1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huy Thiệp-Trò chuyện với hoa thủy tiên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoangvan09, 07/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Lại Nguyên Ân-Ông Hảo thanh toán chứng từ "Ly thân" đi chứ! (2)
    Ðoạn kết truyện là mấy việc: vợ bí thư tỉnh vượt biên bị bắt lại, ông bí thư thất thế bị mất chức, bị kỷ luật và về hưu, lại bị xe cán gãy chân, bắt đầu "tập làm người công dân một đất nước mà ông chỉ quen lãnh đạo" (tr.374). Hưng bây giờ nhận rõ nhà thơ Trần Khuất Nguyên tượng trưng cho cái lương tri "bị cuộc đời bóp cổ lè lưỡi cho đến chết" (tr.365), ông coi nhà thơ này là "sự cứu chuộc cuối cùng của nhân cách" mình (tr.365). Ông sám hối. Ông ly thân với bà vợ mà ông đã chấp nhận do sự bố trí của tổ chức, ông dứt bỏ nỗi sợ hãi đeo đẳng suốt đời người văn nghệ sĩ tiểu tư sản. Ông đến sống ở gian nhà kho cũ của hội văn nghệ, viết thiên tự truyện Ly thân.
    Con gái ông ra tận Hà Nội nộp đơn khiếu kiện việc chồng bị giết oan, không đâu giải quyết, trở về nam, vẫn sống trong niềm nhớ tiếc và cảm phục nhà thơ phản kháng bất hạnh, sống với giọt máu của nhà thơ ấy đang lớn dần trong bụng cô.
    *
    Tôi tóm tắt truyện hơi kỹ vì tôi biết phần đông bạn đọc bây giờ ít có cơ hội đọc cuốn truyện này, một cuốn truyện chẳng hay lắm cũng chẳng dở lắm, tác giả của nó không phải không có những chỗ vụng nhưng cũng không phải không có chỗ thành thạo, khéo léo. Ðương thời, có lẽ Ly thân đã giành được không ít công chúng. Còn nhớ trong hành lang Hội trường Ba Ðình hôm sắp khai mạc Ðại hội nhà văn lần 4, một bạn văn sôi nổi kể với tôi về cuốn Ly thân này, tỏ ý rất cảm phục tác giả của nó, và bảo "Nếu Hảo vì quyển Ly thân mà phải ở tù, em sẽ đi thăm nuôi Hảo!". Một vài hôm sau, chính Hảo đã rủ người đang viết những dòng này đi cùng từ nơi họp về phỏng Hảo ở nhà khách Hùng Vương, lấy trong hành lý một cuốn Ly thân ký tặng. Hảo có nói với tôi về những rầy rà hệ lụy từ cuốn sách này, chẳng hạn những bạn văn ở "nhà số 4" [1] , vốn là bạn bè sống chết cùng nhau từ chiến trường, nay nhân đại hội Hảo mới ra đây, mà họ "cấm cửa" không tiếp Hảo!
    Sự việc vừa nói gắn với Ðại hội nhà văn lần 4, cái đại hội mà diễn tiến của nó đã vĩnh viễn chia đôi giới nhà văn thành hai "phe" với những tên gọi áp cho nhau thật đa đoan: "phe đổi mới", "phe bảo thủ"! Ða đoan, vì cái gọi là các "phe" ấy chỉ hơi rõ ở hai cực, thế mà những tên người gắn vào hai cực lại rất biến động, còn số đông thì chẳng thể rõ ai thuộc "phe" nào, lúc ngồi chiếu này ở phe này, ở chiếu khác có thể lại khác... Tôi nhớ ở đại hội ấy, Hảo lên diễn đàn khá nhiều lần; cũng có bênh vực một vài đồng nghiệp đang bị đối xử bất công, nhưng chủ yếu là tự vệ; không nói gì để bảo vệ trực tiếp cho Ly thân, chỉ nói quá khứ thời chiến: chúng tôi đã góp máu xương chiến đấu, đừng ngờ vực chúng tôi... Bảo vệ nhân thân tác giả lúc ấy cũng là gián tiếp bảo vệ quyển Ly thân.
    Phải nhận rằng tình thế chung trước và sau kỳ đại hội ấy đều có lợi cho những ai về "phe bảo thủ" (tôi nói rồi: sự chia "phe" đa đoan lắm mà!). Những trận ra quân sau đó rầm rộ lắm, nắn lại tư tưởng mà thật ra là khôi phục nguyên trạng tư tưởng văn nghệ trước kia; thành ra có ông vào loại "đuya" [2] , lúc cao trào đổi mới hồi 87-88 đã hơi hạ giọng, lúc này lại lên giọng: "không có một thời như thế!" Những địa chỉ "đổi mới cực đoan" bị điểm mặt, quất roi. Ðịa chỉ Ly thân ít ra cũng bị vài bài phê phán. Tiếp theo nữa, hồi 1992-93, những ai trót bỏ phiếu trao giải cho Thân phận tình yêu [3] đều bị truy hỏi, căn vặn: Cớ gì? Tại sao?
    Cho đến tận lúc ấy, trong trí nhớ một số nhà văn từng trải qua kỳ đại hội hừng hực khí thế vài ba năm trước thì Hảo vẫn là người của "phe đổi mới" đang phải ẩn nhẫn cho qua những sóng gió khó khăn. Chẳng ai ngờ một ngày kia, cách nay chừng 10 năm, Hảo xuất hiện trở lại, dày đặc, ồn ào. Những ai cùng "phe" cũ nghe giọng Hảo chợt thấy khác, ngày càng rõ là khác hẳn. Trong giới kháo nhau: TMH về "phe" kia rồi, "quay cờ" rồi, "chiêu hồi" rồi! Cẩn thận đấy, những tay "chiêu hồi" bao giờ cũng đánh đồng đội cũ trúng nhất ác nhất đau nhất hại nhất! Người ta hỏi nhau: Tại sao có chuyển biến kỳ lạ này? Tại sao? Có những lời giải thích rụt rè nhưng tựu trung chẳng có gì rõ ràng cả. Ðiều rõ ràng vẫn chỉ là rất nhiều tờ báo dành trang cho TMH, cả những tờ "cốt giữ lấy lề" chứ không chỉ những tờ cần bán báo lấy tiền. Chỉ sau dăm ba tháng, TMH có vị thế mới, sát cánh bên cạnh những người chính thống. Các hội thảo lớn phải có TMH đăng đàn; không phải tự biện hộ cho mình nữa, chỉ chất vấn người khác. Người ta thầm thì: "TMH mạnh thế lắm, có ông lớn dùng, mạnh lắm!" - "Thật không?" - "Thì khi được hỏi sao các anh để TMH phê phứa đi, đánh tùm lum lên như thế?", ông kia bảo: "Thì chúng tôi cũng phải có "đầu gấu" của chúng tôi chứ!" Thấy chưa, thế là được dùng, được đảm bảo rồi nhé!". Toàn những chuyện đồn thổi không thể xác minh, tôi bị nghe không ít những chuyện tương tự mà chẳng tin chuyện nào.
    Chỉ có một điều muốn hay không cũng phải tin, đó là những gì TMH viết với tư cách nhà phê bình trong 10 năm nay, xét về quan điểm xã hội thì hoàn toàn trái ngược so với quan điểm xã hội của tác giả tiểu thuyết Ly thân.
    Không thể hẹp hòi buộc mỗi tác giả trung thành mãi mãi với một cách nhìn, một chính kiến, vì điều này liên quan đến tiến trình sống, nhận thức và điều chỉnh thái độ đối với mọi thứ ở đời. Nhưng nếu nhận thức là quá trình thì sự chuyển biến đột ngột, kiểu như ngoặt từ phải sang trái và ngược lại, ở lĩnh vực nhận thức, lại càng cần được kiểm định để chứng tỏ là chuyển biến thật chứ không phải là sự bày đặt do tính toán này khác.
    Ở chỗ này, nên nhìn thấy ở Hoài Thanh (1909-1982) một tấm gương. Những năm 1950-1970, để giành được lòng tin của mọi người vào hoạt động phê bình hiện tại của mình, Hoài Thanh đã công khai tự phê phán và từ bỏ thành tựu ông đạt được hồi những năm 1940 với cuốn Thi nhân Việt Nam 1932-1941. Ðối với ông, đó là ứng xử cần thiết. Còn việc xét đoán giá trị thực sự của công trình ấy - lại là công việc của hậu thế.
    Bạn đọc và đồng nghiệp hẳn cũng đồng ý rằng: tất cả những gì TMH phê phán hoặc tán dương, biện bạch và luận giải bằng văn tiểu luận mươi năm nay, sẽ chỉ có thể đáng tin cậy (tức là khiến ta tin đó đúng là suy nghĩ thật của TMH bây giờ) nếu TMH công khai lên tiếng phê phán thái độ xã hội mà ông đã thể hiện ở Ly thân.
    Không chỉ bạn đọc và đồng nghiệp, nếu quả sau lưng ông TMH có những người bảo trợ, hẳn họ càng cần ông công khai thanh toán chứng từ Ly thân. Cứ ngẫm mà xem: giả dụ một lúc nào ông Hảo quay lại thái độ lúc viết Ly thân, gạt sang một bên những "phản thơ", "phản phê bình", thì bao nhiêu công lao hỗ trợ chẳng phí phạm lắm sao?
    Nhưng có lẽ là tôi đã lo hão, chứ hẳn là TMH đã quẳng Ly thân vào sọt rác rồi, chỉ có điều ông chưa nói rộng ra mà thôi. Mười năm rồi còn gì, bút ông đã cứng theo đường khác rồi còn gì! Dẫu sao tôi vẫn muốn nhắc ông: Công khai thanh toán chứng từ Ly thân đi thôi chứ, ông Hảo?
    Hà Nội, 8 tháng Tư 2004
    © 2004 talawas
    [1]Chú thích của talawas: "nhà số 4": chỉ Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội với toà soạn tại số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội.
    [2]Chú thích của talawas: "đuya": từ Việt hoá của từ "dur" trong tiếng Pháp.
    [3]Chú thích của talawas: Cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh nổi tiếng của Bảo Ninh xuất bản lần dầu tiên tại Việt Nam năm 1992, Nxb Hội nhà văn, với tên Thân phận tình yêu.
  2. ssjulis

    ssjulis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    gián tiếp đề cập qua câu hỏi,khỏi dông dài
    Nhóm văn sĩ này dường như muốn dứt ra khỏi cái trạng thái không rõ ràng của thời kỳ văn học chông chút sóng gió này, nhưng bản thân họ vẫn bị cầm tù trong trạng thái không rõ ràng đó như họ nói ?
    Phải chăng họ đã dùng quan điểm về vấn đề này làm trò chơi của trí tưởng tượng?
    NHT biết rõ hơn những người khác là họ muốn gì, TMH thì biết ít hơn cả. Số khác đuổi theo những ảo tưởng nhằm vạch rõ và phân loại vấn đề?
    Theo gương của NHT, một cách thô lỗ và nhạt nhẽo,và tình hình của văn học đã cung cấp cái cớ cho những cuộc tranh cãi vô bổ nhất và rối ren nhất,ít ra là đã có TMH tham dự?
    Không ai biết mình mong đợi ở người khác những gì. Cần phải coi những biện pháp mà người ta đã dùng để đối phó với những người ấy?Té ra là tất cả mọi người đều đã hiểu lầm nhau chăng?
    NHT hay là TMH - vấn đề đặt ra là như thế. Các tạp chí bắt đầu đầy rẫy những lời dèm pha, những vụ tính sổ lẫn nhau và những cuộc tranh cãi trống rỗng?
    ở đây, người ta hiểu quá rõ rằng NHT muốn đạt tới điều gì với cái giá tự làm nhục mình như vậy: đó là cái chức vị?; cái lòng dường như tỏ ra rất có trách nhiệm với văn học bỗng dưng tràn ngập "tâm hồn" ông ấy khiến cho người ta càng thêm ghê tởm?Liệu NHT cứ tiếp tục đem mình ra làm trò cười cho cả nước bằng những ý đồ muốn tạo ra ?
    Cần hy vọng là bây giờ ông ta đã hiểu ra rằng ai đó không muốn và không thể kết nghĩa với ông ta được. Trong bài báo, ông ta còn bôi nhọ mình ở chỗ ông ta dông dài nói một cách hết sức cảm tính về văn học. Cứ để cho ông ta hưởng tự do ngôn luận ấy đi. Nhưng xin ông cho phép tỏ lòng biết ơn ông về sự ủng hộ của ông với văn học, và cho phép nói với ông một cách thành thật và cởi mở rằng họ sẽ coi ông là hạng người như thế nào. Bằng không, ông sẽ là một tên phản bội văn học, mà muốn làm một tên phản bội văn học thì có lẽ ông ta lại quá mềm yếu?
    Tóm lại thông tin về những vụ đại khái kiểu này rất ít giá trị,phóng viên không nên chú ý nhiều đến nó!
  3. ssjulis

    ssjulis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    gián tiếp đề cập qua câu hỏi,khỏi dông dài
    Nhóm văn sĩ này dường như muốn dứt ra khỏi cái trạng thái không rõ ràng của thời kỳ văn học chông chút sóng gió này, nhưng bản thân họ vẫn bị cầm tù trong trạng thái không rõ ràng đó như họ nói ?
    Phải chăng họ đã dùng quan điểm về vấn đề này làm trò chơi của trí tưởng tượng?
    NHT biết rõ hơn những người khác là họ muốn gì, TMH thì biết ít hơn cả. Số khác đuổi theo những ảo tưởng nhằm vạch rõ và phân loại vấn đề?
    Theo gương của NHT, một cách thô lỗ và nhạt nhẽo,và tình hình của văn học đã cung cấp cái cớ cho những cuộc tranh cãi vô bổ nhất và rối ren nhất,ít ra là đã có TMH tham dự?
    Không ai biết mình mong đợi ở người khác những gì. Cần phải coi những biện pháp mà người ta đã dùng để đối phó với những người ấy?Té ra là tất cả mọi người đều đã hiểu lầm nhau chăng?
    NHT hay là TMH - vấn đề đặt ra là như thế. Các tạp chí bắt đầu đầy rẫy những lời dèm pha, những vụ tính sổ lẫn nhau và những cuộc tranh cãi trống rỗng?
    ở đây, người ta hiểu quá rõ rằng NHT muốn đạt tới điều gì với cái giá tự làm nhục mình như vậy: đó là cái chức vị?; cái lòng dường như tỏ ra rất có trách nhiệm với văn học bỗng dưng tràn ngập "tâm hồn" ông ấy khiến cho người ta càng thêm ghê tởm?Liệu NHT cứ tiếp tục đem mình ra làm trò cười cho cả nước bằng những ý đồ muốn tạo ra ?
    Cần hy vọng là bây giờ ông ta đã hiểu ra rằng ai đó không muốn và không thể kết nghĩa với ông ta được. Trong bài báo, ông ta còn bôi nhọ mình ở chỗ ông ta dông dài nói một cách hết sức cảm tính về văn học. Cứ để cho ông ta hưởng tự do ngôn luận ấy đi. Nhưng xin ông cho phép tỏ lòng biết ơn ông về sự ủng hộ của ông với văn học, và cho phép nói với ông một cách thành thật và cởi mở rằng họ sẽ coi ông là hạng người như thế nào. Bằng không, ông sẽ là một tên phản bội văn học, mà muốn làm một tên phản bội văn học thì có lẽ ông ta lại quá mềm yếu?
    Tóm lại thông tin về những vụ đại khái kiểu này rất ít giá trị,phóng viên không nên chú ý nhiều đến nó!
  4. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Vụ bút chiến này mình nghe suốt ngày. Đầu ngõ nhà mình là cái quán cà phê nho nhỏ, nơi mà sáng sáng mấy bác già vẫn hay tụ hội để "luận bàn" hàng ti tỉ thứ. Dạo này, các bác cũng hay nói đến "trận thư hùng trên mặt báo: NHT vs TMH".Theo mình thì không biết nên NHT vs TMH hay là TMH vs NHT đây. Bởi vì chẳng biết đâu là sân nhà, chỉ thương độc giả trẻ tuổi như mình, ngơ ngác như quả bóng, thích được làm một phần quan trọng của trận đấu thì phải chịu đau vì những cú kick.
    Mình còn trẻ quá, chẳng biết nên nghĩ thế nào. Vậy mà ngày ngày mình cứ chờ đợi những câu từ được chọn lựa tinh tế của các tiền bối, hòng học hỏi được gì. Nay mình thấy một vị tên tuổi như cụ Thiệp mà cũng dùng những từ ngữ kiểu đường chợ thì quả"gây shock" cho trí khôn của mình lắm. Hoá ra viết báo dễ nhỉ? Chẳng hơi đâu phải chọn lời lẽ tinh tế, câu văn đi vào lòng người, giờ thì cứ việc dùng từ ngữ thoải mái theo những gì bột phát từ suy nghĩ của mình mà ra. Hay quá. Dễ quá. Trên cái diễn đàn ngày xưa mình hay vào, thiếu gì những người có tên tuổi cũng bổ vào "văng" lung tung ra đấy. Hay nhỉ. Dễ nhỉ.
    Thế mà hồi trước mình còn tưởng là khi mình tâm huyết viết bài mà muốn đăng báo thì còn phải chờ bác Tổng Biên duyệt nữa cơ. Mình cứ lo là sẽ bị cắt chỗ này, nối chỗ kia. Hoá ra mình nhầm nhỉ? Mà thời đại internet, cả không dây nữa nhé, mình cứ tưởng Tổng Biên đi công tác thì cấp phó vẫn phải gửi bài xin ý kiến trước khi đăng chứ nhỉ? Ừ, thế hoá ra là Sếp đi công tác bận quá thì việc biên cũng được nghỉ à? Hay nhỉ?
    Nhưng có một cái mình nghĩ đúng: người ta ngại biên mấy bài của các bá bá "cây cao bóng cả" lắm, chỉ có bài cua robn tép riu như mình mới xử lý dễ thôi.
    Ui, mình láo thế nhỉ? Dám xét, dám ngẫm cả những hành vi của các bậc lão làng cơ à? Mình ngu quá, tự nhiên phát biểu cảm nghĩ lung tung. Thôi đành làm quả bóng nhỉ? Được cÁc ngôi sao đi giày của các hãng xịn kick thì còn gì bằng. Người ta đá sang sân "chửi có thưởng" hay sân nào đi nữa thì mình cũng chẳng thể nà mà cãi. Kể cả bị đá ra ngoài biên thì cầu thủ vẫn ung dung làm dáng trước camera cơ mà.
    Sao mình không chọn làm người quay phim nhỉ? Cứ quay, chẳng ý kiến gì hết. Mà... sao mình cũng không được làm trọng tài nhỉ? Ừ, trọng tài thì phải được đào tạo chuyên môn cơ. À, nói đến mới nhớ, suốt cả trận này mình chẳng thấy trọng tài, mà... hình như trọng tài mất còi?
    À, hình như người ta không quan tâm trọng tài, còn mải quay mấy anh cầu thủ nhổ nước bọt hay là gãi mông cơ. Ừ, cũng như là TMH không "đá" vào nội dung chính cũng như tư tưởng chính của NHT và hoa thuỷ tiên, mà TMH lại quan tâm đến cái cách hành văn và những cái dẫn chứng râu ria như rễ thuỷ tiên cơ.
    Ôi, lại nghĩ đến những trận bóng đá Việt Nam. Thôi, mình đúng là dân buôn dưa lê chuyên nghiệp. Thôi tôi ơi.
    Chả biết đường nào mà lần!
  5. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Vụ bút chiến này mình nghe suốt ngày. Đầu ngõ nhà mình là cái quán cà phê nho nhỏ, nơi mà sáng sáng mấy bác già vẫn hay tụ hội để "luận bàn" hàng ti tỉ thứ. Dạo này, các bác cũng hay nói đến "trận thư hùng trên mặt báo: NHT vs TMH".Theo mình thì không biết nên NHT vs TMH hay là TMH vs NHT đây. Bởi vì chẳng biết đâu là sân nhà, chỉ thương độc giả trẻ tuổi như mình, ngơ ngác như quả bóng, thích được làm một phần quan trọng của trận đấu thì phải chịu đau vì những cú kick.
    Mình còn trẻ quá, chẳng biết nên nghĩ thế nào. Vậy mà ngày ngày mình cứ chờ đợi những câu từ được chọn lựa tinh tế của các tiền bối, hòng học hỏi được gì. Nay mình thấy một vị tên tuổi như cụ Thiệp mà cũng dùng những từ ngữ kiểu đường chợ thì quả"gây shock" cho trí khôn của mình lắm. Hoá ra viết báo dễ nhỉ? Chẳng hơi đâu phải chọn lời lẽ tinh tế, câu văn đi vào lòng người, giờ thì cứ việc dùng từ ngữ thoải mái theo những gì bột phát từ suy nghĩ của mình mà ra. Hay quá. Dễ quá. Trên cái diễn đàn ngày xưa mình hay vào, thiếu gì những người có tên tuổi cũng bổ vào "văng" lung tung ra đấy. Hay nhỉ. Dễ nhỉ.
    Thế mà hồi trước mình còn tưởng là khi mình tâm huyết viết bài mà muốn đăng báo thì còn phải chờ bác Tổng Biên duyệt nữa cơ. Mình cứ lo là sẽ bị cắt chỗ này, nối chỗ kia. Hoá ra mình nhầm nhỉ? Mà thời đại internet, cả không dây nữa nhé, mình cứ tưởng Tổng Biên đi công tác thì cấp phó vẫn phải gửi bài xin ý kiến trước khi đăng chứ nhỉ? Ừ, thế hoá ra là Sếp đi công tác bận quá thì việc biên cũng được nghỉ à? Hay nhỉ?
    Nhưng có một cái mình nghĩ đúng: người ta ngại biên mấy bài của các bá bá "cây cao bóng cả" lắm, chỉ có bài cua robn tép riu như mình mới xử lý dễ thôi.
    Ui, mình láo thế nhỉ? Dám xét, dám ngẫm cả những hành vi của các bậc lão làng cơ à? Mình ngu quá, tự nhiên phát biểu cảm nghĩ lung tung. Thôi đành làm quả bóng nhỉ? Được cÁc ngôi sao đi giày của các hãng xịn kick thì còn gì bằng. Người ta đá sang sân "chửi có thưởng" hay sân nào đi nữa thì mình cũng chẳng thể nà mà cãi. Kể cả bị đá ra ngoài biên thì cầu thủ vẫn ung dung làm dáng trước camera cơ mà.
    Sao mình không chọn làm người quay phim nhỉ? Cứ quay, chẳng ý kiến gì hết. Mà... sao mình cũng không được làm trọng tài nhỉ? Ừ, trọng tài thì phải được đào tạo chuyên môn cơ. À, nói đến mới nhớ, suốt cả trận này mình chẳng thấy trọng tài, mà... hình như trọng tài mất còi?
    À, hình như người ta không quan tâm trọng tài, còn mải quay mấy anh cầu thủ nhổ nước bọt hay là gãi mông cơ. Ừ, cũng như là TMH không "đá" vào nội dung chính cũng như tư tưởng chính của NHT và hoa thuỷ tiên, mà TMH lại quan tâm đến cái cách hành văn và những cái dẫn chứng râu ria như rễ thuỷ tiên cơ.
    Ôi, lại nghĩ đến những trận bóng đá Việt Nam. Thôi, mình đúng là dân buôn dưa lê chuyên nghiệp. Thôi tôi ơi.
    Chả biết đường nào mà lần!
  6. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295

    Theo chân Cundc vào đến tận chủ đề này rồi cũng thấy có cái hay hay....
    Một lời khuyên: Cundc rất có khả năng đấy! Hy vọng sẽ có một ngày đưọc thưỏng thức những tác phẩm của bạn!
    .........(phiếm).........
    Chuyện kể rằng, thời nhà Tần bỗng nảy ra một cuộc bút chiến dữ dội giữa hai cánh thơ và văn bằng đủ các loại ngôn từ....cuộc tổng sỉ vả kinh khủng tới mức, Tần Thuỷ Hoàng phải trực tiếp tham gia với tư cách là "nhà bình luận" ( có lẽ là đầu tiên ở Trung Quốc cũng như thế giới) với bút danh Danh Chính để phân tích điều hay lẽ thiệt, là trọng tài cho giới nhân sỹ trong nưóc.
    Nhưng...lần này thì những lời mạt sát chuyển hưóng sang gã "nhà bình luận" nào đó tuy sinh sau đẻ muộn lại dám xưng là..Danh Chính (không phải Doanh Chính như chúng ta đã biết). Một nhà văn với tư tưỏng và phong cách"bình dân triệt để" đã gọi DC một các rất đích đáng là "gã con hoang của nghệ thuật" (cũng như đã từng gọi cánh nhà thơ là "lưu manh")....
    Hậu quả là Tần Thuỷ Hoàng lên cơn thịnh nộ, sai nguời đem chôn bằng sạch đám thơ phú văn nghệ lưõi chẻ làm đôi nọ, bao nhiêu văn tự đem biến thành tro tàn...
    Bình luận: Nếu bây giờ là đời Tần???????
  7. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295

    Theo chân Cundc vào đến tận chủ đề này rồi cũng thấy có cái hay hay....
    Một lời khuyên: Cundc rất có khả năng đấy! Hy vọng sẽ có một ngày đưọc thưỏng thức những tác phẩm của bạn!
    .........(phiếm).........
    Chuyện kể rằng, thời nhà Tần bỗng nảy ra một cuộc bút chiến dữ dội giữa hai cánh thơ và văn bằng đủ các loại ngôn từ....cuộc tổng sỉ vả kinh khủng tới mức, Tần Thuỷ Hoàng phải trực tiếp tham gia với tư cách là "nhà bình luận" ( có lẽ là đầu tiên ở Trung Quốc cũng như thế giới) với bút danh Danh Chính để phân tích điều hay lẽ thiệt, là trọng tài cho giới nhân sỹ trong nưóc.
    Nhưng...lần này thì những lời mạt sát chuyển hưóng sang gã "nhà bình luận" nào đó tuy sinh sau đẻ muộn lại dám xưng là..Danh Chính (không phải Doanh Chính như chúng ta đã biết). Một nhà văn với tư tưỏng và phong cách"bình dân triệt để" đã gọi DC một các rất đích đáng là "gã con hoang của nghệ thuật" (cũng như đã từng gọi cánh nhà thơ là "lưu manh")....
    Hậu quả là Tần Thuỷ Hoàng lên cơn thịnh nộ, sai nguời đem chôn bằng sạch đám thơ phú văn nghệ lưõi chẻ làm đôi nọ, bao nhiêu văn tự đem biến thành tro tàn...
    Bình luận: Nếu bây giờ là đời Tần???????
  8. Buidoihanoi

    Buidoihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0

    Van Dao
    THƯ NGỎ GỬI HAI ÔNG TRẦN ĐĂNG KHOA VÀ NGUYỄN VĂN THỌ
    Tôi hân hạnh được đọc cuộc luận bàn rất chi là hàn lâm của hai ông về văn chương nói chung và về Nguyễn Huy Thiệp nói riêng trên VNQĐ số tháng 4 năm 2004. Cũng như gần đây, trên báo chí xuất hiện nhiều bài viết mổ xẻ về cái gọi là: ?ohiện tượng NHT? và văn chương NHT (xin phép được viết tắt) nhân sự lộng ngôn đã trở nên ?oquá quắt? của nhà văn này, người đang ?olộn mửa? với những quá khứ hào hùng của dân tộc. Những năm cuối thập kỷ tám mươi thế kỷ trước, tôi cũng từng đọc và thích thú với một vài truyện ngắn của NHT đăng trên báo Văn nghệ. Với cái tâm của một người đọc yêu văn học, sau khi xuất hiện bài viết của nhà thơ Trần Mạnh Hảo phê bình bài: ?oTrò truyện với hoa thuỷ tiên?? của NHT in trên báo Văn nghệ, tôi đã cất công đi khắp các hiệu sách ở TP. HCM, khuân về gần như toàn bộ những gì đã xuất bản mang nhãn NHT. Sau ba ngày ba đêm cố gắng đọc cho bằng hết cả số văn lẫn kịch ấy, kể cả đọc lại những truyện mình đã từng ?othích? trước kia trên báo. Hai ông có biết cảm nhận của tôi lúc đó về NHT là gì không? Là? chẳng có gì cả! Thế mà rất nhiều người, trong đó có cả hai ông trong cuộc luận bàn trên đây đều nhắc đi nhắc lại rằng NHT là một ?ohiện tượng? văn học giai đoạn 1985-1996, rằng: ?oNHT mới thực sự mang dấu ấn riêng, làm mới mẻ nền văn học nước nhà??. Tôi đâm ra hoang mang, hay là kiến thức mình nông cạn quá, chưa hiểu nổi cái thứ văn ấy của NHT? bèn đọc lại lần nữa, rồi lần nữa? . Cuối cùng, đành dùng cách của Kim Thánh Thán xưa mà nói về văn NHT như thế này: đọc lần đầu thấy chẳng có gì, đọc lần thứ hai, thấy có gì bân bẩn, đọc lần thứ ba thấy??
    Tôi không có ý lạm bàn về phương diện học thuật hay lý luận văn chương?, về sự bỉ ổi, bôi nhọ lịch sử, danh nhân? của văn NHT. Việc đó xin dành cho những người uyên bác, sành sõi nghề văn như hai ông. Ở đây tôi nói NHT chẳng có gì là chẳng có những cái cần có về tư tưởng, về cái ?otứ?? của một tác phẩm văn học, đặc biệt trong lĩnh vực truyện ngắn. Chứ những cái không cần có thì văn NHT lại có đầy rẫy. Xin nhắc lại là bản thân tác giả NHT chẳng có gì chứ văn NHT thì thỉnh thoảng vẫn ?ocó?. Nhưng những chỗ ?ocó? là do xào văn của người khác, lấy tứ của người khác chứ bản thân NHT thì hoàn toàn chẳng có gì. Đúng như nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn đã phát hiện trên bài đăng trên Văn nghệ trẻ gần đây: ?ovăn NHT vay mượn hơi nhiều??. Ai đã từng đọc: ?oHUYỀN THOẠI PHỐ PHƯỜNG? thì thấy rõ như ban ngày rằng truyện ngắn này, NHT ăn cắp tứ của truyện: ?oCON ĐẦM PIC? của Puskin. Cũng một anh ham làm tiền một cách điên cuồng, đến mức sẵn sàng cầu xin tình yêu của một bà già (mặc dù bà già trong truyện đã dẫn của NHT có trẻ hơn bà bá tước trong truyện của Puskin một tí nên vẫn còn khả năng ?ođộng cỡn? mà không bị đột tử chết như bà bá tước kia). NHT chỉ việc thay lá bài con đầm pic bằng tờ vé số (?). Rồi âm mưu cũng thất bại, chính đối thủ mới là người thắng bạc, rồi anh ta cũng phát điên? Trong truyện ngắn: ?oBÀI HỌC TIẾNG VIỆT?, không bàn đến sự xuyên tạc bỉ ổi về Vũ Trọng Phụng của NHT. Cái đoạn tả bữa tiệc trong gia đình một nhà giàu nọ ở Hà nội, sao mà nó giống như đúc những bữa tiệc trưởng giả trong văn học cổ điển Pháp. Cũng giới thiệu vị khách đặc biệt là một văn sĩ trẻ nổi tiếng (nhưng cơ mà nghèo rớt) với quý phu nhân, rồi cô em gái của quý phu nhân (trong văn học Pháp thì gọi là tiểu thư(!))? Còn nhiều nữa những sự ?ođạo văn? của ?ohiện tượng Nguyễn Huy Thiệp? mà nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn trong bài viết nói trên đã chỉ ra một số làm ví dụ, thậm chí NHT còn bắt chước trình bày cả cây gia phả một dòng họ ở trang cuối một truyện ngắn khác (truyện: ?oGiọt máu?) để minh hoạ. Trơ tráo đến thế là cùng.
    Đã ?otrót? phí thì giờ của mình và của cả hai ông về NHT đến nước này, thôi thì tôi cũng xin nói thêm chút nữa về một ?ođặc tính? của ?ovăn? NHT. Đó là sự nhai lại. Khá nhiều truyện ngắn của NHT có một nhân vật là nhà văn hoặc nhà thơ (Hạc vừa bay vừa?; Chú Hoạt tôi; những người muôn năm cũ??. Những nhân vật này phần lớn vừa lẩn thẩn, dở hơi vừa? vô tích sự. Khỏi bàn đến sự vô lý, sống sượng đến tởm lợm khi tạo ra những nhân vật này, có cảm giác rằng NHT hình như cay cú vì không thành đạt trong lĩnh vực thi ca, nên ngoài việc bịa ra nhan nhản những bài ?othơ? kiểu đồng dao rỗng tuếch và vớ vẩn ?oin kèm? trong truyện ngắn của mình, thậm chí còn ?obắt? một nhân vật mới thiếu niên phải cảm xúc bằng? thơ, tư duy bằng? thơ, dẫn truyện cũng bằng? thơ(!), nhà văn này còn cố tình ?otạo? ra những nhân vật là nhà thơ để ?oxả? cái sự cay cú đó.
    Kính thưa hai ông.
    Đọc đi đọc lại cuộc luận bàn của hai ông, tôi thực sự ngạc nhiên rằng với những uyên bác, ?ochuyên nghiệp? của mình, chẳng lẽ hai ông lại không nhận ra cái sự ?ođạo văn? (nói nôm na là ?oăn cắp?), và sự ?onhai lại? đến bỉ ổi mà tôi vừa dẫn chứng trong văn chương NHT. Chẳng lẽ hai ông cho rằng đó là việc bình thường, là ?okế thừa? (chữ dùng của ông Thọ), là ?obiến tấu? (chữ dùng của ông Khoa)???. Tôi không tin rằng hai ông lại dễ dàng bỏ qua cái sự vô đạo đức, coi thường độc giả, lừa dối thiên hạ? ấy của người làm nghề sáng tạo, mà xin mạo muội đồ rằng thực ra hai ông chỉ đọc cùng lắm không quá năm cái truyện ngắn của NHT, còn thì cũng chỉ là ?onghe nói? mà thôi. Tôi chắc rằng người như ông Khoa đối với văn học đương đại trong nước, cũng chẳng khác gì Cụ Khải mà ông kể, rằng Cụ không đọc một dòng nào trong sách người ta tặng nhưng cũng cứ khen đại một câu. Nói như thế không phải kết tội hai ông không yêu văn học, thậm chí trên đời ít có người mê văn chương hơn hai ông. Nhưng cũng ví như người mê bóng đá, nửa đêm cũng thức dậy xem giải ngoại hạng Anh, Ý, Tây Ban Nha, rồi cúp C1, cúp FA? song bóng đá trong nước thì năm thì mười họa có cũng như không?
    Nói gì thì nói, nhân sự kiện báo chí lại rộ lên về ?ohiện tượng NHT?, cuộc ?oluận bàn? của hai ông đã góp phần té thêm một ít ?onước? vào cái trận ?omưa? vốn đang mưa ra cùng một thứ ?onước? giống của hai ông. Không những thế, nhân dịp này, các ông còn được cơ hội kết luận, đánh giá cả nền văn học thế giới với những Lỗ Tấn, Mao Thuẫn, Tonxtoi, Xecvantec?, được dịp xắp xếp ngôi thứ các nhà văn trong nước như Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng? một việc mà ông Khoa vốn có tiếng xưa nay, giờ lại có thêm ông Thọ góp vào một ?oque đóm? nữa kể cũng vui vui. Về nhân vật chính là NHT, hai ông thả sức khen chê, tung lên, đập xuốngï như người chơi? bóng rổ. Với giọng rất dí dỏm, tài hoa mặc dù không có gì mới của ông Khoa (ví dụ cái từ: ?othau tháu? dùng để chỉ số đầu sách của một nhà văn, ông Khoa đã từng dùng với ai đó (hình như là Lê Lựu), nay lại lặp lại với ?oCụ Khải?), cuộc ?oluận bàn? của hai ông đã ?ochế biến? thành công nồi ?olẩu thập cẩm? với ?omón đinh? là NHT. Và trong cái ?olẩu? hoả mù ấy, hai ông đã đạt mục đích làm cho người đọc nhận ra sự uyên bác đến kinh người, sự hiểu biết đến hết cả đông tây kim cổ của mình. Đến mức người viết thư này vừa đọc vừa cứ phải vỗ đùi buột miệng như một nhân vật của Nam Cao: ?otài, tài thật, tài đến thế là cùng??. Chính hai ông, chứ không thể ai khác, mới là bậc ?otiên chỉ? của làng văn xứ Việt ta.
    Nhân đây, tôi cũng xin gửi tới hai ông bài ?VĂN TẾ MỘT LOẠI CHÚNG VĂN? hy vọng hai ông mua vui được trong chốc lát.
    VĂN TẾ MỘT LOẠI CHÚNG VĂN
    Nhớ ai nay
    Nấu báo xào văn, gặp thời thế thành ra như thế
    Kéo cưa lừa xẻ, nhân đảo điên lại diễn trò điên
    Việc văn chương lắm nỗi ưu phiền
    Chốn thương trường nhiều điều rắc rối
    Lên Tây bắc tập làm thầy mười năm rồi? mất dạy
    Xuống miền xuôi giả vai tướng một khắc đã? về hưu
    Xét làng văn ta
    Cua máy cáy đào bao nhiêu đời không thò ra phẩm tiết
    Mài kiếm sắc nghĩ keo này ăn cướp dễ như chơi
    Thế rồi
    Lẻn tới vườn hoang tưởng mình là con thú
    Núp trong quán rượu ngẫm đời chẳng có vua
    Mặt Trương Chi đã quyết hơn thua
    Lòng Thị Lộ vừa đau vừa rát
    Gió độc tràn lan, miệng phù thủy tung quần Hua tát
    Mưa đen mù mịt, giọng du côn tốc váy Nhã nam
    Tưởng xưa nay lắm kẻ ăn gian
    Phen này quyết ra tay? đào mả
    Chẳng quản đến vệ sinh, ngậm xú uế phun đầy giấy trắng
    Không màng chi xấu hổ, đem ngu si lộn ngược sử xanh
    Sẵn một lòng nuôi chí lưu manh
    Sá gì đến đức, tài cao thấp
    Thiên hạ đầy văn, nghĩ không ra sẵn sàng ăn cắp
    Thế gian ối của, làm chẳng xong cứ việc cầm nhầm
    Rồi cứ thế tuôn ra
    Văn nấu, văn xào, văn lấy quen làm lạ
    Từ ?oCổ học tinh hoa? đến ?oCon đầm pích? ?" Puskin?
    Thế mà
    Làng nước kia sao cứ lặng thinh
    Công ăn cắp dễ thành công cốc
    Thôi đã thế
    Chẳng ai nghe thì ông đây chửi đổng
    Chửi cả làng, cả xóm, cả bố ông?
    Nếu có tức, tức một làng giả điếc?
    Cũng có người tán thưởng cái thằng ngông.
    Hỡi ơi!
    Lòng đã tối soi đèn càng tối
    Mắt đã đen nhìn tuyết cũng đen
    Chợt một phút cuồng tưởng mình là chấm hết
    Ai tự mình khai tử kiếp mình ru.
    Ôi thôi!
    Cứ tưởng bách niên giai lão - giữ nghiệp văn chương
    Ai ngờ ?ođức nguyệt? bất đều - vứt đi?? Thì vứt!
    Ô hô!
    VĂN ĐAO
    TP. HCM
  9. Buidoihanoi

    Buidoihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0

    Van Dao
    THƯ NGỎ GỬI HAI ÔNG TRẦN ĐĂNG KHOA VÀ NGUYỄN VĂN THỌ
    Tôi hân hạnh được đọc cuộc luận bàn rất chi là hàn lâm của hai ông về văn chương nói chung và về Nguyễn Huy Thiệp nói riêng trên VNQĐ số tháng 4 năm 2004. Cũng như gần đây, trên báo chí xuất hiện nhiều bài viết mổ xẻ về cái gọi là: ?ohiện tượng NHT? và văn chương NHT (xin phép được viết tắt) nhân sự lộng ngôn đã trở nên ?oquá quắt? của nhà văn này, người đang ?olộn mửa? với những quá khứ hào hùng của dân tộc. Những năm cuối thập kỷ tám mươi thế kỷ trước, tôi cũng từng đọc và thích thú với một vài truyện ngắn của NHT đăng trên báo Văn nghệ. Với cái tâm của một người đọc yêu văn học, sau khi xuất hiện bài viết của nhà thơ Trần Mạnh Hảo phê bình bài: ?oTrò truyện với hoa thuỷ tiên?? của NHT in trên báo Văn nghệ, tôi đã cất công đi khắp các hiệu sách ở TP. HCM, khuân về gần như toàn bộ những gì đã xuất bản mang nhãn NHT. Sau ba ngày ba đêm cố gắng đọc cho bằng hết cả số văn lẫn kịch ấy, kể cả đọc lại những truyện mình đã từng ?othích? trước kia trên báo. Hai ông có biết cảm nhận của tôi lúc đó về NHT là gì không? Là? chẳng có gì cả! Thế mà rất nhiều người, trong đó có cả hai ông trong cuộc luận bàn trên đây đều nhắc đi nhắc lại rằng NHT là một ?ohiện tượng? văn học giai đoạn 1985-1996, rằng: ?oNHT mới thực sự mang dấu ấn riêng, làm mới mẻ nền văn học nước nhà??. Tôi đâm ra hoang mang, hay là kiến thức mình nông cạn quá, chưa hiểu nổi cái thứ văn ấy của NHT? bèn đọc lại lần nữa, rồi lần nữa? . Cuối cùng, đành dùng cách của Kim Thánh Thán xưa mà nói về văn NHT như thế này: đọc lần đầu thấy chẳng có gì, đọc lần thứ hai, thấy có gì bân bẩn, đọc lần thứ ba thấy??
    Tôi không có ý lạm bàn về phương diện học thuật hay lý luận văn chương?, về sự bỉ ổi, bôi nhọ lịch sử, danh nhân? của văn NHT. Việc đó xin dành cho những người uyên bác, sành sõi nghề văn như hai ông. Ở đây tôi nói NHT chẳng có gì là chẳng có những cái cần có về tư tưởng, về cái ?otứ?? của một tác phẩm văn học, đặc biệt trong lĩnh vực truyện ngắn. Chứ những cái không cần có thì văn NHT lại có đầy rẫy. Xin nhắc lại là bản thân tác giả NHT chẳng có gì chứ văn NHT thì thỉnh thoảng vẫn ?ocó?. Nhưng những chỗ ?ocó? là do xào văn của người khác, lấy tứ của người khác chứ bản thân NHT thì hoàn toàn chẳng có gì. Đúng như nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn đã phát hiện trên bài đăng trên Văn nghệ trẻ gần đây: ?ovăn NHT vay mượn hơi nhiều??. Ai đã từng đọc: ?oHUYỀN THOẠI PHỐ PHƯỜNG? thì thấy rõ như ban ngày rằng truyện ngắn này, NHT ăn cắp tứ của truyện: ?oCON ĐẦM PIC? của Puskin. Cũng một anh ham làm tiền một cách điên cuồng, đến mức sẵn sàng cầu xin tình yêu của một bà già (mặc dù bà già trong truyện đã dẫn của NHT có trẻ hơn bà bá tước trong truyện của Puskin một tí nên vẫn còn khả năng ?ođộng cỡn? mà không bị đột tử chết như bà bá tước kia). NHT chỉ việc thay lá bài con đầm pic bằng tờ vé số (?). Rồi âm mưu cũng thất bại, chính đối thủ mới là người thắng bạc, rồi anh ta cũng phát điên? Trong truyện ngắn: ?oBÀI HỌC TIẾNG VIỆT?, không bàn đến sự xuyên tạc bỉ ổi về Vũ Trọng Phụng của NHT. Cái đoạn tả bữa tiệc trong gia đình một nhà giàu nọ ở Hà nội, sao mà nó giống như đúc những bữa tiệc trưởng giả trong văn học cổ điển Pháp. Cũng giới thiệu vị khách đặc biệt là một văn sĩ trẻ nổi tiếng (nhưng cơ mà nghèo rớt) với quý phu nhân, rồi cô em gái của quý phu nhân (trong văn học Pháp thì gọi là tiểu thư(!))? Còn nhiều nữa những sự ?ođạo văn? của ?ohiện tượng Nguyễn Huy Thiệp? mà nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn trong bài viết nói trên đã chỉ ra một số làm ví dụ, thậm chí NHT còn bắt chước trình bày cả cây gia phả một dòng họ ở trang cuối một truyện ngắn khác (truyện: ?oGiọt máu?) để minh hoạ. Trơ tráo đến thế là cùng.
    Đã ?otrót? phí thì giờ của mình và của cả hai ông về NHT đến nước này, thôi thì tôi cũng xin nói thêm chút nữa về một ?ođặc tính? của ?ovăn? NHT. Đó là sự nhai lại. Khá nhiều truyện ngắn của NHT có một nhân vật là nhà văn hoặc nhà thơ (Hạc vừa bay vừa?; Chú Hoạt tôi; những người muôn năm cũ??. Những nhân vật này phần lớn vừa lẩn thẩn, dở hơi vừa? vô tích sự. Khỏi bàn đến sự vô lý, sống sượng đến tởm lợm khi tạo ra những nhân vật này, có cảm giác rằng NHT hình như cay cú vì không thành đạt trong lĩnh vực thi ca, nên ngoài việc bịa ra nhan nhản những bài ?othơ? kiểu đồng dao rỗng tuếch và vớ vẩn ?oin kèm? trong truyện ngắn của mình, thậm chí còn ?obắt? một nhân vật mới thiếu niên phải cảm xúc bằng? thơ, tư duy bằng? thơ, dẫn truyện cũng bằng? thơ(!), nhà văn này còn cố tình ?otạo? ra những nhân vật là nhà thơ để ?oxả? cái sự cay cú đó.
    Kính thưa hai ông.
    Đọc đi đọc lại cuộc luận bàn của hai ông, tôi thực sự ngạc nhiên rằng với những uyên bác, ?ochuyên nghiệp? của mình, chẳng lẽ hai ông lại không nhận ra cái sự ?ođạo văn? (nói nôm na là ?oăn cắp?), và sự ?onhai lại? đến bỉ ổi mà tôi vừa dẫn chứng trong văn chương NHT. Chẳng lẽ hai ông cho rằng đó là việc bình thường, là ?okế thừa? (chữ dùng của ông Thọ), là ?obiến tấu? (chữ dùng của ông Khoa)???. Tôi không tin rằng hai ông lại dễ dàng bỏ qua cái sự vô đạo đức, coi thường độc giả, lừa dối thiên hạ? ấy của người làm nghề sáng tạo, mà xin mạo muội đồ rằng thực ra hai ông chỉ đọc cùng lắm không quá năm cái truyện ngắn của NHT, còn thì cũng chỉ là ?onghe nói? mà thôi. Tôi chắc rằng người như ông Khoa đối với văn học đương đại trong nước, cũng chẳng khác gì Cụ Khải mà ông kể, rằng Cụ không đọc một dòng nào trong sách người ta tặng nhưng cũng cứ khen đại một câu. Nói như thế không phải kết tội hai ông không yêu văn học, thậm chí trên đời ít có người mê văn chương hơn hai ông. Nhưng cũng ví như người mê bóng đá, nửa đêm cũng thức dậy xem giải ngoại hạng Anh, Ý, Tây Ban Nha, rồi cúp C1, cúp FA? song bóng đá trong nước thì năm thì mười họa có cũng như không?
    Nói gì thì nói, nhân sự kiện báo chí lại rộ lên về ?ohiện tượng NHT?, cuộc ?oluận bàn? của hai ông đã góp phần té thêm một ít ?onước? vào cái trận ?omưa? vốn đang mưa ra cùng một thứ ?onước? giống của hai ông. Không những thế, nhân dịp này, các ông còn được cơ hội kết luận, đánh giá cả nền văn học thế giới với những Lỗ Tấn, Mao Thuẫn, Tonxtoi, Xecvantec?, được dịp xắp xếp ngôi thứ các nhà văn trong nước như Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng? một việc mà ông Khoa vốn có tiếng xưa nay, giờ lại có thêm ông Thọ góp vào một ?oque đóm? nữa kể cũng vui vui. Về nhân vật chính là NHT, hai ông thả sức khen chê, tung lên, đập xuốngï như người chơi? bóng rổ. Với giọng rất dí dỏm, tài hoa mặc dù không có gì mới của ông Khoa (ví dụ cái từ: ?othau tháu? dùng để chỉ số đầu sách của một nhà văn, ông Khoa đã từng dùng với ai đó (hình như là Lê Lựu), nay lại lặp lại với ?oCụ Khải?), cuộc ?oluận bàn? của hai ông đã ?ochế biến? thành công nồi ?olẩu thập cẩm? với ?omón đinh? là NHT. Và trong cái ?olẩu? hoả mù ấy, hai ông đã đạt mục đích làm cho người đọc nhận ra sự uyên bác đến kinh người, sự hiểu biết đến hết cả đông tây kim cổ của mình. Đến mức người viết thư này vừa đọc vừa cứ phải vỗ đùi buột miệng như một nhân vật của Nam Cao: ?otài, tài thật, tài đến thế là cùng??. Chính hai ông, chứ không thể ai khác, mới là bậc ?otiên chỉ? của làng văn xứ Việt ta.
    Nhân đây, tôi cũng xin gửi tới hai ông bài ?VĂN TẾ MỘT LOẠI CHÚNG VĂN? hy vọng hai ông mua vui được trong chốc lát.
    VĂN TẾ MỘT LOẠI CHÚNG VĂN
    Nhớ ai nay
    Nấu báo xào văn, gặp thời thế thành ra như thế
    Kéo cưa lừa xẻ, nhân đảo điên lại diễn trò điên
    Việc văn chương lắm nỗi ưu phiền
    Chốn thương trường nhiều điều rắc rối
    Lên Tây bắc tập làm thầy mười năm rồi? mất dạy
    Xuống miền xuôi giả vai tướng một khắc đã? về hưu
    Xét làng văn ta
    Cua máy cáy đào bao nhiêu đời không thò ra phẩm tiết
    Mài kiếm sắc nghĩ keo này ăn cướp dễ như chơi
    Thế rồi
    Lẻn tới vườn hoang tưởng mình là con thú
    Núp trong quán rượu ngẫm đời chẳng có vua
    Mặt Trương Chi đã quyết hơn thua
    Lòng Thị Lộ vừa đau vừa rát
    Gió độc tràn lan, miệng phù thủy tung quần Hua tát
    Mưa đen mù mịt, giọng du côn tốc váy Nhã nam
    Tưởng xưa nay lắm kẻ ăn gian
    Phen này quyết ra tay? đào mả
    Chẳng quản đến vệ sinh, ngậm xú uế phun đầy giấy trắng
    Không màng chi xấu hổ, đem ngu si lộn ngược sử xanh
    Sẵn một lòng nuôi chí lưu manh
    Sá gì đến đức, tài cao thấp
    Thiên hạ đầy văn, nghĩ không ra sẵn sàng ăn cắp
    Thế gian ối của, làm chẳng xong cứ việc cầm nhầm
    Rồi cứ thế tuôn ra
    Văn nấu, văn xào, văn lấy quen làm lạ
    Từ ?oCổ học tinh hoa? đến ?oCon đầm pích? ?" Puskin?
    Thế mà
    Làng nước kia sao cứ lặng thinh
    Công ăn cắp dễ thành công cốc
    Thôi đã thế
    Chẳng ai nghe thì ông đây chửi đổng
    Chửi cả làng, cả xóm, cả bố ông?
    Nếu có tức, tức một làng giả điếc?
    Cũng có người tán thưởng cái thằng ngông.
    Hỡi ơi!
    Lòng đã tối soi đèn càng tối
    Mắt đã đen nhìn tuyết cũng đen
    Chợt một phút cuồng tưởng mình là chấm hết
    Ai tự mình khai tử kiếp mình ru.
    Ôi thôi!
    Cứ tưởng bách niên giai lão - giữ nghiệp văn chương
    Ai ngờ ?ođức nguyệt? bất đều - vứt đi?? Thì vứt!
    Ô hô!
    VĂN ĐAO
    TP. HCM
  10. huong78910

    huong78910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    người ta leo núi, leo lên mãi rồi cũng có lúc leo xuống. nhà văn cũng không ở hoài nơi đỉnh cao của chính mình được. biết ngừng nghỉ đúng lúc là khôn ngoan, nhưng không biết không phải là phạm tội.
    những tác phẩm sau này của NHT không thành công. tôi tiếc vì không được tiếp tục đọc thêm nhiều tác phẩm hay nữa, nhưng dù sao những đóng góp của NHT cho văn học VN cũng đã lớn.
    những người chê bai NHT: nếu gọi là phê bình văn học, sau họ không chê lúc những tác phẩm của ông được đọc nhiều nhất, lúc ông viết khỏe nhất? tại sao lại chờ đến hôm nay, nhân dịp này? nó giống như chờ người ta viết yếu đi rồi đập một phát cho tiêu luôn hơn là phê bình văn học.

Chia sẻ trang này