1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguỵ biện vui về Vật Lý

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dr_slums, 17/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Trả lời câu hỏi đầu tiên của slums: Trong chuyển động quay thì cái quan trọng không phải là lực cản mà là moment cản, tuy lực ma sát không đổi thật nhưng đây không phải chuyển động tịnh tiến. Mình tính thử thì moment cản này bằng M=1/2RN, trong đó R là bán kính mặt trụ tiếp xúc, N là tổng áp lực vào 2 phía của trụ. Rõ ràng M tỉ lệ với R.
    Thấy vớ vẩn nhất là cái câu hỏi về lực hấp dẫn, có lẽ một đứa học sinh cấp 2 cũng trả lời được đáp án. Bạn gì trả lời là tính khoảng cách trong lực hấp dẫn luôn tính từ trọng tâm là sai rồi, lấy một ví dụ nhé, mang một khối cầu đặc đặt trong một cầu rỗng, rõ ràng hai trọng tâm trùng nhau nhé, chẳng nhẽ lực hấp dẫn tiến đến vô cùng à?
    Nhưng còn trong trường hợp riêng là hai khối cầu thì quy về trọng tâm mình cũng còn nghi hoặc, mình đã thử lấy trường hợp đơn giản hơn là một khối cầu và một chất điểm (đừng có ai vặn vẹo rằng đây là trường hợp phi thực tế nhé) nhưng không tính nổi cái tích phân đó, bạn SONGMINH có mẹo gì tính được không vậy? Ngay cả việc đơn giản hơn là điểm đặt của nó có nằm ở trọng tâm hay không thì mình vẫn còn nghi ngờ!
    Đúng là có một thuyết tổng quát nói rằng mọi đại lượng vật lý đều có giới hạn tương tự như giới hạn vận tốc là c vậy.
    Mấy câu hỏi của SONGMINH: chắc chị này lôi sách Vật lý đại cương ra để đố các em ở đây rồi. Chỉ có câu 3 là mình không hiểu ý bạn định nói gì. Câu 2 thì slums trả lời đúng rồi. Câu 1 thì cứ để cho các em nghĩ thêm đi đã!
    Họ mặt ngoài không thò nanh vuốt
    Cấu xé người nhai nuốt ngọt ngon
  2. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên là ý em chỉ xét trường hợp bình thường thôi. Còn lực hấp dẫn bên trong một khối cầu rỗng là một trường hợp rất đặc biệt, mà cũng rất kỳ lạ nữa. Newton đã chứng minh rằng lực hấp dẫn của khối cầu rỗng tác động lên một vật ở bất kỳ vị trí nào bên trong nó (không cần phải ở tâm) đều bằng Zero. Có nghĩa là giả sử trái đất là khối cầu hoàn hảo bị rỗng bên trong, nếu ta tìm đưọc cánh nào đó lọt được vào bên trong nó thì sẽ bay lơ lửng (tức rơi vào trạng thái phi trọng lực).
    Lực hấp dẫn của một khối cầu đối với một chất điểm có thể tính một cách đơn giản bằng cách quy khối cầu về một chất điểm nằm ngay trọng tâm của nó, đó là một kết luận đúng. Không những đúng với khối cầu đặc, mà cả với khối cầu rỗng nữa (dĩ nhiên với điều kiện vật đó nằm ngoài khối cầu rỗng). Newton cũng đã chứng minh điều này bằng phép tích phân.
    Lung Tung Beng
    German & Brazil to the final!
  3. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Ờ, ý mình là mình không tính tính được cái tích phân đó, cách tính CM của Newton ý!
    Còn bác bảo nếu Trái Đất rỗng mà bác chui được vào trong đó thì lơ lửng á? Còn sức hút của nhiều cái khác nữa cơ mà. Nhưng mà Newton bảo là chỗ nào bên trong đó thì lực hút cũng bằng 0 á, lạ nhỉ, chưa nghe đến bao giờ cả!
    Họ mặt ngoài không thò nanh vuốt
    Cấu xé người nhai nuốt ngọt ngon
  4. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    thật đấy chứ không lạ đâu bác ạ. Điều đó có thể chứng minh dễ dàng, người ta còn có thể phát biểu nó dưới dạng định lý Ostrogradski-Gauss, nó không những đúng với lực hấp dẫn mà còn đúng với lực điện từ, và còn có bà con với thí nghiệm ***g Faraday (màng chắn điện). Những chứng minh này có thể thực hiện hoàn toàn bằng toán học chứ không cần bất kỳ kiến thức vật lý thêm nào hết
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  5. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Chuyển sang toạ độ cầu là xong.
  6. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Trời!!! Bác ra cái con số này làm em sợ quá, bác có biết 1000 atm là áp lực lớn cỡ nào không?? Tính lại đi bác. 20cm mà bằng 20E-3(m) sao??? Mà bác xem thường áp suất khí quyển quá đấy, hình như 1 atm = 100.000 (N/m2) lận mà!!! (đúng ra là gần bằng).
    Còn "dao" trượt dày 3mm vẫn còn là mỏng đó bác, trung bình 1 giày trượt có dao dày 0.15 inches (=3,8mm), mỏng lắm cũng chỉ 0.11 inches (2,8mm) thôi. Mà cứ lấy con số 1mm đi thì kết luận vẫn không thay đổi phải không bác??
    Nếu bác nào vẫn còn tin vào quan niệm cũ thì em sẵn sàng cung cấp tài liệu online để tham khảo.
    Lung Tung Beng
    German & Brazil to the final!

    Được LungTungBeng sửa chữa / chuyển vào 28/06/2002 ngày 09:01
  7. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Em thì không có tài liệu online ( nếu có thì bác có tiếng việt không ? em thú thật với bác là em dốt tiếng anh lắm không có từ nào diễn tả nổi sụ dốt của em đâu ! ) nhưng em có quyển Vật Lý Vui nếu bác muốn xem thì mai em post nó lên nhé ! hình như em sai 1 atm = 10( N/cm2 ) hay sao cơ , 20 cm không bằng 20 E -3 m thật rất sorry các bác em nhầm 1 chút các bác thông cảm nhé ! ai mà chẳng có lúc sai !
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  8. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    cứ post tài liệu tiếng Anh lên đi, tôi đọc được. Quyển Vật Lý vui tôi cũng có đọc, chỉ e ông này viết lâu quá rồi nên kiến thức có khi chưa cập nhật kịp chăng? Tiếc quá chúng ta không có điều kiện thực nghiệm, nếu có thí nghiệm là xong ngay các bác hé
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  9. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Bác username ạ, mình đã dùng toạ độ cầu rồi mà còn phức tạp hơn cả Descarte.
    LungTungBeng cứ post lên đi.
    Họ mặt ngoài không thò nanh vuốt
    Cấu xé người nhai nuốt ngọt ngon
  10. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    hề, vì đã học mấy cái định lý rồi nên thấy đơn giản chứ tính lại từ đầu có thể cũng "cay". Bạn chắc khá toán, mình bày cách này nhé.
    Xét với vỏ cầu vô cùng mỏng
    Lấy một điểm O bất kỳ trong vỏ cầu để xét lực
    Lấy điểm đó làm đỉnh, vẽ 2 góc khối nguyên tố đối đỉnh. (biết góc khối chứ? ). Hai góc này bằng nhau, đặt là a
    Hai góc khối đó bị chắn bởi hai diện tích hai bên là s và S. Đặt khoảng cách từ O đến s là r, khoảng cách từ O đến S là R.
    Hãy chứng minh là S/s = R2/r2
    Đặt lực do s tác dụng là f, do S tác dụng là F
    Chứng minh được F/f = (S/s) / (R2/r2 )
    Vậy F/f = 1 hay f = F
    Mà F thẳng hàng ngược chiều f nên hợp lực bằng 0
    Hợp các lực nguyên tố bằng 0 thì lực tác dụng lên vật bằng 0.

    Với vỏ cầu dày thì coi như hợp bởi nhiều vỏ cầu mỏng, kết quả vẫn thế
    Cách này làm được chưa?
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 29/06/2002 ngày 23:41
    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 29/06/2002 ngày 23:43

Chia sẻ trang này