1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyên âm dài ngắn trong tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Liv, 27/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Nguyên âm dài ngắn trong tiếng Việt

    Ta có:
    - a là nguyên âm dài còn ă là nguyên âm ngắn của cùng một nguyên âm.
    - tương tự với ơ và â.

    Vấn đề đặt ra là ta có những kí tự riêng để phân biệt các nguyên âm dài ngắn trong trường hợp của a/ă và ơ/â, nhưng tại sao trong trường hợp của ô và o lại không có? Khi viết các nguyên âm dài của 2 âm này ta phải nhân đôi kí tự, ví dụ "xe goòng", "con voọc", "đàn oọc", "cái xoong", và mới đây là "Sơn Đoòng".

    Có phải lý do là vào thời kỳ khai sinh chữ quốc ngữ thì tiếng Nam không có phân biệt ngắn dài ở ô và o? Nếu đúng vậy thì nguồn gốc của nguyên âm dài của ô và o từ đâu ra, có phải từ tiếng Mường không?
  2. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Coi "a là nguyên âm dài còn ă là nguyên âm ngắn (cũng như ơ và â) của cùng một nguyên âm" em thấy cũng có lí nhưng có vẻ như o chuẩn lắm!
    - Ta có thể thấy phát âm và tư thế miệng của an/ăn, ai/ay, át/ắt, ... khá giống nhau; với các vần có ă (cũng như â) thì thấy lưỡi hơi thu vào so với các vần có a (ơ). Hơn nữa ta o thể kéo dài đỉnh phát âm của ă (â) trong những tiếng có nó; trong khi a (ơ) thì lại được.
    - Nhưng nếu ă là nguyên âm ngắn của a thì khi phát âm a với độ dài "ngắn" đi thì phải ra ă!? Thực tế không như vậy, phát âm a thì dù ngắn hay dài vẫn là a. Thậm chí, ă (â) không tự riêng mình tạo thành vần như tất cả các nguyên âm khác.

    Còn o và ô. Theo ý chủ quan của em (có lẽ ngược hẳn với ý nhiều người và sách báo) là không hề có o/ô dài. Mong được trao đổi!
    - Ta thử xem có phải phát âm và tư thế miệng của các vần ang, ăng, âng, eng hơi khác với ong, ông! Rõ ràng khi kết thúc nói ra tiếng ang, eng,.. ta có thể giữ miệng ở tư thế âm cuối /ng/ (miệng vẫn há, mở) còn với ong, ông thì không (miệng phải khép lại ngay).
    - Còn oong, ôông thì sao! Ta thấy âm cuối /ng/ cũng có thể được giữ giống như ang, eng.
    - Để ý thấy các vần inh, ênh, anh có kết thúc âm cuối giống như ong, ông.
    - Nhiều từ tượng thanh (thể hiện tiếng vang vọng) toàn cấu tạo với vần eng/ang/oong/ung chứ o thấy mấy cấu tạo với vần anh/inh/ong/ông.
    - So sánh với một số âm của tiếng Anh như ing (trong sing) kết thúc âm cuối không không giống như inh mà là tương tự như ang, eng của tiếng Việt . Hay ong (trong long) kết thúc âm cuối không giống như long mà là loong của tiếng Việt.
    Như vậy có thể là, trong tiếng Việt thì:
    Chữ đang dùng: ong, ông, oong, ôông => chữ theo phát âm lần lượt là: onh, ônh, ong, ông.
    Ngoài ra ung/unh, inh/ing, êng/ênh cũng có thể phát âm nhưng không rõ ràng, khó phân biệt nên trong tiếng Việt chỉ tồn tại 1 dạng. Còn eng/enh(anh), ong/onh, ông/ônh thì tồn tại cả 2 chỉ có 1 loại phổ biến (anh, onh, ônh) trong khi loại kia hiếm hơn (số lượng từ vựng những vần này rất ít). Tương tự với âm cuối /k/ (c).
    Dân sống ở miền Nam, từ đợt di cư vào, do tiếp xúc nhiều trở lại với các ngôn ngữ Đông Nam Á cổ (như Khme, Chăm, Bana, Êđê,.. ) nên trong tiếng nói có nhiều từ có vần oong, ôông. Hơn nữa để ý kĩ sẽ thấy nhiều người họ nói sắt son thành sắc soong, bôn ba thành bôông ba, Sài Gòn thành Sài Goòng, dồn nén thành yôồng néng.. .Trong khi dân sống ở miền Bắc, do đã tách khỏi nhóm ngôn ngữ Việt-Mường khá lâu, lại ảnh hưởng nhiều bởi tiếng Hán nên ít phát âm những vần đó hơn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các từ có vần oong, ôông hoặc là từ tượng thanh hoặc là từ phiên âm từ tiếng nước ngoài hoặc là từ cổ và/hoặc gần gũi với tiếng các dân tộc anh em(Đông Nam Á cổ).
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    V''đề của bạn Liv hóc búa nhưng thú vị. Mấu chốt có lẽ nằm ở trong chính cách phát âm của tiếng Việt (có lẽ là độc I vô nhị !). Cách phát âm tiếng Việt chính là 1 cách giải c''trúc.
    Trước hết, tạo 1 sự trì-biệt (différance), hay tách chữ, để tìm 1 sự khớp nối ngữ âm (articulation):
    - Xe goòng: go - òng, đọc nhanh thành gu - òng. Giữa "o" và "u" có 1 sự khớp nối nào đó (như chính hình-vị của chúng). Tại sao không viết "guòng" thay vì "goòng" ? Đơn giản vì nó hợp với cách phát âm.
    Tương tự : Con vuọc, đàn uọc, cái xuong, Sơn Đuòng.
    Một số trường hợp hoán đổi giữa "o, ô" thành "u". Như :
    - Tôi: tô - ôi, tu-ôi, tui.
    - Hoàng: ho - oang, hu - oang, hu - u - ang, hu- ynh, huỳnh. Sao ta lại không thể viết "huàng" nhỉ.
    Câu trả lời là: có thể gốc của nguyên âm dài của "o, ô" chính là "u" vậy.
  4. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Nhân đọc được vấn đề thú vị bạn nêu lên nên xin tham gia vài ý kiến. Mong được trao đổi.

    ''Chữ quốc ngữ'' cũng như các thứ chữ khác tuy là chữ ghi âm nhưng không ghi mà cũng không thể nào ghi được chính xác, trung thực các âm thanh của một ngôn ngữ vốn rất phong phú, đa dạng và lại luôn biến đổi nữa. Ngay cả hệ thống phiên âm quốc tế có mục đích chuẩn hoá việc phiên âm cũng còn làm chưa được nữa là.
    Ngày xưa, các nhà sáng chế chữ quốc ngữ chưa ghi được tiếng Việt một cách hợp lí, khoa học. Ngày nay các nhà ngôn ngữ học mô tả giải thích tiếng Việt hình như cũng chưa thoả đáng lắm thì phải. Có lẽ chúng ta phải chờ đợi thêm.
  5. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Còn o và ô. Theo ý chủ quan của em (có lẽ ngược hẳn với ý nhiều người và sách báo) là không hề có o/ô dài. Mong được trao đổi!
    - Ta thử xem có phải phát âm và tư thế miệng của các vần ang, ăng, âng, eng hơi khác với ong, ông! Rõ ràng khi kết thúc nói ra tiếng ang, eng,.. ta có thể giữ miệng ở tư thế âm cuối /ng/ (miệng vẫn há, mở) còn với ong, ông thì không (miệng phải khép lại ngay).
    - Còn oong, ôông thì sao! Ta thấy âm cuối /ng/ cũng có thể được giữ giống như ang, eng.
    - Để ý thấy các vần inh, ênh, anh có kết thúc âm cuối giống như ong, ông.
    - Nhiều từ tượng thanh (thể hiện tiếng vang vọng) toàn cấu tạo với vần eng/ang/oong/ung chứ o thấy mấy cấu tạo với vần anh/inh/ong/ông.
    - So sánh với một số âm của tiếng Anh như ing (trong sing) kết thúc âm cuối không không giống như inh mà là tương tự như ang, eng của tiếng Việt . Hay ong (trong long) kết thúc âm cuối không giống như long mà là loong của tiếng Việt.
    Như vậy có thể là, trong tiếng Việt thì:
    Chữ đang dùng: ong, ông, oong, ôông => chữ theo phát âm lần lượt là: onh, ônh, ong, ông.
    Ngoài ra ung/unh, inh/ing, êng/ênh cũng có thể phát âm nhưng không rõ ràng, khó phân biệt nên trong tiếng Việt chỉ tồn tại 1 dạng. Còn eng/enh(anh), ong/onh, ông/ônh thì tồn tại cả 2 chỉ có 1 loại phổ biến (anh, onh, ônh) trong khi loại kia hiếm hơn (số lượng từ vựng những vần này rất ít). Tương tự với âm cuối /k/ (c).[/QUOTE]
    Xin trao đổi với bạn
    -----(gn)-----(ng)-----(gm)
    i-----inh
    ê----ênh
    e----anh
    e''''------------- eng
    ư--------------ưng
    ơ'' (â)-------- âng
    a-------------- ang
    a'' (ă)--------- ăng
    iê------------- iêng
    ươ------------ương
    uô-------------uông
    o'' (oo)--------oong
    u-------------------------ung
    ô-------------------------ông
    o-------------------------ong

    Được wuwudao sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 01/05/2009
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trong bảng mẫu tự tiếng Việt, tôi thấy chỉ có tự-vị "a, i, y" là biểu tượng của các âm a, i, y. Còn lại thì ta phải đánh vần ngay chính cái gọi là "mẫu-tự" ấy. Đây có lẽ là cũng là 1 điểm bất hợp lý về cái gọi là "mẫu-tự".
    Bạn wuwudao có lẽ hơi nhầm. "Phát âm" bao gồm luôn cả việc đánh vần. Cái gọi là "âm-tiết" thì đúng là gồm âm-đầu, vần, thanh-điệu, vì âm-tiết cũng chính là "tiếng", là chữ tiếng Việt, nó là hợp âm của cách đánh vần.
    Tôi nghĩ nói chung có 1 sự dao động nào đó giữa các nguyên âm, phụ âm, hay cụ thể hơn như trường hợp Liv nêu, giữa các nguyên âm dài-ngắn. Có thể đó không phải là 1 sự khớp nối ngữ âm, đúng hơn là 1 sự khớp nối bản lể. Nó dao động giữa 2 trạng thái như con lật đật vậy. Điều này hoặc làm biến đổi âm đúng sau hoặc biến đổi âm đứng trước. Tôi tạm gọi hiện tượng này là sự dao động tạo khớp nối..
    Điển hình như từ:
    Hoá: hu - óa. Dao động khớp nối tạo thành "Huế".
    Rô: ru-ô. Có thể ru+ô = g. Ru - ô đọc nhanh thành gờ-ru, rồi thành "gô" .
  7. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Đa tạ các huynh đài đặc biệt là Tran_Thang huynh đã thảo luận và chỉ điểm. Tại hạ về điểm này còn rất nhiều lỗ hổng trong kiến thức nên e không đủ khả năng thảo luận, chỉ mong được nghe thêm.
    Chỉ xin nêu ra vài thắc mắc:
    cọt --> coọc
    Âm "cọt", nếu ta đọc lên y nguyên chỉ đổi "t" thành "c", thì sẽ có đợc âm "coọc" chứ không phải "cọc" T_T Vậy thì "o" trong "cọt" là dạng thế nào?
    Hay có thể sự khác biệt giữa "oc " và "oọc" không phải là ở độ dài. Có thể còn nhiều yếu tố khác nữa chăng?
    Ngôn ngữ học quả thật phức tạp nhưng rất hứng thú, hứng thú hơn cãi lộn về lịch sử văn hóa...
  8. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Đây cũng là một ý tại hạ hay thắc mắc. Tại sao ta lại có đến 2 kí tự để viết 1 bán nguyên âm u-, sao không dùng 1 thôi. (uô- và -ươ tính riêng)
    hoàng --> huàng
    hoa --> hua
    hoe --> hue
    Nhưng đó là vấn đề âm vị học rồi...
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Anh Liv quá khiêm tốn. Thật ra th tôi chẳng học âm-vị hay ng''ngữ học bài bản gì ráo. Vì đang suy ngẫm về giải c''trúc nên nhảy vào múa rìu qua mắt thợ ...
    Theo thiển ý thì có 1 sự trì-biệt trong phát âm, nhất là âm-tiết tiếng Việt, chính điều này tạo sự k''biệt, có thể nói là mọi góc độ, giữa các vùng miền, nhất là Trung, Bắc, Nam.
    Cọt, coc : theo lối đanh vần hiện hành thì khá chuẩn - o - tê - ót - cờ - ót - cót - nặng cọt. Và - o - xê - óc - cờ - óc - cóc - nặng cọc. Nhưng nếu ta tạo 1 sự tri-biệt thì trong khoảng co - ọt này mọi khả năng đều có thể . Vừa rồi tôi có nghe 1 người gọi "cát" là "quoác", rất có thể nó được tạo từ khoảng ca - át, cô - át,, ke - át...tuỳ vào 1 sự dao động nào đó giữa các nguyên âm.
  10. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Các nguyên âm tiếng Việt hiên nay được viết như sau:
    [​IMG]
    Thật ra là
    [​IMG]
    Trong đó, các âm nằm trong các cột A'', B'', C'' là các âm ngắn. Các âm còn lại là những âm dài.

Chia sẻ trang này