1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguỵ biện vui về Vật Lý

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dr_slums, 17/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Xin thưa, dùi bằng que cũng là một kỹ thuật rồi, nhưng dùng nó để tạo lửa thì đúng là chỉ có kiên nhẫn như... người tiền sử mới làm được. Trên thực tế, người ta dùng một thứ giống như cây cung, xoắn sợi dây quanh cái que, kéo đi kéo lại cây cung thì cái que sẽ xoay, như vậy nhanh mà đỡ tốn sức hơn. Kỹ thuật này được ghi lại bằng hình vẽ trên các vách hang động. Bác nào rảnh thử dùng thêm kỹ thuật "cải tiến" này xem, có khi làm được ra lửa đấy.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Tôi thì củng máu me với Vật Lý lắm nhưng bận ở bên KTQS nên lâu lâu mới qua xem nhưng hôm nay thấy các bạn máu quá củng tham gia 1 chút.
    Đầu tiên về chuyện lấy lửa : chúng ta không lấy được lửa từ gổ vì ta không biết lấy ,thứ nhất ta không biết chọn que củi thích hợp :Phải thật khô ,thuộc loại gổ nhẹ ,đầu tù ,gổ ít xơ thì khi ta dùi vào đá nhiều nó mới đủ nóng và với sức nóng khiêm tốn ta tạo ra nó mới bắt lửa .Thứ 2 là ta không biết cách dùi ,cách của bạn Dr_slum xem ra củng rất hiệu quả .
    Còn bây giờ xin quay về đề tài lực hấp dẩn 1 tí.
    Lực hấp dẩn của Newton chỉ đúng trong giới hạn từ kích thước của nguyên tử cho đến vô cực (kích thước 1 nguyên tử trung bình khoảng 1 A nghỉa là 1/ 10 tỉ met ) Do đó không có khái niệm lực hút Newton trong khoảng cách bằng 0
    Lí do là vì trong thế giới chi phối bởi 4 trường lực :lực yếu ,lực mạnh ,lực hút tỉnh điện ,và lực hấp dẩn
    Nếu có lực mạnh có giá trị là 1
    Lực tỉnh điện giá trị là 1/100
    Lực yếu có giá trị vào khoảng 1/1000000
    Lực hấp dẩn vào khoảng 1/1000000000
    Nếu như cho 2 vật thể (2 nguyên tử ) tiến rất gần nhau thì lúc này có lực hấp dẩn nhưng so với lực tỉnh điện của 2 thằng hút đẩy thì không đáng kể.
    Ngoài ra 1 khi 2 vật tiến rất gần nhau (nguyên từ toàn bộ khối lượng ở nhân nên ta xem nhân là 1 chất điểm chứa toàn bộ khối lượng ) thì đến khoảng cách chừng 1 Fermir nghỉa là cở 1/1000000000000000 nghỉa là 10^ -15 (1/ 1 triệu tỉ met) thì sản sinh ra lực mạnh ,lúc đó lực Newton hay lực tỉnh điện chỉ còn là sai số của phép tính lực mạnh ,xem như là hết tác dụng hay vật thể không còn bị chi phối bởi các lực này ,tuy nó còn tác dụng nhưng chả làm được gì
    Trả lời như thế đả thoả thắc mắc về lực hấp dẩn khi khoảng cách về 0 chưa.
    Vật Lý không phải là toán học trong Toán có thể cho 1 đại lượng về 0 được nhưng trong VL thì các công thức có ý nghỉa riêng không thể xem nó là 1 hàm của toán mà tìm lim .1 ví dụ nhỏ tất cả công thức của Cơ Học Lượng Tử có công thức kì cục khác cơ học Newton (cơ học cổ điển ) mà chúng ta từng học nhưng thực ra là giới hạn khi khoảng cách rất bé ,hạt rất bé .Còn cơ học tương đối chính là cơ học cổ điển mà ở Vận tốc cao . Ta đem 1 đại lượng VL mà tính lim lung tung trong khi chưa biết hết phổ của nó thì nguy lắm.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  3. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Thế tui hỏi liệu có sai không khi người ta tính tích phân của một thanh với một chất điểm bằng cách tính tích phân ? Thoe lý thuyết thì số điểm chia là vô hạn trong khi đó ta không thể chia vô hạn được vì gặp phải vấn đề như trên . Nếu không chia vô hạn thì không có cách tính . Vậy bài toán phải giải thế nào ?
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  4. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Bác nói gì em không được hiểu?
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Có lẻ bạn không hiểu ý của tôi .
    Cách chia vô hạn là 1 thuật toán gần đúng của Toán học nhưng thực ra các nhà toán học như Clayman ,Furier đả chứng minh kiểu chia và tính tích phân của họ là chính xác luôn .Đó là vấn đề của toán và VL chỉ ứng dụng.
    Còn về việc ta không thể tính giới hạn cho các đại lượng Vật lý trong các công thức Vật Lý lung tung ví dụ như cho lim (v) tiến đến vô cùng thì không được do các công thức Vật lý có cái phổ riêng và nó chỉ đúng trong khoảng đó mà ta tính lim vượt ra ngoài tuỳ tiện thì không được.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  6. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Thực ra trong mọi quá trình đo đạc đều có sai số với điểm chia trong hàm e^x ( một hàm rất dốc ) mỗi đơn vị chia 6 điểm rồi tính theo công thức diện tích hình thang cong sai số không quá 0.06% với khoảng lấy tích phân tư 1 ==> 20 . Nếu khoảng chia càng lớn thì độ chính xác càng cao và đến một giới hạn nào đó có thể coi là đúng luôn .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  7. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    A ! Em có một câu hỏi rất hay . Em có một thanh nam châm điện và một thanh sắt . Bây giờ em cho thanh sătváo sát nam châm và đóng điện cho nam châm . Sau đó em mới rút thanh sắt ra ===> em thực hiện 1 công . Bây giờ nếu em thả tay ra thì thanh sắt sẽ bị thanh nam châm hút và công em sẽ chuyển thành nhiệt trên mặt tiếp súc giữa hai thanh phải không ? Nhưng nếu em không thả tay ra mà cắt điện nam châm vậy thanh nam châm sẽ không hút thanh sắt nữa và câu hỏi đặt ra là công em thực hiện đưa thanh sắt ra ngoài đã biến đi đâu mất ?????
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  8. apple4u

    apple4u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Chẳng biết, nhưng mà hệ này không phải là hệ kín (còn năng lượng điện của nguồn vứt đi đâu???) Thế nên chịu
  9. cai_gi_cung_muon_biet

    cai_gi_cung_muon_biet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Sao không ai trả lời cho em, các bác làm gì mà tinh vi thía

    Beethoven
    [/size=4
  10. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Hì, một ngụy biện này : lực không bằng phản lực
    Cho 2 e chuyển động trên 2 đường thẳng vuông góc cắt nhau tại O, tại thời điểm e2 nằm trên phương chuyển động của e1, tính lực từ F12 và F21 sẽ thấy một cái bằng không một cái khác không (F12 = 0; F21 <> 0). Tại sao thế ?
    memory
    the scourge of the unhappy,
    gives life to the very stones of the past
    and even into the poison drunk in old days pours drops of honey

Chia sẻ trang này