1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Ánh - người khởi đầu hay kết thúc cho Việt Nam thống nhất và độc lập ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thegioiao, 07/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kiucsaigon

    kiucsaigon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Hiệp ước 1787 đã quy định Côn Lôn và Hội An phải nhường cho Pháp. Ai kí văn kiện lịch sử đó tất nhiên là phải chịu trách nhiệm tối cao về hành vi bán rẻ một phần của tổ quốc này. Dù là hành động đó chưa được thực hiện nhưng nó là cơ sở để Napoleon nghe theo các đại thần nước Pháp tấn công VN.
    Cụ Gia Long chỉ giỏi thủ đoạn thôi, tài cán có gì mấy, bốn lần bị bại trận trước ba anh em Tây Sơn nhưng sử nhà Nguyễn sau này đã nâng ông ta lên thành vị thánh sống mà quên đi những thất bại đó... đó là một sai lầm nghiêm trọng. Kết quả thì 55 năm sau Tự Đức và các vua khác nhà Nguyễn phải trả giá vì bản hiệp ước Vecxay đó.
    Nguyễn Ánh, xét cho cùng cũng chỉ là một vị chúa lên ngôi vua thôi... Tham vọng quyền lực và vinh hoa phú quý cho dòng họ Nguyễn của ông này đã đẩy cả dân tộc Việt Nam thế kỉ 19 vào trong sự đô hộ của nước Pháp. Cái giá phải trả là quá đắt dù sau này Huế có nhiều lăng tẩm, di sản thế giới, dòng họ Nguyễn được vinh hoa phú quý trong sự lầm than của gần 20 triệu người dân VN.
    Bác chủ topic có lí khi cho rằng NA cũng bình thường thôi. Chẳng qua gặp phải ông Quang Toản yếu kém nên mới thắng được.
    Còn gọi ông ta là Cao Tổ thì e rằng phải xấu hổ với Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Lê Thái Tổ, Lê Đại Hành vậy. Nhà Nguyễn cố gắng học đòi các triều trước và Trung Quốc vậy nhưng tài hèn sức mọn thì dù có tự gọi Gia Long là Cao Tổ cũng chẳng để lại trong lòng người dân Nam Bắc một chút ấn tượng gì.
    Các bác cứ thử hỏi lại xem tại sao đến bây giờ không có đường Gia Long, Nguyễn Ánh... Nếu ông ta tốt, giỏi, có công với đất nước tại sao chính phủ lại quên ơn ông ta mà không đặt cho một tên phố nào. Bác nào giỏi thì lí giải xem sao.
  2. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Hự, tự nhiên nảy ra nhiều chuyện quá.
    Nguyển Hoàng thì ko ai ko coi là anh hai dân tộc.
    Nguyễn Ánh ko ai ko coi là cõng rắn cắn gà nhà, bị ghét, dù rằng thực chất việc này ko trầm trọng lắm về lý. Dù sao nó cũng bị thất bại. Nếu THÀNH CÔNG lại là chuyện khác.
    Minh Mệnh ko ai quên công lao mở rộng đất nước, cũng như ko ai quên thói xa hoa dâm đãng ác đức...
    Lại như chuyện Lê Hoàn phản chủ đc thờ, Lê Long ĐĨnh bị chửi là vua lợn, nhưng đến nay do xét lại nhận ra công lao của Lê Long Đĩnh nên thay đổi quan điểm...
    Tóm lại, tại sao vẫn có người có tư tưởng thờ HỌ NGUYỄN mà ko phải TỪNG CÁ NHÂN trong họ Nguyễn? Thành Thái đc rước về, Duy Tân vẫn đc thờ, trong khi Tự Đức có khi bị chửi tệ hơn con chó.
    Cũng trong Tấy Sơn, Nguyễn Huệ là anh hùng dân tộc, nhưng Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ thì là ai?
    Xem ra "xét lại" lịch sử đặt vấn đề nhiều khi cũng hở hơi lắm, dở nhất ở đoạn phủ nhận sạch trơn quan điểm trước.
    Người Nhựt thì đôi khi cũng cực đoan, cứ cái gì Nhựt Bủn thì "unique", nghe cũng giông giống dân Miên bảo người Khmer phải yêu Khmer chống lại Yuon. Quan điểm như vậy nhưng thực tế có thế ko? Nói chung dân Vịt đánh giết chửi bới lẫn nhau lâu đời rồi, chẳng việc gì phải thay đổi truyền thống, từ chửi bới quay ra tôn kính hờ. Muốn phê cứ tận lực, chẳng hại gì.
    Quay lại chuyện Nguyễn Ánh. Ông thống nhất đất nước, đem lại hoà bình lâu dài, tạo cơ sở để Vịt ổn định và mở rộng hơn trong các đời sau. Đó là việc tốt. Nhưng cũng chính ông tạo các tiền đề mất nước sau này, trong đó bao gồm cả việc phân chia kỳ thị dân bắc hà. Mất nước là do con cháu, chẳng phải do Nguyễn Ánh, nhưng nguyên nhân lại là tư tưởng, chính sách kế thừa từ Nguyễn Ánh một cách thuần nhất, nên đánh giá thấp ông này về mặt tư tưởng là chuyện dễ hiểu. Quan điểm chính thống là vừa thống nhất, vừa phân tách trong việc đánh giá về một triều đại và các cá nhân trong triều đại đó. Nhìn chung về mặt phương pháp như vậy vẫn tương đối đúng đắn.
  3. farseer

    farseer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Suy đến cùng, Nguyễn Ánh hay Nguyễn Huệ cũng là hai thế lực tranh giành quyền lực, có 1 người phải thua trong trò chơi này, đánh giá ai tốt hơn ai không đủ dữ kiện.
    Cả hai đều giết chóc như nhau, đều khinh miệt dân Bắc Hà. Tây Sơn luật mồ mả chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh làm lại y như vậy. Nói chung dân Việt nhà mình thích dùng vũ lực hơn là đối thoại, giết nhau không được thì vượn người ngoài làm giùm... người trong 1 nước thì thương nhau cùng xem ra chỉ là một ca dao xa xôi nào đó.
  4. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.708
    Đã được thích:
    1.390
    Có rất nhiều chuyện theo kiểu "Nguyễn xây rồi Nguyễn lại đập"
    Cuối thế kỷ 18, hiếm có người VN nào hiểu phương Tây như Gia Long. Ông đã ra sức kết giao với thương nhân, giáo sĩ nước ngoài, đưa văn minh phương Tây tràn vào Gia Định, phát triển kinh tế thị trường ở đây. Ông đã dựa vào vũ khí và khoa học kỹ thuật của phương Tây để đánh bại Tây Sơn. Khinh khí cầu đã xuất hiện ở Gia Định trong thời gian này. Nhưng kể từ khi lên làm vua thì ông phá bỏ đi tất cả : bế quan toả cảng, đề cao Nho học, thần phục Trung Hoa, tránh xa phương Tây. Ông chỉ bó mình trong cái luỹ tre làng Đông Nam Á, và cái tư tưởng này đã đem lại tai hoạ cho VN sau này
    Khi NA chiếm lại thành Gia Định năm 1788, ông đã xây dựng thành Gia Định theo thiết kế của các kiến trúc sư Pháp. Thành được xây theo kiểu Vauban, rất kiên cố. Sau này, đến loạn Lê Văn Khôi, Minh Mạng đã phá bỏ thành đi. Đây là một việc làm có tội với lịch sử, phá hoại một di tích lớn
    Tóm lại, rất nhiều tiến bộ của NA chỉ dùng để chống lại Tây Sơn. Đạt được mục đích rồi thì nó bị bỏ đi. Nước VN chả được lợi mấy
    Các đời chúa Nguyễn cầm gươm đi mở cõi tiến bộ bao nhiêu thì các đời vua Nguyễn trị nước bảo thủ bấy nhiêu !
  5. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ánh rất hiểu phương Tây đấy , đọc vị được âm mưu thâm độc của chúng nó nhưng vẫn muốn dựa vào để giành quyền làm ông chủ quốc gia. Tuy nhiên những gì Tây giúp ông chẳng là bao, khi làm vua rồi ông ko mặn mà gì trong quan hệ với bọn bạch tạng ,hồng mao nữa. Việc truyền ngôi cho con thứ Phúc Đảm chính là biẻu hiện của điều này. Hoàng tử Cảnh và cả con của ông này dù là dòng đích nhưng Tây hóa mất rồi nên cho del luôn.
    Còn cái gọi là đưa văn minh phương Tây tràn vào Gia Định và phát triển kinh tế thị trường ở đây, nói thế ko ứ đúng
    Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn cũng chẳng phải dựa vào vũ khí, khoa học kỹ thuật gì của phương Tây cả mà do ông được sự ủng hộ của giới địa chủ Gia Định. Mặt khác nhà Tây Sơn tự "bóp giái cuộc đời" khi nội bộ mâu thuẫn, chém giết, đấu đá lẫn nhau (Về thất bại của Tây Sơn, hình như đã có topic đề cập đến rồi)
    Về các tòa thành, sau loạn Lê Văn Khôi, Minh Mạng cho hạ thấp mặt thành, quy mô.v.v.v của tất cả các thành lũy trong cả nước để bọn "phản loạn" hết cơ hội chiếm giữ chống lại triều đình. Ai ngờ làm thế tự suy giảm khả năng phòng thủ nếu có ngoại xâm---và cũng chẳng lâu sau, những tòa thành này đều thất thủ trước sự tấn công của bọn Phú Lang Sa---rồi cái nhục nô lệ 80 năm xảy ra
  6. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Tôi từng đọc qua trên báo Kiến Thức Ngày Nay có bài về tả quân Lê Văn Duyệt, không nhỡ rõ nữa. Nghe nói Lê Văn Duyệt không thích Minh Mạng nối ngôi nên bị Minh Mạng sau này không ưa, việc phá thành Gia Định có lẽ cũng một phần là vì việc ấy.
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 17:56 ngày 24/05/2008

Chia sẻ trang này