1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyên âm dài ngắn trong tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Liv, 27/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Em mới chỉ biết dựa vào thực tế phát âm và thống kế từ vựng và nghĩa của nó nên thấy vậy. Bác đưa ra: (gn)-(ng)-(gm) thấy khá khớp, rất đối xứng hài hoà, không biết lí luận như thế nào hả bác?
    Bác Tran_Thang đưa ra cái "sự trì biệt" nghe cũng là lạ và thú vị. Biết đâu có những cách giải thích khác chăng!
    Em thấy khi nói 1 tiếng thì rất rõ ràng mạch lạc, đi vào cấu trúc của âm tiết thì thấy trong trẻo từng âm vị một. Chẳng hạn trong bảng âm chính của tiếng Việt mà bác wuwudao đưa ra ở trên: hầu hết chúng đều là các âm vị chính khi phiên âm quốc tế, kí hiệu cũng đơn giản và tương đương, miệng mở dễ dàng, rất khớp với thang nguyên âm quốc tế; không có chuyện nửa u nửa ư như trong tiếng Nhật, nửa u nửa uy hay ơ-ợ cong r trong tiếng Hán, nửa u nửa o, nửa a nửa e, nửa a nửa o (a tròn môi) hay i/ê/e là dòng âm vị bè hẹp không tròn môi lại có thể phát âm i/ê/e tròn môi như trong tiếng Pháp. Âm vị là phụ âm đầu cũng vậy, trong tiếng Việt tiêu chuẩn, chúng chỉ có 1 h, k, g, ng, x, t, tr, ... âm nào ra âm đấy chứ không phải kiểu tsu (t_s Nhật); qi(ch_h), zhi(tr_h) (Hán); flower(f_l), crack(k_r), schwatch(s_ch_gw), jam(d_j/ch),... trong khác thứ tiếng Ấn_Âu. Ngay cả nhưng tiếng du nhập vào tiếng Việt mở rộng thì người Việt vẫn đọc cờ_lo (clo), hi đờ_rô (hydro), cổng en (and =>/aend/), Mát xờ cơ va,... tất nhiên người biết từ gốc, biết ngoại ngữ có thể nói âm ơ trong các từ đó ngắn đi (chỉ còn độ 1/3) hoặc nói giỏi thì giống như từ gốc, dù sao cũng dễ hơn là với âm chính (nguyên âm). Nhiều người học ngoại ngữ mà vẫn nặng âm tiếng Việt nên nói dog=>đóoc, too=>tu, twenty=>toen ti, full=>phun, put=>pút, come=>com,...
    Trong các phương ngữ thì càng về Nam sự "sự rõ ràng" trong phát âm càng giảm, ngược lại sẽ mềm, lướt, nối âm hơn. Người Nam nói tiếng Anh đỡ chối hơn người Bắc nhiều!

    À, em cũng mới coi 1 cuốn sách thấy nói âm đệm (w) trong các từ hoẵng, hoa, hoè phải viết bằng o chứ không phải bằng u vì âm chính ă, a, e thuộc hàng có độ mở lớn cùng hàng với o (trong bảng nguyên âm); những từ có âm chính khác thì dùng âm đệm là u (độ mở hẹp) như: huế, huy, huơ, huân,... Việc có cách nối u_o thì chưa thấy rõ lắm!
    Ngoài ra vụ ong, ông, óc, ốc với oong, ôông, oóc, ôốc có thể là do ngạc hoá ng=>nh, c=>ch!?
  2. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi ngoài lề một chút, tại hạ rất thắc mắc về âm . trong bảng 2 của huynh đài. Có phải đây là âm trong vần "anh" không? Về vần "anh" này tại hạ đọc được rất nhiều thuyết khác nhau, không biết cái nào mới là đúng cả.
  3. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Đúng là mình dùng . thay cho a trong anh.
    Âm ơ có thêm biến thể là âm ơ ngắn (viết â - mình thấy không hợp lí lắm, đọc ớ)
    Âm a có thêm biến thể là âm a ngắn (viết ă, mình thấy chưa hay lắm, đọc á)
    Âm e có thêm biến thể là âm e ngắn (viết a nên gây nhầm lẫn với âm a, không nhận ra được là một âm riêng biệt)
    Âm o có thêm biến thể là âm o ngắn (viết o nên gây nhầm lẫn với âm o, không nhận ra được là một âm riêng biệt)
    Vì vậy, để phân biệt, mình tạm dùng . và ŏ (phỏng theo ă) cho dễ thảo luận với các bạn.
    Mình, có đặt ra một giải pháp để sử dụng riêng cho cá nhân. Nếu các bạn quan tâm, mình sẽ trao đổi thêm.
  4. restless

    restless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    @Liv:
    Đây là bảng nguyên âm tiếng Việt cung cấp thêm để chủ để được phát triển thú vị hơn
    [​IMG]
    Mình cũng xin góp vào nhời:
    - Qua bảng nguyên âm Tiếng Việt, có thể thấy cấu hình nguyên âm /oo/ là âm tròn môi, độ mở miệng lớn => năng lượng giải phóng từ âm này mạnh nhất so với các nguyên âm còn lại và đủ để (ta cảm thất) không phụ thuộc vào những phụ âm chốt cuối .
    - Khái niệm nguyên âm ngắn/dài được khu biệt rất rõ trong ngôn ngữ khuất chiết như tiếng Anh, còn trong tiếng Việt - loai hình ngôn ngữ đơn tiết thì... tôi chưa thấy tài liệu nào nhắc đến sự khu biệt này cả
    Và xin nhấn mạnh, cảm giác về sự ngắn dài của nguyên âm tiếng Việt không phải do tự thân nguyên âm đó tạo ra, ta chỉ thấy sự khác biệt khi nó đi với các phụ âm cuối => các phụ âm cuối mới là nhân tố quyết định sự ngắn dài của nguyên âm
    VD: xoong > coọc
    @Trần Thắng: ... "trường hợp hoán đổi giữa "o, ô" thành "u". Như :
    - Tôi: tô - ôi, tu-ôi, tui.
    - Hoàng: ho - oang, hu - oang, hu - u - ang, hu- ynh, huỳnh. Sao ta lại không thể viết "huàng" nhỉ."

    Ý bạn nhắc đến ở trên là hiện tượng bán nguyên âm /u/ - trường hợp thú vị khi đóng vai trò âm đệm trong các từ /hoàng/ /toán/ /tuấn/ vừa đóng vai trò âm cuối trong các từ như /hào/ /táo/ /cáo/...
    Xin nhớ là, những từ như /hoàng/ hay /hào/ khi viết theo quy ước chính tả sử dụng chữ /o/ nhưng khi đặt trong hệ quy chiếu hệ thống âm vị tiếng Việt đều được mô hình hóa bằng âm đệm /u/
  5. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Mình không được học về ngữ âm học nên chẳng biết li luận gì cả. Chỉ là thấy rằng i, ê, e (a) kết hợp với nh mà không kết hợp với ng. Người ta nói nh trong inh, ênh, anh thật ra cũng là ng nhưng vì đi với i, ê, e (a) - nguyên âm hàng trước - nên biến dạng đi về phía trước một chút thành ra nh.
    Còn lại ư, â, a, ă u, ô, o - nguyên âm hàng sau chỉ kết hợp với ng mà không kết hợp với nh. Nhưng quan sát kĩ hơn nữa sẽ thấy âm cuối ng trong ung, ông, ong khác với ưng, âng, ang, ăng vì môi khép lại chứ không mở ra. Không biết viết thế nào cho đúng nên mình tạm dùng ugm, ôgm, ogm thay cho ung, ông, ong. Như vậy sẽ giống với thực tế phát âm hơn.
    Đặc biêt mình thấy phần lớn người nước ngoài học tiếng Việt khi thấy ung, ông, ong sẽ phát âm là ung, ông, ong (mở môi) chứ không phải ugm, ôgm, ogm (khép môi) như người Việt.
    Người Việt học nói từ nhỏ rồi sau này lớn lên mới học viết nên được dạy sao thì viết vậy. Viết sai - không đúng với phát âm cũng không biết. Người Bắc, Trung, Nam nói khác nhau nhưng vẫn viết giống nhau. Người nước ngoài học nói và viết đồng thời. Nhận dạng chữ viết dễ hơn lời nói nên dễ tiếp thu hơn. Sau đó cứ theo chữ viết mà phát âm nên đưa tới hiện tượng "viết sao nói vậy" như đã nói ở trên.
    Bạn có í kiến gì xin cho biết để mình học hỏi thêm.
  6. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Restless có thể nói rõ thêm và cụ thể hơn về vấn đề này được không?
    Mình nghĩ điều này rất quan trọng. Không phải các âm cuối đi theo sau các âm chính một cách rời rạc mà là chúng kết hợp với nhau thành một "vần" và kết hợp với các âm tố khác thành tiếng hoàn chỉnh.
  7. restless

    restless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Mỗi ngôn ngữ trong quá trình phát triển sẽ tự gọt đẹo một cách tự nhiên và sau đó dần được các nhà ngôn ngữ học mô hình hóa, tạo âm luật cho nó.
    Vì sao tiếng Việt có "inh" mà không có "ing" như tiếng Hán?
    Các thành tố chính tạo nên âm tiết bao gồm: Thanh điệu + Âm đầu + Vần.
    Ở đây, ta đang xét việc kết hợp giữa nguyên âm và phụ âm cuối, nghĩa là đang phân tích vào Vần bao gồm: âm đệm+âm chính+ âm cuối. Theo tôi được biết có những khái niệm cơ bản sau:
    - Quá trình biến đổi cấu âm của các bộ phận phát thanh (khởi lập, thủ vị, thóai hồi).
    - Trong quá trình cấu ấm, tuy theo từng nền tảng sinh lý của từng dân tộc, sẽ dẫn đến những hiện tượng biến âm sau (cụ tể là trong tiếng Việt):
    + Hiện tương thích nghi giữ một nguyên âm và phụ âm. Có 2 hướng
    (a) Ngược: Âm đi trước phải biến đổi cho gần với âm đi sau
    Vd: /t-/ trong tiếng Việt không tròn môi, khi đi với /-u-, -o-/ (trong các âm chẳng hạn như ?otu?, ?otô?) nó cũng bị tròn môi
    (b) Xuôi: Đây là trường hợp của các vần: /-i<,-ik, ε?<, ε?k, -e<, -ek/ (inh, ích, eng éc, ênh ếch), ở đây, các âm cuối /-<, -k/ (ng/k) khi đi sau các nguyên âm hàng trước bị kéo lên thành /ɲ, c/ (nh, ch).
    + Hiện tượng đồng hóa
    Đồng hoá cũng là hiện tượng thích nghi những xảy ra đối với các âm cùng loại: nguyên âm ?" nguyên âm, phụ âm ?" phụ âm.
    Trong tiếng Việt, đồng hoá thường gặp ở các thanh điệu. Vd: ?onăm mười? ?' ?onăm mươi?.
    + Hiện tượng di hóa
    Dị hoá là hiện tượng giữa hai nguyên âm hoặc hai phụ âm có cấu âm gần nhau có một âm biến đổi đi để cho chúng trở nên khác nhau.
    Trong tiếng Việt, hiện tượng dị hoá hay xảy ra ở các từ láy và theo một quy luật khá chặt chẽ:
    - như ở âm cuối: /p/ ?' /m/, /t/ ?' /n/, /k/ ?' /</.
    - hay ở thanh điệu, ví dụ: chậm chậm ?' chầm chậm; đỏ đỏ ?' đo đỏ?
    Ngoài ra, hiện tượng biến đổi ngữ âm còn bao gồm hiện tượng thêm âm, bớt âm? Nhưng xét cho cùng, chúng đều tồn tại với mục đích làm cho cách phát âm trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn.
    Bảng phụ âm cuối
    [​IMG]
    Nguồn tham khảo http://ngonngu.net/index.php?p=64
    ---
    @wuwudao: tạ thời chưa có thời gian để tìm hiểu sâu về vấn đề này, xin khất tiếp lần sau...
    Có ý gì hay hơn mong bạn góp ý thêm
  8. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn restless rất nhiều vè những thông tin hữu ích. Hi vọng sẽ còn được trao đổi thêm nhiều điều thú vị khác khi có nhiều thì giờ hơn.
  9. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Hay thật, vậy ra -c và -ch đều là /k/ , còn -ng và -nh đều là /</ cả?
    Mà thật vậy, ngoại trừ hai vần "anh" và "ach" (mà theo wuwudao là e ngắn chứ không phải a), thì đối với các nguyên âm khác chỉ có thể đi chung với một trong hai, -c hoặc -ch chứ không thể cả hai, -ng hoặc -nh chứ không thể cả hai... Ta có thể xem những trường hợp đó ví dụ "<" và "ɲ" là allophone trong tiếng Việt không nhỉ?
    Hmm, vậy tại hạ rất mong có người giảng thêm cho về hai cái vần chết tiệt là "anh" và "ach". Xin đa tạ...
  10. restless

    restless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Việc kết hợp giữa nguyên âm và âm cuối trong tiếng Việt là một trong những ví dụ sinh động nhất cho hiện tượng biến đổi ngữ âm mà như tôi đã nói ở trên: đồng hóa, di hóa, thích nghi ngược xuôi... Đây là những kiến thức khá căn bản trên giảng đường đại học mà các bạn được nhiên sẽ gặp trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học.
    Nếu phân tích một loạt các từ láy ta có thể rút ra một vài ý sau
    + Phụ âm "nh" thường kết hợp với nguyên âm hàng trước "i" "e" /i,ê/ như "inh", "ênh.
    + Phụ âm "ng" thường kết hợp với nguyên âm hàng giữa vào sau ví dụ như "ung", "ưng", "ông" "ong" "oong" "ang" "ẳng"
    + Cuối cùng, gây nhiều tranh cái nhất là là nguyên âm "a"
    Vì là nguyên âm hàng giữa nên a sẽ kết hợp với "ng" một cách đúng quy luật như "ang" trong những từ láy: bảng lảng, lang thang, ngang tàng, cáng đáng.
    Điều này không có gì mâu thuẫn cho đến khi chữ quốc ngữ tiếp tục gi âm từ "anh". Có 2 cách để giải quyết vấn đền
    * Hoặc coi đó là một ngoại lệ, tiếp tục thừa nhận nó. Và điều này không thể có trong khoa học.
    Và ngữ âm học hiện đại đã tìm ra giải pháp cho mình.
    - Vì sao trong bảng phụ âm cuối không có âm ''"c" - ch và "ɲ" -nh trong khi rõ ràng trong quốc ngữ có đủ các âm "inh" "ênh" "ích" "ếch"
    + Quá trình thích nghi trong phát âm đã che khuất bản chất cấu âm của ngôn ngữ. Thay vì sử dụng âm ngạc mềm (ng, k), lưỡi phải đẩy vào sau, tiếp xục với vòm miệng trong cùng, việc phát âm dần được tiến dần ra trước để âm thanh phát ra dễ dàng hơn và dẫn đến các phụ âm ngạc mềm (nh, ch) đi sau. Bác A. de Rhodes cso nói kỹ về vấn đề này. Tuy nhiên, Đoàn Thiện Thuật và Cao Xuân Hạo cho rằng đó chính là các phụ âm ngạc nói chung và quy luật phân bố loại trừ giúp việc biển diễn âm vị học rõ ràng và có hệ thống hơn khi chỉ cần âm "<" và /k/.
    Nên những âm tiết inh chính, ênh ếch, eng éc đều được biểu diễn chung bằng "i< ik", "e< ek", "e< ek"
    - Còn với từ "anh ách" thì sao không biểu diễn là "a< ak".Đương nhiên là không thể được bởi sẽ gây nhầm ẫn với âm ang ác khi biểu diễn âm vị học. Và bản thân khi kết hợp với phụ âm "nh, ch" âm "a" cũng đã bị biến đổi về cấu âm và chuyển dần lên hàng trước. Và trong bảng âm vị học của nguyên âm xuất hiện âm "ε?"
    Điều này cũng xảy ra tương tự với phụ âm cuối "c" và "k" khi
    Bởi vậy những âm "anh ách" mới được các nhà ngữ âm học ghi lạ thành ε?< ε?k ví dụ như xanh --&gt; xε?<, "sảnh" --&gt; Yε?<, "khách" --&gt; ?ε?k
    còn "ang ác" sẽ là "a< ak" ví dụ như sảng --&gt; Ya<, khác --&gt; ?ak
    Đây chỉ là một góc nhìn của các nhà ngữ âm học cho hiện tượng biến đổi ngữ âm tiếng Việt. Mỗi góc nhìn khác nhau sẽ có cách lý giải khác nhau.
    Đây cũng chỉ là kiến thức cơ bản rơi rụng thời đại học, bạn nào có cách lý giải trong sáng, hệ thống hơn mình thì tốt quá.
    Link này có lý giải kỹ hơn về nguyên âm ngắn và dài này : http://ngonngu.net/index.php?p=73

Chia sẻ trang này