1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguỵ biện vui về Vật Lý

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dr_slums, 17/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Hì, chuyên môn của bản cô nương đây là Điện cậu em ạ.
    Mình có nhiều sở thích quá nên chẳng cái gì đến nơi đến chốn cả đâu! Chỉ múa rùi qua mắt thợ tí thôi.
    Mà dùng toạ độ cầu thì tất nhiên chả ai dại gì mà đi chọn gốc khác tâm hình cầu đó cả! Cái phức tạp ở trong cái tích phân đó là do khoảng cách từ vi phân thể tích đến chất điểm kia, nó có cả căn kẹo lẫn sin cos.
    Họ mặt ngoài không thò nanh vuốt
    Cấu xé người nhai nuốt ngọt ngon
    Được annonymous sửa chữa / chuyển vào 01/07/2002 ngày 08:33
  2. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Đổi tích phân qua tọa độ cầu, về sau này có mấy cái Jacobien thì còn dễ nhớ chứ tìm lại kết quả hết thì cực lắm.
    Tôi cũng có nhiều sở thích, so với bạn bè thì kiến thức về lịch sử, văn hóa, văn học cũng không tồi, vậy mà so với các bạn thì.... he he... sợ quá.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  3. Hungscorpionking

    Hungscorpionking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Em xin hỏi các bác một câu : tại sao một người đi xe càng nhanh lại càng dễ giữ thăng bằng ? Có phải là do vật có năng lượng càng lớn thì càng có độ vững vàng cao không
  4. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Không "cao siêu" thế đâu? Chắc nhiều lần bạn đã đi xe đạp hoặc xe gắn máy qua các đường vòng cung, khi đó bạn phải nghiêng xe đi một góc, đúng không? Bạn có biết là quá trình lái xe gắn máy hay xe đạp là một chuỗi những động tác tương tự. Xe bạn hơi nghiêng qua phải, bạn liền rẽ tay lái qua phải một chút, lực ly tâm sẽ hướng về bên trái, chỉnh cho xe cân bằng.
    Lực ly tâm này, như tính toán, tỷ lệ với bình phương vận tốc và tỷ lệ nghịch với bán kính cung vòng.
    Với cùng một lực ly tâm cần tạo ra, nếu bạn đi với vận tốc cao, bán kính cung vòng sẽ lớn, nhìn như thể đường chạy của bạn rất "thẳng". Nếu đi với vận tốc bé, đường đi của bạn là một chuỗi những vòng cung gấp, người ta nói bạn đi xe "loạng choạng". Đến lúc nào đó, bạn không thể tạo một cung vòng quá gấp như thế nữa, bạn sẽ ngã. Đó là lý do vì sao đi xe hai bánh với vận tốc cao thì vững hơn.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  5. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Bác farmer giải thích rất đúng đó. Có chăng em xin bổ sung thêm là việc đánh tay lái sang bên để giữ thăng bằng cho xe không phải là công việc của riêng người lái, mà còn do một quá trình tự động do chính cơ chế chuyển động của xe đạp tạo ra, hay nói cách khác, cái xe tự cân bằng nó !!
    Còn một lời giải thích phổ biến nữa: đó là lực hồi chuyển của bánh xe đã giúp xe thăng bằng. Giống như trường hợp của con quay: quay càng nhanh nó càng đứng vững, đến một tốc độ quay đủ nhỏ thì nó sẽ đổ kềnh ra. Nhưng thực tế chứng minh quan niệm trên không đúng, vì lực hồi chuyển này quá nhỏ.
    Thật ra nếu xét chi tiết thì cơ chế giữ thăng bằng của xe đạp rất phức tạp chứ không đơn giản đâu, nó còn nhiều ngóc ngách nữa. Chẳng hạn một yếu tố rất quan trọng là trail (thuật ngữ chỉ khoảng cách giữa (a) điểm tiếp đất của "phuộc" xe nối dài với (b) điểm chạm đất của bánh trước). Nếu trail < 0 (điểm a nằm sau điểm b) thì xe đạp sẽ không thể giữ thăng bằng được dù có chạy nhanh. Bạn nào muốn biết chi tiết có thể tham khảo tài liệu của 1 khoa học gia tên David Jones có nghiên cứu chi tiết hiện tượng này.
    Lung Tung Beng
    Ronaldo + Brazil = Champions
  6. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Thật vậy, một kiến trúc rất "giản dị" như chiếc xe đạp cũng dựa trên những tính toán hết sức phức tạp.
    Cái vụ lực hồi chuyển tôi cũng nghe nói tới một lần. Hóa ra không đúng à?
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  7. Hungscorpionking

    Hungscorpionking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Nói thật , em chả hiểu gì cả . Lực ly tâm mà bác Famer nói là lực ly tâm ở đâu vậy , ở bánh xe ư . Xe dễ ngã là xét theo phương nằm ngang vuông góc với xe , mà theo phương này thì ngoài trọng lực ra có còn lực nào tác dụng theo phương này đâu .
  8. princealadin

    princealadin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2001
    Bài viết:
    607
    Đã được thích:
    0
    Trời ạ ! Trọng lực có phương thẳng đứng chứ ! Con flực li tâm sinh ra khi vật chuyển động theo vòng cung có phương nằm ngang và có hướng ra ngoài .Khi tổng hợp 2 lực này tạo nên 1 hợp lực có phương nằm trên trục của xe nên xe không bị đổ

    HÃY CHẾT NHƯ TA SẼ CÒN SỐNG MÃI . HÃY SỐNG NHƯ TA SẼ CHẾT NGÀY MAI
  9. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Có 1 tính chất là các vật đã chuyển động quay thì luôn không muốn thay đổi trục quay của mình chính vì lí do đó mà khi đi xe đạp bác có bỏ tay ra thì cũng không bị đổ vì nếu có bị lệch sang bên trái thì trục của bánh xe sẽ lại tự " chỉnh " về bên phải ====> đi xe đạp có thể bỏ tay ! nhưng em không đảm bảo là khi bỏ tay thì không bị tai nạn đâu nhé !
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  10. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Cái này chính là chuyển động tiến động mà ở trên đã nói. Tuy nhiên - cũng theo ở trên đã nói - hiệu ứng này không đáng kể
    F./
    Thế giới thật rộng lớn

Chia sẻ trang này