1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguy cơ của các chất hoá học

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi LvK, 13/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Nguy cơ của các chất hoá học

    Cùng với sự phát triển rất mạnh của hoá học, những yêu cầu về an toàn cũng được đặt ra trong những nơi sử dụng các sản phẩm hoá học, ở cấp độ nghiên cứu cũng như trong nhiều lĩnh vực ứng dụng khác. Sự sử dụng những chất hoá học có thể gây ra nhiều nguy hại, đôi khi không thể dự kiến được. Phần lớn những nguy cơ này phụ thuộc vào chính khả năng phản ứng của các sản phẩm hoá học. Trong số đó, những nguy cơ có liên quan đến tính chất lý, hoá của chất (tính không ổn định, tính dễ cháy, tính ăn mòn, hiệu ứng đầu độc trực tiếp, ......) thường là nguyên nhân trực tiếp của nhiều tai nạn nghiêm trọng: hoả hoạn, phát nổ, ngộ độc chết người, ....
    Những hiệu ứng xấu đối với sức khoẻ (thường được gọi là hiệu ứng độc hại) sau thời gian sử dụng dài hoặc ngắn, trong đa số trường hợp có liên quan đến sự tương tác giữa các sản phẩm hoá học (trực tiếp, sau khi thuỷ phân hoặc sau khi chuyển hoá trong cơ thể) và các hợp phần sinh học cơ bản. Đôi khi người ta có thể đánh dấu được những tác động độc bởi hiệu ứng đồng vận của những sản phẩm hoá học đã xâm nhập vào cơ thể.

    VAI TRÒ CỦA CÁC SẢN PHẨM HOÁ HỌC

    Xã hội hiện đại của chúng ta không thể tránh khỏi những chất hoá học mà chúng ta đã sử dụng để tăng sản lượng thực phẩm (phân bón, thuốc trừ sâu ......) và tăng chất lượng cuộc sống (phụ gia thực phẩm, chất dẻo, mĩ phẩm ....). Hiện nay, hơn 23 triệu chất hoá học đã được ghi trong Chemical Abstracts (số liệu năm 2003), trong đó có khoảng từ 60.000 đến 70.000 chất được sử dụng rộng rãi. Mỗi năm có khoảng 1.000.000 chất mới được ghi vào Chemical Abstracts, trong đó có khoảng 500 đến 1.000 chất được sử dụng trong sản xuất công nghiệp.
    Nếu như những thông số lí, hoá (điểm nóng chảy, điểm sôi, tỉ trọng, chỉ số khúc xạ) tính chất phổ (IR, UV, RMN, phổ khối lượng, ....) thường được miêu tả đối với những chất được ghi trong Chemical Abstracts thì việc thu được những thông tin về độc tính thường rất khó khăn, nhất là những chất có ảnh hưởng sau thời gian dài sử dụng. Đặc biệt là các thông số về chất trung gian của quá trình tổng hợp.
    Hiện nay, người ta đã tiến hành thử độc tính của khoảng 300.000 chất hoá học (theo RTEC, NIOSH, USA , 2000) và nhận thấy có hơn 4.000 chất có khả năng gây ung thư ở động vật. Có khoảng 400 chất được xem như là gây ung thư ở người (theo Nationale Toxicology Programm, USA). Trong đó có 89 (trên 630 chất dùng thường ngày và sản xuất công nghiệp được thử nghiệm) đã được xác nhận chắc chắn bởi Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế tại Lyon (Pháp) [Centre international de Recherche sur le Cancer, Lyon], năm 2002.
    Nhìn chung, cần phải thận trọng khi tổng hợp hoặc tách những chất hoá học mới. Những nguy cơ gây hại tiềm tàng đối với sức khoẻ con người của các chất hoá học thường xuyên không dự báo được.
    (Còn nữa)

    NB : (Trong bài viết chúng tôi có sử dụng một số tư liệu về vệ sinh và an toàn trong phong TN của Université Pierre et Marie Curie (Paris 6) và Université Denis-Diderot (Paris 7)

    Được LvK sửa chữa / chuyển vào 00:50 ngày 14/10/2003
  2. Cuong_MA

    Cuong_MA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng ông LvK đã tham gia với anh em cho vui. Vote tặng ông 5* làm kỉ niệm. Chắc bên đó có điều kiện online nhiều. Hôm trước lỡ mất dịp xem webcam về điều kiện học tập của ông.
    Đã nhận được góp ý của ông về bản dịch "APROXIMATE..." qua joke.
    Cho tôi địa chỉ mail của ông đi có gì sẽ liên lạc!


    Không thể hiểu những gì không thể ... hiểu
  3. ngoclananh

    ngoclananh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Mình tán thành với ý kiến cho rằng những chất hoá học ngày nay gây hại rất lớn đến môi trường sống của con người. Nhưng hai bạn không biết đã nghe một câu chuyện này chưa
    Tại các vùng nông thôn của Châu Âu người ta phát hiện ra một loại ếch khác thường. Loài ếch này co'' thêm một chân o phía sau thay vì có hai như các con ếch khác. Trong thời gian dài thì người ta cho rằng đó là do các loại thuốc trừ sâu gây nên. Dư lượng kháng sinh không đủ giết chết con ếch nhưng khiến cho nó biến đổi cấu trúc ADN. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã phát hiên ra nguyen do không phải là do chất Hoá Học gây ra. Con ếch thuộc một vòng tuần hoàn chuỗi thức ăn tự nhiên. Con ếch bị một loại virut do loại cò bản sứ kí sinh. Khi trứng ếch nở ra thì con ếch không thẻ nào trốn chạy dễ dàng được. Nhờ vậy mà con cò sống sót qua mùa thiếu cá trong năm.
    Qua đó , chúng ta có nên quy lỗi hết cho chất Hoá Học hay không. Nếu không có Hóa Học chắc bây giờ chúng ta đang ở trong thời kì cách đây 2000 năm phải không ???? Mạo mụi viết vài dòng mong các anh xem xét
  4. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Ngoclananh , chuyện về loài ếch tôi cũng đã được nghe rồi. Chúng tôi không hề phủ nhận vai trò của hoá học. Xong ở đây chúng tôi muốn nói về nguy cơ tiềm tàng của một số chất hoá học , thiết nghĩ chúng ta nên tìm hiểu rõ điều đó để phòng tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra nếu như chúng ta bất cẩn.
    Tôi nhận thấy sinh viên chúng ta hiên nay làm thí nghiệm với những chất hoá học thông dụng, nhưng không phải ai cũng biết nguy cơ độc tiềm tàng của nó. Điều này bạn thấy thế nào ? Mong nhận được ý kiến của các bạn.

    ---------------------- LvK 
    LI2C - UPMC
  5. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Bác LvK ở nước ngoài chắc có các phương tiện bảo hộ cần thiết khi làm thí nghiệm chứ bọn em ở đây hầu như toàn như kiểu "điếc không sợ súng". Nhưng nhiều khi cũng là do thói quen làm ẩu và không ý thức được tác động của hoá chất nên hay làm liều. Như hôm thí nghiệm lấy dung dịch BaCl2 bằng pipet, có đứa ngại không dùng quả bóp bằng cao su, dùng ngay mồm để hút??? Cô giáo bảo ko biết thằng này có chuyện gì buồn hay thất tìnhchán đời mà làm như vậy. Cu cậu vẫn cứ ngẩn tò te ra mà không biết rằng BaCl2 người ta thường dùng làm thuốc chuột.
    Vì vậy mà công tác giới thiệu nội quy an toàn PTN cho sinh viên trước khi làm thí nghiệm là rất quan trọng để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
    Còn một vấn đề nữa là người ta hay quan tâm xử lý các nguồn nước thải nhưng chính nước thải của khoa Hoá lại không được quan tâm đúng mức. Như ở truờng em nhiều khi bọn em dùng thủy ngân, asen, benzen..xong thì đổ ngay xuống bồn rửa, từ đó nước không hề được xử lý. Nhiều lúc cũng nghĩ may mà mình không ở gần trường.
  6. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Cần thận trọng với việc sử dụng thuỷ ngân
    Độc tính của thuỷ ngân đã được biết đến từ thời cổ đại. Tuy nhiên trên thực tế, thuỷ ngân vẫn còn được sử dụng. Vì vậy việc biết được độc tính của nó để đề phòng là cần thiết.

    Tại sao thuỷ ngân có độc tính ?
    Khi xâm nhập vào cơ thể thuỷ ngân có thể liên kết với những phân tử tạo nên t ế bào sống (axít nuclêic, prôtêin .... ) làm biến đổi cấu trúc của chúng và làm ức chế hoạt tính sinh học của chúng.
    Sự nhiễm độc thuỷ ngân gây nên những thương tổn trung tâm thần kinh tạo nên sự run rẩy, sự khó khăn trong cách diễn đạt ... và nặng hơn nữa có thể gây chết người.
    Và đây là một tai nạn nghề nghiệp có liên quan đến thuỷ ngân
    Đó là trường hợp của một nhà nữ hoá học người Mỹ, vào năm 1997 khi bà nghiên cứu những tương tác giữa kim loại nặng và quá trình sinh học. Trong quá trình thí nghi ệm, nhà hoá học này đã vô tình đánh rơi vài giọt dimetyl thuỷ ngân vào găng tay. Chất này đã thấm qua gang tay và xâm nhập vào mạch máu qua da. Ba tháng sau đó những triệu chứng đầu tiên đã xuất hiện (nôn mửa, run rẩy .... ) và đã dẫn đến cái chết chỉ sau vài tuần tiếp theo.
    -----------------
    LvK
    LI2C-UPMC
    Le coeur a ses raisons que la raison ne connait pas
    Được LvK sửa chữa / chuyển vào 04:21 ngày 11/12/2003
  7. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Nguy cơ gây bệnh dị ứng da của đồng 1 và 2 euros
    Những đồng tiền xu có thể gây ra bệnh dị ứng da ? Một nghiên cứu của Pháp đang gây ra cuộc tranh cãi về sự có mặt của nikel trong những đồng tiền xu hai màu 1 và 2 euros. Những đồng này được chế biến từ hai hợp kim (phần màu trắng gồm 75% Cu, 25% Ni ; phần màu vàng gồm 75% Cu, 20%Zn, 5% Ni). Khi tiếp xúc với mồ hôi, hai hợp kim này sẽ tác động và giải phóng nhiều ion nikel. Những ion này có khả năng gây nên dị ứng (exzéma) khi tiếp xúc với da (10 đến 15% ở phụ nữ, 1 đến 3% ở đàn ông).
    Sự gây hại bởi nikel có thể đến từ nhiều nguồn vì kim loại này có mặt trong nhiều đồ vật chế biến từ công nghiệp (đồ trang sức, chìa khoá, cúc áo, gọng kính, đồng hồ, khoá thắt lưng ?.). Tuy nhiên khoảng 20% trường hợp dị ứng với nikel có liên quan đến nghề nghiệp.
    Chính vì thế, liên hiệp châu Âu đã ấn định mức giới hạn hàm lượng nikel chứa trong những đồ vật tiếp xúc trực tiếp với da trong đó có những đồng tiền xu . Theo một số nhà nghiên cứu, nguy cơ bị dị ứng bởi nikel chủ yếu ở những nghề sử dụng và vận chuyển thường xuyên tiền xu (những người buôn bán, thủ quỹ, nhân viên ngân hàng, bưu điện?..).

    Về phần mình, những tác giả Pháp cho rằng nguy cơ đó là nhỏ và có thể loại bỏ được, bởi vì thông thường sự tiếp xúc đồng xu chỉ kéo dài trong một vài giây : sự truyền những ion nikel được thực hiện do sự cọ sát và nó không phải là một hiện tượng hoà tan trong mồ hôi. Hơn nữa, chỉ cần lau chùi tay hoặc những đồng xu là đủ loại bỏ nguy cơ này. Điều đó giải thích tại sao chưa có một trường hợp dị ứng với nikel nào gây ra bởi sự tiếp xúc với đồng euros được phát hiện.
    Trong khi chờ đợi những kết quả mới của y học lâm sàng và dịch tễ học, những người thường xuyên sử dụng tiền xu có thể tự bảo vệ bằng cách đeo những gang bàng coton hoặc lau tay thường xuyên với khăn vải.

    ----------------
    LvK
    LI2C-UPMC
    Le coeur a ses raisons que la raison ne connait pas
    Được LvK sửa chữa / chuyển vào 04:06 ngày 10/12/2003
  8. fattypanda

    fattypanda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Trời ạ, Hg đứng bét trong bảng độ hoạt động các kim loại mà vị này lại cho là rất hoạt động. Chắc LvK vừa xây dựng lại bảng này chăng???
    Thực ra thuỷ ngân chỉ thể hiện tính độc đặc biệt cao ở 2 dạng, hơi thuỷ ngân và các hợp chất cơ kim của Hg. Hơi thuỷ ngân phá huỷ các tế bào não thì đúng rồi. Còn các hợp chất cơ thuỷ ngân là có đặc điểm là chúng đều là aliphatic nên tan rất tốt trong các mô mỡ. Điều này giải thích tại sao dimetyl thuỷ ngân lại có thể ngấm qua da rất nhanh. Khi xâm nhập vào cơ thể các hợp chất cơ thuỷ ngân sẽ nhanh chóng là tê liệt các enzim của cơ thể. Do các enzim này thường có nhóm chức hoạt động là -SH, -SCN,... trong khi Hg lại có ái lực đặc biệt mạnh đối với S. Khi các enzim bị tê liệt, các quá trình đồng hoá và dị hoá phụ thuộc vào các enzim này bị phá huỷ hoàn toàn , dẫn đễn tử vong cho cơ thể.
    Ok nhé,
    Cheers,
    FP.
  9. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Hi hi, bác fattypanda vui tính phết nhỉ, LvK đâu có ý định xếp lại dãy hoạt động hoá học của các kim loại chứ, chỉ có điều là fattypanda hiểu nghĩa của từ "hoạt động" hẹp quá , hơn nữa sự sắp xếp dãy hoạt động hoá học của các kim loại dựa trên cơ sở nào nhỉ ./black]
    Dù sao cũng rất cảm ơn fattypanda đã tham gia tranh luận . Nhân tiện cũng xin tóm tắt một chút về thuỷ ngân để các bạn cùng trao đổi
    Những đặc trưng của thuỷ ngân có thể được tóm tắt như sau :
    - Là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Nó bị phân chia thành các giọt nhỏ khi khuấy.
    - Là kim loại duy nhất có nhiệt độ sôi thấp hơn 6500 (3570).
    - Là kim loại được đặc trưng bởi khả năng dễ bay hơi.
    - Là một kim loại dễ dàng kết hợp với những phân tử khác như với kim loại (tạo hỗn hống), với phân tử chất vô cơ (muối) hoặc hữu cơ (cacbon).
    - Là kim loại được xếp vào họ kim loại nặng với khối lượng nguyên tử 200
    - Là một kim loại độc. Độc tính của thuỷ ngân gây ra từ tính dễ bay hơi của nó (bởi vì nó rất dễ được hít vàocơ thể), từ tính tan trong mỡ (nó được vận chuyển dễ dàng trong cơ thể), từ khả năng kết hợp với những phân tử khác và làm mất chức năng của chúng.
    Những dạng tồn tại của thuỷ ngân
    Về mặt hoá lí, thuỷ ngân là một kim loại rất dễ thay đổi dạng tồn tại cũng như tính chất. Rất dễ bay hơi, nó dễ dàng chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi ở nhiệt độ phòng. Khi có mặt oxy, thuỷ ngân dễ dàng bị oxyhoá chuyển từ dạng kim loại (Hg0), dạng lỏng hoặc khí sang trạng thái ion, (Hg2+). Nó cũng dễ dàng kết hợp với những phân tử hữu cơ tạo nên nhiều dẫn xuất thuỷ ngân.
    Thuỷ ngân tồn tại dưới hai họ :
    - Họ thuỷ ngân vô cơ, gồm ba dạng khác nhau :
    + Thuỷ ngân nguyên tử, dưới dạng lỏng (kí hiệu Hg0). Đó là dạng quen thuộc nhất . Nó được sử dụng trong các nhiệt kế.
    + Thuỷ ngân dưới dạng khí (kí hiệu Hg0), là thuỷ ngân dưới tác dụng của nhiệt chuyển thành hơi.
    + Thuỷ ngân vô cơ, dưới dạng ion.

    - Họ thuỷ ngân hữu cơ, khi nó kết hợp với một phân tử chứa cacbon, là nền tảng của những cá thể sống.

    [black]Các dạng này có thể chuyển hoá qua lại vì thuỷ ngân có khả năng tự chuyển hoá, nhất là trong môi trường axit và có mặt phân tử có khả năng kết hợp (clo, lưu huỳnh). Có thể miêu tả sự chuyển hoá như sau :
    - Từ thuỷ ngân kim loại thành ion thuỷ ngân - sự oxy hoá. Thuỷ ngân được hít vào dưới dạng hơi, dưới tác động của catalaze có trong hồng cầu, thuỷ ngân kim loại được chuyển thành ion Hg2+ lưu thông trong máu.
    - Từ ion Hg2+ thành thuỷ ngân hữu cơ - sự metyul hoá. Sự metyl hoá diễn ra chủ yếu trong môi trường nước hoặc trong cơ thể chuyển biến theo tính axit và sự có mặt của lưu huỳnh. Những hợp chất hữu cơ của thuỷ ngân được biết đến nhiều là metyl thuỷ ngân và đimetyl thuỷ ngân.

    -----------------
    LvK
    LI2C - UPMC
    Le coeur a ses raisons que la raison ne connait pas
    Được lvK sửa chữa / chuyển vào 04:38 ngày 11/12/2003
  10. fattypanda

    fattypanda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Cheers,
    Độ hoạt động của KL là sự tổng hợp của độ âm điện và các thế ion hoá của KL đó. Đây là kiến thức của Hoá Lý. Mình chắc những cái này LvK chưa được học đến nên chưa biết đấy thôi. Chắc LvK đang học A-Level hoặc under về chimie nên kiến thức chắc chưa nhiều.
    Thực ra tớ làm việc với Hg nhiều rồi nên biết thừa nó là cái gì rồi. Với cả hồi trước mình cũng được tham gia một cái trainning course về toxicology của các kim loại và hợp chất hoá học được sử dụng trong công nghiệp. .
    Well, cứ cố gắng post bài tiếp nhé.
    FP.

Chia sẻ trang này