1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huệ tiến quân lấy Bắc Hà liệu có phải là một quyết định đúng đắn ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi phuocldbk, 07/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Kẻ thắng sẽ giành được tất cả, Quang Trung thắng nhà Thanh và nhận được sự hậu thuẫn của nhà Thanh đấy thôi. Mọi đồng minh hay đối tác chiến lược ở mức độ "hứa hẹn" đều chưa chứng minh được gì nhiều ,ngay cả khi kí hiệp ước tương trợ với Pháp thì nước Pháp cũng chưa thực hiện hiệp ước của mình với Gia Long , 1 nhúm quân Pháp ở Gia Định hoàn toàn là do nỗ lực cá nhân của Bá Đa Lộc.
    Tiếc cho nhà Tây Sơn vì chủ tướng mất sớm,nếu không thì lịch sự Việt Nam đã đổi khác.
  2. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Này thì thành với quách: http://www.vietshare.com/quehuong/saigon/***ich3.asp
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    1- Mấy sử gia nhà bạn đâu đã đủ tài mà dám ba sạo thế?
    2- Đoạn cuối của bạn đã được tôi đặt ra nghi ngờ từ trên kia rồi .
    Nên nhớ rằng trong một đất nước mà không thống nhất đối phương thì sẽ
    bị đối phương thống nhất . Vì vậy chiến lược đánh chiếm miền bắc nằm
    trong chiến lược toàn quốc là hoàn toàn đúng đắn. Gia Long sau này
    cũng lấy mục tiêu thống nhất ViệtNam làm con đường đi của mình . Sau
    này, tổng thống Diệm từng mơ ước làm như thế . Nhìn lịch sử khắp đông
    tây kim cổ, thống nhất đất nước là chiến lược bao trùm tất cả . Nếu
    QT không đánh chiếm miền bắc, cả TS sẽ như chó nằm gậm chạn mà thôi .
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    vụ gì mà có Diệm vô đây nữa trời
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đọc chữ mà hiểu nghĩa, chứ không chỉ dừng lại ở chữ mà thôi.
    Có thể giải thích thêm ngoài chữ là ở ngoài bắc thì Bác và Đảng
    cũng muốn thống nhất trước khi xây dựng đất nước to đẹp hơn, đoàng
    hoàng hơn, và điều này thì nhiều người biết hơn về ông Diệm đã bị
    giết và không thể hiện được ý đồ của mình.
    Điều này cũng chứng tỏ trong một đất nước bị chia xẻ thì công cuộc
    thống nhất và tập trung quyền lực là công việc hàng đầu. Chỉ tiếc
    một điều là trong một thảo luận mà ý kiến gì cũng phải viết rõ ràng
    tỉ mỉ từ đầu đến đuôi thì lẩn thẩn quá, mất hay.
  6. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    vấn đề là nhiều người xem ông Diệm chỉ là con rối trong ý đồ của Pháp- Mỹ
    Ông ta ko thể tự có nguồn lực hoặc giả có lực thì cũng ko có toàn quyền quyết định.
    vậy nên khi so sánh trong topic này thì đó là điều khập khiễn!
  7. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huệ nổi dậy với tư cách là giặc theo con mắt của người thời ấy, cả 2 miền Trong, Ngoài. Ở Trong Nam đã có Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ rồi, Nguyễn Huệ là người tham vọng, xuất sắc nên khó mà yên ở với Nhạc, Lữ, trong khi Nguyễn Ánh vẫn có thể lấy lại Gia Định.
    Khi Huệ cùng với Nguyễn Hữu Chỉnh ra đánh Phú Xuân, nghe Chỉnh nói Ngoài Bắc trống rỗng, đây là cơ hội tốt nhất của Huệ. Không đánh ra thì để cho Lê Trịnh phục hưng, lâu dài rồi khó mà đánh chiếm nữa.
    Có yên rồi mới xây dựng được đất nước. Sánh với Nhật Bản là không thực tế. Dù Nguyễn Huệ có đánh thắng được Nguyễn Ánh, thống nhất toàn bộ Trong, Ngoài thì cũng như vậy. Nhật Bản ít chiến tranh, giai cấp thống trị có cải cách cũng không giảm được lợi ích của mình. Cải cách bấy giờ theo phương Tây, cho truyền đạo Kito, Thiên chúa, tư bản phương Tây nhảy vào kích động, dần dần trở thành thuộc địa nước ngoài cũng nên. Không thì ở một vùng nào đó, giàu lên, lại có một thế lực khác, đất nước lại chia cắt, lại Nguyễn Huệ mới.
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 17:25 ngày 12/04/2008
  8. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Nói chung việc Nguyễn Huệ tập trung lực luợng lớn để tiêu diệt Nguyễn Ánh là một bước phiêu lưu lớn. Nếu không thắng, bị thua sẽ làm sao? Ai chắc chắn Nguyễn Huệ sẽ thắng?
  9. hungmmx

    hungmmx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    bác nói chán lắm , lúc nào cũng kiểu QT thế này thế kia , rồi nếu quân Xiêm mà đánh thì nhà Tây Sơn càng mạnh lên gấp 5 , 6 lần chứ sao .............
    Nói chung là đánh 1 nước mà vua hiền tướng giỏi , thì trừ phi lực lượng chênh lệch đến mức 10 đánh1 , còn không là chuyện không đơn giản chút nào , nhất là trong điều kiện chiến tranh thời xưa .
    Thời Tam Quốc , nhà Nguỵ cực mạnh , Thục + Ngô lại cũng chỉ bằng 1/2 nó thôi , nhưng mà duới thời của Lưu Bị, Khổng Minh và Tôn Quyền , Tào Tháo và con cháu ông với bao nhiêu nhân tài muốn nuốt của bọn nó 1 cm đất mà có làm nổi không .
    Trận Xích Bích lừng danh là 1 ví dụ điển hình của việc dồn hổ vào chân tường thì cứ liệu chừng .
  10. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Nguỵ đánh Ngô không được vì Ngô có nhiều tướng giỏi, sông dài Trường Giang hiểm yếu ngăn trở đấy thôi.

    Đúng như bác Đơn côi nhận định, Pháp có giúp Nguyễn Ánh cũng chỉ một phần nhỏ về vũ khí, kỹ thuật thôi. Ánh xây thành ở Gia Định nhờ kỹ thuật người Pháp và có ít vũ khí, nhưng về số lượng lại không nhiều, kể cả về vũ khí và quân lực. Gia Định là thành trì ở chỗ trống trải, mới xây dựng nên cũng không kiên cố lắm như sau thời Minh Mạng.
    Giả định: Nguyễn Huệ dùng 3 đường tạo thành gọng kìm đánh Gia Định, đến vây đánh, Ánh mà cố thủ thì chờ bị bắt vì lực lượng Tây Sơn hơn hẳn Ánh về quân số và khả năng chiến đấu, mặch dù thành có kiên cố và có vũ khí của Bá Đa Lộc. Tuy nhiên nếu nói là 3 cánh quân Tây Sơn cùng vây đánh. Chứ nếu có trục trặc, ví như 1 vài cánh quân không đến đúng hẹn hay bị quân đồng minh Xiêm chặn đánh hoặc đến "cứu viện" thì Tây Sơn khó mà thắng được Ánh.
    Nguyễn Ánh không thể sánh như tập đoàn Tôn Quyền bên Đông Ngô được. Thành Gia Định ở giữa vùng đất trống trải, bị vây hãm thì dễ bị hạ lắm, không hiểm yếu như sông Trường Giang bên Đông Ngô.
    Ánh được cái là nhờ vào lòng người Gia Định và cái số may mắn, lỡ lại như mấy lần trước, thua rồi lại thuát chạy ra nước ngoài, rồi lại về chiếm lại Gia Định.
    Tuy nhiên điều chắc chắn NẾU có chiến tranh xảy ra ở Gia Định lần ấy, thì sẽ rất quyết liệt, thần sầu quỷ khốc.

Chia sẻ trang này