1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Ánh - người khởi đầu hay kết thúc cho Việt Nam thống nhất và độc lập ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thegioiao, 07/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chẳng phải quan điếm phong kiến đâu . Đó gồm cả 2 điều
    sợ hãi và căm thù đấy . C ải C ách R uộng Đ ất, và bắt đi tập
    trung C ải T ạo thì cũng vậy .
    Chuyện NA thù thì không sai, nhưng mà ác . Việc đàn áp và
    trả thù có thể riêng rẽ, không cần để lẫn trộn chung nợ nước
    với thù nhà . Cái chuyện đàn áp và trả thù đã có từ khi có loài
    người, chẳng phải mới . Có mới chăng, là chuyện biết trấn áp
    mà không tàn ác trong hận thù cá nhân kia .
    Chẳng phải một việc ác, chỉ vì nó xảy ra từ thời xưa, mà bây giờ
    được coi là tốt đẹp đâu. Biết bao chuyện ác hàng nghìn năm
    trước mà vẫn còn trong sử sách đấy, có được toà án tẩy rửa đâu.
  2. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2
    Tôi chỉ trả lời ngắn gọn là chuyện Ô Mã Nhi bị giết vì đó là tướng nguy hiểm nếu để sống. Và dĩ nhiên xâm phạm lăng nhà Trần đâu chỉ có Ô Mã Nhi mà phải vài viên tướng, tá tháp tùng nữa... nhưng nhà Trần chỉ lấy Ô Mã Nhi để giết thôi. Và dĩ nhiên khi Ô Mã Nhi bị giết thì phải trả lời Hốt Tất Liệt là do OMN đã xâm phạm lăng tẩm nhà Trần. Không lẽ lại trả lời Hốt Tất Liệt là "tướng của ông giỏi nên tôi phải giết à" ? Ngoại giao nhà Trần phải khéo léo, uyển chuyển thay vì cứng nhắc như nhà Nguyễn.
    Nói thế để bác hiểu... nếu một viên tướng quèn xâm phạm lăng nhà Trần thì vua Trần không đến nỗi phải ngầm sai giết đâu vì thế thì giết hết bao nhiêu người đây. Bác nên suy nghĩ kĩ về điều này.
  3. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2
    Thế tôi hỏi là bác có biết môn sử học so sánh không. Không lẽ không thể so sánh đơợc ai giỏi hơn ai à. Thế Lý Thái Tổ và Lý Cao Tông ai giỏi hơn ai?
    Bác phải hiểu là trừ nhà Ngô mới lập quốc còn lại thì 9 triều đại sau đều có văn hóa riêng của họ. Thời Lý khác Trần, Trần khác Hồ, Hồ khác Lê... Còn nếu bác cho là văn hóa Tây Sơn giống Đông Sơn thì tôi cũng phục bác vậy!
    Nếu theo quan điểm cùa Bác thì Pháp đào mộ Tự Đức cũng là đúng vì đánh rắn là phải đánh dập đầu đúng không?
    Thế tại sao con gái của Lê Lợi bị nhà Minh bắt giết mà ông ta lại tha cho tướng Minh vậy khi mà ông đã nắm chắc phần thắng. Tiểu nhân hay không tiểu nhân khi so sánh các vua chúa nó là ở chỗ đấy đấy.
  4. misi

    misi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.193
    Đã được thích:
    0
    Các nguồn biên khảo lịch sử nói quân Thanh lúc sang VN khoảng 15 ngàn, chứ không phải 29 vạn (290 ngàn người). Tôi thấy con số 15 ngàn là hợp lý, lấy đâu ra 29 vạn đông thế.
    Riêng Ngô Thì Nhậm thì GS Trần Quốc Vượng sinh thời cũng có nghiên cứu về ông này. Ngô Thì Nhậm ban đầu theo Trịnh, cụ thể là phò ông này lật ông kia, nhưng sau thất bại, mới đi theo Tây Sơn. Nhưng Tây Sơn cũng chẳng trọng dụng gì mấy, Ngô Thì Nhậm chỉ được Tây Sơn cho làm đến chức thị lang ( tức là thứ trưởng).
  5. 03Flowers

    03Flowers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Bác thử suy nghĩ một chút trước khi copy ý tưởng của người khác được không ah. Đường đường một anh Tổng đốc Lưỡng Quảng, mangộnhõn 15 ngàn quân sang Việt Nam thì mất tư cách quá đi, chắc là đi du lich dối già chứ đánh đấm gì. Vì thế ở đây , con số 15 ngàn là vô lý chứ không phải 29 vạn là vô lý đâu bác ợ .
  6. misi

    misi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.193
    Đã được thích:
    0
    Mời bạn đọc bài này, cả bài : http://www.vnn-news.com/article.php3?id_article=928
    Tôi chỉ xin post đoạn sau liên quan đến chuyện chúng ta đang tranh luận. Tôi đọc lâu rồi nên nhớ nhầm, đọc lại thì thấy con số khoảng 4-5 vạn
    Câu hỏi 10: Thưa Gs., về con số "20 vạn" tức 200 ngàn quân Thanh bị vua Quang Trung đánh tan, là một con số khá cao, và lịch sử vẫn còn nhiều tranh luận, chưa có sự đồng thuận nào trên văn tự. Theo giáo sư, con số xác thực là bao nhiêu?
    Trả lời: Thưa ông Hồng Phúc, để biết về số lượng quân Thanh vào Đại Việt, chúng ta nên đi vào một số chi tiết rườm rà.
    Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quân Thanh vào nước ta bằng ba đường: thứ nhất từ Quảng Tây xuống Nam Quan do Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh lãnh đạo, thứ nhì từ Điền Châu qua Cao Bằng do Sầm Nghi Đống chỉ huy, và thứ ba từ Vân Nam và Quý Câu qua Tuyên Quang do đề đốc Vân Nam là Ô Đại Kinh dẫn đầu. Tuy nhiên, cánh quân của Sầm Nghi Đống chỉ là một phần nhỏ của cánh quân Tôn Sĩ Nghị, nên thực sự chỉ có hai đường chính như Hoàng Lê nhất thống chí viết.
    Theo bài "Càn Long chinh vũ An Nam ký" trong sách Thánh vũ ký của Ngụy Nguyên (Wei Yuan, 1794-1857) đề tựa năm 1842, thì quân Trung Hoa vào Đại Việt bằng ba hướng: thứ nhất là từ Quảng Tây qua ải Nam Quan, thứ nhì là từ Khâm Châu (Quảng Đông) đi đường biển xuống Hải Đông (Hải Dương), và thứ ba là đường từ Mông Tự (Vân Nam) qua Tuyên Quang. Như thế, ngoài hai đường bộ từ Quảng Tây và từ Vân Nam đánh qua, nhà Thanh còn điều động thêm lực lượng đường thủy.
    Ở đây có một điểm cần thêm là theo một sắc thư của vua Càn Long nhà Thanh gởi cho Tôn Sĩ Nghị, mà viên tướng nầy đã bỏ lại khi trốn chạy, thì vua Thanh khuyên Tôn Sĩ Nghị nên tiến quân có kế hoạch từ từ "đợi khi nào thủy quân ở Mân [Phúc Kiến], Quảng [Quảng Đông] đi đường bể sang đánh mặt Thuận Hóa và Quảng Nam rồi, bộ binh sẽ tiến lên sau. Nguyễn Huệ trước sau bị địch thế tất phải chịu." Điều nầy chứng tỏ nhà Thanh không phải chỉ dùng đường thủy đổ quân ở Hải Dương mà còn dự tính dùng đường thủy đánh bọc hậu xuống Quảng Nam, rồi tiến ngược trở lên.
    Ở đây chúng ta chỉ bàn đến hai đường tiến quân chính của Tôn Sĩ Nghị và của Ô Đại Kinh, dựa trên ba nguồn tài liệu chính: đó là tài liệu Trung Hoa, tài liệu Việt Nam và tài liệu của các người Tây phương. Theo Cao Tông thực lục, cánh quân Lưỡng Quảng do Tôn Sĩ Nghị trực tiếp điều động là một vạn người (10,000). Số quân nầy chia thành hai khi đến Lạng Sơn. Hai ngàn (2,000) người ở lại Lạng Sơn, còn 8,000 người tiếp tục tiến đánh Thăng Long. Trong sách Thánh vũ ký, Ngụy Nguyên cũng chép lại như thế. Cũng theo Cao Tông thực lục, ở phía tây, đề đốc Vân Nam là Ô Đại Kinh đem 5,000 quân qua đường Tuyên Quang. Như thế, theo chính sử Trung Hoa, tổng số quân Thanh cả hai cánh là 15,000 người. Tài liệu nầy không nhắc đến số quân do Sầm Nghi Đống ở Điền Châu lãnh đạo, mà các tài liệu Trung Hoa không biết đi khi nào và bao nhiêu quân. Ngoài ra, trong cuộc viễn chinh lần nầy của nhà Thanh, Tôn Vĩnh Thanh chỉ huy đoàn tiếp liệu chuyển vận lương thực cũng rất đông đảo, có thể khoảng 10,000 người.
    Đáng chú ý là trước đó, trong cuộc viễn chinh ở phía tây tỉnh Tứ Xuyên (Trung Hoa) vào năm 1776, Càn Long đã đưa tám vạn quân để đánh hai bộ lạc chỉ có khoảng 150,000 dân. Vua Thanh biết Đại Việt đông dân hơn nhiều, nên không thể chỉ gởi hơn một vạn quân mà thôi.
    Sách Hoàng Lê nhất thống chí, hồi thứ 13, tóm tắt đại lược hịch của Tôn Sĩ Nghị, có viết rằng họ Tôn: "điều động năm mươi vạn quân thẳng tới La thành [Thăng Long]..." Năm mươi vạn nghĩa là 500,000 quân. Con số nầy lớn quá, do người Thanh tuyên truyền kể thêm, để binh sĩ hăng hái ra đi.
    Trong "Tờ chiếu phát phối hàng binh người nội địa" của vua Quang Trung, do Ngô Thời Nhậm soạn có đoạn viết: "Trẫm ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời thế làm việc cách mệnh, dùng binh lính bình định thiên hạ. Viên Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị các người, tài đong đấu ra, nghề mọn thêu may, không biết những điều chủ yếu trong việc dùng binh, vô cớ đem 29 vạn quân ra khỏi cửa quan, vượt núi trèo đèo, vào sâu hiểm địa, xua lũ dân vô tội các ngươi vào vòng mũi tên ngọn giáo. Đó đều là tội của viên Tổng đốc nhà các ngươi."
    Con số hai mươi chín vạn viết trên đây tuy do Ngô Thời Nhậm, người trong cuộc, đưa ra trong một văn thư có tính tuyên truyền, thì cũng chưa hẳn sát với thực tế. Có tài liệu thì viết rằng lực lượng quân Thanh xâm lăng Đại Việt lên khoảng hai mươi vạn tức 200,000 quân.
    Cả hai số liệu nầy về hai phía Việt (quá nhiều) cũng như Trung Hoa (quá ít) đều cần phải cẩn án lại. Theo tâm lý thông thường, do tinh thần yêu nước, sử liệu Trung Hoa thường hạ số liệu quân đội viễn chinh xuống, để khi chiến thắng thì chiến thắng có giá trị, vì đem ít người mà vẫn thắng trận, còn khi thất bại thì thất bại không đáng kể, vì đem ít quân nên mới thất bại. Điều nầy có thể thấy rõ trong Cao Tông thực lục, là bộ chính sử nhà Thanh, chép thời vua Càn Long.
    Ngoài ra, lính Trung Hoa thường đem theo vợ con và nhiều trợ thủ. Trong "Tám điều quân luật" trước khi quân Thanh xuất chinh năm 1788, Tôn Sĩ Nghị đã thông báo như sau trong điều thứ 8: "Lần nầy hành quân xa xôi qua biên ải, triều đình thương đến binh lính, đã chu cấp rộng ra ngoài thể lệ, mỗi người lính được cấp một tên phu. Các viên coi quân cần hiểu dụ trước cho mọi người biết..."
    Như thế, nếu e ngại số liệu 200,000 quân Thanh bị thổi phồng thì chắc chắn số liệu của Cao Tông thực lục gồm 10,000 của Tôn Sĩ Nghị và 5,000 của Ô Đại Kinh vừa thiếu sót vừa bị giảm thiểu,và giảm thiểu đến mức độ nào thì không có cơ sở để xác minh, nhưng với dân số đông đúc của Lưỡng Quảng, thì chắc chắn đạo quân nầy phải đông hơn rất nhiều.
    Nếu theo chính sử nhà Thanh, hai cánh quân của Tôn Sĩ Nghị và Ô Đại Kinh sang Đại Việt tối thiểu cộng lại là 15,000 người; và nếu mỗi quân nhân được quyền đem theo một người phu (điều thứ 8 của quân luật Tôn Sĩ Nghị), thì số người Thanh qua Đại Việt tối thiểu là 30,000. Cần chú ý là các tướng lãnh và sĩ quan Thanh chắc chắn mỗi người đem theo hơn một người phu. Ngoài ra, còn có đoàn quân tiếp liệu của Tôn Vĩ Thanh. Đoàn nầy không thể dưới 10,000 người. Ba số liệu nầy cộng lại đã được 40,000 người. Đây là con số tối thiểu, mà thực tế phải cao hơn nữa.
    Câu hỏi 11: Thưa Gs. sử sách có nói rõ lý do vì sao đạo quân của Ô Đại Kinh từ Vân Nam qua đến Tuyên Quang, Phú Thọ rồi dừng ở đó mà không thẳng tiến đến Thăng Long?
    Trả lời: Có một điểm cần phải nhấn mạnh, là các bộ sử Việt cũng như sử Hoa trước đây, đều viết rằng quân Ô Đại Kinh từ Vân Nam vào Tuyên Quang, đến Phú Thọ và chưa đến Thăng Long cũng như chưa tham chiến. Thật ra, theo những báo cáo của Ô Đại Kinh và Tôn Sĩ Nghị gởi về triều đình Trung Hoa được ghi lại trong Cao Tông thực lục, thì hai cánh quân nầy đã gặp nhau tại Thăng Long vào ngày 21-11, ngay sau khi Tôn Sĩ Nghị chiếm được Thăng Long.
    Tiến quân chiếm đất từ biên giới phía tây đến tận Thăng Long thì rõ ràng đạo quân Vân Quý của Ô Đại Kinh đã tham gia chiến trường nước ta. Hơn nữa, khi phác thảo kế hoạch tấn công Nguyễn Huệ, Ô Đại Kinh được phân công tiếp tục tiến thẳng xuống đánh Quảng Nam.
    Câu hỏi 12: Thế Gs có tìm thêm trong các tài liệu Tây phương hay không?
    Trả lời: Thưa ông có ạ. Nguồn tài liệu thứ ba về chiến tranh Việt Hoa năm 1789 do người Tây phương có mặt ở nước ta đưa ra. Các tài liệu nầy cũng đưa ra những con số khác nhau:
    Tài liệu Tây phương thứ nhất là nhật ký của Hội Truyền giáo ở Bắc Kỳ về những sự kiện ở trong địa phận Giáo hội Bắc Kỳ từ tháng 10-1788 đến tháng 7-1789. Liên quan đến số lượng quân Thanh, tài liệu nầy gồm hai phần: Thứ nhất, khi quân Thanh chưa đến, vào ngày 21-10-1788, có lời đồn rằng nhà Thanh gởi 300,000 quân thủy bộ sang giúp Lê Chiêu Thống. Thứ nhì, Tôn Sĩ Nghị làm lễ phong vương cho Lê Chiêu Thống (19-12-1788), tức lúc đó quân Thanh đã vào đất Việt, tài liệu nầy cho biết số quân Thanh là 280,000 người (28 vạn), một nửa đóng trong thành phố, một nửa đóng ở bên kia sông. Nếu một nửa đóng trong thành phố, nghĩa là có 14 vạn quân Thanh trong thành Thăng Long, thì thành Thăng Long lúc đó có đủ sức chứa, chỗ ở và nuôi ăn hàng ngày cho quân Thanh không? Ngoài ra, theo tài liệu Trung Hoa, quân Thanh mất hết một nửa khi trở về nước, vậy mất hết khoảng 14 vạn (so với 28 vạn khi ra đi), vừa chết vừa mất tích, trốn chạy thì con số nầy có thích hợp trong một cuộc chiến bằng vũ khí chưa tối tân? Tuy nhiên con số 28 vạn của tài liệu nầy gần với con số 29 vạn mà Ngô Thời Nhậm đã viết trong "Tờ chiếu phát phối hàng binh người nội địa".
    Tài liệu Tây phương thứ nhì do J. Barrow viết. Ông nầy đến nước ta năm 1792, ba năm sau chiến tranh. Trong hồi ký của mình, ông viết rằng số quân Thanh là 100,000 người.
    Tài liệu Tây phương thứ ba của giáo sĩ Pierre-Jacques Lemonnier de la Bissachère (1764-1830) đến Đàng Ngoài khoảng năm 1790, viết trong hồi ký xuất bản ở Paris năm 1812 rằng quân Thanh sang Đại Việt khoảng 40,000 người và bị giết tại trận khoảng 20,000 người. Giáo sĩ De la Bissachère ở lại Đàng Ngoài cho đến năm 1798, nên có thể ông thu thập được nhiều nguồn tin và lượng định con số quân Thanh sang nước Việt.
    Nói tóm lại tài liệu của giáo sĩ La Bissachère, người có mặt ở Thăng Long một năm sau trận đánh, phù hợp với số lượng mà chúng ta đã thử cộng lại số người tối thiểu các cánh quân Trung Hoa theo tài liệu chính sử Trung Hoa. Con số nầy có thể còn cao hơn nữa chút ít, tuy nhiên có thể tạm tin được, thưa ông Hồng Phúc.
    Câu hỏi 13: Sau cùng xin Gs. cho một lời nhận định tổng quát về thiên tài quân sự Quang Trung Nguyễn Huệ như thế nào?
    Trả lời: Về thiên tài quân sự của vua Quang Trung đã có quá nhiều người viết. Có người đã viết cả quyển sách dày để ca tụng vua Quang Trung. Ở đây tôi không làm công việc "khen phò mã tốt áo". Tôi chỉ lưu ý một điểm hơi đặc biệt nơi vua Quang Trung. Theo ý kiến của người xưa, một vị tướng giỏi là một người "trên thông thiên văn, dưới đạt địa lý, giữa biết nhân hòa". Được xếp vào hàng tướng lãnh tài ba nầy, trước kia có Lý Thường Kiệt (1019-1105) và Trần Hưng Đạo (1226-1300). Hai vị nầy được ghi nhận là đều học và giỏi về binh pháp, tức về lý thuyết và đã đem ra thực hành trên chiến trường. Còn trường hợp vua Quang Trung rất đặc biệt vì ông chỉ học với ông Giáo Hiến ở Quy Nhơn lúc còn nhỏ, rồi cùng anh nổi lên khởi nghĩa năm 1771, lúc đó ông mới 19 tuổi (tuổi ta). Từ đó, có lẽ do trí thông minh thiên phú, do lăn lộn trên chiến trường, do sự can đảm tuyệt vời luôn luôn có mặt trước chiến tuyến, càng ngày thiên tài của vua Quang Trung phát triển và thành công rực rỡ năm 1789. Biết bao nhiêu sách vở đã ca tụng thiên tài của nhà vua. Tôi chỉ xin đóng góp một ý kiến nhỏ trên đây mà thôi, vì phò mã đã tốt áo rồi, khen mãi cũng nhàm.
    Tuy nhiên, có một điểm cần chú ý là không phải lúc nào nước ta nguy biến, cũng sẵn có một thiên tài Quang Trung để đánh đuổi ngoại xâm. Do đó, tốt nhất, bất cứ lúc nào, người Việt chúng ta phải luôn luôn đề phòng những nhà lãnh đạo Trung Hoa, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay
    Được misi sửa chữa / chuyển vào 09:31 ngày 17/11/2007
    Được misi sửa chữa / chuyển vào 09:37 ngày 17/11/2007
  7. cavalryman

    cavalryman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    Đọc đoạn trên thì tại sao lại thấy 15.000 người là hợp lý?????. Đó chỉ là lập lại số liệu của sử Tàu. Muốn biết sử Tàu có trung thực không thì cứ xem chuyện cái tranh vẽ chuyện bình định Việt Nam được xem là 1 trong 10 đại công của Càn Long thì biết!!
    Phải nói là quân Thanh đóng khắp miền Bắc VN, nhất là dọc theo tuyến đường thông tin và hậu cần Thăng Long - Trung Quốc chứ không phải chỉ đóng ở Thăng Long. Đem 15.000 quân sang thì cứ chặt đầu Tôn Sĩ Nghị vì tội ngu ngốc khinh địch ngay là tốt nhất.
    Tóm lại thì theo sử Tàu, Tổng đốc 2 tỉnh Lưỡng Quảng (bây giờ có dân số to bằng 4 lần Bắc VN), phải huy động thêm quân dân 2 tỉnh Vân-Quý mới vét ra được 15.000 quân đánh VN, chẳng may bị Tây Sơn huy động quân Thuận Hoá-Thanh Nghệ được 10 vạn ra làm thịt!!! Vậy mà cũng có người tin à!!
    Cứ đối chiếu sử Tàu và số liệu của VN qua các thời đại trước về lính Tàu thì cứ nhân 10 lần số liệu của Tàu là bằng số liệu VN!
    Được cavalryman sửa chữa / chuyển vào 11:26 ngày 17/11/2007
  8. nngu11

    nngu11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Em thấy bài viết này cũng ít nhiều liên quan đến chủ đề các bác đang thảo luận. Nguồn http://blog.360.yahoo.com/blog-PIFz1CwyeqmoZrty_3pdSzzI?p=94
    Động lực lịch sử và động thái văn hóa của cuộc nội chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh
    Năm 1802, tập đoàn Nguyễn Ánh đánh bại vương triều Tây Sơn, xác lập quyền thống trị của triều Nguyễn trên phạm vi toàn quốc. Đã có nhiều ý kiến chống đối nhau chung quanh việc nhìn nhận sự kiện này, nhưng có lẽ do hầu hết đều chưa dựa trên một sự tìm hiểu thấu đáo với những kết luận chung nhất trước hết về cuộc nội chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh, nghĩa là về quá trình trực tiếp dẫn tới kết quả nói trên, nên tựu trung các cuộc tranh luận trước đây đều chưa có một kết thúc rõ ràng và vấn đề đến nay vì vậy dường như vẫn còn bỏ ngõ. Tuy nhiên, vì sự kiện này đã kết thúc gần 300 năm phân tranh và nội chiến ở Việt Nam đồng thời mở ra một giai đoạn phát triển mới trong đó Việt Nam thực sự là một chỉnh thể lịch sử - văn hóa thống nhất nối liền từ Lạng Sơn tới Cà Mau; nên có thể nhìn nhận cuộc nội chiến nói trên vừa như một quá trình lịch sử với những nguyên nhân và định hướng xã hội xác định vừa như một giai đoạn văn hóa mang những đặc điểm và khuynh hướng ý thức riêng biệt. Trong ý nghĩa này, việc tìm hiểu động lực lịch sử và động thái văn hóa của cuộc nội chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh là một vấn đề có thể đặt ra.
    Từ kết quả thực tế của nó mà nhìn nhận, có thể nói nội chiến 1777- 1802 là cuộc chiến tranh phong kiến của tập đoàn Nguyễn Ánh chống lại vương triều Tây Sơn, nhưng chẳng phải chỉ với ý chí phục thù mà lực lượng chính trị có lúc gần như hoàn toàn bị khai tử này lại có thể phát động đồng thời duy trì một cuộc chiến tranh kéo dài suốt 25 năm và hơn thế nữa, còn đóng vai trò là người chiến thắng. Ở đây có một sự trùng hợp giữa mục tiêu và hoạt động của lực lượng này với xu thế và điều kiện khách quan, vì khác với thời chiến tranh Nam Bắc triều hay Trịnh Nguyễn phân tranh, nội chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh diễn ra vào lúc đất nước và xã hội đã tích lũy được những khả năng vật chất và tinh thần cho phép con người Việt Nam tiến tới việc thống nhất quốc gia trên một căn bản điều kiện phát triển hơn và từ một thực tế nhu cầu tiến bộ hơn so với trước. Điều kiện ấy là trình độ phân công lao động xã hội cao hơn của nền sản xuất vật chất thể hiện qua sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp và nhất là thương nghiệp, còn nhu cầu ấy là đòi hỏi tất yếu về việc xóa bỏ ranh giới chính trị - kinh tế cũ để xác lập một thị trường dân tộc rộng lớn hơn. Dĩ nhiên, nhu cầu nói trên không xuất hiện một cách trọn vẹn và ngay lập tức trong đời sống xã hội đương thời, mà đã hình thành trong quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế hàng hóa tiền tư bản với hệ thống chính trị trong hoàn cảnh quốc gia phong kiến Việt Nam lúc ấy; quá trình này chính thức bắt đầu với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn năm 1771 ở Đàng Trong.
    Phải nói ngay rằng không thể nhìn nhận và tìm hiểu Tây Sơn chỉ đơn thuần như một phong trào khởi nghĩa nông dân, không phải vì kết quả hoạt động mà trước hết vì những đặc điểm trong sự hình thành của nó. Trước Tây Sơn, ở Đàng Trong tuyệt nhiên không có các phong trào nông dân với kinh nghiệm và khí thế như ở Đàng Ngoài, vì trong một thời gian dài, mâu thuẫn về mặt chiếm hữu ruộng đất trong kinh tế nông nghiệp vùng này đã được liên tục giải quyết một cách tự phát và tạm thời trên con đường Nam tiến. Không phải sự bóc lột của giai cấp phong kiến đã trực tiếp làm xuất hiện một Tây Sơn, mà là sự yếu kém của chính quyền Đàng Trong trong việc điều hành kinh tế. Việc lạm phát tiền tệ ở cấp vĩ mô do nạn đúc tiền giả gây ra bắt đầu phá hoại nền tảng kinh tế của xã hội phong kiến Đàng Trong từ những năm 60 của thế kỷ XVIII, thế nhưng tờ sớ của Ngô Thế Lân năm 1770 về các biện pháp khắc phục chỉ rơi vào sự im lặng của kẻ cầm quyền (1). Phong trào Tây Sơn nổ ra đúng vào lúc cái loạn tiền kẽm đang làm đảo lộn toàn bộ đời sống kinh tế và xã hội ở Đàng Trong : những rối loạn trong cơ cấu tài chính ở đây dẫn tới tình trạng hỗn loạn trong hoạt động kinh tế trên tất cả các khâu sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng và cùng với nó là sự sụp đổ không sao cứu vãn của hệ thống chính trị. Sự rúng động trước một tai họa tài chính như vậy chỉ có thể xảy ra ở một xã hội có hoạt động thị trường tương đối phát triển; và phản ứng của kinh tế thương nghiệp đã thể hiện khá rõ nét qua sự hình thành và phát triển buổi đầu của lực lượng Tây Sơn. Người ta đã thấy Nguyễn Nhạc, người đứng đầu cuộc khởi nghĩa này là một đầu nậu buôn trầu, cũng như đã thấy trong quân đội Tây Sơn các đạo Trung Nghĩa quân, Hòa Nghĩa quân gồm những khách thương người Hoa hay những tướng lĩnh vốn làm nghề đi buôn như Châu Văn Tiếp... Và sau khi Hoàng Ngũ Phúc đã tiến vào Thuận Hóa, thì mâu thuẫn giữa kinh tế thương nghiệp với chính quyền phong kiến ấy cũng dần dần phát triển đồng thời chuyển hóa về cả tính chất lẫn hình thức chính trị trong quá trình lan ra trên địa bàn phía bắc sông Gianh. Cần lưu ý rằng vào thời gian này Thăng Long đã là một trung tâm thương mại lớn ở Đàng Ngoài, hay như cửa Bạng tại Thanh Hóa cũng trở thành nơi quy tụ có lúc tới 3.000 thương nhân vùng Thanh Nghệ. Dĩ nhiên, còn phải nhìn nhận vấn đề từ những khía cạnh ngoài phạm vi kinh tế, nhưng nói một cách ngắn gọn thì sự trao đổi, đi lại, quan hệ, tiếp xúc... giữa các tầng lớp nhân dân ở hai vùng nam bắc sông Gianh trên cơ sở một truyền thống chung về ngôn ngữ, tâm lý, phong tục, tín ngưỡng... cũng góp phần xóa bỏ mau chóng nhiều khác biệt xã hội giữa hai miền đất nước, tạo ra bước phát triển mới của một ý thức dân tộc ?" quốc gia chung. Chẳng hạn, Lê Quý Đôn đã chân thành tán thưởng thơ văn của Nguyễn Cư Trinh, Mạc Thiên Tích, Ngô Thế Lân..., còn một nhà nho Phú Xuân là Lê Viết Trình cũng bày tỏ sự vui mừng ?oNam Bắc hân chiêm dĩ hỗn đồng (Nam Bắc mừng xem đã một nhà)? với Lê Quý Đôn từ 1777 (2). Trong hoàn cảnh ấy thì sông Gianh ắt không thể trở lại thành một đường biên giới nữa, cũng như không một Lũy Thầy nào khác có thể được xây lên trên đất nước Việt Nam. Dễ hiểu vì sao mặc dù quân Trịnh đã dừng lại ở Thuận Hóa mà Tây Sơn vẫn ráo riết truy kích Nguyễn Phước Thuần tới tận Long Xuyên rồi Nguyễn Ánh tới tận vịnh Thái Lan, hay tuy Nguyễn Nhạc cho xây lại Lũy Thầy mà Nguyễn Huệ vẫn đem quân ra Thăng Long không đợi mệnh vua anh với sự khuyến khích của viên Hữu quân gốc thương nhân người Nghệ An Nguyễn Hữu Chỉnh. Mâu thuẫn giữa kinh tế thương nghiệp với hệ thống chính trị trong quốc gia phong kiến đến đây không chỉ còn là vấn đề xã hội ở địa bàn Đàng Trong, điều này làm định hình nhu cầu về việc xác lập một thị trường thống nhất hơn song song với sự khẳng định yêu cầu về việc giải quyết mâu thuẫn nói trên qua một hệ thống chính trị thống nhất và trên cơ sở một quốc gia thống nhất. Dĩ nhiên, những vấn đề kinh tế nói trên phải tìm kiếm con đường và hình thức biểu hiện của chúng trước hết nơi các lực lượng và quan hệ chính trị đương thời trong đất nước, và sự chuyển hóa tất yếu ấy cũng khiến các mâu thuẫn xã hội vốn có phát triển theo một nhịp điệu đồng thời với những cách thức khác hơn. Có thể nói rằng sự kết hợp giữa kinh tế hàng hóa tiền tư bản với truyền thống thống nhất của dân tộc đã trở thành động lực lịch sử và động thái văn hóa của tiến trình xã hội cuối thế kỷ XVIII ở Việt Nam. Thông qua biểu hiện tư tưởng và hình thức chính trị là trào lưu thống nhất đất nước đương thời, động lực và động thái này đã quy định cả tính chất lẫn nội dung cũng như chi phối cả diễn biến lẫn kết quả của cuộc nội chiến Tây Sơn ?" Nguyễn Ánh.
  9. SongGianh

    SongGianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    1/Nguyễn Ánh thuộc dòng hoàng gia, có quan hệ ngoại giao chính thức với các nước anh em trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, do đó, khi cần, ông có thể xin họ giúp dễ dàng.
    Anh em Nhạc, Huệ không có tư cách pháp lý để liên lạc với triều đình các nước thời ấy, nên họ đã cấu kết chiêu mộ cướp biển và cướp cạn người Tàu tới hàng ngàn tên trong thời kỳ đầu và ngay cả tới khi con Quang Trung lên ngôi. Nhà Tây Sơn cũng cố cấu kết với Anh để xin mua bán vũ khí. Khi đã giết nhau chí tử rồi, thì thằng nào nhảy vào giúp mình đều tốt cả. Vua Xiêm nhờ bố Ánh ngày trước đem quân giúp mà báo được thù nhà và lấy lại được ngai vàng. Vua Tàu thì rất ghét Quang Trung dung túng hàng ngàn cướp biển để cướp phá hàng hải nước mình. Ngay cả Lào cũng âm mưu đem quân đánh úp Phú Xuân. Bên ngoài thì Ánh lại liên lạc được với cả hoàng gia Pháp. Rõ ràng là về mặt địa lợi Ánh được nhân dân tiến bộ toàn thế giới nhiệt liệt ủng hộ , và Quang Trung bị kịch liệt chống đối.
    2/Khi Ánh mới 14 tuổi đầu thì Nguyễn Huệ đã là đại tướng hai mươi mấy tuổi đầu, hơn Ánh gần chục tuổi; Nguyễn Nhạc ngoài 30. Anh em Nhạc Huệ lúc đó đã vào Nam ra Bắc bao nhiêu lần, kinh nghiệm trận mạc bề bề mà không giết nổi Ánh lúc bé thì phải gọi là số trời để cho Ánh sống. Từ 14 tuổi cho tới 20 tuổi, nghĩa là từ tuổi phổ thông cơ sở lên phổ thông trung học, Nguyễn Ánh đã vào sinh ra tử đất Gia Định, lãnh đạo quân Cần Vương đánh bọn giặc Tây Sơn không biết bao nhiêu lần. Ánh tân trang quân đội, mở xưởng đóng tàu chiến, xây thành lũy theo kiểu Pháp, dùng sĩ quan Pháp huấn luyện cho quân nhà Nguyễn về quân sự. Mỗi khi Ánh về đất Gia Định là lại phải phân bổ người đi ban bố chính sách ruộng nương, chỉnh đốn hành chánh cho dân miền Nam an cư lạc nghiệp. Tài hành chính đó đáng bậc một vị quân vương. Bọn Nhạc, Huệ, Lữ mỗi lần vào Nam ra Bắc thì cư xử như một lũ giặc cướp, vào Gia Định thì cướp gạo lúa, và Hội An thì giết hại thương nhân, đốt phá thành phố, nhập Thăng Long thì vơ vét sạch nhẵn kho tàng. So với anh em Huệ, Nhạc chỉ giỏi đánh nhau mà không giỏi cai trị, thì Nguyễn Ánh văn võ toàn tài hơn. Người có tài như Án là thiên thời bẩm sinh mà được.
    3/Ánh lại rất được lòng dân, những lúc Ánh thua không còn được một chục mạng mà khi quay về Gia Định là nhân dân, sĩ phu, trí thức, lại đổ theo sung quân và tiếp trợ. Trong khi ấy, khi quân Ánh đánh ra Bắc, nhà Tây Sơn, từ các đại tướng như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Vũ Văn Dũng, cho tới vua Quang Toản đi tới đâu là nhân dân miền Trung và miền Bắc đổ ra đón đường chặn bắt để nộp cho Ánh. Đấy là Ánh được lợi về nhân hòa.
    Đã có thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì Quang Trung có sống mà đánh mãi thì cũng không dứt nổi Ánh vì Quang Trung ngày một già, triều đình Tây Sơn ngày một thối nát, bạo tàn; trong khi Ánh càng ngày càng dày dặn trưởng thành lên. Chuyện Ánh thắng, Huệ thua là tất yếu.
  10. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2

    Bác không hiểu là rất nhiều người thuộc phía NA cũng là cướp cả đấy.
    Số trời để cho Ánh sống vì không muốn thằng trẻ con đó bị tuyệt diệt, chí ít thì dòng dõi chúa Nguyễn của Ánh cũng có công lớn với đất nước nên trời thương thôi. Nhưng trời thương kiểu như vậy thì cũng nhầm người rồi, Ánh không hiểu mệnh trời, lấy báo oán làm trọng thì sau này đến lượt con cháu Ánh như TĐ, Đồng Khánh, Khải Định sẽ không đựơc hưởng số trời, và rơi vào cái nhục là làm mất nước thôi. Ngày xưa trời cho Ánh đất nước nhưng Ánh không hiểu lại dám cưỡng mệnh trời, độc đoán chuyên quyền, trả thù tàn bạo... mầm bại vong đã có từ thời Ánh rồi.
    Thế bác quên là nếu Thăng Long rơi vào tay quân Thanh thì điều gì sẽ xảy ra à. Lúc đó N Huệ mà bị diệt thì Càn Long sẽ tìm cách diệt nốt NA mà thôi. Bác tưởng cụ Càn Long cụ thương nước Việt và thương Ánh lắm sao.
    N Huệ chết 10 năm rồi thì NA mới lấy được thiên hạ và chỉ đánh nhau với con của NHuệ thôi. Có lẽ trươc QT, Ánh cảm thấy mình tài hèn sức mọn nên phải cầu cứu nước ngoài và chọn giải pháp "trường kỳ kháng chiến" tạo nên một "đàn chuột" phương Nam mà QT chưa có dịp giải quyết vì còn nhiều chuyện khác ở Bắc Hà phải lo.
    Bác bảo NHuệ thua là tất yếu vậy trận gặp nhau nào giữa NA và NHuệ mà NHuệ thua hả bác. Hơn nữa 39 tuổi chưa phải là già đâu nhé. Càn Long còn làm vua 60 năm và sống đến 90 tuổi.

Chia sẻ trang này