1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huy Thiệp-Trò chuyện với hoa thủy tiên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoangvan09, 07/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp-Thời của tiểu thuyết (III)
    1. Sự tầm thường tập thể
    Khi nói về thời hiện tại, G. LeBon có một câu khinh bạc nhưng đúng: "Thời hiện tại tượng trưng chiến thắng của sự tầm thường tập thể". Câu này được ghi trong sách từ điển danh ngôn. Như thế, không phải bây giờ mà ở thế hệ nào, ở nơi nào con người ta cũng hay "bất bình" với "hiện thực". "Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ", sự bất đắc chí xưa nay vẫn là lẽ thường tình ở nhiều người. Chính vì thế mà khát vọng về một tương lai tươi sáng luôn luôn thúc giục mọi người lao động, sáng tạo để cải thiện "tình trạng thổ tả của hiện thực". Văn học tiến bộ bao giờ cũng làm đủ mọi cách nhằm thúc giục nhân loại vươn lên, sống nhân đạo hơn, có ý nghĩa hơn, văn minh hơn, sướng hơn.
    Trong lịch sử, nếu không có các nhà tiểu thuyết ghi lại "hiện thực" thì về sau sẽ chẳng có ai biết đâu mà lần. Bây giờ chúng ta đọc "Vũ trung tuỳ bút" của Phạm Ðình Hồ, "Ký sự lên kinh" của Lê Hữu Trác? vẫn thấy thích vì nó "hiện thực". Những tác phẩm hoặc là tô hồng, hoặc là bôi đen "hiện thực" đều không sống lâu được. "Hiện thực" nó đòi hỏi? hiện thực, nghĩa là phải đúng như tinh thần mà nó vốn có. Những nhà văn trung thành với tinh thần hiện thực sẽ có được giá trị thực trong lòng bạn đọc và làm được điều ấy không phải là dễ.
    Nói đến hiện thực không có nghĩa là thực thà chân chỉ hạt bột thấy gì ghi nấy. Như vậy, còn quái gì là nghệ thuật viết văn? Sự tưởng tượng về trạng thái tinh thần của hiện thực kéo theo hệ thống hình tượng được sắp xếp khéo léo bằng những "viên gạch ngôn ngữ" là cả một chu trình lao động kiên nhẫn vừa thủ công, vừa bác học ở người nghệ sĩ. Trên thực tế, hầu hết các nhà sáng tác đều biết rõ công việc của mình sẽ phải thế nào. Song le, biết là một chuyện, thực hiện việc ấy ra sao lại là chuyện khác. Thậm chí công việc của người nghệ sĩ viết văn còn khó khăn, bí hiểm tới nỗi khiến người ta không thể không nghĩ tới cả Thượng đế: "Ngẫm hay muôn sự tại giời/ Giời kia đã bắt làm người có thân/ Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao".
    Danh hiệu nhà văn thực sự bao giờ cũng hiếm. Tôi nghe nói khi xây dựng bảo tàng văn học hiện đại ở Trung Quốc người ta chỉ giới thiệu đâu có 5 nhà văn, còn lại là? những người khác. Trong số 5 nhà văn ấy có Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá? Tôi không nhớ được tên những người kia. Vào thư viện, chúng ta sững sờ trước hàng núi sách nhưng để có thể thực sự tìm được tên tuổi của "các nhà văn hàng đầu" thì thật khó! Cái gì tạo nên danh hiệu cao quý ấy? Sự nỗ lực bản thân? Chưa chắc! Vốn kiến thức hiểu biết? Chưa chắc! Vậy nó là cái gì? Có người đã cường điệu hóa gọi là "khí thiêng sông núi tích tụ lại". Trên thực tế, ở trong cái biển văn chương tầm thường thì thiên tài văn chương rõ ràng còn hiếm hơn vàng. Phải qua sàng lọc thời gian, phải qua sàng lọc của rất nhiều thế hệ độc giả, nhà văn thiên tài mới được ghi danh vào lịch sử.
    Ðương thời, những trò chơi trung bình luôn được dung túng vì nhiều lẽ. Việc chống lại những tác phẩm trung bình luôn là một dằn vặt với những "ông số 1". Trên thực tế, những trò "đánh bùn sang ao" hoặc "đánh lận con đen" vẫn diễn ra nhan nhản ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Vượt lên trên hết thảy (thậm chí cả dư luận) là rất khó với các "cá nhân cô đơn", thậm chí đôi khi người ta phải "tâm đen, mặt dày" mới thoát hiểm được.
    Trong văn học (cũng giống như trong chính trường, thương trường v.v?) những cá nhân nổi trội buộc phải đấu tranh với "sự tầm thường tập thể". Gần như hầu hết khi còn đương thời họ đều thất bại. Ðấy là thực tế, không phải tự dưng có câu cách ngôn "trường văn trận bút". Các nhà văn trẻ phải ý thức được điều này khi họ bắt đầu đặt chân bước lên con đường văn học chông gai, gian khó.
    2. Giá trị của sách
    Mặc dầu công việc của nhà tiểu thuyết thật gian khó nhưng việc viết ra được những cuốn sách giá trị cũng là một lạc thú. Trong thời buổi các phương tiện thông tin giải trí phát triển, sách vẫn có giá trị riêng của nó. Tôi không nhớ đã có ai nói: "Bạn yêu sách phải không? Như vậy là bạn sống hạnh phúc". Không có sách xấu nào mà người ta không rút ra được một điều hay. Người ta cũng thường coi những cuốn sách hay là những vị gia thần trong nhà. Thơ Nguyễn Bính có câu: "Nhà ta quý sách hơn vàng". Có người cũng cho rằng: "Không có đồ trang trí nào hấp dẫn bằng sách dù ông chủ của nó không hề lật nó ra, không đọc lấy một chữ nữa". Trên thực tế, thực ra không có vấn đề sách hợp luân hay phi luân, chỉ có sách hay và sách dở mà thôi. Một tác phẩm hay "chiếm đoạt" ngay tức khắc người ta. "Thích" là nguyên tắc đầu tiên cho một cuốn sách hay và việc làm cho độc giả khóc cười được trên một trang văn quả thực là một việc rất "nghệ thuật".
    Công việc của nhà văn là công việc khó chịu đến nỗi nó làm phiền hầu hết tất cả những người thân sơ dính líu đến họ. Tất cả sẽ là đối tượng "nghiên cứu" hoặc là nguyên mẫu nhân vật cho tác phẩm tương lai của nhà văn. Vì vậy không khéo sẽ gây nên rất nhiều "hiểu nhầm". Chúng ta không nên tưởng bở rằng chúng ta biết hết "xã hội". Trên thực tế mỗi người (kể cả những người giang hồ từng trải nhất) theo sự quan sát của tôi thì đa số chỉ sống, va chạm, chịu ảnh hưởng trực tiếp đâu đó khoảng từ 60 đến 200 người là cùng. Không thể có ai "sống với nhiều người" cả. Cái hiện thực mà chúng ta vẫn hay nói đến chỉ là tinh thần của nó, sự tưởng tượng về nó. Với một nhà tiểu thuyết, cơ hội để "trải đời" thực tế cũng không hơn gì người thường, vấn đề là suy nghĩ của anh ta với "tinh thần hiện thực" và cách thức anh ta diễn đạt nó có "nghệ thuật" không.
    Tổ chức được một cuộc sống sao cho "rỗi hơi" để mà suy nghĩ, nghe ngóng và viết lách là điều rất quan trọng. Văn là người. Nghệ thuật viết văn, xét cho cùng cũng là nghệ thuật sống.
    Giá trị của sách là điều không phủ nhận được. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó. Ngập trong sách, "tẩu hỏa nhập ma" cũng là căn bệnh mà nhiều người dễ mắc, nhất là căn bệnh này lại là căn bệnh "dễ chịu", hợp với bản tính lười nhác và thích chuyện thị phi đơm đặt ở con người.
    3. Tiểu thuyết mua vui
    Nếu nhìn vào khía cạnh nào đó, tất cả các tiểu thuyết đều mua vui mà cũng chẳng phải để? mua vui. Gôgôn đã từng phẫn nộ: "Những chuyện mua vui à? ấy thế mà ban-công và lan can các nhà hát phải rên lên; tất cả từ dưới lên trên đều phải rung chuyển, cùng biến thành một cảm xúc, thành một khoảnh khắc, thành một con người; và mọi người đã gặp nhau như anh em trong cùng một diễn biến của tâm hồn, để rồi những đợt vỗ tay thân ái vang lên như một bài ca trân trọng tỏ lòng biết ơn một con người đã năm trăm năm nay không còn ở trên đời này nữa? Những chuyện mua vui à? Vậy mà loài người sẽ ngủ thiếp đi, cuộc sống sẽ cạn dần và tâm hồn chúng ta sẽ bị chìm ngập trong những vũng lầy nhơ nhớp nếu không có những chuyện mua vui ấy đấy!".
    Gôgôn có lẽ là một nhà văn thật thà (bởi thế sau này ông đã phát điên), ông đã nổi xung bất bình trước thói phù phiếm hời hợt của đám đông độc giả. May cho ông sống ở thế kỷ XIX, chứ ở thời hiện tại, nhất là ở Việt Nam, thói phù phiếm hời hợt ở đám đông độc giả còn khủng khiếp hơn nhiều. Nhà tiểu thuyết sống trong "thời buổi chó má" của "hiện thực" giờ đây có lẽ phải "cáo" hơn nhiều mới hòng tồn tại được. Việc "giáo hóa người đời" là việc khó khăn đến nỗi chính người nào cầm bút cũng thấy băn khoăn, hoang mang ghê gớm. Thực tế càng "tinh vi" nhà tiểu thuyết không phải cứ có thể mộc mạc hồn nhiên mà "làm việc". "Muốn giáo hóa người đời/ Phải tự có phương tiện/ Chớ để họ sinh ngờ/ Tự tính liền biểu hiện". Khi ai đó nói: "Văn chương là trường học của quỷ sứ" thì câu ấy phải hiểu theo rất nhiều nghĩa. Người ta vẫn nói đến thái độ "ba phải" trong văn chương (trong bài viết về tôi, Nguyễn Hoàng Ðức cũng đã từng "mắng" tôi là ba phải) thì phải chăng nhà văn cứ phải viết theo kiểu "một phải" mới là chân lý? Nếu ta chịu khó quan sát những người cao tuổi, sau khi đã ăn đủ các ngón đòn của "số phận" (nào là đồng nghiệp, công việc, bạn bè, gia đình, nghĩa vụ v.v?) đa số đều "mươi lăm cũng ừ, mười tư cũng gật". Tôi nghĩ không phải như thế là họ không biết gì (họ biết hết) nhưng "tuổi già hạt lệ như sương, hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan", "im lặng là vàng" là tốt nhất.
    Những nhà văn lọc lõi không muốn điên, đến một lúc nào đấy sẽ không viết nữa. Họ chết như mọi người và chết trong những trang sách ẩm mốc.
    4. Tốt nhất là cuộc sống trưởng giả
    Con đường của nhà tiểu thuyết không phải là con đường trải thảm, dễ xơi. Chọn lựa một thái độ sống, một lối sống, phù hợp cho công việc của nhà tiểu thuyết không phải là dễ chút nào. Hy sinh vì "lý tưởng viết văn" là một cái gì thật phiêu lưu hão huyền. Nguyễn Bảo Sinh (người mà tôi đã từng giới thiệu như một nhà thơ dân gian) làm nghề nuôi chó mèo cảnh, yêu thích văn chương rất mực rất sợ? viết văn vì theo ông "đối thủ" của văn chương là sự vô hình vô ảnh, người làm văn chương đa phần không thể biết mình "ở đẩu ở đâu" trên con thiên lý vạn dặm của chữ nghĩa.
    Ðã có nhiều tấm gương hy sinh vì văn chương và người đời vừa thấy khâm phục, vừa thấy sợ họ! Làm người bình thường đã khó, chuyện sinh kế nuôi dưỡng vợ con không phải là chuyện đùa. Tôi nhiều lần nói với các nhà văn trẻ rằng "sự nghiệp lớn nhất của một người "đứng đắn" là học lấy một nghề "hái ra tiền", lấy vợ sinh con, nuôi dạy chúng nên người, sống già rồi chết". Thượng đế ban cho chúng ta mạng sống với khoảng sáu, bảy mươi xuân, chúng ta phải biết quý trọng cái mạng sống ấy, sống cho "có chất lượng", vui thú với đời, làm việc thiện, đóng góp với đời được gì thì đóng góp, không thì thôi, chẳng nên cố gắng đến quá sức mình. Cuộc sống trưởng giả không phải là tốt nhưng cũng không xấu. Mỗi thời có một "kiểu" nhà văn của nó. Thời của tiểu thuyết phải chăng là thời của các bậc trưởng giả ngồi rung đùi viết văn?
    Thế chẳng vui sao? Thế chẳng sướng sao?
    Cũng chẳng nên học bài học bị chặt đầu của Kim Thánh Thán.
    5/7/2003
  2. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Có hai cách để chết với cái bóng của mình dưới nước.
    CÁch thứ nhất:
    Quá yêu vẻ đẹp của chính mình và nhảy xuống nước ôm lấy hình bóng mình. Đó là chàng Hoa Thuỷ Tiên.
    Cách thứ hai:
    Quá tự cao về địa vị của mình và nhảy xuống giếng chiến đấu với cái bóng của mình. Đó là con hổ, chúa tể sơn lâm câu chuyện ngụ ngôn.
    Một hôm thỏ bị hổ vồ được. Hổ cho rằng nó có quyền ăn thịt thỏ vì nó là chúa sơn lâm. Thỏ nhanh miệng nói rằng còn có một con hổ khác cũng đòi làm chúa sơn lâm. Và thế là hổ đi theo thỏ để tìm "thằng láo toét" ấy. Cái hang của "thằng láo toét" chính là một cái giếng. Hổ ta thò đầu xuống giếng nhìn thấy cái bóng mình, nó gào lên chửi bới và "thằng láo toét" cũng chửi bới lại y như vậy. Tức giận quá, hổ ta nhảy xuống giết "thằng láo toét"...
    Ôi loài Hổ yêng hùng là thế, oai phong là thế, tiếng gầm vang động trời đất là thế. Nhưng khổ thân nó là nó đã phải trả giá cho việc nhìn thấy trí khôn của con người bằng bộ lông cháy lem nhem. Thế mà cũng có khôn ra mấy đâu. Chỉ có bọn thỏ là khôn lỏi...
  3. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Có hai cách để chết với cái bóng của mình dưới nước.
    CÁch thứ nhất:
    Quá yêu vẻ đẹp của chính mình và nhảy xuống nước ôm lấy hình bóng mình. Đó là chàng Hoa Thuỷ Tiên.
    Cách thứ hai:
    Quá tự cao về địa vị của mình và nhảy xuống giếng chiến đấu với cái bóng của mình. Đó là con hổ, chúa tể sơn lâm câu chuyện ngụ ngôn.
    Một hôm thỏ bị hổ vồ được. Hổ cho rằng nó có quyền ăn thịt thỏ vì nó là chúa sơn lâm. Thỏ nhanh miệng nói rằng còn có một con hổ khác cũng đòi làm chúa sơn lâm. Và thế là hổ đi theo thỏ để tìm "thằng láo toét" ấy. Cái hang của "thằng láo toét" chính là một cái giếng. Hổ ta thò đầu xuống giếng nhìn thấy cái bóng mình, nó gào lên chửi bới và "thằng láo toét" cũng chửi bới lại y như vậy. Tức giận quá, hổ ta nhảy xuống giết "thằng láo toét"...
    Ôi loài Hổ yêng hùng là thế, oai phong là thế, tiếng gầm vang động trời đất là thế. Nhưng khổ thân nó là nó đã phải trả giá cho việc nhìn thấy trí khôn của con người bằng bộ lông cháy lem nhem. Thế mà cũng có khôn ra mấy đâu. Chỉ có bọn thỏ là khôn lỏi...
  4. gionson

    gionson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    " Nguoi ta phan lon lam duoc nhung thanh cong nho trong doi, neu khong bi nhung uoc mo qua lon lam roi loan ". Tai thap,chi cao . Chi bang tai cao, chi thap.
  5. gionson

    gionson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    " Nguoi ta phan lon lam duoc nhung thanh cong nho trong doi, neu khong bi nhung uoc mo qua lon lam roi loan ". Tai thap,chi cao . Chi bang tai cao, chi thap.
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tớ mới đọc được bài này của TMH, gửi lên cho bà con đọc tham khảo cho đủ bộ "bình loạn" về Hoa thủy tiên
    Trần Mạnh Hảo-Khi ông Nguyễn Xuân Thắng dùng thước đo: "Chân lý là sự nhầm lẫn" của Nguyễn Huy Thiệp để điều hành báo "Ngày nay" (1)

    Cho phép chúng tôi không còn khả năng tin vào sự trung thực của tên tuổi một số tác giả viết hàng loạt bài bênh Nguyễn Huy Thiệp, tiếp tục hạ nhục các nhà văn, nhà thơ trong nước và xuyên tạc, bôi nhọ chúng tôi (tức TMH) in trên báo "Ngày Nay" số mới nhất 8-2004. Bằng chứng là bài viết dài 2 trang "Thử "trò chuyện với hoa thuỷ tiên" để hiểu "văn học gãi ngứa" hay "hội chứng chửi có thưởng"" của tác giả Vương Văn Quang (144 Hồ Văn Huê-P. 9 - Q. Phú Nhuận TP.HCM ) in ở trang 46 và 47 trên "Ngày Nay" số 8-2004 là bài báo mạo danh, kiểu ốc mượn hồn. Chúng tôi đã nhờ số 116 Tổng đài Bưu Điện TP.HCM để tìm ra số điện thoại của tác giả Vương Văn Quang: (08) 8457343. Chúng tôi gọi dây nói cho số này và gặp chính tác giả bài báo trên là ông Vương Văn Quang 64 tuổi, cán bộ về hưu, gốc Hà Nội, có số CMND: 011153388, cấp ngày 12/11/2001 tại công an Hà Nội, hiện cư trú tại đúng số nhà ghi dưới bài báo. Ông Vương Văn Quang rất sững sờ khi tôi cho hay bài báo của ông đã đăng trên "Ngày Nay"; và ông nổi giận mắng cái thằng mẹ ranh nào dám lấy tên ông và địa chỉ nhà ông để viết lếu láo những gì trong đó. Ông bảo đó là hành vi mạo danh, ném đá giấu tay, gắp lửa bỏ tay người của một kẻ vô lương tâm nào đó. Sau đó, một cô con gái của ông Vương Văn Quang đã cho chúng tôi tên tuổi, số điện thoại của người mạo danh cha cô để viết bài báo kia bênh Nguyễn Huy Thiệp và chửi Trần Mạnh Hảo chính là con rể ông Vương Văn Quang tên là ông Đỗ Trí (hay Chí?) Dũng. Chúng tôi đã gọi điện thoại cho số máy: (08) 9022861, gặp ngay ông Dũng và ông nhận chính ông là tác giả thật của bài báo ký tên người bố vợ là Vương Văn Quang. Ông Dũng bảo ông có quyền lấy tên ông bố vợ làm bút danh và ông sẽ nhờ toà soạn "Ngày Nay" cải chính ngay trên số báo tiếp. Có thể, "Ngày Nay" sẽ "chữa cháy" cho ông Dũng mà đăng đính chính rằng: vì sự bất cập của khâu biên tập, bài báo của tác giả Đỗ Trí Dũng đã bị in nhầm là Vương Văn Quang. Nhưng trong bài báo mạo danh kia, ông Dũng đã nhập vai 100% ông bố vợ Vương Văn Quang khi viết rằng: "Tôi là một người già (tôi về hưu 3 năm nay)? không phải ông già nào cũng dễ tính như tôi?" thì việc làm của Đỗ Trí Dũng là dụng công, là cố ý mạo danh người khác chứ không hề do lầm lẫn gì cả. Vì thực ra, trong đời, ông Dũng còn trẻ và còn đang công tác, chưa đến tuổi về hưu. [1]
    Khi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp dùng báo "Ngày Nay" số 4, 5, 6 -2004 làm diễn đàn, vô cớ chửi bới, lăng mạ không chỉ riêng toàn thể hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, mà còn xúc phạm đến hàng vạn người cầm bút viết văn làm thơ nghiệp dư khác, xúc phạm hàng triệu người yêu thơ rằng: "đa số các nhà văn, nhà thơ Việt Nam hiện nay đều vô học, lưu manh, đều là đám giặc già, đám vứt đi cả, đám chập cheng, hâm hấp, phù phiếm vô nghĩa, lăng nhăng, nhăng nhít, hữu danh vô thực, quá khích, vớ vẩn? thậm chí anh Thiệp còn đòi "dí ? l? vào thơ" và "dí thơ vào? l?" trong khi có hàng triệu trẻ em đang học thơ, thơ có từ thuở ca dao, Lý Trần, thuở Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, thơ là quốc hồn quốc tuý của dân tộc Việt? Lập tức, hàng chục bài báo của các nhà thơ nhà văn, các giáo sư, độc giả được in trên báo "Văn Nghệ", "Văn Nghệ Trẻ", "Công An Nhân Dân"? của các tác giả: GS.VS. Hoàng Trinh, Vũ Tú Nam, Nam Hà, Nguyễn Gia Nùng, Trần Đăng Khoa, Chu Lai, Võ Khắc Nghiêm, Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Văn Vọng, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Hòa, Đặng Huy Giang, Văn Công Hùng, Đồng Đức Bốn, Thanh Sương, Hà Trọng Đạm, Nguyễn Văn Đức, Minh Hoàng? đã phê phán, lên án mạnh mẽ Nguyễn Huy Thiệp và báo "Ngày Nay" hành xử trái hẳn với tinh thần của UNESCO (Văn hoá-Giáo Dục-Khoa học) mà báo "Ngày Nay" núp bóng. Ngay cả tờ "Thanh Niên" vốn từng đăng nhiều bài ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp cũng phải lên tiếng trong mục "SHOP Văn Nghệ" để chê bai anh Thiệp, khuyên anh "tiên học lễ?". Lập tức một số Website của người Việt ở nước ngoài như Talawas và một số buổi phát thanh tiếng Việt của mấy đài phát thanh phương Tây như BBC, "Châu Á tự do" nhanh hơn cắt, nhập cuộc? đưa các bài viết của Nguyễn Huy Thiệp và của một số tác giả phê phán Nguyễn Huy Thiệp và báo "Ngày Nay" lên mạng, lên đài, rao lên rằng cuộc bút chiến ghê hồn của báo chí Việt Nam giữa phe bảo thủ và phe cải cách? Ăn theo "hội chứng chửi có định hướng, chửi có? thưởng" của Nguyễn Huy Thiệp, tên tuổi ông Nguyễn Xuân Thắng mới được thiên hạ biết đến và nổi như cồn. Báo chí trong nước kinh ngạc vì ông Xuân Thắng kia là ai, dựa vào ô nào, dù nào mà dám ăn một lúc cả chục cái ******* để kết hợp với Nguyễn Huy Thiệp mà chửi rủa cả giới viết văn, làm thơ trong nước, hơn nữa dám xúc phạm cả dân tộc (như chữ dùng của nhà văn Chu Lai và nhà văn Võ Khắc Nghiêm). Bên dư luận trên các trang Web và Đài hải ngoại thì nửa kín nửa hở, hí hửng làm bộ khách quan, nhưng tỏ ra khoái chí vô cùng, ngầm khen ông Xuân Thắng kia đúng là một nhà văn hoá, một chiến sĩ tự do, dám đăng bài của nhà văn đối lập bất đồng chính kiến Nguyễn Huy Thiệp dũng cảm chửi tất tần tật các ngài văn nô là lưu manh, giặc già, vô học? kia như thế thì quả là đích đáng, chắc chắn là sẽ có? thưởng, rằng khi "nội" hô? thì "ngoại" ủng? liền mà các người anh em! Thật là vinh hạnh cho ông Xuân Thắng, suốt hai phần ba cuộc đời làm đối ngoại văn hoá, làm hiệp hội UNESCO nhưng không một ai biết tiếng, nay may mắn hùn hạp với anh Nguyễn Huy Thiệp chung lưng mở một "ngôi hàng? chửi" mà bỗng nổi tiếng đến không ngờ, nổi văng ra cả hải ngoại nữa thì phen này trúng to, một vốn chắc chắn là không chỉ bốn lời!
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tớ mới đọc được bài này của TMH, gửi lên cho bà con đọc tham khảo cho đủ bộ "bình loạn" về Hoa thủy tiên
    Trần Mạnh Hảo-Khi ông Nguyễn Xuân Thắng dùng thước đo: "Chân lý là sự nhầm lẫn" của Nguyễn Huy Thiệp để điều hành báo "Ngày nay" (1)

    Cho phép chúng tôi không còn khả năng tin vào sự trung thực của tên tuổi một số tác giả viết hàng loạt bài bênh Nguyễn Huy Thiệp, tiếp tục hạ nhục các nhà văn, nhà thơ trong nước và xuyên tạc, bôi nhọ chúng tôi (tức TMH) in trên báo "Ngày Nay" số mới nhất 8-2004. Bằng chứng là bài viết dài 2 trang "Thử "trò chuyện với hoa thuỷ tiên" để hiểu "văn học gãi ngứa" hay "hội chứng chửi có thưởng"" của tác giả Vương Văn Quang (144 Hồ Văn Huê-P. 9 - Q. Phú Nhuận TP.HCM ) in ở trang 46 và 47 trên "Ngày Nay" số 8-2004 là bài báo mạo danh, kiểu ốc mượn hồn. Chúng tôi đã nhờ số 116 Tổng đài Bưu Điện TP.HCM để tìm ra số điện thoại của tác giả Vương Văn Quang: (08) 8457343. Chúng tôi gọi dây nói cho số này và gặp chính tác giả bài báo trên là ông Vương Văn Quang 64 tuổi, cán bộ về hưu, gốc Hà Nội, có số CMND: 011153388, cấp ngày 12/11/2001 tại công an Hà Nội, hiện cư trú tại đúng số nhà ghi dưới bài báo. Ông Vương Văn Quang rất sững sờ khi tôi cho hay bài báo của ông đã đăng trên "Ngày Nay"; và ông nổi giận mắng cái thằng mẹ ranh nào dám lấy tên ông và địa chỉ nhà ông để viết lếu láo những gì trong đó. Ông bảo đó là hành vi mạo danh, ném đá giấu tay, gắp lửa bỏ tay người của một kẻ vô lương tâm nào đó. Sau đó, một cô con gái của ông Vương Văn Quang đã cho chúng tôi tên tuổi, số điện thoại của người mạo danh cha cô để viết bài báo kia bênh Nguyễn Huy Thiệp và chửi Trần Mạnh Hảo chính là con rể ông Vương Văn Quang tên là ông Đỗ Trí (hay Chí?) Dũng. Chúng tôi đã gọi điện thoại cho số máy: (08) 9022861, gặp ngay ông Dũng và ông nhận chính ông là tác giả thật của bài báo ký tên người bố vợ là Vương Văn Quang. Ông Dũng bảo ông có quyền lấy tên ông bố vợ làm bút danh và ông sẽ nhờ toà soạn "Ngày Nay" cải chính ngay trên số báo tiếp. Có thể, "Ngày Nay" sẽ "chữa cháy" cho ông Dũng mà đăng đính chính rằng: vì sự bất cập của khâu biên tập, bài báo của tác giả Đỗ Trí Dũng đã bị in nhầm là Vương Văn Quang. Nhưng trong bài báo mạo danh kia, ông Dũng đã nhập vai 100% ông bố vợ Vương Văn Quang khi viết rằng: "Tôi là một người già (tôi về hưu 3 năm nay)? không phải ông già nào cũng dễ tính như tôi?" thì việc làm của Đỗ Trí Dũng là dụng công, là cố ý mạo danh người khác chứ không hề do lầm lẫn gì cả. Vì thực ra, trong đời, ông Dũng còn trẻ và còn đang công tác, chưa đến tuổi về hưu. [1]
    Khi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp dùng báo "Ngày Nay" số 4, 5, 6 -2004 làm diễn đàn, vô cớ chửi bới, lăng mạ không chỉ riêng toàn thể hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, mà còn xúc phạm đến hàng vạn người cầm bút viết văn làm thơ nghiệp dư khác, xúc phạm hàng triệu người yêu thơ rằng: "đa số các nhà văn, nhà thơ Việt Nam hiện nay đều vô học, lưu manh, đều là đám giặc già, đám vứt đi cả, đám chập cheng, hâm hấp, phù phiếm vô nghĩa, lăng nhăng, nhăng nhít, hữu danh vô thực, quá khích, vớ vẩn? thậm chí anh Thiệp còn đòi "dí ? l? vào thơ" và "dí thơ vào? l?" trong khi có hàng triệu trẻ em đang học thơ, thơ có từ thuở ca dao, Lý Trần, thuở Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, thơ là quốc hồn quốc tuý của dân tộc Việt? Lập tức, hàng chục bài báo của các nhà thơ nhà văn, các giáo sư, độc giả được in trên báo "Văn Nghệ", "Văn Nghệ Trẻ", "Công An Nhân Dân"? của các tác giả: GS.VS. Hoàng Trinh, Vũ Tú Nam, Nam Hà, Nguyễn Gia Nùng, Trần Đăng Khoa, Chu Lai, Võ Khắc Nghiêm, Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Văn Vọng, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Hòa, Đặng Huy Giang, Văn Công Hùng, Đồng Đức Bốn, Thanh Sương, Hà Trọng Đạm, Nguyễn Văn Đức, Minh Hoàng? đã phê phán, lên án mạnh mẽ Nguyễn Huy Thiệp và báo "Ngày Nay" hành xử trái hẳn với tinh thần của UNESCO (Văn hoá-Giáo Dục-Khoa học) mà báo "Ngày Nay" núp bóng. Ngay cả tờ "Thanh Niên" vốn từng đăng nhiều bài ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp cũng phải lên tiếng trong mục "SHOP Văn Nghệ" để chê bai anh Thiệp, khuyên anh "tiên học lễ?". Lập tức một số Website của người Việt ở nước ngoài như Talawas và một số buổi phát thanh tiếng Việt của mấy đài phát thanh phương Tây như BBC, "Châu Á tự do" nhanh hơn cắt, nhập cuộc? đưa các bài viết của Nguyễn Huy Thiệp và của một số tác giả phê phán Nguyễn Huy Thiệp và báo "Ngày Nay" lên mạng, lên đài, rao lên rằng cuộc bút chiến ghê hồn của báo chí Việt Nam giữa phe bảo thủ và phe cải cách? Ăn theo "hội chứng chửi có định hướng, chửi có? thưởng" của Nguyễn Huy Thiệp, tên tuổi ông Nguyễn Xuân Thắng mới được thiên hạ biết đến và nổi như cồn. Báo chí trong nước kinh ngạc vì ông Xuân Thắng kia là ai, dựa vào ô nào, dù nào mà dám ăn một lúc cả chục cái ******* để kết hợp với Nguyễn Huy Thiệp mà chửi rủa cả giới viết văn, làm thơ trong nước, hơn nữa dám xúc phạm cả dân tộc (như chữ dùng của nhà văn Chu Lai và nhà văn Võ Khắc Nghiêm). Bên dư luận trên các trang Web và Đài hải ngoại thì nửa kín nửa hở, hí hửng làm bộ khách quan, nhưng tỏ ra khoái chí vô cùng, ngầm khen ông Xuân Thắng kia đúng là một nhà văn hoá, một chiến sĩ tự do, dám đăng bài của nhà văn đối lập bất đồng chính kiến Nguyễn Huy Thiệp dũng cảm chửi tất tần tật các ngài văn nô là lưu manh, giặc già, vô học? kia như thế thì quả là đích đáng, chắc chắn là sẽ có? thưởng, rằng khi "nội" hô? thì "ngoại" ủng? liền mà các người anh em! Thật là vinh hạnh cho ông Xuân Thắng, suốt hai phần ba cuộc đời làm đối ngoại văn hoá, làm hiệp hội UNESCO nhưng không một ai biết tiếng, nay may mắn hùn hạp với anh Nguyễn Huy Thiệp chung lưng mở một "ngôi hàng? chửi" mà bỗng nổi tiếng đến không ngờ, nổi văng ra cả hải ngoại nữa thì phen này trúng to, một vốn chắc chắn là không chỉ bốn lời!
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    TMH (2)
    1. Nguyễn Xuân Thắng là ai mà dám làm chuyện ngạo ngược động trời đến vậy?
    Vậy, ông Nguyễn Xuân Thắng là ai, là người của ai, thì người viết bài này cũng gần như mù tịt. Thông qua báo Ngày Nay số 8-2004, ra ngày 15-4 mới nhất, ông Thắng khoe mình là Tổng thư ký Hiệp hội UNESCO Việt Nam kiêm Tổng biên tập báo "Ngày Nay". Trong bài "Đến thăm Vinci xứ Toscana" của mình, ông Thắng khoe mình đi Ý mùa xuân 2004 họp "Hội nghị của lãnh đạo Hiệp hội UNESCO thế giới", mới biết ông là người mang tinh thần "Văn hoá-Giáo dục-Khoa học" cấp thế giới, người hay đi họp bên Âu Mỹ, người vô cùng hào hoa phong nhã, lịch lãm và có văn hoá, có giáo dục vào hàng không chỉ nhất nước mà còn nhất thế giới! Thật là kinh ngạc, một vị thành viên Ban lãnh đạo Hiệp hội Văn Hoá Giáo dục Khoa học thế giới, Tổng thư ký Hiệp Hội siêu văn hoá, siêu giáo dục Việt Nam lại dùng Nguyễn Huy Thiệp để "dí l?vào thơ", để chửi những người cầm bút làm văn học của Việt Nam là lưu manh, vô học, là đám giặc già? thì còn trời đất gì nữa? Chưa hết kinh ngạc, ông Xuân Thắng - người siêu văn hoá, siêu giáo dục này còn dùng gần nửa số báo "Ngày Nay" 8-2004, in hàng gần chục bài bênh vực Nguyễn Huy Thiệp, tiếp tục chửi bới không tiếc lời Hội Nhà Văn Việt Nam, chửi các nhà thơ theo lối anh Thiệp đã chửi (trong đó có bài của ông Thắng), rằng anh Thiệp viết rất đúng, rất có trách nhiệm, rất có văn hoá, có giáo dục? chỉ những người phản bác lại anh Thiệp và "Ngày Nay" là vô học, là lưu manh, là vô văn hoá, thiếu giáo dục mà thôi!
    Bây giờ, chúng tôi thử làm một thí nghiệm có tính thí dụ để xem ai có văn hoá và ai vô văn hoá, là đưa những lời chửi rủa tục tĩu của Nguyễn Huy Thiệp vào chính miệng ông Thắng, trong một cuộc họp Ban lãnh đạo Hiệp Hội UNESCO thế giới họp tại Paris chẳng hạn. Mở đầu bài tham luận lịch sử này, ông Xuân Thắng chắc chắn phải thao thao bất tuyệt khoe Hiệp Hội UNESCO Việt Nam mà ông phụ trách toàn là những người có văn hóa, có giáo dục vào hàng nhất nước; rằng những người này lịch lãm, hào hoa phong nhã, thương người quý người lắm, không bao giờ dám to tiếng với ai, không biết giận hờn ai bao giờ, cả đời luôn coi sự xúc phạm đồng loại là kẻ thù không đội trời chung của văn hoá, bao giờ cũng se sẽ, nhẹ nhàng như người Paris chính cống, lúc nào cũng sẵn sàng dùng từ xin lỗi dù mình chẳng hề có lỗi gì, rằng về khoản ăn nói thì người của hiệp hội ông mềm hơn bún, nói ngọt ngào dịu dàng đến đá cũng phải mềm lòng? Để kết thúc bài discours rất văn hoá của mình, ông Xuân Thắng bèn dùng cái món văn hoá nhất của Nguyễn Huy Thiệp mà thưa cùng các vị trong Ban lãnh đạo hiệp hội UNESCO thế giới này rằng: "Thưa quý vị lãnh đạo Hiệp Hội UNESCO thế giới, thực ra các vị ngồi đây đa số đều là vô học, là lưu manh, lăng nhăng, toàn là bọn phù phiếm vô nghĩa, là bọn vất đi cả, toàn là thứ nhăng nhít, hữu danh vô thực chẳng ai muốn dây vào, là một đám chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn? Xin nói thật đa số các vị là đám giặc già. Tôi xin thay mặt cho nhà văn lớn Việt Nam là Nguyễn Huy Thiệp mà dí ? l? vào mặt quý vị?". Chắc chắn khi nói đến đây, ông Xuân Thắng sẽ bị những người bảo vệ lôi ngay vào nhà thương điên. Sau đó các bác sỹ sẽ đến kiểm tra xem ông Thắng điên thật hay điên giả? Nếu ông Thắng giả điên để phát ngôn bậy bạ hỗn xược như thế thì sẽ bị truy tố ra toà về tội lăng nhục một cách vô cùng kinh tởm các vị lãnh đạo Hiệp Hội UNESCO thế giới. Luật pháp bên các nước Âu Mỹ hết sức bảo vệ tự do cá nhân, quyết trừng phạt kẻ nào vô cớ xúc phạm đồng loại. Người Âu Mỹ tôn trọng tự do của mình nghĩa là đừng làm mất tự do của kẻ khác, tôn trọng nhân phẩm của mình nghĩa là đừng làm mất nhân phẩm kẻ khác, nên luật của họ rất nghiêm, không thể đùa với luật pháp được. Nếu báo "Ngày Nay" mà ở Mỹ, hay Pháp thì vừa rồi, ông Xuân Thắng và ông Huy Thiệp sẽ nguy to, sẽ bị trát tòa đòi: hoặc là tạm giam chờ toà xử, hoặc là mỗi ông bỏ ra vài triệu đô la đóng thế chân để được tại ngoại chờ ngày toà xử. Luật pháp của Việt Nam ta cũng rất nghiêm đó sao, cả luật dân sự và luật báo chí đều đòi phạt vạ người nào vô cớ xúc phạm nhân phẩm kẻ khác. Xin trích khoản 4, điều 10 "Luật báo chí" của nước ta như sau mới thấy ông Thắng và ông Thiệp quả tình đã có dấu hiệu phạm luật: "Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự nhân phẩm công dân". Luật của ta thì nghiêm minh như thế nhưng hỡi ôi, trong trường hợp này, dường như chẳng có cơ quan nào thực hiện cả! Chưa nói đến việc người phạm luật vẫn khơi khơi ra sức phạm luật tiếp vì có khi, họ dựa vào ô , vào dù nào đó quá cỡ trên đầu chăng?
    2. Về sự quá ư vô trách nhiệm của ông Nguyễn Xuân Thắng hay là sự tuyên chiến của ông ta với nền văn học nước nhà?
    Báo "Văn Nghệ Trẻ" số ra ngày 11-4-2004 trong mục "Trả lời của ông Tổng biên tập Tạp chí Ngày Nay" kể lại việc phóng viên xin phỏng vấn ông Thắng. Lúc đầu ông nhận lời, nhưng khi đến hẹn, ông bảo một câu xanh rờn: "Thắc mắc về bài viết thì phải hỏi tác giả chứ sao lại hỏi tôi!". Khi ký duyệt cho đăng bài báo chửi bới của Nguyễn Huy Thiệp: "Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn", ông Thắng phải là người chịu trách nhiệm chính, đúng như nhà văn Võ Khắc Nghiêm viết trong bài: "Ai có học? Ai vô học?" in trên "Văn Nghệ" số 15, 10-4-2004 đại ý rằng ông Thắng phải chịu trách nhiệm gấp 10 lần anh Thiệp về việc cho in bài báo mà vẫn theo nhà văn Võ Khắc Nghiêm là: "Rất bậy, rất láo? Tạp chí Ngày Nay sao được quyền ngang nhiên chửi bậy ở Việt Nam? Cái trò "tiếp thị" vô văn hoá, xấc xược này?". Quả là trong lịch sử báo chí từ cổ chí kim, từ trong nước đến ngoài nước, chưa từng có tờ báo nào dám in một bài chửi bới cả dân tộc mình (theo chữ dùng của Chu Lai và Võ Khắc Nghiêm) rất tục tĩu bậy bạ như "Ngày Nay" đã làm, cũng chẳng có ông tổng biên tập nào vô trách nhiệm như ông Tổng biên tập Xuân Thắng? Ông Thắng đi Tây nhiều hẳn biết việc vừa qua, một phóng viên đài BBC đưa một tin thất thiệt về thủ tướng Anh Tony Blair liền bị phạt vạ, bị đuổi việc, ông Tổng Giám đốc Đài liền bị cách chức. Nước Anh nói riêng và thế giới Âu Mỹ nói chung không bao giờ có thói vô trách nhiệm và chày cối kiểu Nguyễn Xuân Thắng, rồi đưa ra câu trả lời kiểu: "Đi mà hỏi phóng viên Đài ấy, tôi là Tổng Giám Đốc BBC cơ mà, tôi đâu có chịu trách nhiệm về tin tức phóng viên đưa!".
    Sau khi đăng bài Nguyễn Huy Thiệp với những lời chửi rủa tàn bạo nhằm vào nền văn học, nhằm vào chính dân tộc Việt Nam, Nguyễn Xuân Thắng và Nguyễn Huy Thiệp còn đòi: "Dí? l ?vào thơ", chửi các nhà văn Việt Nam là vô học, là lưu manh, là đám giặc già, thế mà trong bài có tên rất trịch thượng là: "Tổng biên tập Tạp chí Ngày Nay Nguyễn Xuân Thắng" ông Thắng dám bất chấp sự thực, đổi đen thành trắng, kết luận là Nguyễn Huy Thiệp nói đúng, còn những người phê phán anh Thiệp và báo "Ngày Nay" đều là đám nói bậy như sau: "? Những ý kiến được nêu trong bài viết (của N.H.T.) đã phản ánh được trong một chừng mực nhất định thực trạng của đời sống văn học? Bài viết là trăn trở của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trước những vấn đề đặt ra trong văn học, là những vấn đề không xa lạ với thực tế. Những ý kiến trao đổi mà tác giả nêu ra trong bài viết nhìn thẳng vào thực tế với mong muốn làm sao để nền văn học nước nhà phát triển hơn? Lẽ ra nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khi nêu ra ý kiến của mình cần có sự mềm mỏng, điềm tĩnh hơn, cần cân nhắc hơn trong từ ngữ thì có lẽ không gây ra những phản ứng quá mức cần thiết như vừa qua? Mọi độc giả cũng như các nhà văn nhà thơ đều có quyền bày tỏ quan điểm của mình trên diễn đàn công luận, nhưng cần trao đổi có cơ sở và khách quan. Đáng tiếc là đã có những ý kiến suy diễn tùy tiện, trái với sự thật, xúc phạm đến danh dự của Tạp chí Ngày Nay. Bên cạnh đó có không ít ý kiến cho rằng những ý kiến của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nêu trên Ngày Nay là phản ánh đúng thực trạng đáng suy nghĩ của đời sống văn học hiện nay. Hầu hết các bài viết gửi đến chúng tôi đều thể hiện thái độ rất bức xúc và phê phán gay gắt những tiếng nói mang tính xuyên tạc, chụp mũ, suy diễn, không xây dựng đối với bài viết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Qua việc này, chúng tôi nhận thấy việc trao đổi ý kiến cần hướng tới mục đích chung là góp phần nhận diện thực trạng và tìm ra những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền văn học nước nhà. Bởi vậy, trong số này, chúng tôi đăng tải một số bài viết của các nhà văn, nhà phê bình và bạn đọc xa gần gửi đến Ngày Nay và xin khép lại ý kiến ở đây?"
    Bài viết trên của Nguyễn Xuân Thắng bênh vực Nguyễn Huy Thiệp, coi bài: "Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và sự nhầm lẫn của nhà văn" mang tính chửi bới của anh Thiệp là đúng, là có trách nhiệm, còn hơn chục bài báo in trên "Văn Nghệ", "Văn Nghệ Trẻ", "Công An Nhân dân" của các vị từ Hoàng Trinh, Vũ Tú Nam đến Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Văn Vọng? đều là tầm bậy, là vu cáo, là vô trách nhiệm thì quả LÀ MỘT LỜI TUYÊN CHIẾN VỚI NỀN VĂN HỌC, NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM CỦA NGUYỄN XUÂN THẮNG.
    Khi Nguyễn Xuân Thắng và Nguyễn Huy Thiệp dùng báo "Ngày Nay" "xướng" lên chửi bới các nhà văn Việt Nam thì các Đài phát tiếng Việt như BBC, "Châu Á tự do", các trang Web như Talawas, Website của BBC? liền nhất loạt "hoạ" theo, cùng ca ngợi anh Thiệp nói đúng, viết đúng, rất có trách nhiệm với nền văn học, giống hệt bài viết bênh vực Nguyễn Huy Thiệp trên "Ngày Nay" vừa dẫn của ông Thắng và của các ông Đông La, Nguyễn Hoàng Đức? Làm như chính Nguyễn Xuân Thắng và các thứ Đài kia, các Website kia là cùng một cánh đang kết hợp nội, ngoại tiền hô hậu ủng, mở chiến dịch toàn diện đánh vào nền văn học nước nhà. Ngay sau khi bài phê bình Nguyễn Huy Thiệp của chúng tôi (TMH) mới in được một nửa trên báo "Văn Nghệ" số 13, phóng viên và người biên tập chương trình Đài BBC là Lê Quỳnh đã phỏng vấn chúng tôi qua điện thoại và phát trên BBC ngay tối hôm sau (lúc 21 h 30'', 1-4-2004). Trong bài phỏng vấn, ông Lê Quỳnh Đài BBC tìm mọi cách bênh vực bài báo chửi rủa kia của Nguyễn Huy Thiệp là đúng, là có trách nhiệm, do bức xúc vì Việt Nam chưa có tác phẩm lớn nên nổi nóng tý chút có sao? giống y như lập luận của Nguyễn Xuân Thắng và một số bài trên Website BBC, trên Talawas, trên Đài "Châu Á Tự do ''''?
    Trong hơn chục bài báo đã in trên "Văn Nghệ", "Văn Nghệ Trẻ", "Công An nhân dân" phê phán Nguyễn Huy Thiệp (và còn có hàng chục bài gửi đến toà soạn báo Văn Nghệ lên án báo Ngày Nay và Nguyễn Huy Thiệp chưa đăng, theo thông báo của toà soạn in trên mục "Thư toà soạn" trang 18, V.N. SỐ 16, 17-4-2004). Trong hàng chục bài đã in lên án Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi chỉ trích lại mấy lời của nhà thơ Đồng Đức Bốn (người bạn thân thiết nhất của anh Thiệp) - người đã được anh Thiệp khen ngợi hết lời là "thơ cực hay-tài tử vô địch, được Nguyễn Du truyền y bát thơ". Đồng Đức Bốn lên án Nguyễn Huy Thiệp như sau: "?Có vấn đề không tử tế gì. Đây là một bài viết kém nhất của anh kể từ trước tới nay. Đất nước không bao giờ dung nạp thứ văn chương : hằn học, thô thiển và tục tĩu đến vậy?" ?"Mất tiền thì ta chỉ mất ít thôi chứ mất nhân cách thì ta mất tất cả"?" Anh vẫn thường bảo với tôi rằng: nhà văn phải đứng về phía nhân dân nhưng khi anh viết ra nhân dân cũng không chấp nhận được thì lấy chỗ đâu cho anh đứng: Núi cao bởi có đất bồi / Núi chê đất thấp núi ngồi vào đâu (Tố Hữu). Anh vẫn thường bảo với tôi rằng: nhà văn là một nhà văn hóa. Nhưng làm gì có một thứ văn hoá mang bố mẹ, quê hương, đồng nghiệp ra chửi?" (Văn Nghệ Trẻ trang 6, số 15, 11-4-2004). Đồng Đức Bốn thân với Nguyễn Huy Thiệp như hình với bóng đến như thế mà còn không chịu nổi bài viết trên báo "Ngày Nay" của anh Thiệp, còn lên án anh Thiệp là chửi cả bố mẹ, đồng nghiệp, quê hương, là mất nhân cách, không tử tế, là hằn học, thô thiển, tục tĩu? thế mà lạ thay, Nguyễn Xuân Thắng là người duyệt in bài của Nguyễn Huy Thiệp lại cho là bài báo này rất hay, rất đúng, rất có trách nhiệm thì quả là ông Thắng đã dùng chung một thước đo chân lý chung với Nguyễn Huy Thiệp rằng: "chân lý là nhầm lẫn".
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    TMH (2)
    1. Nguyễn Xuân Thắng là ai mà dám làm chuyện ngạo ngược động trời đến vậy?
    Vậy, ông Nguyễn Xuân Thắng là ai, là người của ai, thì người viết bài này cũng gần như mù tịt. Thông qua báo Ngày Nay số 8-2004, ra ngày 15-4 mới nhất, ông Thắng khoe mình là Tổng thư ký Hiệp hội UNESCO Việt Nam kiêm Tổng biên tập báo "Ngày Nay". Trong bài "Đến thăm Vinci xứ Toscana" của mình, ông Thắng khoe mình đi Ý mùa xuân 2004 họp "Hội nghị của lãnh đạo Hiệp hội UNESCO thế giới", mới biết ông là người mang tinh thần "Văn hoá-Giáo dục-Khoa học" cấp thế giới, người hay đi họp bên Âu Mỹ, người vô cùng hào hoa phong nhã, lịch lãm và có văn hoá, có giáo dục vào hàng không chỉ nhất nước mà còn nhất thế giới! Thật là kinh ngạc, một vị thành viên Ban lãnh đạo Hiệp hội Văn Hoá Giáo dục Khoa học thế giới, Tổng thư ký Hiệp Hội siêu văn hoá, siêu giáo dục Việt Nam lại dùng Nguyễn Huy Thiệp để "dí l?vào thơ", để chửi những người cầm bút làm văn học của Việt Nam là lưu manh, vô học, là đám giặc già? thì còn trời đất gì nữa? Chưa hết kinh ngạc, ông Xuân Thắng - người siêu văn hoá, siêu giáo dục này còn dùng gần nửa số báo "Ngày Nay" 8-2004, in hàng gần chục bài bênh vực Nguyễn Huy Thiệp, tiếp tục chửi bới không tiếc lời Hội Nhà Văn Việt Nam, chửi các nhà thơ theo lối anh Thiệp đã chửi (trong đó có bài của ông Thắng), rằng anh Thiệp viết rất đúng, rất có trách nhiệm, rất có văn hoá, có giáo dục? chỉ những người phản bác lại anh Thiệp và "Ngày Nay" là vô học, là lưu manh, là vô văn hoá, thiếu giáo dục mà thôi!
    Bây giờ, chúng tôi thử làm một thí nghiệm có tính thí dụ để xem ai có văn hoá và ai vô văn hoá, là đưa những lời chửi rủa tục tĩu của Nguyễn Huy Thiệp vào chính miệng ông Thắng, trong một cuộc họp Ban lãnh đạo Hiệp Hội UNESCO thế giới họp tại Paris chẳng hạn. Mở đầu bài tham luận lịch sử này, ông Xuân Thắng chắc chắn phải thao thao bất tuyệt khoe Hiệp Hội UNESCO Việt Nam mà ông phụ trách toàn là những người có văn hóa, có giáo dục vào hàng nhất nước; rằng những người này lịch lãm, hào hoa phong nhã, thương người quý người lắm, không bao giờ dám to tiếng với ai, không biết giận hờn ai bao giờ, cả đời luôn coi sự xúc phạm đồng loại là kẻ thù không đội trời chung của văn hoá, bao giờ cũng se sẽ, nhẹ nhàng như người Paris chính cống, lúc nào cũng sẵn sàng dùng từ xin lỗi dù mình chẳng hề có lỗi gì, rằng về khoản ăn nói thì người của hiệp hội ông mềm hơn bún, nói ngọt ngào dịu dàng đến đá cũng phải mềm lòng? Để kết thúc bài discours rất văn hoá của mình, ông Xuân Thắng bèn dùng cái món văn hoá nhất của Nguyễn Huy Thiệp mà thưa cùng các vị trong Ban lãnh đạo hiệp hội UNESCO thế giới này rằng: "Thưa quý vị lãnh đạo Hiệp Hội UNESCO thế giới, thực ra các vị ngồi đây đa số đều là vô học, là lưu manh, lăng nhăng, toàn là bọn phù phiếm vô nghĩa, là bọn vất đi cả, toàn là thứ nhăng nhít, hữu danh vô thực chẳng ai muốn dây vào, là một đám chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn? Xin nói thật đa số các vị là đám giặc già. Tôi xin thay mặt cho nhà văn lớn Việt Nam là Nguyễn Huy Thiệp mà dí ? l? vào mặt quý vị?". Chắc chắn khi nói đến đây, ông Xuân Thắng sẽ bị những người bảo vệ lôi ngay vào nhà thương điên. Sau đó các bác sỹ sẽ đến kiểm tra xem ông Thắng điên thật hay điên giả? Nếu ông Thắng giả điên để phát ngôn bậy bạ hỗn xược như thế thì sẽ bị truy tố ra toà về tội lăng nhục một cách vô cùng kinh tởm các vị lãnh đạo Hiệp Hội UNESCO thế giới. Luật pháp bên các nước Âu Mỹ hết sức bảo vệ tự do cá nhân, quyết trừng phạt kẻ nào vô cớ xúc phạm đồng loại. Người Âu Mỹ tôn trọng tự do của mình nghĩa là đừng làm mất tự do của kẻ khác, tôn trọng nhân phẩm của mình nghĩa là đừng làm mất nhân phẩm kẻ khác, nên luật của họ rất nghiêm, không thể đùa với luật pháp được. Nếu báo "Ngày Nay" mà ở Mỹ, hay Pháp thì vừa rồi, ông Xuân Thắng và ông Huy Thiệp sẽ nguy to, sẽ bị trát tòa đòi: hoặc là tạm giam chờ toà xử, hoặc là mỗi ông bỏ ra vài triệu đô la đóng thế chân để được tại ngoại chờ ngày toà xử. Luật pháp của Việt Nam ta cũng rất nghiêm đó sao, cả luật dân sự và luật báo chí đều đòi phạt vạ người nào vô cớ xúc phạm nhân phẩm kẻ khác. Xin trích khoản 4, điều 10 "Luật báo chí" của nước ta như sau mới thấy ông Thắng và ông Thiệp quả tình đã có dấu hiệu phạm luật: "Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự nhân phẩm công dân". Luật của ta thì nghiêm minh như thế nhưng hỡi ôi, trong trường hợp này, dường như chẳng có cơ quan nào thực hiện cả! Chưa nói đến việc người phạm luật vẫn khơi khơi ra sức phạm luật tiếp vì có khi, họ dựa vào ô , vào dù nào đó quá cỡ trên đầu chăng?
    2. Về sự quá ư vô trách nhiệm của ông Nguyễn Xuân Thắng hay là sự tuyên chiến của ông ta với nền văn học nước nhà?
    Báo "Văn Nghệ Trẻ" số ra ngày 11-4-2004 trong mục "Trả lời của ông Tổng biên tập Tạp chí Ngày Nay" kể lại việc phóng viên xin phỏng vấn ông Thắng. Lúc đầu ông nhận lời, nhưng khi đến hẹn, ông bảo một câu xanh rờn: "Thắc mắc về bài viết thì phải hỏi tác giả chứ sao lại hỏi tôi!". Khi ký duyệt cho đăng bài báo chửi bới của Nguyễn Huy Thiệp: "Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn", ông Thắng phải là người chịu trách nhiệm chính, đúng như nhà văn Võ Khắc Nghiêm viết trong bài: "Ai có học? Ai vô học?" in trên "Văn Nghệ" số 15, 10-4-2004 đại ý rằng ông Thắng phải chịu trách nhiệm gấp 10 lần anh Thiệp về việc cho in bài báo mà vẫn theo nhà văn Võ Khắc Nghiêm là: "Rất bậy, rất láo? Tạp chí Ngày Nay sao được quyền ngang nhiên chửi bậy ở Việt Nam? Cái trò "tiếp thị" vô văn hoá, xấc xược này?". Quả là trong lịch sử báo chí từ cổ chí kim, từ trong nước đến ngoài nước, chưa từng có tờ báo nào dám in một bài chửi bới cả dân tộc mình (theo chữ dùng của Chu Lai và Võ Khắc Nghiêm) rất tục tĩu bậy bạ như "Ngày Nay" đã làm, cũng chẳng có ông tổng biên tập nào vô trách nhiệm như ông Tổng biên tập Xuân Thắng? Ông Thắng đi Tây nhiều hẳn biết việc vừa qua, một phóng viên đài BBC đưa một tin thất thiệt về thủ tướng Anh Tony Blair liền bị phạt vạ, bị đuổi việc, ông Tổng Giám đốc Đài liền bị cách chức. Nước Anh nói riêng và thế giới Âu Mỹ nói chung không bao giờ có thói vô trách nhiệm và chày cối kiểu Nguyễn Xuân Thắng, rồi đưa ra câu trả lời kiểu: "Đi mà hỏi phóng viên Đài ấy, tôi là Tổng Giám Đốc BBC cơ mà, tôi đâu có chịu trách nhiệm về tin tức phóng viên đưa!".
    Sau khi đăng bài Nguyễn Huy Thiệp với những lời chửi rủa tàn bạo nhằm vào nền văn học, nhằm vào chính dân tộc Việt Nam, Nguyễn Xuân Thắng và Nguyễn Huy Thiệp còn đòi: "Dí? l ?vào thơ", chửi các nhà văn Việt Nam là vô học, là lưu manh, là đám giặc già, thế mà trong bài có tên rất trịch thượng là: "Tổng biên tập Tạp chí Ngày Nay Nguyễn Xuân Thắng" ông Thắng dám bất chấp sự thực, đổi đen thành trắng, kết luận là Nguyễn Huy Thiệp nói đúng, còn những người phê phán anh Thiệp và báo "Ngày Nay" đều là đám nói bậy như sau: "? Những ý kiến được nêu trong bài viết (của N.H.T.) đã phản ánh được trong một chừng mực nhất định thực trạng của đời sống văn học? Bài viết là trăn trở của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trước những vấn đề đặt ra trong văn học, là những vấn đề không xa lạ với thực tế. Những ý kiến trao đổi mà tác giả nêu ra trong bài viết nhìn thẳng vào thực tế với mong muốn làm sao để nền văn học nước nhà phát triển hơn? Lẽ ra nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khi nêu ra ý kiến của mình cần có sự mềm mỏng, điềm tĩnh hơn, cần cân nhắc hơn trong từ ngữ thì có lẽ không gây ra những phản ứng quá mức cần thiết như vừa qua? Mọi độc giả cũng như các nhà văn nhà thơ đều có quyền bày tỏ quan điểm của mình trên diễn đàn công luận, nhưng cần trao đổi có cơ sở và khách quan. Đáng tiếc là đã có những ý kiến suy diễn tùy tiện, trái với sự thật, xúc phạm đến danh dự của Tạp chí Ngày Nay. Bên cạnh đó có không ít ý kiến cho rằng những ý kiến của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nêu trên Ngày Nay là phản ánh đúng thực trạng đáng suy nghĩ của đời sống văn học hiện nay. Hầu hết các bài viết gửi đến chúng tôi đều thể hiện thái độ rất bức xúc và phê phán gay gắt những tiếng nói mang tính xuyên tạc, chụp mũ, suy diễn, không xây dựng đối với bài viết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Qua việc này, chúng tôi nhận thấy việc trao đổi ý kiến cần hướng tới mục đích chung là góp phần nhận diện thực trạng và tìm ra những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền văn học nước nhà. Bởi vậy, trong số này, chúng tôi đăng tải một số bài viết của các nhà văn, nhà phê bình và bạn đọc xa gần gửi đến Ngày Nay và xin khép lại ý kiến ở đây?"
    Bài viết trên của Nguyễn Xuân Thắng bênh vực Nguyễn Huy Thiệp, coi bài: "Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và sự nhầm lẫn của nhà văn" mang tính chửi bới của anh Thiệp là đúng, là có trách nhiệm, còn hơn chục bài báo in trên "Văn Nghệ", "Văn Nghệ Trẻ", "Công An Nhân dân" của các vị từ Hoàng Trinh, Vũ Tú Nam đến Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Văn Vọng? đều là tầm bậy, là vu cáo, là vô trách nhiệm thì quả LÀ MỘT LỜI TUYÊN CHIẾN VỚI NỀN VĂN HỌC, NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM CỦA NGUYỄN XUÂN THẮNG.
    Khi Nguyễn Xuân Thắng và Nguyễn Huy Thiệp dùng báo "Ngày Nay" "xướng" lên chửi bới các nhà văn Việt Nam thì các Đài phát tiếng Việt như BBC, "Châu Á tự do", các trang Web như Talawas, Website của BBC? liền nhất loạt "hoạ" theo, cùng ca ngợi anh Thiệp nói đúng, viết đúng, rất có trách nhiệm với nền văn học, giống hệt bài viết bênh vực Nguyễn Huy Thiệp trên "Ngày Nay" vừa dẫn của ông Thắng và của các ông Đông La, Nguyễn Hoàng Đức? Làm như chính Nguyễn Xuân Thắng và các thứ Đài kia, các Website kia là cùng một cánh đang kết hợp nội, ngoại tiền hô hậu ủng, mở chiến dịch toàn diện đánh vào nền văn học nước nhà. Ngay sau khi bài phê bình Nguyễn Huy Thiệp của chúng tôi (TMH) mới in được một nửa trên báo "Văn Nghệ" số 13, phóng viên và người biên tập chương trình Đài BBC là Lê Quỳnh đã phỏng vấn chúng tôi qua điện thoại và phát trên BBC ngay tối hôm sau (lúc 21 h 30'', 1-4-2004). Trong bài phỏng vấn, ông Lê Quỳnh Đài BBC tìm mọi cách bênh vực bài báo chửi rủa kia của Nguyễn Huy Thiệp là đúng, là có trách nhiệm, do bức xúc vì Việt Nam chưa có tác phẩm lớn nên nổi nóng tý chút có sao? giống y như lập luận của Nguyễn Xuân Thắng và một số bài trên Website BBC, trên Talawas, trên Đài "Châu Á Tự do ''''?
    Trong hơn chục bài báo đã in trên "Văn Nghệ", "Văn Nghệ Trẻ", "Công An nhân dân" phê phán Nguyễn Huy Thiệp (và còn có hàng chục bài gửi đến toà soạn báo Văn Nghệ lên án báo Ngày Nay và Nguyễn Huy Thiệp chưa đăng, theo thông báo của toà soạn in trên mục "Thư toà soạn" trang 18, V.N. SỐ 16, 17-4-2004). Trong hàng chục bài đã in lên án Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi chỉ trích lại mấy lời của nhà thơ Đồng Đức Bốn (người bạn thân thiết nhất của anh Thiệp) - người đã được anh Thiệp khen ngợi hết lời là "thơ cực hay-tài tử vô địch, được Nguyễn Du truyền y bát thơ". Đồng Đức Bốn lên án Nguyễn Huy Thiệp như sau: "?Có vấn đề không tử tế gì. Đây là một bài viết kém nhất của anh kể từ trước tới nay. Đất nước không bao giờ dung nạp thứ văn chương : hằn học, thô thiển và tục tĩu đến vậy?" ?"Mất tiền thì ta chỉ mất ít thôi chứ mất nhân cách thì ta mất tất cả"?" Anh vẫn thường bảo với tôi rằng: nhà văn phải đứng về phía nhân dân nhưng khi anh viết ra nhân dân cũng không chấp nhận được thì lấy chỗ đâu cho anh đứng: Núi cao bởi có đất bồi / Núi chê đất thấp núi ngồi vào đâu (Tố Hữu). Anh vẫn thường bảo với tôi rằng: nhà văn là một nhà văn hóa. Nhưng làm gì có một thứ văn hoá mang bố mẹ, quê hương, đồng nghiệp ra chửi?" (Văn Nghệ Trẻ trang 6, số 15, 11-4-2004). Đồng Đức Bốn thân với Nguyễn Huy Thiệp như hình với bóng đến như thế mà còn không chịu nổi bài viết trên báo "Ngày Nay" của anh Thiệp, còn lên án anh Thiệp là chửi cả bố mẹ, đồng nghiệp, quê hương, là mất nhân cách, không tử tế, là hằn học, thô thiển, tục tĩu? thế mà lạ thay, Nguyễn Xuân Thắng là người duyệt in bài của Nguyễn Huy Thiệp lại cho là bài báo này rất hay, rất đúng, rất có trách nhiệm thì quả là ông Thắng đã dùng chung một thước đo chân lý chung với Nguyễn Huy Thiệp rằng: "chân lý là nhầm lẫn".
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    TMH (3)
    3. Có thật hai phần ba bài viết: "Trò chuyện với hoa thuỷ tiên?" của Nguyễn Huy Thiệp là có cơ sở, là đúng?
    Trừ Nguyễn Xuân Thắng Tổng biên tập "Ngày Nay" và sáu, bảy bài viết trong "Ngày Nay" số 8-2004 có đồng quan điểm với một số Đài phương Tây và một số trang Web trên Internet rằng bài viết: "Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và sự nhầm lẫn của nhà văn" của Nguyễn Huy Thiệp không có gì sai, hoàn toàn đúng, hoàn toàn có trách nhiệm, thì một số khác đã thừa nhận ngoài sự chửi bới tầm bậy ra, bài viết này của anh Thiệp là đúng. Ngay cả nhà văn Chu Lai trên báo "Công An Nhân Dân" số 40 vừa qua, từng lên án gay gắt Nguyễn Huy Thiệp, coi anh Thiệp đã xúc phạm cả dân tộc nhưng nhà văn này lại bảo "Hai phần ba bài viết của anh Thiệp là có cơ sở".
    Chúng tôi đã để phần 2, bài viết: "Có thật đa số nhà văn Việt Nam đều vô học, các nhà thơ đều lưu manh - hay là "hội chứng chửi có thưởng" thời nay?" in trên "Văn Nghệ" số 14 (3-4-2004) chứng minh rằng toàn bộ quan điểm bài viết kia của anh Thiệp là sai. Nay, ngoài cái phần anh Thiệp đem quê hương, đồng nghiệp, bố mẹ ra chửi như Đồng Đức Bốn lên án, xin chỉ dẫn lại những điểm chính rất sai trái của Nguyễn Huy Thiệp nơi các phần còn lại trong bài viết: "Trò chuyện với hoa thuỷ tiên?" như sau:
    a. Nguyễn Huy Thiệp tuyên truyền một thế giới quan hư vô chủ nghĩa, phủ nhận tính khách quan của các khái niệm "sự thật", "chân lý" bằng một định đề rất nguy hiểm như sau: "Bản chất của cuộc sống, chân lý rốt ráo trong cuộc sống chính là sự nhầm lẫn". Như vậy, hoá ra, không phải chỉ có tất cả các vấn đề Nguyễn Huy Thiệp nêu trong bài viết kia, mà toàn bộ thế giới quan và nhân sinh quan của anh Thiệp từ trước đến giờ đều là nhầm lẫn cả. Viết một mệnh đề sai trái như thế, hư vô chủ nghĩa như thế, khác nào Nguyễn Huy Thiệp hô vang khẩu hiệu: "Nhầm lẫn muôn năm! Nhầm lẫn là tất cả cuộc sống con người!". Cổ xúy cho một thế giới quan, một quan niệm triết học phi nhân tính, dùng nó làm chiếc chìa khóa để chính anh Thiệp mở vào các vấn đề hoá đều thành sai cả, tầm bậy cả. Chính vì thế, Nguyễn Huy Thiệp đã nhầm lẫn thiện ác, đúng sai, tốt xấu, hay dở, nhầm lẫn thú và người, quỷ sứ được gọi là thánh thần và ngược lại, chiến tranh xâm lược lại cho là tốt còn cuộc chiến tranh giải phóng, đánh đuổi ngoại xâm bị cho là "lộn mửa" như việc anh Thiệp nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trong dịp đi Thụy Điển vừa qua, do Lê Văn Vọng và Trần Đăng Khoa nêu ra trong hai bài của các anh in trên Văn Nghệ số 15 (10-4-2004) và "Văn Nghệ Quân Đội" số 596 (4-2004). Chính quan niệm "chân lý là nhầm lẫn" này đã phủ bóng đen lên toàn bộ bài viết của Nguyễn Huy Thiệp, khiến người đọc không còn khả năng tin tưởng vào các vấn đề anh nêu ra. Có lẽ, Nguyễn Xuân Thắng là tín đồ đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp tin vào thuyết: "Chân lý là nhầm lẫn", nên ông Thắng không còn khả năng phân biệt được tinh thần UNESCO với hành vi: "dí?l?vào thơ" của anh Thiệp cái nào là văn hóa, cái nào là vô văn hoá, nên đã cho rằng những lời lẽ chửi rủa của Nguyễn Huy Thiệp nhằm vào "bố mẹ, đồng nghiệp và quê hương (chữ của Đ.Đ.B.) là rất văn hoá, rất có giáo dục, rất khoa học, tức rất UNESCO?
    b. Nguyễn Huy Thiệp đưa ra khái niệm "công nghệ" vào việc viết văn là sự sáng tạo mang tính cá nhân, cô đơn, tính đặc thù, là giết chết nghề văn. Các nhà văn lớn đều do trường đời đào tạo ra chứ không sinh ra từ các trường viết văn. Nguyễn Huy Thiệp hô hào phải biến sáng tạo văn học thành kiểu gà công nghiệp như sau là hoàn toàn sai trái: "Ngay trong lĩnh vực văn học, đáng lẽ cần phải khuếch trương, xây dựng thành một công nghệ đào tạo nhà văn mới?"? "Việc đào tạo nhà văn là rất cần thiết, cần phải xây dựng thành một công nghệ?"
    c. Nguyễn Huy Thiệp hô hào rằng văn học là của riêng lớp trẻ, không phải của người già là một quan niệm hết sức sai trái, phản nhân tính, khác nào phải đuổi hết người già ra khỏi cuộc đời, đuổi bố mẹ già ra khỏi nhà, làm như người già thì sống làm gì cho tốn cơm, chết đi hết cho rảnh, như sau: "Văn học, đối tượng của nó là những người trẻ tuổi. Nó không phải là sân chơi của "đám giặc già lăng nhăng thơ phú"?
    d. Nguyễn Huy Thiệp đưa ra quá nhiều điều gian dối làm bằng chứng cho những quan niệm sai trái của mình. Ví dụ, anh Thiệp nói sai sự thật đến không sao hiểu nổi: "Hội nghị Lý luận văn học Tam Đảo năm 2003 chẳng thấy có một tham luận nào dành cho văn học thực sự". Hay Nguyễn Huy Thiệp bịa ra cho Hội Nhà Văn Việt Nam hơn 300 hội viên khi nói: "Nhìn vào danh sách hơn 1000 Hội viên Hội nhà văn Việt Nam". Hội viên Thơ trong Hội Nhà Văn theo thống kê chỉ có 300 trong số 788, nghĩa là hơn một phần ba thế mà anh Thiệp dám nói điêu lên thành 80% hội viên thơ. Anh Thiệp còn nói điêu rằng đa số Hội viên Nhà văn là già nua, không còn sáng tác được nữa?
    e. Nguyễn Huy Thiệp còn rất sai trái khi định nghĩa: "Đương đại là suy đồi", "Cái chết là sự suy đồi ghê rợn nhất". Đây là những quan niệm rất duy tâm chủ quan, có phần hư vô chủ nghĩa, phủ nhận "đương thời", phủ nhận nhân tính.
    f. Nguyễn Huy Thiệp thể hiện trong bài viết nhiều sự lầm lẫn, chứng tỏ kiến thức hạn hẹp như bảo Lý Bạch sống trong thời sơ Đường Lý Thế Dân nên đưa ra quan niệm sai rằng một xã hội không có, chưa có tác phẩm văn học hay là một xã hội thiếu nhân tính.
    g. Nguyễn Huy Thiệp luôn hô hào phải dân chủ, phải đối thoại lành mạnh nhưng anh đã làm ngược lại khi xúc phạm Bùi Việt Thắng (người đã phê bình tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp) bằng cách kể chuyện một quan chức có kích thước cao hơn người nên phải xây cái bệ rất cao để đứng đái, làm những người có kích thước bình thường trong cơ quan khi đái bị văng vào mặt, rồi bảo Bùi Việt Thắng thấp quá, không xứng với "thẩm mỹ bệ đái Nguyễn Huy Thiệp"?
    h. Nguyễn Huy Thiệp xúc phạm đến nền văn học đương thời như sau là không thể chấp nhận: "Có nhiều tác phẩm người ta vẫn phải đọc, vẫn phải chấp nhận mặc dầu ai nấy đều cũng có cảm giác là nó thối tha?". Viết như thế này, khác nào anh Thiệp bảo nhân dân ta đều hư hết mũi như anh, nên thích ngửa cái món văn học thối tha? Thế thì rất nhiều sách của Nguyễn Huy Thiệp đang bày bán và ở các thư viện có góp phần làm băng hoại "lỗ mũi thẩm mỹ" của mọi người không? Vì anh Thiệp chủ trương "chân lý là sự nhầm lẫn" nên "lỗ mũi thẩm mỹ" của anh không còn phân biệt được đâu là mùi thối tha đâu là mùi thơm nữa cũng là điều dễ hiểu?
    Ngoài rất nhiều điều bậy bạ, sai trái trong bài: "Trò chuyện với hoa thuỷ tiên?", Nguyễn Huy Thiệp còn viết bài: "Thời của tiểu thuyết" in trong 5 số báo "Ngày Nay" (19, 20, 21, 22, 23 -2003) đưa ra rất nhiều quan điểm, nhận định quái gở, chống lại văn học, chống lại chủ nghĩa nhân đạo như bảo: "Văn học là trường học của quỷ sứ", muốn thành số 1 - thành thiên tài văn học cần phải có khả năng "Tâm đen, mặt dày", rằng "Dục tính hay nhân tính đều là trò bẩn thỉu", phủ nhận "thiên chức" cao cả của văn học, thời nay là "Thời chó má", "không có vấn đề sách hợp luân hay phi luân, chỉ có sách hay và sách giở mà thôi"? Về bài "thời của tiểu thuyết" này của Nguyễn Huy Thiệp, xin độc giả đón đọc bài viết "Thời của tiểu thuyết hay thời của những ông "tâm đen, mặt dày?" của chúng tôi sẽ công bố trên báo chí sắp tới.

Chia sẻ trang này