1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyên âm dài ngắn trong tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Liv, 27/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Từng vấn đề một:
    Về Nguyễn Tấn "Dũng"
    "Dũng" đưa cho người châu Âu đọc thì 99% họ sẽ đọc như "Đung" hoặc "Đâng" vậy (ra chữ gì thì tra từ điển tiếng Anh). Các hạ có thể cho chữ Quốc ngữ thì liên quan gì đến châu Âu? Chữ Quốc ngữ bắt nguồn từ các thứ chữ viết châu Âu vậy, tất nhiên là phải có liên quan chứ.
    Còn nếu đưa "Llũng" cho một người Nam Âu, biết 1 chút kiến thức về tiếng Pháp, Tây Ban Nha (số này khá nhiều đấy) thì họ chắc chắn sẽ đọc khá đúng :D (ngoại trừ thanh điệu). Đối với người biết tiếng Bồ thì chắc chắn là họ sẽ đọc đúng "Lhũng".
    Tại hạ không có ý kêu gọi sửa chữa chữ D này. Ý của tại hạ chỉ là một thắc mắc thuần túy mang tính lịch sử: tại sao những người chế ra chữ Quốc ngữ phần nhiều đến từ Nam Âu, quen thuộc với các ngôn ngữ Romance (tiếng mẹ đẻ của họ), mà lại không dùng một digraph phổ biến như LL (hay LH nếu là tiếng Bồ), mà lại gán âm đó cho chữ "D" không liên hệ gì? Chỉ là lịch sử mà thôi.
    Về "P"
    Về vấn đề P trong tiếng Việt có thể xem thêm ở ngonngu.net, ví dụ trang sau hoặc nhiều trang khác:
    http://ngonngu.net/index.php?p=65
    Chúng ta đang xét ở bình diện lịch sử, trong bối cảnh chữ Quốc ngữ ra đời, cách đây chừng bốn thế kỷ.
    Vào thời đó chữ Quốc ngữ không dùng để "ghi lại âm của những dân tộc khác" (sic), cũng không có nhiều từ "Tây" du nhập. Nếu các hạ xem xét lại các địa danh Việt hóa thời đó cũng thấy: "Panduranga" --> Phan Rang; "Pedro" --> Phê Rô.
    Một số vấn đề vụn vặt khác
    Các hạ bắt bẻ một vài chi tiết vụn vặt, tại hạ cũng xin trả lời:
    Bất cập = inadequate.
    "Hiếm" = rare, chứ không có nghĩa là không có. Tại hạ chỉ ví dụ chứ không có ý liệt kê toàn bộ những trường hợp "hiếm" (bằng chứng là có dấu "?" ngay phía sau, nghĩa là còn nữa). Không hiểu các hạ có ý bắt bẻ điều gì? Nếu các hạ có ý giúp đỡ thì tìm giúp tại hạ mấy từ với vần "ưn", "ưm" đi, tại hạ sẽ chân thành cảm tạ.
  2. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    @ Liv
    - Về "Dũng" / "LLũng" / "LHũng": ở trên tại hạ đã ghi rõ "đưa cho một người Việt bất kỳ xem thì các hạ hết "đưa cho người châu Âu đọc " rồi ?onếu đưa "Llũng" cho một người Nam Âu, biết 1 chút kiến thức về tiếng Pháp, Tây Ban Nha? lại ?otra từ điển tiếng Anh?,?! => bó tay.
    Đâu phải là người Việt nào cũng biết/cần biết tiếng Anh/Pháp/Bồ/?đâu. Người Việt đặt tên cho con/cháu là tên Việt, có nghĩa Việt/Hán Việt (vì cái ảnh hưởng của Hán nó lâu đời hơn các thứ tiếng kia vào VN nhiều lắm đó) chứ lại phải quan tâm xem thằng Tây nó đọc thế nào, nghĩa của từ (mà nó phát âm ra) đó theo tiếng nước nó là gì à? Nó không đọc được đúng ?odờ-ung-dung-ngã-dũng? / không hiểu nghĩa tiếng Việt của từ đó là nó dở/kém chứ bản thân chữ ?odũng? của người Việt đâu có dở.
    Về tính tiện dụng thì ?oD? ít hơn ?oLL?&?LH? 1 chữ cái, ghép thêm âm gì đó vào sau nó cũng dễ đánh vần chả cần phải nhớ thêm ?oLL?/ ?oLH?= ?odờ? làm chi cho nhọc. Nó tương tự như việc Lý Tiểu Long nghiên cứu đòn của các môn võ khác và rút bớt các động tác thừa/không cần thiết để chế ra đòn riêng của mình với ít động tác hơn=>ra đòn nhanh hơn mà vẫn đạt được hiệu quả mong muốn thôi.
    - Về tiếng Việt làm gì có âm /p/ đâu, các hạ nên nhớ là ?otiếng Việt? có trước ?ochữ quốc ngữ? đấy, kể cả khi chưa có chữ quốc ngữ thì người Việt vẫn phát âm được /p/ chứ sao lại không. Người dân tộc Kinh có thể ít có từ dùng âm này thôi chứ người các dân tộc khác (cũng là người Việt) như Nùng, Thái, Ê-Đê,?. thì không ít đâu (không có ý nói ?ođồ chơi? để phát âm của người dân tộc thiểu số ?oxịn? hơn của người Kinh). ?oPác Bó? là từ (thực ra là 02 từ đều có nghĩa tiếng Tày cả ghép lại) của người dân tộc Tày, hoa ?opơ-lang? (hoa gạo) là từ của 1 dân tộc gì đó ở Tây Nguyên (Việt Nam có đến >50 dân tộc, nhớ không hết tên được), hoặc tên người dân tộc có thể là Pá Tra (thống lý Pá Tra trong ?oVợ chồng A Phủ? ) chẳng hạn,.v.v? người Kinh mua hàng của người dân tộc mà gọi không đúng tên người ta thì hoặc là không mua được, hoặc phải mua với giá cao hơn đấy (đây là kinh nghiệm của bản thân qua vài lần đi mua hàng của người dân tộc trong đó có 2 trường hợp /p/ là A Puôm & A Poòng)
    - Tiếng Việt còn có nhiều thanh khác nhau nên tiếng gì cũng ?ophiên âm? được tuốt (chắc chắn giống / gần giống hơn tụi Tây nhiều). Kêu 10 thằng Tây đọc tên cựu thủ tướng ?oThạt-Xỉn? của Thailand hay tên cụ ?oNguyễn Khuyến? của Vietnam chắc 9.5 thằng đọc trật trong khi người Việt đọc đúng tên người Anh/Pháp/Nga/Mĩ/?là điều không mấy khó khăn.
    - Nhái tiếng súng thì người Việt nhái là ?opằng pằng? nghe giống hơn ?obang bang? của Tây chứ.
    - Các nhà ngôn ngữ có thể có những nghiên cứu hoặc bài viết riêng của họ nhưng 1 lý do rất đơn giản là nếu người Việt mà không phát âm được âm /p/ thì làm sao nói chuyện tốt với người Việt (dân tộc =/= Kinh) khác hay với người nước ngoài bằng tiếng của người ta được. Đừng nói là các giáo sĩ phương Tây dạy cho người Việt phát âm /p/ khi chế ra ?ochữ quốc ngữ? đấy.
    - Về ?obất cập? thì tại hạ hỏi ?otrong câu "chữ Quốc ngữ còn nhiều điều bất cập" thì "bất cập" nghĩa là gì vậy?? là hỏi nghĩa tiếng Việt vì đây là box ?oTiếng Việt? và cũng nói là do không có Từ điển Tiếng Việt đó; có thể đây là từ mới được dùng trong thời gian gần đây thôi hoặc do những cuốn từ điển của tại hạ cũ quá rồi nên không thấy có từ ?obất cập? đó, trong khi có cả từ ?obất? và từ ?ocập? đều là từ gốc Hán (Hán Việt). Vào box tiếng Việt mà dùng nhiều từ Tây, Tàu quá thì e không hợp lắm.
  3. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Huynh đài, huynh đài! :D Tại hạ có lẽ nên lặp lại rằng tại hạ đang nhìn vấn đề từ khía cạnh lịch sử hình thành của chữ quốc ngữ, từ cặp mắt của những ông cố Tây chế ra chữ quốc ngữ. Tại hạ không có ý sửa đổi chữ Quốc ngữ hiện nay đang dùng (bằng chứng là tại hạ viết chữ Quốc ngữ tương đối chuẩn).
    Huynh đài thử "dịch chuyển thời gian" đến bối cảnh bốn thế kỷ trước để xem xét vấn đề xem.
    Đâu phải là người Việt nào cũng biết/cần biết tiếng Anh/Pháp/Bồ/?đâu. --> đúng rồi. Nhưng lịch sử cho thấy đa phần những nhà truyền giáo đến Việt Nam cách đây bốn thế kỷ là người Nam Âu (Tây, Bồ, Pháp, Ý), và họ dựa trên những kiến thức ngữ học của họ để đặt ra chữ Quốc ngữ. Ta nên xem xét từ góc độ này, chứ không phải từ góc độ người Việt hiện đại đã dùng quen chữ Quốc ngữ.
    Còn huynh đài bảo tiếng Việt cách đây 4 thế kỷ có âm /p/ thì xin cho ví dụ vậy... Xin lưu ý là tiếng Việt nhé, chứ không phải là một thứ tiếng khác được người Việt sử dụng như Anh, Pháp, Quan Thoại, Thái, Tày, Miên nhé.
    Tất nhiên, nhiều người Việt (như chúng ta) phát âm được âm /p/, nhưng như thế đâu có nghĩa là tiếng Việt có âm ấy. Ví dụ: chúng ta phát âm được vần "ưm", "ưn" nhưng tại hạ tìm mãi vẫn chưa thấy có từ nào trong tiếng Việt mang hai vần ấy.
    Tại hạ nói ngắn gọn đại lược thế thôi. Tại hạ cũng thấy code-switching không có gì là không tiện hay "không hợp lắm" trong giao tiếp cả.
  4. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Hình như các hạ không đọc/đọc không kỹ bài trên hoặc có ý muốn thu nhỏ Việt Nam lại thì phải.
    Xin cho biết định nghĩa ?ongười Việt? của các hạ. Những người mà đã nhiều đời sống trên đất Việt ( >400 năm chẳng hạn), hiện trong passport của họ ghi "Quốc tịch: Việt Nam" thì các hạ nghĩ họ là ?ongười Việt? hay ?ongười nước ngoài??
    Báo chí xuất bản tại HCMC có nhiều lần đăng danh sách những người được phép xuất cảnh để học tập/thăm thân/?. có kỳ trong 100 cái tên có đến >50 là người các dân tộc H?TMông, Ê-đê, Gia-rai,?.đấy, tại hạ đã từng đọc nhiều số báo như vậy và thấy nhiều tên của người dân tộc là vần /p/ đấy nhưng là P rồi nguyên âm ngay chứ khỏi cần có H bên cạnh như các tên của người Kinh đâu, lý do tại hạ hay coi vần ?oP? rất đơn giản vì tên tại hạ vần P và tên thân nhân cũng rất nhiều người vần P.
    Dân tộc Kinh chỉ là 1/50 dân tộc hiện đang sinh sống ở Việt Nam thôi. Các dân tộc ít người khác của Việt Nam có nhiều dân tộc không có chữ viết riêng nhưng họ có tiếng nói riêng của họ. Điều mà bất cứ nhà ngôn ngữ nào cũng phải công nhận là tiếng nói có trước chữ viết rất nhiều. Những người dân tộc thiểu số nhiều người không biết tiếng Kinh, họ cũng chẳng cần biết "chữ quốc ngữ" chứ đừng nói đến tiếng Tây, tiếng Tàu. Họ vẫn sống trên đất Việt từ nhiều đời, vẫn sinh con đẻ cái và đặt tên con bằng tiếng của dân tộc họ, có nghĩa theo tiếng của của dân tộc họ, người nào thích biết đọc biết viết tiếng Việt / tiếng nước ngoài hoặc cảm thấy có nhu cầu thì mới học thôi. Các hạ nếu có dịp đi Tây Nguyên hay Tây Bắc, Đông Bắc thì sẽ biết những điều tại hạ nói có đúng hay không. Tại hạ từng gặp một số người dân tộc như Tày,Nùng, Thái (cả Thái trắng lẫn Thái đen chứ không phải Thailand đâu), Ê-đê,Ba-na,?và trong số họ có những người nói tiếng Kinh không sõi nhưng nói tiếng Anh / Pháp còn tốt hơn nhiều sinh viên đại học người Kinh đấy.
    Trong các ví dụ ở bài trên tại hạ đã nói một số từ như hoa ?oPơ-lang?, ?oPác Bó?, ?othống lý Pá Tra?,?rồi, những tên người mà tại hạ gặp và kể coi như không tính cũng được (vì các hạ chưa gặp họ nên có thể không tin) nên chỉ tính những từ đã từng được in trong sách báo hoặc trong các bài hát được nhiều người biết được không? Giới thiệu thêm vài từ nữa: ?oSa-Pa? (chắc nhiều người biết địa danh này chứ?); Gỗ ?o Pơ-mu? (không ít người biết phải không?); ?oPò Chài? (đây là một cửa khẩu thông sang TQ, thuộc tỉnh Lạng Sơn, rất nhiều doanh nghiệp/thương nhân từng xuất nhập hàng hóa qua cửa khẩu này),? Theo các hạ thì những từ đó có phải tiếng Việt không hay là ?otiếng nước ngoài??
    ?oXin lưu ý là tiếng Việt nhé, chứ không phải là một thứ tiếng khác được người Việt sử dụng như Anh, Pháp, Quan Thoại, Thái, Tày, Miên nhé? => Thế người dân tộc Tày thì không phải "người Việt" à? Các hạ có biết TBT của VN hiện nay là người dân tộc gì không vậy?
    Trong tất cả các thứ tiếng mà các hạ biết có tiếng nước nào không hề có 1 từ nào có xuất xứ từ nước khác (từ vay mượn hoặc phiên âm sang tiếng nước mình) không?
    Các hạ có thấy tài liệu nào nói rằng cách đây hơn 4 thế kỷ (khoảng cuối triều Lê) thì người Việt chỉ toàn người dân tộc Kinh không? (trên toàn lãnh thổ Việt Nam thời đó)
    Trở lại với vấn đề chữ quốc ngữ, các giáo sĩ phương Tây ?odựa trên những kiến thức ngữ học của họ để đặt ra chữ Quốc ngữ?, đồng ý là vậy, nhưng các hạ có nghĩ là họ cũng phải nghe dân bản xứ phát âm ra những âm gì để chọn chữ cái phù hợp và dễ dàng ghi lại những âm đó không? Ngoài ra mục đích của họ là truyền đạo, muốn thành công nhanh thì cái gì càng ngắn gọn, dễ dàng, ít quy tắc nhất càng tốt, tại hạ đã đưa ví dụ về Lý Tiểu Long ở bài trước để so sánh (1 cách tương đối và theo suy luận chủ quan thôi), hoặc nói đơn giản là như làm 1 bài toán, cách giải ngắn nhất (nhưng vẫn đúng và ra kết quả) thì thường sẽ được điểm cao hơn các cách giải khác dài hơn. Theo ý tại hạ thì thay vì phải 2 chữ như ?oLH? / ?oLL? lại thêm 1 qui tắc nữa thì họ chỉ ?oD? cho nhanh, tuy nhiên cũng vì bị chiếm mất ?oD? nhưng vẫn cần để ghi âm những từ bắt đầu ?oD Tây? thì họ phải ?osáng tác? thêm ?oĐ? là chữ cái không có trong mẫu tự Latin. Nếu người Việt mà không có âm ?oP? thì có lẽ mấy cha kia đã tương luôn ?oP? vào đó chứ mất công chế thêm ?oĐ? làm chi, vì nếu chỉ cần có ?oPH? thì họ đã có sẵn F đủ xài rồi.
    -Về những từ/vần hiếm/ít gặp: Những cái gì các hạ hoặc thậm chí nhiều người khác nữa (có thể có luôn tại hạ trong số đó) ít gặp / chưa gặp bao giờ thì cũng không có nghĩa là nó không có hay không cần.
    -Về vần ?oưn? : tiếng Việt có từ ?ochưn? (= chân), đây là từ hơi cổ rồi nhưng hiện vẫn có nhiều người ở địa phương hoặc 1 số người Việt lớn tuổi ở hải ngoại vẫn dùng, các sách báo xuất bản tại Saigon trước 1975 vẫn in là ?oChưn Lạp? (cũng có sách lại ghi là ?oChơn Lạp?) thay vì ?oChân Lạp?, tương tự như việc có người gọi Japan là ?oNhật Bản? nhưng cũng có nhiều người lại gọi là ?oNhựt Bổn? dù họ cùng là người Việt, dân tộc Kinh nhưng ở những vùng/ miền khác nhau trên lãnh thổ Vietnam.
    Ghép vần bằng chữ quốc ngữ hiện nay thì được nhiều lắm vì đó là tổ hợp rất lớn với những chữ cái Việt + các dấu ?ohuyền?, ?osắc?, ?ohỏi?, ?ongã?, ?onặng? nữa, có rất nhiều khả năng, ghép không sai, phát âm được ?ovần? đó/?từ? đó dễ dàng nhưng có thể là những ?otừ? chẳng có trong từ điển, đó là chuyện rất bình thường thôi, nó có thể không có nghĩa gì đối với người Việt nói chung hoặc người Kinh nói riêng, nhưng nó lại có nghĩa đối với người dân tộc =/= Kinh hoặc người nước khác đấy => dùng để phiên âm tiếng của dân tộc =/= hoặc nước khác há chẳng tiện lắm sao (đó một cái tiện rất lớn nhưng không gọi là ?ođại_tiện? ).
    Cách đây vài năm ở Vietnam có chiếu 1 film của Hàn Quốc nói về 1 cô cung nữ, thầy thuốc gì đó của Hàn thời xưa, tên cô ta thì có bản được upload trên mạng phiên âm theo kiểu Hán Việt là ?oĐại-Trường-Kim?, bản phát trên TV thì phiên âm là ?oĐê-Chang-Kưm?. Hỏi mấy thằng Hàn thì nó nói dân nó đọc là ?oKưm? chứ không phải ?oKim? => vần ?oưm? có thể người Việt/Kinh ít/không xài hoặc không thấy có từ nào có nghĩa tiếng Kinh thôi chứ không có nghĩa là nó không có hoặc không xài được hoặc không có nghĩa đối với người dân tộc =/= hoặc nước =/=.
  5. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ xin phép phất cờ trắng đầu hàng...
    Với một người không phân biệt nổi các vấn để quốc tịch, sắc tộc, ngôn ngữ... thì tại hạ không biết cách nào để nói chuyện, thật là hổ thẹn, hổ thẹn T_T
  6. restless

    restless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Mới đi vắng vài tháng mà thớt này lại đông vui thiệt :D
    - Về âm D -LH
    Hồi trước mình có đọc sách thì trong từ điển Việt - Bồ - La có ghi âm những tổ hợp phụ âm đầu đôi như: cl, bl, tl. Giờ chì nhớ mang máng, nếu sai mọi người sửa :">
    - trống - clông
    - trăng - blăng
    Nếu bạn nào học chứ Nôm sẽ thấy các cụ ta cũng sáng tạo ra chứ viết để ghi lại những phụ âm đôi này
    - trống -> cổ + lộng
    - trăng ->ba +lăng
    - sấm -> cự + lẫm
    So sánh đối chiếu với hệ ngôn ngữ Môn-Khơ-me cũng có hiện tượng tương tự. CHính điều này khiến các nhà truyền giáo dễ dàng "mô hình hóa" các âm đầu tiếng việc bằng các phụ âm đôi
    Còn đối với phụ âm /d/ - [z], /đ/ - [d], /r/ - [ʐ,] (mình chưa đọc được tài liệu nào chỉ ra rằng trước kia nó được phát ra như một phụ âm đôi) có thể từ xưa cụ nhà ta vẫn líu lo như thế nên vẫn được giữ nguyên.
    + Tiện thể, nếu bạn nào trên kia đã so sánh /d/ với /lh/ thì nên cung cấp thêm các nét khu biệt âm vị để mọi người có thể thấy được sự tương đồng, tương dị. Như thế tranh luận sẽ đúng hương hơn.
    - Về âm /p/ , người Kinh xem ra không phân biệt rõ giữ /p/ và /b/. Để so sánh ta hãy vào đường link này http://ngonngu.net/index.php?p=65 (bạn Liv đã cung cấp ở trên), xem xét các nét khu biệt âm vị giữa /p/ và /b/
    Nôm na là, vì cấu âm người Việt (Kinh chiếm đa số), những âm tắc xát, bật hơi, cường độ mạnh không phổ biến nên âm /p/ nhanh chóng bị thu chột và bị âm /b/ phát âm dễ hơn lấn lượt. Điều này lý giải vì sao, hầu hết các âm /p/ đều xuất hiện trong từ Vay mượn hoặc một số tiếng dân tộc.
    Mình cũng nói thêm, vì thiếu những âm bật hơi mạnh nên chửi nhau bằng tiếng Việt không khoái bằng tiếng Anh... Cáu lên mà bật ra các âm bật nổ tanh tách như d..mm, f..ck, s..it... mình thấy rất thoải mái
    - Về những âm như "ưm" "ưp" "ưn" vì sao ít cấu thành nghĩa. Mình chẳng biết lý giải thế nào nhưng có thể suy luận ra từ những lần tranh luận trên, đó là do quá trình triệt tiêu các phụ âm cuối khi kết hợp với nguyên âm chính và phụ âm đầu. Khi người Việt cổ không kết hợp âm theo cách đó, họ sẽ không tồn tại để gán ghép cho một sự vật hiện tượng ở ngoài.
    - Về từ ghép "bất cập", mình nên cho nó ra một thớt riêng thì hay hơn, bạn lehongphu nhỉ
  7. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Về âm /p/ : Tôi thật sự không hiểu vì sao 1 câu khẳng định rất kém tính khoa học (do đó kém luôn tính thuyết phục) trong cái bài viết ở cái link trên lại có người xem như 1 chân lý vậy. Một bài viết không thậm chí không có cả tên tác giả, không hề đưa ra 1 số liệu thống kê nào, đã được khảo sát ở những đâu,... hoặc dựa trên 1 cơ sở khoa nào, công trình nghiên cứu nào,... đại loại kiểu "người Việt có dị tật gì đó trong bộ đò phát âm nên không thể phát được /p/ " hay "người Việt trước đây bị...đứt dây thần kinh /p/ ",....cũng được! (vì nghe còn có logic hơn chuyện khẳng định mà chẳng đưa ra được luận cứ nào thuyết phục)
    Ngay trong người Kinh thôi, cũng chỉ thấy khu vực phía Nam mới có nhiều trường hợp phát âm "b" thay vì "p" chứ phía Bắc đâu thấy chuyện phải hỏi lại "Bê Bò" (''B") hay "Bê Phở" ("P")? ==> cái phép quy nạp kia đã sai ngay cả với người Kinh nói riêng chứ chưa nói đến người Việt nói chung.
    Bạn đã từng nghe nhiều người Hoa ở Việt Nam lâu đời nhưng vẫn nói "tồng pào" thay vì "đồng bào" chưa? Lý do gì mà người Hoa phát âm được "pào" mà người Việt lại không phát âm được? (trong khi Việt có cả ngàn năm Bắc thuộc)
    Tại sao có thể lấy 1 số nhỏ người Kinh ở phía Nam đại diện cho all người Kinh rồi all người Việt được?
    Trước khi chữ Quốc ngữ ngày nay xuất hiện ở Việt Nam có phải người Việt không có ngôn ngữ và chữ viết đâu, không ghi tên người ta (để còn thu thuế đinh) bằng chữ quốc ngữ như ngày nay thì cũng có thể ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm mà.
    Các tên người, địa danh,.... vần "P" (chẳng hạn Giàng A Páo, Lò A Puôm, Vàng Pao,.... hay Sa-Pa, Pác Bó, Pò Chài,...) nếu không có chữ quốc ngữ thì không gọi được/không ghi lại được chắc?
    Những công trình nghiên cứu về các lĩnh vực riêng như Sử học, Thiên văn học, Ngôn ngữ học,.... nếu người ta đưa ra công bố hoặc trình bày với những người không am hiểu về lĩnh vực đó thì càng phải có tính khoa học cao, cách diễn giải phải càng đơn giản, dễ hiểu càng tốt (ít nhất là phải làm cho những học sinh phổ thông trung học hiểu và chấp nhận được) chứ không thể cứ phán đại mà không đưa ra những luận cứ thuyết phục được; khi đó người ta không cần quan tâm người trình bày là ai (nhà Sử học/Ngôn ngữ học/...), học hàm của họ cỡ nào (Cử nhân/Thạc sỹ/Tiến sỹ/GSTS/....) mà chỉ quan tâm cái cách người ta thuyết phục người nghe như thế nào thôi.
    Ở bài trên tôi đã nói cái gì bạn/tôi/nhiều người khác nữa ít gặp/chưa gặp bao giờ cũng đều không có nghĩa là nó không có/tất yếu bị dệt vong/.....
    Trên thế giới này đã có ai gặp các đức Jesus / Phật / Allah chưa? Sao tín đồ của họ lại đông vậy?
    Còn Liv có gọi tôi là "người không phân biệt được quốc tịch, sắc tộc, ngôn ngữ,...." mà không đưa ra bất cứ dẫn chứng nào từ all các bài viết của tôi tại topic này thì tôi cũng không mấy bận tâm, tôi coi đó như là cái chiêu cầm cờ trắng nhưng vẫn cầm súng lục để bắn lén thôi, chưa đáng gọi là "bá đạo", tôi không thích kiểu tranh luận như vậy (tuy vậy nếu he chỉ ra được và đúng/1 cách khoa học thì tôi cũng rất cám ơn)
  8. restless

    restless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Hềy, cái đường link tôi gửi, quả thức, nó chỉ là mấy bài viết tầm phào của mấy giáo sư-tiến sỹ khoa ngôn ngữ học. Hoặc giả, nếu có trên sách (và đã có sách giáo khoa chuyên ngành của khoa Ngôn ngữ, viện Ngôn ngữ) thì đúng là, đó cũng chỉ là những giả thiết, được xây dựng trên nền tảng của: NGÔN NGỮ HỌC mà thôi. Mình rất tiếc là không đưa ra một tên sách và tên người viết vì lâu lắm rồi không mò lại. Tuy nhiên:
    - Nếu bạn muốn tìm hiểu về một giả thiết ngữ âm-âm vị học đang được giới học thuật nghiên cứu và có một câu trả lời dựa trên nền tảng học thuật, bạn có thể vào khoa Ngôn ngữ học hay cụ thể hỏi số điện thọa TS Hoàng Cao Cương, chuyên dạy âm vị học. Đảm bảo sẽ có một cuộc nói chuyện thú vị hay thậm chí một bữa rượu vui ra trò ^^.
    Rất xin lỗi bạn vì mình không trích được nguồn sách nghiên cứu chính xác.
  9. restless

    restless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Ngoài ra, mình xin nói lại
    + Lập luận của tôi, không chứng mình người Việt chả phát âm được âm /p/ và dây thần kinh của người Việt vẫn biết Nó Đang Tồn Tại. Và vẫn phát âm được nó một cách Rõ Ràng. Và bởi vậy nó vẫn đang được ghi âm lại bằng chữ quốc ngữ ngày nay, để bạn sử dụng làm dẫn chứng trong bài viết của bạn.
    Về ý kiến của bạn:
    ---
    Tôi thật sự không hiểu vì sao 1 câu khẳng định rất kém tính khoa học (do đó kém luôn tính thuyết phục) trong cái bài viết ở cái link trên lại có người xem như 1 chân lý vậy
    ----
    + Đây là trang web cảu Viện ngôn ngữ. Nôi dung cập nhật trên link vừa rồi, không hề nằm ngoài giáo trình giảng dạy tại Khoa Ngôn Ngữ và được kiểm duyệt bởi những người có uy tín.
    + Nội dung trong cái link của Viện Ngôn Ngữ mà tôi dẫn chứng, nó muốn chỉ ra rằng (theo cách hiểu của tôi): Âm /p/ thường vắng, ít xuất hiện hay bị "nhầm lẫn" với /b/ (đặc biệt vùng phương ngữ trung tâm Bắc bộ). Giữa /p/ và /b/, phần lớn bộ phận người Việt đã lựa chọn phương thức phát âm thuận, phù hợp, dễ dàng với cấu âm đặc trưng của mình.
    Điều này cũng giống như các âm /x/, /d/ /ch/ hay được sử dụng trong vùng thổ ngữ lân cận Hà Nội. Và điều này không chỉ ra rằng, người Hà Nội không phát âm được âm /s/,/r/, tr/
    Hoặc bạn hãy dành chút thời gian tìm hiểu nó, bởi đó dù sao, vẫn là ngành khoa học chính xác, có đo đạc và có khái niệm chuyên ngành. Đừng đứng ngoài hệ thống và chê trách, sao nó thiếu đơn giản, thiếu sự dễ hiểu
    Hoặc bạn có thể phủ định nó :P
    Nói thật xem, bạn đã đọc kỹ cái link kia chưa?
    - Nhân tiện đây, lại nói về chuyện người Việt có cả ngàn năm Bắc thuộc. Người Việt Nam nói rõ ràng 2 từ "đồng bào" không phải vì họ không phát âm được âm /p/ mà đơn giản là người Việt Nam nói theo cách của họ chứ không theo cách của bọn Tàu. [r33)

Chia sẻ trang này