1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn An thiết kế Tử Cấm Thành?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi neptune_vietnam, 03/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. neptune_vietnam

    neptune_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2005
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn An thiết kế Tử Cấm Thành?

    Nguyễn An (Ruan An) là một trong những người tham gia thiết kế Tử Cấm Thành Bắc Kinh:

    http://www.frommers.com/destinations/beijing/0201022181.html

    Trích từ:
    Background & Layout

    Sourcing of materials for the original palace buildings began in 1406, during the reign of the Yongle emperor, and construction was completed in 1420. Much of it was designed by a eunuch from Annam (now Vietnam), Nguyen An, but without improvements to the Grand Canal, construction would have been impossible -- timber came from as far away as Sichuan, and logs took up to 4 years to reach the capital. The Yuan palace was demolished to make way for the Forbidden City, but the lakes created during the Jin (1122-1215) were retained and expanded. Between 1420 and 1923, the palace was home to 24 emperors of the Ming and Qing dynasties. The last of these was Aisin-Gioro Puyi, who was forced to abdicate in 1912 but remained in the palace until 1924.


    http://www.pacificrim.usfca.edu/research/perspectives/mallas.pdf
    Trích từ:
    "There was no single architect or designer in charge of the design of all or part of the city. Rather, the overall design and planning was a collaboration of the experts of the different trades and was then examined by the Ministry of Works, and finally submitted to the emperor through the eunuchs. The names of the experts who worked on the original design have been recorded as follows: master mason, Lu Xiang; master tiler, Yang Qing; master carpenter, Kuai Xiang; master builder, major designer and manager, Cai Xin; expert planners, Chen Gui, Wu Zhong, Ruan An."
  2. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Nên chăng phân biệt rõ ràng CON NGƯỜI VĂN HÓA và CON NGƯỜI SINH HỌC. Trong Nguyễn An có hai con người ấy. Ông mang dòng máu Việt, từ bé đã bị bắt sang TQ, cho nên chắc chắn con người văn hóa của ông là văn hóa TQ.
    Không thể không liên tưởng đến trường hợp Triệu Đà. Triệu Đà chấp nhận sống như một trưởng lão tại Nam Việt nhưng gốc gác lại ở nước Triệu cũ thời Chiến quốc.
    Đề cao Nguyễn An, làm rõ nét cái gốc sinh học Việt là khập khiễng.
    Khẩu hiệu "tự hào dòng máu Việt" hiển nhiên phải chứa đựng nội hàm "văn hóa Việt".
    Trường hợp Nguyễn An chỉ mới hội tụ điều kiện cần, thiếu điều kiện đủ, để vinh danh ông như một nhân tài thất lạc của nước Việt xưa!
  3. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn An là một trong số rất nhiều trẻ em nước Nam bị quân Minh bắt về sau khi đánh bại nhà Hồ, chúng đưa những đứa trẻ này vào làm nô bộc, bị hoạn đưa vào cung...Nguyễn An là 1 trong số đó. Thông tin về Nguyễn An và đóng góp to lớn của ông trong việc xây dựng Tử Cấm Thành và các công đường, nha phủ tại các địa phương được ghi chép trong sách sử Tung của. Khi cụ Lê Quý Đôn đi sứ sang đó có sưu tầm, tìm hiểu, ghi chép lại thê nên hậu sinh chúng ta mới biết về 1 nhân vật này, cũng như đã từ biết về Trần Hữu Lượng, 1 thủ lĩnh khởi nghĩa chống Nguyên, sau tranh hùng với Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ) nhưng thất bại, ông này là con cháu của Trần Ích Tắc.
    Bác Ledung18 nói có lý, Nguyễn An sống từ nhỏ ở Tàu nên có thể văn hoá mà ông hấp thụ là đặc "Tung của", ko biết trong tâm hồn ông còn lưu giữ chút gì về 1 vùng đất phía nam, nơi từng là tổ quốc của mình ko ?
  4. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Triệu Đà sinh trưởng ở nước Triệu, trải qua thời Tần, một thời gian trước khi sống ở Lĩnh Nam mà vẫn còn đồng hoá theo người bản xứ: ngồi xổm, búi tó... huống chi Nguyễn An trước khi sang Trung Quốc là một cậu bé 7 tuổi?
    Dẫu sao, Nguyễn An có dòng máu Việt mà lại thành danh ở Trung Quốc cũng như Triệu Đà có dòng máu Triệu nhưng lại thành danh ở đất Việt. Người ta bàn là bàn về sự nghiệp và những ảnh hưởng của nhân vật đó cho đất nước, cho lịch sử mà thôi, chứ không nên quan trọng vấn đề nguồn gốc xuất thân. Nhắc đến Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh có Nguyễn An. Nhắc đến nước Nam Việt có Triệu Đà. Người Trung Quốc tự hào văn hoá của mình có trong Nguyễn An. Người Việt (Lưỡng Quảng) tự hào văn hoá của mình (thời xưa) có trong Triệu Đà.
  5. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Chứ không phải theo "Bách Việt Ngọc Phả Truyền Thư" thì Triệu Đà chính tên thật là Nguyễn Cẩn(họ: Nguyễn, tên: Cẩn), tên chữ là Phúc Thịnh, con đầu của Hùng Dực Công và gọi Hùng Duệ Vương (thuộc ngành vua Hùng thứ 18 là ngành vua Hùng cuối cùng trị vì đất nước Văn Lang) bằng bác ruột hả bạn?
  6. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Đúng là khi trước tôi có dẫn lên, theo Bách Việt Ngọc Phả Truyền Thư thì Triệu Đà tên là Nguyễn Cẩn, dòng dõi Hùng Duệ vương, lưu lạc sang TQ, làm con nuôi của Triệu Cao nên đổi tên lại là Triệu Đà, giúp Tần Thuỷ Hoàng đánh Hung Nô, được gả con gái, trở thành phò mã nhà Tần...
    Nhưng tôi không chắc chắn tài liệu ấy có chắc chắn đúng hay không, tôi dẫn lên để tham khảo, nhưng bây giờ tôi thấy na ná giống tiểu sử của nhân vật Lí Ông Trọng quá.
    Theo Sử Kí thì Triệu Đà người huyện Chân Định, tức là vùng nước Triệu thời Chiến Quốc, nay là tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ở đây tôi dẫn theo Sử Kí.
  7. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Đúng là NGuyễn An sinh ra ở VN. Nhưng ông ấy học hành, lớn lên hoàn toàn ở TQ. Thành danh cũng hoàn toàn ở TQ. Thực ra cái chất VIệt trong ông không nhiều. Không nên lầm lẫn.
  8. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Có phải ông này là đệ tử 8 túi của cái bang không bác. Đọc Kim Dung thấy ông này về tư cách và đạo đức hơi kém các bác nhi?
  9. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    0
    Cái bản chất Tàu trong Kim Dung ko thể mất đi đâu được, dù truyện của ông rất hay nhưng đã có bài phê rằng ông đứng quá nhiều trên quan điểm Hán tộc, coi kinh các dân tộc khác. Bác chú ý thì thấy những nhân vật dân tộc đều bị coi là man di, biểu tượng cho phe ác, dù người đó là nhà sư. Đọc các truyện thì hầu hết là được Kim Dung viết theo hướng đó, trong khi người Hán vẫn là anh hùng hào kiệt, đại nghĩa, nhân ái...
  10. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Ặc! Bác Trần Hữu Lượng này là con cháu cua Trần ích Tắc. Chắc sinh ra rong cùng thời kì với Chu Nguyên Chương nên cụ Kim Dung này đưa vào luôn một thẻ coi như là một thế lực đối đầu với Minh giáo!

Chia sẻ trang này