1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguy cơ của các chất hoá học

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi LvK, 13/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cuong_MA

    Cuong_MA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    OK. Các bác post bài hay lắm! Vấn đề là khái niệm thôi. Theo tui nên hiểu hoạt động ở đây là hoạt tính sinh hoá. Không biết có được không?
    Không thể hiểu những gì không thể ... hiểu
  2. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Độ hoạt động của KL là sự tổng hợp của độ âm điện và các thế ion hoá của KL đó. Đây là kiến thức của Hoá Lý. Mình chắc những cái này LvK chưa được học đến nên chưa biết đấy thôi. Chắc LvK đang học A-Level hoặc under về chimie nên kiến thức chắc chưa nhiều.
    Thực ra tớ làm việc với Hg nhiều rồi nên biết thừa nó là cái gì rồi. Với cả hồi trước mình cũng được tham gia một cái trainning course về toxicology của các kim loại và hợp chất hoá học được sử dụng trong công nghiệp. .
    Để tránh gây ra sự hiểu lầm về ý, LvK xin bỏ dòng "thuỷ ngân là một kim loại rất hoạt động với môi trường mà nó tồn tại".

    Thực ra tôi cũng chỉ làm việc rất ít với thuỷ ngân trong phòng thí nghiệm. Cũng chưa được theo một course nào về độc tính của các chất hoá học cả, hơn nữa tôi cũng không có ý định nghiên cứu chuyên xâu về vấn đề này. Những điều mà tôi biết được chỉ là nhờ đọc trong tài liệu mà tôi mới có trong dịp xêmina về an toàn trong phòng thí nghiệm của trường đợt vừa rồi.

    Chính vì thế tôi viết lên đây là mong nhận được sự trao đổi góp ý, bổ sung. Nó có thể có ích cho những ai chưa biết, còn ai biết rõ hơn về lĩnh vực này thì có thể bổ xung góp ý để chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn.

    Cũng xin nói luôn, ý định lập ra topic này là để trao đổi về mặt trái của các sản phẩm hoá học từ đó có thể có cách hạn chế tối đa những tác hại của nó.

    Ý định lập ra topic không phải là để tranh luận xem ai biết nhiều hơn, ai giỏi hơn. Bởi vì mỗi người làm việc trong một lĩnh vực khác nhau, và khoa học thì quá rộng lớn, điều chúng ta biết lại quá nhỏ bé. Có những cái hôm nay bạn chưa biết nhưng ngày mai hoặc sau này bạn có thể biết. Vì vậy mong các bạn tham gia trao đổi trên tinh thần xây dựng để cho box của chúng ta ngày một phát triển.
    -----------------       LvK 
    LI2C - UPMC
     


    Le coeur a ses raisons que la raison ne connait pas
  3. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Sự biến đổi độc tính của thuỷ ngân theo dạng tồn tại

    - Thuỷ ngân dưới dạng lỏng (Hg0). Dạng này ít độc vì nó được hấp phụ rất ít. Dạng này nếu có vào trong cơ thể qua đường ăn uống chẳng hạn sẽ được thải ra gần như hoàn toàn (hơn 99%) qua đường tiêu hoá (muối, nước tiểu). Để chứng minh cho điều này, một nhà nghiên cứu của trung tâm phòng và điều trị nhiễm độc ở Vienne đã làm thí nghiệm với chính cơ thể của mình bằng cách nuốt 100 g thuỷ ngân kim loại, kết quả là thuỷ ngân vào trong dạ dày, rồi ruột, sau đó được thải ra ngoài. Hàm lượng thuỷ ngân trong nước tiểu đã lên tới 80mg/lít sau hai tháng sau đó giảm dần đến hết.
    - Thuỷ ngân kim loại dưới dạng hơi (Hg0). Dưới tác dụng của nhiệt thuỷ ngân chuyển thành dạng hơi. Nó có thể xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp rồi vào máu. Thủy ngân vì vậy sẽ được chuyển đến các phần khác của cơ thể, đặc biệt là đến não. Khi hơi thuỷ ngân có nguồn gốc hỗn hống, một phần sẽ được hoà tan bởi nước bọt và vào trong dạ dày
    - Thuỷ ngân dưới dạng ion có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường nước bọt hoặc da. Dạng này vào cơ thể sẽ tập trung chủ yếu trong gan và thận.
    - Thuỷ ngân hữu cơ đă được hấp thụ và được đồng hoá bởi cơ thể sống sẽ tồn tại trong đó và có thể xâm nhập tiếp vào những cá thể khác (Ví dụ thuỷ ngân được hấp thụ bởi cá, tôm và cua có thể xâm nhập tiếp vào cơ thể người khi chúng ta ăn các loại trên).Dạng này rất độc. Thảm kịch xảy ra cho người dân ở Minamata là do metyl thuỷ ngân có trong cá, sò và ốc.
    Độc tính này sẽ càng tăng nếu có hiện tượng « tích luỹ sinh học » hay « khuyếch đại sinh học ». Sự « tích luỹ sinh học » là quá trình đồng hoá và « cô đọng » những kim loại nặng trong cơ thể. Quá trình này diễn ra gồm hai giai đoạn : Sự « tích luỹ sinh học » bắt đầu bởi cá thể (thuỷ ngân hoà tan có được bài tiết ra rất ít và được đồng hoá bởi, động vật, cá, ...) sau đó được tiếp tục nhờ sự truyền giữa các cá thể, do sự « cô lại » liên tục (động vật ăn cỏ, động vật ăn cá, ....) . Do đó nồng độ dần dần tăng lên. Hiện tượng « tích luỹ sinh học » này rất nguy hiểm, nhất là với metyl thuỷ ngân vì xuất phát từ môi trường lúc đầu ít ô nhiễm (nồng độ metyl thuỷ ngân thấp), nồng độ đó có thể tăng lên đến hàng nghìn lần và trở thành rất độc.

    -----------------
    LvK
    LI2C - UPMC
    Le coeur a ses raisons que la raison ne connait
    Được LvK sửa chữa / chuyển vào 07:09 ngày 11/12/2003
  4. Cuong_MA

    Cuong_MA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0

    Cũng xin nói luôn, ý định lập ra topic này là để trao đổi về mặt trái của các sản phẩm hoá học từ đó có thể có cách hạn chế tối đa những tác hại của nó.

    ====
    Đồng ý với ý định của LVK. Và mọi người cũng nên như vậy! [red]Đoàn kết, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển - tinh thần Seagames 22!
    Không thể hiểu những gì không thể ... hiểu
  5. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Độc tính của chì Pb
    1. Con đường xâm nhập của chì vào cơ thể
    Chì có thể xâm nhập vào cơ thể người theo 3 con đường :
    - Hô hấp : xâm nhập dưới dạng hơi chì hoặc bột oxit chì
    - Tiêu hoá : thông qua thức ăn hoặc các đồ vật tiếp xúc với miệng, đặc biệt là ở trẻ em.
    - Thông qua da (hiếm hơn)
    2. Sự phân bố trì trong cơ thể người
    Chì sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ được máu vận chuyển đến các cơ quan khác : gan, thận, lá lách, tuỷ, và đặc biệt là sương. Chì trong máu chỉ chiếm khoảng 1 đến 2% tổng lượng chì xâm nhập vào cơ thể ; nó nằm ở những phần mềm (thận, gan, lá lách, ...) khoảng 5 đến 10% và hơn 90% nằm ở trong sương.

    Chì được thải ra ngoài chủ yếu qua con đường tiêu hoá (75% qua nước tiểu, 15 đến 20% chì được thải qua phân). Chì cũng được bài tiết qua nước bọt, mồ hôi, móng (chân, tay), tóc, ....
    3. Những hiệu ứng độc chính của chì đối với cơ thể
    Những hiệu ứng ở người lớn
    Gây đau bụng là hiệu ứng gây độc chính của kim loại dễ được nhận thấy. Tuy nhiên những cơ quan chính bị tác động là hệ thần kinh, thận và máu.
    Hiệu ứng đối với hệ thần kinh : Chì là tác nhân gây tổn hại hệ thần kinh. Trong trường hợp bị nhiễm độc với lượng lớn, hiệu ứng ngộ độc thần kinh có thể gầy nên bệnh não, gây co giật và dẫn đến gây chết người. Nếu bị nhiễm ít hơn người ta nhận thấy những rối loạn của hệ thần kinh và làm hư hại trí tuệ.
    Hiệu ứng đối với tuỷ sương và máu : Chì làm tổn hại nhiều enzym cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobine. Những hiệu ứng này dẫn đến sự giảm hồng cầu và dẫn đến thiếu máu.
    Gây ung thư : Người ta đã tìm thấy dấu hiệu gây ung thư ở loài gậm nhấm nhỏ bị nhiễm độc chì. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong bởi ung thư ở những người nhiễm độc chì chưa được công bố.

    Sự ngộ độc tại chỗ (ngộ độc mạnh) rất hiếm, thông thường phải qua một thời gian dài tiếp xúc mới có những dấu hiệu ngộ độc.
    Sự nhiễm độc chì ở trẻ em

    Nguy cơ bị nhiễm độc chì ở trẻ em cao hơn, đặc biệt ở những trẻ em từ 1 đến 3 tuối :
    - Sự hấp thụ qua tiêu hoá những dẫn suất của chì ở trẻ em cao hơn ở người lớn. Cơ thể trẻ có thể hấp thụ 50% chì qua ăn uống, trong khi đó tỷ lệ này ở người lớn là 5 đến 7%.
    - Những hiệu ứng độc nghiêm trọng hơn, đặc biệt là đối với hệ thần kinh trung tâm. Hệ thần kinh trung tâm của trẻ em rất nhạy cảm với tác động độc của chì. Hàm lượng chì trong máu chỉ cần đến khoảng 1000 ug/l đã gây ra co giật. Nếu hàm lượng này nhỏ hơn 700 ug/l thì không có hiện tượng co giật.
    Tuy nhiên với hàm lượng từ 500 đến 700 ug/l có thể gây ra sự giảm hoạt động ở trẻ, gây rễ cáu giận, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.....

    -----------------       LvK 
    LI2C - UPMC
     


    Le coeur a ses raisons que la raison ne connait pas

Chia sẻ trang này