1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Ánh - người khởi đầu hay kết thúc cho Việt Nam thống nhất và độc lập ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thegioiao, 07/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. songokuna

    songokuna Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/12/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Có thể về mặt danh nghĩa thì NA là người thống nhất đất nước nhưng thực sự thì chính NH mới là người thống nhất .
    Giả sử như NH thua nhà Thanh thì làm sao nhỉ > NA là người Thống nhất đất nướcchắc.>
    Hay ít nhất là bọn vô lại Xiêm thắng NH thì NA sẽ làm thế nào ?
    Khi còn sống thì NA luôn đề cao cảnh giác với phương Tây và ít nhất dưới thời ông ta đất nước đã độc lập theo một nghĩa nào đó.
    Nhưng việc chọn người kế vị của ông ta thì sao :Việc chọn Minh Mạng đã làm cho phương Tây tức giận và gần gũi nhà Thanh.
    Thật là sai lầm .Một phần nào dẫn đến Vn bị xâm lược.
    Bản thân NGuyễn Ánh có soạn một bộ luật nhưng lại copy nguyên văn của Thanh triều ==>nhục nhã.
    Việc đánh nhau với người trong nhà thì lại viện bọn nước ngoài vào (có ai như vậy không).Dẫn người nước ngoài vào gia đình mình để đánh những anh em của mình chỉ vì mục đích cá nhân
    ==>Loại chó đáng phỉ nhổ.
    Còn việc ông ta trả thù nhà Tây Sơn thì tôi không nói vì dù gì cũng là chết cả .TS chết hoặc nhà NA chết mà thôi.
  2. dieppphi

    dieppphi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2007
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Nhà Thanh là đỉnh cao của chính quyền phong kiến. NA mô phỏng là chuyện hoàn toàn hợp lý. PK thì tất nhiên là bất cập, sự suy tàn của nhà Nguyễn là tất yếu. Người ta có cái hay thì học, ********* cũng học theo ko ít cái hay của Trung Cộng, bạn nói nhục nhã là sao?
    Các nhà truyền giáo và thương nhân Tây phương hỗ trợ NA đánh TS là vì NH nuôi dưỡng một đội quân hải tặc cướp bóc trên khắp Đông Hải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của họ. Như vậy ai là kẻ đã dẫn đường cho người ngoài tiến vào nước ta?
    NA trả thù TS quá cay nghiệt, có thể trong đó có một số biện pháp trấn yểm nào đó. Ai biết thì share cho tôi với!
    Còn chuyện nhà Nguyễn lâu ngày mà vẫn bắt bớ con cháu của Nguyễn Nhạc là việc của bọn tiểu nhân thích dâng công lãnh thưởng, tiếc là các vua nhà Nguyễn quá hẹp hòi.
  3. songokuna

    songokuna Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/12/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    "Nhà Thanh là đỉnh cao của chính quyền phong kiến"
    Tôi thấy một sự ấu trĩ thật là man rợ ở đây.
    Biết rằng dưới sự cai trị của Thanh triều thì biên cương Trung hoa được mở rộng hơn bao giờ hết .Và thế kỉ 19 thì Trung hoa là thị trường lớn nhất thế giới...Có quá nhiều thành công để nói ở đây về nhà Thanh nhưng vấn đề ở đây là gì .
    Năm 1802 thì Na hoàn thành việc thống nhất đất nước.Lúc đó Càn Long đã mất và sau đó là sự suy thoái của Thanh triều.(Gia Khánh lên thay)
    Chẳng lẽ NA không nhận ra hay là ngốc nghếch tin vào văn minh Trung hoa.
    Hãy bỏ qua sự máy móc làm theo một bộ luật ấy đi mà điều quan trọng là ông ta bê nguyên cả bộ luật ấy vào áp dụng ở Việt Nam .Cái gọi là bộ luật Gia Long đó cũng chẳng tiến bộ là mấy so với các bộ luật của VN trước kia.
    Việc coi triều đình Trung Hoa làm khuôn mẫu thì cái này đã làm cho ông ta quá cách xa so với Nguyễn Huệ .
  4. songokuna

    songokuna Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/12/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Các nhà truyền giáo và thương nhân Tây phương hỗ trợ NA đánh TS là vì NH nuôi dưỡng một đội quân hải tặc cướp bóc trên khắp Đông Hải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của họ. Như vậy ai là kẻ đã dẫn đường cho người ngoài tiến vào nước ta?
    --------------------------------------
    Bạn ném vào mặt tôi một mớ kiến thức mà chính bạn cũng không hiểu ngọn nguồn của nó .
    Bản thân quân Tàu ô là do những người không theo nhà Thanh lập ra để chống Thanh nhưng lâu rồi thành cướp bóc.
    Nguyễn Huệ chỉ ủng hộ nó để nó quấy phá ven biển Trung thôi vì lí do chính trị.
    Nói NH nuôi một đạo quan cướp bóc trên ĐH e nó lớn lao quá.
    Chẳng lẽ một đội quân đã có sẵn trước khi NH ra đời và với những phương tiện thô sơ của Á châu lại làm khó những tàu của Âu châu sao.
  5. T_R

    T_R Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2005
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Tất cả chỉ là những thủ đoạn chính trị thôi. Nếu thành công thì đó là người hùng, còn thất bại thì là tội nhân thiên cổ.
    Cái đạo quân " phản thanh phục minh" đầy võ nghệ mà NH thu phục được đó phải nói là giúp ông rất nhiều trong việc đánh NA trên biển và chặn đứng âm mưu từ phương Bắc. Và khi ông còn quản lý được thì họ vô hại.
    Lịch sử VN đến giai đoạn này có nhiều cái hay ho để nói thật. 2 người này cùng là thiên tài, lại sinh cùng một thời nên đối kháng nhau. Nếu nói đến việc đánh trận thì ai hơn được NH. Việc ông dụng binh, thu phục tướng...là những điều tuyệt nhất của ông. Còn thu phục lòng người thì ....thua xa NA, cứ nhìn cái việc ông thấy NA ở đâu là nhảy vào bụp, thắng rồi lạiđể lại một ông QUAN VÕ giữ thành. Dân chúng biết trông chờ thế nào, đành chờ NA trở lại thôi.
    Giả thử như thời đó La sơn phu tử chịu xuống núi giúp NH thì chắc tình thế đã khác. Nhưng chắc NH không kiên nhẫn như Lưu Bị, nên ông lên núi mỗi 1 lần, hik
    NA chắc cũng phần nào giống Tần thuỷ hoàng bên TQ, tội thì nhiều nhưng công cũng lắm. Nhưng cũng phải thông cảm cho ông, bị đuổi liên tục ra ngoài đảo, thịt ngựa chiến mà ăn, bỏ vợ lại hang núi... thì ai chả cáu. Lúc đó mược được quân nào để đánh mà chả ừ
    2 người này mà bắt tay với nhau giai đoạn đó thì chắc giờ HS và TS vẫn sẽ là của VN, chứ không mất như bây giờ.
    hì, em góp vài lời...
  6. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Lịch sử không có chữ nếu. Mỗi nhân vật lịch sử đã là một phần của lịch sử. Các bác đừng phán xét ông cha mình mà mang tội.
    Nguyễn Huệ mất năm 1792, chỉ 20 ngày sau trận đánh tại đầm Thị Nại. Nơi hạm đội của Chúa Gia Định đã ra tận Quy Nhơn và san bằng thủy trại của quân Tây Sơn-Nguyễn Nhạc. Vì vậy không thể nói khi Nguyễn Huệ mất là lúc quân của chúa nguyễn đã thế cùng lực kiệt.
    Dòng họ Nguyễn nhiều đời phò vua giúp nước. Từ Nguyễn Kim diệt Mạc, Nguyễn Hoàng mở cõi phía Nam cho tới Hàm Nghi, Duy Tân sau này vì yêu nước phải chấp nhận thân phận lưu đày. Nếu lịch sử không có Trịnh - Nguyễn phân tranh thì nhà Nguyễn đâu cần phải khai sơn phá thạch để khai khẩn vùng đất hoang Nam bộ. Để mà giờ đây dòng họ Người còn bị hậu bối phán xét, nhục mạ.
    Nguyễn Huệ đúng là một dũng tướng văn võ song toàn nhưng không phải là một nhà vua giỏi. Trước mượn cớ diệt Trương Phúc Loan để bắt tay nhà Trịnh tấn công nhà Nguyễn. Khi nhà Nguyễn mất rồi thì lại mượn ngọn cờ "phù Lê diệt Trịnh" để diệt luôn đồng minh của mình. Phải nói rằng ngài là một vị tướng bất khả chiến bại. Nhưng cách đánh của ngài mang dáng dấp của một đạo quân viễn chinh hơn là người đi thu phục. Đánh tập kích bất ngờ, sử dụng tính cơ động cao vì vậy phải chấp nhận các chiến dịch ngắn ngày và hạn chế về mặt quân lương tiếp viện. Đánh tới đâu bắt lính, cướp lương tới đó. Sau khi đánh chiếm là rút quân ngay, chỉ để lại một ít quân giữ đất, chẳng khác nào mời chúa Nguyễn về "xơi". Vì vậy dân nghe Tây Sơn tới là chạy như chạy giặc. Cũng có thể là ở các vùng cứ địa của mình, người dân quý mến Tây Sơn, nhưng ở phía Bắc và phía Nam, lòng dân vẫn ngóng về chúa Nguyễn.
    Bạn nói dân bắt vua tôi Tây Sơn là do sợ Nguyễn Ánh trả thù chăng? Vậy đã biết bao lần Gia Long bị Tây Sơn truy sát vẫn được dân che trở khi chả còn thằng lính nào thì sao? Chả lẽ Nguyễn Huệ biết dân cưu mang nhà Chúa thì khoan hồng chắc?
    Còn việc có bạn cho rằng chúa Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn là vì tư thù chứ không phải vì nước là không đúng. Khi xưa hai bà Trưng khởi nghĩa cũng nêu cao ngọn cờ "đền nợ nước, trả thù nhà". Không có tình yêu và trách nhiệm dối với gia đình dòng tộc mình thì làm sao mà yêu nước được? Nguyễn Ánh vốn là người rất có lễ nghĩa với tổ tiên, ông bà cha mẹ. Còn TS thì sao? Vua tôi phản nhau liên tục, anh em chú cháu đánh đấm lộn tùng phèo, rồi anh rể em vợ lộn xộn vô cùng.
    Một trong những nguyên chính mà nhiều bác thắc mắc rằng tại sao Nguyễn Huệ không đánh dứt điểm chúa Gia định luôn để trừ hậu họa về sau? Đó là do Nguyễn Nhạc đóng đô tại thành Quy Nhơn nằm chắn giữa Kinh đô Phú Xuân của Nguyễn Huệ và Gia Định - Đồng Nai của chúa Nguyễn. Hai anh em Nguyễn Nhạc-Nguyễn Huệ bằng mặt không bằng lòng, người này luôn sợ người kia đánh úp vì vậy Nguyễn Huệ muốn đem đại quân tiến đánh phía Nam phải chọn 1 trong 2 con đường:
    - Bằng đường thủy
    - Vòng qua Lào (như bộ đội ta hồi đánh Mỹ đi vòng phía Tây Trường Sơn vậy).
    Cả hai cách đều không thể do: (1) Thủy quân tây Sơn không thể địch nổi với hạm đội của chúa Nguyễn được người Pháp giúp đỡ. (2) Vòng qua Lào sợ đụng quân Xiêm và Chân Lạp đang nhăm nhe đánh úp. Lúc này 4 vạn quân Xiêm đang chầu chực ở biên giới tính chuyện trả thù nhưng Nguyễn Ánh không cho phép can thiệp nữa. Quân Gia Định giờ đây đã lớn mạnh tới mức mà Gia Long có thể tự cho phép ngài oánh tay bo với TS và cấm cửa cả Xiêm lẫn Chân Lạp bước chân vào bờ cõi.
    Cơ hội đến cho Nguyễn Huệ khi Nguyễn Ánh đánh vào cửa Thị Nại (cảng Quy Nhơn sau này). Nguyễn Nhạc có nguy cơ thua trận và Nguyễn Huệ nhân cơ hội này làm hòa với anh mình, tập trung đại quân Nam tiến qua đất của ông anh mình để đánh quân chúa Nguyễn. Ông mất khi đang tính toán kế sách phá quân Gia Định.
    Cuộc đời ai chẳng có lỗi lầm. Cái lỗi lớn nhất của Nguyễn Ánh là đưa quân Xiêm vào đất mình. Nhưng đó là sai lầm duy nhất của ông. Lịch sử đã chứng minh về sau này ông không bao giờ mắc phải sai lầm này nữa. Thậm chí Minh Mạng, Tự Đức còn quá cực đoan, bế quan tỏa cảng, cấm cửa người nước ngoài, lấy cớ cho ngoại bang gây hấn.
    Còn chuyện mượn súng đạn và cố vấn nước ngoài trong chiến tranh là việc thường tình, thời nào mà chẳng có. Chỉ khác lúc thì gọi là "ngoại bang" khi thì gọi là "bạn", là "đồng chí" thôi.
  7. songokuna

    songokuna Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/12/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bản thân tôi không muốn có một sự so sánh nào giữa hai con người này cả.Nhưng rõ ràng rằng Na đã được kế thừa từ NH một cơ đồ khá là vững vàng .Hệ thống chính quyền ,các đồn bốt ...được NH xây dựng khá hoàn chỉnh .
    Khi Tây sơn đánh nhà Nguyễn thì NA lúc chạy trốn chỉ là một chàng thanh niên.
    Bản chất của khởi nghĩa Tây sơn là một cuộc khởi nghĩa nông dân .Lẽ tất nhiên là giai cấp địa chủ luôn quay lưng lại với họ.
    Khi mà thiên hạ do 3 anh em Tây sơn nắm giữ thì nó không là một cuộc khởi nghĩa nông dân nữa.Việc để Nguyễn Nhạc và đặc biệt là Nguyễn Lữ nắm giữ các vị trí trọng yếu là một sai lầm lớn.Chính họ lại trở thành "phong kiến" và là nơi nhân dân ném vào sự oán hận vì những điều đau khổ do chiến tranh liên miên gây ra.
    Khi NA quay trở lại thì được sự ủng hộ của một bộ phận nhân dân và giai cấp địa chủ là điều đương nhiên.Họ chắc vẫn còn lưu luyến những công lao do họ Nguyễn (Nguyễn Hoàng ) vào đây khai phá.
  8. songokuna

    songokuna Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/12/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Việc NH phải thực hiện các chiến dịch thần tốc là điều không thể tránh khỏi khi mà phải đối đầu với nhiều kẻ thù như vậy.
    Tôi nói ở bài trước là một cuộc khởi nghia nông dân thì phải mang tính thần tốc là hoàn toàn đúng đắn thôi.
    Chúng ta hãy nhớ lại một câu nói của NH đại ý là co ông ta 10 năm thì ông ta đâu có sợ nhà Thanh nữa .Và với những việc làm tiến bộ khác nữa thì ông ta hơn hẳn NA về nhiều mặt.
    Nhưng ông ta không có cơ hội và thời gian để thực hiện các chính sách của mình.
    Khi chạy trốn khỏi Tây sơn thì NA chỉ là một thanh niên và trong lòng anh ta tôi nghĩ là sự thù hận nhiều hơn là vì thiên hạ.
    Hãy cùng nhớ đến Quốc dân Đảng và Trung công tuy họ đánh nhau nhưng khi người Nhật đến thì cùng bắt tay chống Nhật .Thật đáng buồn cho NA khi mà ông ta kéo người ngoài vào để đánh người anh em của mình .Nếu không có Lê Chiêu Thống thì sau này chắc Càn long cũng vì một NA vô lại mà đánh Đại Việt .
    NA không từ một thủ đoạn nào để tiêu diệt Tây sơn kể cả những điều khoản nặng nề nhất.
    Sau này là cuộc trả thù đẫm máu của ông ta càng chứng tỏ ông vì lòng trả thù cá nhân hẹp hòi nhiều hơn là vì nhà nước.Tất nhiên ông ta là một vị vua tàu ba (không ai phủ nhận được ) nhưng chính vị vua này cũng đã mở ra một triều đại khốn nạn nhất trong lịch sử mà chính ông ta là người bắt đầu.
  9. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2
    Sai. Giữa họ có nhiều chuyện.
    NA sai là sai ở hiệp ước Vecxay năm 1787, sau không thi hành nhưng "bút sa gà chết", năm 1857 Pháp có yêu cầu VN thực thi hiệp ước đó và sau đó thì chiến tranh nổ ra. Xem ra thì Pháp có chút lí vì chính NA đã kí hiệp ước nhưng lại không thi hành. "Chơi dao hai lưỡi" có lợi cho bản thân NA nhưng có hại cho dòng tộc và tổ quốc.
    Chuyện HS và TS thì dù bắt tay giữa hai ông thì rốt cuộc Tàu vẫn chiếm HS và TS thế kỉ XX thôi. Năm 1921, Tàu tuyên bố chủ quyền với HS và TS mà nhà Nguyễn cứ ngồi nhìn, không phản đối! Thế thì còn nói làm gì nữa.
  10. htcuong_vs2

    htcuong_vs2 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    397
    Đã được thích:
    6
    Đến năm 1921 thì nhà Nguyễn làm gì còn có tư cách để phản đối nữa. Nên nhớ khi đó Pháp đã nắm quyền bảo hộ hoàn toàn về cả chính trị lẫn ngoại giao rồi.

Chia sẻ trang này