1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguồn gốc và lợi ích của Yoga

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtranmyttvnol.com, 20/08/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamtranmyttvnol.com

    lamtranmyttvnol.com Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2012
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Với lịch sử lâu đời hơn 5000 năm, YOGA có nguồn gốc ở ẤN ĐỘ, là một trong 6 trường phái triết lý nổi tiếng của ấn độ, và hiện nay đã phổ biến khắp nơi trên thế giới. YOGA có một lịch sử lâu đời và có quan hệ mật thiết với hệ thống BRAMANISM [đạo bà la môn]. Ở ấn độ, YOGA được trình bày và phân tích rất nhiều trong văn hiến cổ, hầu như mỗi bộ kinh điển đều có khá nhiều chương mục truyền thụ tri thức YOGA. Sau nầy phật giáo được sinh ra trong hệ thống BRAMANISM, triết học YOGA vẫn được thể hiện trong kinh văn như cũ cho tới ngày nay, và có rất nhiều phương pháp tu hành của phật giáo được phát triển dựa trên cơ sở của YOGA.
    YOGA là một danh từ tổng quát, phải thêm một từ khác nữa trước chữ YOGA thì mới biết đó thuộc loại nào. Thí dụ như BHAKTI YOGA, KARMA YOGA, JNANA YOGA, RAJA YOGA, HATHA YOGA…

    KHỞI NGUỒN CỦA YOGA CÓ 5 LOẠI:

    1/ BHAKTI YOGA: Là con đường sùng bái, sùng tín, hay tín ngưởng.
    Người thực tập BHAKTI YOGA họ sẽ hướng tâm hòa hợp vào đấng thương đế, các vị thần như là BRAHMA[sáng tạo] VISHNU[bảo tồn] SHIVA[hủy diệt]hoặc là các đấng thần linh mà họ tín ngưỡng như là thần lửa, thần nước, thần sấm sét v.v…

    2/ KARMA YOGA: Là con đường hành động.
    Người thực tập KARMA YOGA họ rất tin vào nghiệp báo, họ thường tạo ra những NHÂN tốt, để được QUẢ tốt đời sau. Tuy nhiên có một số người không quan tâm về nghiệp hay nhân quả khi họ hành động tốt, nhưng cái quả ấy vẩn có ở đời sau.

    3/ JNANA YOGA: Là con đường minh triết.
    Người thực tập JNANA YOGA họ thường dựa theo cơ sở của những cái trước, cái sẳn có mà họ lý luận để tìm ra chân lý, hoặc là họ có những ý nghĩ, ý tưởng mới.

    4/ RAJA YOGA: Là con đường giác ngộ, giải thoát.
    Người thực tập RAJA YOGA thường tự thân nổ lực tu tập để phát triển trí tuệ và đưa đến giác ngộ, giải thoát. Đây là môn tu tập không lệ thuộc vào bất cứ tôn giáo nào, một đối tượng nào. Rất thích hợp với những ai không muốn dính dáng vào tôn giáo.

    5/ HATHA YOGA: Là con đường rèn luyện thể dục để tăng cường sinh lực.
    Người thực tập HATHA YOGA thường dùng cách hô hấp và phương pháp thể dục để tăng cường sức khỏe, có thể gọi là khoa luyện trường sinh.

    Từ thời cổ đại, khởi nguồn của YOGA có 5 loại, về sau nầy các vị đạo sư đã tạo ra thêm rất nhiều loại YOGA khác ví dụ như: MANTRA YOGA, KRIYA YOGA, TANTRA YOGA, PRANA YOGA, SHIVA YOGA, YANTRA YOGA, KUNDALINI YOGA v.v…

    Hiện nay trên thế giới, nhất là ở Mỹ… xuất hiện rất nhiều loại YOGA như POWER YOGA, ASHTANGA YOGA, HOT YOGA, BIKRAM YOGA, INTERGRAL YOGA, v.v… Nhìn chung, tuy khác nhau ở tên gọi, nhưng chúng cùng chung mục đích rèn luyện sức khỏe, kiểm soát cảm xúc, phát huy tiềm năng trí tuệ, tiến tới giác ngộ, giải thoát.

    LỢI ÍCH CỦA YOGA
    Cơ thể dẻo dai:
    Lần đầu tiên khi đến với bộ môn Yoga ắt hẳn không ít người sẽ chẳng chạm tới được gót của chính mình. Nhưng chỉ sau một thời gian luyện tập thì điều đó chẳng làm ai lo lắng cả. Sự dẻo dai làm giảm đi những chấn thương và sự đau mỏi của cơ thể.
    Khớp xương và cơ bắp khoẻ:
    Khớp xương và cơ bắp cũng chịu nhiều tác động từ việc tập luyện Yoga. Mỗi lần tập yoga, các khớp xương được đi qua một loật sự vận động. sự vận động giúp tiết ra các chất nhờn làm cho các khớp xương không bị khô và được trơn tru như máy mới thay dầu mỡ vậy. Cơ bắp của cử tạ khác với cơ bắp cũa Yoga, cơ bắp khoẻ của Yoga bao hàm cả sự mềm dẻo, cân bằng và phối hợp giữa các bộ phận của cơ thể với nhau.
    Giảm cân thừa:
    Tập Yoga giúp bạn giảm cân nhẹ nhàng hơn bằng cách chuyện động nhẹ nhiều hơn và ăn ít hơn. Tập yoga thường xuyên giúp bạn đốt cháy năng lượng , ảnh hưởng đến việc ăn uống và các sinh hoạt khác một cách hài hoà và linh hoạt hơn.
    Ổn định nhịp tim và huyết áp:
    Yoga giữ cho nhịp tim được ổn định, đặc biệt đối với những lớp yoga mang tính hoạt động thể lực, tạo điều kiện cải thiện biểu đồ tim mạch, trong đó tạn dụng tối đa oxy trong trong quá trình luyện tập. Việc luyên tập thở sâu sẽ giúp người tập có thể giữ động tác lâu dài hơn dù trong điều kiện oxy ít ỏi. Đối với những người huyết áp cao, những động tác yoga nhẹ mang tính thư giãn như Savasana hay một số những động tác ngồi gập mình, nằm vặn mình thở sâu giúp huyết áp giảm xuống rõ rệt.
    Cải thiện chất lương nhịp thở:
    Các bài tập yoga thường thở với số lượng nhịp thở ít hơn, nhưng với chất lượng nhịp thở sâu và dài hơn. Nhịp thở chậm giúp cơ thể thư giãn, mọi cơ quan được điều tiết hài hoà, cải thiện chức năng co giãn của phổi. Trong luyện tập yoga, việc hít vào luôn dùng lỗ mũi, giữ miệng ngậm. Lỗ mũi giống như một bộ phận lọc, không khí đi vào lỗ mũi sẽ đươc hâm nóng lên trước khi vào phổi, bảo vệ phổi không bị bụi bặm và khí lạnh.
    Luyện tập sự tập trung:
    Cuộc sống hiện đại ngày nay với quá nhiều công việc, sự kiện diễn ra cùng một lúc khiến bạn mệt mỏi, rối trí, không biết phải làm việc nào trước, việc nào sau hay làm việc này, nhưng tâm trí lại luẩn quẩn vào việc khác.
    Những đông tác yoga đứng thăng bằng như: động tác cái cây, con hạc, hay các động tác như luyện tập đứng trên đầu luyện tập sự tập trung cao độ vào nhịp thở, vào cơ thể và mắt tập trung vào một điểm.

Chia sẻ trang này