1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huy Thiệp-Trò chuyện với hoa thủy tiên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoangvan09, 07/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với huong78910!
    Tôi đã không thể tham gia một lời nào sau khi đọc bài phỏng vấn NHT mà hoangvan09 post lên. Chán! Nếu như NHT muốn độc giả cảm thấy như thế khi nghe ông ta nói thì ông ta đã thành công.
    "Trong văn chương cũng vậy, cái Đẹp là do con người nhận thức, tất nhiên nó có một số tiêu chí chung."
    Ôi chao.... cứ nghĩ đến những câu thơ thô tục mà ông ta bảo là "tôi thấy hay" và lôi vào bài tiểu luận gây tranh cãi ấy. Nghĩ xem? Cái Đẹp trong văn chương được chính xác hoá bằng "cái Hay". Vậy thì nhận thức của ông ta thuộc tầm nào đây khi mà cho rằng những câu thơ đó là hay, là đẹp, là đáng đưa lên mặt báo cho thiên hạ cùng hưởng?
    Nghĩ cũng thương thương. Bây giờ NHT có "ho he" gì cũng phải nghĩ xem nó có "đá" cái bài tiểu luân của ông ta không. Giá mà ông ta lên tiếng nhận rằng mình đã có một vài sai lầm khi viết bài luận Nhầm lẫn của nhà văn với một thái độ coi trọng dư luận một chút, giá như thế... giá như thế thì về sau ông ta có nói năng gì người ta cũng đánh giá ít khắt khe hơn.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Vì có 1 topic mới quảng cáo cho " tiểu thuyết" đầu tay Tuổi 20 yêu dấu của NHT trong box VH, HV post thêm mấy bài "bình loạn" của NHT về tiểu thuyết để bà con box VH tham khảo thêm. Có thể thời nay là thời của tiểu thuyết, nhưng ko còn là thời của NHT, đáng tiếc thay.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Vì có 1 topic mới quảng cáo cho " tiểu thuyết" đầu tay Tuổi 20 yêu dấu của NHT trong box VH, HV post thêm mấy bài "bình loạn" của NHT về tiểu thuyết để bà con box VH tham khảo thêm. Có thể thời nay là thời của tiểu thuyết, nhưng ko còn là thời của NHT, đáng tiếc thay.
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp-Thời của tiểu thuyết (I)
    1. Vì sao tiểu thuyết?
    Trong tiến trình phát triển văn học có nhiều giai đoạn khác nhau. "Thời cuộc cứ một khi co, một khi duỗi" vốn là lẽ thường. Gần đây, khi trao đổi với Nguyễn Việt Hà, tôi đồng ý khi anh cho rằng:
    - Không phải tự dưng ở Trung Quốc người ta chia ra các thời như Tống từ, Ðường thi, tiểu thuyết Minh-Thanh? Mỗi một thời sẽ có một thể loại văn học nào đó "hợp thời" với nó.
    - Từ khi nước ta "đổi mới" (từ 1986) văn học Việt Nam chuyển biến. Thời của truyện ngắn đã qua rồi, nhất là sau những thành công của những tên tuổi nổi cộm như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Ðỗ Chu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh v.v?
    - Các nhà văn trẻ tương lai muốn bứt phá lên, muốn thành danh cần phải tìm ra một hướng đi mới với hình thức khác, thể loại khác mới hòng "tiêu diệt" được các nhà văn tiền nhiệm "đáng ghét"?
    Những ý kiến trên rất đáng để ta suy nghĩ. Tôi cảm thấy nó đúng, một là vì dựa trên sự quan sát nội tâm, chính tôi cũng cảm thấy bế tắc trong việc sáng tác nếu cứ loanh quanh với một thể loại truyện ngắn, việc phải chuyển sang một thể loại khác là điều tất yếu: viết tiểu thuyết hiện nay rõ ràng là một nhu cầu có thực, tự thân; hai là vì dựa trên sự quan sát xã hội, quan sát "văn đàn" với những biến động có phần thực dụng (sau đây tôi sẽ cố gắng lý giải điều này cụ thể).
    Nghệ thuật văn chương, nói gì thì nói, không thể nào phủ nhận giá trị xã hội "sát sườn" của nó. Hônôrê đờ Banzắc, tác giả bộ tiểu thuyết xã hội "Tấn trò đời" bằng lao động nhà văn và những kinh nghiệm của thứ lao động khổ sai vừa phù phiếm, vừa kỳ diệu đó, nói rất chính xác: "Nghệ thuật văn chương vốn có mục đích tái hiện thiên nhiên bằng tư tưởng - là loại phức tạp nhất trong các loại hình nghệ thuật". Trong khi các loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, điện ảnh v.v?) "trình bày", mua bán, mua vui, "biểu diễn" v.v? thì văn học âm thầm phân tích nó ("nó" là điều mà Banzắc gọi chệch đi là "thiên nhiên"), chỉ ra những chân lý "tươi tỉnh" của hiện thực. Không phải lúc nào, thời nào văn học cũng "cởi trần, mặc quần đùi" nhưng cũng không phải lúc nào, thời nào cũng đóng bộ quốc phục hoặc quân phục. Việc ăn mặc hợp thời, tìm ra một cách thức thể hiện văn chương hợp thời là cần thiết. Khăng khăng một cách viết, một thể loại cũng chẳng khác gì "bức sốt nhưng mình vẫn áo bông" có phần nào nực cười và vớ vẩn.
    Tôi cũng ngờ ngợ như nhiều cây bút khác khi cảm thấy tiểu thuyết hiện nay có vẻ như một trang phục hợp cách với văn học Việt Nam. Khi mới đổi mới, nếu để ý quan sát, ta sẽ thấy xã hội Việt Nam thay đổi, tìm đường, mò mẫm, thử nghiệm, cải cách, hòa nhập, bung ra, xiết lại? trải qua hơn một thập kỷ nhiều khi có vẻ như đang "vừa đ? vừa run". Trong bối cảnh đó, tất cả các cung cách bảo thủ dường như hợp lý, hợp cách: các trật tự thì vẫn không ngoài "cha truyền con nối", kinh doanh hốt bạc vẫn chỉ là kinh doanh "nhà thổ" (đất đai bất động sản), thơ thì rõ ràng lục bát "oách" hơn tự do, văn xuôi "cổ điển" chiếm thượng phong: tất cả các tác phẩm "đứng được" đều xuất phát từ học tập cổ điển hoặc "tân cổ điển"? Truyện ngắn là một thể loại "bài tập", cũng là một thể loại "tháp ngà" rất khó để thành danh (trừ những tác giả viết được đồng đều khoảng trên dưới 30 truyện phải "đứng được" với thời gian. Số đó rất hiếm. Ngay đến cả nhiều tên tuổi như Phạm Thị Hoài cũng chỉ có khoảng 10 truyện, Phan Thị Vàng Anh ít hơn: khoảng 5 truyện). Nguyễn Hoàng Ðức trong một bài viết gần đây phê phán tôi (bài viết này viết kém vì ẩu) có phần nào đã "coi thường Nguyễn Huy Thiệp" là có lý của anh ta nếu như tôi cũng chỉ là một tác giả truyện ngắn mà thôi (thực tế, tôi cũng có viết kịch, tiểu thuyết và tiểu luận văn học nhưng không phải ai cũng đọc nó và không phải ai cũng biết cách đọc nó).
    Truyện ngắn là một thể loại viết dễ nhưng rất khó thành (thực ra thể loại nào chẳng thế) nhưng ở đây tôi muốn nói về khía cạnh tương đối để có thể so sánh với tiểu thuyết. Số lượng truyện ngắn in báo hàng ngày dễ có đến con số hàng trăm nhưng "đứng được" thậm chí cả năm trời có một truyện được dư luận văn học quan tâm là cùng. Tính chất "ăn ngay", "thời sự" của thể loại này và "hình thức nhỏ" của nó đã khiến cho có người ví truyện ngắn như những vũ khí "mi-ni" kiểu dao găm, súng lục có vẻ như "dễ làm", "dễ xơi". Trong quan niệm sáng tác của tôi, một mặt tôi vẫn coi truyện ngắn như "tác phẩm" (viết với ý thức "cổ điển") nhưng một mặt khác tôi cũng vẫn chỉ coi nó là "bài tập văn chương" mà thôi. Hai điều này vừa mâu thuẫn vừa không mâu thuẫn. Viết truyện ngắn thì cách thức "tổ chức" (chuẩn bị tư liệu, chuẩn bị cảm xúc, bố cục, kết cấu, quan sát, tự quan sát, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, tính cách v.v?) có phần nào "nghệ sỹ" (tuỳ hứng, ngẫu hứng, cảm hứng, thậm chí cả bởi câu thúc bởi "đơn đặt hàng") gì thì gì vẫn khác với viết tiểu thuyết là một cung cách làm việc buồn tẻ song "đứng đắn" hơn nhiều.
    Sau một thời gian đổi mới, xã hội Việt Nam hiện nay đã ổn định so với 10, 20 năm trước. Chiến tranh lùi xa "gần như quá khứ". Những giá trị nghệ thuật nhất thời với thời gian tự nó phôi phai đi, bị loại bỏ hoặc trước sau gì cũng bị loại bỏ (ta hãy xem việc có những ý định loại bỏ tượng đài Sơn Mỹ, tượng đài "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" hay những tượng đài xi-măng khác). Tôi thì tôi ủng hộ ý kiến loại bỏ hoàn toàn). Trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội cũng có những chuyển biến tương tự. Việc xây dựng một xã hội mới tiến bộ, hiện đại là nhu cầu có thật, diễn ra hàng ngày. "Những hàng chợ" nhường chỗ cho những hàng hóa có chất lượng, có thương hiệu. Những ngôi nhà tạm, ổ chuột được thay thế bằng những cao ốc, những "buyn-đinh" v.v? Danh hiệu nhà văn và ý thức chuyên nghiệp cũng dần thay thế các kiểu văn nghệ nghiệp dư quần chúng (dù chúng không loại bỏ nhau, không cản trở nhau hoặc nếu có loại bỏ, cản trở thì loại bỏ, cản trở theo cách khác chứ không như trước kia, xếp cùng một "chiếu", ăn cùng một mâm và gì thì gì nó vẫn phải theo giá trị của thời thế).
    Thỉnh thoảng, người ta vẫn thấy "trên văn đàn" những ý kiến về việc "đã có độ lùi xa" để viết về lịch sử hay về chiến tranh. Những ý kiến đó đúng. Ngay cả về "đề tài hiện đại" sự xét nét quá đáng cũng phải bớt đi (tốt nhất là không còn nữa vì trước sau gì thì nó cũng là tất yếu của lịch sử, tất yếu của quy luật tự do). Xét về phương tiện làm việc, điều kiện chuẩn bị tư liệu v.v? cũng thuận lợi để cho các nhà tiểu thuyết bắt đầu công việc của mình một cách "chuyên nghiệp".
    Trong điều kiện hoà nhập, với "sân bãi quốc tế", văn học (cũng giống như bóng đá Việt Nam hay việc xuất khẩu hàng hóa công nông nghiệp) buộc phải mạnh lên về chất lượng và cả về "hình thức bao bì" của nó, tạo dựng một thương hiệu tử tế. Tiểu thuyết rõ ràng hợp thời hơn cả. Nhưng dĩ nhiên, nói tiểu thuyết không có nghĩa sẽ là tiểu thuyết? Phải là thứ tiểu thuyết thế nào đấy. Vấn đề sẽ là chất lượng: cả về nội dung, cả về hình thức để thể hiện nội dung đó.
    Ở thơ (một thể loại nhạy cảm nhất của văn học) gần đây cũng đã bắt đầu có những nhúc nhắc. Những bài thơ dài của Vi Thùy Linh, dài một cách khác thường và thậm chí "hành hạ" người đọc (bất chấp mẫn tiệp hay không mẫn tiệp) là một ví dụ.
    Về phê bình văn học, mặc dầu không muốn nhắc đến Nguyễn Hoàng Ðức nhưng dù sao tôi vẫn phải nhắc đến anh ta vì sức "sản xuất" vô lối những khái niệm, nhận xét của anh ta (với số lượng hàng ngàn trang giấy) gì thì gì cũng vẫn có một cái gì đấy "của thời đại". Tôi không có nhiều thì giờ đọc hết các tác giả phê bình văn học khác nhưng chỉ nhìn trên giá bày ở các hiệu sách cũng đã thấy không biết cơ man nào là chữ với nghĩa. Tất cả cứ như thôi thúc người sáng tác viết tiểu thuyết vậy.
    Tiểu thuyết. Trường thiên tiểu thuyết.
    Phải là tiểu thuyết. Ðó là một nhu cầu của thời hiện tại.
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp-Thời của tiểu thuyết (I)
    1. Vì sao tiểu thuyết?
    Trong tiến trình phát triển văn học có nhiều giai đoạn khác nhau. "Thời cuộc cứ một khi co, một khi duỗi" vốn là lẽ thường. Gần đây, khi trao đổi với Nguyễn Việt Hà, tôi đồng ý khi anh cho rằng:
    - Không phải tự dưng ở Trung Quốc người ta chia ra các thời như Tống từ, Ðường thi, tiểu thuyết Minh-Thanh? Mỗi một thời sẽ có một thể loại văn học nào đó "hợp thời" với nó.
    - Từ khi nước ta "đổi mới" (từ 1986) văn học Việt Nam chuyển biến. Thời của truyện ngắn đã qua rồi, nhất là sau những thành công của những tên tuổi nổi cộm như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Ðỗ Chu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh v.v?
    - Các nhà văn trẻ tương lai muốn bứt phá lên, muốn thành danh cần phải tìm ra một hướng đi mới với hình thức khác, thể loại khác mới hòng "tiêu diệt" được các nhà văn tiền nhiệm "đáng ghét"?
    Những ý kiến trên rất đáng để ta suy nghĩ. Tôi cảm thấy nó đúng, một là vì dựa trên sự quan sát nội tâm, chính tôi cũng cảm thấy bế tắc trong việc sáng tác nếu cứ loanh quanh với một thể loại truyện ngắn, việc phải chuyển sang một thể loại khác là điều tất yếu: viết tiểu thuyết hiện nay rõ ràng là một nhu cầu có thực, tự thân; hai là vì dựa trên sự quan sát xã hội, quan sát "văn đàn" với những biến động có phần thực dụng (sau đây tôi sẽ cố gắng lý giải điều này cụ thể).
    Nghệ thuật văn chương, nói gì thì nói, không thể nào phủ nhận giá trị xã hội "sát sườn" của nó. Hônôrê đờ Banzắc, tác giả bộ tiểu thuyết xã hội "Tấn trò đời" bằng lao động nhà văn và những kinh nghiệm của thứ lao động khổ sai vừa phù phiếm, vừa kỳ diệu đó, nói rất chính xác: "Nghệ thuật văn chương vốn có mục đích tái hiện thiên nhiên bằng tư tưởng - là loại phức tạp nhất trong các loại hình nghệ thuật". Trong khi các loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, điện ảnh v.v?) "trình bày", mua bán, mua vui, "biểu diễn" v.v? thì văn học âm thầm phân tích nó ("nó" là điều mà Banzắc gọi chệch đi là "thiên nhiên"), chỉ ra những chân lý "tươi tỉnh" của hiện thực. Không phải lúc nào, thời nào văn học cũng "cởi trần, mặc quần đùi" nhưng cũng không phải lúc nào, thời nào cũng đóng bộ quốc phục hoặc quân phục. Việc ăn mặc hợp thời, tìm ra một cách thức thể hiện văn chương hợp thời là cần thiết. Khăng khăng một cách viết, một thể loại cũng chẳng khác gì "bức sốt nhưng mình vẫn áo bông" có phần nào nực cười và vớ vẩn.
    Tôi cũng ngờ ngợ như nhiều cây bút khác khi cảm thấy tiểu thuyết hiện nay có vẻ như một trang phục hợp cách với văn học Việt Nam. Khi mới đổi mới, nếu để ý quan sát, ta sẽ thấy xã hội Việt Nam thay đổi, tìm đường, mò mẫm, thử nghiệm, cải cách, hòa nhập, bung ra, xiết lại? trải qua hơn một thập kỷ nhiều khi có vẻ như đang "vừa đ? vừa run". Trong bối cảnh đó, tất cả các cung cách bảo thủ dường như hợp lý, hợp cách: các trật tự thì vẫn không ngoài "cha truyền con nối", kinh doanh hốt bạc vẫn chỉ là kinh doanh "nhà thổ" (đất đai bất động sản), thơ thì rõ ràng lục bát "oách" hơn tự do, văn xuôi "cổ điển" chiếm thượng phong: tất cả các tác phẩm "đứng được" đều xuất phát từ học tập cổ điển hoặc "tân cổ điển"? Truyện ngắn là một thể loại "bài tập", cũng là một thể loại "tháp ngà" rất khó để thành danh (trừ những tác giả viết được đồng đều khoảng trên dưới 30 truyện phải "đứng được" với thời gian. Số đó rất hiếm. Ngay đến cả nhiều tên tuổi như Phạm Thị Hoài cũng chỉ có khoảng 10 truyện, Phan Thị Vàng Anh ít hơn: khoảng 5 truyện). Nguyễn Hoàng Ðức trong một bài viết gần đây phê phán tôi (bài viết này viết kém vì ẩu) có phần nào đã "coi thường Nguyễn Huy Thiệp" là có lý của anh ta nếu như tôi cũng chỉ là một tác giả truyện ngắn mà thôi (thực tế, tôi cũng có viết kịch, tiểu thuyết và tiểu luận văn học nhưng không phải ai cũng đọc nó và không phải ai cũng biết cách đọc nó).
    Truyện ngắn là một thể loại viết dễ nhưng rất khó thành (thực ra thể loại nào chẳng thế) nhưng ở đây tôi muốn nói về khía cạnh tương đối để có thể so sánh với tiểu thuyết. Số lượng truyện ngắn in báo hàng ngày dễ có đến con số hàng trăm nhưng "đứng được" thậm chí cả năm trời có một truyện được dư luận văn học quan tâm là cùng. Tính chất "ăn ngay", "thời sự" của thể loại này và "hình thức nhỏ" của nó đã khiến cho có người ví truyện ngắn như những vũ khí "mi-ni" kiểu dao găm, súng lục có vẻ như "dễ làm", "dễ xơi". Trong quan niệm sáng tác của tôi, một mặt tôi vẫn coi truyện ngắn như "tác phẩm" (viết với ý thức "cổ điển") nhưng một mặt khác tôi cũng vẫn chỉ coi nó là "bài tập văn chương" mà thôi. Hai điều này vừa mâu thuẫn vừa không mâu thuẫn. Viết truyện ngắn thì cách thức "tổ chức" (chuẩn bị tư liệu, chuẩn bị cảm xúc, bố cục, kết cấu, quan sát, tự quan sát, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, tính cách v.v?) có phần nào "nghệ sỹ" (tuỳ hứng, ngẫu hứng, cảm hứng, thậm chí cả bởi câu thúc bởi "đơn đặt hàng") gì thì gì vẫn khác với viết tiểu thuyết là một cung cách làm việc buồn tẻ song "đứng đắn" hơn nhiều.
    Sau một thời gian đổi mới, xã hội Việt Nam hiện nay đã ổn định so với 10, 20 năm trước. Chiến tranh lùi xa "gần như quá khứ". Những giá trị nghệ thuật nhất thời với thời gian tự nó phôi phai đi, bị loại bỏ hoặc trước sau gì cũng bị loại bỏ (ta hãy xem việc có những ý định loại bỏ tượng đài Sơn Mỹ, tượng đài "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" hay những tượng đài xi-măng khác). Tôi thì tôi ủng hộ ý kiến loại bỏ hoàn toàn). Trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội cũng có những chuyển biến tương tự. Việc xây dựng một xã hội mới tiến bộ, hiện đại là nhu cầu có thật, diễn ra hàng ngày. "Những hàng chợ" nhường chỗ cho những hàng hóa có chất lượng, có thương hiệu. Những ngôi nhà tạm, ổ chuột được thay thế bằng những cao ốc, những "buyn-đinh" v.v? Danh hiệu nhà văn và ý thức chuyên nghiệp cũng dần thay thế các kiểu văn nghệ nghiệp dư quần chúng (dù chúng không loại bỏ nhau, không cản trở nhau hoặc nếu có loại bỏ, cản trở thì loại bỏ, cản trở theo cách khác chứ không như trước kia, xếp cùng một "chiếu", ăn cùng một mâm và gì thì gì nó vẫn phải theo giá trị của thời thế).
    Thỉnh thoảng, người ta vẫn thấy "trên văn đàn" những ý kiến về việc "đã có độ lùi xa" để viết về lịch sử hay về chiến tranh. Những ý kiến đó đúng. Ngay cả về "đề tài hiện đại" sự xét nét quá đáng cũng phải bớt đi (tốt nhất là không còn nữa vì trước sau gì thì nó cũng là tất yếu của lịch sử, tất yếu của quy luật tự do). Xét về phương tiện làm việc, điều kiện chuẩn bị tư liệu v.v? cũng thuận lợi để cho các nhà tiểu thuyết bắt đầu công việc của mình một cách "chuyên nghiệp".
    Trong điều kiện hoà nhập, với "sân bãi quốc tế", văn học (cũng giống như bóng đá Việt Nam hay việc xuất khẩu hàng hóa công nông nghiệp) buộc phải mạnh lên về chất lượng và cả về "hình thức bao bì" của nó, tạo dựng một thương hiệu tử tế. Tiểu thuyết rõ ràng hợp thời hơn cả. Nhưng dĩ nhiên, nói tiểu thuyết không có nghĩa sẽ là tiểu thuyết? Phải là thứ tiểu thuyết thế nào đấy. Vấn đề sẽ là chất lượng: cả về nội dung, cả về hình thức để thể hiện nội dung đó.
    Ở thơ (một thể loại nhạy cảm nhất của văn học) gần đây cũng đã bắt đầu có những nhúc nhắc. Những bài thơ dài của Vi Thùy Linh, dài một cách khác thường và thậm chí "hành hạ" người đọc (bất chấp mẫn tiệp hay không mẫn tiệp) là một ví dụ.
    Về phê bình văn học, mặc dầu không muốn nhắc đến Nguyễn Hoàng Ðức nhưng dù sao tôi vẫn phải nhắc đến anh ta vì sức "sản xuất" vô lối những khái niệm, nhận xét của anh ta (với số lượng hàng ngàn trang giấy) gì thì gì cũng vẫn có một cái gì đấy "của thời đại". Tôi không có nhiều thì giờ đọc hết các tác giả phê bình văn học khác nhưng chỉ nhìn trên giá bày ở các hiệu sách cũng đã thấy không biết cơ man nào là chữ với nghĩa. Tất cả cứ như thôi thúc người sáng tác viết tiểu thuyết vậy.
    Tiểu thuyết. Trường thiên tiểu thuyết.
    Phải là tiểu thuyết. Ðó là một nhu cầu của thời hiện tại.
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp-Thời của tiểu thuyết (I) tiếp theo
    2. Tiểu thuyết gì?
    Ðộ dày và tạp của tiểu thuyết có một cái gì đấy "hấp dẫn" (có lẽ hấp dẫn người viết hơn là người đọc). Tiểu thuyết vừa là một "sự tha hóa, xuống cấp" của truyện ngắn vừa là một "sự phát triển, bứt phá lên" của truyện ngắn. Nói ra điều này thật buồn cười, có phần khó hiểu với người ngoại đạo. Nếu như truyện ngắn đòi hỏi tinh lọc, thậm chí khắc nghiệt thì tiểu thuyết tạp đến nỗi cái gì cũng có thể thâu nạp vào được. Tiểu thuyết như một nồi lẩu nóng hổi của nghệ thuật. Khi từ viết truyện ngắn chuyển sang viết tiểu thuyết, nhà sáng tác có phần nào dễ dàng hơn, "thênh thang" hơn. Không phải tự dưng các nhà cổ điển khuyên các nhà văn trẻ hãy bắt đầu từ truyện ngắn. Việc rèn luyện kỹ năng từ các bài tập truyện ngắn giúp cho các nhà sáng tác khi viết tiểu thuyết nhiều thuận lợi hơn.
    "Thời kỳ truyện ngắn" của hơn thập kỷ vừa qua đủ độ cho các nhà sáng tác ở ta có kinh nghiệm chuyển sang "thời kỳ tiểu thuyết". Tiểu thuyết gì? Tôi ngờ ngợ võ đoán tương lai trên văn đàn ở ta sắp tới sẽ có mấy dạng, mấy kiểu sau đây:
    Tiểu thuyết tự vấn (dùng lại khái niệm "văn học tự vấn" mà nhà văn Nguyên Ngọc đã dùng) dành cho những nhà văn loại một có "tư tưởng". Tôi nghĩ rằng đây sẽ thuộc về những nhà văn khoảng độ tuổi "đầu 5". Trẻ hơn rất khó "tự vấn" vì kinh nghiệm cuộc sống không đủ cho họ có thể xem xét nội tâm của mình và nội tâm xã hội. ý thức công dân và bản lĩnh của thế hệ nhà văn này theo tôi là chẳng có gì đáng ngại trừ những "thằng điên" thực sự. Chiến tranh và những kinh nghiệm lịch sử, ký ức, hồi ức, ẩn ức? với độ dài về thời gian sẽ giúp họ có thể xây dựng nên những tác phẩm có giá trị. Ðòi hỏi về tự do tư tưởng của lối tiểu thuyết tự sự, tự vấn này rất lớn và không phải ai cũng "nuốt được thuốc đắng". Với lối tiểu thuyết này, điều cơ bản không phải là những đề tài, những vấn đề mổ xẻ "tấn trò đời" (có quá nhiều nguyên liệu dành cho nó) mà việc tìm ra một giọng điệu mới sẽ là quan trọng hơn. Viết theo lối mòn của tiểu thuyết cũ thì chẳng ai đọc được. Ðây sẽ là kiểu tiểu thuyết đòi hỏi rất nhiều "võ" (ý tôi muốn nói về kỹ thuật viết văn). Những nhà văn xoàng đừng dại đâm đầu vào lối viết này. Văn chương có điều oái oăm là không phải cứ có ý chí là sẽ làm cho nó hay được. Nhưng thật trớ trêu, đối với các nhà văn xoàng thì càng khó họ sẽ lại càng đâm đầu vào viết. "Ðiếc không sợ súng" cũng là một chân lý có thực ở trong văn học. Gần đây, người ta thấy nhan nhản các bộ tiểu thuyết, thậm chí trường thiên tiểu thuyết ra đời liên tiếp. Chỉ nhìn qua thống kê trong cuộc thi tiểu thuyết 2002-2004 của Hội Nhà văn Việt Nam người ta cũng đủ giật mình: con số tiểu thuyết được viết ra trên dưới ba chục cuốn dù cho cuộc thi mới chỉ đi được một nửa chặng đường! Trong số các nhà văn "viết dài" thì Nguyễn Khắc Phục, Nguyễn Ðình Chính nổi lên như những "kiệt hiệt". Những cố gắng không mệt mỏi của Lê Lựu, Trung Trung Ðỉnh, Chu Lai, Nguyễn Việt Hà v.v? cũng đáng nể phục. Nguyễn Khải với tiểu thuyết tự sự "Thượng đế thì cười" cũng không thể không coi là một cái mốc của "thời tiểu thuyết".
    Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng rồi đây thành công của tiểu thuyết Việt Nam sẽ không phải là ở dạng tiểu thuyết "chính thống" kiểu tự vấn, tự sự mà có khả năng sẽ rơi vào dạng tiểu thuyết "mua vui cũng được một vài trống canh": dạng tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết phiêu lưu, trinh thám hoặc cái gì từa tựa như thế. Thực tế, một khi xã hội ổn định, đời sống vật chất tinh thần tăng dần lên thì người ta sẽ không còn băn khoăn quá nhiều về "lý tưởng" hoặc "chân lý" gì nhiều nữa (ở đây tôi muốn nói đến lý tưởng sống chung chung và chân lý phàm tục thường nhật chứ không muốn ám chỉ về khía cạnh chính trị). Có thể nhìn rộng ra thêm ở các hoạt động âm nhạc biểu diễn để so sánh: các ca khúc thu hút giới trẻ (nhạc trẻ) vẫn thường ăn khách ở trong các tụ điểm vui chơi nhiều hơn "ca khúc truyền thống". Sẽ là tương tự như thế, những tiểu thuyết best seller hấp dẫn người ta với những chủ đề vô thưởng vô phạt rồi đây sẽ chiếm thượng phong. Tôi cũng nghĩ rằng những nhà văn tiên phong hàng đầu trong lối viết này (nhất là ở giai đoạn đột phá) sẽ phải là những nhà văn tài năng số một. Việc ra đời hàng loạt các tờ báo, tạp chí sẽ tạo điều kiện để các tiểu thuyết fenilleton xuất hiện. Thực tế trong văn học sử nước ta, Thế Lữ, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tô Hoài v.v? cũng từng đã viết như thế.
    Tại sao tôi nói rằng phải là những nhà văn tài năng số một đột phá vào dạng tiểu thuyết này? Vì nhiều lẽ: một là, thường ở những nhà văn tài năng thì sự nhạy cảm thời vận ở họ là hiển nhiên, họ chẳng dại gì khư khư một kiểu, một lối mà không đổi mới chính mình; hai là, bởi sức ì của thói quen "đọc văn học" ở độc giả rất ghê gớm, buộc độc giả thay đổi một thị hiếu thì phải có tác phẩm lớn thực sự, thậm chí phải có "thiên tài" đi đầu đột phá. Nếu "võ công" không cao, khó mà thuyết phục được họ. Tóm lại, kiểu gì thì kiểu không có một tài năng khai phá thì chẳng thể làm trò trống gì được với thị hiếu - vốn "vô tư", nhẹ dạ và bạc bẽo, lại cũng hay thay đổi.
    3. Tài năng lớn
    Thực ra, khái niệm "tài năng lớn" cũng là một khái niệm cổ hủ và vớ vẩn của "lịch sử". "Có tài mà cậy chi tài" chỉ có những kẻ huênh hoang thì mới cậy tài. Trên thực tế, người nào cũng có tài năng. Trong thời buổi hiện đại với các phương tiện thông tin, phương tiện làm việc khác trước thì việc "tổ chức làm việc" giỏi mới thực sự quan trọng. Viết tiểu thuyết (nhất là dạng tiểu thuyết "mua vui", tôi thậm chí coi "Ba người ngự lâm pháo thủ" của A-lếch-xăng Ðuy-ma và cả "Ai-van-hô" của Oan-tơ Scôt cũng ở dạng này) giống như một cuộc thi ma-ra-tông tổng hợp gồm cả chạy bộ, bơi qua sông và đi xe đạp. Trong cuộc chơi đó, người nào biết cách "tổ chức" phân phối sức lực, phân bố "vốn" v.v? hợp lý và phải được các "fan" ủng hộ nữa thì đến đích.
    Rất có thể sẽ có dạng tiểu thuyết kết hợp nhiều người viết. Một khi báo chí có nhiều, nhu cầu cần có những tiểu thuyết fenilleton xuất hiện thì sẽ có những nhà văn hoặc nhóm nhà văn kiểu đó. Vấn đề ở chỗ phải có một cơ chế thoáng trong việc kiểm soát văn học và vấn đề cũng ở chỗ người ta sẽ trả giá bao nhiêu tiền cho các tài năng.
    Không có một danh hiệu hão nào lại có thể hão hơn danh hiệu nhà văn ở ta được. Cho đến bây giờ, số lượng người viết "hữu danh vô thực" vẫn chiếm số đông. Việc chấm dứt tình trạng "danh hão" trong văn chương cũng buộc phải có những tài năng thực sự.
    4. Hạ thấp "thiên chức" xuống!
    Trong những lý thuyết đao to búa lớn về văn chương thì khái niệm "thiên chức" khiến cho nhiều người e ngại nhất. Tôi nghĩ rằng khái niệm ấy ra đời trong hoàn cảnh lịch sử khác với bây giờ: dân trí thấp, nạn ngoại bang, văn chương gắn với bổ dụng quan lại v.v? Khi xã hội thay đổi, kinh tế thương trường, hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa v.v? mọi sự có vẻ sẽ dễ dàng hơn, thậm chí nhiều chuyện chỉ là trò đùa hay trò du hí. Trên thực tế văn học sử, chuyện du hí văn chương vẫn có và thậm chí còn có nhiều thành tựu khả ái là khác. Chúng ta không nên quá coi trọng "thiên chức" trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương, Tú Xương. Ngay những "thiên chức" trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phan Bội Châu v.v? đôi khi cũng còn đáng ngờ. Tôi không phủ nhận các "giá trị thiên chức" trong văn chương nhưng thực ra du hí văn chương cũng là một chân lý có thực. Trong một xã hội phát triển, cái gì cũng có thể quan trọng hóa nó được nhưng cũng có thể không quan trọng hóa nó cũng được? Ta hãy xem cách khai thác đề tài làm phim của Hô-ly-út: ngay những vụ "xì-căng-đan" trong cuộc sống người ta vẫn nâng nó thành "nghệ thuật" được. Văn học, công nhận rằng nó có những thiên chức ngất trời nhưng cũng không phải vì thế mà sùng bái, sợ hãi nó đến nỗi không ai dám động thủ cả.
    Dân chủ hóa trong văn học là một nhu cầu của thời đại. Bởi tính chất "tạp ăn" của tiểu thuyết, thiếu một bầu không khí dân chủ trong sinh hoạt văn học, thiếu một sự cởi mở trong tiếp nhận và thưởng thức văn học thì cũng rất khó cho văn học phát triển.
    Tôi cứ nghĩ rằng thời của tiểu thuyết sẽ là thời của dân chủ, thời của những tư tưởng tự do, thời của sự ổn định chính trị và kinh tế: đấy cũng là thời mà chúng ta đang sống bây giờ.
    15/6/2003
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp-Thời của tiểu thuyết (I) tiếp theo
    2. Tiểu thuyết gì?
    Ðộ dày và tạp của tiểu thuyết có một cái gì đấy "hấp dẫn" (có lẽ hấp dẫn người viết hơn là người đọc). Tiểu thuyết vừa là một "sự tha hóa, xuống cấp" của truyện ngắn vừa là một "sự phát triển, bứt phá lên" của truyện ngắn. Nói ra điều này thật buồn cười, có phần khó hiểu với người ngoại đạo. Nếu như truyện ngắn đòi hỏi tinh lọc, thậm chí khắc nghiệt thì tiểu thuyết tạp đến nỗi cái gì cũng có thể thâu nạp vào được. Tiểu thuyết như một nồi lẩu nóng hổi của nghệ thuật. Khi từ viết truyện ngắn chuyển sang viết tiểu thuyết, nhà sáng tác có phần nào dễ dàng hơn, "thênh thang" hơn. Không phải tự dưng các nhà cổ điển khuyên các nhà văn trẻ hãy bắt đầu từ truyện ngắn. Việc rèn luyện kỹ năng từ các bài tập truyện ngắn giúp cho các nhà sáng tác khi viết tiểu thuyết nhiều thuận lợi hơn.
    "Thời kỳ truyện ngắn" của hơn thập kỷ vừa qua đủ độ cho các nhà sáng tác ở ta có kinh nghiệm chuyển sang "thời kỳ tiểu thuyết". Tiểu thuyết gì? Tôi ngờ ngợ võ đoán tương lai trên văn đàn ở ta sắp tới sẽ có mấy dạng, mấy kiểu sau đây:
    Tiểu thuyết tự vấn (dùng lại khái niệm "văn học tự vấn" mà nhà văn Nguyên Ngọc đã dùng) dành cho những nhà văn loại một có "tư tưởng". Tôi nghĩ rằng đây sẽ thuộc về những nhà văn khoảng độ tuổi "đầu 5". Trẻ hơn rất khó "tự vấn" vì kinh nghiệm cuộc sống không đủ cho họ có thể xem xét nội tâm của mình và nội tâm xã hội. ý thức công dân và bản lĩnh của thế hệ nhà văn này theo tôi là chẳng có gì đáng ngại trừ những "thằng điên" thực sự. Chiến tranh và những kinh nghiệm lịch sử, ký ức, hồi ức, ẩn ức? với độ dài về thời gian sẽ giúp họ có thể xây dựng nên những tác phẩm có giá trị. Ðòi hỏi về tự do tư tưởng của lối tiểu thuyết tự sự, tự vấn này rất lớn và không phải ai cũng "nuốt được thuốc đắng". Với lối tiểu thuyết này, điều cơ bản không phải là những đề tài, những vấn đề mổ xẻ "tấn trò đời" (có quá nhiều nguyên liệu dành cho nó) mà việc tìm ra một giọng điệu mới sẽ là quan trọng hơn. Viết theo lối mòn của tiểu thuyết cũ thì chẳng ai đọc được. Ðây sẽ là kiểu tiểu thuyết đòi hỏi rất nhiều "võ" (ý tôi muốn nói về kỹ thuật viết văn). Những nhà văn xoàng đừng dại đâm đầu vào lối viết này. Văn chương có điều oái oăm là không phải cứ có ý chí là sẽ làm cho nó hay được. Nhưng thật trớ trêu, đối với các nhà văn xoàng thì càng khó họ sẽ lại càng đâm đầu vào viết. "Ðiếc không sợ súng" cũng là một chân lý có thực ở trong văn học. Gần đây, người ta thấy nhan nhản các bộ tiểu thuyết, thậm chí trường thiên tiểu thuyết ra đời liên tiếp. Chỉ nhìn qua thống kê trong cuộc thi tiểu thuyết 2002-2004 của Hội Nhà văn Việt Nam người ta cũng đủ giật mình: con số tiểu thuyết được viết ra trên dưới ba chục cuốn dù cho cuộc thi mới chỉ đi được một nửa chặng đường! Trong số các nhà văn "viết dài" thì Nguyễn Khắc Phục, Nguyễn Ðình Chính nổi lên như những "kiệt hiệt". Những cố gắng không mệt mỏi của Lê Lựu, Trung Trung Ðỉnh, Chu Lai, Nguyễn Việt Hà v.v? cũng đáng nể phục. Nguyễn Khải với tiểu thuyết tự sự "Thượng đế thì cười" cũng không thể không coi là một cái mốc của "thời tiểu thuyết".
    Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng rồi đây thành công của tiểu thuyết Việt Nam sẽ không phải là ở dạng tiểu thuyết "chính thống" kiểu tự vấn, tự sự mà có khả năng sẽ rơi vào dạng tiểu thuyết "mua vui cũng được một vài trống canh": dạng tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết phiêu lưu, trinh thám hoặc cái gì từa tựa như thế. Thực tế, một khi xã hội ổn định, đời sống vật chất tinh thần tăng dần lên thì người ta sẽ không còn băn khoăn quá nhiều về "lý tưởng" hoặc "chân lý" gì nhiều nữa (ở đây tôi muốn nói đến lý tưởng sống chung chung và chân lý phàm tục thường nhật chứ không muốn ám chỉ về khía cạnh chính trị). Có thể nhìn rộng ra thêm ở các hoạt động âm nhạc biểu diễn để so sánh: các ca khúc thu hút giới trẻ (nhạc trẻ) vẫn thường ăn khách ở trong các tụ điểm vui chơi nhiều hơn "ca khúc truyền thống". Sẽ là tương tự như thế, những tiểu thuyết best seller hấp dẫn người ta với những chủ đề vô thưởng vô phạt rồi đây sẽ chiếm thượng phong. Tôi cũng nghĩ rằng những nhà văn tiên phong hàng đầu trong lối viết này (nhất là ở giai đoạn đột phá) sẽ phải là những nhà văn tài năng số một. Việc ra đời hàng loạt các tờ báo, tạp chí sẽ tạo điều kiện để các tiểu thuyết fenilleton xuất hiện. Thực tế trong văn học sử nước ta, Thế Lữ, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tô Hoài v.v? cũng từng đã viết như thế.
    Tại sao tôi nói rằng phải là những nhà văn tài năng số một đột phá vào dạng tiểu thuyết này? Vì nhiều lẽ: một là, thường ở những nhà văn tài năng thì sự nhạy cảm thời vận ở họ là hiển nhiên, họ chẳng dại gì khư khư một kiểu, một lối mà không đổi mới chính mình; hai là, bởi sức ì của thói quen "đọc văn học" ở độc giả rất ghê gớm, buộc độc giả thay đổi một thị hiếu thì phải có tác phẩm lớn thực sự, thậm chí phải có "thiên tài" đi đầu đột phá. Nếu "võ công" không cao, khó mà thuyết phục được họ. Tóm lại, kiểu gì thì kiểu không có một tài năng khai phá thì chẳng thể làm trò trống gì được với thị hiếu - vốn "vô tư", nhẹ dạ và bạc bẽo, lại cũng hay thay đổi.
    3. Tài năng lớn
    Thực ra, khái niệm "tài năng lớn" cũng là một khái niệm cổ hủ và vớ vẩn của "lịch sử". "Có tài mà cậy chi tài" chỉ có những kẻ huênh hoang thì mới cậy tài. Trên thực tế, người nào cũng có tài năng. Trong thời buổi hiện đại với các phương tiện thông tin, phương tiện làm việc khác trước thì việc "tổ chức làm việc" giỏi mới thực sự quan trọng. Viết tiểu thuyết (nhất là dạng tiểu thuyết "mua vui", tôi thậm chí coi "Ba người ngự lâm pháo thủ" của A-lếch-xăng Ðuy-ma và cả "Ai-van-hô" của Oan-tơ Scôt cũng ở dạng này) giống như một cuộc thi ma-ra-tông tổng hợp gồm cả chạy bộ, bơi qua sông và đi xe đạp. Trong cuộc chơi đó, người nào biết cách "tổ chức" phân phối sức lực, phân bố "vốn" v.v? hợp lý và phải được các "fan" ủng hộ nữa thì đến đích.
    Rất có thể sẽ có dạng tiểu thuyết kết hợp nhiều người viết. Một khi báo chí có nhiều, nhu cầu cần có những tiểu thuyết fenilleton xuất hiện thì sẽ có những nhà văn hoặc nhóm nhà văn kiểu đó. Vấn đề ở chỗ phải có một cơ chế thoáng trong việc kiểm soát văn học và vấn đề cũng ở chỗ người ta sẽ trả giá bao nhiêu tiền cho các tài năng.
    Không có một danh hiệu hão nào lại có thể hão hơn danh hiệu nhà văn ở ta được. Cho đến bây giờ, số lượng người viết "hữu danh vô thực" vẫn chiếm số đông. Việc chấm dứt tình trạng "danh hão" trong văn chương cũng buộc phải có những tài năng thực sự.
    4. Hạ thấp "thiên chức" xuống!
    Trong những lý thuyết đao to búa lớn về văn chương thì khái niệm "thiên chức" khiến cho nhiều người e ngại nhất. Tôi nghĩ rằng khái niệm ấy ra đời trong hoàn cảnh lịch sử khác với bây giờ: dân trí thấp, nạn ngoại bang, văn chương gắn với bổ dụng quan lại v.v? Khi xã hội thay đổi, kinh tế thương trường, hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa v.v? mọi sự có vẻ sẽ dễ dàng hơn, thậm chí nhiều chuyện chỉ là trò đùa hay trò du hí. Trên thực tế văn học sử, chuyện du hí văn chương vẫn có và thậm chí còn có nhiều thành tựu khả ái là khác. Chúng ta không nên quá coi trọng "thiên chức" trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương, Tú Xương. Ngay những "thiên chức" trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phan Bội Châu v.v? đôi khi cũng còn đáng ngờ. Tôi không phủ nhận các "giá trị thiên chức" trong văn chương nhưng thực ra du hí văn chương cũng là một chân lý có thực. Trong một xã hội phát triển, cái gì cũng có thể quan trọng hóa nó được nhưng cũng có thể không quan trọng hóa nó cũng được? Ta hãy xem cách khai thác đề tài làm phim của Hô-ly-út: ngay những vụ "xì-căng-đan" trong cuộc sống người ta vẫn nâng nó thành "nghệ thuật" được. Văn học, công nhận rằng nó có những thiên chức ngất trời nhưng cũng không phải vì thế mà sùng bái, sợ hãi nó đến nỗi không ai dám động thủ cả.
    Dân chủ hóa trong văn học là một nhu cầu của thời đại. Bởi tính chất "tạp ăn" của tiểu thuyết, thiếu một bầu không khí dân chủ trong sinh hoạt văn học, thiếu một sự cởi mở trong tiếp nhận và thưởng thức văn học thì cũng rất khó cho văn học phát triển.
    Tôi cứ nghĩ rằng thời của tiểu thuyết sẽ là thời của dân chủ, thời của những tư tưởng tự do, thời của sự ổn định chính trị và kinh tế: đấy cũng là thời mà chúng ta đang sống bây giờ.
    15/6/2003
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp-Thời của tiểu thuyết (II)
    1. Cảo thơm lần giở?
    Tiểu thuyết, trong quan niệm xưa ở Trung Hoa là "những câu chuyện đường phố, lời nói ngõ làng, vào lỗ tai ra lỗ miệng mà tạo ra". Như vậy, tính hiện thực "không đáng tin, chắp vá" đương nhiên được coi như điều kiện số một của tiểu thuyết. Tiểu thuyết chứa đựng "đạo nhỏ", khác với đại thuyết, có lẽ căn cứ vào đấy mà Khổng Tử (vốn là một đại thuyết gia) đã lưu ý: "Tuy là cái đạo nhỏ, nhưng chắc chắn cũng có chỗ khả quan, có điều là đi đến xa thì sợ ứ đọng" (Lỗ Tấn - "Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Hoa").
    Tôi rất sợ quan niệm dùng "đại thuyết" (thế giới quan, lập trường tư tưởng?) để đi xét nét "tiểu thuyết". Tiểu thuyết là tiểu thuyết, nghĩa là những chuyện vớ vẩn mà hễ "đi đến xa thì sợ ứ đọng". Tiểu thuyết có những giới hạn về tư tưởng của nó, nó không phải đại thuyết và nó không thể "đáng tin cậy về mặt tư tưởng" gì hết, nó cũng không phải là "tấm gương soi của thời đại" gì hết: nó kể chuyện và nhầm lẫn lung tung. Có thế thôi! Sự hấp dẫn của tiểu thuyết chính là ở hình tượng, ở sự nhố nhăng câu chữ và sự huyễn ảo của các vấn đề mà nhà sáng tác "kể chuyện".
    Chức năng "tư tưởng" của tiểu thuyết không phải ở chỗ nói ra chân lý và nó không phải là một bài giảng chính trị khô héo. Tôi không phủ nhận ý nghĩa giáo dục của tiểu thuyết. Khổng Tử nói: "tuy là đạo nhỏ, nhưng chắc chắn cũng có chỗ khả quan" là rất có lý. Khổng Tử với con mắt "bề trên" đã nói về tiểu thuyết có phần nào trịch thượng. Khổng Tử không phải nhà tiểu thuyết. Khổng Tử không "sáng tác". Khổng Tử gần gũi với các nhà tư tưởng, các chính trị gia hơn các nhà nghệ sĩ. Thực khổ cho ông, ông là một nhà giáo dục, hơn nữa lại là một nhà "đại giáo dục"! Vai diễn của ông quá lớn đối với lịch sử.
    Khi tôi nói "tính hiện thực, "không đáng tin, chắp vá" đương nhiên được coi như điều kiện số một của tiểu thuyết" nghĩa là có phần thừa nhận sự phóng túng của tiểu thuyết. Khi các nhà văn còn quá băn khoăn về ý nghĩa giáo dục kiểu đại thuyết ở trong công việc của mình thì quả thực rất khó động thủ vào hiện thực! Ðiều này giống như một người giết lợn cầm dao nhưng lại sợ bẩn tay, thậm chí "còn thương cảm cho con lợn", còn sợ "thế thì tổn đức"?
    Tiểu thuyết xét về khía cạnh nào đó chỉ là chuyện bịa đặt nhưng "thực" lại là nguyên tắc thẩm mỹ, là giá trị tạo ra "chỗ khả quan", nó chính là giá trị của tài năng nhà sáng tác. "Hồng Lâu Mộng" là bộ tiểu thuyết, là "đệ nhất kỳ thư" trong kho tàng tiểu thuyết Trung Hoa, sở dĩ có thành công ấy vì Tào Tuyết Cần chẳng "sáng tác" gì nhiều, ông cứ "sự thực mà miêu tả, hoàn toàn không kiêng kỵ tô vẽ gì". Gia đình Tào Tuyết Cần giống hệt những người ở trong họ Giả, Tào Tuyết Cần giống hệt như Giả Bảo Ngọc. Từ các bộ tiểu thuyết trứ danh như "Kim Bình Mai", "Tam quốc chí", "Thủy Hử" ở Tàu, đến "Chiến tranh và hòa bình", "Những linh hồn chết", "Anh em Kamarazôp" ở Nga, "Fauxtơ" ở Ðức, "Hội chợ phù hoa" ở Anh v.v? tất cả đều "hiện thực" hoặc bắt nguồn từ "hiện thực".
    Tôi còn nhớ trong một bữa rượu ở nhà tôi, nhà văn Tô Hoài có nhận xét về cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà bấy giờ đang bị dư luận phê phán. Tô Hoài nói: "Anh ta viết toàn về nhân nghĩa lễ trí tín đấy chứ"! Câu nói ấy tuyệt hay vì nó phải chăng đã đành, lịch sự, lịch lãm đã đành nhưng phải là ở Tô Hoài, một nhà tiểu thuyết, một người trong cuộc thì mới nói được như thế: Tô Hoài nói vậy cũng là đang tự nói về mình! Ai viết văn, ai viết tiểu thuyết mà chẳng viết về đạo lý? Tôi có nhớ có lần xem tranh của họa sĩ trẻ Nguyễn Sơn (sinh năm 1974 ở Hà Nội, tốt nghiệp Ðại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001), tôi rất thích một bức sơn dầu anh vẽ tên là "Thi sĩ": năm nhân vật thi sĩ trong tranh ai cũng có một vầng hào quang trên đầu giống như ở các tranh Thánh. Từ trong vô thức, họa sĩ trẻ nhận ra thứ ánh sáng thần thánh ở những người "ấm ớ" này. Họ (về khía cạnh nào đó) nói như A.Rimbô là "những nhà tiên tri thấu thị", nhiều người ở ta gọi họ là những nhà "dự báo".
    Tiểu thuyết - ngay từ thuở xa xưa người ta đã coi nó là một thể loại thị phi. Nguyễn Du coi Truyện Kiều là sách "mua vui cũng được một vài trống canh". Thật nực cười cho nhiều người viết ở ta ôm ấp ý định viết ra những khuôn vàng thước ngọc, biến những chuyện bịa đặt của mình thành sách đạo đức hay luân lý.
    2. Ý nghĩa tương đối của thể loại
    Về khía cạnh nào đấy, sự phân chia ra từng thể loại chỉ có ý nghĩa tương đối. Các thể loại văn xuôi (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch v.v?) đều có sự liên quan với nhau trong cách tổ chức, cấu trúc, xây dựng hình tượng, ngôn ngữ v.v? ở một nhà sáng tác "tinh thông" thì thật ra "thể loại" không phải là vấn đề gì quan trọng lắm. Có những truyện ngắn nhà sáng tác có khi phải dụng công hơn cả khi viết tiểu thuyết. Có những truyện ngắn "có dung lượng tiểu thuyết" hoặc là những tiểu thuyết "nén" lại. Tôi đã viết những truyện ngắn "Không có vua", "Giọt máu", "Những người thợ xẻ", "Những ngọn gió Hua Tát" với ý thức "tiểu thuyết". Vở kịch "Suối nhỏ êm dịu" là một thể loại pha trộn giữa kịch và tiểu thuyết. Tiểu thuyết "Tuổi 20 yêu dấu" là một câu chuyện phiêu lưu "liên hoàn" với 30 chương thực sự chỉ là 30 "đoạn văn ngắn".
    Quan niệm có phần nào trầm trọng hóa về thể loại tiểu thuyết không khéo sẽ là một cản trở với các nhà văn trẻ. Thực ra tiểu thuyết cũng không phải là một thể loại quá đáng sợ, ghê gớm. Ðương nhiên, để viết được nó dứt khoát phải có lòng say mê văn học, ý thức tích luỹ kiến thức đời sống, tài năng, vốn (thậm chí cả tiền bạc vật chất) và vài thứ khác.
    Lựa chọn thể loại để bảo đảm việc thực hiện nội dung sao cho có hiệu quả cao nhất cũng phụ thuộc vào tài năng người sáng tác.Vấn đề ở chỗ anh ta có "nội dung" gì, có cái gì để kể ra cho mọi người nghe không. Ðiều ấy phụ thuộc vào "đời sống" của anh ta, vào giá trị chất lượng cuộc sống của anh ta, tóm lại anh ta không thể cứ sống hời hợt, "tầm thường" vì như thế anh ta sẽ chẳng có cái gì để "kể chuyện" cho mọi người nghe. Ngày xưa, Bồ Tùng Linh đã từng đi ra chợ thưởng tiền cho ai kể cho mình nghe một chuyện kỳ lạ. L.Tônxtôi viết "Phục sinh" dựa vào một cốt truyện của người khác? Ngay cả những nhà văn vĩ đại cũng phải "lượm lặt" đủ thứ trong đời sống để làm giàu có thêm cho vốn liếng tri thức của mình.
    Thành công của J.K.Rowling với 5 tập sách "Harry Potter" khiến cho tất cả các nhà văn trên thế giới phải "rùng mình" (có lẽ chỉ trừ những người "chưa từng học rùng mình" bao giờ là không kinh ngạc). Trong thời buổi thương trường hình như các "cơ sở lý luận văn chương" có lẽ cũng phải đến lúc phải "sửa mình".
    3. Viết văn làm quái gì
    Khi các nhà xuất bản, các nhà sách không đứng về phía quyền lợi của nhà văn, chế độ bản quyền và nhiều vấn đề khác còn làm phiền phức và rối lòng người sáng tác thì quả thực? viết văn làm quái gì!
    Không có một thứ lao động cực nhọc và "thổ tả" nào lại ghê gớm kinh khủng như lao động của nhà văn. Ðương thời, thường các nhà văn luôn bị "hiểu nhầm": từ trong gia đình, chế độ kiểm duyệt, nhà xuất bản, nhà phát hành, đồng nghiệp, rồi độc giả nữa. Chỉ khi nằm xuống "dưới ba thước đất" những con quạ phê bình láu lỉnh và các nhà xuất bản lọc lõi mới tìm đến rỉa ráy vinh quang của họ để vụ lợi. Tôi chẳng cần kể tên những nhà văn trên thế giới hoặc ở ta ra để chứng minh cái sự thật đó. Mấy năm trước, khi lên Nhã Nam chơi, ông bạn Bí thư huyện ủy Hà Văn Núi dẫn tôi đến ấp Cầu Ðen thăm nhà của cố nhà văn Nguyên Hồng, kể rằng khi chết Nguyên Hồng chỉ có mỗi tờ 2 hào (tờ hai trăm "nhỏ" bây giờ) ở trong túi áo. Tội nghiệp cho ông! Ông thực là một "tấm gương đạo đức" nhưng là một "tấm gương xấu" cho các nhà văn trẻ.
    Thực ra, đối với các nhà văn "đắc đạo" thì tiền không phải là tất cả (nó chỉ là tất cả trong một vài "ca" cụ thể). Có trường hợp khi có tiền thì chẳng viết lách được gì.
    Khi Bác Hồ đặt ra câu hỏi: "Viết để làm gì? Viết cho ai? Viết thế nào?" thì thực sự Bác đã "yểm bùa" cho bọn yêu quái trong làng văn chương và khiến bọn này hoàn toàn thúc thủ. Hầu hết các nhà văn "hồn nhiên" viết lách ban đầu chỉ đơn giản vì cái lẽ "tham sân si" ở đời mà thôi. Thật xấu hổ, những bài thơ đầu tiên của các nhà thơ như ta biết, hầu hết động cơ chỉ là để tán gái. Ngay cả A.Puskin vĩ đại cũng vậy, còn những người như H.Hainơ thì đầy rẫy. P.Nêruđa viết tới 100 bài thơ tình gửi cho "vợ bé" và ông già dê cụ này đã làm cho cả thế giới trầm trồ vì "dục vọng nên thơ" của ông ta.
    "Dục tính là nhân tính" là một câu nói của Ðức Phật. Con người sống, đấu tranh, sáng tạo v.v? đều từ cái "dục tính bẩn thỉu" này mà ra cả.
    Trên thực tế, cái gọi là sự sống chính là sự ham muốn danh lợi và điều ấy chẳng có gì xấu cả nếu biết kìm giữ tiết độ. Bác Hồ khi đặt ra câu hỏi "Viết để làm gì?" là muốn lái cái dục vọng thấp hèn ở nhiều người viết sang một động cơ cao cả thiêng liêng tức là làm cách mạng, thay đổi chế độ xã hội thực dân phong kiến. "Nay ở trong thơ nên có thép" là như thế.
    Khi tôi nói rằng tiểu thuyết là một thể loại "ăn tạp" thì tôi cũng muốn nói đến cả khía cạnh bác học, bao trùm của thể loại này. Nhiều bộ tiểu thuyết vĩ đại đến nỗi người ta còn coi nó như một bộ từ điển, một bộ bách khoa toàn thư về đời sống. "Hồng Lâu Mộng" kéo theo cả một bộ môn "Hồng học". ở ta, nhiều người cũng đã soạn ra nhiều cuốn từ điển về "Truyện Kiều". Những đề tài, những vấn đề mà nhà tiểu thuyết nêu ra trong tác phẩm đôi khi phong phú tới nỗi gần như bao trùm cả "thiên nhiên" (chữ của H.Banzăc): Không có gì lại không thể lọt vào mắt họ - những con người "vớ vẩn" kỳ diệu ấy.
    4. Sao lại chỉ *** tươi?
    Nhà thơ, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Ðức (như cách xưng danh của anh với dư luận) khi viết bài nhận xét về "văn phẩm" của tôi, một mặt biểu dương tôi "viết bằng một sự mẫn cảm, một cẩn trọng, một run rẩy hiếm có" thì cũng "biểu dương" (theo ý phê phán) rằng tôi là người có công đưa "*** tươi" vào văn học. Nguyễn Hoàng Ðức đọc không kỹ: nguyên văn chữ tôi dùng vốn là "*** khô, *** ướt". Câu ấy được phát ngôn bởi nhân vật Hoàng Trọng Phu trong vở kịch "Còn lại tình yêu". Sau này, ở truyện "Trương Chi" tôi cũng để Trương Chi văng ra chữ "***". Cần chú ý là ở trong truyện, Trương Chi không nói một câu nào mà chàng chỉ hát lung tung từ đầu đến cuối. Câu phát ngôn duy nhất của chàng nghệ sĩ với "thiên hạ" lại là một câu nói rất cộc cằn và thật? khó ngửi. Trong "Chuyện ông Móng" tôi cũng đã miêu tả cả một? chợ phân người. Quả thật, thâm tâm tôi cũng không thú gì "món" ấy, chẳng qua cũng cực chẳng đã mà thôi.
    Chúng ta biết rằng mỗi sinh vật sống, mỗi chế độ xã hội tồn tại ngoài việc đồng hóa thì cũng còn dị hóa, tiêu hóa nữa. Văn học của chúng ta chỉ quen một chiều "đồng hóa" và đã có lúc khá bê bết vì không ai làm "vệ sinh" cho nó, "đi đến xa thì sợ ứ đọng". Tôi cũng là "liều mình như chẳng có" làm việc khai thông một số "ta-bu", thực sự mong muốn những nhà văn trẻ về sau đỡ "nặng nề" hơn.
    Ở trong một xã hội dân chủ, nhiều tự do thì những cảnh đời, cảnh ngộ sẽ được phản ánh một cách phong phú trên nhiều trang sách. Tôi còn nhớ khi cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đặt vấn đề "cởi trói cho văn nghệ sĩ" thì nhiều nhà sáng tác ở ta đã ngớ người ra không hiểu ai trói, trói bằng gì và họ cũng không biết rằng mình cũng đang bị trói nữa. Lại nhớ đến chuyện "thê tróc, tử phọc" của Tú Xương ngày xưa mà bật cười. Tôi vẫn nghĩ là thời của tiểu thuyết sẽ là thời của những "ta-bu" ít dần đi, không còn nữa. Ðấy là thời mà những kiêng kỵ, húy kỵ sẽ không còn nữa. Một xã hội dân chủ, tự do cũng sẽ là một xã hội tôn trọng tự nhiên, gần gũi với tự nhiên, vừa đồng hóa, vừa dị hóa, tiêu hóa nữa. Có điều, riêng về khoản *** tươi thì phải "thu xếp" vào những chỗ văn minh chứ không phải dây ra lung tung như ở "thời xa vắng".
    30/6/2003
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp-Thời của tiểu thuyết (II)
    1. Cảo thơm lần giở?
    Tiểu thuyết, trong quan niệm xưa ở Trung Hoa là "những câu chuyện đường phố, lời nói ngõ làng, vào lỗ tai ra lỗ miệng mà tạo ra". Như vậy, tính hiện thực "không đáng tin, chắp vá" đương nhiên được coi như điều kiện số một của tiểu thuyết. Tiểu thuyết chứa đựng "đạo nhỏ", khác với đại thuyết, có lẽ căn cứ vào đấy mà Khổng Tử (vốn là một đại thuyết gia) đã lưu ý: "Tuy là cái đạo nhỏ, nhưng chắc chắn cũng có chỗ khả quan, có điều là đi đến xa thì sợ ứ đọng" (Lỗ Tấn - "Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Hoa").
    Tôi rất sợ quan niệm dùng "đại thuyết" (thế giới quan, lập trường tư tưởng?) để đi xét nét "tiểu thuyết". Tiểu thuyết là tiểu thuyết, nghĩa là những chuyện vớ vẩn mà hễ "đi đến xa thì sợ ứ đọng". Tiểu thuyết có những giới hạn về tư tưởng của nó, nó không phải đại thuyết và nó không thể "đáng tin cậy về mặt tư tưởng" gì hết, nó cũng không phải là "tấm gương soi của thời đại" gì hết: nó kể chuyện và nhầm lẫn lung tung. Có thế thôi! Sự hấp dẫn của tiểu thuyết chính là ở hình tượng, ở sự nhố nhăng câu chữ và sự huyễn ảo của các vấn đề mà nhà sáng tác "kể chuyện".
    Chức năng "tư tưởng" của tiểu thuyết không phải ở chỗ nói ra chân lý và nó không phải là một bài giảng chính trị khô héo. Tôi không phủ nhận ý nghĩa giáo dục của tiểu thuyết. Khổng Tử nói: "tuy là đạo nhỏ, nhưng chắc chắn cũng có chỗ khả quan" là rất có lý. Khổng Tử với con mắt "bề trên" đã nói về tiểu thuyết có phần nào trịch thượng. Khổng Tử không phải nhà tiểu thuyết. Khổng Tử không "sáng tác". Khổng Tử gần gũi với các nhà tư tưởng, các chính trị gia hơn các nhà nghệ sĩ. Thực khổ cho ông, ông là một nhà giáo dục, hơn nữa lại là một nhà "đại giáo dục"! Vai diễn của ông quá lớn đối với lịch sử.
    Khi tôi nói "tính hiện thực, "không đáng tin, chắp vá" đương nhiên được coi như điều kiện số một của tiểu thuyết" nghĩa là có phần thừa nhận sự phóng túng của tiểu thuyết. Khi các nhà văn còn quá băn khoăn về ý nghĩa giáo dục kiểu đại thuyết ở trong công việc của mình thì quả thực rất khó động thủ vào hiện thực! Ðiều này giống như một người giết lợn cầm dao nhưng lại sợ bẩn tay, thậm chí "còn thương cảm cho con lợn", còn sợ "thế thì tổn đức"?
    Tiểu thuyết xét về khía cạnh nào đó chỉ là chuyện bịa đặt nhưng "thực" lại là nguyên tắc thẩm mỹ, là giá trị tạo ra "chỗ khả quan", nó chính là giá trị của tài năng nhà sáng tác. "Hồng Lâu Mộng" là bộ tiểu thuyết, là "đệ nhất kỳ thư" trong kho tàng tiểu thuyết Trung Hoa, sở dĩ có thành công ấy vì Tào Tuyết Cần chẳng "sáng tác" gì nhiều, ông cứ "sự thực mà miêu tả, hoàn toàn không kiêng kỵ tô vẽ gì". Gia đình Tào Tuyết Cần giống hệt những người ở trong họ Giả, Tào Tuyết Cần giống hệt như Giả Bảo Ngọc. Từ các bộ tiểu thuyết trứ danh như "Kim Bình Mai", "Tam quốc chí", "Thủy Hử" ở Tàu, đến "Chiến tranh và hòa bình", "Những linh hồn chết", "Anh em Kamarazôp" ở Nga, "Fauxtơ" ở Ðức, "Hội chợ phù hoa" ở Anh v.v? tất cả đều "hiện thực" hoặc bắt nguồn từ "hiện thực".
    Tôi còn nhớ trong một bữa rượu ở nhà tôi, nhà văn Tô Hoài có nhận xét về cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà bấy giờ đang bị dư luận phê phán. Tô Hoài nói: "Anh ta viết toàn về nhân nghĩa lễ trí tín đấy chứ"! Câu nói ấy tuyệt hay vì nó phải chăng đã đành, lịch sự, lịch lãm đã đành nhưng phải là ở Tô Hoài, một nhà tiểu thuyết, một người trong cuộc thì mới nói được như thế: Tô Hoài nói vậy cũng là đang tự nói về mình! Ai viết văn, ai viết tiểu thuyết mà chẳng viết về đạo lý? Tôi có nhớ có lần xem tranh của họa sĩ trẻ Nguyễn Sơn (sinh năm 1974 ở Hà Nội, tốt nghiệp Ðại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001), tôi rất thích một bức sơn dầu anh vẽ tên là "Thi sĩ": năm nhân vật thi sĩ trong tranh ai cũng có một vầng hào quang trên đầu giống như ở các tranh Thánh. Từ trong vô thức, họa sĩ trẻ nhận ra thứ ánh sáng thần thánh ở những người "ấm ớ" này. Họ (về khía cạnh nào đó) nói như A.Rimbô là "những nhà tiên tri thấu thị", nhiều người ở ta gọi họ là những nhà "dự báo".
    Tiểu thuyết - ngay từ thuở xa xưa người ta đã coi nó là một thể loại thị phi. Nguyễn Du coi Truyện Kiều là sách "mua vui cũng được một vài trống canh". Thật nực cười cho nhiều người viết ở ta ôm ấp ý định viết ra những khuôn vàng thước ngọc, biến những chuyện bịa đặt của mình thành sách đạo đức hay luân lý.
    2. Ý nghĩa tương đối của thể loại
    Về khía cạnh nào đấy, sự phân chia ra từng thể loại chỉ có ý nghĩa tương đối. Các thể loại văn xuôi (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch v.v?) đều có sự liên quan với nhau trong cách tổ chức, cấu trúc, xây dựng hình tượng, ngôn ngữ v.v? ở một nhà sáng tác "tinh thông" thì thật ra "thể loại" không phải là vấn đề gì quan trọng lắm. Có những truyện ngắn nhà sáng tác có khi phải dụng công hơn cả khi viết tiểu thuyết. Có những truyện ngắn "có dung lượng tiểu thuyết" hoặc là những tiểu thuyết "nén" lại. Tôi đã viết những truyện ngắn "Không có vua", "Giọt máu", "Những người thợ xẻ", "Những ngọn gió Hua Tát" với ý thức "tiểu thuyết". Vở kịch "Suối nhỏ êm dịu" là một thể loại pha trộn giữa kịch và tiểu thuyết. Tiểu thuyết "Tuổi 20 yêu dấu" là một câu chuyện phiêu lưu "liên hoàn" với 30 chương thực sự chỉ là 30 "đoạn văn ngắn".
    Quan niệm có phần nào trầm trọng hóa về thể loại tiểu thuyết không khéo sẽ là một cản trở với các nhà văn trẻ. Thực ra tiểu thuyết cũng không phải là một thể loại quá đáng sợ, ghê gớm. Ðương nhiên, để viết được nó dứt khoát phải có lòng say mê văn học, ý thức tích luỹ kiến thức đời sống, tài năng, vốn (thậm chí cả tiền bạc vật chất) và vài thứ khác.
    Lựa chọn thể loại để bảo đảm việc thực hiện nội dung sao cho có hiệu quả cao nhất cũng phụ thuộc vào tài năng người sáng tác.Vấn đề ở chỗ anh ta có "nội dung" gì, có cái gì để kể ra cho mọi người nghe không. Ðiều ấy phụ thuộc vào "đời sống" của anh ta, vào giá trị chất lượng cuộc sống của anh ta, tóm lại anh ta không thể cứ sống hời hợt, "tầm thường" vì như thế anh ta sẽ chẳng có cái gì để "kể chuyện" cho mọi người nghe. Ngày xưa, Bồ Tùng Linh đã từng đi ra chợ thưởng tiền cho ai kể cho mình nghe một chuyện kỳ lạ. L.Tônxtôi viết "Phục sinh" dựa vào một cốt truyện của người khác? Ngay cả những nhà văn vĩ đại cũng phải "lượm lặt" đủ thứ trong đời sống để làm giàu có thêm cho vốn liếng tri thức của mình.
    Thành công của J.K.Rowling với 5 tập sách "Harry Potter" khiến cho tất cả các nhà văn trên thế giới phải "rùng mình" (có lẽ chỉ trừ những người "chưa từng học rùng mình" bao giờ là không kinh ngạc). Trong thời buổi thương trường hình như các "cơ sở lý luận văn chương" có lẽ cũng phải đến lúc phải "sửa mình".
    3. Viết văn làm quái gì
    Khi các nhà xuất bản, các nhà sách không đứng về phía quyền lợi của nhà văn, chế độ bản quyền và nhiều vấn đề khác còn làm phiền phức và rối lòng người sáng tác thì quả thực? viết văn làm quái gì!
    Không có một thứ lao động cực nhọc và "thổ tả" nào lại ghê gớm kinh khủng như lao động của nhà văn. Ðương thời, thường các nhà văn luôn bị "hiểu nhầm": từ trong gia đình, chế độ kiểm duyệt, nhà xuất bản, nhà phát hành, đồng nghiệp, rồi độc giả nữa. Chỉ khi nằm xuống "dưới ba thước đất" những con quạ phê bình láu lỉnh và các nhà xuất bản lọc lõi mới tìm đến rỉa ráy vinh quang của họ để vụ lợi. Tôi chẳng cần kể tên những nhà văn trên thế giới hoặc ở ta ra để chứng minh cái sự thật đó. Mấy năm trước, khi lên Nhã Nam chơi, ông bạn Bí thư huyện ủy Hà Văn Núi dẫn tôi đến ấp Cầu Ðen thăm nhà của cố nhà văn Nguyên Hồng, kể rằng khi chết Nguyên Hồng chỉ có mỗi tờ 2 hào (tờ hai trăm "nhỏ" bây giờ) ở trong túi áo. Tội nghiệp cho ông! Ông thực là một "tấm gương đạo đức" nhưng là một "tấm gương xấu" cho các nhà văn trẻ.
    Thực ra, đối với các nhà văn "đắc đạo" thì tiền không phải là tất cả (nó chỉ là tất cả trong một vài "ca" cụ thể). Có trường hợp khi có tiền thì chẳng viết lách được gì.
    Khi Bác Hồ đặt ra câu hỏi: "Viết để làm gì? Viết cho ai? Viết thế nào?" thì thực sự Bác đã "yểm bùa" cho bọn yêu quái trong làng văn chương và khiến bọn này hoàn toàn thúc thủ. Hầu hết các nhà văn "hồn nhiên" viết lách ban đầu chỉ đơn giản vì cái lẽ "tham sân si" ở đời mà thôi. Thật xấu hổ, những bài thơ đầu tiên của các nhà thơ như ta biết, hầu hết động cơ chỉ là để tán gái. Ngay cả A.Puskin vĩ đại cũng vậy, còn những người như H.Hainơ thì đầy rẫy. P.Nêruđa viết tới 100 bài thơ tình gửi cho "vợ bé" và ông già dê cụ này đã làm cho cả thế giới trầm trồ vì "dục vọng nên thơ" của ông ta.
    "Dục tính là nhân tính" là một câu nói của Ðức Phật. Con người sống, đấu tranh, sáng tạo v.v? đều từ cái "dục tính bẩn thỉu" này mà ra cả.
    Trên thực tế, cái gọi là sự sống chính là sự ham muốn danh lợi và điều ấy chẳng có gì xấu cả nếu biết kìm giữ tiết độ. Bác Hồ khi đặt ra câu hỏi "Viết để làm gì?" là muốn lái cái dục vọng thấp hèn ở nhiều người viết sang một động cơ cao cả thiêng liêng tức là làm cách mạng, thay đổi chế độ xã hội thực dân phong kiến. "Nay ở trong thơ nên có thép" là như thế.
    Khi tôi nói rằng tiểu thuyết là một thể loại "ăn tạp" thì tôi cũng muốn nói đến cả khía cạnh bác học, bao trùm của thể loại này. Nhiều bộ tiểu thuyết vĩ đại đến nỗi người ta còn coi nó như một bộ từ điển, một bộ bách khoa toàn thư về đời sống. "Hồng Lâu Mộng" kéo theo cả một bộ môn "Hồng học". ở ta, nhiều người cũng đã soạn ra nhiều cuốn từ điển về "Truyện Kiều". Những đề tài, những vấn đề mà nhà tiểu thuyết nêu ra trong tác phẩm đôi khi phong phú tới nỗi gần như bao trùm cả "thiên nhiên" (chữ của H.Banzăc): Không có gì lại không thể lọt vào mắt họ - những con người "vớ vẩn" kỳ diệu ấy.
    4. Sao lại chỉ *** tươi?
    Nhà thơ, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Ðức (như cách xưng danh của anh với dư luận) khi viết bài nhận xét về "văn phẩm" của tôi, một mặt biểu dương tôi "viết bằng một sự mẫn cảm, một cẩn trọng, một run rẩy hiếm có" thì cũng "biểu dương" (theo ý phê phán) rằng tôi là người có công đưa "*** tươi" vào văn học. Nguyễn Hoàng Ðức đọc không kỹ: nguyên văn chữ tôi dùng vốn là "*** khô, *** ướt". Câu ấy được phát ngôn bởi nhân vật Hoàng Trọng Phu trong vở kịch "Còn lại tình yêu". Sau này, ở truyện "Trương Chi" tôi cũng để Trương Chi văng ra chữ "***". Cần chú ý là ở trong truyện, Trương Chi không nói một câu nào mà chàng chỉ hát lung tung từ đầu đến cuối. Câu phát ngôn duy nhất của chàng nghệ sĩ với "thiên hạ" lại là một câu nói rất cộc cằn và thật? khó ngửi. Trong "Chuyện ông Móng" tôi cũng đã miêu tả cả một? chợ phân người. Quả thật, thâm tâm tôi cũng không thú gì "món" ấy, chẳng qua cũng cực chẳng đã mà thôi.
    Chúng ta biết rằng mỗi sinh vật sống, mỗi chế độ xã hội tồn tại ngoài việc đồng hóa thì cũng còn dị hóa, tiêu hóa nữa. Văn học của chúng ta chỉ quen một chiều "đồng hóa" và đã có lúc khá bê bết vì không ai làm "vệ sinh" cho nó, "đi đến xa thì sợ ứ đọng". Tôi cũng là "liều mình như chẳng có" làm việc khai thông một số "ta-bu", thực sự mong muốn những nhà văn trẻ về sau đỡ "nặng nề" hơn.
    Ở trong một xã hội dân chủ, nhiều tự do thì những cảnh đời, cảnh ngộ sẽ được phản ánh một cách phong phú trên nhiều trang sách. Tôi còn nhớ khi cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đặt vấn đề "cởi trói cho văn nghệ sĩ" thì nhiều nhà sáng tác ở ta đã ngớ người ra không hiểu ai trói, trói bằng gì và họ cũng không biết rằng mình cũng đang bị trói nữa. Lại nhớ đến chuyện "thê tróc, tử phọc" của Tú Xương ngày xưa mà bật cười. Tôi vẫn nghĩ là thời của tiểu thuyết sẽ là thời của những "ta-bu" ít dần đi, không còn nữa. Ðấy là thời mà những kiêng kỵ, húy kỵ sẽ không còn nữa. Một xã hội dân chủ, tự do cũng sẽ là một xã hội tôn trọng tự nhiên, gần gũi với tự nhiên, vừa đồng hóa, vừa dị hóa, tiêu hóa nữa. Có điều, riêng về khoản *** tươi thì phải "thu xếp" vào những chỗ văn minh chứ không phải dây ra lung tung như ở "thời xa vắng".
    30/6/2003
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp-Thời của tiểu thuyết (III)
    1. Sự tầm thường tập thể
    Khi nói về thời hiện tại, G. LeBon có một câu khinh bạc nhưng đúng: "Thời hiện tại tượng trưng chiến thắng của sự tầm thường tập thể". Câu này được ghi trong sách từ điển danh ngôn. Như thế, không phải bây giờ mà ở thế hệ nào, ở nơi nào con người ta cũng hay "bất bình" với "hiện thực". "Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ", sự bất đắc chí xưa nay vẫn là lẽ thường tình ở nhiều người. Chính vì thế mà khát vọng về một tương lai tươi sáng luôn luôn thúc giục mọi người lao động, sáng tạo để cải thiện "tình trạng thổ tả của hiện thực". Văn học tiến bộ bao giờ cũng làm đủ mọi cách nhằm thúc giục nhân loại vươn lên, sống nhân đạo hơn, có ý nghĩa hơn, văn minh hơn, sướng hơn.
    Trong lịch sử, nếu không có các nhà tiểu thuyết ghi lại "hiện thực" thì về sau sẽ chẳng có ai biết đâu mà lần. Bây giờ chúng ta đọc "Vũ trung tuỳ bút" của Phạm Ðình Hồ, "Ký sự lên kinh" của Lê Hữu Trác? vẫn thấy thích vì nó "hiện thực". Những tác phẩm hoặc là tô hồng, hoặc là bôi đen "hiện thực" đều không sống lâu được. "Hiện thực" nó đòi hỏi? hiện thực, nghĩa là phải đúng như tinh thần mà nó vốn có. Những nhà văn trung thành với tinh thần hiện thực sẽ có được giá trị thực trong lòng bạn đọc và làm được điều ấy không phải là dễ.
    Nói đến hiện thực không có nghĩa là thực thà chân chỉ hạt bột thấy gì ghi nấy. Như vậy, còn quái gì là nghệ thuật viết văn? Sự tưởng tượng về trạng thái tinh thần của hiện thực kéo theo hệ thống hình tượng được sắp xếp khéo léo bằng những "viên gạch ngôn ngữ" là cả một chu trình lao động kiên nhẫn vừa thủ công, vừa bác học ở người nghệ sĩ. Trên thực tế, hầu hết các nhà sáng tác đều biết rõ công việc của mình sẽ phải thế nào. Song le, biết là một chuyện, thực hiện việc ấy ra sao lại là chuyện khác. Thậm chí công việc của người nghệ sĩ viết văn còn khó khăn, bí hiểm tới nỗi khiến người ta không thể không nghĩ tới cả Thượng đế: "Ngẫm hay muôn sự tại giời/ Giời kia đã bắt làm người có thân/ Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao".
    Danh hiệu nhà văn thực sự bao giờ cũng hiếm. Tôi nghe nói khi xây dựng bảo tàng văn học hiện đại ở Trung Quốc người ta chỉ giới thiệu đâu có 5 nhà văn, còn lại là? những người khác. Trong số 5 nhà văn ấy có Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá? Tôi không nhớ được tên những người kia. Vào thư viện, chúng ta sững sờ trước hàng núi sách nhưng để có thể thực sự tìm được tên tuổi của "các nhà văn hàng đầu" thì thật khó! Cái gì tạo nên danh hiệu cao quý ấy? Sự nỗ lực bản thân? Chưa chắc! Vốn kiến thức hiểu biết? Chưa chắc! Vậy nó là cái gì? Có người đã cường điệu hóa gọi là "khí thiêng sông núi tích tụ lại". Trên thực tế, ở trong cái biển văn chương tầm thường thì thiên tài văn chương rõ ràng còn hiếm hơn vàng. Phải qua sàng lọc thời gian, phải qua sàng lọc của rất nhiều thế hệ độc giả, nhà văn thiên tài mới được ghi danh vào lịch sử.
    Ðương thời, những trò chơi trung bình luôn được dung túng vì nhiều lẽ. Việc chống lại những tác phẩm trung bình luôn là một dằn vặt với những "ông số 1". Trên thực tế, những trò "đánh bùn sang ao" hoặc "đánh lận con đen" vẫn diễn ra nhan nhản ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Vượt lên trên hết thảy (thậm chí cả dư luận) là rất khó với các "cá nhân cô đơn", thậm chí đôi khi người ta phải "tâm đen, mặt dày" mới thoát hiểm được.
    Trong văn học (cũng giống như trong chính trường, thương trường v.v?) những cá nhân nổi trội buộc phải đấu tranh với "sự tầm thường tập thể". Gần như hầu hết khi còn đương thời họ đều thất bại. Ðấy là thực tế, không phải tự dưng có câu cách ngôn "trường văn trận bút". Các nhà văn trẻ phải ý thức được điều này khi họ bắt đầu đặt chân bước lên con đường văn học chông gai, gian khó.
    2. Giá trị của sách
    Mặc dầu công việc của nhà tiểu thuyết thật gian khó nhưng việc viết ra được những cuốn sách giá trị cũng là một lạc thú. Trong thời buổi các phương tiện thông tin giải trí phát triển, sách vẫn có giá trị riêng của nó. Tôi không nhớ đã có ai nói: "Bạn yêu sách phải không? Như vậy là bạn sống hạnh phúc". Không có sách xấu nào mà người ta không rút ra được một điều hay. Người ta cũng thường coi những cuốn sách hay là những vị gia thần trong nhà. Thơ Nguyễn Bính có câu: "Nhà ta quý sách hơn vàng". Có người cũng cho rằng: "Không có đồ trang trí nào hấp dẫn bằng sách dù ông chủ của nó không hề lật nó ra, không đọc lấy một chữ nữa". Trên thực tế, thực ra không có vấn đề sách hợp luân hay phi luân, chỉ có sách hay và sách dở mà thôi. Một tác phẩm hay "chiếm đoạt" ngay tức khắc người ta. "Thích" là nguyên tắc đầu tiên cho một cuốn sách hay và việc làm cho độc giả khóc cười được trên một trang văn quả thực là một việc rất "nghệ thuật".
    Công việc của nhà văn là công việc khó chịu đến nỗi nó làm phiền hầu hết tất cả những người thân sơ dính líu đến họ. Tất cả sẽ là đối tượng "nghiên cứu" hoặc là nguyên mẫu nhân vật cho tác phẩm tương lai của nhà văn. Vì vậy không khéo sẽ gây nên rất nhiều "hiểu nhầm". Chúng ta không nên tưởng bở rằng chúng ta biết hết "xã hội". Trên thực tế mỗi người (kể cả những người giang hồ từng trải nhất) theo sự quan sát của tôi thì đa số chỉ sống, va chạm, chịu ảnh hưởng trực tiếp đâu đó khoảng từ 60 đến 200 người là cùng. Không thể có ai "sống với nhiều người" cả. Cái hiện thực mà chúng ta vẫn hay nói đến chỉ là tinh thần của nó, sự tưởng tượng về nó. Với một nhà tiểu thuyết, cơ hội để "trải đời" thực tế cũng không hơn gì người thường, vấn đề là suy nghĩ của anh ta với "tinh thần hiện thực" và cách thức anh ta diễn đạt nó có "nghệ thuật" không.
    Tổ chức được một cuộc sống sao cho "rỗi hơi" để mà suy nghĩ, nghe ngóng và viết lách là điều rất quan trọng. Văn là người. Nghệ thuật viết văn, xét cho cùng cũng là nghệ thuật sống.
    Giá trị của sách là điều không phủ nhận được. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó. Ngập trong sách, "tẩu hỏa nhập ma" cũng là căn bệnh mà nhiều người dễ mắc, nhất là căn bệnh này lại là căn bệnh "dễ chịu", hợp với bản tính lười nhác và thích chuyện thị phi đơm đặt ở con người.
    3. Tiểu thuyết mua vui
    Nếu nhìn vào khía cạnh nào đó, tất cả các tiểu thuyết đều mua vui mà cũng chẳng phải để? mua vui. Gôgôn đã từng phẫn nộ: "Những chuyện mua vui à? ấy thế mà ban-công và lan can các nhà hát phải rên lên; tất cả từ dưới lên trên đều phải rung chuyển, cùng biến thành một cảm xúc, thành một khoảnh khắc, thành một con người; và mọi người đã gặp nhau như anh em trong cùng một diễn biến của tâm hồn, để rồi những đợt vỗ tay thân ái vang lên như một bài ca trân trọng tỏ lòng biết ơn một con người đã năm trăm năm nay không còn ở trên đời này nữa? Những chuyện mua vui à? Vậy mà loài người sẽ ngủ thiếp đi, cuộc sống sẽ cạn dần và tâm hồn chúng ta sẽ bị chìm ngập trong những vũng lầy nhơ nhớp nếu không có những chuyện mua vui ấy đấy!".
    Gôgôn có lẽ là một nhà văn thật thà (bởi thế sau này ông đã phát điên), ông đã nổi xung bất bình trước thói phù phiếm hời hợt của đám đông độc giả. May cho ông sống ở thế kỷ XIX, chứ ở thời hiện tại, nhất là ở Việt Nam, thói phù phiếm hời hợt ở đám đông độc giả còn khủng khiếp hơn nhiều. Nhà tiểu thuyết sống trong "thời buổi chó má" của "hiện thực" giờ đây có lẽ phải "cáo" hơn nhiều mới hòng tồn tại được. Việc "giáo hóa người đời" là việc khó khăn đến nỗi chính người nào cầm bút cũng thấy băn khoăn, hoang mang ghê gớm. Thực tế càng "tinh vi" nhà tiểu thuyết không phải cứ có thể mộc mạc hồn nhiên mà "làm việc". "Muốn giáo hóa người đời/ Phải tự có phương tiện/ Chớ để họ sinh ngờ/ Tự tính liền biểu hiện". Khi ai đó nói: "Văn chương là trường học của quỷ sứ" thì câu ấy phải hiểu theo rất nhiều nghĩa. Người ta vẫn nói đến thái độ "ba phải" trong văn chương (trong bài viết về tôi, Nguyễn Hoàng Ðức cũng đã từng "mắng" tôi là ba phải) thì phải chăng nhà văn cứ phải viết theo kiểu "một phải" mới là chân lý? Nếu ta chịu khó quan sát những người cao tuổi, sau khi đã ăn đủ các ngón đòn của "số phận" (nào là đồng nghiệp, công việc, bạn bè, gia đình, nghĩa vụ v.v?) đa số đều "mươi lăm cũng ừ, mười tư cũng gật". Tôi nghĩ không phải như thế là họ không biết gì (họ biết hết) nhưng "tuổi già hạt lệ như sương, hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan", "im lặng là vàng" là tốt nhất.
    Những nhà văn lọc lõi không muốn điên, đến một lúc nào đấy sẽ không viết nữa. Họ chết như mọi người và chết trong những trang sách ẩm mốc.
    4. Tốt nhất là cuộc sống trưởng giả
    Con đường của nhà tiểu thuyết không phải là con đường trải thảm, dễ xơi. Chọn lựa một thái độ sống, một lối sống, phù hợp cho công việc của nhà tiểu thuyết không phải là dễ chút nào. Hy sinh vì "lý tưởng viết văn" là một cái gì thật phiêu lưu hão huyền. Nguyễn Bảo Sinh (người mà tôi đã từng giới thiệu như một nhà thơ dân gian) làm nghề nuôi chó mèo cảnh, yêu thích văn chương rất mực rất sợ? viết văn vì theo ông "đối thủ" của văn chương là sự vô hình vô ảnh, người làm văn chương đa phần không thể biết mình "ở đẩu ở đâu" trên con thiên lý vạn dặm của chữ nghĩa.
    Ðã có nhiều tấm gương hy sinh vì văn chương và người đời vừa thấy khâm phục, vừa thấy sợ họ! Làm người bình thường đã khó, chuyện sinh kế nuôi dưỡng vợ con không phải là chuyện đùa. Tôi nhiều lần nói với các nhà văn trẻ rằng "sự nghiệp lớn nhất của một người "đứng đắn" là học lấy một nghề "hái ra tiền", lấy vợ sinh con, nuôi dạy chúng nên người, sống già rồi chết". Thượng đế ban cho chúng ta mạng sống với khoảng sáu, bảy mươi xuân, chúng ta phải biết quý trọng cái mạng sống ấy, sống cho "có chất lượng", vui thú với đời, làm việc thiện, đóng góp với đời được gì thì đóng góp, không thì thôi, chẳng nên cố gắng đến quá sức mình. Cuộc sống trưởng giả không phải là tốt nhưng cũng không xấu. Mỗi thời có một "kiểu" nhà văn của nó. Thời của tiểu thuyết phải chăng là thời của các bậc trưởng giả ngồi rung đùi viết văn?
    Thế chẳng vui sao? Thế chẳng sướng sao?
    Cũng chẳng nên học bài học bị chặt đầu của Kim Thánh Thán.
    5/7/2003

Chia sẻ trang này