1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguỵ biện vui về Vật Lý

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dr_slums, 17/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SONGMINH

    SONGMINH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Không đồng ý với bác. Định luật VVHD áp dụng cho mọi vật có khối lượng, không có ngoại lệ (đã gọi là vạn vật mà!!). Và khoảng cách được tính từ tâm của vật, không có trường hợp đặc biệt. Điều đó có nói rõ trong sách vật lý.
    Hì, sách nào thế ? Ý em ở đây là công thức của định luật vạn vật hấp dẫn cơ.
    Trái đất không phải là khối cầu (vì nó lồi lõm), vậy cứ theo giả thiết của bác là tính khoảng cách giữa bề mặt tiếp xúc. Vậy thì một người đứng trên đỉnh núi so với khi anh ta đứng dưới đất ngang mực nước biển sẽ có trọng lượng bằng nhau, vì khoảng cách tiếp xúc giữa anh ta với trái đất trong 2 trường hợp đều bằng nhau ?? Nhưng thực tế không phải vậy, trọng lượng trên đỉnh núi bao giờ cũng nhỏ hơn trọng lượng ngang mực nước biển vì khoảng cách tính đến tâm trái đất xa hơn. Thực ra vì chênh lệch khoảng cách không lớn lắm nên sự chênh lệch về trọng lượng này là rất nhỏ, khó thấy, nhưng không phải là zero.
    Bạn hiểu nhầm ý tôi rồi, tôi chẳng bao giờ nói là tính lực hấp dẫn từ bề mặt vật cả, cái này bạn đặt vào mồm tôi đấy nhé.
    Hì, bạn nói trọng lượng trên đỉnh núi thấp hơn trọng lượng ở chân núi thì đúng nhưng bạn giả thích sai rồi. Chẳng phải là chuyện liên quan đến khoảng cách so với khối tâm đâu, vấn đề là phải chia nhỏ cả hai vật ra (đủ nhỏ để có thể coi các vật là chất điểm) rồi tính lực hút bằng tích phân. Trong một số trường hợp đơn giản, người ta có thể coi gần đúng ( xin nhắc là gần đúng thôi )
    M.m
    F = --------------
    (r+h).(r+h)
    nhưng bản chất thì không phải vậy.
    Khi tìm công thức này người ta đã mặc nhiên công nhận là trái đất hình cầu và vật cần tính ( trong ví dụ của ban là con người) là chất điểm rồi.
    Nói thêm một chút là trái đất không phải hình cầu mà là hình dẹt ( elipxoit ), ban có biết tại sao không?
    Nếu bác còn thắc mắc, tôi hỏi bác câu này. Một chiếc máy bay có khối lượng 30 tấn, khi đậu trên đỉnh núi cao 1 km, hay khi bay với cùng độ cao trên, khi nào trọng lực (tức là lực hấp dẫn của trái đất) áp lên chiếc máy bay đó lớn hơn ??? Nếu căn cứ vào giả thiết tính khoảng cách từ bề mặt tiếp xúc thì rõ ràng là trọng lực khi máy bay đậu (khoảng cách gần = 0) là lớn hơn rất nhiều so với khi máy bay bay trên trời (khoảng cách = 1km), có lẽ lớn hơn gấp khoảng 1 tỷ lần !! Nhưng rõ ràng điều này là quá vô lý!!! Còn nếu tính khoảng cách giữa 2 tâm thì rõ ràng điều vô lý đã trở thành hoàn toàn hợp lý: trọng lượng của máy bay trong cả 2 trường hợp đều bằng nhau vì khoảng cách đến tâm trái đất là bằng nhau !!!

    Ví dụ của bạn về cái máy bay khá hay, nhưng nó dùng để phản bác việc tính lực hấp dẫn từ bề mặt tiếp xúc, mà cái này thì có ai công nhận đâu hả bạn.
    Mà vấn đề này đã được NguCong trả lời rồi mà, bạn đọc lại phần giải thích của NguCong xem nhé.
    Được songminh sửa chữa / chuyển vào 20/06/2002 ngày 13:35
  2. SONGMINH

    SONGMINH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Hi all.
    Tôi có một câu hỏi nhỏ cho các bạn đây.
    1. Công lực ma sát trong chuyển đông lăn không trượt bằng bi nhiêu?
    Đề nghị giải thích rõ ràng nhé.
    Còn nữa.
    2. Tai sao trong trượt băng nghệ thuật, phần tiếp xúc của cái bàn trượt với mặt băng phải nhỏ ?
    3. Câu này dành cho các em nào sắp thi đai học.
    Ở dao động của con lắc đơn giản, ta thấy rằng sau rất nhiều lần làm tròn số thì công thức năng lượng vẫn chỉ ra là năng lượng bảo toàn, mà nếu không làm trong thì năng lượng vẫn bảo toàn vậy tại sao lại có chuyện vô lý thế nhỉ?
    TB : Em thấy một bác có đăng 1 bài rất hay về mát và nóng.. của lực ma sát. Em thích wá đị trả lời thì chẳng thấy đau nữa. Sao lại xoá đi vậy?
  3. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Trả lời câu hỏi 2
    Là vì nước có 1 tính chất rất đặc biệt khi ở trạng thái băng nó sẽ bị tan chảy ra khi bị ép dưới áp suất lớn và trở lại trạng thái băng đá khi thôi tác dụng lực ép . Như vậy là khi trượt băng người nghệ sĩ sẽ không trượt trên băng mà lại trượt trên 1 lớp nước mỏng , điều này giải thích tại sao mà nghệ sĩ đó lại có thể trượt lâu mà không cần phải lấy đà như vậy là bởi vì ma sát giữa lớp nước và mặt giầy nhỏ . Tiện thể trả lời luôn câu đầu tiên là tại sao đồng hồ không chế tạo 2 đầu bánh răng to là vì lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích tiếp súc nhưng công của lực ma sát lại phụ thuộc váo quãng đường dịch chuyển , khi mà chế tạo 2 đầu của bánh răng to wá thì sẽ bị mất nhiều năng lượng do ma sát .
    ************
    Đã bao lần ý chí bảo trái tim,
    Tôi không yêu, không giận hờn, thương nhớ.
    Nhưng trái tim là một thằng qoái gở,
    Vẫn thì thầm , tha thiết gọi tên em .
  4. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Ồ, vậy là tớ hiểu nhầm bác rồi, đúng là lý luận của tớ chỉ phản bác cho cái nguỵ biện của bác DarkWizard thui, thành ra bác cứ bỏ qua. Bây giờ xem như tớ trả lời lại để nói rõ luận điểm của mình:
    - Thực ra tớ chỉ đơn giản hóa là vì muốn nói rõ luận điểm phản bác trên thôi, tớ không muốn làm phức tạp thêm. Định luật VVHD với công thức tính khoảng cách giữa khối tâm mới chính là dạng nguyên thuỷ phổ quát, xem như mỗi vật đều là 1 chất điểm (dù có bất kỳ hình dạng nào), và vị trí chất điểm đó chính là khối tâm của nó. Còn việc xem 1 vật gồm nhiều chất điểm và tính tổng lực hút bằng tích phân là dạng mở rộng của định luật, chỉ dùng khi cần tính toán chính xác thôi. Chính vì vậy, dùng nguyên lý phổ quát để bác bỏ nguỵ biện của bác DarkWizard (cũng như để giải thích ví dụ trên đỉnh núi của tớ) là đơn giản và dễ hiểu hơn cách của bác NguCong (mà bác ấy chỉ mới nói khái niệm thôi, chưa chứng minh tính toán rõ ràng). Mà nó cũng hợp lý nữa, vì thể tích của quả táo hay người quá nhỏ so với thể tích trái đất nên có thể đơn giản hóa được. Trong trường hợp này thì việc dùng công thức dạng mở rộng để tính toán là phức tạp hóa, không cần thiết (tất cả các bài tập phổ thông tính lực hấp dẫn đều dùng công thức phổ quát chứ ai lại bắt học trò tính tích phân??).
    - Trái đất dĩ nhiên không phải hình cầu rồi (vì tác động của lực ly tâm), thậm chí còn nhiều yếu tố khác (như bản thân cấu tạo bên trong của nó cũng không đều nhau) nên việc tính toán chính xác là rất khó, nhưng vì lý do trên mà tớ cũng chẳng cần phức tạp hóa lời giải thích của mình làm gì.
    Lung Tung Beng
    Spain & England to the final!

    Được LungTungBeng sửa chữa / chuyển vào 20/06/2002 ngày 23:56
  5. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ, công để thắng lực ma sát trong trường hợp lăn cũng được tính bằng công thức bình thường thui:
    W = µ * Fn * d
    (W=công, µ=hệ số ma sát, Fn=lực ép thẳng góc, d=khoảng cách lăn)
    Chỉ có một điều là lực ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều (khoảng 100-1000 lần) so với ma sát trượt (chính vì vậy mới có phát minh bánh xe). Hệ số ma sát lăn trong công thức trên) do đó cũng thấp hơn từng ấy lần. Do bản chất khác biệt của ma sát lăn, việc đo hoặc tính toán hệ số này rất phức tạp, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự biến dạng của vật liệu khi tiếp xúc, diện tích tiếp xúc, vv... thậm chí nó còn phụ thuộc vào chính hệ số ma sát trượt nữa !!
    Đề tài rất lý thú. Đây cũng chỉ là 1 trong nhiều tính chất kỳ lạ của băng mà đến nay các nhà KH vẫn chưa giải thích được thấu đáo. Lý do mà bác giải thích ở trên là một quan niệm phổ biến từ lâu đời, nhưng nếu xét kỹ thì nó sai lầm. Thực ra việc nhiệt độ tan của băng giảm khi chịu áp lực lớn là đúng (theo nguyên lý Châtelier). Nhưng theo tính toán thì tác động này nhỏ đến nỗi phải cần 1 áp suất 121 atmospheres mới làm giảm nhiệt độ tan của băng đi chỉ 1oC !!! Giả sử người nghệ sĩ trượt băng nặng 75kg, và đế trượt rộng 3mm, dài 20cm, nếu tính toán thì trọng lượng của người đó đè lên diện tích của 1 đế trượt chỉ là 1 áp lực nhỏ = 12 atm mà thôi !! Như vậy ta có thể kết luận tác động của giày trượt không đủ để làm băng tan dưới 0oC được, mà nó phải do một nguyên nhân nào khác. Nguyên nhân này vẫn còn là bí ẩn, các nhà KH chỉ mới giả thiết đó là hiệu ứng tan bề mặt, khi các phân tử trên bề mặt chất rắn trở nên hỗn loạn và có tính chất lỏng dù ở nhiệt độ thấp hơn NĐ tan. Áp một bề mặt khác (như mặt đế trượt) lên thì sẽ tác động vào hiệu ứng này, do các phân tử nước bám vào các phân tử kim loại. Ngoài ra ma sát trượt tạo nhiệt còn góp phần làm tan lớp băng mỏng bên trên. Tuy nhiên giả thiết này vẫn chưa được chứng thực.
    Gần đây GS Somorjai (Mỹ) có nghiên cứu hiện tượng này và khám phá rằng băng có một lớp bề mặt giống chất lỏng (quasi-fluid) ngay cả ở nhiệt độ -130oC. Lớp này dày hay mỏng tùy theo nhiệt độ. Các phân tử trong lớp này dao động rất mạnh (giống chất lỏng) nhưng không tan hẳn thành nước vì chúng dao động lên xuống chứ không dao động ngang. Chính lớp bề mặt này đã giúp cho băng luôn "ướt" và ta có thể trượt trên nó, mặc dù không có 1 giọt nước (đúng nghĩa) nào. Nói cách khác, dù có áp lực hay không, băng vẫn luôn trơn trượt.
    Lung Tung Beng
    Spain & England to the final!

    Được LungTungBeng sửa chữa / chuyển vào 21/06/2002 ngày 04:46
  6. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Xin lưu ý các bạn 1 điều là.Rất ủng hộ các bạn đã tham gia post bài để nêu và trả lời về "nguỵ biện của VL" nhưng khi post phần nguỵ biện các bạn nên chờ vấn đề ngụy biện trước được giải quyết xong rồi hãy post câu ngụy biện mới.Xin cám ơn.

    Only Love,Not Married

  7. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Trong điều kiện lý tưởng, công của lực ma sát tĩnh trong chuyển động lăn không trượt bằng 0. Chứng minh: hãy xét chuyển động lăn không trượt của vật tròn tuyệt đối, không biến dạng. Xét chuyển động của các điểm trên vành, cho các điểm khảo sát dần về điểm tiếp xúc, sẽ thấy chuyển động tức thời của điểm tiếp xúc chỉ có thành phần thẳng đứng. Do công được tính theo công thức A=F.s.cos a , ở đây cos a =0 nên công cũng bằng 0. Như vậy, lực ma sát tĩnh gây ra chuyển động nhưng không sinh công (lạ không?)
    Nếu ai nói "lạ" thì trả lời cho tui câu hỏi sau: Lạ ở chỗ nào, giải thích rõ.
    Nếu ai nói "không lạ" thì trả lời cho câu hỏi sau: Xét chiếc xe gắn máy đang lên ga tăng tốc, động năng của nó tăng, nhưng ta mới nói lực ma sát tĩnh không sinh công, vậy lực nào sinh công? sinh công như thế nào?
    Đụng phải lực ma sát là trúng ổ kiến lửa nhé
    Đề tài này hay quá mà sao không ai vote cho tác giả hết vậy? vote cho SongMinh 5 sao nhé
    F./
    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 21/06/2002 ngày 21:19
  8. princealadin

    princealadin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2001
    Bài viết:
    607
    Đã được thích:
    0
    sai bét nhè dù lăn ko trượt hay lăn có trượt thì cũng là tổng hợp của hai chuyển động quay và chuyển động thẳng nên lực ma sat lăn bây giờ nằm trên tiếp tuyến với vật tại điểm đang xét => vẫn có lực ma sát

    HÃY CHẾT NHƯ TA SẼ CÒN SỐNG MÃI . HÃY SỐNG NHƯ TA SẼ CHẾT NGÀY MAI
  9. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Bác lungtungbeng ơi ! em nghĩ là cái con dao dưới giầy của nghệ sỹ trượt băng như thế là hơi to tận 3 mm ?? em thì chưa nhìn thấy tận mắt nhưng em biết là nó là 1 con dao thì không thể có sống dao dầy như thế được em nghĩ 1 mm là quá to rồi em tính lại 1 chút nhé ! 75Kg = 750 N khi đứng trên mặt đất . 3 mm = 3 * E-3 (m ) , 20cm = 20. E - 3 ( m ) ====> diện tích tiếp súc là 60 E - 6 ( m2 ) , áp lực là 750 / 60*E-6 =12.5E 6 ( N/m ) = 1250 atm vì 1 atm = 100( N/m )
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  10. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    ủa, tôi có nói là không có lực ma sát đâu, tôi chỉ nói là lực đó không sinh công thôi. Lực ma sát không sinh công vì phương của lực vuông góc với phương chuyển động của điểm tiếp xúc.
    F./

Chia sẻ trang này