1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huy Thiệp-Trò chuyện với hoa thủy tiên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoangvan09, 07/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bình Nguyên-Nếu là hoa, tôi muốn làm một đoá hướng dương
    Nếu là Trần Mạnh Hảo thì sau khi đọc bài nhà văn Tô Hoài trả lời phỏng vấn của phóng viên báo An Ninh Thế Giới, đến cái đoạn ông nói một cách rất hồ đồ rằng: "tất cả những truyện Nam Cao viết là đều vợ kể hết (cười)'''', thì không nhiều thời ít, thế nào tôi cũng phải ***g lên một tí. Bởi làm sao mà tin được một người như Nam Cao lại có thể làm việc một cách thiếu sáng tạo, thụ động đến như vậy. Báo An Ninh Thế Giới và Cụ Tô Hoài bày đặt làm chuyện này là (vô tình hay hữu ý đây) xúc phạm đến ông, hay đao to búa lớn hơn là nhằm hạ bệ ông chăng, không thể như thế được, phải lên tiếng thôi. Nhưng Trần Mạnh Hảo đã không ***g lên. Anh im re, mặc dù xét về thời gian và cái chính là lý lịch thì Nam Cao gần gũi với Hội Nhà Văn Việt Nam hơn các cụ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Ðoàn Thị Ðiểm, Hồ Xuân Hương hay các cụ Tú Xương, cụ Tản Ðà... nhiều lắm. Tôi đồ rằng, nếu còn sống chắc thế nào cũng có thời kỳ cụ Nam Cao có chân trong cái Hội này. Sở dĩ nói "có thời kỳ" là vì rất có thể trong quá trình hoạt động (chẳng cứ văn học, nghệ thuật) của mình cụ lại có phốt gì đó nên bị người ta khai trừ chăng, lại cũng rất có thể giữa cụ và Hội có gì đó bất mãn với nhau và cụ đã xin rút chẳng hạn... Ðến đây chắc có người lại bảo là tôi hồ đồ, ngộ nhỡ Trần Mạnh Hảo không biết có bài phỏng vấn này trên An Ninh Thế Giới thì sao. Mà đã không biết thì làm thế nào anh có thể vung bút lên để đòi công bằng cho Nam Cao được. Thế thì xin thưa ngay là không thể có cái chuyện không biết ấy được. Vì giữa Trần Mạnh Hảo và tờ báo của ngành công an này có một mối quan hệ hết sức khăng khít. Như chính anh đã thổ lộ trong một bài viết nhân dịp kỷ niệm nào đó của báo An Ninh Thế Giới rằng, hàng tuần vào ngày ra báo bao giờ anh cũng phải tìm mua bằng được một tờ rồi mới làm gì thì làm. Tôi quả quyết là Trần Mạnh Hảo phải có tờ An Ninh Thế Giới này trong tay, quả quyết là anh đã đọc bài phỏng vấn này. Có điều là đọc xong rồi anh quyết định im lặng. Im lặng không phải là vì tốt với Tô Hoài mà là vì Trần Mạnh Hảo không muốn làm mếch lòng mấy anh chị em trong ban biên tập của tờ báo đó mà thôi. Anh em trong nhà có sơ sót gì thì đóng cửa bảo nhau, vạch áo cho người xem lưng làm chi cho thêm phiền phức.
    Nếu tôi là Trần Mạnh Hảo thì sau khi đọc kỹ bài viết nhan đề: Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn của Nguyễn Huy Thiệp đăng trên báo Ngày Nay, Hà Nội các số 4 5 & 6. 2004, tôi cũng chẳng việc gì mà phải ***g lên như là anh vừa mới ***g lên trên báo Văn Nghệ số 13 vừa qua bằng bài viết rất nảy lửa nhan đề: Có thật các nhà văn Việt Nam đều vô học, các nhà thơ đều lưu manh hay là "hội chứng chửi có thưởng'''' thời nay?
    Qua bài viết này người ta thấy nổi bật lên một điều là thi sỹ Trần Mạnh Hảo, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam cực kỳ phẫn nộ trước những việc làm của Nguyễn Huy Thiệp. Mà anh phẫn nộ nhất là qua đoạn Nguyễn Huy Thiệp dám viết sau đây về Hội Nhà Văn Việt Nam:
    Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều..."vô học'''', tự phát mà thành danh. Trong số này có tớI hơn 80 % là nhà thơ, tức là những người chỉ dựa vào "cảm hứng'''' để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sỹ tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vất đi.
    Ðã viết đến như thế này thì rõ rành rành là ông Nguyễn Huy Thiệp chửi thật chứ còn gì nữa. Chẳng cần phải thông minh, nhạy bén đến cỡ Trần Mạnh Hảo, một ai đó dù có ngu ngơ đến đâu đi chăng nữa, đọc qua mấy dòng này cũng nhận thấy ngay là ông Thiệp chửi. Nhưng nếu tôi là một trong số hơn 1000 hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam kể trên, mà cụ thể hơn là nếu tôi là Trần Mạnh Hảo thì dù ông Thiệp chửi như thế, chứ ông có chửi nữa, chửi ngoa ngoắt, chửi độc ác trăm lần, nghìn lần hơn thế... tôi vẫn cứ mặc kệ. Vì sao vậy? Vì, nếu áp dụng cách mà dân làng Vũ Ðại đối với Chí Phèo, biết đâu trong trường hợp này, muốn chửi ai thì chửi, ông Thiệp vẫn cứ trừ tôi ra thì sao? Mà một khi ông ấy đã trừ tôi ra rồi thì tôi chẳng còn phải mất công mất sức tra từ điển thế nào là "vô học''''.
    Tôi chẳng bênh gì ông Nguyễn Huy Thiệp, đối với tôi, bài viết của ông với nhiều câu lộng ngôn và nhiều câu tối nghĩa đọc không thể nào hiểu nổi (thí dụ như: "trong xã hội phát triển, văn học rất thường nhưng để vượt lên, trở thành một cái gì đó rất là khó''''), nói chung chẳng có mấy ấn tượng. Tôi chỉ thương Trần Mạnh Hảo. Có lẽ vì quá uất ức, quá muốn đập cho Nguyễn Huy Thiệp một đập rồi muốn ra sao thì ra mà anh để hở những lý luận con cà con kê rất thiếu sức thuyết phục.
    Mở đầu là việc Trần Mạnh Hảo bênh cho đa số hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam bị Nguyễn Huy Thiệp gán cho là "vô học''''. Theo anh thì dù có để trong nháy nháy đi nữa thì nội hàm của từ này vẫn không có gì thay đổi, vẫn tuân theo định nghĩa của từ điển: "vô học'''': (Người) không có học thức, không được giáo dục: Ðám trẻ vô học. Ðồ vô học.
    Thi sỹ Trần Mạnh Hảo ơi! Nếu cái gì cũng phải mang từ điển ra tra thì đơn giản và thô thiển quá. Là một ngườI làm thơ, anh thừa biết những khái niệm về nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gần, nghĩa xa... của một từ là như thế nào rồi. Cái bác biên tập nào đãy ngồi ở toà soạn báo Văn Nghệ ơi! Nếu bác không buồn ngủ thì đúng là trong trường hợp này bác tỏ ra thiếu sót quá. Nếu tôi là bác, chắc là tôi đã nhấc phôn lên mà trao đổi với anh Trần Mạnh Hảo rằng: Này Hảo ơi, Thiệp "nó'''' viết thế là để người ta hiểu theo lối châm biếm, cường điệu đãy... Là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, đôi khi rõ ràng là không phải không có học thức, không phải là không có giáo dục mà vẫn cứ là "vô học'''' như thường đãy cậu ạ. Không phải là mình bẻ cong cái gì, nhưng mình cũng không nên máy móc, cứng nhắc quá.
    Lý luận của Trần Mạnh Hảo rất dễ làm người đọc hiểu nhầm. Anh viết, sau khi đã tra xong từ điển: Anh Thiệp nỡ lòng nào mắng cả Hội Nhà Văn Việt Nam là đồ vô giáo dục, mắng các nhà thơ là phù phiếm, vô nghĩa, lăng nhăng, lưu manh, vứt đi cả...? Nên nhớ là trong số các hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam bị anh Thiệp nặng lời kia, chí ít cũng phải có đến 1/3 số người bị đụng chạm có cảm tình với các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
    Ô hay và quả là quá buồn cười, chả lẽ chỉ cần có cảm tình với một ít truyện ngắn mà thoát được cảnh vô học được sao? Nếu thế thật thì Trần Mạnh Hảo đúng là đã tìm ra được một loại thần dược cho cả xã hội. Là người rất quan tâm đến giáo dục và cả chính trị, sao anh không mang liều thuốc này mách cho Bộ giáo dục và đào tạo cũng như cho Đảng, hòng cứu vãn tình trạng giáo dục đang ngày càng xuống cấp trầm trọng ở nước ta?
    Ðọc bài viết của Nguyễn Huy Thiệp ai cũng thấy rằng ông khá ngoa ngoắt. Nhưng hình như cái ngoa ngoắt ấy vẫn còn chưa thấm vào đâu dưới lăng kính chuyên phóng đại của thi sỹ Trần Mạnh Hảo. Anh viết tiếp: Cả làng văn vốn lành tính không ai chọc ghẹo gì anh, không ai bắt trộm gà trộm qué của anh, sao anh lại giẫy lên đành đạch như đìa phải vôi mà đứng chống nạnh xỉa xói làng nước thế? Chúng ta thử hình dung trong một làng có ngót 800 hộ dân vẫn hằng sống tử tế với nhau (tôi thì chẳng tin nhận xét này lắm), bỗng sáng sớm có một ông hàng xóm cha căng chú kiết không hề mắc bệnh tâm thần, đường đột đến từng nhà, rồi mắng như tát nước vào mặt những người cùng làng vốn không hề gây thù chuốc oán với mình rằng: các anh là đồ vô học, đồ vô giáo dục, đồ lăng nhăng, phù phiếm, vô nghĩa, lưu manh, đồ vứt đi... thì cái ông vua chửi này chưa chắc đã còn đường trở về nhà mình...
    Ðúng là hòn đất ném đi, hòn chì ném lại, có điều chì ném lại không hết tầm, chẳng biết là Trần Mạnh Hảo có chủ ý hay không chứ người đọc như tôi thì thấy bao nhiêu chì anh ném lại rốt cục tất cả đều rơi xuống đầu đám hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam. Có lẽ Trần Mạnh Hảo cũng biết thế, nên anh khích: "Xem ra, mới biết nhà văn, nhà thơ nước ta hiện nay còn lành hơn cả đất.'''' Các nhà thơ, nhà văn của ta ơi, muốn khỏi mang tiếng là hiền quá hoá ngu hãy đứng dậy và xông lên đi. Xung phong! Xung phong! Có tôi là Trần Mạnh Hảo dẫn đầu đây.
    Hình như tự biết rằng với vốn liếng và sức vóc của mình thì cũng khó bề đạp đổ Nguyễn Huy Thiệp, ngoài đồng minh là các nhà văn, nhà thơ hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam ra, Trần Mạnh Hào còn cầu thêm viện binh. Anh viết tiếp: Nguyễn Huy Thiệp tiếp tục nâng cấp "bài ca'''' trên lên hàng thượng thừa, dám "dí'''' cả con chuột vi tính vào các thần linh thơ, kể từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương trở xuống như sau: "Giai thoại có một nhà thơ nói về tình cảnh thơ ở trong bài thơ sau đây (tôi đã đưa truyện này vào trong tiểu thuyết của tôi vì nó hay quá) khá tiêu biểu cho thực tế đó: "Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ/ Hôm qua nó bảo dí thơ vào l.../ Vợ tôi nửa dại nửa khôn/ Hôm nay lại bảo dí l... vào thơ''''. Mặc dầu đã có ngày thơ Việt Nam'''', tôi cũng không phủ nhận cảm tình của nhân dân đối với thơ, nhưng quả thực ở trên thực tế CÁI DANH NHÀ THƠ là một thứ nhìn chung là nhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó: Nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa''''... Chúng tôi xin mở cuốn Ðại từ điển tiếng Việt trang 1077 đã dẫn xem cho rõ nhẽ nội hàm của từ lưu manh mà anh Thiệp vừa gán cho các nhà thơ Việt Nam: Lưu manh: Hạng người chuyên lừa đảo, trộm cắp, làm ăn phi pháp: Trừng trị bọn lưu manh. Bắt gọn toán lưu manh côn đồ.
    Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... là những thi nhân lớn của dân tộc ta, ai chẳng biết thế, Nguyễn Huy Thiệp cũng biết thế và ông có những tác phẩm rất hay về những thi nhân này. Ðọc bài viết mang tên: Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn của ông, người ta thấy các vị đâu có dính dáng chút nào với đám nhà thơ mà ông đề cập đến. Vậy mà, Trần Mạnh Hảo vẫn cố tình lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia. Anh cũng hết sức tranh thủ từ điển, nhưng ai cũng biết rằng kể cả từ điển vẫn nhiều lúc tỏ ra rất sơ sài (nhất là từ điển tiếng Việt), nếu như hai chữ "lưu manh" được định nghĩa chỉ vẻn vẹn có một tí thế kia thì chắc chắn là nó còn thiếu sót rất nhiều.
    Hình như là từ đầu tới cuối bài viết của Trần Mạnh Hảo chỉ có mỗi mục đích là kích động -đầu tiên là các hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, sau đó đến các độc giả của báo Văn Nghệ và sau nữa là quảng đại quần chúng. Bằng hành động này, anh muốn trở thành một trong số những người đầu tiên trong việc phát động một chiến dịch đãu tố Nguyễn Huy Thiệp với quy mô lớn. Trong đầu Trần Mạnh Hảo, bản án đối với Nguyễn Huy Thiệp như thế là đã được chuẩn bị sẵn.
    Trần Mạnh Hảo tiếp tục quy kết Nguyễn Huy Thiệp thêm một loạt những tội danh khác.
    Nào là: Những lời thoá mạ, nguyền rủa thơ ca một cách vô tiền khoáng hậu trên của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ cho các nhà thơ thời nay mà còn cả các nhà thơ trong quá khứ.
    Nào là: Việc làm trên của một người tự nhận là nhà văn, là một nhà văn hoá, một nhà nghiên cứu như Nguyễn Huy Thiệp có thể ví như hành vi của đứa con dám hắt nước vào chính mặt mẹ mình. Người Việt Nam vốn trọng tình mẫu tử, đưa hình ảnh "hắt nước'''' này vào quả là một toan tính cực đắt.
    Nào là: Tờ Văn Nghệ vốn là nơi chôn nhau cắt rốn nghiệp văn Nguyễn Huy Thiệp (mấy bác báo Văn Nghệ chắc phổng mũi lắm đây), giống như bà mẹ tinh thần của anh (lại mẹ - con lạy mẹ), anh đã không hề biết ơn, lại còn khinh như mẻ "cái máng cỏ'''' đã khai sinh ra văn minh thế? Văn hoá không hề dung nạp thói vô ơn, thói qua sông đấm bút vào sóng, dù đó là ông trời đi chăng nữa.
    Nào là: Nguyễn Huy Thiệp đặc biệt khinh rẻ các nhà văn, nhà thơ cao tuổi, gọi "các cụ'''' là "đám giặc già'''' như sau: "Văn học, đối tượng của nó là những người trẻ tuổi. Nó không phải là sân chơi của đám giặc già lăng nhăng thơ phú.''''
    Nào là: Anh mắc hội chứng "chửi có thưởng'''', to mồm như thế để cốt mong có ai mời đi chơi nước ngoài một chuyến miễn phí chăng.
    Cuối cùng, Trần Mạnh Hảo mượn một toà án tôn giáo để kết án:
    Ðạo Thiên Chúa Giáo coi khả năng phạm tội của con người nằm trong ba trạng thái: tư tưởng, lời nói và việc làm. Vô cớ nguyền rủa đồng loại, vu oan giá hoạ cho đồng loại là một trọng tội có thể bị sa vào địa ngục đãy! Bằng bài báo vừa dẫn, Nguyễn Huy Thiệp như muốn bước ra khỏi những giới hạn luân lý, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và loài người.
    Trong bài báo của mình, có thể là Nguyễn Huy Thiệp cũng viết hơi quá về một số vấn đề, có thể là sự phẫn nộ của Trần Mạnh Hảo cũng có lý phần nào, vì thực chất rất có thể số hội viên "vô học'''' của Hội Nhà Văn Việt Nam không đến 80 % như Nguyễn Huy Thiệp viết mà chỉ có 50 % thì sao, thực chất cũng có thể không phải tất cả nhà thơ đều lưu manh... Nhưng không phải vì thế mà đưa ông ra toà và cuối cùng thì khép lại bằng một cái án nặng nề như vậy.
    Hình như ở xã hội ta, trước một việc gì đó, như vấn đề của Hội Nhà Văn Việt Nam chẳng hạn, mỗi người chưa thực sự có quyền tự do phát biểu ý kiến của chính mình. Những người khác có thể có những đánh giá riêng của họ về cái hội này, có thể là họ tha hồ bốc thơm, tha hồ ca ngợi, nhưng Nguyễn Huy Thiệp phải có quyền bảo lưu ý kiến của ông trong mọi cuộc thảo luận thì mới được gọi là dân chủ chứ. Trong khi đó thì những bản án hình như lúc nào cũng được đưa ra một cách khá dễ dãi, tuỳ tiện. Trớ trêu thay.
  2. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Đứng từ góc nhìn người đọc mà nói, mình không chịu nổi giọng ông Thiệp (cho dù ông ta đang trò chuyện với hoa thuỷ tiên - cách mà ông nhấn mạnh sau khi kết thúc một vấn đề ông ta nói).
    Kiếm trong đống lẫn lộn hay trong một bịch rác, vẫn có những điều đúng hoặc những thứ còn dùng được, nhưng lôi từ câu chuyện của NVHà kể lại để gọi cách cảm nhận văn học của độc giả là "bệ đọc thẩm mỹ" thì quá quắt quá, nó hàm nghĩa coi thường nhiều hơn là nói phiếm...
  3. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Đứng từ góc nhìn người đọc mà nói, mình không chịu nổi giọng ông Thiệp (cho dù ông ta đang trò chuyện với hoa thuỷ tiên - cách mà ông nhấn mạnh sau khi kết thúc một vấn đề ông ta nói).
    Kiếm trong đống lẫn lộn hay trong một bịch rác, vẫn có những điều đúng hoặc những thứ còn dùng được, nhưng lôi từ câu chuyện của NVHà kể lại để gọi cách cảm nhận văn học của độc giả là "bệ đọc thẩm mỹ" thì quá quắt quá, nó hàm nghĩa coi thường nhiều hơn là nói phiếm...
  4. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Tớ giúp HV09 một tay
    Nguyễn Hoàng Sơn
    Thì ta nói thật với nhau
    Hoàng Xuân Tuyền thực hiện
    PV: Thưa anh Nguyễn Hoàng Sơn, đáp ứng nhu cầu của độc giả, Văn Nghệ Trẻ xin phỏng vấn anh đôi điều, rất mong anh trả lời giúp, trả lời rất thật (dù sắp tới ngày "cá tháng Tư") về một hiện tượng đang được làng văn chú ý - bài viết của Nguyễn Huy Thiệp trên tạp chí Ngày Nay?
    Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn (NHS): Ngày gì thì trong chuyện này ta cũng nên nói thật với nhau. Trong cuốn Tranh luận văn học (2000) của tôi, văn Nguyễn Huy Thiệp là văn mà tôi khen. Cuộc biến đổi văn học cuối thế kỉ trước, nếu nói không có Nguyễn Huy Thiệp là không có gì thì hơi quá. Nhưng, có thể nói: cuộc biến đổi văn học đó được khởi đầu bằng Nguyễn Minh Châu và kết thúc khá ngoạn mục với Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài viết của mình vừa đăng trên báo Văn Nghệ số 13 (bài Có thật đa số các nhà văn Việt Nam đều vô học, các nhà thơ đều lưu manh- hay là "hội chứng chửi có thưởng" thời nay? -PV) anh Trần Mạnh Hảo có nói - hơi khe khắt, nhưng mà đúng - rằng: Nguyễn Huy Thiệp có khoảng "gần mười cái truyện ngắn xuất sắc". Một nhà văn có được một cái truyện hay đã là quý rồi, đằng này có được gần "mười cái"! Đánh giá thế là thỏa đáng chứ gì? Nguyễn Huy Thiệp, trong khoảng 10 năm, từ 1987 đến gần năm 2000 là một hiện tượng trong đời sống văn học nước ta. Nhưng mà, phải nói thẳng thế này: cuối những năm 90 thì văn Nguyễn Huy Thiệp đã đuối lắm rồi. Tôi còn nhớ có lần, vào dịp cuối năm, qua một biên tập viên, Nguyễn Huy Thiệp có gửi cho báo chúng tôi [1] một cái truyện ngắn tên là Chuyện ông Móng. Cái truyện này có ấn tượng, độc đáo, đúng chất của Nguyễn Huy Thiệp nó tục tĩu. Trong chừng mực nào đó, cái sự tục tĩu ấy có thể chấp nhận được. Cũng như đời sống: đời sống nó có cả những phần tục tĩu của nó. Nguyễn Huy Thiệp ăn khách ở cái đoạn này. Vậy là Ban biên tập quyết định đăng số thường, số cuối năm, nhưng trả nhuận bút như số tết. Mình nhớ năm ấy nhuận bút trả cho truyện ngắn này đâu như là một triệu đồng, bây giờ thế là cao. Sau đó Nguyễn Huy Thiệp liền chuyển cho chúng tôi ba bốn cái truyện ngắn nữa, trong đó có truyện Thổ cẩm, truyện Chú Hoạt tôi? Gửi liền ba bốn cái. Mình đọc, đọc hết và ? gửi trả lại cho Nguyễn Huy Thiệp. Trả hết. Bởi vì: những cái truyện này không có gì mới mẻ. Mà lại ?mô phỏng quá nhiều. Nguyễn Huy Thiệp có sự nhai lại của người khác! Có lẽ là vì lý do mưu sinh hoặc là vì lí do gì đó. Văn Nguyễn Huy Thiệp viết khéo, có nghề, lại mang đậm dấu ấn cá nhân? cho nên dù nó nhạt, nhưng vẫn đọc được - nếu như chỉ đọc một cái. Nhưng mà với người đọc khe khắt, thì cái truyện nhai lại thường gây phản cảm.
    PV: Thưa anh, trước giờ vẫn có không ít những ý kiến tương tự về văn Nguyễn Huy Thiệp. Ý kiến chính thức và cả những câu chuyện bên lề? Trong trường hợp này, liệu có sự nhầm lẫn nào chăng?
    NHS: Truyện Thổ cẩm đã đăng trên một tờ báo ngành. Không phải vì truyện đã in báo rồi mà chúng tôi không in. Cái gốc của nó là: truyện ấy "cầm nhầm" tư tưởng, lấy hình tượng văn học của người ta. Chỉ có cái bối cảnh là Việt Nam thôi. Thổ cẩm của Nguyễn Huy Thiệp mô phỏng cái truyện Một đứa con của Mô-pát-xăng. Chuyện rằng; có một ông nghị, đi đến một vùng quê, thấy một cái thằng dị dạng, chuyên đi làm những công việc bẩn thỉu. Ông này mới nhớ lại, cái thời còn trẻ, đã cưỡng hiếp một cô hầu phòng ở đây. Cô ta đẻ ra cái thằng này? Thổ cẩm của Nguyễn Huy Thiệp na ná như thế. Truyện thứ hai là truyện Chú Hoạt tôi. Nguyễn Huy Thiệp rất tâm đắc với Mô-pát-xăng, có lẽ thế? Nguyến Huy Thiệp giấu, không nói cái gốc mà mình ảnh hưởng. Nhưng mà tôi nhận thấy trong cái vốn đọc không lấy gì làm nhiều lắm của
    Nguyễn Huy Thiệp thì có phần Mô-pát-xăng để lại dấu ấn. Tôi nói thế là vì tôi cũng đã đọc nhiều của ông. Tôi đọc và nhận ra ngay Chú Hoạt tôi của Nguyễn Huy Thiệp có? họ hàng với Chú Giuyn tôi của Mô-pát-xăng. Một gia đình trung lưu, có một ông chú phiêu bạt. Nhận được thư thì tưởng là ông ấy giầu có lắm. Đến khi đi chơi cùng với anh con rể tương lai thì gặp trên tàu thủy một lão rất nghèo hèn, làm cái nghề bán sò huyết. Chú Giuyn đấy! Truyện Chú Hoạt tôi của Nguyễn Huy Thiệp cũng đại khái như thế. Vì thế tôi mới gửi trả lại bản thảo, kèm theo một lời nhắn: "Em cứ nói thẳng với anh Thiệp rằng không phải ai cũng ít đọc như Nguyễn Huy Thiệp". Mấy cái truyện này sau rồi cũng thấy đăng ở báo này, báo khác. Nguyễn Huy Thiệp có cái tính vơ vào của người ta như thế. Không phải vì ghét anh mà tôi nói thế. Tôi quý cái tài năng của Nguyễn Huy Thiệp, nhưng cũng biết anh tài đến đâu.
    PV: Vậy là, thưa anh, cái chuyện Nguyễn Huy Thiệp viết trên tạp chí Ngày Nay rằng nhà văn ta phần lớn "vô học", "thậm chí lưu manh" v.v? có khi là tự vấn, tự họa chân dung mình?!
    NHS: (cười) Tôi để ý trong cuộc sống có hiện tượng này: những anh "bất lực" ngồi đâu cũng nói chuyện ***; kẻ xuất thân hạ tiện thì suốt ngày khoe mình con ông cháu cha? Cái ngày Nguyễn Huy Thiệp mới nổi, đang rất nổi tiếng thì đã nói có người viết hẳn trên báo rằng Nguyễn Huy Thiệp là "cốt chuyện Tây, hành văn Tầu". Nói thế không phải là không có lý do đâu. "Chút thoáng Xuân Hương" của Nguyễn Huy Thiệp là biến tấu từ Nước mắt chim cu của Sucsin đấy chứ! Cái truyện Dòng máu [2] của Nguyễn Huy Thiệp có những đoạn nguyên xi như trong Kim Bình Mai, ví dụ như cái đoạn xem tướng, Thiều Hoa đứng dậy đi đi lại lại? Dư luận rất tinh. Nhưng mà tôi vẫn nghĩ rằng: người ta có quyền vay mượn, và phải nhìn thấy cái phần ưu điểm là chính. Tôi là người ủng hộ những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Nhưng mà tôi cũng biết rằng dư luận có lý chứ không phải không. Rõ ràng là Nguyễn Huy Thiệp có vay mượn, mà không phải vay mượn đã khéo lắm đâu! Người đọc còn nhận ra ngay được, là không khéo. Vay mượn, thì cũng ối người vay mượn. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp, cho đến hôm nay, điểm lại thì ra vay mượn hơi nhiều. Tôi cũng không coi chuyện này là cái nghề gì ghê gớm cả, sở dĩ nhắc lại để thấy rằng Nguyễn Huy Thiệp, trong bản chất, có cái tính vơ vào của thiên hạ như thế. Nhắc lại thể để nói tiếp cái chuyện hôm nay? Đó là ý thứ nhất.
    PV: Thứ hai là??
    NHS: - Nguyễn Huy Thiệp là người thích phát ngôn, hay lộng ngôn. Tôi cũng kể lại một chuyện thật: một lần Nguyễn Huy Thiệp cùng đi với Nguyễn Hồng Hưng đến tòa soạn chúng tôi ở Hồ Xuân Hương. Nguyễn Huy Thiệp lúc đó rất đắc ý vì vừa in cái bài tên là Ai lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn nhà văn. Tôi cũng biết rằng bài này được một số nhà văn trẻ hoặc không còn trẻ nữa nắc nỏm. Thì Thiệp đương mốt mà lại. Hôm ấy Nguyễn Huy Thiệp có nhắc đến cái bài ấy. Tôi lắc đầu bảo: "Anh cứ viết truyện đi. Truyện anh viết tôi thấy hay lắm. Trong đó có cái truyện Không có vua, theo tôi có thể là kiệt tác. Nhưng mà? anh không nên viết lý sự. Tôi nói với Nguyễn Huy Thiệp như vậy. Nguyễn Huy Thiệp không nên viết lý, bởi vì lý sự của Nguyễn Huy Thiệp nó đầy rẫy sự chủ quan, đầy rẫy vay mượn, đầy rẫy những lỗ hổng kiến thức. Những gì Nguyễn Huy Thiệp viết cho thấy anh đọc không nhiều, mặc dù có "ăn lãi" ở cái sự đọc của mình, như trên tôi đã nói. Cho nên khi chuyển sang lập ngôn về các vấn đề như chức năng, vai trò của nhà văn thì ý tưởng của Nguyễn Huy Thiệp nghèo nàn vô cùng. Vừa nghèo nàn, vừa cực đoan. Nghe chối lắm. Không thuyết phục được người ta. Nguyễn Huy Thiệp nói người khác "vô học", nhưng thực ra vốn văn hóa của anh lại rất vừa phải. Đọc ít, hiểu biết ít, mà thích nói, thích lập ngôn, lập thuyết, thích chăn dắt đệ tử là Nguyễn Huy Thiệp. Cái bài Trò chuyện với hoa thủy tiên? in trên tạp chí Ngày Nay vừa rồi nó thể hiện đúng cái chất Nguyễn Huy Thiệp: kiến văn hạn hẹp, suy tưởng chẳng lấy gì làm sâu sắc nhưng mà thích nói ngược, ngôn ngữ buông tuồng. Trần Đăng Khoa khái quát rất đúng: Nguyễn Huy Thiệp chỉ có mỗi võ nói ngược để gây sự chú ý, ở trong nước đã vậy mà ra nước ngoài cũng thế. Bài viết ấy làm cho nhiều người đọc bị sốc.
    PV: Trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta (mà không chỉ riêng dân tộc ta), nhà văn luôn có một vị trí xứng đáng, luôn được quý trọng, được tôn vinh. Nhiều độc giả đã rất bất ngờ về những điều Nguyễn Huy Thiệp viết trên Ngày Nay về nhà văn, làng văn ta?
    NHS: Trong tiếng Việt, có danh từ "làng văn". Thời Nho học còn thịnh, các cụ thường nhắc đến "Nho lâm" - làng nho với hàm ý kính trọng, kiêu hãnh. Trong một làng, dù là làng văn, nó cũng có những luật lệ của nó, có "hương ước" của nó. Không phải bạ ai cũng mang ra mà chửi được. Trong làng, làng nào cũng thế, cũng có đôi ba anh Chí Phèo, có vài thằng cha vua sừng vua sẹo. Nhưng mà những anh chàng này vốn không bao giờ tồn tại được một cách ngang nhiên. Khắc có trương tuần, khắc có lý trưởng hoặc một ai đó vả cho mấy cái. Làng văn của chúng ta có chưa đến 1000 người, dân số đúng là cỡ một cái làng nhỏ thật. Có làng văn, còn có làng báo nữa. Làng văn, làng báo có luật lệ của nó. Có cái luật lệ bằng văn bản, như Luật Báo chí, Luật xuất bản, nhưng mà còn những luật lệ "bất thành văn", những quy ước ngầm hiểu với nhau. Những quy ước không thành văn nhiều khi còn quan trọng hơn luật thành văn. Những quy ước thiêng liêng ấy, chỉ có những anh vô sư vô sách, ba lăng nhăng, vô xỉ đến mức độ nào mới dám bước qua. Việc làm ấy khác nào việc anh xúc phạm đến bàn thờ tổ tiên, anh "bậy" ra cửa đình. Những chuyện ấy là không được! Trong làng văn ta, Nguyễn Huy Thiệp là một người bước qua cửa như thế? Anh Trần Mạnh Hảo viết thế là đúng. Và như thế mới thật đáng buồn.
    PV: Thưa anh, nhiều bạn đọc trẻ cũng đặt vấn đề rằng vì sao Nguyễn Huy Thiệp lại có thể viết như vậy về nghề văn, làng văn?
    NHS: Trong phần đầu bài viết đã đăng trên báo Văn Nghệ, anh Trần Mạnh Hảo đã đặt vấn đề động cơ của Nguyễn Huy Thiệp khi viết Trò chuyện với hoa thủy tiên... "Chửi có thưởng" - anh Hảo lý giải như vậy và cho rằng Nguyễn Huy Thiệp viết thế là để trục lợi. Chắc Trần Mạnh Hảo đã kết nối những "cơn chửi" của Nguyễn Huy Thiệp và "phần thưởng" anh ta nhận được để đi đến nhận định ấy? Nhưng mà, tôi thấy cần phải nói thêm thế này: chửi bới cũng phải có quá trình. Người tử tế, luôn luôn tử tế thì không thể bỗng dưng lại trở chứng? nói bậy một cách ngoa ngoắt. Như trên tôi đã nói về cái tính cách, về kiến văn của Nguyễn Huy Thiệp ? Động cơ hiện thời thì nó có lắm chuyện lắm. Động cơ đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp , như tôi nhận thấy, là chống lại sự quên lãng. Nguyễn Huy Thiệp là người rất sợ sự quên lãng - qua chuyện này có thể khẳng định như thế. Bởi vì thế này này: năm, bảy năm nay Nguyễn Huy Thiệp không viết được cái gì có thể để lại ấn tượng cho bạn đọc. Nguyễn Huy Thiệp đã bị cuộc sống vượt qua. Phải khẳng định như thế. Tôi nói thế không phải là chê Nguyễn Huy Thiệp, bởi vì tài anh thế thì anh chỉ được đến thế thôi. Được đến thế là nhiều rồi, là lãi rồi. Nguyễn Huy Thiệp bị đè nặng bởi mặc cảm cuộc sống văn đàn đã vượt qua mình. Sáng tác thì khó, đổi mới được mình còn khó hơn nữa. Con người ta, vào những trường hợp như thế thì nên bình tĩnh chịu đựng, tích lũy, để đến một giai đoạn nào đó thì có thể biến chuyển được. Nguyễn Huy Thiệp là người không bình tĩnh lắm và có máu làm ăn. Anh ta chẳng đã nhảy sang thương trường, bán hàng cơm đó sao. (cười). Ngày xưa Phạm Xuân Nguyên có làm cái quyển gọi là Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Gặp Phạm Xuân Nguyên, tôi có nói đùa: "Việc gì anh phải đi tìm. Đang ngồi bên Gia Lâm bán hàng cơm đấy"! (cười). Lại nữa, Nguyễn Huy Thiệp là người rất khao khát danh tiếng và rất sợ sự quên lãng. Cái đó cũng chính đáng thôi. Chống lại sự quên lãng thì cần xuất bản tiếp những tác phẩm gây dư luận. Nhưng mà hình như cái cuộc buôn bán Tuổi hai mươi yêu dấu của Nguyễn Huy Thiệp không thành công cho lắm. Không thành công lắm, có khi cũng bởi tiếp thị ghê quá. Nguyễn Huy Thiệp tuổi thì đã già, trên năm mươi thì cũng có thể gọi là già rồi, nhưng mà phương pháp thì lại trẻ. Tiếp thị tên tuổi ghê quá. Đấy mới là chuyện người bán.
    PV: Còn người mua, thưa anh?
    NHS: Cái điều này cũng phải nói rõ: tờ tạp chí Ngày Nay mới ra. Những tờ báo sinh sau, đẻ muộn thì thường là phải tìm mọi cách để giành giật thị phần. Động cơ của họ là như vậy. Trong kinh tế thị trường thì điều đó cũng chính đáng thôi. Nhưng mà trong trường hợp này lại giành giật thị trường bằng cách in bài chửi đổng. Chửi đổng thì hẳn là gây sự chú ý rồi. Thuận mua, vừa bán, nên có Trò chuyện với hoa thủy tiên? của Nguyễn Huy Thiệp do Ngày Nay in thôi. Làm thế, vừa có tiền, lại vừa gây được dư luận.
    PV: Đó là về động cơ gần, động cơ xa? Vậy còn ý kiến đánh giá của anh về hiện tượng này?
    NHS: Tôi cho rằng hiện tượng này là không lành mạnh. Chửi bới để có danh là hạ sách. Trong làng văn, nếu như so với các bậc tiền bối thì hành động đó thật đáng xấu hổ. Các nhà văn lớp trước, cũng có người tính cách thế này, thế khác? nhưng mà với văn chương, với đồng nghiệp thì các cụ rất trân trọng, cẩn trọng. Ví như cụ Tô Hoài, quá bát tuần rồi mà vẫn viết hết sách nọ đến sách kia, tồn tại bằng tác phẩm. Hay như cụ Nguyễn Huy Tưởng, tài năng thì tài năng rồi, xuất hiện với những Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô trong những năm còn rất trẻ? Lại tham gia cách mạng từ thời còn bóng tối? Mà nhiều khi còn chưa được hiểu đúng, chưa được đánh giá đúng. Nhưng cho đến lúc mất (1960) cụ ấy có nổi đóa lên hoặc chửi bới ai đâu? Người ta có nhiều lý do để mà sống bất cần đời. Nhưng tôi thấy các cụ không ứng xử như thế. Làng văn ta cũng còn nhiều chuyện tương tự, nhưng tôi không thấy ai ngồi xổm trên dư luận, mua danh một cách vội vàng, một cách chộp giựt như trường hợp chúng ta đang bàn đây.
    PV: Xin cảm ơn anh đã dành thì giờ trả lời cho những câu hỏi của độc giả Văn Nghệ Trẻ!
    Báo Văn Nghệ Trẻ 4.4.2003
    --------------------------------------------------------------------------------
    [1] Nguyễn Hoàng Sơn phụ trách báo Tiền Phong Chủ Nhật.


  5. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Tớ giúp HV09 một tay
    Nguyễn Hoàng Sơn
    Thì ta nói thật với nhau
    Hoàng Xuân Tuyền thực hiện
    PV: Thưa anh Nguyễn Hoàng Sơn, đáp ứng nhu cầu của độc giả, Văn Nghệ Trẻ xin phỏng vấn anh đôi điều, rất mong anh trả lời giúp, trả lời rất thật (dù sắp tới ngày "cá tháng Tư") về một hiện tượng đang được làng văn chú ý - bài viết của Nguyễn Huy Thiệp trên tạp chí Ngày Nay?
    Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn (NHS): Ngày gì thì trong chuyện này ta cũng nên nói thật với nhau. Trong cuốn Tranh luận văn học (2000) của tôi, văn Nguyễn Huy Thiệp là văn mà tôi khen. Cuộc biến đổi văn học cuối thế kỉ trước, nếu nói không có Nguyễn Huy Thiệp là không có gì thì hơi quá. Nhưng, có thể nói: cuộc biến đổi văn học đó được khởi đầu bằng Nguyễn Minh Châu và kết thúc khá ngoạn mục với Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài viết của mình vừa đăng trên báo Văn Nghệ số 13 (bài Có thật đa số các nhà văn Việt Nam đều vô học, các nhà thơ đều lưu manh- hay là "hội chứng chửi có thưởng" thời nay? -PV) anh Trần Mạnh Hảo có nói - hơi khe khắt, nhưng mà đúng - rằng: Nguyễn Huy Thiệp có khoảng "gần mười cái truyện ngắn xuất sắc". Một nhà văn có được một cái truyện hay đã là quý rồi, đằng này có được gần "mười cái"! Đánh giá thế là thỏa đáng chứ gì? Nguyễn Huy Thiệp, trong khoảng 10 năm, từ 1987 đến gần năm 2000 là một hiện tượng trong đời sống văn học nước ta. Nhưng mà, phải nói thẳng thế này: cuối những năm 90 thì văn Nguyễn Huy Thiệp đã đuối lắm rồi. Tôi còn nhớ có lần, vào dịp cuối năm, qua một biên tập viên, Nguyễn Huy Thiệp có gửi cho báo chúng tôi [1] một cái truyện ngắn tên là Chuyện ông Móng. Cái truyện này có ấn tượng, độc đáo, đúng chất của Nguyễn Huy Thiệp nó tục tĩu. Trong chừng mực nào đó, cái sự tục tĩu ấy có thể chấp nhận được. Cũng như đời sống: đời sống nó có cả những phần tục tĩu của nó. Nguyễn Huy Thiệp ăn khách ở cái đoạn này. Vậy là Ban biên tập quyết định đăng số thường, số cuối năm, nhưng trả nhuận bút như số tết. Mình nhớ năm ấy nhuận bút trả cho truyện ngắn này đâu như là một triệu đồng, bây giờ thế là cao. Sau đó Nguyễn Huy Thiệp liền chuyển cho chúng tôi ba bốn cái truyện ngắn nữa, trong đó có truyện Thổ cẩm, truyện Chú Hoạt tôi? Gửi liền ba bốn cái. Mình đọc, đọc hết và ? gửi trả lại cho Nguyễn Huy Thiệp. Trả hết. Bởi vì: những cái truyện này không có gì mới mẻ. Mà lại ?mô phỏng quá nhiều. Nguyễn Huy Thiệp có sự nhai lại của người khác! Có lẽ là vì lý do mưu sinh hoặc là vì lí do gì đó. Văn Nguyễn Huy Thiệp viết khéo, có nghề, lại mang đậm dấu ấn cá nhân? cho nên dù nó nhạt, nhưng vẫn đọc được - nếu như chỉ đọc một cái. Nhưng mà với người đọc khe khắt, thì cái truyện nhai lại thường gây phản cảm.
    PV: Thưa anh, trước giờ vẫn có không ít những ý kiến tương tự về văn Nguyễn Huy Thiệp. Ý kiến chính thức và cả những câu chuyện bên lề? Trong trường hợp này, liệu có sự nhầm lẫn nào chăng?
    NHS: Truyện Thổ cẩm đã đăng trên một tờ báo ngành. Không phải vì truyện đã in báo rồi mà chúng tôi không in. Cái gốc của nó là: truyện ấy "cầm nhầm" tư tưởng, lấy hình tượng văn học của người ta. Chỉ có cái bối cảnh là Việt Nam thôi. Thổ cẩm của Nguyễn Huy Thiệp mô phỏng cái truyện Một đứa con của Mô-pát-xăng. Chuyện rằng; có một ông nghị, đi đến một vùng quê, thấy một cái thằng dị dạng, chuyên đi làm những công việc bẩn thỉu. Ông này mới nhớ lại, cái thời còn trẻ, đã cưỡng hiếp một cô hầu phòng ở đây. Cô ta đẻ ra cái thằng này? Thổ cẩm của Nguyễn Huy Thiệp na ná như thế. Truyện thứ hai là truyện Chú Hoạt tôi. Nguyễn Huy Thiệp rất tâm đắc với Mô-pát-xăng, có lẽ thế? Nguyến Huy Thiệp giấu, không nói cái gốc mà mình ảnh hưởng. Nhưng mà tôi nhận thấy trong cái vốn đọc không lấy gì làm nhiều lắm của
    Nguyễn Huy Thiệp thì có phần Mô-pát-xăng để lại dấu ấn. Tôi nói thế là vì tôi cũng đã đọc nhiều của ông. Tôi đọc và nhận ra ngay Chú Hoạt tôi của Nguyễn Huy Thiệp có? họ hàng với Chú Giuyn tôi của Mô-pát-xăng. Một gia đình trung lưu, có một ông chú phiêu bạt. Nhận được thư thì tưởng là ông ấy giầu có lắm. Đến khi đi chơi cùng với anh con rể tương lai thì gặp trên tàu thủy một lão rất nghèo hèn, làm cái nghề bán sò huyết. Chú Giuyn đấy! Truyện Chú Hoạt tôi của Nguyễn Huy Thiệp cũng đại khái như thế. Vì thế tôi mới gửi trả lại bản thảo, kèm theo một lời nhắn: "Em cứ nói thẳng với anh Thiệp rằng không phải ai cũng ít đọc như Nguyễn Huy Thiệp". Mấy cái truyện này sau rồi cũng thấy đăng ở báo này, báo khác. Nguyễn Huy Thiệp có cái tính vơ vào của người ta như thế. Không phải vì ghét anh mà tôi nói thế. Tôi quý cái tài năng của Nguyễn Huy Thiệp, nhưng cũng biết anh tài đến đâu.
    PV: Vậy là, thưa anh, cái chuyện Nguyễn Huy Thiệp viết trên tạp chí Ngày Nay rằng nhà văn ta phần lớn "vô học", "thậm chí lưu manh" v.v? có khi là tự vấn, tự họa chân dung mình?!
    NHS: (cười) Tôi để ý trong cuộc sống có hiện tượng này: những anh "bất lực" ngồi đâu cũng nói chuyện ***; kẻ xuất thân hạ tiện thì suốt ngày khoe mình con ông cháu cha? Cái ngày Nguyễn Huy Thiệp mới nổi, đang rất nổi tiếng thì đã nói có người viết hẳn trên báo rằng Nguyễn Huy Thiệp là "cốt chuyện Tây, hành văn Tầu". Nói thế không phải là không có lý do đâu. "Chút thoáng Xuân Hương" của Nguyễn Huy Thiệp là biến tấu từ Nước mắt chim cu của Sucsin đấy chứ! Cái truyện Dòng máu [2] của Nguyễn Huy Thiệp có những đoạn nguyên xi như trong Kim Bình Mai, ví dụ như cái đoạn xem tướng, Thiều Hoa đứng dậy đi đi lại lại? Dư luận rất tinh. Nhưng mà tôi vẫn nghĩ rằng: người ta có quyền vay mượn, và phải nhìn thấy cái phần ưu điểm là chính. Tôi là người ủng hộ những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Nhưng mà tôi cũng biết rằng dư luận có lý chứ không phải không. Rõ ràng là Nguyễn Huy Thiệp có vay mượn, mà không phải vay mượn đã khéo lắm đâu! Người đọc còn nhận ra ngay được, là không khéo. Vay mượn, thì cũng ối người vay mượn. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp, cho đến hôm nay, điểm lại thì ra vay mượn hơi nhiều. Tôi cũng không coi chuyện này là cái nghề gì ghê gớm cả, sở dĩ nhắc lại để thấy rằng Nguyễn Huy Thiệp, trong bản chất, có cái tính vơ vào của thiên hạ như thế. Nhắc lại thể để nói tiếp cái chuyện hôm nay? Đó là ý thứ nhất.
    PV: Thứ hai là??
    NHS: - Nguyễn Huy Thiệp là người thích phát ngôn, hay lộng ngôn. Tôi cũng kể lại một chuyện thật: một lần Nguyễn Huy Thiệp cùng đi với Nguyễn Hồng Hưng đến tòa soạn chúng tôi ở Hồ Xuân Hương. Nguyễn Huy Thiệp lúc đó rất đắc ý vì vừa in cái bài tên là Ai lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn nhà văn. Tôi cũng biết rằng bài này được một số nhà văn trẻ hoặc không còn trẻ nữa nắc nỏm. Thì Thiệp đương mốt mà lại. Hôm ấy Nguyễn Huy Thiệp có nhắc đến cái bài ấy. Tôi lắc đầu bảo: "Anh cứ viết truyện đi. Truyện anh viết tôi thấy hay lắm. Trong đó có cái truyện Không có vua, theo tôi có thể là kiệt tác. Nhưng mà? anh không nên viết lý sự. Tôi nói với Nguyễn Huy Thiệp như vậy. Nguyễn Huy Thiệp không nên viết lý, bởi vì lý sự của Nguyễn Huy Thiệp nó đầy rẫy sự chủ quan, đầy rẫy vay mượn, đầy rẫy những lỗ hổng kiến thức. Những gì Nguyễn Huy Thiệp viết cho thấy anh đọc không nhiều, mặc dù có "ăn lãi" ở cái sự đọc của mình, như trên tôi đã nói. Cho nên khi chuyển sang lập ngôn về các vấn đề như chức năng, vai trò của nhà văn thì ý tưởng của Nguyễn Huy Thiệp nghèo nàn vô cùng. Vừa nghèo nàn, vừa cực đoan. Nghe chối lắm. Không thuyết phục được người ta. Nguyễn Huy Thiệp nói người khác "vô học", nhưng thực ra vốn văn hóa của anh lại rất vừa phải. Đọc ít, hiểu biết ít, mà thích nói, thích lập ngôn, lập thuyết, thích chăn dắt đệ tử là Nguyễn Huy Thiệp. Cái bài Trò chuyện với hoa thủy tiên? in trên tạp chí Ngày Nay vừa rồi nó thể hiện đúng cái chất Nguyễn Huy Thiệp: kiến văn hạn hẹp, suy tưởng chẳng lấy gì làm sâu sắc nhưng mà thích nói ngược, ngôn ngữ buông tuồng. Trần Đăng Khoa khái quát rất đúng: Nguyễn Huy Thiệp chỉ có mỗi võ nói ngược để gây sự chú ý, ở trong nước đã vậy mà ra nước ngoài cũng thế. Bài viết ấy làm cho nhiều người đọc bị sốc.
    PV: Trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta (mà không chỉ riêng dân tộc ta), nhà văn luôn có một vị trí xứng đáng, luôn được quý trọng, được tôn vinh. Nhiều độc giả đã rất bất ngờ về những điều Nguyễn Huy Thiệp viết trên Ngày Nay về nhà văn, làng văn ta?
    NHS: Trong tiếng Việt, có danh từ "làng văn". Thời Nho học còn thịnh, các cụ thường nhắc đến "Nho lâm" - làng nho với hàm ý kính trọng, kiêu hãnh. Trong một làng, dù là làng văn, nó cũng có những luật lệ của nó, có "hương ước" của nó. Không phải bạ ai cũng mang ra mà chửi được. Trong làng, làng nào cũng thế, cũng có đôi ba anh Chí Phèo, có vài thằng cha vua sừng vua sẹo. Nhưng mà những anh chàng này vốn không bao giờ tồn tại được một cách ngang nhiên. Khắc có trương tuần, khắc có lý trưởng hoặc một ai đó vả cho mấy cái. Làng văn của chúng ta có chưa đến 1000 người, dân số đúng là cỡ một cái làng nhỏ thật. Có làng văn, còn có làng báo nữa. Làng văn, làng báo có luật lệ của nó. Có cái luật lệ bằng văn bản, như Luật Báo chí, Luật xuất bản, nhưng mà còn những luật lệ "bất thành văn", những quy ước ngầm hiểu với nhau. Những quy ước không thành văn nhiều khi còn quan trọng hơn luật thành văn. Những quy ước thiêng liêng ấy, chỉ có những anh vô sư vô sách, ba lăng nhăng, vô xỉ đến mức độ nào mới dám bước qua. Việc làm ấy khác nào việc anh xúc phạm đến bàn thờ tổ tiên, anh "bậy" ra cửa đình. Những chuyện ấy là không được! Trong làng văn ta, Nguyễn Huy Thiệp là một người bước qua cửa như thế? Anh Trần Mạnh Hảo viết thế là đúng. Và như thế mới thật đáng buồn.
    PV: Thưa anh, nhiều bạn đọc trẻ cũng đặt vấn đề rằng vì sao Nguyễn Huy Thiệp lại có thể viết như vậy về nghề văn, làng văn?
    NHS: Trong phần đầu bài viết đã đăng trên báo Văn Nghệ, anh Trần Mạnh Hảo đã đặt vấn đề động cơ của Nguyễn Huy Thiệp khi viết Trò chuyện với hoa thủy tiên... "Chửi có thưởng" - anh Hảo lý giải như vậy và cho rằng Nguyễn Huy Thiệp viết thế là để trục lợi. Chắc Trần Mạnh Hảo đã kết nối những "cơn chửi" của Nguyễn Huy Thiệp và "phần thưởng" anh ta nhận được để đi đến nhận định ấy? Nhưng mà, tôi thấy cần phải nói thêm thế này: chửi bới cũng phải có quá trình. Người tử tế, luôn luôn tử tế thì không thể bỗng dưng lại trở chứng? nói bậy một cách ngoa ngoắt. Như trên tôi đã nói về cái tính cách, về kiến văn của Nguyễn Huy Thiệp ? Động cơ hiện thời thì nó có lắm chuyện lắm. Động cơ đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp , như tôi nhận thấy, là chống lại sự quên lãng. Nguyễn Huy Thiệp là người rất sợ sự quên lãng - qua chuyện này có thể khẳng định như thế. Bởi vì thế này này: năm, bảy năm nay Nguyễn Huy Thiệp không viết được cái gì có thể để lại ấn tượng cho bạn đọc. Nguyễn Huy Thiệp đã bị cuộc sống vượt qua. Phải khẳng định như thế. Tôi nói thế không phải là chê Nguyễn Huy Thiệp, bởi vì tài anh thế thì anh chỉ được đến thế thôi. Được đến thế là nhiều rồi, là lãi rồi. Nguyễn Huy Thiệp bị đè nặng bởi mặc cảm cuộc sống văn đàn đã vượt qua mình. Sáng tác thì khó, đổi mới được mình còn khó hơn nữa. Con người ta, vào những trường hợp như thế thì nên bình tĩnh chịu đựng, tích lũy, để đến một giai đoạn nào đó thì có thể biến chuyển được. Nguyễn Huy Thiệp là người không bình tĩnh lắm và có máu làm ăn. Anh ta chẳng đã nhảy sang thương trường, bán hàng cơm đó sao. (cười). Ngày xưa Phạm Xuân Nguyên có làm cái quyển gọi là Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Gặp Phạm Xuân Nguyên, tôi có nói đùa: "Việc gì anh phải đi tìm. Đang ngồi bên Gia Lâm bán hàng cơm đấy"! (cười). Lại nữa, Nguyễn Huy Thiệp là người rất khao khát danh tiếng và rất sợ sự quên lãng. Cái đó cũng chính đáng thôi. Chống lại sự quên lãng thì cần xuất bản tiếp những tác phẩm gây dư luận. Nhưng mà hình như cái cuộc buôn bán Tuổi hai mươi yêu dấu của Nguyễn Huy Thiệp không thành công cho lắm. Không thành công lắm, có khi cũng bởi tiếp thị ghê quá. Nguyễn Huy Thiệp tuổi thì đã già, trên năm mươi thì cũng có thể gọi là già rồi, nhưng mà phương pháp thì lại trẻ. Tiếp thị tên tuổi ghê quá. Đấy mới là chuyện người bán.
    PV: Còn người mua, thưa anh?
    NHS: Cái điều này cũng phải nói rõ: tờ tạp chí Ngày Nay mới ra. Những tờ báo sinh sau, đẻ muộn thì thường là phải tìm mọi cách để giành giật thị phần. Động cơ của họ là như vậy. Trong kinh tế thị trường thì điều đó cũng chính đáng thôi. Nhưng mà trong trường hợp này lại giành giật thị trường bằng cách in bài chửi đổng. Chửi đổng thì hẳn là gây sự chú ý rồi. Thuận mua, vừa bán, nên có Trò chuyện với hoa thủy tiên? của Nguyễn Huy Thiệp do Ngày Nay in thôi. Làm thế, vừa có tiền, lại vừa gây được dư luận.
    PV: Đó là về động cơ gần, động cơ xa? Vậy còn ý kiến đánh giá của anh về hiện tượng này?
    NHS: Tôi cho rằng hiện tượng này là không lành mạnh. Chửi bới để có danh là hạ sách. Trong làng văn, nếu như so với các bậc tiền bối thì hành động đó thật đáng xấu hổ. Các nhà văn lớp trước, cũng có người tính cách thế này, thế khác? nhưng mà với văn chương, với đồng nghiệp thì các cụ rất trân trọng, cẩn trọng. Ví như cụ Tô Hoài, quá bát tuần rồi mà vẫn viết hết sách nọ đến sách kia, tồn tại bằng tác phẩm. Hay như cụ Nguyễn Huy Tưởng, tài năng thì tài năng rồi, xuất hiện với những Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô trong những năm còn rất trẻ? Lại tham gia cách mạng từ thời còn bóng tối? Mà nhiều khi còn chưa được hiểu đúng, chưa được đánh giá đúng. Nhưng cho đến lúc mất (1960) cụ ấy có nổi đóa lên hoặc chửi bới ai đâu? Người ta có nhiều lý do để mà sống bất cần đời. Nhưng tôi thấy các cụ không ứng xử như thế. Làng văn ta cũng còn nhiều chuyện tương tự, nhưng tôi không thấy ai ngồi xổm trên dư luận, mua danh một cách vội vàng, một cách chộp giựt như trường hợp chúng ta đang bàn đây.
    PV: Xin cảm ơn anh đã dành thì giờ trả lời cho những câu hỏi của độc giả Văn Nghệ Trẻ!
    Báo Văn Nghệ Trẻ 4.4.2003
    --------------------------------------------------------------------------------
    [1] Nguyễn Hoàng Sơn phụ trách báo Tiền Phong Chủ Nhật.


  6. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Văn Ninh
    Ðội mũ đi hia chẳng ... mặc quần
    Tiểu luận Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn" (tạp chí Ngày Nay số 4,5,6.2004) của Nguyễn Huy Thiệp (NHT) gây nên sự tức giận cho các nhà thơ Trần Mạnh Hảo, Ðặng Huy Giang... và nhà phê bình văn học Nguyễn Hoà.
    Ngay ở đầu đề, NHT đã nói đó là "nhầm lẫn của nhà văn". Với cách đặt đề này, ông NHT cho phép (cố tình) nhầm lẫn. Còn các nhà phê bình, các nhà thơ ra sức chứng minh bằng cách dựa vào lịch sử, từ điển và những sự hiểu biết "bồng bột" của mình, thì càng ra sức chứng minh càng nhầm lẫn, và đôi lúc thái quá lại nói ra những điều giống như là ghen tức. Thêm vào đó là những bài giảng đạo đức, như thói vô ơn, đức kính già yêu trẻ... Nói cho vui, nói cho mẫu giáo như vậy thì được. Theo cái sự đọc của tôi, chẳng nhớ chính xác lắm, khi phát biểu về những ngày làm Tổng biên tập báo Văn Nghệ, nhà văn Nguyên Ngọc nói rằng thời đó báo Văn Nghệ bán được là nhờ có những truyện ngắn của NHT, chứ không nhờ...thơ! Vậy ai ơn ai, ai cần đến ai?
    Một người bình thường đã luôn phải nghĩ mình cần ứng xử ra sao cho xung quanh tôn trọng, một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình lại càng phải nghĩ đến điều đó nhiều hơn, vì họ ảnh hưởng đến công chúng. Có thể nói lảm nhảm, chửi linh tinh, nhưng khi viết phải ý thức được mình, thiên chức của người cầm bút thể hiện ra, cần phải đắn đo một tí trước khi hạ bút chứ không phải hơi tí là nhảy thếch lên thoá mạ vào mặt người khác. Tôi chưa được sống gần ông Trần Mạnh Hảo, nhưng nếu ra đường mà ông vẫn giữ cái thói như kiểu viết bài của ông thì nhất định bị đập cho mặt.
    Bài viết của NHT khiêu khích. Nếu đem so sánh (hơi khập khiễng một chút) với cách ăn mặc thì ở đây không phải là người trang phục bình thường, đầy đủ đoan trang, mà phục sức theo lối đội mũ đi hia chẳng mặc quần. Cái kiểu cố tình khiêu khích một tí cho vui. Cho thiên hạ nhìn mà bình luận. Tôi nghĩ có nhiều người cũng muốn như vậy lắm, nhưng không đủ khả năng, hoặc thiếu tự tin khi thấy mình cũng dị mọ. Nhưng người để (cởi) truồng chưa hẳn đã là bậy, người chỉ trỏ vào chỗ đấy mới thiếu văn hoá. Bậy.
    Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp, hẳn là ai cũng một lần được nhìn thấy đàn gia súc như trâu, bò, dê... Chẳng ai mặc quần áo cho những con vật này, và người nông dân phân biệt con này đực, con kia cái mà không phải lấy ngón tay dí vào, rồi bảo đây là âm hộ dê (tức dê cái), hay ********* dê (tức dê đực). Nhìn toàn bộ dáng dấp, thân hình nó, đầu, mình, chân, móng... là biết giới tính của nó, không ai nhìn tận vào cái chỗ kia. Ðọc một bài viết cũng vậy, phải nhìn nhận tổng thể, chứ không phải nhìn vào mấy cái "lỗi nho nhỏ" rồi nói nhặng lên.
    Thơ viết ra, rồi đem in trên giấy, xin lỗi cái loại giấy ấy chẳng có chị em nào điên mà "dí vào". Cách trích dẫn của NHT là cách trích dẫn thậm xưng (nói quá lên). Ðộc giả bây giờ cũng biết, cũng hiểu và chẳng hề gì, còn nhà thơ nào đó lên tiếng có nghĩa là thơ anh đang có vấn đề với vợ anh, hoặc là vợ anh đang có vấn đề với thơ anh. Anh cần xem lại anh hoặc thơ anh.
    Thế thôi!
    (Bài trên talawas)
  7. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Văn Ninh
    Ðội mũ đi hia chẳng ... mặc quần
    Tiểu luận Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn" (tạp chí Ngày Nay số 4,5,6.2004) của Nguyễn Huy Thiệp (NHT) gây nên sự tức giận cho các nhà thơ Trần Mạnh Hảo, Ðặng Huy Giang... và nhà phê bình văn học Nguyễn Hoà.
    Ngay ở đầu đề, NHT đã nói đó là "nhầm lẫn của nhà văn". Với cách đặt đề này, ông NHT cho phép (cố tình) nhầm lẫn. Còn các nhà phê bình, các nhà thơ ra sức chứng minh bằng cách dựa vào lịch sử, từ điển và những sự hiểu biết "bồng bột" của mình, thì càng ra sức chứng minh càng nhầm lẫn, và đôi lúc thái quá lại nói ra những điều giống như là ghen tức. Thêm vào đó là những bài giảng đạo đức, như thói vô ơn, đức kính già yêu trẻ... Nói cho vui, nói cho mẫu giáo như vậy thì được. Theo cái sự đọc của tôi, chẳng nhớ chính xác lắm, khi phát biểu về những ngày làm Tổng biên tập báo Văn Nghệ, nhà văn Nguyên Ngọc nói rằng thời đó báo Văn Nghệ bán được là nhờ có những truyện ngắn của NHT, chứ không nhờ...thơ! Vậy ai ơn ai, ai cần đến ai?
    Một người bình thường đã luôn phải nghĩ mình cần ứng xử ra sao cho xung quanh tôn trọng, một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình lại càng phải nghĩ đến điều đó nhiều hơn, vì họ ảnh hưởng đến công chúng. Có thể nói lảm nhảm, chửi linh tinh, nhưng khi viết phải ý thức được mình, thiên chức của người cầm bút thể hiện ra, cần phải đắn đo một tí trước khi hạ bút chứ không phải hơi tí là nhảy thếch lên thoá mạ vào mặt người khác. Tôi chưa được sống gần ông Trần Mạnh Hảo, nhưng nếu ra đường mà ông vẫn giữ cái thói như kiểu viết bài của ông thì nhất định bị đập cho mặt.
    Bài viết của NHT khiêu khích. Nếu đem so sánh (hơi khập khiễng một chút) với cách ăn mặc thì ở đây không phải là người trang phục bình thường, đầy đủ đoan trang, mà phục sức theo lối đội mũ đi hia chẳng mặc quần. Cái kiểu cố tình khiêu khích một tí cho vui. Cho thiên hạ nhìn mà bình luận. Tôi nghĩ có nhiều người cũng muốn như vậy lắm, nhưng không đủ khả năng, hoặc thiếu tự tin khi thấy mình cũng dị mọ. Nhưng người để (cởi) truồng chưa hẳn đã là bậy, người chỉ trỏ vào chỗ đấy mới thiếu văn hoá. Bậy.
    Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp, hẳn là ai cũng một lần được nhìn thấy đàn gia súc như trâu, bò, dê... Chẳng ai mặc quần áo cho những con vật này, và người nông dân phân biệt con này đực, con kia cái mà không phải lấy ngón tay dí vào, rồi bảo đây là âm hộ dê (tức dê cái), hay ********* dê (tức dê đực). Nhìn toàn bộ dáng dấp, thân hình nó, đầu, mình, chân, móng... là biết giới tính của nó, không ai nhìn tận vào cái chỗ kia. Ðọc một bài viết cũng vậy, phải nhìn nhận tổng thể, chứ không phải nhìn vào mấy cái "lỗi nho nhỏ" rồi nói nhặng lên.
    Thơ viết ra, rồi đem in trên giấy, xin lỗi cái loại giấy ấy chẳng có chị em nào điên mà "dí vào". Cách trích dẫn của NHT là cách trích dẫn thậm xưng (nói quá lên). Ðộc giả bây giờ cũng biết, cũng hiểu và chẳng hề gì, còn nhà thơ nào đó lên tiếng có nghĩa là thơ anh đang có vấn đề với vợ anh, hoặc là vợ anh đang có vấn đề với thơ anh. Anh cần xem lại anh hoặc thơ anh.
    Thế thôi!
    (Bài trên talawas)
  8. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Chu Lai
    Hãy đặt mình vào trái tim dân tộc trước khi cầm bút
    Phương Thảo thực hiện
    Thưa nhà văn Chu Lai, tri thức của một người cầm bút có phải là điều đáng báo động trong đời sống văn học hiện nay không?
    Không. Lao động văn chương mang tính thiên bẩm, sau đó mới là lao động tri thức, lao động kỷ luật. Nếu không có lao động thiên bẩm thì mọi điều viết ra sẽ vô hồn. Có nhiều nhà văn mặc dù do hoàn cảnh lịch sử, như tham gia chiến tranh chẳng hạn, đã không được học hành đầy đủ, nhưng bù lại họ có người thầy lớn nhất chính là cuộc đời họ trải nghiệm qua. Một nhà văn có tri thức hay không phụ thuộc vào "phẩm hàm" của những tác phẩm anh ta viết ra, chứ không phụ thuộc vào những gì anh ta học.
    Có ý kiến cho rằng hiện nay, một số cuộc tranh luận văn học lại bắt đầu từ những hiềm khích cá nhân chứ không hoàn toàn vì văn chương?
    Nhà văn là người sống nội tâm, vị kỷ. Nếu gặp thời có cùng nhiệm vụ chung, như tham gia chiến tranh cứu nước, thì các nhà văn sống với nhau rất tuyệt. Nhưng khi nền kinh tế thị trường mở ra đã xé nát các mối quan hệ, các nền văn học thế giới ùa vào. Đời sống văn học như "chợ giời", hàng tốt có, hàng xấu có với đủ loại tay chơi. Báo chí đôi khi lại không biết "kìm chế" nên thỉnh thoảng chúng ta lại phải chứng kiến những cảnh cười ra nước mắt như vậy.
    Phải chăng trong môi trường đó, nhân cách của người cầm bút đã bị ảnh hưởng rất nhiều?
    Tôi không cho là nhân cách của các nhà văn bị tha hóa. Nhưng nhịp sống gấp gáp của đời sống hiện đại quả là có tác động đến đời sống của họ. Những biểu hiện không đẹp của một vài nhà văn theo tôi chỉ là bề nổi, còn hầu hết các nhà văn chân chính vẫn im lặng và làm việc.
    Cách đây mười, mười lăm năm, nhiều nhà phê bình đã phát biếu rằng thời kỳ đó là "mùa vàng" của văn học Việt nam hiện đại với rất nhiều tác phẩm gây chú ý cho người đọc. Vậy mà bây giờ hầu như không ai còn đọc nó, thậm chí không biết đến nó. Phải chăng, tâm lý của độc giả đã thay đối?
    Tâm lý độc giả không thay đổi nhiều đâu. Những tác phẩm văn học "thời vụ" như vậy không mang tính vĩnh cửu của văn chương thực sự thì tất yếu sẽ mất đi. Nhiều tác phẩm đã viết như một kiểu phóng sự xã hội. Nhưng dần dần, xã hội đã giải quyết được các vấn đề của mình. Thế là "phóng sự" hết nhiệm vụ và không còn ai nhắc đến nữa.
    Trong bài viết "Trò chuyện với hoa thủy tiên và sự nhầm lẫn của nhà văn" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp in trên Tạp chí Ngày Nay (số 6, ra ngày 15-3-2004) đã dùng rất nhiều những từ ngữ khiến cho nhiều nhà thơ không đồng ý [1] . Theo anh, nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
    Tôi có đọc bài viết trên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Tôi cho đó là những lời chửi đổng không xứng. Chúng ta phải hiểu rõ ràng rằng, không thể tồn tại một nền văn học chửi đổng, ám chỉ như vậy. Chưa nói đến các nhà thơ trẻ, chỉ cần nhắc đến các nhà thơ từng trải qua chiến tranh chống Mỹ là người người đã phải cảm phục rồi.
    Nhưng một vài nhà văn ngây thơ đã cho rằng "trách nhiệm xã hội" của nhà văn chính là nhiệm vụ "ám chỉ".
    Nếu như vậy thì tôi cảm thấy đều đó thật hài hước và đau lòng. Nhà văn có những nhiệm vụ xã hội thực sự và cụ thể. Đó là việc thu nhận tất cả những vấn đề của xã hội vào trái tim mình và sau đó, bằng lao động và tài năng của mình, sẽ thanh lọc, tái tạo lại một hiện thực khiến người đọc sống tốt hơn và thêm tin tưởng vào cuộc sống của mình. Người ta cứ thì thầm nói rằng có một dòng văn học ám chỉ mánh qué, gãi ngứa... Nhưng không ngứa nữa thì lấy gì mà gãi.
    Trong bài viết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có đoạn: "Tất cả những người "hành nghề văn học" ở ta đều muốn "dĩ hòa vi quý", đều muốn có những cuộc chơi đèm đẹp, chơi có thưởng, không ai muốn "hy sinh" nữa". Anh nghĩ thế nào về ý kiến này?
    Tôi cho là có nhiều loại nhà văn khác nhau. Có loại nhà văn viết hết mình và "cạn ngôn" trong tác phẩm, có người thì "cạn ngôn" trong các cuộc cãi cọ như thế này. Hiện nay, có một xu hướng giải quyết cá nhân của một vài nhà văn rất đáng trách. Họ ghét nhau và quy chụp cái ghét ấy thành "bản tính dân tộc" rồi cứ thế nói năng hàm hồ về tính dân tộc. Nếu bội bạc dân tộc thì anh không nên cầm bút. Anh đừng tưởng mơ mộng giải Nobel này nọ bằng cách bôi nhọ tính cách dân tộc mình. Không nhà văn nào có thể vươn đến tầm nhân loại bằng cách loại bỏ nguồn gốc của mình. Hãy đặt hồn mình vào lòng dân tộc trước khi cầm bút.
    Trên Báo Văn nghệ (số 13 ra ngày 27-3-2004), nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã phản ứng lại các quan điểm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp bằng bài viết: Có thật đa số các nhà văn Việt Nam đều vô học, các nhà thơ đều lưu manh - hay là "hội chứng chửi có thưởng thời nay"?. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cho rằng, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã có những ý kiến, những ngôn từ xúc phạm đến tinh thần dân tộc... Anh nhận xét thế nào về ý kiến của nhà thơ Trần Mạnh Hảo?
    Tôi có đọc kỹ bài của nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Phản ứng của anh Hảo tôi cho là đúng, nhưng cách lập luận và phân tích của anh Hảo thì thái quá và cũng rất ngoa ngôn. Tôi cho rằng, hai phần ba bài viết của anh Thiệp là có cơ sở, nhưng càng về cuối bài anh Thiệp càng sa đà, càng ngoa ngôn, nói năng dễ dãi, bừa bãi, xúc phạm đến tinh thần dân tộc. Anh Thiệp đã tự hạ thấp mình quá nhiều để nói về những điều thiêng liêng. Tôi cho rằng phải có khát vọng thiêng liêng mới có thể bàn về những điều thiêng liêng... Tâm lý của anh Thiệp trong bài viết ấy có thể được giải thích rằng, anh Thiệp đang rất bực bội về việc không viết lách được nữa, đặc biệt là sau khi anh Thiệp hoàn thành bản thảo cuốn tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu. Nhiều bạn bè thân thiết với anh được đọc bản thảo, đọc xong, ai cũng thất vọng. Có thể vì điều đó đã tác động khiến anh hoang mang, bực dọc. Anh đã trút bực bội của mình lên đồng nghiệp. Tôi biết anh day dứt, khổ đau vì không tìm ra hướng đi trong nghề. Theo tôi, nếu đã bất lực thì hãy im lặng đi vào quá khứ. Người đọc có thể vẫn còn nhớ đến anh. Sự phát ngôn lung tung, bừa bãi của anh chẳng làm hại ai cả, mà hại chính anh. Anh như một kẻ chửi đổng ngoài chợ, nhiều người quay mặt đi, nhưng tôi thì tôi dừng lại vì tôi muốn khuyên nhủ vài điều. Hơn nữa, nếu muốn trở thành một kẻ sĩ thì phải có lòng tự tôn dân tộc. Nếu không có lòng tự tôn dân tộc, tốt nhất đừng cầm bút viết nữa. Kẻ nào chửi bố mẹ mình, kẻ đó làm sao hiểu nổi tiếng mẹ đẻ mà đòi cầm bút. Anh Hảo có cho rằng, anh Thiệp dám đụng đến cả những nhà thơ lớn của dân tộc. Tôi cho rằng anh Hảo quá lời chứ tôi tin rằng anh Thiệp không bao giờ dám "đụng" đến danh phận của các thi bá Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đâu.
    Báo Công An Nhân Dân, số 40, 01.04.2004
  9. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Chu Lai
    Hãy đặt mình vào trái tim dân tộc trước khi cầm bút
    Phương Thảo thực hiện
    Thưa nhà văn Chu Lai, tri thức của một người cầm bút có phải là điều đáng báo động trong đời sống văn học hiện nay không?
    Không. Lao động văn chương mang tính thiên bẩm, sau đó mới là lao động tri thức, lao động kỷ luật. Nếu không có lao động thiên bẩm thì mọi điều viết ra sẽ vô hồn. Có nhiều nhà văn mặc dù do hoàn cảnh lịch sử, như tham gia chiến tranh chẳng hạn, đã không được học hành đầy đủ, nhưng bù lại họ có người thầy lớn nhất chính là cuộc đời họ trải nghiệm qua. Một nhà văn có tri thức hay không phụ thuộc vào "phẩm hàm" của những tác phẩm anh ta viết ra, chứ không phụ thuộc vào những gì anh ta học.
    Có ý kiến cho rằng hiện nay, một số cuộc tranh luận văn học lại bắt đầu từ những hiềm khích cá nhân chứ không hoàn toàn vì văn chương?
    Nhà văn là người sống nội tâm, vị kỷ. Nếu gặp thời có cùng nhiệm vụ chung, như tham gia chiến tranh cứu nước, thì các nhà văn sống với nhau rất tuyệt. Nhưng khi nền kinh tế thị trường mở ra đã xé nát các mối quan hệ, các nền văn học thế giới ùa vào. Đời sống văn học như "chợ giời", hàng tốt có, hàng xấu có với đủ loại tay chơi. Báo chí đôi khi lại không biết "kìm chế" nên thỉnh thoảng chúng ta lại phải chứng kiến những cảnh cười ra nước mắt như vậy.
    Phải chăng trong môi trường đó, nhân cách của người cầm bút đã bị ảnh hưởng rất nhiều?
    Tôi không cho là nhân cách của các nhà văn bị tha hóa. Nhưng nhịp sống gấp gáp của đời sống hiện đại quả là có tác động đến đời sống của họ. Những biểu hiện không đẹp của một vài nhà văn theo tôi chỉ là bề nổi, còn hầu hết các nhà văn chân chính vẫn im lặng và làm việc.
    Cách đây mười, mười lăm năm, nhiều nhà phê bình đã phát biếu rằng thời kỳ đó là "mùa vàng" của văn học Việt nam hiện đại với rất nhiều tác phẩm gây chú ý cho người đọc. Vậy mà bây giờ hầu như không ai còn đọc nó, thậm chí không biết đến nó. Phải chăng, tâm lý của độc giả đã thay đối?
    Tâm lý độc giả không thay đổi nhiều đâu. Những tác phẩm văn học "thời vụ" như vậy không mang tính vĩnh cửu của văn chương thực sự thì tất yếu sẽ mất đi. Nhiều tác phẩm đã viết như một kiểu phóng sự xã hội. Nhưng dần dần, xã hội đã giải quyết được các vấn đề của mình. Thế là "phóng sự" hết nhiệm vụ và không còn ai nhắc đến nữa.
    Trong bài viết "Trò chuyện với hoa thủy tiên và sự nhầm lẫn của nhà văn" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp in trên Tạp chí Ngày Nay (số 6, ra ngày 15-3-2004) đã dùng rất nhiều những từ ngữ khiến cho nhiều nhà thơ không đồng ý [1] . Theo anh, nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
    Tôi có đọc bài viết trên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Tôi cho đó là những lời chửi đổng không xứng. Chúng ta phải hiểu rõ ràng rằng, không thể tồn tại một nền văn học chửi đổng, ám chỉ như vậy. Chưa nói đến các nhà thơ trẻ, chỉ cần nhắc đến các nhà thơ từng trải qua chiến tranh chống Mỹ là người người đã phải cảm phục rồi.
    Nhưng một vài nhà văn ngây thơ đã cho rằng "trách nhiệm xã hội" của nhà văn chính là nhiệm vụ "ám chỉ".
    Nếu như vậy thì tôi cảm thấy đều đó thật hài hước và đau lòng. Nhà văn có những nhiệm vụ xã hội thực sự và cụ thể. Đó là việc thu nhận tất cả những vấn đề của xã hội vào trái tim mình và sau đó, bằng lao động và tài năng của mình, sẽ thanh lọc, tái tạo lại một hiện thực khiến người đọc sống tốt hơn và thêm tin tưởng vào cuộc sống của mình. Người ta cứ thì thầm nói rằng có một dòng văn học ám chỉ mánh qué, gãi ngứa... Nhưng không ngứa nữa thì lấy gì mà gãi.
    Trong bài viết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có đoạn: "Tất cả những người "hành nghề văn học" ở ta đều muốn "dĩ hòa vi quý", đều muốn có những cuộc chơi đèm đẹp, chơi có thưởng, không ai muốn "hy sinh" nữa". Anh nghĩ thế nào về ý kiến này?
    Tôi cho là có nhiều loại nhà văn khác nhau. Có loại nhà văn viết hết mình và "cạn ngôn" trong tác phẩm, có người thì "cạn ngôn" trong các cuộc cãi cọ như thế này. Hiện nay, có một xu hướng giải quyết cá nhân của một vài nhà văn rất đáng trách. Họ ghét nhau và quy chụp cái ghét ấy thành "bản tính dân tộc" rồi cứ thế nói năng hàm hồ về tính dân tộc. Nếu bội bạc dân tộc thì anh không nên cầm bút. Anh đừng tưởng mơ mộng giải Nobel này nọ bằng cách bôi nhọ tính cách dân tộc mình. Không nhà văn nào có thể vươn đến tầm nhân loại bằng cách loại bỏ nguồn gốc của mình. Hãy đặt hồn mình vào lòng dân tộc trước khi cầm bút.
    Trên Báo Văn nghệ (số 13 ra ngày 27-3-2004), nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã phản ứng lại các quan điểm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp bằng bài viết: Có thật đa số các nhà văn Việt Nam đều vô học, các nhà thơ đều lưu manh - hay là "hội chứng chửi có thưởng thời nay"?. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cho rằng, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã có những ý kiến, những ngôn từ xúc phạm đến tinh thần dân tộc... Anh nhận xét thế nào về ý kiến của nhà thơ Trần Mạnh Hảo?
    Tôi có đọc kỹ bài của nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Phản ứng của anh Hảo tôi cho là đúng, nhưng cách lập luận và phân tích của anh Hảo thì thái quá và cũng rất ngoa ngôn. Tôi cho rằng, hai phần ba bài viết của anh Thiệp là có cơ sở, nhưng càng về cuối bài anh Thiệp càng sa đà, càng ngoa ngôn, nói năng dễ dãi, bừa bãi, xúc phạm đến tinh thần dân tộc. Anh Thiệp đã tự hạ thấp mình quá nhiều để nói về những điều thiêng liêng. Tôi cho rằng phải có khát vọng thiêng liêng mới có thể bàn về những điều thiêng liêng... Tâm lý của anh Thiệp trong bài viết ấy có thể được giải thích rằng, anh Thiệp đang rất bực bội về việc không viết lách được nữa, đặc biệt là sau khi anh Thiệp hoàn thành bản thảo cuốn tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu. Nhiều bạn bè thân thiết với anh được đọc bản thảo, đọc xong, ai cũng thất vọng. Có thể vì điều đó đã tác động khiến anh hoang mang, bực dọc. Anh đã trút bực bội của mình lên đồng nghiệp. Tôi biết anh day dứt, khổ đau vì không tìm ra hướng đi trong nghề. Theo tôi, nếu đã bất lực thì hãy im lặng đi vào quá khứ. Người đọc có thể vẫn còn nhớ đến anh. Sự phát ngôn lung tung, bừa bãi của anh chẳng làm hại ai cả, mà hại chính anh. Anh như một kẻ chửi đổng ngoài chợ, nhiều người quay mặt đi, nhưng tôi thì tôi dừng lại vì tôi muốn khuyên nhủ vài điều. Hơn nữa, nếu muốn trở thành một kẻ sĩ thì phải có lòng tự tôn dân tộc. Nếu không có lòng tự tôn dân tộc, tốt nhất đừng cầm bút viết nữa. Kẻ nào chửi bố mẹ mình, kẻ đó làm sao hiểu nổi tiếng mẹ đẻ mà đòi cầm bút. Anh Hảo có cho rằng, anh Thiệp dám đụng đến cả những nhà thơ lớn của dân tộc. Tôi cho rằng anh Hảo quá lời chứ tôi tin rằng anh Thiệp không bao giờ dám "đụng" đến danh phận của các thi bá Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đâu.
    Báo Công An Nhân Dân, số 40, 01.04.2004
  10. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Lê Minh
    Có tật (thì cứ việc) giật mình
    Thêm một góp ý nhân đọc Trò chuyện với hoa thủy tiên? của Nguyễn Huy Thiệp
    Sự thoá mạ tầm thường, trẻ con và thiếu văn hóa trong lối viết "theo đơn đặt hàng" của nhà thơ Trần Mạnh Hảo nhằm vào nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sau bài viết nói trên đã rõ ràng đến mức chúng ta không cần bàn thêm ở đây. Dưới đây tôi chỉ xin góp thêm vài lời của một độc giả hết sức quan tâm đến văn thơ Việt Nam, nhằm vào một hai điểm gây tranh cãi trong bài của Thiệp cùng những suy nghĩ liên quan khác.
    Trước hết là từ "vô học". Ông Nguyễn Huy Thiệp dùng từ này theo cung cách rất trào lộng và thật đắt. Người đọc nào am hiểu thì chắc chắn sẽ "nắm" được ý ông muốn nói là đa số các nhà văn và nhà thơ cùng giới phê bình Việt Nam đã không được đào tạo theo bài bản trường lớp - khẳng định thẳng thắn một sự thật rằng ở Việt Nam xưa nay chưa thực sự xác lập và phát triển đựơc một trường phái riêng mang tính học thuật cho công tác đào tạo văn, thơ và phê bình. Nhiều nhà văn lớn quả đã phàn nàn rằng trường viết văn Nguyễn Du đựơc biết đến như một thứ lò võ gia truyền, có lớp người đi trước truyền ngón nghề cho người đi sau, ít thấy những kinh nghiệm và ngón nghề được lý thuyết hoá theo lối bài bản, rồi nhân đại trà cho lớp văn sĩ mới vào nghề sau này. Tôi chắc rằng ông Thiệp nói như vậy khiến nhiều người giật mình, dù là người "có tật" hay không "có tật", vì nó phản ảnh đúng thực tế.
    Và thực tế đó đúng đến mức ta phải tự hỏi xem có nên nặng nề trách ông Thiệp về cái chuyện phần trăm 80 hay 50. Hay quí vị chỉ nên cười, vỗ vai Nguyễn Huy Thiệp và nói vui: "Ông làm nhà văn mà cũng ra vẻ kế toán chủ nghĩa gớm, những là phần trăm?? Vả lại ông đã già lắm đâu mà có vẻ "vơ đũa cả nắm" đến thế?". Nói rồi, nên bỏ qua.
    Tôi cũng hoàn toàn thấu hiểu tính thiết yếu của cảm hứng cho nghề viết văn và thơ. Cảm hứng là điều gì đó luôn nằm ngoài, nằm trên, nằm cao hơn các luật, lệ, "định hướng" hay "chỉ đạo"? Ngoại ngữ, vi tính, ghi âm, thư viện chỉ là phương tiện cho nhà văn và nhà thơ. Thực ra không có những thứ đó thì họ vẫn hoàn toàn có thể sáng tác, thậm chí trong nhiều trường hợp, họ sáng tác rất hay vì chính độc giả sẽ là người uốn nắn cho họ, nếu họ có thể tạo dựng được độc giả của chính họ.
    Tôi nghĩ những tác phẩm hay thường làm người đọc rung động, thấy được trong đó bản thân, cuộc sống, xã hội quanh họ, bè bạn và những người gần gũi. Những hứa hẹn hoa mỹ, những bồng lai tiên cảnh, những điều phóng đại, viển vông và phù phiếm, hay những lối viết một chiều khác? rồi sẽ không còn chỗ đứng trong văn học và thi ca của Việt Nam. Chúng có sân chơi mới: trong các quảng cáo thương mại và trong các vận động tranh cử chính trị.
    Tôi cũng tin rằng đã là nhà văn và nhà thơ ắt là phải là người thật thà, trung thực và nói điều trung thực, dù có nói theo cách nào chăng nữa - đó chính là nền tảng cho cảm hứng sáng tác. Một người nói dối thì sẽ tiếp tục nói dối và trước hay sau đều sẽ bị phát hiện. Một nhà văn hay nhà thơ nói dối thì càng dễ bị phát hiện vì chính họ sẽ rơi vào cái vòng luẩn quẩn: để kiếm sống, họ cần bộc lộ bản thân trước độc giả và chính độc giả trước hay sau cũng sẽ phát hiện ra rằng họ dối trá. Những loại "quan" trong văn học và thơ phú đang nhanh chóng bị độc giả Việt Nam lãng quên.
    Còn đoạn "đám giặc già lăng nhăng thơ phú" thì khiến cho ta phải bật cười. Không những thế tôi tin rằng đa số các vị nhà văn và nhà thơ lão thành, những "cây đa, cây đề" (cách gọi của Nguyễn Khải), cũng sẽ bật cười: đương nhiên (tôi tưởng tượng) họ sẽ nói hoặc nghĩ: Thiệp nói đúng đấy! Chúng ta hãy chung sức, giúp cho giới trẻ ít nhất cũng được thành đạt như chúng ta ngày xưa. Hơn nữa chúng nó giờ đây giỏi hơn nhiều, tiếp cận nhiều thông tin lắm, lắm ngoại ngữ hơn ta, có khi chúng nó sẽ viết đựơc ra điều gì thật mới và hay. Còn điều gì qua thời gian mà chúng nó thấy lố quá, thì chính chúng nó sẽ dẹp đi thôi. Trẻ thường chóng thích chóng chán mà!
    Tôi đã có may mắn gặp và trò chuyện với các nhà văn và nhà thơ của Việt Nam như bản thân ông Nguyễn Huy Thiệp (thời gian ông còn rất mệt mỏi về mặt tinh thần), Hoàng Cầm, Tô Hoài, Lê Đạt, Dương Thu Hương? và nhà thơ Vi Thùy Linh. Nói chuyện với họ khiến tôi phần nào hiểu đựơc cốt cách cá nhân cũng như văn phong của những con người đó. Và tôi hoàn toàn không nghĩ rằng những con người như vậy sẽ căm tức ông Thiệp đến mức đào đất đổ đi, chỉ vì những nhận xét đánh giá "trắng phớ" như vậy.
    Sau cùng, tôi xin trình bày một cách nhìn vào Hội thảo về Lý luận và Phê bình văn học tại thành phố Hồ Chí Minh gần đây. Theo dõi tin tức về hội thảo này trên báo Văn nghệ, tôi thấy lo quá, vì có hai khả năng: Một là báo vẫn viết không hết hoặc vẫn không được phép viết hết những điều diễn ra trong hội thảo; hai là tham gia hội thảo toàn là các "quan", ai cũng ca cẩm rồi "hô khẩu hiệu" để mong tự nâng cao mình lên, nhưng không dám đưa ra bất cứ giải pháp khả thi nào.
    Để kết thúc, xin đựơc mạn phép kể hầu quý vị câu chuyện vui nước ngoài có bốn nhân vật mang tên: Mọi Người, Ai Đó, Ai và Không Ai. Chuyện thế này:
    "Có một việc cần làm ngay. Mọi Người chắc mẩm rằng Ai Đó ắt sẽ làm. Ai cũng làm được, nhưng Không Ai bắt tay vào. Ai Đó rất bực vì đó là việc lớn vì Mọi Người. Mọi Người nghĩ Ai làm cũng được. Nhưng Không Ai nhận thấy, rằng chẳng có Ai làm cả. Rốt cuộc Mọi Người quay ra đổ lỗi cho Ai Đó trong khi Không Ai làm cái việc mà nhẽ ra Ai cũng làm được."
    Sydney, tháng 4/2004
    (Bài trên talawas)

Chia sẻ trang này