1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huy Thiệp: Làm nhà văn bây giờ khó lắm...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi pinksubmarine, 22/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp: Làm nhà văn bây giờ khó lắm...

    Nguyễn Huy Thiệp: Làm nhà văn bây giờ khó lắm...

    Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tại triển lãm Bản thảo tranh
    Quan điểm cũ về đối tượng văn học cũ: Nhiều người trong một người. Con người cần những đại diện của họ. Còn bây giờ con người phong phú đến mức mỗi cá nhân không ai có thể thay thế được nó. Hình như bây giờ không có điển hình, tôi nghĩ thế!

    * Nếu có độc giả tò mò hỏi Nguyễn Huy Thiệp đang làm gì thì ông trả lời ra sao?

    - Tôi trả lời là tôi đang sống!

    * Ông, Nguyễn Việt Hà và hoạ sĩ Lê Thiết Cương chung nhau mở cái Bản thảo tranh này cũng là đang sống hay đang cố lưu giữ hình ảnh của chính mình trước công chúng?

    - Qua triển lãm này mỗi người có mục đích riêng, bản thân tôi thử xem ảnh hưởng của tôi với độc giả như thế nào? Tôi vẽ chân dung trên các đĩa gốm, chuẩn bị cho cuộc triển lãm cuối năm, kiếm tiền để sống. Trao đổi gặp gỡ với mọi người có thể nảy sinh ra những vần đề mới để viết.

    * Ông có quan tâm tới văn học trẻ? ông nói gì về hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư và những dư luận gần đây về Cánh đồng bất tận ?

    - Cái khác của Nguyễn Ngọc Tư ở chỗ cô là Nam Bộ... zin chứ không dởm như nhiều người viết khác. Đấy là cái rất hay. Nếu phản ứng như thế thì hơi quá... ấu trĩ, đây là thực tế đáng ngại. Nhưng tôi đang nghĩ nếu người ta cố dựng nên sự kiện này thì cũng hơi buồn.

    * Nếu tự nhận xét về sự nổi tiếng của chính mình thì ông nói sao?

    - Tôi là nhà văn gặp thời. Bạn bè vẫn đùa tôi là "cập thời vũ" nghĩa là mưa đúng lúc.Tôi cũng gặp may.

    * Nhưng văn nghiệp của ông đâu có thuận buồm xuôi gió, ông ?onổi tiếng? giữa hai luồng khen chê rất dữ dội?

    - Tôi rất khiêm tốn mà nói rằng cũng phải ghi nhận công lao cho... Nguyễn Huy Thiệp! Trong văn học Việt Nam kể từ khi có chữ quốc ngữ, tính từ Tố Tâm, những tác phẩm văn học theo lối phương Tây, nếu nói những nhà văn có những bước xoay chuyển, thay đổi cả cách viết thì cũng không nhiều. Chỉ đôi ba người thôi, ví dụ như trước 1945 có Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nhất Linh, Nguyễn Tuân... sau đó có Trần Dần, Lê Đạt gây xôn xao dư luận. Đến thời kỳ đổi mới với sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài... cũng đã làm thay đổi ngôn ngữ văn học. Làm được điều đó là điều rất khó, ít nhất tôi cũng đã làm được.

    Một điểm nữa cũng cần tính đến là có nhiều người viết theo tôi. Tôi có đệ tử, không đơn độc trên con đường sáng tạo. Nhiều người cảm ơn tôi như Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Việt Hà... Họ bảo gặp tôi thì họ viết tự tin hơn, tất nhiên họ có cách đi riêng, lối đi riêng nhưng chỉ từ Nguyễn Huy Thiệp viết văn thì người nước ngoài bắt đầu đọc lại văn học Việt Nam, sách của tôi được dịch sang tiếng Pháp, tiếng Anh, được xuất bản ở Anh, Hà Lan, Úc, Italia... Người đọc nước ngoài rất kỹ tính, tôi là một trong những nhà văn có nhiều sách nhất được in ra nước ngoài và hoàn toàn không phải do ai lăng xê.

    * Hiện nay, ông thấy nhà văn nào có thể bắt gặp được hơi ấm của cuộc sống và làm nên hiên tượng trong văn học?

    - Phật giáo có câu: Có thì có tự mảy may/ Không thì cả thế gian này cũng không. Dù có tài năng nhưng không gặp thời thì cũng vứt. Sẽ có những nhà văn của thời này, thế hệ nhà văn mới này sẽ kế tục những thế hệ nhà văn lớp trước chứ không phủ nhận đâu. Nhưng họ sẽ có những vấn đề khác, cuộc sống khác. Tôi cũng có theo dõi các nhà văn trẻ Việt Nam hiện nay. Tôi thấy độ thành thực của các nhà văn cao hơn.

    * Thành thực hay tả thực?

    - Thành thực, chân thành... Họ miêu tả nội tâm thành thực hơn, dám đề cập đến chuyện nọ chuyện kia, những bức xúc về vấn đề hiện tại của cuộc sống... Họ không chấp nhận sự giả dối. Nhưng để làm được điều gì hay hơn trước đây thì họ cũng chưa làm được. Thành thực thôi chưa đủ, độc giả bây giờ đòi hỏi cao lắm, làm nhà văn bây giờ khó lắm.

    * Đã lâu không thấy dư luận đề cập tới văn của ông, có vẻ như ông chỉ là chớp loé của tài năng rồi vụt tắt, ông có thế lý giải tại sao những tài năng của chúng ta không bền?

    - Người ta không theo dõi tôi nên nói như thế, tôi vẫn luôn làm mới văn chương của mình đấy chứ. Do cơ chế xuất bản của ta không kịp thời, thường thì những tác phẩm của tôi không được xuất bản ngay, văn học cũng như món ăn, phải nóng hôi hổi và thơm phức lên, phải chén ngay.

    Người ta làm nguội đi, nên người ta tưởng tôi nhạt đi. Cũng chẳng sao vì tên tuổi của tôi đã vượt ra biên giới rồi. Còn những nhà văn trẻ bắt đầu tập tọng thì rất đau khổ vì họ viết ra họ muốn in ngay thế mà hai ba năm sau chưa chắc đã đến lượt, cho nên mới có hiện tượng thui chột tài năng, bởi họ phải kiếm sống chứ?

    Tuổi hai mươi yêu dấu, Tiểu Long Nữ... của tôi chẳng hạn, phải in ngay mới có tác dụng xã hội chứ? Nhưng in sau thời điểm cần in thì khiến nhà văn nhụt chí.

    * Các nhân vật của ông đã ?osang sông? được chưa?

    - Nếu ai theo dõi quá trình viết văn của tôi thì đều thấy rằng trước truyện Sang sông tôi viết truyện mang tính bản năng: Tướng về hưu, Không có vua, Giọt máu, Những ngọn gió Hua Tát... độ hồn nhiên rất cao. Khi tôi vừa ở miền núi trở về, rất trong trắng trong tình yêu dành cho văn học.Tôi ngố rừng trong lòng Hà Nội. Giống như cô gái yêu lần đầu rất thanh khiết, trong sáng, mơ mộng... Thế nhưng người ta đã phản ứng với tình yêu cuả tôi hơi quá, tôi hơi choáng, tôi bắt đầu tìm hiểu tôn giáo. Bắt đầu từ truyện Sang sông trở đi, văn của tôi có gì đấy có ảnh hưởng Phật giáo, nó ngấm ngầm trong từng trang văn, nhiều truyện rất khó viết : như Ông Móng bà Móng, Sống dễ lắm, Thổ Cẩm...

    * Ông có một truyện ngắn rất tuyệt, Thương nhớ đồng quê khiến người ta kinh ngạc về sự trong nhẹ, hơi thở ấm nóng của đời sống và cảm nhận tình yêu đến mức hài hoà... Cá nhân ông thấy hài lòng với tác phẩm nào nhất, cảm thấy đó mới thực sự là Nguyễn Huy Thiệp?

    - Tôi cũng là nhà văn xã hội thôi, truyện nào gây được dư luận xã hội lớn thì tôi thích, có thể ở Tướng về hưu tính nghệ thuật không bằng các tác phẩm khác thế nhưng tôi thích. Giống như hoạ sĩ, chỉ thấy nét cọ người am hiểu đã biết anh là cao thủ, có những truyện của tôi chỉ trong giới văn chương thích, độc giả không thích.

    * Nhưng văn ông không có nhân vật điển hình? Nhắc đến Nam Cao có Chí Phèo, Vũ Trọng Phụng với Xuân tóc đỏ, Ngô Tất Tố với chị Dậu, còn nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp?

    - Đấy là quan điểm cũ về đối tượng văn học cũ! Nhiều người trong một người. Con người cần những đại diện của họ. Còn bây giờ con người phong phú đến mức mỗi cá nhân không ai có thể thay thế được nó. Hình như bây giờ không có điển hình, tôi nghĩ thế! Tôi là một người không ai thay thế được! Điển hình có cái hay nhưng có cái không thực của nó!

    * Ông đã từng viết : Cả tin là sức mạnh để sống.. Và một câu khá chua xót: sao tôi cứ như lạc loài? Nhà văn phải là người thấu thị hay là kẻ cả tin?

    - Không cả tin thì rất khó sống, nhất là tuổi trẻ!

    * Trong văn của ông, hình tượng phụ nữ được nhắc đến nhiều, những ?o thiên chức nữ?, ?otính nữ?... Thế còn trong cuộc sống thực?

    - Những điều đó với tôi rất quan trọng, vợ người thì đẹp, vợ mình thì tử tế...Tôi cũng có nhiều người mê chứ đâu chỉ riêng cô gái Nhật như người ta đồn thổi? Chuyện tình cảm của đàn ông đàn bà là chuyện bí mật của mỗi cá nhân, của tất cả mọi người, của cả vũ trụ, cuộc sống thú vị vì những điều như thế...

    Theo VietNamNet
  2. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Post lên đây chứ chắc chẳng ai thèm đọc, chán rồi.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Hờ hờ, lại gặp Pinksubmarine với topic NHT. Đúng là chán vãi, chán chẳng buồn chết. Tớ cũng đọc bài này rồi. Tớ nhớ mãi câu nói của bạn nhận xét đầu NHT không rỗng tuyếch, mà toàn rác rưởi.
  4. hanthuyen17

    hanthuyen17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
  5. hanthuyen17

    hanthuyen17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
  6. hatbuicodoc

    hatbuicodoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Lão Thiệp này năm ngoái đã gây ra một vụ xôn xao khi gọi cả làng văn VN là lũ vô học( chửi nhiều và chửi ngoa,nhung tôi ko nhớ hết), và đã bị đạp cho tơi tả.( Vụ đó với vụ scandal của Nguyễn Hồng Nhung tuy khác nhau về cách thức nhưng gống nhau về động cơ) Từ dạo đó thấy lặn mất tăm hơi, không ngờ bây giờ lại tự coi mình ngang với Nam Cao, Nguyễn Tuân? Chẳng còn sức mà cười nữa
  7. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Nghe bác Thiệp nói mãi cũng chán. Hơi tý là bác ý lôi Phật ra để giảng giải, nhưng mà càng nói đến Phật thì càng bác ý càng chứng tỏ không hiểu Phật. Ai đời người ta hỏi: "Hiện nay, ông thấy nhà văn nào có thể bắt gặp được hơi ấm của cuộc sống và làm nên hiên tượng trong văn học?" lại đi trả lời là: "Phật giáo có câu: Có thì có tự mảy may/ Không thì cả thế gian này cũng không. Dù có tài năng nhưng không gặp thời thì cũng vứt".
    Câu "Có thì có tự mảy may / Không thì cả thế gian này cũng không" dùng chỉ quan hệ sắc sắc - không không chứ có liên quan đến "thời". Đúng là dớ dẩn thật!
    Hôm nọ Vương Văn Quang kể về chuyến đến thăm nhà bác Thiệp thế này: "Cơm nước xong xuôi, ông dắt chúng tôi ra vườn, giới thiệu bức tượng Phật, mà theo lời ông là ?obức tượng vừa có hình dáng của cả nam và nữ đồng tử. Mũi giọt mật, cằm quả xoài ??. Rồi chúng tôi chụp ảnh lưu niệm?., cho tới khi đó, tôi mới để ý, rằng sau khi ăn cơm xong, ông đi tiểu và quên kéo phẹc-mơ-tuya quần. Bệnh của các vĩ nhân hay bệnh đãng trí của người già? Ông sinh năm Canh Dần (1950), chưa thể gọi là già?, nhưng hình như, người Việt ta đến tầm tuổi đó là nguyên khí cũng chẳng còn gì đáng kể. Nghĩ mà buồn". Bài có cả ảnh nữa, trông rõ bác Thiệp hở phẹc-mơ-tuya quần, quần trong tòi ra trắng phếu, không biết vì sao về sau người ta lại cắt tấm ảnh ấy đi. Tớ sẽ kiếm cái ảnh này gửi lên để các cậu xem. He he...!
    Được tieucaluoi sửa chữa / chuyển vào 06:38 ngày 24/04/2006
  8. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Ô hô, cái này nữa mới kinh:
    Tính dục trong văn học hôm nay
    14:17'' 24/04/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - *** chỉ là *** thì vô nghĩa, không đáng bàn, tốt nhất là đi xem phim ***. Luân lý khoác lên *** cái áo giáp nghĩa vụ cao thượng rồi trả công rẻ mạt cho nó bằng chút ít khoái cảm không làm thoả mãn thật sự cho cả người nam, người nữ....
    Tính dục trong văn học hôm nay
    1. Văn học là nhân học

    Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
    Định nghĩa về văn học nêu trên của Macxim Gorki được nhiều nhà văn ưa thích vì nó có tính chất hướng đạo cho công việc viết văn của họ.
    Muốn viết văn, nhà văn dứt khoát phải biết cách nghiên cứu con người. Bước đầu của việc nghiên cứu đấy là ngay từ đầu anh ta phải biết cách nhìn, biết cách quan sát bản thân mình, sau đó mới mở rộng ra quan sát ?ongoài thiên hạ?. Việc nhìn chính xác thấu đáo con người là việc rất khó đối với một nhà văn trẻ. Thường thường, những ?onhà văn trí thức? đã giành thời gian rất nhiều để tìm đọc các sách về tâm lý học, về triết học, thậm chí cả về y khoa, về sinh lý học, kể cả đến tử vi tướng số v.v?
    Tôi lấy làm ngạc nhiên vì thấy nhiều nhà văn trẻ quá tự tin về thiên tài, về năng khiếu đã coi thường việc học tập bài bản những kinh nghiệm của người xưa mà chỉ ỷ lại vào ?osự mơ mộng bay bổng của tâm hồn? (!) vào tưởng tượng? Văn học quả thực không phải là thứ lao động cơ bắp giành cho ?ocác thợ đấu lực lưỡng?? Chúng ta biết rằng hầu hết các nhà văn cổ điển đều bắt đầu công việc viết văn của họ một cách dè dặt như những cậu học trò khiêm tốn bằng những bài tập rất nhỏ, bằng những ?otruyện ngắn? có tính chất tự quan sát bản thân mình trước khi ?oanh cùng em đi sang bên kia cầu?, trước khi đi ra ngoài xã hội. Họ không bao giờ đặt bút viết ra những gì ?obịa đặt?, những gì mà họ không từng trải qua, không từng thể nghiệm.
    Chúng ta còn nhớ Honoré de Banzac vĩ đại khi viết văn đã quan sát và tự phát hiện ra tuyến nước bọt trước khi các nhà y học phát hiện ra nó.
    Trong văn học hiện đại, nếu chú ý, chúng ta sẽ thấy các tác phẩm tự sự của các nhà văn trẻ (bằng cách tự quan sát bản thân mình) bao giờ cũng ?onặng đồng cân? hơn các tác phẩm có tính chất hư cấu, bịa đặt hay ?otưởng tượng? rất nhiều. Muốn tự sự, nhà văn trẻ dứt khoát phải thành thật - điều mà rất ít người viết cả gan làm được. Chúng ta cứ than phiền về sự nhạt nhẽo của các cây bút trẻ. Chính việc né tránh ?osự thật bản thân?, thói giả dối (muốn qua sông mà không ướt áo, muốn lập danh một cách nhàn hạ) đã là một nguyên nhân làm nên sự nhạt nhẽo đó.
    Trong việc tự quan sát, ?ochỗ kín? chính là chỗ người ta hay bỏ quên nhất. Văn học Việt Nam trong nhiều năm gần như bỏ qua đề tài tính dục. Thực ra viết về *** là rất khó. Việc ?olập ngôn? những chuyện cao đạo về ?otrung, nghĩa, lễ, trí, tín?, về ?ogiang sơn?, về ?oan ninh thế giới?, về ?ohình như thượng?, về các chuyện ?ovĩ mô? v.v? tôi không dám cho là hão huyền nhưng lại vẫn thường được đa số các nhà văn theo đuổi từ bấy lâu nay đôi khi cũng nhàm và nhảm. Chỉ một số ít người ?oliều mình như chẳng có?, chỉ một số ít người tiên phong mới dám động bút viết về đề tài khó nói này. ?oNếu không hiểu rõ con cu/ Đọc vạn quyển sách cũng ngu như bò? (Thơ Nguyễn Bảo Sinh). Đấy là một chân lý mà gần đây người ta mới vỡ oà ra, nhất là sau khi cùng với sự phổ cập của Internet, bóng ma ***y không ngừng ám ảnh, thậm chí trùm lên đời sống tinh thần của hầu hết nhiều người (không cứ chỉ là trẻ tuổi) ở trong xã hội. Ta hãy đảo qua các tiệm ?ocà phê internet? vào các đêm trắng mới thấy văn học ở ta ?oquan liêu? thế nào. Văn học đã không biết cách làm thoả mãn các độc giả thân yêu của nó để đề tài ấy cho các phương tiện nghe nhìn khác ra sức khai thác vô tội vạ, thậm chí chẳng đếm xỉa đến bất cứ một thứ tabou nào hết.
    2. Dục tính là nhân tính
    Triết lý trứ danh đó của đạo Phật thật sâu sắc và vĩ đại. Để hiểu rõ điều này chẳng phải dễ dàng. Hầu hết các nhà văn đáng kể trong thâm tâm đều muốn viết ra được một cuốn ?odâm thư? có ý nghĩa giáo dục như ?oTruyện Kiều?, như ?oNghìn lẻ một đêm?, ?oHồng lâu mộng? hay ?oKim Bình Mai?? Người xưa từng cho rằng ***, cái hiểm địa ấy chính là ?ocánh cửa sinh ra ta mà cũng là nấm mồ chôn ta?. Ở người đời, tư tưởng - với sự hỗ trợ của bản năng ?" bao giờ cũng muốn phóng khoáng phong lưu nhưng lại thường không dám nhìn thẳng vào mình, không muốn (như nhiều người nói) ?ođối diện với mình?, không dám ?ođối diện với tha nhân?. Con người ngượng ngập tìm cách che giấu dục vọng, kìm nén nó, không dám bước ra các biên giới lằn ranh luân lý.
    Thường các ranh giới vô hình ấy chỉ là hàng rào chắn để áp đặt cho người khác chứ lại không nhằm vào mình (dâm là xấu, dành cho kẻ khác chứ không dành cho ta). Trớ trêu, câu chuyện ?oban ngày quan lớn như thần/ ban đêm quan lớn tần mần như ma? vẫn là một nét chân dung phổ quát không phải chỉ riêng ở những người ?ogiỏi chính trị?. Không gì dạy cho người ta ?ogiỏi chính trị? như dục vọng. Nhân tính và phi nhân tính cũng là ở đấy. Dục vọng với sĩ diện, với danh dự là ?ohai mặt của một vấn đề?, là văn hoá, là nghệ thuật đã làm nên giá trị (phải chăng là duy nhất có ý nghĩa?) cho cuộc sống này.
    ***- về phương diện nào đấy không chỉ đơn thuần là chuyện phòng the duy trì nòi giống. Luân lý khoác lên *** cái áo giáp nghĩa vụ cao thượng rồi trả công rẻ mạt cho nó bằng chút ít khoái cảm không làm thoả mãn thật sự cho cả người nam, người nữ. Luân lý làm nghèo tính dục. Nhiều nhà văn cảm thấy bó tay trước bức tường vô minh luân lý dựng lên trước đề tài tính dục. Đề tài này khó đến nỗi trong văn chương thực sự nó gần như một miếng đất hoang. Đúng là hiểm địa!
    3. Vẫn bị bóng đè
    Trong văn học Việt Nam ?ođương đại? (tôi lấy mốc bắt đầu từ ?ođổi mới? trở lại đây) phải ghi công cho các nhà văn nữ với việc khai hoá đề tài tính dục. Người đầu tiên có những đóng góp đáng kể là Phạm Thị Hoài với một loạt truyện ngắn như ?oNăm ngày?, ?oThuế biển?, ?oChín bỏ làm mười? v.v? Lối viết ?ogia giáo? của Phạm Thị Hoài vẫn là một lối tiếp cận từ xa, *** trong tinh thần chữ nghĩa nhiều hơn là ở những cảm giác trực tiếp. Gần đây, với tập truyện ngắn ?oBóng đè?, Đỗ Hoàng Diệu có một sự bứt phá hiện đại và quyết liệt hơn ở trong ý thức của người viết về đề tài này.
    Sự ỡm ờ trong việc trình bày tính dục làm cơ sở cho những ngụ ngôn phê phán xã hội là một định hướng khá chính xác của ngòi bút hiện thực vô thức Đỗ Hoàng Diệu (tiếc thay Đỗ Hoàng Diệu cũng vẫn chỉ bó hẹp ở trong hệ quy chiếu hiện thực mà thôi). Cái hạn chế, chính là ở chỗ Đỗ Hoàng Diệu cũng chưa dám đi tới cùng để ý nghĩa ngụ ngôn kia (tức là vạch trần chân tướng xã hội) khoả thân trần trụi hơn. Sở dĩ ?oBóng đè? thành công, làm nhiều người thích hơn các truyện ngắn khác như ?oDòng sông hủi?, ?oTình chuột? v.v? chính là ở chỗ Đỗ Hoàng Diệu đã làm cho người đọc hiếu kỳ luôn nơm nớp dò hỏi: ?oAi đè? Bóng nào đây? Lịch sử ư? Hay là xã hội? Hay là? ấy??. Tôi rất hiểu cái khó của Đỗ Hoàng Diệu vì bản thân tác giả cũng chẳng muốn salon hoá ?ocái nõn nường? một chút nào (nó đáng để treo cao hơn). Viết về *** có tính chất thiền không phải ai cũng đủ sức làm được.
    *** chỉ là *** thì vô nghĩa, không đáng bàn, tốt nhất là đi xem phim ***. Cho đến nay có lẽ chưa có nhà văn nào ở ta viết về đề tài tính dục vừa làm thoả mãn được tính hiếu dâm lại vừa thoả mãn được thói ưa chuộng luân lý và tật thói đạo đức giả của người đời một cách thuyết phục và văn học nhất. Thực sự, đây là một bài toán khó giải cho các cây bút tiên phong trong văn học. Đến bây giờ, ?oBóng đè? của Đỗ Hoàng Diệu vẫn là một bóng đè cho nhiều người viết (nhất là cho đám mày râu lúc nào cũng ra dáng oai phong lẫm liệt giương oai diễu võ trên các văn đàn).
    Hay là chúng ta hãy bắt đầu bằng việc tự quan sát bản thân và viết ra những lời tự sự thật lòng, thật tự nhiên, không hề dối trá? Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc kể lại những mối tình đầu với ý thức sám hối rằng chúng ta đã để buột mất đi cuộc sống, buột mất đi những cảm giác khoái lạc nhất chẳng qua vì chúng ta đã đánh giá quá cao ?onhững thiên đường mù??
    Trở lại trường hợp của Đỗ Hoàng Diệu. Dù thế nào đi nữa tôi vẫn coi đó là một hiện tượng đáng kể nhất trên văn đàn vừa qua. ?oBóng đè? của Đỗ Hoàng Diệu vẫn còn dư sức đè người ta nếu như chưa có ai viết được về tính dục hay hơn và hot hơn thế.
    Nguyễn Huy Thiệp
    15/4/2006

  9. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Sự nổi tiếng là một thứ gây kích thích, gây hưng phấn, không khác ma túy. Nếm nhiều trong khi không có bản lĩnh sẽ trở thành con nghiện.
    Đến khi thiếu thuốc, mấy con nghiện một đôi dép cũng chôm để xoay tiền hút sách qua cơn.
    Ông NHT 56 tuổi đâu có già gì đâu. Ổng thiếu thuốc nên lú thôi.
    Mấy tên nhà báo thỉnh thoảng lại nhá một bài phỏng vấn giống như thí một liều thuốc sái cho anh nghiện. Bây giờ thì một đôi dép rách cũng chôm để tạm hạ cơn mà.
    Dù sao tui cũng thấy bùn lém.
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bài viết so sánh hay lắm, Pink. Đọc thêm bài viết về *** của NHT thì muốn oẹ quá. Văn là người thật ko sai. Có vẻ như sắp dc đọc 1 "Bóng đè" nữa của NHT.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 20:14 ngày 24/04/2006

Chia sẻ trang này