1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Ánh - người khởi đầu hay kết thúc cho Việt Nam thống nhất và độc lập ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thegioiao, 07/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến!
    Rất tiếc bài viết của bạn có thể có nội dung chưa phù hợp hoặc vượt ra ngoài nội qui của TTVNOnline. Nếu không có sự vi phạm, bài viết của bạn sẽ được hiển thị trở lại trong một thời gian ngắn.
    Mong bạn thông cảm và tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển TTVNOnline.
    Ban Quản trị TTVNOnline!
  2. hoaxoantrang

    hoaxoantrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2004
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Bàn chuyện lịch sử mà nói xuông như vậy, ko thấy ngượng sao bác? Lịch sử là phải có dẫn chứng rõ ràng , logic ...đâu phải truyện kiếm hiệp để bác suy diễn.Dẫn chứng thử tôi xem GIa Long hùng tài đại lược như thế nào ?
  3. Tamahnan

    Tamahnan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên nghe thấy những điều này. Bạn đọc ở đâu, nghe người lớn kể chuyện, hay tự nghĩ ra?
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nhà Nguyễn không có những nhà ngoại giao đại tài như Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngô Thì Nhậm, nhưng giỏi về chính trị tức đánh vào tâm lý thích...an phận của đa số dân chúng. Người Tàu thích đấu lý (nhất là đấu lý với người Việt), người phương Tây lại thích kinh tế và tranh đấu (đấy như trường hợp Ấn Độ, Thánh Gandi đã đánh trúng tâm lý này của người Anh). Đáng buồn là thời kỳ nửa thuộc Pháp (1862-1945) VN chẳng có nhà ngoại giao thiên tài nào có thể lật ngược tình thế bằng lý lẽ của ta và tâm lý của họ, từ Gia Long cho đến Tự Đức, từ Phan Thanh Giản đến Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện.
  5. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2
    Chuyện NA kéo quân ra dân BH bắt nộp là việc bình thường, nhất là khi mà NA doạ sẽ trừng trị những ai hợp tác với Tây Sơn, gây bầu không khí khủng bố tràn lan đất Bắc thời bấy giờ. Chính sách khủng bố này quả thật đã có hiệu quả chứ lòng dân BH chưa quên hơn một giáp trước, họ đã được cứu khỏi bàn tay của nhà Thanh đâu.
    Nếu quả thật là lòng dân BH đứng về tiểu đế NA thì sao ông ta không dám đóng đô ở Thăng Long, mà lại phá đi? Không những đổi tên Thăng Long mà NA còn làm mất đi cái tên Đại Việt đã gần 8 thế kỉ và thay bằng Việt Nam. Cái tên Việt Nam nghe yếu ơn nhiều so với Đại Việt? Có lẽ nỗi sợ nhà Thanh của cụ NA nó lớn lắm, đến mức mà sáu châu ở vùng biên giới phía Tây, QT định đòi lại nhưng chưa thành thì NA cũng làm lơ, coi như không biết gì.
    Chú nói NA hùng tài đại lược làm anh cảm thấy khôi hài quá. Bốn lần bị đánh bật ra khỏi lãnh thổ, phải đi lưu vong tận đâu đâu thì là kém. Nhân lúc người ta qua đời rồi mới đem quân ra đánh thì đâu phải bậc trượng phu. Đừng thấy Lưu Bang thắng Hạng Vũ mà chê Hạng Vũ kém nhé.
    Còn chuyện NA, MM xây dựng sự nghiệp lâu dài thì chỉ là ảo tưởng nhất thời thôi. Cơ chế xã hội, tổ chức chính quyền của NA đã phân tích ở trên cho thấy việc thất bại sẽ đến thôi. Nghĩ cho thật thấu đáo thì NA cũng không làm gì được thật.
    Với NA và dòng họ Nguyễn, những hành vi huỷ diệt văn hoá dân tộc (dù không liên quan gì với TS) kiểu huỷ bỏ cuốn Đại Việt sử kí tục biên (1676-1740) do Trịnh Sâm ra lệnh biên soạn là việc làm xấu. Ngoài ra những sách thời Lê Trịnh còn bị coi là "yêu thư" và bị cấm tàng trữ, xử phạt nặng, gây ra những tổn thất lớn về văn hoá mà ngày nay không khôi phục lại được. Có vẻ giống kiểu đốt sách chôn học trò của Tần Thuỷ Hoàng quá hay một số vụ án Minh thư bên TQ.
    Như vậy thì làm sao vững bền được.
  6. vingrauX

    vingrauX Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    0
    Đọc topic này cũng thấy hiểu thêm được nhiều điều. Quang Trung theo chủ nghĩa dân tộc, có nhiều tư tưởng lớn trong khi Nguyễn Anh thì tham quyền cố vị, bo bo lo cho lợi ích dòng tộc mình mà không có tham vọng lớn, tầm nhìn xa. Giành được quyền là lo bế quan tỏa cảng, lại dời đô về Huế để xa Trung Quốc. Đây là những việc làm hết sức sai lầm, dẫn đến việc mất nước về sau.
  7. noreallymatter

    noreallymatter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Bồ tèo này ăn nói vớ vẩn quá,chưa đọc "Hán Sở tranh hùng" hay sao mà phát biểu vậy?
    Nếu Nguyễn Huệ không đột tử thì NGuyễn Ánh chết già ở Xiêm rồi
  8. whynotmoney

    whynotmoney Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    1
    Nói NA có công thống nhất đất nước kể ra cũng khó. Bởi vì sau này khi NA quay lại tấn công nhà Tây Sơn chỉ vì "tổ tiên 8 đời mà trả thù" thì đất nước mới lại bị phân chia chứ trước đó TS lật đổ Trịnh - Nguyễn thì nước ta cũng có thể nói là đã rõ hình chữ S rồi còn gì. Người ta gọi triều đại Tây Sơn là thể hiện cho một tập thể (tuy nhiên tập thể này chưa có sự đoàn kết nhất định nên tự suy yếu) chứ không phải một dòng tộc. Và trung tâm của triều đại Tây Sơn phải kể đến là vua QT. Xét về góc độ cá nhân thì NA chẳng thể nào so bì được với vua QT. QT là ông vua duy nhất của Việt Nam chưa từng thua một trận nào trong những năm chinh chiến (khoản này thì NA còn phải học hỏi nhiều). Sách lược chuyển quân thần tốc chia 3 người 1 đội thay nhau nằm võng mà đi ngày đêm để kịp phá quân Thanh là thể hiện sự mưu trí và đẳng cấp cao trong binh pháp. Không có một sách sử nhà Nguyễn nào ghi chép điều tốt của triều đại Tây Sơn cả (đơn giản chỉ vì sự thù hằn quá cao: xử tử man rợ những người bại trận và đặc biệt là cho quật mồ anh em Nguyễn Huệ lấy đầu lâu giam vào ngục cho quân lính đái lên đã để lại vết nhơ hèn hạ về một hoàng đế..) nên việc tìm lại lịch sử hầu hết chỉ biết dựa vào sách sử TQ và một số ghi chép của các nhà truyền đạo, thương gia nước ngoài sinh sống ở VN thời đó. Câu hùng tài đại lược thì không thể dùng cho NA ít nhất là đối với NH vì đơn giản trước NH ông chưa một lần thắng. Và cứ mỗi lần thua NA lại phải cầu viện nước ngoài giúp đỡ: cũng là gián tiếp đưa "hổ vào nhà" gây ra hậu quả và tiền lệ xấu cho vận mệnh dân tộc: cầu cứu Xiêm, cầu cứu Pháp . Để đòi lại những "danh gia vọng tộc" của mình NA chấp nhận tất cả để có thể huỷ diệt nhà Tây Sơn. Tư tưởng này thể hiện lần đầu tiên là vào ngày 28-11-1783 - hiệp ước Versailles, NA đem sinh mạng của hoàng tử Cảnh mới 4 tuổi, ấn Chúa và nhượng cho pháp quần đảo Côn Lôn (nay là Côn Đảo) và cửa biển Đà Nẵng cho Pháp. Đổi lại Pháp sẽ chuyển cho NA 4 tàu chiến, 1200 lính, 200 pháp thủ, 250 lính phi để chống lại nhà Tây Sơn. Tuy nhiên do sự thay đổi trong nội tình nước Pháp lúc đó nên Pháp không thể đáp ứng theo hiệp ước ký kết này. Nhưng đây có thể coi là hành động bán nước đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn.
    NA là người giành được sự ủng hộ của giới quý tộc (đơn giản vì ông sẽ bảo về quyền lợi của giai cấp này), mà giới quý tộc thì có tiền để mua súng đạn, lương thực trong khi nhà Tây Sơn thời kỳ khởi nghĩa lại chú trọng tới tầng lớp nghèo khổ: Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo. Điều đó được các giáo sĩ Tây Ban Nha, điển hình là Diego de Jumilla ghi lại, sách Les Espagnols dans l?TEmpire d?TAnnam trích dẫn như sau:
    "Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có ngưòi mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ..." . Chính vì điều này mà nhà TS không thể nhận được sự ủng hộ từ giới quý tộc cho nên khi vua QT mất, triều đại non trẻ với những mâu thuẫn nội bộ không thể chống trọi với một thế lực thân phương tây như NA. Một đúc kết đơn giản cho NA đó là người biết cam chịu và nhẫn nhịn chờ thời - như vậy cũng là một thành công rồi.
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đúng ra là "kiên trì" vì "cam chịu và nhẫn nhịn" chỉ là kết quả của
    điều kiện thôi. Tiếng miền Nam thì nói "Thằng chả đó chì thiệt."
  10. songokuna

    songokuna Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/12/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tôi phải nói rằng chính Nguyễn Ánh được kế thừa từ Nguyễn Huệ một di sản tốt khi mà NH đã tạo lập được một hệ thống chính quyền vững mạnh từ Bắc vào Nam .
    Khi một cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra thì lẽ dĩ nhiên là giai cấp địa chủ bị thiệt thòi.
    Họ không hề ủng hộ cho NH và quay sang NA là chuyện đương nhiên .Và khi mà Gia Định được giao cho Nguyễn Lữ thì thật là sai lầm lớn.
    Không thể làm cho giai cấp ĐC suy yếu đo mà NL còn làm cho nó mạnh lên .Làm nơi cho Na phục hồi.
    Việc không kiểm soát tốt miền Nam đã làm cho NA có cơ hội phục thù .Cái chết của NH là đúng Logic khi mà ông ta phải lo quá nhiều việc "Một mình chống trời" .

Chia sẻ trang này