1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguồn switching là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ nguồn xung

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi Vietnic, 25/07/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vietnic

    Vietnic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2018
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Nguồn switching ngày càng được sử dụng nhiều, đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực Led quảng cáo. Vậy nguồn switching là gì? Nó có cấu tạo như thế nào và hoạt động ra sao? Bạn cùng tôi tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết tôi chia sẻ sau đây nhé!

    Nguồn switching là gì?
    Nguồn switching hay thường gọi là nguồn xung hay nguồn tổ ong là bộ nguồn có tác dụng biến đổi từ nguồn điện xoay chiều sang nguồn điện một chiều bằng chế độ dao động xung tạo bằng mạch điện tử kết hợp với một biến áp xung.

    Cấu tạo của một bộ nguồn xung
    Dưới đây là những linh kiện điện tử cấu thành một bộ nguồn xung.

    · Biến áp xung

    · Cầu chì của nguồn xung

    · Cuộn lọc nhiễu, tụ nguồn sơ cấp, diode chỉnh lưu

    · Sò công suất (MOSFET) của nguồn xung

    · Tụ lọc nguồn thứ cấp của nguồn xung

    · IC quang và ICTL431

    Nguyên lý hoạt động của nguồn xung

    [​IMG]
    Theo như sơ đồ này, nguồn xung sẽ hoạt động như sau:

    (1) Đầu tiên điện áp đầu vào(từ 80V cho đến 220V) sẽ xoay chiều qua các cuộn lọc nhiễu rồi vào đi ốt chỉnh lưu thành điện một chiều với điện áp từ khoảng 130 -300V( tùy từng điện áp AC đầu vào) trên tụ lọc nguồn sơ cấp.

    (2) Tụ lọc nguồn sơ cấp có nhiệm vụ tích năng lượng điện một chiều cho cuộn dây sơ cấp của biến áp xung hoạt động.

    (3) Bộ tạo xung hoặc các mạch dao động điện tử tạo ra các xung cao tần, xung cao tần thông qua khối chuyển mạch bán dẫn cấp điện cho cuộn dây sơ cấp của biến áp xung.

    (4) Nguồn điện sau khi đi qua cuộn đến cuộn thứ cấp của biến áp xung, ở đó sẽ có những mạch chỉnh lưu cho ra điện một chiều cấp điện cho tải tiêu thụ. Điện áp thứ cấp này sẽ được duy trì ở một điện áp nhất định như 3.3V, 5V, 9V, 12V, 15V, 18V, 24V nhờ mạch ổn áp.

    Song song với quá trình này, mạch hồi tiếp sẽ lấy tín hiệu điện áp ra để đưa vào bộ tạo xung dao động nhằm khống chế sao cho tần số dao động ổn định với điện áp ra mong muốn.

    Ưu, nhược điểm của nguồn switching
    Ưu điểm của nguồn xung
    Giá thành rẻ, gọn, nhẹ dễ tích hợp cho những thiết bị nhỏ gọn, hiệu suất cao.

    Nhược điểm của nguồn xung
    + Chế tạo đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết kế phức tạp.

    + Việc sửa chữa cũng khó khăn cho những người mới học.

    + Tuổi thọ của nguồn xung thường không cao

    Trên đây là một số kiến thức về nguồn switching, hi vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguồn xung này và làm việc hiệu quả hơn. Nếu bạn muốn nắm rõ hơn những kiến thức về nguồn switching, bạn có thể tham khảo bài viết “Nguồn switching là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ nguồn xung”.

    Chúc bạn thành công!

Chia sẻ trang này