1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguỵ biện vui về Vật Lý

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dr_slums, 17/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bác a.! Em thấy các bác đàm luận sôi nổi quá nên em cũng xin tham gia a.
    Cái vụ bôi dầu mỡ vào làm cho lực ma sát giảm đi thì em nghĩ đấy là do lực ma sát khô đã được chuyển thành lực ma sát nhớt( hay gọn lại là lực nhớt) mà lực này nhỏ hơn lực kia nhiều đấy a. Còn theo lý luận một số bác là bôi dầu mỡ vào làm cho bề mặt nó phẳng hơn, nghe ko ổn lắm. Vì trong 2 trường hợp khác nhau về bản chất chứ đâu có giống đâu a.
    Còn vụ thanh nhựa thì em nghĩ nó liên quan đến cấu tạo các chất. Nếu đập 2 thanh nhựa vào nhau hoặc cho nó ma sát, một phần năng lượng sẽ được chuyển thành nội năng làm biến dạng cấu trúc của nhựa, làm nhựa có mềm ra một phần và nóng lên nữa. Túm lại là đập 2 thanh nhựa thi không thể sinh ra nhiều nhiệt như đập hai hòn đá vào nhau đâu a.
    Phần còn lại, hi`, vấn đề ở đây là làm sao hòn đá đập vào nhau lại sinh ra tia lửa được. Lại một lần nữa, em nghĩ do cấu tạo thui. Một số chất cho dù các bác có đánh nhanh đến đâu cũng không sinh ra tia lửa được đâu a, như gỗ, giấy... Nó có thể cháy lên vì nhiệt độ cục bộ đủ nóng và đó là chất bắt lửa nhưng ko ra tia lửa đâu a. Cũng như mấy hòn đá vậy, có loại đá dễ đánh lửa, chắc là vì nó còn có chất gì đó nữa trong cấu tạo của nó, em ko khá hoá lắm , đoán nó là lưu huỳnh. Không hoàn toàn là do độ cứng vì kim cương chẳng hạn, em chưa thây ở đâu nói kim cương có thể phát ra tia lửa điện, mặc dù độ cứng của nó là 9.
    Đây chỉ là ý kiến cá nhân của em thôi. Mong chờ sự dạy bảo của các cao thủ.
    i m not wat i think i m
    i m not wat u think i m
    i m wat i think u think i m
  2. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Không đúng theo tôi gỗ hay giấy nếu cho va đập với V đủ lớn thì chắc chắn sẽ sinh ra lửa . Liệu V của 2 thanh gỗ tương dối của bạn là bao nhiêu mà lại kết luận là không sinh ra lửa ?
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  3. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Câu trrả lời của em gói gọn trong một câu thôi. Không có vật tròn tuyệt đối mà lại không thèm chịu biến dạng trước tác dụng của lực.
    Đúng không. Còn chi tiết xin nhường lại cho bà con khai thác.
    Ngoclong80
  4. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Chết!Em nhanh nhảu đoảng quá. Bài này bác Kakalot trả lời rồi. Cho em rút lại câu trả lời của em.
    Ngoclong80
  5. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    To dr_slums: Gỗ hay giấy nếu cho va đập với tốc độ đủ lớn thì trưóc khi kịp phát ra tia lửa điện nó đã tiêu rùi. Em nghĩ là cái trò ngày xưa ý ạ, dùng mấy thanh gỗ để tạo ra lửa là do sự ma sát sinh ra nhiệt, cộng với việc gỗ bắt lửa nữa nên có thể tạo ra lửa. Làm thế nào để tạo ra tia lửa điện, đây mới là vấn đề cốt lõi. Bây giờ em chưa có thời gian để đi tìm hiểu, hẹn các bác dịp khác sẽ nói kĩ hơn ạ. Có bác cao thủ nào biết nhiều về vấn đề này xin lên tiếng đi ạ, để kết thúc sớm tranh luận.
    i m not wat i think i m
    i m not wat u think i m
    i m wat i think u think i m
  6. cai_gi_cung_muon_biet

    cai_gi_cung_muon_biet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Ông Thường đến với vật lý cứ như bị "bỏ bùa". Nhà nghèo, nên học đến lớp 7, ông đi làm công nhân ở nhà máy dệt Mùa Đông, Thanh Xuân, hà Nội. Ở đây ông được cử đi học thêm lớp đào tạo trung cấp sửa chữa máy móc. Quy trình đào tạo đi từ lý thuyết đến thực hành, còn với ông Thường thì ngược lại. Nghe thầy giáo giảng về cơ cấu biên tay quay, ông lục lại kinh nghiệm trong sản xuất mới thấy điểm cần xét lại trong lý thuyết phân tích lực: khi góc alpha tăng thì lực dọc biên tăng. Nhưng nhiều lần trực tiếp thay lò xo giảm rung, ông Thường đưa ra ý kiến cho rằng: góc alpha tăng thì lực dọc biên phải giảm.
    Lần khác, khi giảng về nguyên lý hình bình hành, thầy nói: mọi lực đồng quy độc lập với nhau ở bất cứ góc độ nào. Bằng mô hình thực nghiệm tự xây dựng, ông Thường nói: "Mọi lực đồng quy độc lập với nhau chỉ khi vuông góc với nhau". Tiếp đến là bài toán con nêm, con son. Về bài toán con son - vẫn ứng dụng trong hệ xây dựng cầu cống, nhà cửa - ông Thường chứng minh: khớp động và khớp hàn chặt khi cùng chịu một hệ lực tác động cho kết quả khác nhau. Trong khi trước nay người ta vẫn cho rằng: khớp động và khớp hàn chặt khi chịu một lực tác động cho kết quả giống nhau. Một phát hiện quan trọng của ông Thường trong bài toán này là: bài toán chỉ tính đến lực kéo và lực nén, trong khi lực uốn mới đáng kể.
    Theo đề nghị của Ủy ban Khoa học Nhà nước lúc bấy giờ do Viện sĩ Trần Đại Nghĩa làm chủ nhiệm, một cuộc hội thảo đã được tổ chức để xem xét những vấn đề anh công nhân Nguyễn Văn Thường nêu ra. Người ủng hộ, người phản bác. Nhưng có điều, những người phản bác cũng không chỉ ra được phát hiện của ông Thường sai ở đâu sau khi quan sát ông thao tác trên những mô hình thực nghiệm. Lần đó, GS Nguyễn Hoàng Phương ủng hộ những quan điểm của ông Thường, rồi đến GS Nguyễn Văn Bửu. Trong một bức thư gửi GS Hoàng Quý, GS Nguyễn Văn Hiệu viết: "Tôi thấy anh Thường nói có lý, nhưng không có thời gian tìm hiểu kỹ...".
    Suốt 34 năm, ông Thường vẫn phải ôm những mô hình thực nghiệm đi diễn thuyết một cách không chính thức ở các cơ quan khoa học. Người ta lại gật đầu, người ta lại phản đối, nhưng về mặt toán học, chẳng ai chứng minh điều ông Thường nói là đúng hay sai?
    Trong 2 năm gần đây, Hội vật lý Việt Nam đã cho đăng tải hết các phát hiện của ông thường về "những sai lầm" trong lý thuyết vật lý cơ học cổ điển (số mới nhất 4/2002). Đáng tiếc là chưa có một ai lên tiếng phản đối hoặc ủng hộ một cách khoa học.
    Văn phòng Chính phủ đã gửi công văn đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường xem xét lại những vấn đề ông Thường nêu ra, nhưng đến nay vẫn chưa thấy bộ KHCNMT hay cơ quan nào khác đả động đến, chỉ hứa "sẽ tổ chức một cuộc hội thảo để xem xét", cụ thể thời gian bao giờ thì "chưa biết".
    (Theo Khoa học và Đời sống)
    Có ai có thể nói ông Thường đã làm thế nào không ?

    Beethoven
    [/size=4
  7. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2

    Nhân chuyện tiếp về cây gỗ và lửa em có 1 câu hỏi :
    Người ta lấy lửa từ gỗ như thế nào ?
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
    Được dr_slums sửa chữa / chuyển vào 17:25 ngày 14/02/2003
  8. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    muốn lấy lửa từ gỗ thì phải làm thế nào đó cho nhiệt độ của cây gỗ đạt tới nhiệt độ cháy của nó trong môi trường không khí bình thường, giàu ô xi... Xem phim thấy người ta lấy cái que xong dui` du`i lên... Thử làm sái cả tay mà ko được...
    Tâm hồn người con gái bí ẩn và quyến rũ như bầu trời đêm,
    vì ở đó có những ngôi sao xa thẳm đang chiếu sáng lung linh...​
  9. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Đấy chỉ là lý thuyết thôi ! còn thực tế thì không tài nào làm được như thế đâu .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  10. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Muốn lấy lửa từ gỗ thì bạn cần phải tập trung toàn bộ nhiệt lượng do ma sát tạo ra vào một vung không gian càng nhỏ càng tốt . Hãy lấy cái dùi và bát đầu dùi bạn nên làm cho cái dùi đó tù đầu một chút và kết hợp vừa dùi vừa ấn thì sẽ có lửa .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.

Chia sẻ trang này