1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huy Thiệp-Trò chuyện với hoa thủy tiên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoangvan09, 07/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    TMH (3)
    3. Có thật hai phần ba bài viết: "Trò chuyện với hoa thuỷ tiên?" của Nguyễn Huy Thiệp là có cơ sở, là đúng?
    Trừ Nguyễn Xuân Thắng Tổng biên tập "Ngày Nay" và sáu, bảy bài viết trong "Ngày Nay" số 8-2004 có đồng quan điểm với một số Đài phương Tây và một số trang Web trên Internet rằng bài viết: "Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và sự nhầm lẫn của nhà văn" của Nguyễn Huy Thiệp không có gì sai, hoàn toàn đúng, hoàn toàn có trách nhiệm, thì một số khác đã thừa nhận ngoài sự chửi bới tầm bậy ra, bài viết này của anh Thiệp là đúng. Ngay cả nhà văn Chu Lai trên báo "Công An Nhân Dân" số 40 vừa qua, từng lên án gay gắt Nguyễn Huy Thiệp, coi anh Thiệp đã xúc phạm cả dân tộc nhưng nhà văn này lại bảo "Hai phần ba bài viết của anh Thiệp là có cơ sở".
    Chúng tôi đã để phần 2, bài viết: "Có thật đa số nhà văn Việt Nam đều vô học, các nhà thơ đều lưu manh - hay là "hội chứng chửi có thưởng" thời nay?" in trên "Văn Nghệ" số 14 (3-4-2004) chứng minh rằng toàn bộ quan điểm bài viết kia của anh Thiệp là sai. Nay, ngoài cái phần anh Thiệp đem quê hương, đồng nghiệp, bố mẹ ra chửi như Đồng Đức Bốn lên án, xin chỉ dẫn lại những điểm chính rất sai trái của Nguyễn Huy Thiệp nơi các phần còn lại trong bài viết: "Trò chuyện với hoa thuỷ tiên?" như sau:
    a. Nguyễn Huy Thiệp tuyên truyền một thế giới quan hư vô chủ nghĩa, phủ nhận tính khách quan của các khái niệm "sự thật", "chân lý" bằng một định đề rất nguy hiểm như sau: "Bản chất của cuộc sống, chân lý rốt ráo trong cuộc sống chính là sự nhầm lẫn". Như vậy, hoá ra, không phải chỉ có tất cả các vấn đề Nguyễn Huy Thiệp nêu trong bài viết kia, mà toàn bộ thế giới quan và nhân sinh quan của anh Thiệp từ trước đến giờ đều là nhầm lẫn cả. Viết một mệnh đề sai trái như thế, hư vô chủ nghĩa như thế, khác nào Nguyễn Huy Thiệp hô vang khẩu hiệu: "Nhầm lẫn muôn năm! Nhầm lẫn là tất cả cuộc sống con người!". Cổ xúy cho một thế giới quan, một quan niệm triết học phi nhân tính, dùng nó làm chiếc chìa khóa để chính anh Thiệp mở vào các vấn đề hoá đều thành sai cả, tầm bậy cả. Chính vì thế, Nguyễn Huy Thiệp đã nhầm lẫn thiện ác, đúng sai, tốt xấu, hay dở, nhầm lẫn thú và người, quỷ sứ được gọi là thánh thần và ngược lại, chiến tranh xâm lược lại cho là tốt còn cuộc chiến tranh giải phóng, đánh đuổi ngoại xâm bị cho là "lộn mửa" như việc anh Thiệp nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trong dịp đi Thụy Điển vừa qua, do Lê Văn Vọng và Trần Đăng Khoa nêu ra trong hai bài của các anh in trên Văn Nghệ số 15 (10-4-2004) và "Văn Nghệ Quân Đội" số 596 (4-2004). Chính quan niệm "chân lý là nhầm lẫn" này đã phủ bóng đen lên toàn bộ bài viết của Nguyễn Huy Thiệp, khiến người đọc không còn khả năng tin tưởng vào các vấn đề anh nêu ra. Có lẽ, Nguyễn Xuân Thắng là tín đồ đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp tin vào thuyết: "Chân lý là nhầm lẫn", nên ông Thắng không còn khả năng phân biệt được tinh thần UNESCO với hành vi: "dí?l?vào thơ" của anh Thiệp cái nào là văn hóa, cái nào là vô văn hoá, nên đã cho rằng những lời lẽ chửi rủa của Nguyễn Huy Thiệp nhằm vào "bố mẹ, đồng nghiệp và quê hương (chữ của Đ.Đ.B.) là rất văn hoá, rất có giáo dục, rất khoa học, tức rất UNESCO?
    b. Nguyễn Huy Thiệp đưa ra khái niệm "công nghệ" vào việc viết văn là sự sáng tạo mang tính cá nhân, cô đơn, tính đặc thù, là giết chết nghề văn. Các nhà văn lớn đều do trường đời đào tạo ra chứ không sinh ra từ các trường viết văn. Nguyễn Huy Thiệp hô hào phải biến sáng tạo văn học thành kiểu gà công nghiệp như sau là hoàn toàn sai trái: "Ngay trong lĩnh vực văn học, đáng lẽ cần phải khuếch trương, xây dựng thành một công nghệ đào tạo nhà văn mới?"? "Việc đào tạo nhà văn là rất cần thiết, cần phải xây dựng thành một công nghệ?"
    c. Nguyễn Huy Thiệp hô hào rằng văn học là của riêng lớp trẻ, không phải của người già là một quan niệm hết sức sai trái, phản nhân tính, khác nào phải đuổi hết người già ra khỏi cuộc đời, đuổi bố mẹ già ra khỏi nhà, làm như người già thì sống làm gì cho tốn cơm, chết đi hết cho rảnh, như sau: "Văn học, đối tượng của nó là những người trẻ tuổi. Nó không phải là sân chơi của "đám giặc già lăng nhăng thơ phú"?
    d. Nguyễn Huy Thiệp đưa ra quá nhiều điều gian dối làm bằng chứng cho những quan niệm sai trái của mình. Ví dụ, anh Thiệp nói sai sự thật đến không sao hiểu nổi: "Hội nghị Lý luận văn học Tam Đảo năm 2003 chẳng thấy có một tham luận nào dành cho văn học thực sự". Hay Nguyễn Huy Thiệp bịa ra cho Hội Nhà Văn Việt Nam hơn 300 hội viên khi nói: "Nhìn vào danh sách hơn 1000 Hội viên Hội nhà văn Việt Nam". Hội viên Thơ trong Hội Nhà Văn theo thống kê chỉ có 300 trong số 788, nghĩa là hơn một phần ba thế mà anh Thiệp dám nói điêu lên thành 80% hội viên thơ. Anh Thiệp còn nói điêu rằng đa số Hội viên Nhà văn là già nua, không còn sáng tác được nữa?
    e. Nguyễn Huy Thiệp còn rất sai trái khi định nghĩa: "Đương đại là suy đồi", "Cái chết là sự suy đồi ghê rợn nhất". Đây là những quan niệm rất duy tâm chủ quan, có phần hư vô chủ nghĩa, phủ nhận "đương thời", phủ nhận nhân tính.
    f. Nguyễn Huy Thiệp thể hiện trong bài viết nhiều sự lầm lẫn, chứng tỏ kiến thức hạn hẹp như bảo Lý Bạch sống trong thời sơ Đường Lý Thế Dân nên đưa ra quan niệm sai rằng một xã hội không có, chưa có tác phẩm văn học hay là một xã hội thiếu nhân tính.
    g. Nguyễn Huy Thiệp luôn hô hào phải dân chủ, phải đối thoại lành mạnh nhưng anh đã làm ngược lại khi xúc phạm Bùi Việt Thắng (người đã phê bình tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp) bằng cách kể chuyện một quan chức có kích thước cao hơn người nên phải xây cái bệ rất cao để đứng đái, làm những người có kích thước bình thường trong cơ quan khi đái bị văng vào mặt, rồi bảo Bùi Việt Thắng thấp quá, không xứng với "thẩm mỹ bệ đái Nguyễn Huy Thiệp"?
    h. Nguyễn Huy Thiệp xúc phạm đến nền văn học đương thời như sau là không thể chấp nhận: "Có nhiều tác phẩm người ta vẫn phải đọc, vẫn phải chấp nhận mặc dầu ai nấy đều cũng có cảm giác là nó thối tha?". Viết như thế này, khác nào anh Thiệp bảo nhân dân ta đều hư hết mũi như anh, nên thích ngửa cái món văn học thối tha? Thế thì rất nhiều sách của Nguyễn Huy Thiệp đang bày bán và ở các thư viện có góp phần làm băng hoại "lỗ mũi thẩm mỹ" của mọi người không? Vì anh Thiệp chủ trương "chân lý là sự nhầm lẫn" nên "lỗ mũi thẩm mỹ" của anh không còn phân biệt được đâu là mùi thối tha đâu là mùi thơm nữa cũng là điều dễ hiểu?
    Ngoài rất nhiều điều bậy bạ, sai trái trong bài: "Trò chuyện với hoa thuỷ tiên?", Nguyễn Huy Thiệp còn viết bài: "Thời của tiểu thuyết" in trong 5 số báo "Ngày Nay" (19, 20, 21, 22, 23 -2003) đưa ra rất nhiều quan điểm, nhận định quái gở, chống lại văn học, chống lại chủ nghĩa nhân đạo như bảo: "Văn học là trường học của quỷ sứ", muốn thành số 1 - thành thiên tài văn học cần phải có khả năng "Tâm đen, mặt dày", rằng "Dục tính hay nhân tính đều là trò bẩn thỉu", phủ nhận "thiên chức" cao cả của văn học, thời nay là "Thời chó má", "không có vấn đề sách hợp luân hay phi luân, chỉ có sách hay và sách giở mà thôi"? Về bài "thời của tiểu thuyết" này của Nguyễn Huy Thiệp, xin độc giả đón đọc bài viết "Thời của tiểu thuyết hay thời của những ông "tâm đen, mặt dày?" của chúng tôi sẽ công bố trên báo chí sắp tới.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    TMH (4)
    4. Nguyễn Xuân Thắng phát huy "thành tích chửi bới" của Nguyễn Huy Thiệp, tiếp tục ra số "Ngày Nay" 8-2004, tấn công toàn diện vào nền văn học, mạ lỵ, xúc phạm, nguyền rủa những ai phê phán các ông: Thắng-Thiệp .
    Từ lâu Nguyễn Xuân Thắng đã dùng phép "chân lý là nhầm lẫn" của Nguyễn Huy Thiệp để điều hành báo "Ngày Nay". Ông Thắng đã nhầm tinh thần UNESCO (Văn hoá-Giáo dục-Khoa học) thành ra "văng tục và chửi theo nghĩa đen" nên mới in nhiều bài chửi bới, hạ nhục người khác. Xin dẫn ra vài thí dụ. Đó là khi ông Thắng cho in một bài tuyên ngôn của trường phái phê bình "văng tục và chửi theo nghĩa đen" trên "Ngày Nay" số 17-2003 ( 5-9-2003) của ông Hoàng Ngọc Hiến, với nhan đề "Về tư cách người phê bình và người bị phê bình", có đoạn viết như sau: "?Tôi đề nghị một sự giãn biên những cung bậc, cung cách phản ứng bị phê bình chấp nhận được, thậm chí cần có sự thông cảm ngay cả với văng tục và chửi (theo nghĩa đen)". Hưởng ứng lối viết kiểu Hiệp Hội UNESCO Việt Nam - Văng tục và chửi theo nghĩa đen - của "Ngày Nay", Nguyễn Xuân Thắng đăng bài "Không nên cãi vã tủn mủn" của Văn Giá, chửi tuốt mọi người, gọi người Việt Nam bằng thằng, vu cho dân ta "quốc dân tính chửi, quốc tính phá" rất bất nhã, bất nhã ngang với Nguyễn Huy Thiệp sau này, như sau: "Ở Việt Nam mình có một hiện tượng gần như là một hạn chế thuộc về quốc dân tính là thằng làm thì ít, thằng chơi thì nhiều; thằng xây thì ít, thằng phá thì nhiều; thằng không biết làm thì lại chỉ thích chê bai, thích chọc gậy bánh xe người khác. Để vì sự phát triển của đất nước, vì cái chung thì phải quý, phải ủng hộ thằng làm chứ, sao lại có thể đi ủng hộ thằng phá đám được" ("Ngày Nay" trang 21, số 17-2003, 5-9-2003)
    Khi Nguyễn Xuân Thắng dùng phép "chân lý là nhầm lẫn" để điều hành báo "Ngày Nay", đã hiểu tinh thần UNESCO thành "văng tục và chửi theo nghĩa đen", đã dám gọi từng công dân Việt Nam bằng "thằng" như thế, tất sẽ coi những lời chửi rủa của Nguyễn Huy Thiệp là rất đúng với tôn chỉ của Hiệp hội UNESCO Việt Nam mà báo "Ngày Nay" vừa phát ngôn, nên trong số 8-2004, đã tổ chức gần chục bài bênh Nguyễn Huy Thiệp, tiếp tục mở đại chiến dịch tấn công nền văn học đương đại và chửi rủa, xúc phạm vô bờ bến những nhà văn dám phê bình anh Thiệp (cụ thể là Trần Mạnh Hảo). Chúng tôi đã trích dẫn bài báo không tên của Nguyễn Xuân Thắng bênh vực Nguyễn Huy Thiệp, khiến tinh thần UNESCO được "Ngày Nay" đồng nghĩa với phản văn hoá, phản giáo dục và phản khoa học.
    Trước hết là bài "Nhàn đàm: Ai bảo hoàng đế không mặc quần?" của Nguyễn An và bài "Trong cõi mông lung" của ông (hay bà) Tàn Nguyệt (chắc lại một ông bất mãn vì không được vào Hội Nhà Văn hay phấn đấu mãi không được Giải thưởng của Hội N.V.V.N. - che mặt để ném đá giấu tay đây?) thoá mạ nền thơ và các nhà thơ Việt Nam. Ông Tàn Nguyệt kia giả giọng nhà thơ, xưng mình bằng đại từ "ta" để chửi tư duy thơ tàn bạo như sau: "Mấy ông thầy sợ nhất dạy học cho bọn dính tí hơi hớm thơ như ta: đầu óc lúc nào cũng mù sương, vẩn vẩn vơ vơ, chẳng bao giờ tập trung nổi vào một việc gì. Năng khiếu thơ phú là kẻ độc tài, nó đánh đuổi hết khả năng tư duy logic, tư duy khoa học tự nhiên, tư duy kinh tế, thậm chí cả khả năng tiếp cận ngoại ngữ?". Ông Tàn Nguyệt viết như thế là xúc phạm nền thi ca dân tộc, niềm tự hào của người Việt Nam, trong đó có niềm tự hào về ba nhà thơ đã được Liên Hiệp quốc phong tặng là danh nhân văn hoá thế giới: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Hồ Chí Minh. Tàn Nguyệt coi đám nhà thơ lớn tuổi đều "trăng tàn" cả, ít học cả, hư đốn cả, đố kỵ với lớp trẻ và tự khen mình, như sau:"? Dù ít học hay đến trường nhiều thì thơ phú mông lung hoang tưởng vẫn che màn sương mù ngăn cách họ với tầm văn hoá mà nhà thơ phải có?" Ở đơn vị thơ thẩn báo tường, nâng cấp dần lên báo tỉnh, báo trung ương"... "?Nhà thơ ngồi với nhau mở miệng là chê bọn trẻ, như mấy bà mẹ chồng gặp nhau là chê con dâu? Chỉ biết ngày ba bữa tụ bạ đám già với nhau?" Tàn Nguyệt công kích các Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam, làm như họ chờ dịp xét kết nạp Hội viên để "ăn hối lộ" không bằng: "Mùa kết nạp anh lùng sục các ủy viên ban chấp hành để xin phiếu, các ủy viên tại chỗ thì anh viết báo ca tụng thơ văn họ, các ủy viên miền Trung, miền Nam ra thì anh tổ chức gặp gỡ thù tạc pích ních du lịch hoặc bất cứ nhu cầu thiết yếu nào?". Nguyễn An trong mục "Ngày Nay nhàn đàm" bênh Nguyễn Huy Thiệp với giọng xỏ xiên, móc máy kiểu Tàn Nguyệt, gọi Hội Nhà Văn là "Cái đám đông đảo kia": "Thì nhỡn tiền đấy, rõ ràng người ta viết "lưu manh", "vô học" với cái nghĩa bóng bẩy của văn chương thì có kẻ lại lôi từ điển ra tra, rồi gân cổ cãi lưu manh, vô học là thế này này ?". Hoá ra, nói kiểu "Ngày Nay" trên, thì Nguyễn Huy Thiệp chửi các nhà văn, nhà thơ Việt Nam vô học, lưu manh là "chửi theo nghĩa bóng bẩy văn chương"? Cái kiểu chửi bới, vu khống người ta rồi để trong nháy nháy "?" đặng chối tội là một trò chơi tháo cáy, trơ trẽn; ví như có kẻ vu cho ông Y. rồi viết trên báo "Ngày Nay" rằng ông Y. đến nhà ông X. "ăn trộm" rồi "hiếp dâm". Khi ông Y. kiện kẻ vu khống kia ra toà thì hắn chối là tôi có cho các từ "ăn trộm", "hiếp dâm" vào trong nháy nháy "?" cả, tức ông Y. không có hành vi ấy đâu, mà đó chỉ là lối nói "bóng bẩy văn chương" thôi?
    Trở lại bài xỏ xiên, vu vạ của Tàn Nguyệt, dù ông này không nêu đích danh, nhưng ai cũng biết là nhằm vào chúng tôi (tức TMH) để bịa đặt bôi nhọ; (theo giọng điệu của nhiều anh che mặt ném đá giấu tay khác ví như một ông nhà văn núp tên Nguyễn Thái Lai chuyên bịa tạc bôi nhọ danh dự người khác trên các trang Web, rằng sở dĩ Trần Mạnh Hảo viết phê bình là để cho bà vợ Việt kiều được công an gia hạn visa ở lại Việt Nam buôn nhà đất); Tàn Nguyệt viết như sau: "Bác này còn muốn cho ông hàng xóm bị điểm huyệt cấm khẩu bèn vu vạ: ông mắng thơ để lĩnh thưởng? Theo cái lý ấy, chẳng hoá ra bác ta đang chửi lại cũng là để lĩnh thưởng, không phần thưởng của người này thì cũng của người khác, không hình thức này thì hình thức nọ, không thưởng cho mình vinh danh sách báo thì cũng cho vợ con được yên thân làm ăn mua đất xây nhà?". Thưa ông Tàn Nguyệt bịa chuyện vu khống ơi, việc làm ăn của vợ con chúng tôi chẳng liên quan gì tới chuyện viết phê bình của chúng tôi cả, vì bà xã chúng tôi là Tôn Nữ Giáng Tiên đã hồi hương từ lâu, với số chứng minh nhân dân: 023452894 cấp ngày 30-8-1996 tại Công An tp.HCM do Bùi Quốc Huy ký.
    Đông La trong bài "Trò chuyện với Nguyễn Huy Thiệp và Trần Mạnh Hảo" viết rất sai: "Bản thân cũng phải ngụp lặn trong cái môi trường viết lách tù đọng", vu cáo ban lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam: "Chính họ là bà đỡ cho không ít tác phẩm văn chương được giải vô giá trị, hoặc trao giải cho những tác phẩm nhăng nhít trong những cuộc thi văn chương lớn, rất ồn ào. Tôi đã viết kỹ điều này trong cuốn "Biên độ của trí tưởng tượng" (NXB Văn Học)". Vâng, trong chính cuốn sách này, Đông La từng viết bài chửi ban biên tập báo Văn Nghệ và Văn Nghệ Quân Đội là ngu dốt, không có mắt xanh khi những bài dự thi của Đông La hay thế mà không hề được giải, lại đi trao giải thưởng cuộc thi thơ, truyện cho những tác phẩm nhăng nhít. Cũng trong cuốn sách trên, Đông La đã tự nhận mình là "Nguyễn Du thời nay", đã "được Chế Lan Viên trao cho bí truyền thơ". Cũng trong cuốn sách trên, Đông La còn dám để hàng chục trang tự mình trích thơ mình ra khen hay, khen tuyệt. Cũng trong cuốn sách đó, Đông La đã có bài phê bình tác phẩm triết học "Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu" của cố GS. Cao Xuân Huy đã được giải Hồ Chí Minh đợt đầu là cuốn sách có rất nhiều điều sai trái, lầm lẫn. Đến như cụ Cao Xuân Huy mà Đông La còn chê dốt về triết học thì việc trong bài viết vừa in trên "Ngày Nay", ông ta đã chửi chúng tôi là vô học, là quá dốt nát thì cũng là dễ hiểu. Đông La, trong bài đã dẫn còn chửi bới chúng tôi là: "trò lưu manh và vô lương tâm" với những dẫn chứng bới móc, bịa tạc, vu khống và hết sức hằn học vì chúng tôi từng cho in 3 bài phê bình Đông La trên báo. Một người tự cho mình là "Nguyễn Du thời nay" như Đông La, liệu có bất bình thường, có thể nào đối thoại được chăng?
    Nguyễn Hoàng Đức trong bài "Trao đổi với nhà thơ Trần Mạnh Hảo về bài viết của Nguyễn Huy Thiệp" lên án chúng tôi là viết sai sự thực, còn anh Thiệp là đúng, với giọng điệu hằn học, vu cáo, bới móc kiểu Đông La, kiểu Nguyễn Huy Thiệp. Chỉ xin thưa với ông Nguyễn Hoàng Đức rằng việc chúng tôi trong các bài viết, thường dùng đại từ nhân xưng "chúng tôi" thay bằng đại từ "tôi" là để cho khiêm tốn hơn, một điều xưa nay rất nhiều người làm, nhiều học giả cũng dùng từ "chúng tôi" thay cho từ "tôi" cộc lốc, có phần không thuận tai. Thế mà, ông Nguyễn Hoàng Đức không hề hiểu biết một điều rất vỡ lòng, rất quen thuộc và tế nhị ấy, lại mắng nhiếc chúng tôi hết lời như sau thì vừa thậm vô lý, vừa ấu trĩ đến mức ấy thì làm sao đối thoại được: "Trước hết, xin được bàn về đại từ "chúng tôi" mà T.M.Hảo dùng bấy lâu nay, trong tất cả các bài, đại từ đó như muốn doạ nạt người khác rằng phía sau tôi còn những vị khác. ? Việc anh Hảo dùng đại từ "chúng tôi" là cách văn hoá vừa non bấy, lại vừa nhút nhát. Nếu anh Hảo tự coi mình là người đã trưởng thành, lần sau viết bất cứ bài gì xin anh dùng đại từ nhân xưng cho đúng. Đó là cái tối thiểu nhất của người cầm bút".
    Ngoài ba bài chúng tôi vừa nói qua trên, ông Nguyễn Xuân Thắng còn cho in mấy bài khác bênh Nguyễn Huy Thiệp, chĩa mũi giáo vào chúng tôi, làm như không có việc hàng chục tác giả khác đã viết trên báo lên án "Ngày Nay" và Nguyễn Huy Thiệp vậy! Khi ông Nguyễn Xuân Thắng dùng thước đo: "CHÂN LÝ LÀ SỰ NHẦM LẪN" của Nguyễn Huy Thiệp để điều hành Hiệp hội UNESCO Việt Nam và báo "Ngày Nay" thì ông đã nhầm lẫn gọi Văn hoá-giáo dục-khoa học là "CHỬI VÀ VĂNG TỤC THEO NGHĨA ĐEN" như kiểu các bài viết phản lại tinh thần UNESCO ông vừa cho in cũng là điều dễ hiểu. Chúng tôi xin kết thúc bài viết này bằng cách trích hai ý kiến của hai tác giả có uy tín vừa in trên báo. Đó là ý kiến của nhà văn Cao Tiến Lê - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam: "Vâng, điều đáng tiếc là Tạp chí Ngày Nay - không biết ông Tổng biên tập ở đó là người như thế nào, tầm văn hoá, nhân cách, nhận thức về chính trị, tư tưởng ra sao - mà cho đăng một bài như thế. Có lẽ điều này nhường cho cơ quan chủ quản của Tạp chí Ngày Nay, cho cơ quan chức năng cần xem xét lại việc bổ nhiệm Tổng biên tập. Đây là ý kiến cá nhân tôi" (Văn Nghệ Trẻ trang 6, số 16, ngày 18-4-2004). Đây là ý kiến của GS.VS. Hoàng Trinh - người được giải Hồ Chí Minh đợt đầu - viết trong bài "Người Việt đã tìm ra châu Mỹ": "Tôi hoàn toàn nhất trí với phản ứng của nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Anh Hảo là người nói thẳng, tuy lời lẽ có gay gắt nhưng lập luận rất có cơ sở, viết rất chắc chắn. Theo tôi, những gì nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết trong bài báo thật đáng trách, đáng phê phán và cần phải tự điều chỉnh lại mình. Một nhà văn có tài, có danh như Nguyễn Huy Thiệp lại phát ngôn bừa bãi như vậy thì quả là không hay. Tốt nhất anh Thiệp nên im lặng nếu không viết được nữa?" (Gia Đình & Xã Hội cuối tuần -số 50, ngày 18-4-2004).
    Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25-4-2004
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    TMH (4)
    4. Nguyễn Xuân Thắng phát huy "thành tích chửi bới" của Nguyễn Huy Thiệp, tiếp tục ra số "Ngày Nay" 8-2004, tấn công toàn diện vào nền văn học, mạ lỵ, xúc phạm, nguyền rủa những ai phê phán các ông: Thắng-Thiệp .
    Từ lâu Nguyễn Xuân Thắng đã dùng phép "chân lý là nhầm lẫn" của Nguyễn Huy Thiệp để điều hành báo "Ngày Nay". Ông Thắng đã nhầm tinh thần UNESCO (Văn hoá-Giáo dục-Khoa học) thành ra "văng tục và chửi theo nghĩa đen" nên mới in nhiều bài chửi bới, hạ nhục người khác. Xin dẫn ra vài thí dụ. Đó là khi ông Thắng cho in một bài tuyên ngôn của trường phái phê bình "văng tục và chửi theo nghĩa đen" trên "Ngày Nay" số 17-2003 ( 5-9-2003) của ông Hoàng Ngọc Hiến, với nhan đề "Về tư cách người phê bình và người bị phê bình", có đoạn viết như sau: "?Tôi đề nghị một sự giãn biên những cung bậc, cung cách phản ứng bị phê bình chấp nhận được, thậm chí cần có sự thông cảm ngay cả với văng tục và chửi (theo nghĩa đen)". Hưởng ứng lối viết kiểu Hiệp Hội UNESCO Việt Nam - Văng tục và chửi theo nghĩa đen - của "Ngày Nay", Nguyễn Xuân Thắng đăng bài "Không nên cãi vã tủn mủn" của Văn Giá, chửi tuốt mọi người, gọi người Việt Nam bằng thằng, vu cho dân ta "quốc dân tính chửi, quốc tính phá" rất bất nhã, bất nhã ngang với Nguyễn Huy Thiệp sau này, như sau: "Ở Việt Nam mình có một hiện tượng gần như là một hạn chế thuộc về quốc dân tính là thằng làm thì ít, thằng chơi thì nhiều; thằng xây thì ít, thằng phá thì nhiều; thằng không biết làm thì lại chỉ thích chê bai, thích chọc gậy bánh xe người khác. Để vì sự phát triển của đất nước, vì cái chung thì phải quý, phải ủng hộ thằng làm chứ, sao lại có thể đi ủng hộ thằng phá đám được" ("Ngày Nay" trang 21, số 17-2003, 5-9-2003)
    Khi Nguyễn Xuân Thắng dùng phép "chân lý là nhầm lẫn" để điều hành báo "Ngày Nay", đã hiểu tinh thần UNESCO thành "văng tục và chửi theo nghĩa đen", đã dám gọi từng công dân Việt Nam bằng "thằng" như thế, tất sẽ coi những lời chửi rủa của Nguyễn Huy Thiệp là rất đúng với tôn chỉ của Hiệp hội UNESCO Việt Nam mà báo "Ngày Nay" vừa phát ngôn, nên trong số 8-2004, đã tổ chức gần chục bài bênh Nguyễn Huy Thiệp, tiếp tục mở đại chiến dịch tấn công nền văn học đương đại và chửi rủa, xúc phạm vô bờ bến những nhà văn dám phê bình anh Thiệp (cụ thể là Trần Mạnh Hảo). Chúng tôi đã trích dẫn bài báo không tên của Nguyễn Xuân Thắng bênh vực Nguyễn Huy Thiệp, khiến tinh thần UNESCO được "Ngày Nay" đồng nghĩa với phản văn hoá, phản giáo dục và phản khoa học.
    Trước hết là bài "Nhàn đàm: Ai bảo hoàng đế không mặc quần?" của Nguyễn An và bài "Trong cõi mông lung" của ông (hay bà) Tàn Nguyệt (chắc lại một ông bất mãn vì không được vào Hội Nhà Văn hay phấn đấu mãi không được Giải thưởng của Hội N.V.V.N. - che mặt để ném đá giấu tay đây?) thoá mạ nền thơ và các nhà thơ Việt Nam. Ông Tàn Nguyệt kia giả giọng nhà thơ, xưng mình bằng đại từ "ta" để chửi tư duy thơ tàn bạo như sau: "Mấy ông thầy sợ nhất dạy học cho bọn dính tí hơi hớm thơ như ta: đầu óc lúc nào cũng mù sương, vẩn vẩn vơ vơ, chẳng bao giờ tập trung nổi vào một việc gì. Năng khiếu thơ phú là kẻ độc tài, nó đánh đuổi hết khả năng tư duy logic, tư duy khoa học tự nhiên, tư duy kinh tế, thậm chí cả khả năng tiếp cận ngoại ngữ?". Ông Tàn Nguyệt viết như thế là xúc phạm nền thi ca dân tộc, niềm tự hào của người Việt Nam, trong đó có niềm tự hào về ba nhà thơ đã được Liên Hiệp quốc phong tặng là danh nhân văn hoá thế giới: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Hồ Chí Minh. Tàn Nguyệt coi đám nhà thơ lớn tuổi đều "trăng tàn" cả, ít học cả, hư đốn cả, đố kỵ với lớp trẻ và tự khen mình, như sau:"? Dù ít học hay đến trường nhiều thì thơ phú mông lung hoang tưởng vẫn che màn sương mù ngăn cách họ với tầm văn hoá mà nhà thơ phải có?" Ở đơn vị thơ thẩn báo tường, nâng cấp dần lên báo tỉnh, báo trung ương"... "?Nhà thơ ngồi với nhau mở miệng là chê bọn trẻ, như mấy bà mẹ chồng gặp nhau là chê con dâu? Chỉ biết ngày ba bữa tụ bạ đám già với nhau?" Tàn Nguyệt công kích các Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam, làm như họ chờ dịp xét kết nạp Hội viên để "ăn hối lộ" không bằng: "Mùa kết nạp anh lùng sục các ủy viên ban chấp hành để xin phiếu, các ủy viên tại chỗ thì anh viết báo ca tụng thơ văn họ, các ủy viên miền Trung, miền Nam ra thì anh tổ chức gặp gỡ thù tạc pích ních du lịch hoặc bất cứ nhu cầu thiết yếu nào?". Nguyễn An trong mục "Ngày Nay nhàn đàm" bênh Nguyễn Huy Thiệp với giọng xỏ xiên, móc máy kiểu Tàn Nguyệt, gọi Hội Nhà Văn là "Cái đám đông đảo kia": "Thì nhỡn tiền đấy, rõ ràng người ta viết "lưu manh", "vô học" với cái nghĩa bóng bẩy của văn chương thì có kẻ lại lôi từ điển ra tra, rồi gân cổ cãi lưu manh, vô học là thế này này ?". Hoá ra, nói kiểu "Ngày Nay" trên, thì Nguyễn Huy Thiệp chửi các nhà văn, nhà thơ Việt Nam vô học, lưu manh là "chửi theo nghĩa bóng bẩy văn chương"? Cái kiểu chửi bới, vu khống người ta rồi để trong nháy nháy "?" đặng chối tội là một trò chơi tháo cáy, trơ trẽn; ví như có kẻ vu cho ông Y. rồi viết trên báo "Ngày Nay" rằng ông Y. đến nhà ông X. "ăn trộm" rồi "hiếp dâm". Khi ông Y. kiện kẻ vu khống kia ra toà thì hắn chối là tôi có cho các từ "ăn trộm", "hiếp dâm" vào trong nháy nháy "?" cả, tức ông Y. không có hành vi ấy đâu, mà đó chỉ là lối nói "bóng bẩy văn chương" thôi?
    Trở lại bài xỏ xiên, vu vạ của Tàn Nguyệt, dù ông này không nêu đích danh, nhưng ai cũng biết là nhằm vào chúng tôi (tức TMH) để bịa đặt bôi nhọ; (theo giọng điệu của nhiều anh che mặt ném đá giấu tay khác ví như một ông nhà văn núp tên Nguyễn Thái Lai chuyên bịa tạc bôi nhọ danh dự người khác trên các trang Web, rằng sở dĩ Trần Mạnh Hảo viết phê bình là để cho bà vợ Việt kiều được công an gia hạn visa ở lại Việt Nam buôn nhà đất); Tàn Nguyệt viết như sau: "Bác này còn muốn cho ông hàng xóm bị điểm huyệt cấm khẩu bèn vu vạ: ông mắng thơ để lĩnh thưởng? Theo cái lý ấy, chẳng hoá ra bác ta đang chửi lại cũng là để lĩnh thưởng, không phần thưởng của người này thì cũng của người khác, không hình thức này thì hình thức nọ, không thưởng cho mình vinh danh sách báo thì cũng cho vợ con được yên thân làm ăn mua đất xây nhà?". Thưa ông Tàn Nguyệt bịa chuyện vu khống ơi, việc làm ăn của vợ con chúng tôi chẳng liên quan gì tới chuyện viết phê bình của chúng tôi cả, vì bà xã chúng tôi là Tôn Nữ Giáng Tiên đã hồi hương từ lâu, với số chứng minh nhân dân: 023452894 cấp ngày 30-8-1996 tại Công An tp.HCM do Bùi Quốc Huy ký.
    Đông La trong bài "Trò chuyện với Nguyễn Huy Thiệp và Trần Mạnh Hảo" viết rất sai: "Bản thân cũng phải ngụp lặn trong cái môi trường viết lách tù đọng", vu cáo ban lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam: "Chính họ là bà đỡ cho không ít tác phẩm văn chương được giải vô giá trị, hoặc trao giải cho những tác phẩm nhăng nhít trong những cuộc thi văn chương lớn, rất ồn ào. Tôi đã viết kỹ điều này trong cuốn "Biên độ của trí tưởng tượng" (NXB Văn Học)". Vâng, trong chính cuốn sách này, Đông La từng viết bài chửi ban biên tập báo Văn Nghệ và Văn Nghệ Quân Đội là ngu dốt, không có mắt xanh khi những bài dự thi của Đông La hay thế mà không hề được giải, lại đi trao giải thưởng cuộc thi thơ, truyện cho những tác phẩm nhăng nhít. Cũng trong cuốn sách trên, Đông La đã tự nhận mình là "Nguyễn Du thời nay", đã "được Chế Lan Viên trao cho bí truyền thơ". Cũng trong cuốn sách trên, Đông La còn dám để hàng chục trang tự mình trích thơ mình ra khen hay, khen tuyệt. Cũng trong cuốn sách đó, Đông La đã có bài phê bình tác phẩm triết học "Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu" của cố GS. Cao Xuân Huy đã được giải Hồ Chí Minh đợt đầu là cuốn sách có rất nhiều điều sai trái, lầm lẫn. Đến như cụ Cao Xuân Huy mà Đông La còn chê dốt về triết học thì việc trong bài viết vừa in trên "Ngày Nay", ông ta đã chửi chúng tôi là vô học, là quá dốt nát thì cũng là dễ hiểu. Đông La, trong bài đã dẫn còn chửi bới chúng tôi là: "trò lưu manh và vô lương tâm" với những dẫn chứng bới móc, bịa tạc, vu khống và hết sức hằn học vì chúng tôi từng cho in 3 bài phê bình Đông La trên báo. Một người tự cho mình là "Nguyễn Du thời nay" như Đông La, liệu có bất bình thường, có thể nào đối thoại được chăng?
    Nguyễn Hoàng Đức trong bài "Trao đổi với nhà thơ Trần Mạnh Hảo về bài viết của Nguyễn Huy Thiệp" lên án chúng tôi là viết sai sự thực, còn anh Thiệp là đúng, với giọng điệu hằn học, vu cáo, bới móc kiểu Đông La, kiểu Nguyễn Huy Thiệp. Chỉ xin thưa với ông Nguyễn Hoàng Đức rằng việc chúng tôi trong các bài viết, thường dùng đại từ nhân xưng "chúng tôi" thay bằng đại từ "tôi" là để cho khiêm tốn hơn, một điều xưa nay rất nhiều người làm, nhiều học giả cũng dùng từ "chúng tôi" thay cho từ "tôi" cộc lốc, có phần không thuận tai. Thế mà, ông Nguyễn Hoàng Đức không hề hiểu biết một điều rất vỡ lòng, rất quen thuộc và tế nhị ấy, lại mắng nhiếc chúng tôi hết lời như sau thì vừa thậm vô lý, vừa ấu trĩ đến mức ấy thì làm sao đối thoại được: "Trước hết, xin được bàn về đại từ "chúng tôi" mà T.M.Hảo dùng bấy lâu nay, trong tất cả các bài, đại từ đó như muốn doạ nạt người khác rằng phía sau tôi còn những vị khác. ? Việc anh Hảo dùng đại từ "chúng tôi" là cách văn hoá vừa non bấy, lại vừa nhút nhát. Nếu anh Hảo tự coi mình là người đã trưởng thành, lần sau viết bất cứ bài gì xin anh dùng đại từ nhân xưng cho đúng. Đó là cái tối thiểu nhất của người cầm bút".
    Ngoài ba bài chúng tôi vừa nói qua trên, ông Nguyễn Xuân Thắng còn cho in mấy bài khác bênh Nguyễn Huy Thiệp, chĩa mũi giáo vào chúng tôi, làm như không có việc hàng chục tác giả khác đã viết trên báo lên án "Ngày Nay" và Nguyễn Huy Thiệp vậy! Khi ông Nguyễn Xuân Thắng dùng thước đo: "CHÂN LÝ LÀ SỰ NHẦM LẪN" của Nguyễn Huy Thiệp để điều hành Hiệp hội UNESCO Việt Nam và báo "Ngày Nay" thì ông đã nhầm lẫn gọi Văn hoá-giáo dục-khoa học là "CHỬI VÀ VĂNG TỤC THEO NGHĨA ĐEN" như kiểu các bài viết phản lại tinh thần UNESCO ông vừa cho in cũng là điều dễ hiểu. Chúng tôi xin kết thúc bài viết này bằng cách trích hai ý kiến của hai tác giả có uy tín vừa in trên báo. Đó là ý kiến của nhà văn Cao Tiến Lê - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam: "Vâng, điều đáng tiếc là Tạp chí Ngày Nay - không biết ông Tổng biên tập ở đó là người như thế nào, tầm văn hoá, nhân cách, nhận thức về chính trị, tư tưởng ra sao - mà cho đăng một bài như thế. Có lẽ điều này nhường cho cơ quan chủ quản của Tạp chí Ngày Nay, cho cơ quan chức năng cần xem xét lại việc bổ nhiệm Tổng biên tập. Đây là ý kiến cá nhân tôi" (Văn Nghệ Trẻ trang 6, số 16, ngày 18-4-2004). Đây là ý kiến của GS.VS. Hoàng Trinh - người được giải Hồ Chí Minh đợt đầu - viết trong bài "Người Việt đã tìm ra châu Mỹ": "Tôi hoàn toàn nhất trí với phản ứng của nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Anh Hảo là người nói thẳng, tuy lời lẽ có gay gắt nhưng lập luận rất có cơ sở, viết rất chắc chắn. Theo tôi, những gì nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết trong bài báo thật đáng trách, đáng phê phán và cần phải tự điều chỉnh lại mình. Một nhà văn có tài, có danh như Nguyễn Huy Thiệp lại phát ngôn bừa bãi như vậy thì quả là không hay. Tốt nhất anh Thiệp nên im lặng nếu không viết được nữa?" (Gia Đình & Xã Hội cuối tuần -số 50, ngày 18-4-2004).
    Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25-4-2004
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Còn đây là thái độ của NHT khi trận chiến này diễn ra theo lời của Thích Thiện Ngân (bạn của NHT)
    Tôi biết nhà văn Nguyễn Huy Thiệp 15 năm nay. Từ nhà tôi sang nhà anh không xa lắm. Những khi rỗi rãi, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn hay sang nhà nhau chơi.
    Dịp Tết Nguyên đán năm nay (năm Giáp Thân, 2004), Nguyễn Huy Thiệp có vẻ bồn chồn khác thường. 29 Tết, Nguyễn Huy Thiệp sang nhà tôi, anh rủ tôi đi chợ hoa trên đê Yên Phụ. Anh có vẻ thích mấy chậu hoa mai vàng Ðà Lạt nhưng khi biết giá tiền, anh lại tần ngần bỏ đi. Một chậu hoa mai vàng ?ochơi được" giá cũng phải tới 100 đô la, số tiền này có vẻ xa xỉ với anh - một nhà văn quèn quen sống thanh đạm (đấy là căn cứ trên sự quan sát của tôi).
    Tôi nài Nguyễn Huy Thiệp mua tặng tôi một cành đào Nhật Tân mà tôi lựa chọn. Anh đồng ý nhưng không tỏ ra thích cành đào ?ocủa tôi" (thị hiếu thẩm mỹ của hai chúng tôi khác nhau: anh thiên về vẻ đẹp thực dụng, còn tôi thì thích những vẻ đẹp tình cảm). Chia tay nhau chúng tôi chúc nhau những điều tốt lành và hẹn gặp lại vào ?onăm mới", vào ngày mồng 3 Tết. Người bán hoa tặng anh một giò hoa thủy tiên vì thấy anh mua cành đào cho tôi với giá ?ohớ" khác thường.
    Sáng mồng 3 Tết, Nguyễn Huy Thiệp lại đến nhà tôi. Chúng tôi đi chơi xa, lên vùng núi Kim Bôi - Hòa Bình, bỏ lại sau lưng ?ocửa Ðông Hoa chốn Kinh thành toàn là bụi bặm". Trong chuyến đi, anh hầu như chỉ nói những suy nghĩ của anh về văn học. Ít lâu sau, tôi thấy những suy nghĩ đó được in trong bài ?oTrò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn".
    Cả Nguyễn Huy Thiệp và tôi đều không ngờ ?obài báo" (mà có người coi đó là những tiểu luận văn học đặc sắc) lại gây ra một cuộc tranh luận văn học sôi nổi như vậy, trong đó thấy có không ít những ý kiến phản bác lại anh. Trong mấy tháng trời, ở các công sở và ở các quán cà-phê sành điệu Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sáng nào người ta cũng bàn tán về ?osự kiện hoa thủy tiên". Các bài viết trên báo chí ?ochính thống" và trên mạng Internet được đưa ra phân tích, thảo luận. Có thể nói, rất lâu trên lĩnh vực sinh họat văn học ở Việt Nam mới lại có một cuộc ?oẩu chiến" dữ dội đến thế. Nguyễn Huy Thiệp được đưa ra mổ xẻ. Bạn đọc chẳng khó khăn gì không nhận ra những ?ođường dao nhát kiếm" đầy ác ý chĩa vào anh. Một mặt khác, người ta cũng nhận ra những thiện ý và những lời trao đổi tích cực đối với văn học.
    Nguyễn Huy Thiệp theo dõi tất cả những ý kiến quanh ?osự kiện hoa thủy tiên". Tôi rất ngạc nhiên vì thấy anh luôn tỏ ra bình tĩnh, không hề tỏ ra khó chịu trước những ý kiến phản bác lại mình. Anh nói:
    ?oTrường văn trận bút. Chuyện ấy là thường.»
    Tôi không tán thành (có lẽ vì tôi còn trẻ và do đó, tôi khá nóng nảy), tôi chỉ ra những đoạn ?otiểu khí" và vu khống, ác ý trong nhiều bài viết, tôi đề nghị Nguyễn Huy Thiệp trả lời nhưng anh chỉ cười, lắc đầu. Anh nói: «Thực ra, trong toàn bộ những ý kiến phản bác tôi, đa số đều tầm thường, không ngại. Chỉ riêng ở trường hợp Trần Ðăng Khoa thì có lẽ cần phải đối thoại.»
    Tôi hỏi vì sao? Anh bảo:
    «Anh hãy tự nghĩ lấy.»
    Tôi về tôi nghĩ như sau:
    Trần Ðăng Khoa là một thần đồng, anh là một nhà thơ có ?othiên nhãn". Cũng như Nguyễn Huy Thiệp, có thể coi Trần Ðăng Khoa là một ?ongười giời"... ảnh hưởng xã hội của Trần Ðăng Khoa rất lớn. Thái độ của Trần Ðăng Khoa với văn học có ảnh hưởng nhất định đối với nhiều thế hệ bạn đọc. Ðáng lẽ, anh ấy không nên trò chuyện với Nguyễn Văn Thọ về Nguyễn Huy Thiệp. Trần Ðăng Khoa cũng không nên ?ođứng trong đội ngũ" những người phản bác Nguyễn Huy Thiệp trong ?osự kiện hoa thủy tiên" mới phải.
    Nguyễn Huy Thiệp cũng ngại ?ođụng chạm" (ngay cả với Trần Ðăng Khoa) nên trước sau quanh ?osự kiện hoa thủy tiên" anh nhất thiết không trả lời ai. Tôi rất bất bình, thậm chí đôi khi còn nặng lời với anh rằng anh hèn, rằng anh nhu nhược, ?odĩ hòa vi quý" v.v... Nguyễn Huy Thiệp trước sau chỉ cười. Tôi nhận ra một nỗi buồn tê tái trong ánh mắt anh khi ấy. Quá bực mình, tôi về nhà ngồi viết vở kịch ?oMổ nhà văn", lấy bối cảnh quanh ?osự kiện hoa thủy tiên". Tôi biết, Nguyễn Huy Thiệp sẽ trách cứ tôi khi viết vở kịch này nhưng tôi mặc kệ - anh không phải là tôi, tôi không phải là anh. Nguyễn Huy Thiệp bây giờ là một nhà văn danh tiếng, có thể có những điều anh ấy phải giữ gìn, phải bảo trọng. Còn tôi, tôi chỉ là một ?ofan" của anh, một người bạn, chúng tôi đã có 15 năm gần gũi thân thiết, tôi phải đứng ra bảo vệ anh. Tôi nghĩ bảo vệ anh, cũng là bảo vệ những giá trị văn học chính đáng, bảo vệ sự liêm sỉ của người cầm bút chân thực.
    ?oHòn bấc ném đi, hòn chì ném lại" cũng là lẽ thường. ?oÂn oán phân minh" là một thái độ của người quân tử. ?oTrường văn trận bút, khắc làm khắc chịu"... đấy cũng là bản lĩnh sống giữa mọi người.
    Thích Thiện Ngân
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Còn đây là thái độ của NHT khi trận chiến này diễn ra theo lời của Thích Thiện Ngân (bạn của NHT)
    Tôi biết nhà văn Nguyễn Huy Thiệp 15 năm nay. Từ nhà tôi sang nhà anh không xa lắm. Những khi rỗi rãi, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn hay sang nhà nhau chơi.
    Dịp Tết Nguyên đán năm nay (năm Giáp Thân, 2004), Nguyễn Huy Thiệp có vẻ bồn chồn khác thường. 29 Tết, Nguyễn Huy Thiệp sang nhà tôi, anh rủ tôi đi chợ hoa trên đê Yên Phụ. Anh có vẻ thích mấy chậu hoa mai vàng Ðà Lạt nhưng khi biết giá tiền, anh lại tần ngần bỏ đi. Một chậu hoa mai vàng ?ochơi được" giá cũng phải tới 100 đô la, số tiền này có vẻ xa xỉ với anh - một nhà văn quèn quen sống thanh đạm (đấy là căn cứ trên sự quan sát của tôi).
    Tôi nài Nguyễn Huy Thiệp mua tặng tôi một cành đào Nhật Tân mà tôi lựa chọn. Anh đồng ý nhưng không tỏ ra thích cành đào ?ocủa tôi" (thị hiếu thẩm mỹ của hai chúng tôi khác nhau: anh thiên về vẻ đẹp thực dụng, còn tôi thì thích những vẻ đẹp tình cảm). Chia tay nhau chúng tôi chúc nhau những điều tốt lành và hẹn gặp lại vào ?onăm mới", vào ngày mồng 3 Tết. Người bán hoa tặng anh một giò hoa thủy tiên vì thấy anh mua cành đào cho tôi với giá ?ohớ" khác thường.
    Sáng mồng 3 Tết, Nguyễn Huy Thiệp lại đến nhà tôi. Chúng tôi đi chơi xa, lên vùng núi Kim Bôi - Hòa Bình, bỏ lại sau lưng ?ocửa Ðông Hoa chốn Kinh thành toàn là bụi bặm". Trong chuyến đi, anh hầu như chỉ nói những suy nghĩ của anh về văn học. Ít lâu sau, tôi thấy những suy nghĩ đó được in trong bài ?oTrò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn".
    Cả Nguyễn Huy Thiệp và tôi đều không ngờ ?obài báo" (mà có người coi đó là những tiểu luận văn học đặc sắc) lại gây ra một cuộc tranh luận văn học sôi nổi như vậy, trong đó thấy có không ít những ý kiến phản bác lại anh. Trong mấy tháng trời, ở các công sở và ở các quán cà-phê sành điệu Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sáng nào người ta cũng bàn tán về ?osự kiện hoa thủy tiên". Các bài viết trên báo chí ?ochính thống" và trên mạng Internet được đưa ra phân tích, thảo luận. Có thể nói, rất lâu trên lĩnh vực sinh họat văn học ở Việt Nam mới lại có một cuộc ?oẩu chiến" dữ dội đến thế. Nguyễn Huy Thiệp được đưa ra mổ xẻ. Bạn đọc chẳng khó khăn gì không nhận ra những ?ođường dao nhát kiếm" đầy ác ý chĩa vào anh. Một mặt khác, người ta cũng nhận ra những thiện ý và những lời trao đổi tích cực đối với văn học.
    Nguyễn Huy Thiệp theo dõi tất cả những ý kiến quanh ?osự kiện hoa thủy tiên". Tôi rất ngạc nhiên vì thấy anh luôn tỏ ra bình tĩnh, không hề tỏ ra khó chịu trước những ý kiến phản bác lại mình. Anh nói:
    ?oTrường văn trận bút. Chuyện ấy là thường.»
    Tôi không tán thành (có lẽ vì tôi còn trẻ và do đó, tôi khá nóng nảy), tôi chỉ ra những đoạn ?otiểu khí" và vu khống, ác ý trong nhiều bài viết, tôi đề nghị Nguyễn Huy Thiệp trả lời nhưng anh chỉ cười, lắc đầu. Anh nói: «Thực ra, trong toàn bộ những ý kiến phản bác tôi, đa số đều tầm thường, không ngại. Chỉ riêng ở trường hợp Trần Ðăng Khoa thì có lẽ cần phải đối thoại.»
    Tôi hỏi vì sao? Anh bảo:
    «Anh hãy tự nghĩ lấy.»
    Tôi về tôi nghĩ như sau:
    Trần Ðăng Khoa là một thần đồng, anh là một nhà thơ có ?othiên nhãn". Cũng như Nguyễn Huy Thiệp, có thể coi Trần Ðăng Khoa là một ?ongười giời"... ảnh hưởng xã hội của Trần Ðăng Khoa rất lớn. Thái độ của Trần Ðăng Khoa với văn học có ảnh hưởng nhất định đối với nhiều thế hệ bạn đọc. Ðáng lẽ, anh ấy không nên trò chuyện với Nguyễn Văn Thọ về Nguyễn Huy Thiệp. Trần Ðăng Khoa cũng không nên ?ođứng trong đội ngũ" những người phản bác Nguyễn Huy Thiệp trong ?osự kiện hoa thủy tiên" mới phải.
    Nguyễn Huy Thiệp cũng ngại ?ođụng chạm" (ngay cả với Trần Ðăng Khoa) nên trước sau quanh ?osự kiện hoa thủy tiên" anh nhất thiết không trả lời ai. Tôi rất bất bình, thậm chí đôi khi còn nặng lời với anh rằng anh hèn, rằng anh nhu nhược, ?odĩ hòa vi quý" v.v... Nguyễn Huy Thiệp trước sau chỉ cười. Tôi nhận ra một nỗi buồn tê tái trong ánh mắt anh khi ấy. Quá bực mình, tôi về nhà ngồi viết vở kịch ?oMổ nhà văn", lấy bối cảnh quanh ?osự kiện hoa thủy tiên". Tôi biết, Nguyễn Huy Thiệp sẽ trách cứ tôi khi viết vở kịch này nhưng tôi mặc kệ - anh không phải là tôi, tôi không phải là anh. Nguyễn Huy Thiệp bây giờ là một nhà văn danh tiếng, có thể có những điều anh ấy phải giữ gìn, phải bảo trọng. Còn tôi, tôi chỉ là một ?ofan" của anh, một người bạn, chúng tôi đã có 15 năm gần gũi thân thiết, tôi phải đứng ra bảo vệ anh. Tôi nghĩ bảo vệ anh, cũng là bảo vệ những giá trị văn học chính đáng, bảo vệ sự liêm sỉ của người cầm bút chân thực.
    ?oHòn bấc ném đi, hòn chì ném lại" cũng là lẽ thường. ?oÂn oán phân minh" là một thái độ của người quân tử. ?oTrường văn trận bút, khắc làm khắc chịu"... đấy cũng là bản lĩnh sống giữa mọi người.
    Thích Thiện Ngân
  6. Ladybird

    Ladybird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Gửi bác Hoangvan09!
    Qua box văn học cũng cho thấy bác là một người rất tận tuỵ với công việc, dù nó là việc gì - miễn là bác thấy thích và có ích (theo bác) nhưng mà em cũng có đôi điều muốn nói với bác, rằng cái gì ăn nhiều quá thì người ta sẽ ngán, ngán đến tận cổ ấy. Giống như một đứa bạn của em, nó thích mía, và ăn như điên, nhưng một lần nó ăn nhiều đến mức nó ko chịu nổi thêm một khúc mía nào nữa, và bây giờ nhắc đến mía nó thấy sợ.Trường hợp cái topic của bác cũng thế, nó làm em thấy ngán đến mức chả buồn vào xem có cái gì đang nhảy múa ở trong nữa.
    Quả thực những bài viết của bác, hoặc những gì bác cắt ở đâu đó rồi dán lại, khá dài và công phu, nhưng mà theo thiển ý của em thì nó sẽ không có nhiều người đọc. Một bài không biết lấy đâu ra dài ơi là dài với một câu chuyện cũ rích là cái gã Nguyễn Huy Thiệp viết chửi nhà văn, nhà thơ VN và mấy ông nhà văn nhà thơ bị xúc xiểm (cũng như cảm thấy bị xúc xiểm) quay sang oanh tạc nhau.
    Em thì em không biết những người còn lại có đọc ko chứ em thì không thể đọc hết nổi những thông tin mà bác "cập nhật"
    Thôi em xin dừng lại đây.
    Kính thư,
    em Ladybird
  7. Ladybird

    Ladybird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Gửi bác Hoangvan09!
    Qua box văn học cũng cho thấy bác là một người rất tận tuỵ với công việc, dù nó là việc gì - miễn là bác thấy thích và có ích (theo bác) nhưng mà em cũng có đôi điều muốn nói với bác, rằng cái gì ăn nhiều quá thì người ta sẽ ngán, ngán đến tận cổ ấy. Giống như một đứa bạn của em, nó thích mía, và ăn như điên, nhưng một lần nó ăn nhiều đến mức nó ko chịu nổi thêm một khúc mía nào nữa, và bây giờ nhắc đến mía nó thấy sợ.Trường hợp cái topic của bác cũng thế, nó làm em thấy ngán đến mức chả buồn vào xem có cái gì đang nhảy múa ở trong nữa.
    Quả thực những bài viết của bác, hoặc những gì bác cắt ở đâu đó rồi dán lại, khá dài và công phu, nhưng mà theo thiển ý của em thì nó sẽ không có nhiều người đọc. Một bài không biết lấy đâu ra dài ơi là dài với một câu chuyện cũ rích là cái gã Nguyễn Huy Thiệp viết chửi nhà văn, nhà thơ VN và mấy ông nhà văn nhà thơ bị xúc xiểm (cũng như cảm thấy bị xúc xiểm) quay sang oanh tạc nhau.
    Em thì em không biết những người còn lại có đọc ko chứ em thì không thể đọc hết nổi những thông tin mà bác "cập nhật"
    Thôi em xin dừng lại đây.
    Kính thư,
    em Ladybird
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Hic moi nguoi 1 y thich, có thể cau thích truyện tranh hơn chăng? Tớ thich suu tap theo chu de va thich theo doi no den tan cuoi. Vay thoi. Chac cung co kha nhieu nguoi co y thich nhu cau, nhung cung ko it nguoi thich doc nhung bai nay nhu to. Neu ko thich cau ko can phai doc, va cung chang can phai mat thoi gian viet "binh loan" lam gi.
    Chao
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Hic moi nguoi 1 y thich, có thể cau thích truyện tranh hơn chăng? Tớ thich suu tap theo chu de va thich theo doi no den tan cuoi. Vay thoi. Chac cung co kha nhieu nguoi co y thich nhu cau, nhung cung ko it nguoi thich doc nhung bai nay nhu to. Neu ko thich cau ko can phai doc, va cung chang can phai mat thoi gian viet "binh loan" lam gi.
    Chao
  10. em_hat_hay_lam

    em_hat_hay_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    0
    Ồ, bác này khá bảo thủ và thiếu tôn trọng bác Ladybird và những bạn đọc khác vì cái cách reply lại không thèm cho dấu. Một topic sẽ chết nếu không có người hưởng ứng và chỉ có mỗi tác giả nuôi nó sống. Người khác đóng góp ý kiến - đó cũng là một cách phản hồi lại topic của bác, bác không cần thiết phải vênh mặt lên nói với người ta rằng bác không thèm người ta bình luận. Chả có gã nhà văn nào bình chân như vại được khi cho ra lò một tác phẩm mà không có một ý kiến nào từ độc giả.
    Ối dào, sao mình cũng mò vào đây bình loạn nhỉ?
    (nghĩ thầm: chậc, mình cũng có đọc bài này quái đâu! )

Chia sẻ trang này