1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huy Thiệp-Trò chuyện với hoa thủy tiên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoangvan09, 07/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntchin

    ntchin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Thật là thấp kém và rẻ rúng cho văn học Việt Nam khi phải quơ bèo gạt tiép đế cố trương phình lên những hiện tượng không đủ thực lực và thực chất để tạo ra hiện tượng. Talawas là nơi tung ra bài này, tôi nghĩ là Talawas có bàn tay lông lá của ngoại quốc muốn mượn chuyện này để khuấy động . Nhưng hiện tượng hay không hiện tượng, người Việt cũng có thể nói được chuyện này rồi, cần gì phải mượn những tên ngoại quốc dạy dỗ nền văn học Việt Nam
    Talawas low qu''a
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Ta nên xem xét đến nội dung thảo luận, chứ ko nên phân biệt đó là người VN hay người nước ngoài. Người nước ngoài mà nghiên cứu VHVN thì còn hiểu VHVN hơn khá nhiều người VN chúng ta. VHVN hay VH TG đều nên được nhìn nhận đánh giá chung ko phân biệt là người chủng tộc nào. Ta cũng vẫn bình luận đánh giá VH TG mà có ai cho rằng ko được phép đâu. Nếu có được 1 người nước ngoài quan tâm đến VHVN đến mức có thể đưa ra ý kiến bình luận thì tôi nghĩ là đáng quí. Tại sao phải tự ái dân tộc ở đây nhỉ?
    Anh bạn NCS này có ý kiến khá hay và xác đáng đấy chứ, tuy nhiên cũng hơi dài dòng 1 chút?
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Ta nên xem xét đến nội dung thảo luận, chứ ko nên phân biệt đó là người VN hay người nước ngoài. Người nước ngoài mà nghiên cứu VHVN thì còn hiểu VHVN hơn khá nhiều người VN chúng ta. VHVN hay VH TG đều nên được nhìn nhận đánh giá chung ko phân biệt là người chủng tộc nào. Ta cũng vẫn bình luận đánh giá VH TG mà có ai cho rằng ko được phép đâu. Nếu có được 1 người nước ngoài quan tâm đến VHVN đến mức có thể đưa ra ý kiến bình luận thì tôi nghĩ là đáng quí. Tại sao phải tự ái dân tộc ở đây nhỉ?
    Anh bạn NCS này có ý kiến khá hay và xác đáng đấy chứ, tuy nhiên cũng hơi dài dòng 1 chút?
  4. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Đã đến lúc cần phát biểu nghiêm túc về "hiện tượng" này!
    Trước tiên chúng tôi xin cảm ơn hoangvan09 đã dành nhiều thời gian để kiến tạo diễn đàn này! Phải thú thật rằng thời gian qua, chúng tôi đã rất "bức xúc" về hiện tượng "nhầm lẫn của nhà văn" do nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khơi mào. Chúng tôi thật sự mong muốn được bày tỏ quan điểm của mình về sự việc này, tuy nhiên lại không muốn tham gia trên báo chí, mà chúng tôi chỉ đơn thuần muốn thảo luận với bạn bè của mình mà thôi. Chính vì vậy, khi tìm được một góc diễn đàn như thế này, chúng tôi cảm thấy đã đến đúng chỗ. Hơn nữa, do không có điều kiện tiếp xúc với nhiều tờ báo khác nhau, chúng tôi thật sự thấy may mắn khi được đọc nhiều ý kiến khác do hoangvan09 chọn lọc cung cấp. Xin cảm ơn!
    Người ta tốn nhiều giấy mực, nhiều công sức để tham gia bàn luận về bài "cuộc trò chuyện với hoa thuỷ tiên" của ông Thiệp, xem xét về bài "phê bình" của ông Hảo, tranh nhau trình bày quan điểm riêng... rồi người ta bảo đấy là tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ngay chính chúng tôi cũng giết nhiều thời gian bằng cách suy ngẫm và bàn tán về chuyện đó. Thật sự bây giờ cảm thấy phí hoài!
    Chúng tôi đã từng nghe tiếng tăm ông Nguyễn Huy Thiệp cũng như ông Trần Mạnh Hảo và một vài nhà văn, nhà phê bình văn học đã tham gia viết về bài của ông thiệp trên Ngày Nay nói riêng và về "cuộc đụng độ" giữa hai ông kia cùng với ý kiến dư luận nói chung. Điều đó có nghĩa là họ đều đã có chỗ đứng nhất định trên văn đàn và trong xã hội Việt Nam. Vậy mà họ làm chúng tôi quá sửng sốt về hành động công kích nhau ngấm ngầm núp dưới vỏ bọc "phê bình văn chương". Theo chúng tôi:
    1. Ông Thiệp thật quá đáng với cách viết phóng túng vô lối
    2. Ông Hảo thì thật dại vì tật giật mình đến nỗi xù lông nhím lên "xỉa xói" chữ nghĩa của ông Thiệp
    3. Báo chí cho đăng bài của các ông thì không biết xấu hổ khi lạm dụng luật "tự do báo chí"
    4. Các vị dân nhà văn, nhà thơ ( và các loại "nhà" kiên quan đến văn chương nói chung) đã tham gia bàn tán trên báo chí cũng thừa hơi với cái gọi là "tự do ngôn luận".
    5. Kẻ thiệt thòi và cảm thấy mất mát nhiều nhất chính là chúng tôi - những độc giả yêu văn chương Việt Nam trẻ tuổi, những người cần được hưởng một "nền giáo dục cảm thụ" trong lành cà tốt đệp nhất.
    Vâng. Chúng tôi cảm thấy phí hoài thời gian đã bỏ ra để xem xét sự vụ này. Song chúng tôi cũng không thể không nói ra những bức xúc của mình. Bởi chúng tôi cảm thấy mình thật sự đủ tư cách, đủ tâm huyết với một nền văn chương nước Việt. Hơn nữa, bởi chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm khi bị đọc những văn chương xấu xí. Tự ái của chúng tôi bị bôi bẩn khi nhận thấy những tên tuổi từng được tôn vinh, từng được khen ngợi và từng được kính nể, người viết và người đăng, lại để cho chúng tôi phải cảm thụ những quái thai chữ nghĩa như vậy.
    Gọi là quái thai chữ nghĩa không ngoa chút nào. Những câu từ của ông Thiệp trong bài tiểu luận gây nhiều tranh cãi kia đúng là đáng khinh. Từ ngữ, thơ phú mà ôngb ta đem lên bài đấy thuộc loại hạ đẳng cùng cực mà chúng tôi, những thanh niên, sinh viên đã từng tiếp xúc với đủ loại người, thừa sức sử dụng những từ còn "gây tiếng vang" và "chất lượng" hơn gấp nhiều lần. Ông ta và một số người "thích" ông ta thì cho rằng đấy là một "tiếng vang". Có lẽ họ đã đánh bóng hai chữ "tiếng vang" lên quá. Chắc bởi nền văn chương nước nhà đang trong tình trạng "thân lừa ưa nặng" nên họ mới thích nói như vậy?
    Chúng tôi đã từng đọc được không ít những ý kiến báo động về tình trạng sáng tác văn thơ nước ta, đáng chú ý hơn là những ý kién đó được đăng trên vài tờ báo lớn như Lao Động..v.v... Nhưng chúng tôi không hề thấy có nhà văn, nhà thơ nào dùng dùng từ ngữ quái thai như ông thiệp dùng. Chúng tôi cũng không thấy có ai chắp bút thổi phồng sự việc lên theo kiểu "cay cú" như ông Hảo. Cũng phải công nhận ông Thiệp biết cách "đánh vào tâm lý" của những người thuộc trường phái "thân lừa"?
    Nói đến đây, chúng tôi biết mình đã quá lời và có phần "láo toét" khi sự dụng hình ảnh tuỳ tiện như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không cảm thấy mình quá đáng, sẽ không xin lỗi một loài "lừa" nào đã bị đem ra so sánh hết. Bởi vì chúng tôi đã bị xúc phạm quá nặng nề mà chưa ai xin lỗi chúng tôi hết.
    Không thể tha thứ!
  5. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Đã đến lúc cần phát biểu nghiêm túc về "hiện tượng" này!
    Trước tiên chúng tôi xin cảm ơn hoangvan09 đã dành nhiều thời gian để kiến tạo diễn đàn này! Phải thú thật rằng thời gian qua, chúng tôi đã rất "bức xúc" về hiện tượng "nhầm lẫn của nhà văn" do nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khơi mào. Chúng tôi thật sự mong muốn được bày tỏ quan điểm của mình về sự việc này, tuy nhiên lại không muốn tham gia trên báo chí, mà chúng tôi chỉ đơn thuần muốn thảo luận với bạn bè của mình mà thôi. Chính vì vậy, khi tìm được một góc diễn đàn như thế này, chúng tôi cảm thấy đã đến đúng chỗ. Hơn nữa, do không có điều kiện tiếp xúc với nhiều tờ báo khác nhau, chúng tôi thật sự thấy may mắn khi được đọc nhiều ý kiến khác do hoangvan09 chọn lọc cung cấp. Xin cảm ơn!
    Người ta tốn nhiều giấy mực, nhiều công sức để tham gia bàn luận về bài "cuộc trò chuyện với hoa thuỷ tiên" của ông Thiệp, xem xét về bài "phê bình" của ông Hảo, tranh nhau trình bày quan điểm riêng... rồi người ta bảo đấy là tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ngay chính chúng tôi cũng giết nhiều thời gian bằng cách suy ngẫm và bàn tán về chuyện đó. Thật sự bây giờ cảm thấy phí hoài!
    Chúng tôi đã từng nghe tiếng tăm ông Nguyễn Huy Thiệp cũng như ông Trần Mạnh Hảo và một vài nhà văn, nhà phê bình văn học đã tham gia viết về bài của ông thiệp trên Ngày Nay nói riêng và về "cuộc đụng độ" giữa hai ông kia cùng với ý kiến dư luận nói chung. Điều đó có nghĩa là họ đều đã có chỗ đứng nhất định trên văn đàn và trong xã hội Việt Nam. Vậy mà họ làm chúng tôi quá sửng sốt về hành động công kích nhau ngấm ngầm núp dưới vỏ bọc "phê bình văn chương". Theo chúng tôi:
    1. Ông Thiệp thật quá đáng với cách viết phóng túng vô lối
    2. Ông Hảo thì thật dại vì tật giật mình đến nỗi xù lông nhím lên "xỉa xói" chữ nghĩa của ông Thiệp
    3. Báo chí cho đăng bài của các ông thì không biết xấu hổ khi lạm dụng luật "tự do báo chí"
    4. Các vị dân nhà văn, nhà thơ ( và các loại "nhà" kiên quan đến văn chương nói chung) đã tham gia bàn tán trên báo chí cũng thừa hơi với cái gọi là "tự do ngôn luận".
    5. Kẻ thiệt thòi và cảm thấy mất mát nhiều nhất chính là chúng tôi - những độc giả yêu văn chương Việt Nam trẻ tuổi, những người cần được hưởng một "nền giáo dục cảm thụ" trong lành cà tốt đệp nhất.
    Vâng. Chúng tôi cảm thấy phí hoài thời gian đã bỏ ra để xem xét sự vụ này. Song chúng tôi cũng không thể không nói ra những bức xúc của mình. Bởi chúng tôi cảm thấy mình thật sự đủ tư cách, đủ tâm huyết với một nền văn chương nước Việt. Hơn nữa, bởi chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm khi bị đọc những văn chương xấu xí. Tự ái của chúng tôi bị bôi bẩn khi nhận thấy những tên tuổi từng được tôn vinh, từng được khen ngợi và từng được kính nể, người viết và người đăng, lại để cho chúng tôi phải cảm thụ những quái thai chữ nghĩa như vậy.
    Gọi là quái thai chữ nghĩa không ngoa chút nào. Những câu từ của ông Thiệp trong bài tiểu luận gây nhiều tranh cãi kia đúng là đáng khinh. Từ ngữ, thơ phú mà ôngb ta đem lên bài đấy thuộc loại hạ đẳng cùng cực mà chúng tôi, những thanh niên, sinh viên đã từng tiếp xúc với đủ loại người, thừa sức sử dụng những từ còn "gây tiếng vang" và "chất lượng" hơn gấp nhiều lần. Ông ta và một số người "thích" ông ta thì cho rằng đấy là một "tiếng vang". Có lẽ họ đã đánh bóng hai chữ "tiếng vang" lên quá. Chắc bởi nền văn chương nước nhà đang trong tình trạng "thân lừa ưa nặng" nên họ mới thích nói như vậy?
    Chúng tôi đã từng đọc được không ít những ý kiến báo động về tình trạng sáng tác văn thơ nước ta, đáng chú ý hơn là những ý kién đó được đăng trên vài tờ báo lớn như Lao Động..v.v... Nhưng chúng tôi không hề thấy có nhà văn, nhà thơ nào dùng dùng từ ngữ quái thai như ông thiệp dùng. Chúng tôi cũng không thấy có ai chắp bút thổi phồng sự việc lên theo kiểu "cay cú" như ông Hảo. Cũng phải công nhận ông Thiệp biết cách "đánh vào tâm lý" của những người thuộc trường phái "thân lừa"?
    Nói đến đây, chúng tôi biết mình đã quá lời và có phần "láo toét" khi sự dụng hình ảnh tuỳ tiện như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không cảm thấy mình quá đáng, sẽ không xin lỗi một loài "lừa" nào đã bị đem ra so sánh hết. Bởi vì chúng tôi đã bị xúc phạm quá nặng nề mà chưa ai xin lỗi chúng tôi hết.
    Không thể tha thứ!
  6. huong78910

    huong78910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi thượng đế!
  7. huong78910

    huong78910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi thượng đế!
  8. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    khổ thân chưa, ai bảo văn thơ cho lắm vào! Thôi thì đành chui vào khai quật mấy hiệu sách cũ vậy!
  9. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    khổ thân chưa, ai bảo văn thơ cho lắm vào! Thôi thì đành chui vào khai quật mấy hiệu sách cũ vậy!
  10. onlyou

    onlyou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Chậc chậc, giờ cái mạng Tala ai đã bị chặn. Đọc những bài bênh vực NHT ở đâu bây giờ nhỉ?
    Tớ chỉ nói một điều: Nhà văn chân chính phải có cái tâm. Con người cần có, mà nhà văn càng cần phải có.
    Không thể phủ định những gì NHT đã đạt được. Nhưng không có nghĩa, phải đến cái mức tôn thờ NHT.
    Như thế, là một sai lầm.
    Tác giả, chỉ có thể chứng minh, sức sống lâu bền của mình qua tác phẩm.
    Ngoài ra, sự im lặng của NHT được tôi đánh giá cao.
    Lâu nay, ông NHT vốn nổi tiếng là người thâm nho. Và điều đạt được của ông: Đó là đưa những địch thủ ngoài đời của ông thành nhân vật, điều đó- thiếu nhân cách, thiếu cái tâm- và nó cũng chỉ chứng tỏ, ông không khác gì với những người mà ông cho là họ dám phê bình ông.
    Thực lòng nói vài câu, trong lòng vẫn thích những truyện ngắn thửa hoàng kim của ông, còn nhân cách, tớ khinh./.

Chia sẻ trang này