1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huy Thiệp-Trò chuyện với hoa thủy tiên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoangvan09, 07/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. datrang

    datrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Thưa bạn cundc, tôi mới là người viết bài bình luận bằng nick của ban hnlovefor gì đấy, hôm ấy tôi logout không được, không nên nói nick của bạn ấy ra để tranh luận, vì tôi đã viết một dòng chữ đỏ to đùng ngay trên bào viết của mình.
    Về chuyện bạn có những ý kiến của bạn, tôi không phản đối! Tôi đã nói rõ, tôi không bênh NHT, không bênh các ông nhà văn khác, không bênh luôn cả toà soạn báo Ngày nay.
    Tôi chỉ là một độc giả, nghĩa là như bạn, tôi ko xét đoán các cụ lớn nhà ta.
    Quan điểm cho rằng NHT là một ông già của bạn, tôi thấy tất nhiên là đúng, về tuổi tác của NHT, xét theo quan niệm phương Đông: nhân sinh thất thập cổ lai hi thì ông Thiệp kể cũng già rồi thật, về văn chương, thực chất ông Thiệp đã không tạo nên một đỉnh cao nào nữa từ khoảng năm 1993-1994, càng là một sự già nua. Tuy nhiên, khi viết phê bình, tiểu luận, thì gừng càng già càng cay, đó là chuyện rõ rệt đối với NHT, càng ngày ông ta càng thể hiện ông ta có khả năng quất vào dư luận ( Tôi không bình luận là theo hướng nào, tích cực hay tiêu cực).
    Hai nữa, bạn hiểu lầm bài viết của tôi.
    Tôi đã dùng đại từ "chúng tôi" khi nói rằng tôi đã dùng một cơ sở thống kê bài viết để nêu ra kết luận, đấy là một bài tập lớn cho một lớp SV mà tôi là thành viên. Tôi không comment một bài viết nào trong này, của bạn, của onlyyou, của ai cũng rứa cả... Tôi chỉ đánh giá chung các bài của những người phản bác lại ông Thiệp, và tôi cảm thấy tức cười là sao họ ko nói gì đến những suy nghĩ của ông ta trong hai bài viết đầu, họ không cãi, có phải là họ đồng ý hay không?
    Về hình tượng hoa Thủy tiên riêng trong bài viết của NHT, bạn Cundc ạ, tôi không cho rằng đó là biểu tượng của Chủ nghĩa vị kỉ, của sự sùng bái cá nhân, sự tự mê... hay tất tần tật những cái gì tương tự mà thần thoại Hi Lạp đã bắt bông hoa vô tội phải mang. Đấy là chưa kể cái giống hoa Thuỷ Tiên của thần thoại Hi Lạp không phải là giống Hoa Thủy Tiên các cụ nhà ta chơi, tuy nhiên điều này không quan trọng. Điều quan trọng là ông Thiệp sử dụng hoa Thuỷ Tiên để nói về cái đẹp trước mắt, rồi sẽ tàn phai, y như cuộc đời ông ta sẽ hết và thế nên là Mặc kệ chuyện thị phi, cứ làm gì ta muốn. Nếu bạn đọc phần 1 và phần 2 bạn sẽ thấy điều đó. Ngoài ra, Hoa Thuỷ Tiên ở đây còn là cái đẹp nhập khẩu vào thị trường VN. Chúng tôi đã thử hỏi với nhiều người học văn và quan tâm đến văn học, họ đều thừa nhận thích đọc Báu vật của đời, Linh Sơn, Phế đô... hơn là Hồ Anh Thái, hơn là Nguyễn Thị Thu Huệ, hơn là Võ Thị Hảo... Đấy là hiện thực chung của đọc văn bây giờ, và ông Thiệp đã lý giải cho điều đó, theo quan điểm của ông ta.
    Một lần nữa, tôi xin đính chính lại, tôi chỉ đánh giá dựa trên sự thống kê, tôi không bảo vệ cho quan điểm của ông Thiệp, nếu muốn phê phán, chúng ta có thể lôi ra cả nắm những điều ông Thiệp đã đi quá lố. Tuy nhiên, tôi thích sự khách quan khi đánh giá bài viết của người khác, không phải cái cách phản đối mà chẳng đi đến đâu như một số nhà văn đã làm. Và trước hết, là phải đọc cả ba bài viết của ông Thiệp cái đã.
  2. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Bạn datrang thân mến!
    Bạn nói đúng khi cho rằng dư luận chỉ chĩa mũi dùi phê phán vào kỳ 3 của loạt bài tiểu luận của ông Thiệp.
    Bạn thân mến, xin bạn bỏ chút thời gian đọc lại những ý kiến trước của tôi. Về nội dung của cả 3 kỳ trong loạt bài ấy, tôi không dám bàn nhiều, chỉ dám bàn duy nhất về ý nghĩa của hình tượng Hoa thuỷ tiên mà thôi. Còn lại, tất cả ý tứ của tôi trong các bài tôi post ở trên hoàn toàn tập trung vào ngôn từ mà ông Thiệp dùng, đặcbiệt là dùng cho bài thứ 3 ấy.
    Đó chính là câu trả lời cho điều khiến bạn datrang thấy buồn cười. Chính vì cái cách "quất vào dư luận" ấy đấy, nên dư luận mới "điên tiết " lên. Bạn ạ, đau chỗ nào, nhức chỗ nào thì kêu chỗ đấy. Đó là điều quá đương nhiên phải không?
    Xin bàn thêm về "vẻ đpẹ nhập khẩu" vì datrang đã nhắc đến. Đúng, tôi không phủ định chuyện văn học Trung Quốc đương đại đang được ưa chuộng không chỉ trong khu vực mà còn trrên thế giới. Nhưng không thể vì thế mà lấy nó ra làm thước đo cho bất cứ một nền văn học đương đại bào khác. Mỗi nước có một bản sác văn hoá riêng nên văn học nước đó cũng mang sắc thái riêng. Cho dù Việt Nam từng chịu rất rất rất nhiều ảnh hưởng của thời kỳ Bắc thuộc, chúng ta cũng đã vượt qua được những ảnh hưởng đó để xây dựng nên nét riêng của mình.
    Điều dĩ nhiên là ai cũng yêu cái hay, cái đẹp. Nhưng không nên chạy theo và tự đưa mình vào vòng ảnh hưởng của cái đẹp ấy. CẦn phải có phong cách hay, phong cách đẹp của riêng mình.
    Liệu ý bạn, cũng như ý ông Thiệp có cho rằng ta phải "học tập và làm việc theo gương các anh Tàu vĩ đại" ? Tôi thì vẫn đang cố sức làm mọi việc nhỏ nhất để tuyên truyền chủ trương của nhà cầm quyền ở Việt Nam thời kì đổi mới này :
    Hoà nhập chứ không hoà tan!!!
    Nó đồng nghĩa với việc: tiếp thu tinh hoa của các nước khác không có nghĩa là lấy những tinh hoa đó ra so sánh và vùi dập tinh hoa của nước mình!!!
    Xin thưa, về chuyện bạn bảo mọi người cần phải đọc kỹ cả 3 bài của ông Thiệp, tôi liên tưởng đến chuyện ông Thiệp ca ngợi văn học Tàu. Đành rằng việc đọc nhiều, biết nhiều là quý là cần, song tôi lại cảm thấy ông Thiệp đang khoe khoang vốn đọc rộng của mình đấy. Xin lỗi nếu tôi có nghĩ sai, bởi vì ông Thiệp chê người khác vô học nên ông ấy phải tỏ ra có học mà.
  3. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Bạn datrang thân mến!
    Bạn nói đúng khi cho rằng dư luận chỉ chĩa mũi dùi phê phán vào kỳ 3 của loạt bài tiểu luận của ông Thiệp.
    Bạn thân mến, xin bạn bỏ chút thời gian đọc lại những ý kiến trước của tôi. Về nội dung của cả 3 kỳ trong loạt bài ấy, tôi không dám bàn nhiều, chỉ dám bàn duy nhất về ý nghĩa của hình tượng Hoa thuỷ tiên mà thôi. Còn lại, tất cả ý tứ của tôi trong các bài tôi post ở trên hoàn toàn tập trung vào ngôn từ mà ông Thiệp dùng, đặcbiệt là dùng cho bài thứ 3 ấy.
    Đó chính là câu trả lời cho điều khiến bạn datrang thấy buồn cười. Chính vì cái cách "quất vào dư luận" ấy đấy, nên dư luận mới "điên tiết " lên. Bạn ạ, đau chỗ nào, nhức chỗ nào thì kêu chỗ đấy. Đó là điều quá đương nhiên phải không?
    Xin bàn thêm về "vẻ đpẹ nhập khẩu" vì datrang đã nhắc đến. Đúng, tôi không phủ định chuyện văn học Trung Quốc đương đại đang được ưa chuộng không chỉ trong khu vực mà còn trrên thế giới. Nhưng không thể vì thế mà lấy nó ra làm thước đo cho bất cứ một nền văn học đương đại bào khác. Mỗi nước có một bản sác văn hoá riêng nên văn học nước đó cũng mang sắc thái riêng. Cho dù Việt Nam từng chịu rất rất rất nhiều ảnh hưởng của thời kỳ Bắc thuộc, chúng ta cũng đã vượt qua được những ảnh hưởng đó để xây dựng nên nét riêng của mình.
    Điều dĩ nhiên là ai cũng yêu cái hay, cái đẹp. Nhưng không nên chạy theo và tự đưa mình vào vòng ảnh hưởng của cái đẹp ấy. CẦn phải có phong cách hay, phong cách đẹp của riêng mình.
    Liệu ý bạn, cũng như ý ông Thiệp có cho rằng ta phải "học tập và làm việc theo gương các anh Tàu vĩ đại" ? Tôi thì vẫn đang cố sức làm mọi việc nhỏ nhất để tuyên truyền chủ trương của nhà cầm quyền ở Việt Nam thời kì đổi mới này :
    Hoà nhập chứ không hoà tan!!!
    Nó đồng nghĩa với việc: tiếp thu tinh hoa của các nước khác không có nghĩa là lấy những tinh hoa đó ra so sánh và vùi dập tinh hoa của nước mình!!!
    Xin thưa, về chuyện bạn bảo mọi người cần phải đọc kỹ cả 3 bài của ông Thiệp, tôi liên tưởng đến chuyện ông Thiệp ca ngợi văn học Tàu. Đành rằng việc đọc nhiều, biết nhiều là quý là cần, song tôi lại cảm thấy ông Thiệp đang khoe khoang vốn đọc rộng của mình đấy. Xin lỗi nếu tôi có nghĩ sai, bởi vì ông Thiệp chê người khác vô học nên ông ấy phải tỏ ra có học mà.
  4. datrang

    datrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Trò chuyện lại một chút với cundc.
    Bạn hiểu lầm ý tôi khi tôi nói về văn học TQ tại Việt Nam. Bản thân tôi không coi văn học TQ là kiểu mẫu. Tất nhiên, TQ có là Quốc Mẫu của VN suốt cả 1000 năm đi nữa, nhưng bây giờ thì VN vẫn cứ là VN. Tôi chỉ muốn nói rằng hiện nay độc giả VN quan tâm đến văn học TQ còn hơn là văn học chính dân tộc mình. Họ không thích đọc Hồ Anh Thái, đọc Nguyễn Thị Thu Huệ... mà chỉ thích đọc Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Cao Hành Kiện. Chuyện dịch cuốn sách của Đới Tư Kiệt cũng làm ầm ĩ cả lên. Chúng tôi có thể không nghe lời thầy khuyên đọc Giàn Thiêu của Võ Thị Hảo, nhưng chỉ cần nghe có sách nào mới của Giả Bình Ao hay Mạc Ngôn là lon ton chạy đi mua ngay cho bằng bạn bằng bè...
    Một tình hình đọc sách văn học như thế, không đáng buồn lắm sao? Và bản thân tôi cảm thấy đồng tình với chuyện ông Thiệp tha thiết mong được thưởng thức một cái đẹp nội tại, được đọc những tác phẩm văn học thành công, có giá trị của VN.
    Tôi tham gia ttvnol rất ít, thực ra thì tôi chỉ đọc sơ lược những bài viết đầu tiên của topic này và rồi bỏ qua. Mãi đến gần đây tôi mới dám nêu một vài ý kiến của mình, nên tôi chẳng đọc lại những trang trước nhiều lắm.
    Bạn phê phán ông Nguyễn Huy Thiệp, đấy là hướng tiếp cận của bạn, tôi không có ý kiến gì. Thực ra ngôn ngữ của ba bài viết ấy cũng là một đề tài tranh cãi khá nhiều của chúng tôi. Tôi chỉ bình luận một cách tổng quát nhất về cuộc tranh luận này. Tôi là một người thích khái quát văn học sử hơn đi đến chi tiết. Chỉ vậy thôi ạ.
  5. datrang

    datrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Trò chuyện lại một chút với cundc.
    Bạn hiểu lầm ý tôi khi tôi nói về văn học TQ tại Việt Nam. Bản thân tôi không coi văn học TQ là kiểu mẫu. Tất nhiên, TQ có là Quốc Mẫu của VN suốt cả 1000 năm đi nữa, nhưng bây giờ thì VN vẫn cứ là VN. Tôi chỉ muốn nói rằng hiện nay độc giả VN quan tâm đến văn học TQ còn hơn là văn học chính dân tộc mình. Họ không thích đọc Hồ Anh Thái, đọc Nguyễn Thị Thu Huệ... mà chỉ thích đọc Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Cao Hành Kiện. Chuyện dịch cuốn sách của Đới Tư Kiệt cũng làm ầm ĩ cả lên. Chúng tôi có thể không nghe lời thầy khuyên đọc Giàn Thiêu của Võ Thị Hảo, nhưng chỉ cần nghe có sách nào mới của Giả Bình Ao hay Mạc Ngôn là lon ton chạy đi mua ngay cho bằng bạn bằng bè...
    Một tình hình đọc sách văn học như thế, không đáng buồn lắm sao? Và bản thân tôi cảm thấy đồng tình với chuyện ông Thiệp tha thiết mong được thưởng thức một cái đẹp nội tại, được đọc những tác phẩm văn học thành công, có giá trị của VN.
    Tôi tham gia ttvnol rất ít, thực ra thì tôi chỉ đọc sơ lược những bài viết đầu tiên của topic này và rồi bỏ qua. Mãi đến gần đây tôi mới dám nêu một vài ý kiến của mình, nên tôi chẳng đọc lại những trang trước nhiều lắm.
    Bạn phê phán ông Nguyễn Huy Thiệp, đấy là hướng tiếp cận của bạn, tôi không có ý kiến gì. Thực ra ngôn ngữ của ba bài viết ấy cũng là một đề tài tranh cãi khá nhiều của chúng tôi. Tôi chỉ bình luận một cách tổng quát nhất về cuộc tranh luận này. Tôi là một người thích khái quát văn học sử hơn đi đến chi tiết. Chỉ vậy thôi ạ.
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp: ''''''''Tôi làm tất cả để có vốn sống thực đầy ắp cho nghề viết''''''''
    Nguyễn Huy Thiệp là người có khả năng cuốn hút. Ông thể hiện sự sâu sắc, quyết đoán và khá ngay thẳng trong khi đối thoại. Có thể đằng sau vẻ ngoài lãnh đạm, khắc khổ của con người ''''''''từng trải'''''''' đó là một tâm hồn nhạy cảm hơn ta vẫn tưởng. Để diễn đạt nỗi buồn hay sự phiền lụy trong đời sống, ông có thói quen dùng từ ''''''''đau khổ'''''''' hay ''''''''khổ''''''''... Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa ông và báo giới.
    Gương mặt nhàu như bị giời đày qua mọi buồn vui khổ hạnh của kiếp người. Giọng nói trầm ấm và những câu chuyện giản dị. Dáng ngồi cô đơn, giống như một ông phó cối ấy lại của một nhà văn danh tiếng - nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ông vừa ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tiên "Tuổi 20 yêu dấu".
    + Tác phẩm này có phải là cuốn sách viết về tuổi trẻ của chính ông?
    - Không phải tôi mà về những người trẻ đương đại, tôi muốn nhắm vào đối tượng độc giả trẻ.
    + Ông đã hoàn thành cuốn sách này như thế nào?
    - Tôi ra đảo Cát Bà sống ở đó hai tháng với con trai. Tôi viết rất nhanh, chỉ trong vòng một tháng, tiểu thuyết dài 300 trang. Tôi đã bán đứt bản quyền cho công ty Phương Nam, theo đó, công ty này sẽ độc quyền phát hành trong 5 năm, tôi hưởng 10% nhuận bút mỗi lần in, tái bản. Tuổi 20 yêu dấu cũng đang được dịch sang tiếng Anh, Pháp.
    + Các nhà văn viết truyện ngắn hay không rành về viết tiểu thuyết. Trong khi đó, ông lại là ông vua truyện ngắn?
    - Nhiều truyện ngắn của tôi giống như một tiểu thuyết nhỏ. Đôi khi tôi thấy viết truyện ngắn còn khó hơn viết tiểu thuyết.
    + Trong văn chương gần đây xuất hiện khái niệm đổi mốt, nghĩa là viết khác đi, cho hợp thị hiếu độc giả. Ông có định đổi mốt trong tác phẩm của mình không?
    - Tôi không thích kiểu ấy, nó có vẻ ăn xổi quá. Tôi đang viết bằng tất cả những gì tôi có trong cuộc sống của mình.
    + Ông cư xử thế nào với những huyền thoại thêu dệt về mình?
    - Tôi tự nhủ đó cũng là lẽ thường, và cứ sống như mình vốn có. Danh tiếng, giống như bất cứ thứ gì trong cuộc sống đều có 2 mặt của nó.
    + Ông ít khi xuất hiện ở đám đông?
    - Tôi thấy mình không hợp với việc ấy. Tôi nghĩ viết văn là công việc hết sức bình thường, như bất kỳ một anh thợ mộc nào đó, không việc gì phải ầm ĩ. Văn học là công việc tu thân.
    + Chủ nghĩa hiện thực trần trụi và chủ nghĩa hiện thực thần bí pha trộn trong các tác phẩm của ông. Ông có học điều này ở ai không?
    - Tôi học ở cuốn sách có tên cuộc đời, với tất cả buồn - vui, bi - hài, tốt - xấu, trắng - đen để thấy cuộc sống là thế, bỉ ổi và nên thơ
    Ông có ý định viết tiểu thuyết hay chỉ dừng ở việc chuyển thể truyện ngắn thành kịch bản phim như hiện tại?
    - Tôi không thể ''''''''rửa tay gác kiếm'''''''' nếu mình vẫn còn tha thiết với việc viết, nhất là khi được tạo điều kiện đầy đủ. Tôi cũng chuẩn bị cho cuốn sách từ 2 năm nay. Có điều, tôi vẫn thiếu một cái gì đó; có thể là một cú hích, một sự khởi động để bật khỏi sức ỳ...
    Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông nói, người ta thường phải xây đắp những thần tượng mới. Vậy trong các tác phẩm của ông có bóng dáng các thần tượng không?
    - Tôi không nghĩ nhiều đến điều này. Con người mà không có thần tượng thì cũng đau khổ, nhất là tuổi trẻ... Nhưng nếu ai đó phải làm ''''''''thần tượng'''''''' thì rất khổ, luôn phải ''''''''vào vai'''''''' và khổ vì nhiều điều khác. Tôi không cần đến thần tượng, nhưng một đám đông thì cần. Quan trọng là phải không được nhận nhầm.
    Ông quan niệm ra sao về cái Đẹp trong văn chương và cuộc đời?
    - Tôi sang Pháp, được biết một câu chuyện. Tại một ngôi nhà thờ cổ có những cửa sổ bằng sắt, được gắn thêm đều đặn giữa hai chấn song là những chiếc vòng màu vàng. Mọi người đều tin là ai ***g cổ tay vào đó sẽ gặp điều may mắn, hạnh phúc. Đó là cái Đẹp. Cái Đẹp là điều kỳ diệu của nội tâm. Trong văn chương cũng vậy, cái Đẹp là do con người nhận thức, tất nhiên nó có một số tiêu chí chung. Song tôi không có quan niệm cố định, vì cái Đẹp luôn biến dịch. Có thể trong hoàn cảnh này một điều là đẹp nhưng lại không đẹp trong hoàn cảnh khác.
    Triết lý bao trùm trong các sáng tác và cuộc sống của ông là gì?
    - Tôi không có triết lý nào cả. Tôi chỉ hướng tới thiên nhiên. Thiên nhiên là điều tuyệt vời nhất. Hãy tôn trọng tự nhiên, môi trường sống của mình. Ta không muốn thì ngoài kia hoa vẫn nở, chim vẫn hót liên miên... Thiên nhiên bao gồm cả con người và cuộc sống. Mọi cái Đẹp và sáng tạo, thực ra đều ẩn giấu trong tự nhiên; nhà văn chỉ việc tìm và thấy chúng.
    Ngoài công việc, hiện tại ông có thú vui nào không?
    - Tôi trải nghiệm nhiều cuộc sống, đi liền với các nghề nghiệp: dạy học, làm viên chức, vẽ tranh, bán quán ăn đặc sản, làm gốm... nhưng chỉ nghề viết văn là còn lại. Tôi làm mỗi nghề không quá 3 năm; giống như mở ra, đóng lại những cuộc chơi. Có thể đứng ngoài quan sát nhưng tôi muốn thực sự là người trong cuộc. Muốn mình phải trải qua những vật lộn sinh tồn của mỗi nghề. Tôi làm tất cả để có vốn sống thực đầy ắp cho nghề viết.
    . Tôi không né tránh, để cuộc sống chảy vào tác phẩm tự nhiên.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 08:14 ngày 23/06/2004
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp: ''''''''Tôi làm tất cả để có vốn sống thực đầy ắp cho nghề viết''''''''
    Nguyễn Huy Thiệp là người có khả năng cuốn hút. Ông thể hiện sự sâu sắc, quyết đoán và khá ngay thẳng trong khi đối thoại. Có thể đằng sau vẻ ngoài lãnh đạm, khắc khổ của con người ''''''''từng trải'''''''' đó là một tâm hồn nhạy cảm hơn ta vẫn tưởng. Để diễn đạt nỗi buồn hay sự phiền lụy trong đời sống, ông có thói quen dùng từ ''''''''đau khổ'''''''' hay ''''''''khổ''''''''... Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa ông và báo giới.
    Gương mặt nhàu như bị giời đày qua mọi buồn vui khổ hạnh của kiếp người. Giọng nói trầm ấm và những câu chuyện giản dị. Dáng ngồi cô đơn, giống như một ông phó cối ấy lại của một nhà văn danh tiếng - nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ông vừa ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tiên "Tuổi 20 yêu dấu".
    + Tác phẩm này có phải là cuốn sách viết về tuổi trẻ của chính ông?
    - Không phải tôi mà về những người trẻ đương đại, tôi muốn nhắm vào đối tượng độc giả trẻ.
    + Ông đã hoàn thành cuốn sách này như thế nào?
    - Tôi ra đảo Cát Bà sống ở đó hai tháng với con trai. Tôi viết rất nhanh, chỉ trong vòng một tháng, tiểu thuyết dài 300 trang. Tôi đã bán đứt bản quyền cho công ty Phương Nam, theo đó, công ty này sẽ độc quyền phát hành trong 5 năm, tôi hưởng 10% nhuận bút mỗi lần in, tái bản. Tuổi 20 yêu dấu cũng đang được dịch sang tiếng Anh, Pháp.
    + Các nhà văn viết truyện ngắn hay không rành về viết tiểu thuyết. Trong khi đó, ông lại là ông vua truyện ngắn?
    - Nhiều truyện ngắn của tôi giống như một tiểu thuyết nhỏ. Đôi khi tôi thấy viết truyện ngắn còn khó hơn viết tiểu thuyết.
    + Trong văn chương gần đây xuất hiện khái niệm đổi mốt, nghĩa là viết khác đi, cho hợp thị hiếu độc giả. Ông có định đổi mốt trong tác phẩm của mình không?
    - Tôi không thích kiểu ấy, nó có vẻ ăn xổi quá. Tôi đang viết bằng tất cả những gì tôi có trong cuộc sống của mình.
    + Ông cư xử thế nào với những huyền thoại thêu dệt về mình?
    - Tôi tự nhủ đó cũng là lẽ thường, và cứ sống như mình vốn có. Danh tiếng, giống như bất cứ thứ gì trong cuộc sống đều có 2 mặt của nó.
    + Ông ít khi xuất hiện ở đám đông?
    - Tôi thấy mình không hợp với việc ấy. Tôi nghĩ viết văn là công việc hết sức bình thường, như bất kỳ một anh thợ mộc nào đó, không việc gì phải ầm ĩ. Văn học là công việc tu thân.
    + Chủ nghĩa hiện thực trần trụi và chủ nghĩa hiện thực thần bí pha trộn trong các tác phẩm của ông. Ông có học điều này ở ai không?
    - Tôi học ở cuốn sách có tên cuộc đời, với tất cả buồn - vui, bi - hài, tốt - xấu, trắng - đen để thấy cuộc sống là thế, bỉ ổi và nên thơ
    Ông có ý định viết tiểu thuyết hay chỉ dừng ở việc chuyển thể truyện ngắn thành kịch bản phim như hiện tại?
    - Tôi không thể ''''''''rửa tay gác kiếm'''''''' nếu mình vẫn còn tha thiết với việc viết, nhất là khi được tạo điều kiện đầy đủ. Tôi cũng chuẩn bị cho cuốn sách từ 2 năm nay. Có điều, tôi vẫn thiếu một cái gì đó; có thể là một cú hích, một sự khởi động để bật khỏi sức ỳ...
    Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông nói, người ta thường phải xây đắp những thần tượng mới. Vậy trong các tác phẩm của ông có bóng dáng các thần tượng không?
    - Tôi không nghĩ nhiều đến điều này. Con người mà không có thần tượng thì cũng đau khổ, nhất là tuổi trẻ... Nhưng nếu ai đó phải làm ''''''''thần tượng'''''''' thì rất khổ, luôn phải ''''''''vào vai'''''''' và khổ vì nhiều điều khác. Tôi không cần đến thần tượng, nhưng một đám đông thì cần. Quan trọng là phải không được nhận nhầm.
    Ông quan niệm ra sao về cái Đẹp trong văn chương và cuộc đời?
    - Tôi sang Pháp, được biết một câu chuyện. Tại một ngôi nhà thờ cổ có những cửa sổ bằng sắt, được gắn thêm đều đặn giữa hai chấn song là những chiếc vòng màu vàng. Mọi người đều tin là ai ***g cổ tay vào đó sẽ gặp điều may mắn, hạnh phúc. Đó là cái Đẹp. Cái Đẹp là điều kỳ diệu của nội tâm. Trong văn chương cũng vậy, cái Đẹp là do con người nhận thức, tất nhiên nó có một số tiêu chí chung. Song tôi không có quan niệm cố định, vì cái Đẹp luôn biến dịch. Có thể trong hoàn cảnh này một điều là đẹp nhưng lại không đẹp trong hoàn cảnh khác.
    Triết lý bao trùm trong các sáng tác và cuộc sống của ông là gì?
    - Tôi không có triết lý nào cả. Tôi chỉ hướng tới thiên nhiên. Thiên nhiên là điều tuyệt vời nhất. Hãy tôn trọng tự nhiên, môi trường sống của mình. Ta không muốn thì ngoài kia hoa vẫn nở, chim vẫn hót liên miên... Thiên nhiên bao gồm cả con người và cuộc sống. Mọi cái Đẹp và sáng tạo, thực ra đều ẩn giấu trong tự nhiên; nhà văn chỉ việc tìm và thấy chúng.
    Ngoài công việc, hiện tại ông có thú vui nào không?
    - Tôi trải nghiệm nhiều cuộc sống, đi liền với các nghề nghiệp: dạy học, làm viên chức, vẽ tranh, bán quán ăn đặc sản, làm gốm... nhưng chỉ nghề viết văn là còn lại. Tôi làm mỗi nghề không quá 3 năm; giống như mở ra, đóng lại những cuộc chơi. Có thể đứng ngoài quan sát nhưng tôi muốn thực sự là người trong cuộc. Muốn mình phải trải qua những vật lộn sinh tồn của mỗi nghề. Tôi làm tất cả để có vốn sống thực đầy ắp cho nghề viết.
    . Tôi không né tránh, để cuộc sống chảy vào tác phẩm tự nhiên.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 08:14 ngày 23/06/2004
  8. huong78910

    huong78910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Đây là một lời thừa, không thể đúng và không thể sai. Tại sao một nhà văn lại ăn nói như một người làm chính trị?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Ông quan niệm ra sao về cái Đẹp trong văn chương và cuộc đời?
    - Tôi sang Pháp, được biết một câu chuyện. Tại một ngôi nhà thờ cổ có những cửa sổ bằng sắt, được gắn thêm đều đặn giữa hai chấn song là những chiếc vòng màu vàng. Mọi người đều tin là ai ***g cổ tay vào đó sẽ gặp điều may mắn, hạnh phúc. Đó là cái Đẹp. Cái Đẹp là điều kỳ diệu của nội tâm. Trong văn chương cũng vậy, cái Đẹp là do con người nhận thức, tất nhiên nó có một số tiêu chí chung. Song tôi không có quan niệm cố định, vì cái Đẹp luôn biến dịch. Có thể trong hoàn cảnh này một điều là đẹp nhưng lại không đẹp trong hoàn cảnh khác.
    [[/QUOTE]
    Thừa nốt. Đọc cũng như không đọc. "Cái đẹp là do con người nhận thức" Con người nhận thức cái đẹp chứ không lẽ đôi dép của anh ta nhận thức cái đẹp? "Cái Đẹp là điều kỳ diệu của nội tâm", một câu hết sức tầm thường, bla bla. Chừng nào muốn viết: "Cái đẹp là điều kỳ diệu của đôi dép" thì mới cần phải viết.
    Tôi không chê NHT nói chung, tôi chỉ chê sao người ta chuẩn bị cho một bài phỏng vấn cẩu thả đến mức phải ngờ là nhà văn khinh thường người xem phỏng vấn.
    Được huong78910 sửa chữa / chuyển vào 10:30 ngày 27/06/2004
  9. huong78910

    huong78910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Đây là một lời thừa, không thể đúng và không thể sai. Tại sao một nhà văn lại ăn nói như một người làm chính trị?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Ông quan niệm ra sao về cái Đẹp trong văn chương và cuộc đời?
    - Tôi sang Pháp, được biết một câu chuyện. Tại một ngôi nhà thờ cổ có những cửa sổ bằng sắt, được gắn thêm đều đặn giữa hai chấn song là những chiếc vòng màu vàng. Mọi người đều tin là ai ***g cổ tay vào đó sẽ gặp điều may mắn, hạnh phúc. Đó là cái Đẹp. Cái Đẹp là điều kỳ diệu của nội tâm. Trong văn chương cũng vậy, cái Đẹp là do con người nhận thức, tất nhiên nó có một số tiêu chí chung. Song tôi không có quan niệm cố định, vì cái Đẹp luôn biến dịch. Có thể trong hoàn cảnh này một điều là đẹp nhưng lại không đẹp trong hoàn cảnh khác.
    [[/QUOTE]
    Thừa nốt. Đọc cũng như không đọc. "Cái đẹp là do con người nhận thức" Con người nhận thức cái đẹp chứ không lẽ đôi dép của anh ta nhận thức cái đẹp? "Cái Đẹp là điều kỳ diệu của nội tâm", một câu hết sức tầm thường, bla bla. Chừng nào muốn viết: "Cái đẹp là điều kỳ diệu của đôi dép" thì mới cần phải viết.
    Tôi không chê NHT nói chung, tôi chỉ chê sao người ta chuẩn bị cho một bài phỏng vấn cẩu thả đến mức phải ngờ là nhà văn khinh thường người xem phỏng vấn.
    Được huong78910 sửa chữa / chuyển vào 10:30 ngày 27/06/2004
  10. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với huong78910!
    Tôi đã không thể tham gia một lời nào sau khi đọc bài phỏng vấn NHT mà hoangvan09 post lên. Chán! Nếu như NHT muốn độc giả cảm thấy như thế khi nghe ông ta nói thì ông ta đã thành công.
    "Trong văn chương cũng vậy, cái Đẹp là do con người nhận thức, tất nhiên nó có một số tiêu chí chung."
    Ôi chao.... cứ nghĩ đến những câu thơ thô tục mà ông ta bảo là "tôi thấy hay" và lôi vào bài tiểu luận gây tranh cãi ấy. Nghĩ xem? Cái Đẹp trong văn chương được chính xác hoá bằng "cái Hay". Vậy thì nhận thức của ông ta thuộc tầm nào đây khi mà cho rằng những câu thơ đó là hay, là đẹp, là đáng đưa lên mặt báo cho thiên hạ cùng hưởng?
    Nghĩ cũng thương thương. Bây giờ NHT có "ho he" gì cũng phải nghĩ xem nó có "đá" cái bài tiểu luân của ông ta không. Giá mà ông ta lên tiếng nhận rằng mình đã có một vài sai lầm khi viết bài luận Nhầm lẫn của nhà văn với một thái độ coi trọng dư luận một chút, giá như thế... giá như thế thì về sau ông ta có nói năng gì người ta cũng đánh giá ít khắt khe hơn.

Chia sẻ trang này