đó, với chiếc máy hát loại dĩa lớn loại 33 tua và loại nhỏ 45 tua đã là một bước tiến bộ đáng trân trọng trong thời bấy giờ rồi.Nhưng vào thời điểm bấy giờ, những chiếc dĩa hát bằng nhựa đó cũng chỉ có thể chứa được một số bài nhạc có giới hạn mà thôi.Ngày nay, nền kỹ thuật hiện đại đã phát triển đến mức độ có thể gọi là vượt bực thì đối với những chiếc dĩa nhựa đen đủi và thô kệch ngày xưa nó đã được cải tiến thật tuyệt vời gấp trăm lần. Khi chúng ta chỉ cần có một cái CD cỡ bằng bàn tay là chúng ta có thể nghe được một câu chuyện dài chứ chưa nói đến xem được một bộ phim thời đại! Nhưng có mấy ai biết được nguồn gốc của nó đã xuất phát từ đâu và đã bao nhiêu lâu rồi? Dĩa CD (Compact disc) là một loại dĩa ghi các thông tin, ký hiệu đã được nén trong đó. Chính các nhà khảo cổ, sử học..v..v..gọi chiếc dĩa kỳ lạ được tìm thấy ở đảo Crete của miền Nam nước Hy Lạp và đã được nhà sử học Steven Fischer giải mà rồi tuyên bố là một dĩa CD cổ nhất của nhân loại. Chiếc dĩa CD bằng...đất nung... Vào một ngày hè cách đây 18 năm, nhà sử học Steven Roger Fischer người Đức gốc Mỹ, nhân một chuyến du lịch trên đảo Crete, thuộc miền Nam nước Hy Lạp. Khi ông ghé thăm Viện bảo tàng khảo cổ học Iraklion (AMI), thì ông được hướng dẫn xem một chiếc bằng đất sét nung mầu vàng mà người ta đã đào được ở thánh địa Phaistos, thuộc phi Nam của đảo Crete vào năm 1908. Khi các nhả khảo cổ học và sử học xác định được chiếc dĩa do một bộ tộc người Minoans ở đảo Crete đã làm ra vào khoảng thế kỷ 15 trước Công nguyên và các đây khoảng 3600 năm. Nhưng các ký hiệu được ghi trên hai mặt dĩa thì chưa ai đọc được. Steven Fischer vừa là một sử gia gọc lại vừa là một nhà ngôn ngữ học, ông nói được 15 thứ tiếng và nghiên cứu gần 80 ngôn ngữ cổ. Ông bèn mua một bản sao của chiếc dĩa ấy do Viện AMI sao ra bán cho khách du lịch làm quà kỷ niệm. Khi ông vừa về đến nhà ở Kleinschwarzenlohe thuộc nước Đức, ông liền khoe chiếc dĩa cổ với vợ, bà ấy thấy nó thì hỏi:''Anh mua thứ này làm gì ?''. Ông đáp ngay:''Thì để đọc xem sao!''. Sau đó, cả hai người đều cười lớn vì nghĩ đó chỉ là chuyện tầm phào cho vui thôi. Nhưng Steven Fischer không chỉ nói đùa vì ông bắt đầu bị chiếc dĩa cổ này ám ảnh. Cho đến khi tìm hiểu kỹ thì ông được biết tộc người Minoans xưa kia là một tộc người có nền văn hóa khá cao ở đảo Crete. Họ có kinh đô ở Knossos nằm trên đảo Iraklion đã bị chôn vùi mãi cho đến năm 1900 mới được nhà khảo cổ học Arthun Evans của nước Anh phát hiện và khai quật rồi gọi là thánh địa Phaistos. Đến năm 1908, nhà khảo cổ Luigi Pernier của Ý đến nghiên cứu thánh địa đã được Arthun Evans khai quật nên đã tình cờ đào thêm được một chiếc dĩa bằng đất sét nung kỳ lạ khác. Ông đã xác định được nguồn gốc và niên đại của chiếc dĩa này. Nhưng còn các ký hiệu ghi trên đó thì dù đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu nhưng ông vẫn đành chịu thua và đành phải bấm bụng mà gửi trả chiếc dĩa về Viện AMI cất giữ. Steven Fiscger kể lại rằng:Từ ngày ông mua được bản sao của chiếc dĩa kỳ lạ kia, ông luôn cứ bị nó thu hút và như bị ma ám vậy. Nhiều đêm, trong giấc ngủ, ông thấy các hình vẽ trên hai mặt dĩa như chúng đang nhẩymúa trước mắt ông như thách đó ông đọc được chúng. Thế rồi ông tự đặt tên cho hai mặt của chiếc dĩa là mặt A và mặt B, tuy không biết mặt nào chính và mặt nào là phụ. Trên mặt A,tính theo chiều kim đồng hồ và hình xoáy trôn ốc bắt đầu từ vòng ngoài vào tới tâm, ông đếm được 31 ô ngắt quãng.Mỗi ô có một số hình vẽ rõ nét như đầu người đội chiếc vương miện, bánh xe, nhánh cây, con cá..v..vv. Có một số hình đã lặp đi lặp lại ở các ô. Trên mặt B thì cũng vậy nhưng chỉ có 30 ô. Như thế là tổng cộng trên 2 mặt dĩa có 61 ô. Những hình vẽ tuy nhiều nhưng chung quy lại chỉ có 45 hình mẫu mà thôi. Phải chăng đây là 45 chữ cái và mỗi ô ngắt quãng là một từ gồm một hoặc nhiều chữ cái ? Từ những thắc mắc này, Steven Fischer cùng vợ là bà Taki và cũng là một nhà sử gia đã bỏ công ra để tìm hiểu hơn 20 ngôn ngữ cổ đại của các bộ tộc sống trên đảo Crete và Châu Âu. Trong nhiều năm trời, Steven Fischer làm việc liên tục. Có ngày ông phải làm đến 20 tiếng đồng hồ. Nhưng rồi công việc có lúc phải bỏ dở để xem lại các cổ ngữ quốc tế như Sanskrit của Ấn độ, cổ ngữ của Ai Cập, rồi cổ ngữ của Do Thái..v..vv.Nhưng rốt cuộc cả hai người vẫn mù tịt không hiểu được những ký hiệu trên chiếc dĩa ma quái này. Tình cờ trong một đêm mùa Đông tuyết lạnh, Steven Fischer nằm nghe văng vẳng có một tiếng xe dường như bị nghẹt máy ở quanh đâu đây.Thỉnh thoảng nó cứ ngắt quãng rồi nẹt lên vài ba tiếng như một ám hiệu gì đó. Thế là ông chợt nghĩ ra: Phải chăng mỗi ô ngắt quãng trong chiếc dĩa cô kia là một ký hiệu của âm thanh ? Sáng sớm hôm sau, ông liền liên hệ với các hình vẽ trên dĩa với âm thanh tiếng nói của người Hy Lạp cổ trên đảo Crete thì ông mới phát hiện ra 5 nguyên âm và 11 phụ âm theo cách ghép của các hình vẽ. ...Đến thông tin cổ đại: Thế là sau bao nhiêu năm nghiên cứu, ông Steven Fischer lần lượt đã đọc được những âm thanh của những hình vẽ trên mặt dĩa. Chẳng hạn như ô đầu của mặt A, ông đọc lên thành''Ku ri ti''.Nhưng đó là gì ? Steven Fischer liền liên hệ nó với tên''Kouretes'' Tức là tên cổ của người Crete. Và cuối cùng, sau một thời gian dài, Steven Fischer đã khám phái ra một mặt dĩa gửi thông điệp đi như sau:''Hãy nghe, trên mặt nước và trên đất!Hãy nghe, các vị vua chúa của hạm đội.Tất cả hãy nghe...hãy đến Naxos''.Còn mặt kia của dĩa:''hãy đánh với người Hy Lạp và đánh bọn Carians kẻ thù của ta và cứu ta. Hãy bảo vệ ta. Mọi người hãy xuống miền biển. Hãy cứu ta thoát khỏi cảnh nguy hiểm''. Khi đo chiếc dĩa nung này, ông Steven Fischer nhận thấy nó to gấp rưỡi chiếc CD thông thường hiện nay và rõ ràng nó mang tính chất một thông tin kêu cứu.Người Minoans kêu đồng minh đến giúp họ để đánh bọn người Carians đang xâm chiếm vùng Naxos.Với kích cỡ này, có thể được một chiến binh mang đến nhiều nơi có quân đồng minh của mình một cách dễ dàng. Kiểm lại lịch sử của dân Hy Lạp, thì vào khoảng những năm 1600 trước Công Nguyên. Người Minoans và người Carians đã có những trận đánh lớn ở Naxos. Sau cùng, người Minoans đã đuổi được người Carians ra khỏi lãnh thổ Naxos thuộc quần đảo Cylades phiá Đông Nam Hy Lạp. Nhưng khi nhà sử học Steven Roger Fischer lên tiếng tuyên bố công trình của mình thì lúc bấy giờ có nhiều học giả ở Châu Âu đã tỏ ý nghi ngờ. Phải đợi một thời gian để họ kiểm định lại. Sau cùng thì Hiệp hội địa lý quốc gia của Hoa Kỳ (NGS) đã phải lên tiếng công nhận công trình tuyệt vời của Fischer và họ đã mời hai ông bà đến thủ đô Washington để chúc mừng./. Nguyễn Như Sơn Đem đại nghĩa để thắng hung tàn - Lấy chí nhân để thay cường bạo