1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguồn gốc từ "yêng"

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi restless, 09/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Chữ "anh" trong tiếng Quảng Đông đọc là "dứng" (thanh thứ 1, tương tự thanh sắc của tiếng Việt).
    Chữ "anh" được người Đàng Trong kiêng vì nó là tên húy của Gia Long (Nguyễn Phúc Anh). Đa số các từ "anh" trong chữ Hán đều được gọi trại thành "yêng" hoặc "ánh". Tôi không hiểu tại sao từ "anh" Nôm (anh em) thì không bị kiêng huý. Có lẽ là vì nó không phải là chữ Hán.
    Tương tự như vậy với "Cảnh" và "Kiểng". "Kính" và "Kiếng". Là tên của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Kính).
  2. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Trong cuốn "Lột trần Việt ngữ", Bình Nguyên Lộc cũng có nói đến một số từ mà ta tưởng là gốc Hán nhưng té ra không phải, có lẽ "yêng" có gốc sâu xa chăng?.
    Gia Long tên là Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh) chứ.
    Cảnh là tên hoàng tử thứ nhất của Ánh, anh của Minh Mạng (Đảm). Kỵ húy thường là áp dụng đối với vua chúa.
  3. mabu_com

    mabu_com Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Về việc kị húy thì em cũng có nghe nói, nhưng không biết là nó lại nhiều đến thế. Sau mười đời vua thì sẽ có hàng trăm từ (tên vua bao gồm tên húy, niên hiệu, tên thụy... rồi hoàng hậu, hoàng tử...) phải thay đổi; còn gì là ngôn ngữ nữa...
    Hình như cũng vì tên một bà cung phi nào đó mà cả tỉnh Thanh Hoa phải lấy tên "Thanh Hóa"
    Trở lại với chữ "yêng", em vẫn cho rằng nó có thể ảnh hưởng trực tiếp của tiếng Tàu, như "yên hùng", "hảo hớn", "hên xui"...
  4. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Tìm mãi không ra nên phát kiến thử.
    Nhà thơ Hồ Dzếnh có tên thật là Anh (Dzếnh = Anh, chắc là âm Quảng Đông cổ).
    Có lẽ ban đầu "Anh hùng" biến thành "Ênh hùng", sau đó là "Yênh hùng" và cuối cùng là "Yêng hùng". => Võ đoán.
    Một lý do nữa tưởng cũng làm rõ là: ban đầu khi tiếng Việt còn sơ khai, ta??? ký âm theo giọng Quảng Qông của người Minh Hương. Sau đó thì các cụ biết chữ Hán đính chính lại phải phiên là "Anh". do đó, từ "Yêng" vẫn còn dùng nhưng với ý mỉa mai chăng?
    Liên quan tới dụ kị húy, cũng nói thêm là ở quận Bình Thạnh Tp.HCM có cây cầu trên là cầu Bông, trước đây nó có tên là cầu Hoa do dân Việt khi khẩn hoang trồng hoa dọc 2 bên cầu này, trước đó nữa thì có tên là cầu Cao Miên do có nhiều người Miên sống ở đây (Hoa là tên bà chánh phi của Minh Mạng thì phải, do triều Nguyễn không lập hậu - trừ Bảo Đại - nên bà này có chức vụ tương đương hoàng hậu, dưới 1 người (tùy ), trên...).
  5. mabu_com

    mabu_com Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Vâng, ý em cũng gần như thế đấy ạ.
    Ban đầu người dân đi khai hoang vào miền Nam và sống chung với người Hoa, nghe họ nói anh hùng là "ing hoòng". Thế như ký âm trong chữ quốc ngữ lại không có âm "ing" mà đối chiếu với cách đọc của người miền Nam thì có âm "yêng" cũng đọc là "ing" nên ký âm thành "yêng hùng". Sau đó thì những người biết chữ Nho sửa lại rằng đó thực chất là "anh hùng" chứ chả phải cái gì xa lạ. Tiếp theo thì, chắc là như bác nói!
    Một chủ đề thật thú vị!

Chia sẻ trang này