1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huy Thiệp-Trò chuyện với hoa thủy tiên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoangvan09, 07/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    (tiếp)
    Cái "học" của những nhà văn lớn là sự dấn thân vào môi trường mà họ muốn viết. Họ học bằng cách sống thật, bằng sự quan sát, phân tích và suy tư đến tận cùng sâu thẳm thế giới riêng tư, trần trụi, cũ mèm và mới tinh nguyên trong chính họ, xung quanh họ, thiết thân đối với họï. Thế giới nội tâm đó bao la và vĩ đại quá đối với một nhà văn, nhưng dường như "chẳng có gì đáng nói" đối với cuộc đời thường. John Steinbeck trong tác phẩm Chùm Nho Uất Hận (The Grapes of Wrath) đã chọn cuộc sống của gia đình Joad, một gia đình di dân xuất thân lang thang làm thuê ở nông trại. Những "biến cố" trong toàn bộ câu chuyện đều là những sự việc bình thường trong cuộc đời thường. Ernest Hemingway trong Ngư Ông và Biển Cả (The Old Man and the Sea) cũng chỉ quanh quẩn với ông già Santiago và con cá mập để độc thọai với biển khơi. Toni Morrison trong Bài Ca Solomon (Song of Solomon) cũng giới hạn trong thế giới của Milkman Dead một người đàn ông trung lưu, bình thường đi tìm lại gốc gác của mình. Cao Hành Kiện với Linh Sơn (Soul Mountain), chẳng cần những củ sâm 1000 năm của tiểu thuyết Kim Dung mới xây dựng được thế giới diệu kỳ cho tác phẩm. Thế nhưng họ đã xây dựng được những tác phẩm lẫy lừng trên văn đàn thế giới bằng những chất liệu "bình thường" như thế. Nếu tìm hiểu sâu hơn lịch sử đời tư của họ, chúng ta sẽ thấy được những nhà văn lớn đó đã dấn thân và "học" như thế nào.
    Phải chăng đấy là cái "học" cần thiết cho người cầm bút mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp muốn nói đến?
    Nếu có một "hội nghị văn học" nào đó cho những người cầm bút Việt Nam, tại quê nhà cũng như ở nước ngoài, có lẽ những ưu tiên cần nói với nhau trong lúc nầy là sự định hình lại giá trị đích thực của nội dung và sinh hoạt văn chương. Ðiều gì nhà văn cần nói với nhau trước nhất? Ðâu là tiêu chí của sự định hình đó? Có thể là (1) sự dấn thân của nhà văn, (2) bản lĩnh và phẩm cách của nhà văn, (3) cái mới trong văn chương, và (4) cái "học" của nhà văn... chăng?
    Hội văn chương xưa nay là giàn phóng của nhà văn chứ không thể là pháo đài núp bóng của nhà văn. Hội nhà văn bất cứ ở đâu là chiếc thuyền ra khơi của nhà văn chứ không phải là phương tiện để trở về bến đậu của nhà văn. Ða phần các Hội Nhà Văn ở Âu châu và Mỹ châu là một môi trường thi thố và thử thách tài năng chứ không phải là những câu lạc bộ để trải chiếu hoa cạp điều mời nhau nhập cuộc mà đấu đá, ca nhau hay cùng nhau "dấn thân"... vào ngõ cụt! Sau một thời gian nhập hội, những nhà văn nào cảm thấy mình không còn sáng tác được nữa thì tự động xin ra khỏi hội để giữ danh tiếng cho hội và khí tiết của nhà văn chứ không thể ngồi lỳ dưới bóng râm của hội để tính chuyện lão làng. Những hội nhà văn như L''Association Professionelle des Écrivains de France, Academie des Écrivains Publics de France (Pháp) hay National Writers Association, National Association of Women Writers, Southeastern Writers Association (Mỹ)... định nghĩa giá trị hội viên của họ bằng tác phẩm trình làng cụ thể và rất chật chỗ lẫn hà tiện cho sự phát triển khuynh hướng "sống lâu ra lão làng".
    Theo tôi nghĩ thì cuộc bút luận về nhà văn trong nước hiện nay mới chỉ là sự cựa mình của con rồng nghệ thuật Việt Nam. Con rồng đó cần phải có sự chuyển mình mạnh mẽ để bay cao, đuổi kịp những bước đi đầy khai phóng của thế kỷ mới.
    Thay lời kết luận
    Tôi viết những dòng nầy từ một nơi mà thời gian đến sau Quê Mẹ của tôi đến 18 giờ. Sau một ngày làm việc, tôi mang cái máy vi tính xách tay vào trong quán cà phê Starbucks [2] , kêu một ly cà phê và mở máy ngồi gõ lóc cóc một mình. Thế giới xung quanh là một thế giới Mỹ. Có chăng một chút Việt Nam còn lại là những dòng chữ La Tinh có dấu nầy và một tấm lòng thương nhớ quê hương. Tôi viết những dòng nầy như những cảm nghĩ xuôi dòng nhưng cũng đầy xúc cảm. Xúc cảm khi nghĩ về những khuôn mặt thân thương của những người anh em trong trường văn trận bút ở quê nhà. Tôi rất chủ quan để nghĩ rằng, từ trong sâu thẳm của tâm thức, tất cả chúng ta đều ước mong những điều tốt đẹp nhất đến với quê hương mình. Riêng trong lĩnh vực văn chương, chúng ta đã và đang có cơ hội từng bước góp mặt với những trào lưu văn nghệ thế giới mà cụ thể là sự ra đời và góp mặt của những tác phẩm văn chương mang tầm cỡ quốc tế trong những năm sắp tới. Vốn đã hơi quen với cuộc sống đầy cạnh tranh gay gắt ở Mỹ và cách đặt vấn đề đầy tính chất đương đầu và sáng tạo, tôi không nghĩ sự trưởng thành và bản lĩnh của giới văn bút thuộc thế hệ chiến tranh Việt Nam là đang bằng lòng và bảo thủ với những gì mình đang có. Nghề viết văn là một nghề "nghiệp chướng". Một phút nhà văn không suy nghĩ đến những điều mình phải viết và sắp viết là một phút phi sáng tạo. Cần phải có sự truy tìm sâu và xa hơn trong sáng tạo. Những mũi nhọn chích vào bức tường cũ để hé ra những tia sáng mới trong văn chương bao giờ cũng nhức nhối và đầy trăn trở. Khi một chân trời đã hiện ra thì hẳn nhiên những mũi nhọn đó sẽ thành những song cửa ngắm trăng. Nếu nhìn theo một khía cạnh tích cực như thế thì những mũi nhọn Nguyễn Huy Thiệp không phải là một sự tấn công mà là một sự đánh thức. Mong sao trong những cuộc luận đàm văn chương, chúng ta ghi nhận hình ảnh mộc mạc "Nồi xúp và ngọn lửa" của Perez mà tôi đã trình bày ở phần trước. Chắc sẽ không ai mong chỉ có "lửa non" để sưởi ấm nằm ngủ quên hay bồi "lửa già" cho nóng mặt, bỏng tay rồi quên đi món xúp văn chương mà các nhà văn đang đặt nấu ở trên lò. Tôi chỉ xin phát biểu những suy nghĩ rất chân tình phát khởi tự đáy lòng mình. Nếu không có ai nghe thì cầm bằng như chiều nay tôi đang say mê nói tiếng Việt mẹ đẻ trong quán cà phê Starbucks toàn Mỹ là Mỹ nầy. Bên ly cà phê nhạt thếch kiểu Mỹ ở phía sau mặt trời đang đứng bóng ở quê hương, tôi say sưa độc thoại?!
    California, Mùa Xuân 2004
    © 2004 talawas
    --------------------------------------------------------------------------------
    [1]Identity: Có người dịch là lai lịch; người khác dịch là bản sắc. Nhưng trong khái niệm của phân tâm học hiện đại thì "Identity" vừa có nghĩa là lai lịch mà cũng vừa có nghĩa là bản sắc. Người Viết bài nầy xin tạm dịch là "bản lai".
    [2]Starbucks: Một hệ thống quán cà phê nổi tiếng trên toàn nước Mỹ. Khách hàng có thể vào quán gọi một ly cà phê và ngồi đó suy nghĩ, chuyện trò hay viết lách cho đến 10 giờ đêm mà không lo bị ai quấy nhiễu.
  2. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Lê Minh
    Tổng cốc
    "Hội đồng tổng cốc đề ra
    Xem ai tích cực tham gia hội đồng?"
    Đồng dao Việt Nam
    Xin góp thêm với độc giả một số suy đoán của cá nhân người viết về cái lối phê bình mà làng văn Việt Nam đang dành cho Nguyễn Huy Thiệp sau bài "Trò chuyện với hoa thủy tiên hay những nhầm lẫn của nhà văn".
    Tôi cho rằng ông Thiệp viết bài đó vì ông ấy trăn trở dữ dội. Có nhà văn hay nhà thơ đích thực nào mà không trăn trở? Không trăn trở và dằn vặt thì làm sao viết đựơc?. Lí do có thể là bởi vì gần đây ông không có tác phẩm hay, như ai đó đã "phán". Cách đây hơn mười năm, ông ấy cũng trăn trở đấy, có thế thì mới ra được những là Giọt máu hay Tướng về hưu chứ. Lúc đó ông Thiệp cũng bị "đánh đòn" nặng lắm. Những bài phê bình bây giờ chưa thấm gì so với thời đó đâu, cho nên ông Thiệp chắc cũng nên lấy đó làm may mắn.
    Phải chăng trong không khí đổi mới, trách nhiệm của báo chí Việt Nam đang dần bao gồm được chức năng tìm hiểu và phản ánh hai hay nhiều mặt và diễn biến hai hay nhiều chiều của cùng một sự việc, và dành quyền phán xét cuối cùng cho người đọc? Gần đây báo chí ở Việt Nam phần nào thể hiện được trách nhiệm của mình đối với một số vụ việc khác, nhưng trong sự kiện "Hoa thủy tiên" này thì không. Có lẽ họ nhớ lại câu chuyện của ông tổng biên tập Nguyên Ngọc ngày trước mà mắc phải chứng "canh cung chi điểu"?
    Cho đến lúc này vẫn chưa thấy ông Thiệp đáp lại trên báo. Không hiểu ông Thiệp quyết định không đáp lại hay là không được phép, không có điều kiện để đáp lại các "nhà" này? Liệu có phải tổng biên tập, biên tập viên và phóng viên các báo ngại không muốn "dây" vào Nguyễn Huy Thiệp?
    Thêm nữa, chưa thấy nhóm nhân vật đáng kính nhất trong câu chuyện này - độc giả ở Việt Nam - lên tiếng trên báo chí. Các tổng biên tập và biên tập viên chưa có thời giờ dành cho họ bàn chuyện này? Hay chính độc giả cảm thấy chán những cuộc tổng cốc và lo sợ về cái khả năng phải chịu đạn lạc?
    Ngạc nhiên hơn nữa là cách các vị phóng viên thực hiện phỏng vấn. Họ mớm và ép lời người được phỏng vấn đến mức trắng trợn. Chẳng hạn phóng viên Phương Thảo báo Công an nhân dân đặt câu hỏi như thế này: "Nhưng một số nhà văn ngây thơ đã cho rằng "trách nhiệm xã hội" của nhà văn chính là nhiệm vụ "ám chỉ". Vậy ai là "nhà văn ngây thơ"? Và có phải phóng viên và Chu Lai đều cùng một suy nghĩ, đều về một "phe"? Và nếu thực như vậy thì phỏng vấn làm gì hở chị Phương Thảo, hở báo Công an nhân dân?
    Vui vẻ nhất là một "hội đồng tổng cốc" thời nay đã xuất hiện và quyết định làm việc với ông Thiệp. À, chửi thơ thì sẽ có nhà thơ chửi giả, mặc dù nhà thơ đã không biết cách chửi giả cho khéo một chút, lại còn để lộ chân tướng là một con rối bị giật dây. Chửi sự nghiệp phê bình thì có ngay một nhà phê bình mắng lại, rồi đến lượt một nhà văn lão thành?
    Tôi nghĩ ông Thiệp cũng không chửi cá nhân ai cả. Thế mà có những "nhà" lại đem bản thân ông ấy ra mà mổ xẻ kỹ lưỡng. Thân thế, sự nghiệp và cách thức ông Thiệp kiếm sống đều đã được thành viên "hội đồng" phơi ra bằng nhiều cách. "Nhân vô thập toàn", các "nhà" cứ ra sức bới móc mà không biết ngượng. Có nhà thơ lại khép tội ông Thiệp là "chửi có thưởng". Ai thưởng? Ai dám thưởng? Và nếu có ai (muốn) thưởng thì tại bởi làm sao nhỉ? Và nếu Nguyễn Huy Thiệp được thưởng thì các "nhà" đó có ghen tức trong bụng ngoài mặt không?
    8.4.2004
    (Bài trên talawas)
  3. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Lê Minh
    Tổng cốc
    "Hội đồng tổng cốc đề ra
    Xem ai tích cực tham gia hội đồng?"
    Đồng dao Việt Nam
    Xin góp thêm với độc giả một số suy đoán của cá nhân người viết về cái lối phê bình mà làng văn Việt Nam đang dành cho Nguyễn Huy Thiệp sau bài "Trò chuyện với hoa thủy tiên hay những nhầm lẫn của nhà văn".
    Tôi cho rằng ông Thiệp viết bài đó vì ông ấy trăn trở dữ dội. Có nhà văn hay nhà thơ đích thực nào mà không trăn trở? Không trăn trở và dằn vặt thì làm sao viết đựơc?. Lí do có thể là bởi vì gần đây ông không có tác phẩm hay, như ai đó đã "phán". Cách đây hơn mười năm, ông ấy cũng trăn trở đấy, có thế thì mới ra được những là Giọt máu hay Tướng về hưu chứ. Lúc đó ông Thiệp cũng bị "đánh đòn" nặng lắm. Những bài phê bình bây giờ chưa thấm gì so với thời đó đâu, cho nên ông Thiệp chắc cũng nên lấy đó làm may mắn.
    Phải chăng trong không khí đổi mới, trách nhiệm của báo chí Việt Nam đang dần bao gồm được chức năng tìm hiểu và phản ánh hai hay nhiều mặt và diễn biến hai hay nhiều chiều của cùng một sự việc, và dành quyền phán xét cuối cùng cho người đọc? Gần đây báo chí ở Việt Nam phần nào thể hiện được trách nhiệm của mình đối với một số vụ việc khác, nhưng trong sự kiện "Hoa thủy tiên" này thì không. Có lẽ họ nhớ lại câu chuyện của ông tổng biên tập Nguyên Ngọc ngày trước mà mắc phải chứng "canh cung chi điểu"?
    Cho đến lúc này vẫn chưa thấy ông Thiệp đáp lại trên báo. Không hiểu ông Thiệp quyết định không đáp lại hay là không được phép, không có điều kiện để đáp lại các "nhà" này? Liệu có phải tổng biên tập, biên tập viên và phóng viên các báo ngại không muốn "dây" vào Nguyễn Huy Thiệp?
    Thêm nữa, chưa thấy nhóm nhân vật đáng kính nhất trong câu chuyện này - độc giả ở Việt Nam - lên tiếng trên báo chí. Các tổng biên tập và biên tập viên chưa có thời giờ dành cho họ bàn chuyện này? Hay chính độc giả cảm thấy chán những cuộc tổng cốc và lo sợ về cái khả năng phải chịu đạn lạc?
    Ngạc nhiên hơn nữa là cách các vị phóng viên thực hiện phỏng vấn. Họ mớm và ép lời người được phỏng vấn đến mức trắng trợn. Chẳng hạn phóng viên Phương Thảo báo Công an nhân dân đặt câu hỏi như thế này: "Nhưng một số nhà văn ngây thơ đã cho rằng "trách nhiệm xã hội" của nhà văn chính là nhiệm vụ "ám chỉ". Vậy ai là "nhà văn ngây thơ"? Và có phải phóng viên và Chu Lai đều cùng một suy nghĩ, đều về một "phe"? Và nếu thực như vậy thì phỏng vấn làm gì hở chị Phương Thảo, hở báo Công an nhân dân?
    Vui vẻ nhất là một "hội đồng tổng cốc" thời nay đã xuất hiện và quyết định làm việc với ông Thiệp. À, chửi thơ thì sẽ có nhà thơ chửi giả, mặc dù nhà thơ đã không biết cách chửi giả cho khéo một chút, lại còn để lộ chân tướng là một con rối bị giật dây. Chửi sự nghiệp phê bình thì có ngay một nhà phê bình mắng lại, rồi đến lượt một nhà văn lão thành?
    Tôi nghĩ ông Thiệp cũng không chửi cá nhân ai cả. Thế mà có những "nhà" lại đem bản thân ông ấy ra mà mổ xẻ kỹ lưỡng. Thân thế, sự nghiệp và cách thức ông Thiệp kiếm sống đều đã được thành viên "hội đồng" phơi ra bằng nhiều cách. "Nhân vô thập toàn", các "nhà" cứ ra sức bới móc mà không biết ngượng. Có nhà thơ lại khép tội ông Thiệp là "chửi có thưởng". Ai thưởng? Ai dám thưởng? Và nếu có ai (muốn) thưởng thì tại bởi làm sao nhỉ? Và nếu Nguyễn Huy Thiệp được thưởng thì các "nhà" đó có ghen tức trong bụng ngoài mặt không?
    8.4.2004
    (Bài trên talawas)
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    [Bùi Việt Thắng- Tiểu thuyết có phải là ?oMột nồi lẩu nóng hổi của nghệ thuật? - Hay là những nhầm lẫn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp?
    Trên tạp chí Ngày nay (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam từ các số 19, 20, 21, 22, 23) nhà văn Nguyễn Huy Thiệp công bố một tiểu luận văn học dài, nhan đề Thời của tiểu thuyết . Đọc tiểu luận của Nguyễn Huy Thiệp, nhiều độc giả - trong đó có tôi - thấy nhà văn viết quá "tung bút", đặc biệt có một số nhầm lẫn đáng tiếc khi nhận định về văn học, về tiểu thuyết. Viết bài trao đổi này, tôi chỉ có một mong muốn là được đối thoại với Nguyễn Huy Thiệp, một nhà văn có tiếng nhờ viết truyện ngắn. Còn như Nguyễn Huy Thiệp, nhà tiểu thuyết và là người cổ súy các nhà văn trẻ hãy viết tiểu thuyết mới hòng "tiêu diệt" được các nhà văn "tiền nhiệm" thì quả thật dám lấy cột chống... trời. Cũng vì vừa viết xong tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu - chưa in ở đâu - mà Nguyễn Huy Thiệp kêu gọi khẩn thiết "Tiểu thuyết. Trường thiên tiểu thuyết. Phải là tiểu thuyết. Đó là một nhu cầu của thời hiện tại". Trong văn chương, nhiều khi nhiệt tình không thay thế được tài năng. Kính thưa nhà văn - tác giả truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp!
    1. Cổ nhân thường nói "Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng". Một trong những sai lầm tai hại nhất của con người là ngộ nhận về mình. Còn nhớ dạo Nguyễn Huy Thiệp mới lóe sáng trên văn đàn, nghe đâu có nhà khá nổi tiếng lúc đó nghĩ rằng mình có thể đổi cả nghiệp văn chương để viết được "một cái" như Tướng về hưu. Văn giới thì đồng tình nhận xét rằng "thần nhập" vào Nguyễn Huy Thiệp. Quả thật cho đến bây giờ, sau gần hai chục năm xuất hiện, mọi người đều công nhận Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng truyện ngắn. Không phải không có lý do khi ai đó cho rằng "Thể loại chọn nhà văn chứ nhà văn không chọn được thể loại". Anh thuộc loại nhà văn thành danh nhờ truyện ngắn (thuộc loại "đứng được" với giời gian, viết đồng đều được khoảng 30 truyện - nói theo cách của chính Nguyễn Huy Thiệp). Thế mà giờ đây anh lại khuyên các nhà văn trẻ phải tìm "hình thức mới, thể loại khác, mới hòng tiêu diệt được các nhà văn tiền nhiệm đáng ghét. Lại nữa, Nguyễn Huy Thiệp khi bị Nguyễn Hoàng Đức phê bình, chợt nhận ra người phê bình có lý "nếu như tôi cũng chỉ là một tác giả truyện ngắn mà thôi". Không phải thấy người khác làm gì thì mình cũng làm như thế. Kiểu ấy gọi là "a dua". Rõ ràng là, vì sốt ruột thấy cả làng văn đổ xô viết tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp cũng chẳng thua ai, liền tung ra Tuổi hai mươi yêu dấu. Tuổi hai mươi yêu dấu thì đúng, còn tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu thì khó mà yêu. Với 30 đoạn văn ngắn ghép lại, gắn lại bằng một thể thức "tiểu thuyết - du ký", tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đúng là "một nồi lẩu nóng hổi của nghệ thuật". Người ta nói sở dĩ huyền thoại bóng đá thế giới Pêlê trở thành Vua là vì anh ta giã từ sân cỏ đúng lúc. Còn Nguyễn Huy Thiệp khó trở thành nhà tiểu thuyết vì đã từ bỏ truyện ngắn - thể loại làm nên tên tuổi nhà văn. (Hơn thế như anh thừa nhận : "Tôi cũng có viết kịch, tiểu thuyết và tiểu luận văn học nhưng không phải ai cũng đọc nó và không phải ai cũng biết cách đọc nó").
    Làm cái gì cũng phải tính đến sở trường sở đoản của mình, đừng biến cái nọ thành cái kia, thất bại ắt tự mình chuốc lấy. Vì coi tiểu thuyết là "một cung cách làm việc buồn tẻ song đứng đắn hơn nhiều" còn truyện ngắn chỉ là bài tập văn chương, nên Nguyễn Huy Thiệp độ này quyết tâm, xắn tay áo viết tiểu thuyết. Anh hô to cho cả làng nghe "Phải là tiểu thuyết. Đó là một nhu cầu của thời hiện tại".
    Đó là nhầm lẫn thứ nhất của Nguyễn Huy Thiệp!
    2. Nhà tiểu thuyết Anh Angus Wilson xác nhận: "Là một hình thức nghệ thuật nghiêm túc, tiểu thuyết đã lớn lên từ chủ nghĩa cá nhân Tin lành, sau đó tiến tới chủ nghĩa nhân đạo" (Số phận của tiểu thuyết - NXB Tác phẩm mới, 1983). M.Kundera (nhà văn gốc Czech viết bằng tiếng Pháp) thì cho rằng "Nếu lẽ sống của tiểu thuyết là thường xuyên soi sáng thế giới sự sống và bảo vệ chúng ta chống lại sự quên lãng con người, thì phải chăng sự tồn tại của tiểu thuyết lúc này là cần thiết hơn bao giờ hết". (M.Kundera - Tiểu luận. Nghệ thuật tiểu thuyết. Những di chúc bị phản bội. NXB Văn hóa - Thông tin, 2001). Tôi cũng không có điều kiện trích dẫn ra hàng loạt ý kiến, quan niệm về tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam và thế giới bàn về "Cỗ máy cái văn học"; về "Một nghệ thuật khám phá đời sống"; về "Tấm gương soi xã hội"... vì khuôn khổ một bài báo nhỏ.
    Tôi cho rằng Nguyễn Huy Thiệp đã nhầm lẫn khi cho rằng: "Tiểu thuyết như một nồi lẩu nóng hổi của nghệ thuật". Có lẽ cách ví von của Nguyễn Huy Thiệp là căn cứ vào "độ dày và tạp của tiểu thuyết có một cái gì đấy hấp dẫn" (hấp dẫn người viết hơn là người đọc). Trong thực tế, nồi lẩu cũng không phải là một thứ tạp nham mà vẫn có phân biệt rành rẽ bởi thức dùng chủ công của nó (hoặc "lẩu bò", "lẩu cá", "lẩu gà", "lẩu dê"...). Cái nồi lẩu nóng hổi của nghệ thuật mà Nguyễn Huy Thiệp đổ vấy cho tiểu thuyết, không phải là cách hình dung lâu đời về thể loại này.
    Từ quan niệm về tiểu thuyết như trên, Nguyễn Huy Thiệp đã tiến thêm một bước: "Nó không phải đại thuyết và nó không thể đáng tin cậy về mặt tư tưởng gì hết, nó cũng không phải là tấm gương soi của thời đại gì hết: nó kể chuyện và nhầm lẫn lung tung. Có thế thôi ! Sự hấp dẫn của tiểu thuyết chính là ở hình tượng, ở sự nhố nhăng câu chữ và sự huyễn ảo của các vấn đề mà nhà sáng tác kể chuyện". Tôi lại nghĩ khác, người đọc có thể nhầm lẫn, rối trí nhưng nhà văn thì không thể nào và không được phép nhầm lẫn, mất bình tĩnh. Thử hình dung chúng ta đang ngồi trên một chuyến xe thám hiểm vào một cõi tinh thần mà nhà văn tay lái run rẩy, loạng choạng thì tất cả xuống vực sâu là cái chắc... Té ra cái câu "Văn học là lương tri của thời đại" bấy lâu nay chúng ta nghe nhầm chăng!?
    Mặc dù Nguyễn Huy Thiệp có viết thêm về tính "ăn tạp" của tiểu thuyết và lý giải tính "tạp" này như là: "khía cạnh bác học, bao trùm của thể loại này. Nhiều bộ tiểu thuyết vĩ đại đến nỗi người ta coi nó như là một bộ từ điển, một bộ bách khoa toàn thư về đời sống". Nhưng nghĩa của "ăn tạp" theo cách hiểu và viết của Nguyễn Huy Thiệp là có thể bê tất cả vào tác phẩm. Thậm chí theo anh thì cả Puskin, Heine, Neruda - nhiều khi viết, đặc biệt là thời kỳ đầu - cũng chỉ đơn giản vì cái lẽ "tham sân si" mà thôi. Đọc Tuổi hai mươi yêu dấu của Nguyễn Huy Thiệp ta sẽ thấy cái "tạp" của tiểu thuyết này. Có một nhận xét rất chí lý rằng "tạp và tục, ranh giới chỉ là một sợi tóc", có thể không được Nguyễn Huy Thiệp thừa nhận, trong trường hợp anh viết tiểu thuyết trên.
    3. Nhầm lẫn thứ ba của Nguyễn Huy Thiệp mắc phải là dám đứng ra minh định các giá trị văn học Đông - Tây, Kim - Cổ, đặc biệt là cách phân chia, dự đoán sự phát triển của tiểu thuyết nước nhà.
    Đầu tiên Nguyễn Huy Thiệp dự đoán: "Rồi đây thành công của tiểu thuyết Việt Nam sẽ không phải ở dạng tiểu thuyết chính thống, kiểu tự vấn, tự sự mà có khả năng sẽ rơi vào dạng tiểu thuyết mua vui cũng được một vài trống canh : dạng tiểu thuyết tình cảm, phiêu lưu, trinh thám hoặc cái gì từa tựa thế". Người ta nói mọi sự so sánh đều khập khiễng, thế mà Nguyễn Huy Thiệp lại đem tiểu thuyết ra so sánh với nhạc trẻ "Các ca khúc thu hút giới trẻ (nhạc trẻ) vẫn thường ăn khách ở trong các tụ điểm vui chơi nhiều hơn ca khúc truyền thống".
    Tiếp nữa, Nguyễn Huy Thiệp xếp Ba người lính ngự lâm pháo thủ của A.Dumas, Ivanhoe của Walter Scott cũng chỉ thuộc kiểu tiểu thuyết mua vui. Vì đề cao tính chất "du hí" của văn chương nên anh đã kiên quyết: "Chúng ta không nên quá coi trọng thiên chức trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương, Tú Xương. Ngay cả những thiên chức trong sáng tác của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu... đôi khi cũng còn đáng ngờ".
    Thật tình tôi không hiểu Nguyễn Huy Thiệp căn cứ vào đâu mà hạ bút viết "Tiểu thuyết - ngay từ thuở xưa người ta đã coi là một thể loại thị phi. Nguyễn Du coi Truyện Kiều là sách mua vui cũng được một vài trống canh". Đúng là ở câu kết (số 3253) kiệt tác Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du viết: "Lời quê chắp nhặt dông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh". Nhưng phần mở đầu, nhà thơ vĩ đại viết: "Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng".
    Một lần ra chuyên đề bài tập truyện ngắn, tôi yêu cầu sinh viên bình luận ý kiến của L. Tolstoi "Tôi không hiểu đâu là ranh giới giữa thơ ca và văn xuôi". Sinh viên đa số đều nghiêng về phía cho rằng nhà thơ dường như không có chủ kiến !? Thật ra thì đó là cách nói của một vĩ nhân, chúng ta hóa ra là những kẻ tiểu nhân nên rất có thể hiểu không đúng người khác.
    4. "Thời của tiểu thuyết" theo cách lý giải của Nguyễn Huy Thiệp là "Tiểu thuyết hiện nay có vẻ như một trang phục hợp cách với văn học Việt Nam". Xin thưa với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nếu anh đồng ý với tôi, thì thế kỷ XX là thế kỷ của tiểu thuyết chứ không còn đợi đến bây giờ, đến khi truyện ngắn "tha hóa, xuống cấp". Xa hơn nữa, có thể coi Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiểu tiểu thuyết - thơ như Yevgeny Onegin của A.Puskin (cũng xuất hiện đầu thế kỷ XIX).
    Lại nữa, ít người đồng ý với Nguyễn Huy Thiệp khi nhà văn cho rằng: "Thời của tiểu thuyết sẽ là thời của những ta-bu ít dần đi, không còn nữa. Đấy là thời mà những kiêng kỵ, húy kỵ sẽ không còn nữa". Cái thời của tiểu thuyết lại càng không thể, như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khẳng định "Thời của tiểu thuyết phải chăng là thời của các bậc trưởng giả ngồi rung đùi viết văn ? Thế chẳng vui sao ? Thế chẳng sướng sao ?". Vậy ai là "các bậc trưởng giả" đây ? Nguyễn Huy Thiệp chăng ? Hay là các nhà văn luôn có ý chí đấu tranh với "sự tầm thường của tập thể" (như một tiêu đề do Nguyễn Huy Thiệp đặt ra trong bài viết cuối cùng in trên tạp chí Ngày nay, số 23 năm 2003).
    Những nhầm lẫn nếu có ở một người nào đó cũng là lẽ thường tình (là tôi, là anh, là ai đó trong xã hội). Một người thông minh và chân tài không bao giờ sợ khuyết điểm, chỉ sợ có mà không dám nhận hoặc cố tình không nhận.
    Thời nào cũng có thể là thời của tiểu thuyết (xét cụ thể trong văn học hiện đại Việt Nam thế kỷ XX) và cũng là thời của thơ ca, truyện ngắn, kịch. Chỉ có điều là thiếu những văn tài đích thực mà thôi. Thời thế tạo anh hùng, anh hùng cũng tạo nên thời thế. Một nhà tiểu thuyết tài năng có thể tạo ra thời đại của tiểu thuyết. Nhưng có một trăm nhà văn trung bình, sản xuất ra một nghìn cuốn tiểu thuyết thì cũng không bao giờ tạo ra thời hay nền tiểu thuyết cả.
    Thưa với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, tôi ngờ anh viết Tuổi hai mươi yêu dấu không nhằm để mua vui, mà nhằm cái khác, nhưng không thành đấy thôi!
    Hà Nội, 12.2003
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 07:45 ngày 14/04/2004
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    [Bùi Việt Thắng- Tiểu thuyết có phải là ?oMột nồi lẩu nóng hổi của nghệ thuật? - Hay là những nhầm lẫn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp?
    Trên tạp chí Ngày nay (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam từ các số 19, 20, 21, 22, 23) nhà văn Nguyễn Huy Thiệp công bố một tiểu luận văn học dài, nhan đề Thời của tiểu thuyết . Đọc tiểu luận của Nguyễn Huy Thiệp, nhiều độc giả - trong đó có tôi - thấy nhà văn viết quá "tung bút", đặc biệt có một số nhầm lẫn đáng tiếc khi nhận định về văn học, về tiểu thuyết. Viết bài trao đổi này, tôi chỉ có một mong muốn là được đối thoại với Nguyễn Huy Thiệp, một nhà văn có tiếng nhờ viết truyện ngắn. Còn như Nguyễn Huy Thiệp, nhà tiểu thuyết và là người cổ súy các nhà văn trẻ hãy viết tiểu thuyết mới hòng "tiêu diệt" được các nhà văn "tiền nhiệm" thì quả thật dám lấy cột chống... trời. Cũng vì vừa viết xong tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu - chưa in ở đâu - mà Nguyễn Huy Thiệp kêu gọi khẩn thiết "Tiểu thuyết. Trường thiên tiểu thuyết. Phải là tiểu thuyết. Đó là một nhu cầu của thời hiện tại". Trong văn chương, nhiều khi nhiệt tình không thay thế được tài năng. Kính thưa nhà văn - tác giả truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp!
    1. Cổ nhân thường nói "Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng". Một trong những sai lầm tai hại nhất của con người là ngộ nhận về mình. Còn nhớ dạo Nguyễn Huy Thiệp mới lóe sáng trên văn đàn, nghe đâu có nhà khá nổi tiếng lúc đó nghĩ rằng mình có thể đổi cả nghiệp văn chương để viết được "một cái" như Tướng về hưu. Văn giới thì đồng tình nhận xét rằng "thần nhập" vào Nguyễn Huy Thiệp. Quả thật cho đến bây giờ, sau gần hai chục năm xuất hiện, mọi người đều công nhận Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng truyện ngắn. Không phải không có lý do khi ai đó cho rằng "Thể loại chọn nhà văn chứ nhà văn không chọn được thể loại". Anh thuộc loại nhà văn thành danh nhờ truyện ngắn (thuộc loại "đứng được" với giời gian, viết đồng đều được khoảng 30 truyện - nói theo cách của chính Nguyễn Huy Thiệp). Thế mà giờ đây anh lại khuyên các nhà văn trẻ phải tìm "hình thức mới, thể loại khác, mới hòng tiêu diệt được các nhà văn tiền nhiệm đáng ghét. Lại nữa, Nguyễn Huy Thiệp khi bị Nguyễn Hoàng Đức phê bình, chợt nhận ra người phê bình có lý "nếu như tôi cũng chỉ là một tác giả truyện ngắn mà thôi". Không phải thấy người khác làm gì thì mình cũng làm như thế. Kiểu ấy gọi là "a dua". Rõ ràng là, vì sốt ruột thấy cả làng văn đổ xô viết tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp cũng chẳng thua ai, liền tung ra Tuổi hai mươi yêu dấu. Tuổi hai mươi yêu dấu thì đúng, còn tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu thì khó mà yêu. Với 30 đoạn văn ngắn ghép lại, gắn lại bằng một thể thức "tiểu thuyết - du ký", tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đúng là "một nồi lẩu nóng hổi của nghệ thuật". Người ta nói sở dĩ huyền thoại bóng đá thế giới Pêlê trở thành Vua là vì anh ta giã từ sân cỏ đúng lúc. Còn Nguyễn Huy Thiệp khó trở thành nhà tiểu thuyết vì đã từ bỏ truyện ngắn - thể loại làm nên tên tuổi nhà văn. (Hơn thế như anh thừa nhận : "Tôi cũng có viết kịch, tiểu thuyết và tiểu luận văn học nhưng không phải ai cũng đọc nó và không phải ai cũng biết cách đọc nó").
    Làm cái gì cũng phải tính đến sở trường sở đoản của mình, đừng biến cái nọ thành cái kia, thất bại ắt tự mình chuốc lấy. Vì coi tiểu thuyết là "một cung cách làm việc buồn tẻ song đứng đắn hơn nhiều" còn truyện ngắn chỉ là bài tập văn chương, nên Nguyễn Huy Thiệp độ này quyết tâm, xắn tay áo viết tiểu thuyết. Anh hô to cho cả làng nghe "Phải là tiểu thuyết. Đó là một nhu cầu của thời hiện tại".
    Đó là nhầm lẫn thứ nhất của Nguyễn Huy Thiệp!
    2. Nhà tiểu thuyết Anh Angus Wilson xác nhận: "Là một hình thức nghệ thuật nghiêm túc, tiểu thuyết đã lớn lên từ chủ nghĩa cá nhân Tin lành, sau đó tiến tới chủ nghĩa nhân đạo" (Số phận của tiểu thuyết - NXB Tác phẩm mới, 1983). M.Kundera (nhà văn gốc Czech viết bằng tiếng Pháp) thì cho rằng "Nếu lẽ sống của tiểu thuyết là thường xuyên soi sáng thế giới sự sống và bảo vệ chúng ta chống lại sự quên lãng con người, thì phải chăng sự tồn tại của tiểu thuyết lúc này là cần thiết hơn bao giờ hết". (M.Kundera - Tiểu luận. Nghệ thuật tiểu thuyết. Những di chúc bị phản bội. NXB Văn hóa - Thông tin, 2001). Tôi cũng không có điều kiện trích dẫn ra hàng loạt ý kiến, quan niệm về tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam và thế giới bàn về "Cỗ máy cái văn học"; về "Một nghệ thuật khám phá đời sống"; về "Tấm gương soi xã hội"... vì khuôn khổ một bài báo nhỏ.
    Tôi cho rằng Nguyễn Huy Thiệp đã nhầm lẫn khi cho rằng: "Tiểu thuyết như một nồi lẩu nóng hổi của nghệ thuật". Có lẽ cách ví von của Nguyễn Huy Thiệp là căn cứ vào "độ dày và tạp của tiểu thuyết có một cái gì đấy hấp dẫn" (hấp dẫn người viết hơn là người đọc). Trong thực tế, nồi lẩu cũng không phải là một thứ tạp nham mà vẫn có phân biệt rành rẽ bởi thức dùng chủ công của nó (hoặc "lẩu bò", "lẩu cá", "lẩu gà", "lẩu dê"...). Cái nồi lẩu nóng hổi của nghệ thuật mà Nguyễn Huy Thiệp đổ vấy cho tiểu thuyết, không phải là cách hình dung lâu đời về thể loại này.
    Từ quan niệm về tiểu thuyết như trên, Nguyễn Huy Thiệp đã tiến thêm một bước: "Nó không phải đại thuyết và nó không thể đáng tin cậy về mặt tư tưởng gì hết, nó cũng không phải là tấm gương soi của thời đại gì hết: nó kể chuyện và nhầm lẫn lung tung. Có thế thôi ! Sự hấp dẫn của tiểu thuyết chính là ở hình tượng, ở sự nhố nhăng câu chữ và sự huyễn ảo của các vấn đề mà nhà sáng tác kể chuyện". Tôi lại nghĩ khác, người đọc có thể nhầm lẫn, rối trí nhưng nhà văn thì không thể nào và không được phép nhầm lẫn, mất bình tĩnh. Thử hình dung chúng ta đang ngồi trên một chuyến xe thám hiểm vào một cõi tinh thần mà nhà văn tay lái run rẩy, loạng choạng thì tất cả xuống vực sâu là cái chắc... Té ra cái câu "Văn học là lương tri của thời đại" bấy lâu nay chúng ta nghe nhầm chăng!?
    Mặc dù Nguyễn Huy Thiệp có viết thêm về tính "ăn tạp" của tiểu thuyết và lý giải tính "tạp" này như là: "khía cạnh bác học, bao trùm của thể loại này. Nhiều bộ tiểu thuyết vĩ đại đến nỗi người ta coi nó như là một bộ từ điển, một bộ bách khoa toàn thư về đời sống". Nhưng nghĩa của "ăn tạp" theo cách hiểu và viết của Nguyễn Huy Thiệp là có thể bê tất cả vào tác phẩm. Thậm chí theo anh thì cả Puskin, Heine, Neruda - nhiều khi viết, đặc biệt là thời kỳ đầu - cũng chỉ đơn giản vì cái lẽ "tham sân si" mà thôi. Đọc Tuổi hai mươi yêu dấu của Nguyễn Huy Thiệp ta sẽ thấy cái "tạp" của tiểu thuyết này. Có một nhận xét rất chí lý rằng "tạp và tục, ranh giới chỉ là một sợi tóc", có thể không được Nguyễn Huy Thiệp thừa nhận, trong trường hợp anh viết tiểu thuyết trên.
    3. Nhầm lẫn thứ ba của Nguyễn Huy Thiệp mắc phải là dám đứng ra minh định các giá trị văn học Đông - Tây, Kim - Cổ, đặc biệt là cách phân chia, dự đoán sự phát triển của tiểu thuyết nước nhà.
    Đầu tiên Nguyễn Huy Thiệp dự đoán: "Rồi đây thành công của tiểu thuyết Việt Nam sẽ không phải ở dạng tiểu thuyết chính thống, kiểu tự vấn, tự sự mà có khả năng sẽ rơi vào dạng tiểu thuyết mua vui cũng được một vài trống canh : dạng tiểu thuyết tình cảm, phiêu lưu, trinh thám hoặc cái gì từa tựa thế". Người ta nói mọi sự so sánh đều khập khiễng, thế mà Nguyễn Huy Thiệp lại đem tiểu thuyết ra so sánh với nhạc trẻ "Các ca khúc thu hút giới trẻ (nhạc trẻ) vẫn thường ăn khách ở trong các tụ điểm vui chơi nhiều hơn ca khúc truyền thống".
    Tiếp nữa, Nguyễn Huy Thiệp xếp Ba người lính ngự lâm pháo thủ của A.Dumas, Ivanhoe của Walter Scott cũng chỉ thuộc kiểu tiểu thuyết mua vui. Vì đề cao tính chất "du hí" của văn chương nên anh đã kiên quyết: "Chúng ta không nên quá coi trọng thiên chức trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương, Tú Xương. Ngay cả những thiên chức trong sáng tác của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu... đôi khi cũng còn đáng ngờ".
    Thật tình tôi không hiểu Nguyễn Huy Thiệp căn cứ vào đâu mà hạ bút viết "Tiểu thuyết - ngay từ thuở xưa người ta đã coi là một thể loại thị phi. Nguyễn Du coi Truyện Kiều là sách mua vui cũng được một vài trống canh". Đúng là ở câu kết (số 3253) kiệt tác Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du viết: "Lời quê chắp nhặt dông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh". Nhưng phần mở đầu, nhà thơ vĩ đại viết: "Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng".
    Một lần ra chuyên đề bài tập truyện ngắn, tôi yêu cầu sinh viên bình luận ý kiến của L. Tolstoi "Tôi không hiểu đâu là ranh giới giữa thơ ca và văn xuôi". Sinh viên đa số đều nghiêng về phía cho rằng nhà thơ dường như không có chủ kiến !? Thật ra thì đó là cách nói của một vĩ nhân, chúng ta hóa ra là những kẻ tiểu nhân nên rất có thể hiểu không đúng người khác.
    4. "Thời của tiểu thuyết" theo cách lý giải của Nguyễn Huy Thiệp là "Tiểu thuyết hiện nay có vẻ như một trang phục hợp cách với văn học Việt Nam". Xin thưa với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nếu anh đồng ý với tôi, thì thế kỷ XX là thế kỷ của tiểu thuyết chứ không còn đợi đến bây giờ, đến khi truyện ngắn "tha hóa, xuống cấp". Xa hơn nữa, có thể coi Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiểu tiểu thuyết - thơ như Yevgeny Onegin của A.Puskin (cũng xuất hiện đầu thế kỷ XIX).
    Lại nữa, ít người đồng ý với Nguyễn Huy Thiệp khi nhà văn cho rằng: "Thời của tiểu thuyết sẽ là thời của những ta-bu ít dần đi, không còn nữa. Đấy là thời mà những kiêng kỵ, húy kỵ sẽ không còn nữa". Cái thời của tiểu thuyết lại càng không thể, như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khẳng định "Thời của tiểu thuyết phải chăng là thời của các bậc trưởng giả ngồi rung đùi viết văn ? Thế chẳng vui sao ? Thế chẳng sướng sao ?". Vậy ai là "các bậc trưởng giả" đây ? Nguyễn Huy Thiệp chăng ? Hay là các nhà văn luôn có ý chí đấu tranh với "sự tầm thường của tập thể" (như một tiêu đề do Nguyễn Huy Thiệp đặt ra trong bài viết cuối cùng in trên tạp chí Ngày nay, số 23 năm 2003).
    Những nhầm lẫn nếu có ở một người nào đó cũng là lẽ thường tình (là tôi, là anh, là ai đó trong xã hội). Một người thông minh và chân tài không bao giờ sợ khuyết điểm, chỉ sợ có mà không dám nhận hoặc cố tình không nhận.
    Thời nào cũng có thể là thời của tiểu thuyết (xét cụ thể trong văn học hiện đại Việt Nam thế kỷ XX) và cũng là thời của thơ ca, truyện ngắn, kịch. Chỉ có điều là thiếu những văn tài đích thực mà thôi. Thời thế tạo anh hùng, anh hùng cũng tạo nên thời thế. Một nhà tiểu thuyết tài năng có thể tạo ra thời đại của tiểu thuyết. Nhưng có một trăm nhà văn trung bình, sản xuất ra một nghìn cuốn tiểu thuyết thì cũng không bao giờ tạo ra thời hay nền tiểu thuyết cả.
    Thưa với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, tôi ngờ anh viết Tuổi hai mươi yêu dấu không nhằm để mua vui, mà nhằm cái khác, nhưng không thành đấy thôi!
    Hà Nội, 12.2003
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 07:45 ngày 14/04/2004
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Trần Wũ Khang-Bên lề bàn tròn văn học
    Trao đổi với Dương Tường, Nguyên Ngọc, Nguyễn Huy Thiệp
    Mỗi phản ứng, bất kì phản ứng dạng nào cũng tốn hao năng lượng và phân tán tinh thần. Chúng ta không thể làm cái gì "lớn" nếu cứ mãi phản ứng. Khi phản ứng đó có nguy cơ đưa nhiều người vào cuộc. Và nhất là khi chúng ta phải phản ứng lại với nhân vật nổi tiếng, phát biểu về một lĩnh vực khá mơ hồ là thơ trong tình hình văn chương Việt Nam còn nhập nhằng giữa cũ/mới, truyền thống/hiện đại, chính thống/không chính thống, trong/ngoài nước? thì diễn biến của phản ứng với trao đổi rất khó lường và hứa hẹn sẽ kéo dài vô tận.
    Thế nhưng, một khi phát biểu của con người nổi tiếng ấy về lĩnh vực mơ hồ ấy trong sinh hoạt văn chương như thế ấy không những không ******** hình sáng sủa thêm mà còn làm vẩn đục đồng thời đầu độc không khí, thì phản ứng luôn là cần thiết.
    1. Trích dẫn
    Trong bài: Mười năm trên giá sách văn chương (Bàn tròn văn học - lấy mốc năm 1991), Sinh viên Việt Nam, số 4, ngày 04.11.2003, Nguyên Ngọc viết:
    "Một số tác giả khác, như Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, hoặc Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư trong thơ? có quẫy cựa, tìm tòi, cố phá vỡ hình thức nghệ thuật cũ, để tìm ra một hình thức mới. Nhưng cảm giác chung là những tìm tòi đáng hoan nghênh đó chưa định hình."
    Cũng tại trang báo này, Dương Tường nhận xét:
    "Tôi cũng đồng ý với quan điểm của anh Nguyên Ngọc. Nhà văn chúng ta? dốt quá. Không chịu học, không chịu đọc, lại mang cái bệnh "ếch ngồi đáy giếng", mới "nho nhoe" một tí cứ tưởng mình nhất thế giới, thực ra cỡ như Thiệp ở Đức, Mỹ, Nhật, Pháp?cũng có thể?vơ hàng tá! Ngoại ngữ cũng là lực cản để nhà văn chúng ta tiếp cận những dòng văn học mới của thế giới. Giới họa sĩ có đến 50% biết ngoại ngữ nên họ tiếp cận với hình thức mĩ thuật mới thế giới rất nhanh trong khi cánh nhà văn trẻ thì đa số tiếp cận văn học thế giới qua bản dịch".
    Trong bài: Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn, báo Ngày Nay, số 06.2004, Nguyễn Huy Thiệp viết:
    "Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều "vô học", tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào "cảm hứng" để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả."(?) "nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa".
    Phát biểu của ba nhân vật nổi tiếng trong làng văn Việt Nam hôm nay (tôi chỉ xét) về thơ, nổi lên ba thiếu khuyết:
    ? Sự thiếu hiểu biết về thơ và chuyển động thi ca hôm nay.
    ? Một nhận định bất cập đầy định kiến về tính cách nhà thơ.
    ? Một thái độ vô trách nhiệm, do đó cực kì tai hại.
    2. Tính cách nhà thơ
    Nhà thơ có như Nguyễn Huy Thiệp nhìn nhận không? Dù anh có trừ ra, nhưng đó là những ai? Ai được hân hạnh nằm trong số "vài ba", "đếm trên đầu ngón tay" của anh? Tuyệt không tên tuổi nào cụ thể được nêu ra, đủ thấy anh mơ hồ đến mức nào rồi. Nhà thơ có chiếm số lượng "hơn 80%" như anh nói? Trong số này, bao nhiêu là nhà thơ thuần tuý, bao nhiêu thơ át văn và mấy người cư trú trên đường biên thơ và văn? Số liệu rất đáng nghi ngờ, một con số chung chung ai cũng có thể nói được này càng làm nổi rõ cái mơ hồ lẫn cẩu thả của anh.
    Nữa: tính cách, việc làm của nhà thơ có giống anh phán đổ đồng không: "nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào "cảm hứng" để tùy tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa", và "đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa"?
    Thế anh nghĩ sao về hai khuôn mặt thơ ở thế hệ trước: Chế Lan Viên, Xuân Diệu? Có nhà "văn" nào chuyên nghiệp hơn hai ông? Ngay thế hệ U50 của hôm nay thôi, văn đàn Việt Nam vẫn có thể trưng dẫn các minh chứng sáng giá. Mời anh đọc lý lịch sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều hay nhà thơ dân tộc Chăm Inrasara. Ngay Lý Đợi, một thi sĩ trẻ mới qua tuổi 25, đã vừa làm thơ, viết báo đồng thời nỗ lực (dịch) giới thiệu các nhà thơ gốc Việt viết bằng tiếng Anh. Hay dở chưa vội bàn, ở đây tôi nói về thái độ làm việc của họ. Tạm nêu vài ví dụ như thế.
    3. Nguyên nhân yếu kém của thơ Việt
    Nguyễn Huy Thiệp chê nhà văn ta kém sinh ngữ, "vô học". Nguyên Ngọc hay Dương Tường cũng thế. Nguyên Ngọc khẳng định:
    "Trong đám anh em tôi biết ở Hà Nội, số có trình độ đọc được trực tiếp văn học thế giới bằng ngoại ngữ có thể đếm, và không hết năm ngón trên một bàn tay!" [1]
    (Lại ngón tay!) Dương Tường cũng đồng ý với quan điểm của Nguyên Ngọc rằng "nhà văn chúng ta? dốt quá. Trong khi cánh họa sĩ có tới 50% biết ngoại ngữ."
    Đây lại là con số vu vơ, áng chừng, thiếu khoa học. Chưa có một thống kê xã hội học thì làm sao các anh có thể nêu được con số: "đầu ngón tay" hay "50%"? Nữa: Dương Tường tuyên rằng nhà văn cỡ Nguyễn Huy Thiệp, anh có thể vơ được hàng tá ở Đức, Pháp (hàng tá là bao nhiêu, gồm các tên tuổi nào - chúng tôi đang chờ anh khai báo). Thế còn cỡ anh?
    Tất cả phát biểu trên nói lên cái gì? Nhà văn ta thiếu trình độ văn hoá, nên theo ý các anh điều kiện thiết yếu là cần phải bổ túc văn hoá cao cấp cho họ! (Hệt đề nghị của Hoàng Ngọc Hiến với các nhà phê bình Việt Nam hiện nay: "Điều đáng quan tâm, đáng lo ngại hiện nay không phải là "cơ sở lí luận" mà là "trình độ văn hoá" của người làm phê bình"). Làm như Hoài Thanh thì "trình độ văn hóa" hơn các nhà phê bình hôm nay lăm lắm! [2]
    Không sai. Nhưng đó có phải là mấu chốt vấn đề không?
    Trong lúc các anh cho nhà văn Việt Nam "dốt quá", bồi dưỡng kiến thức văn hoá và sinh ngữ thì viết sẽ hay ngay, thì Phan Nhiên Hạo "tin rằng chỉ cần từ chối thoả hiệp, các nhà văn đã có thể viết những tác phẩm rất thuyết phục trên cái nền hiện thực có một không hai của Việt Nam".
    Những khẳng định này gợi ý cho một bài viết khác, ở đây tôi chỉ xin đặt vài câu hỏi: Thế Dương Tường biết sinh ngữ và đọc nhiều sách Tây thì đã viết hay hơn Nguyễn Huy Thiệp? Hoặc Nguyên Ngọc so với Bảo Ninh? Hay J.P. Sartre/W. Faulkner? Sinh ngữ với trình độ, nếu chỉ có vậy thì nhà văn hải ngoại ăn đứt người viết trong nước là cái chắc, nhưng sự thể có như thế không? Còn các vị bảo bởi người Việt hải ngoại thiếu nguồn sữa ngôn ngữ sống thì tôi rất nghi ngờ. J.Brodsky lưu vong 30 năm vẫn cứ hay hơn cả mấy ngàn nhà thơ Nga nội địa đấy chứ! Rồi tại sao F.Dostoievski viết ngày càng lên tay để tác phẩm hay nhất là sáng tác cuối đời, trong lúc L.Tolstoi sau Chiến tranh và hoà bình thì bắt đầu "đi xuống"; như vậy ông sau có kém trình độ văn hoá hơn ông trước?
    Tôi biết các anh rất chán, rất nóng ruột cho tình hình văn chương Việt Nam nên đã vội vã phán xét thế, như là nói quá lên cho thiên hạ thức giấc. Ừ, mà cũng đáng chán thiệt! Nhưng tại sao không hành xử một cách chuyên nghiệp hơn bằng cách phân tích nguyên nhân xa và gần, sâu và nông bằng bài viết khoa học có khả năng thuyết phục đại đa số người đọc, mà các anh lại vội vàng làm đầy trang báo hay gồng mình trả lời phỏng vấn kèm những phán xét vu vơ và mơ hồ. (Tôi dùng từ "gồng mình" bởi có vị nhận định về lĩnh vực mình chưa nắm vững, nên nói đâu sai đó, nói nhiều sai nhiều, ít sai ít. Ví dụ Nguyễn Huy Thiệp "không dễ đọc" một tập thơ chưa có gì là cách tân quyết liệt như Nằm nghiêng, cũng góp lời).
    "Nằm nghiêng, thơ của Phan Huyền Thư là một tập thơ không phải dễ đọc. Ít nhất cũng là với tôi (TWK nhấn mạnh), một người viết văn xuôi."
    Như vậy, với uy tín cùng sự nổi tiếng của mình, các phán xét thiếu chuyên nghiệp chẳng những không giải quyết được gì mà còn làm vấn đề rối tung lên.
    4. Như vậy, 10 năm qua, Thơ Việt đang đứng ở đâu, sẽ đi về đâu?
    Dương Tường (ở Bàn tròn trên):
    "Trong thơ, tôi có cảm tình với bốn cây bút trẻ là Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Văn Cầm Hải và Nguyễn Hữu Hồng Minh. Tôi nghĩ họ là những giọng thơ đáng hứa hẹn."
    Nguyên Ngọc:
    "Một số tác giả khác (?) Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư trong thơ?có quẫy cựa, tìm tòi, cố phá vỡ hình thức nghệ thuật cũ, để tìm ra một hình thức mới. Nhưng cảm giác chung là những tìm tòi đáng hoan nghênh đó chưa định hình."
    Tại sao "có cảm tình"? Nhận định cả 10 năm thơ của một nước, nếu chỉ dựa vào cảm tình (rất dễ bị cảm tính) thì có xứng đáng ngồi vào bàn tròn văn học không? Cảm tình của anh Dương Tường có khác gì với các vụ quảng cáo cây bút mới (tôi dùng từ quảng cáo theo nghĩa tốt) của các anh Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Hưng, Nguyễn Thuỵ Kha thời gian qua? Hay lắm, thiện chí lắm! Nhưng nếu chỉ giậm chân tại chỗ thôi (không dùng tri thức về thi ca để nêu bật được cái độc đáo của thi pháp mới lạ nơi các thi sĩ trẻ), các anh sẽ không giúp được gì cho phát triển thơ Việt đương đại cả. Lắm khi còn gây dị ứng từ phía độc giả nữa, như đã từng xảy ra.
    Thế các cây bút thơ ở phía Nam đâu rồi, Dương Tường chưa đọc họ ư? Hay đã đọc nhưng anh thấy họ không góp gì vào tiến trình? Hoặc giả anh thuần không cảm tình với họ? Cả ở hải ngoại nữa? Trong lúc chính Nguyên Ngọc viết:
    "Cùng với văn học trong nước, văn học hải ngoại làm nên diện mạo của văn học Việt Nam ngày nay. Sẽ cực kì thiếu sót nếu biết văn học Việt Nam ngày nay mà không biết văn học Việt Nam hải ngoại."
    Chúng ta thử tưởng tượng: ví có dịch giả ngoại quốc nào nhiệt tình với tiếng Việt tin nghe lời Nguyên Ngọc, bỏ công dịch thi phẩm của hai nữ nhà thơ trẻ kia - tiêu biểu cho cách tân thơ Việt đương đại - ra tiếng nước ngoài, thì dân Anh, Pháp, Mỹ sẽ nghĩ gì? Đích thị các cách tân còn "chưa định hình" là đúng rồi, chứ chạy vào đâu! Trường hợp này, tôi đồ rằng nhà văn Nguyên Ngọc cũng "nghe nói", chứ anh không đọc gì cả! 10 năm qua (các anh lấy mốc 1991), Phan Huyền Thư và Vi Thuỳ Linh có là tiêu biểu cho cách tân thơ?
    Tôi nhớ cách đây 11 năm, Hoàng Hưng đã đưa ra hàng loạt khuôn mặt thơ đầy triển vọng có khả năng "đổi gác" thế hệ: Chinh Lê, Lê Thu Thuỷ, Lê Viết Hoàng Mai, Nhật Lệ, Nguyễn Quyến.
    Trên thi đàn hôm nay, họ mất hút đâu cả rồi!? Hơn thập kỉ qua, cả Nguyễn Quyến nữa mà nhiều người kì vọng, không còn thơ xuất hiện. Lỗi tại đâu?
    5. Các khuôn mặt thơ tiêu biểu
    10 năm thơ - các anh phán xét: "chưa định hình", rồi thì xoa đầu: "đáng hứa hẹn". Nhưng tôi nghĩ khác, và cũng có người nghĩ khác.
    Dựa vào giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 10 năm qua (lấy mốc 1993), Nguyễn Hoàng Sơn lên danh sách các khuôn mặt thơ tiêu biểu:
    Lứa trên 50, có: Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Nguyễn Đức Mậu, Thi Hoàng, Hoàng Trần Cương, Trúc Thông, Bằng Việt, Trần Mạnh Hảo, Thanh Tùng?
    Lứa trẻ U50 gia nhập "bảng phong thần" này có:
    ? Hoàng Nhuận Cầm (sinh 1952) "ghi nhận một phong cách đã định hình, đã chín rũ (...), sau giải thưởng, chưa công bố thi tập nào."
    ? Nguyễn Quang Thiều (1957), "giọng thơ trước đó chưa có hoặc nếu có cũng khó được khẳng định". Tuy vậy "ba tập thơ tiếp theo, thái độ tiếp nhận của công chúng và giới phê bình khá dè dặt".
    ? Inrasara (1957): có một "giọng điệu khá độc đáo".
    ? Thu Nguyệt (1963), Đặng Huy Giang, Tuyết Nga.
    Tiếp theo: "Một số nhà thơ @ khá thành công trong việc tiếp thị tên tuổi của mình", nhưng thực chất chưa tới đâu.
    Nguyễn Hoàng Sơn cho rằng: "Một thập niên thơ vừa qua, hay hay dở, hay đến đâu và dở đến đâu, trách nhiệm chính đương nhiên là của lứa các nhà thơ tôi đã kể tên trên". Qua đó, anh tuyên bố: "Thơ Việt Nam cận kề một cuộc cách mạng mới! (?) cuộc thay đổi này chắc chắn sẽ rung chuyển, sẽ là một cuộc cách mạng tầm cỡ, không kém gì cuộc cách mạng 1932?) [3]
    Một bảng danh sách khôn ngoan, dễ gì mà bắt bẻ!
    Mỗi năm có cả "biển thơ" [4] xuất hiện, cả thơ in báo lẫn thơ tập. Năm 2001: hơn 700 tập, năm 2003 "nghe nói" trên 1000 tập thơ ra đời (đây cũng là các con số vu vơ tôi lượm từ các báo). Không ai dám vỗ ngực tự xưng đọc tới 20% trong số đó, chứ đừng nói một nửa! Mỗi nhà thơ hay nhà phê bình thơ trong giới hạn không gian, mối quan hệ hay chuyện "hợp khẩu vị" của mình, vẫn có thể lập danh sách riêng, khá khác nhau, thậm chí chọi hẳn nhau.
    Trong phạm vi hiểu biết của mình, tôi cũng thử lập danh sách, chỉ tính các tên tuổi có sáng tác đóng góp vào chuyển động (hay "cách mạng", đổi mới, cách tân?, ai muốn dùng từ nào thì tuỳ) thơ Việt hôm nay, và chỉ kể các nhà thơ dưới 50 tuổi (lực lượng nồng cốt đang nỗ lực làm mới, và đã có thành tựu nhất định vào "cuộc cách mạng mới" của thơ Việt đương đại):
    ? Ở phía Bắc có: Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Ngô Tự Lập, Nguyễn Quyến, Phan Huyền Thư, Nguyễn Vĩnh Tiến.
    ? Ở phía Nam: Nguyễn Quốc Chánh, Inrasara, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lý Đợi, Bùi Chát, Phan Bá Thọ, Vương Huy, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Khúc Duy.
    ? Ở hải ngoại: Đỗ Kh, Nguyễn Hoàng Nam, Đinh Linh, Phan Nhiên Hạo, Lê Thị Thấm Vân, Thận Nhiên, Miên Đáng, Đinh Trường Chinh, Lê Nghĩa Quang Tuấn, Nguyễn Hoàng Tranh.
    (Tôi không chịu nổi "vân vân" hay "?" sau các tên, thứ thái độ hèn nhát rất thiếu sòng phẳng, như thể chừa ngõ hậu thoát thân. Tôi cũng không a dua đưa 3 khuôn mặt thơ được các phương tiện thông tin lặp đi lặp lại vài năm qua: Văn Cầm Hải, Vi Thuỳ Linh, Ly Hoàng Ly. Lối viết của Văn Cầm Hải rất cũ, trong khi Vi Thuỳ Linh với tôi là hiện tượng xã hội chứ không là hiện tượng thơ ca, còn Ly Hoàng Ly chỉ mới bước qua thời áo trắng.)
    Đây là Danh sách khác, rút từ theo dõi tiến triển thơ Việt của tôi, trong đó có người đã xuất bản trên chục tác phẩm và từng đoạt giải thưởng thơ hàng năm của Hội Nhà văn (Nguyễn Quang Thiều năm 1993, Inrasara: 1997 và 2003) có kẻ còn chưa ra được tập thơ riêng (Vương Huy, Nguyễn Vĩnh Nguyên), có khuôn mặt nổi đình đám (Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư) nhưng cũng có thi sĩ vẫn đương nằm trong bóng tối vô danh (Phan Bá Thọ, Khúc Duy), kẻ viết thơ "dơ" (Đỗ Kh., Bùi Chát) đứng xen các vị làm thơ sang trọng (Mai Văn Phấn, Phan Nhiên Hạo), người bị dị nghị này nọ nằm sát sườn anh đang làm việc nghiêm túc trong cơ quan nhà nước, có người tài năng gần như đã lộ trọn vẹn (Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng) trong lúc cả lớp trẻ tiềm năng hứa hẹn một bứt phá quyết liệt. Chính họ (cùng các thi tài chưa hoặc đã xuất hiện nhưng tôi chưa có cơ hội tiếp cận) sẽ vẽ nên khuôn mặt thi ca Việt Nam hôm nay và ngày mai.
    Khi nào chư vị bình tâm tìm đọc kĩ các nhà thơ tôi vừa dẫn ra, các vị mới có thể nhận định họ đã hay chưa "định hình", thơ Việt cận kề hay còn xa "cuộc cách mạng mới". Chỉ khi ấy thôi các vị mới hi vọng mức độ nào đó, tiếng nói của mình có thể đi tới người nghe được.
    Một danh sách chủ quan. Nhưng tôi tin rằng mình sẽ không phải nhầm lẫn đến 95% như anh Hoàng Hưng đã.
    Một phản ứng chủ quan, vài nhận định thẳng và chủ quan thế, nếu có gì sai, thiếu khuyết mời quý vị, các bạn thơ xa gần góp ý thẳng!
    Núi Xám, 22.03.2004
    © 2004 talawas
    [1] Nguyên Ngọc, Văn học, nội lực, trong-ngoài, và? Hợp lưu số 73, tháng 10&11.2003
    [2] Xem thêm: Nguyễn Hưng Quốc, Văn học Việt Nam, từ điểm nhìn h(ậu h)iện đại, Văn nghệ xuất bản, Hoa Kì, 1999, tr. 296-299.
    [3] Thơ Việt Nam cận kề một cuộc cách mạng mới, Văn nghệ, số 08.2004
    [4] Chữ của Nguyễn Hoà, Văn học 2003 - Một năm nhìn lại, VietNamNet, 06.01.2004
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Trần Wũ Khang-Bên lề bàn tròn văn học
    Trao đổi với Dương Tường, Nguyên Ngọc, Nguyễn Huy Thiệp
    Mỗi phản ứng, bất kì phản ứng dạng nào cũng tốn hao năng lượng và phân tán tinh thần. Chúng ta không thể làm cái gì "lớn" nếu cứ mãi phản ứng. Khi phản ứng đó có nguy cơ đưa nhiều người vào cuộc. Và nhất là khi chúng ta phải phản ứng lại với nhân vật nổi tiếng, phát biểu về một lĩnh vực khá mơ hồ là thơ trong tình hình văn chương Việt Nam còn nhập nhằng giữa cũ/mới, truyền thống/hiện đại, chính thống/không chính thống, trong/ngoài nước? thì diễn biến của phản ứng với trao đổi rất khó lường và hứa hẹn sẽ kéo dài vô tận.
    Thế nhưng, một khi phát biểu của con người nổi tiếng ấy về lĩnh vực mơ hồ ấy trong sinh hoạt văn chương như thế ấy không những không ******** hình sáng sủa thêm mà còn làm vẩn đục đồng thời đầu độc không khí, thì phản ứng luôn là cần thiết.
    1. Trích dẫn
    Trong bài: Mười năm trên giá sách văn chương (Bàn tròn văn học - lấy mốc năm 1991), Sinh viên Việt Nam, số 4, ngày 04.11.2003, Nguyên Ngọc viết:
    "Một số tác giả khác, như Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, hoặc Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư trong thơ? có quẫy cựa, tìm tòi, cố phá vỡ hình thức nghệ thuật cũ, để tìm ra một hình thức mới. Nhưng cảm giác chung là những tìm tòi đáng hoan nghênh đó chưa định hình."
    Cũng tại trang báo này, Dương Tường nhận xét:
    "Tôi cũng đồng ý với quan điểm của anh Nguyên Ngọc. Nhà văn chúng ta? dốt quá. Không chịu học, không chịu đọc, lại mang cái bệnh "ếch ngồi đáy giếng", mới "nho nhoe" một tí cứ tưởng mình nhất thế giới, thực ra cỡ như Thiệp ở Đức, Mỹ, Nhật, Pháp?cũng có thể?vơ hàng tá! Ngoại ngữ cũng là lực cản để nhà văn chúng ta tiếp cận những dòng văn học mới của thế giới. Giới họa sĩ có đến 50% biết ngoại ngữ nên họ tiếp cận với hình thức mĩ thuật mới thế giới rất nhanh trong khi cánh nhà văn trẻ thì đa số tiếp cận văn học thế giới qua bản dịch".
    Trong bài: Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn, báo Ngày Nay, số 06.2004, Nguyễn Huy Thiệp viết:
    "Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều "vô học", tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào "cảm hứng" để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả."(?) "nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa".
    Phát biểu của ba nhân vật nổi tiếng trong làng văn Việt Nam hôm nay (tôi chỉ xét) về thơ, nổi lên ba thiếu khuyết:
    ? Sự thiếu hiểu biết về thơ và chuyển động thi ca hôm nay.
    ? Một nhận định bất cập đầy định kiến về tính cách nhà thơ.
    ? Một thái độ vô trách nhiệm, do đó cực kì tai hại.
    2. Tính cách nhà thơ
    Nhà thơ có như Nguyễn Huy Thiệp nhìn nhận không? Dù anh có trừ ra, nhưng đó là những ai? Ai được hân hạnh nằm trong số "vài ba", "đếm trên đầu ngón tay" của anh? Tuyệt không tên tuổi nào cụ thể được nêu ra, đủ thấy anh mơ hồ đến mức nào rồi. Nhà thơ có chiếm số lượng "hơn 80%" như anh nói? Trong số này, bao nhiêu là nhà thơ thuần tuý, bao nhiêu thơ át văn và mấy người cư trú trên đường biên thơ và văn? Số liệu rất đáng nghi ngờ, một con số chung chung ai cũng có thể nói được này càng làm nổi rõ cái mơ hồ lẫn cẩu thả của anh.
    Nữa: tính cách, việc làm của nhà thơ có giống anh phán đổ đồng không: "nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào "cảm hứng" để tùy tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa", và "đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa"?
    Thế anh nghĩ sao về hai khuôn mặt thơ ở thế hệ trước: Chế Lan Viên, Xuân Diệu? Có nhà "văn" nào chuyên nghiệp hơn hai ông? Ngay thế hệ U50 của hôm nay thôi, văn đàn Việt Nam vẫn có thể trưng dẫn các minh chứng sáng giá. Mời anh đọc lý lịch sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều hay nhà thơ dân tộc Chăm Inrasara. Ngay Lý Đợi, một thi sĩ trẻ mới qua tuổi 25, đã vừa làm thơ, viết báo đồng thời nỗ lực (dịch) giới thiệu các nhà thơ gốc Việt viết bằng tiếng Anh. Hay dở chưa vội bàn, ở đây tôi nói về thái độ làm việc của họ. Tạm nêu vài ví dụ như thế.
    3. Nguyên nhân yếu kém của thơ Việt
    Nguyễn Huy Thiệp chê nhà văn ta kém sinh ngữ, "vô học". Nguyên Ngọc hay Dương Tường cũng thế. Nguyên Ngọc khẳng định:
    "Trong đám anh em tôi biết ở Hà Nội, số có trình độ đọc được trực tiếp văn học thế giới bằng ngoại ngữ có thể đếm, và không hết năm ngón trên một bàn tay!" [1]
    (Lại ngón tay!) Dương Tường cũng đồng ý với quan điểm của Nguyên Ngọc rằng "nhà văn chúng ta? dốt quá. Trong khi cánh họa sĩ có tới 50% biết ngoại ngữ."
    Đây lại là con số vu vơ, áng chừng, thiếu khoa học. Chưa có một thống kê xã hội học thì làm sao các anh có thể nêu được con số: "đầu ngón tay" hay "50%"? Nữa: Dương Tường tuyên rằng nhà văn cỡ Nguyễn Huy Thiệp, anh có thể vơ được hàng tá ở Đức, Pháp (hàng tá là bao nhiêu, gồm các tên tuổi nào - chúng tôi đang chờ anh khai báo). Thế còn cỡ anh?
    Tất cả phát biểu trên nói lên cái gì? Nhà văn ta thiếu trình độ văn hoá, nên theo ý các anh điều kiện thiết yếu là cần phải bổ túc văn hoá cao cấp cho họ! (Hệt đề nghị của Hoàng Ngọc Hiến với các nhà phê bình Việt Nam hiện nay: "Điều đáng quan tâm, đáng lo ngại hiện nay không phải là "cơ sở lí luận" mà là "trình độ văn hoá" của người làm phê bình"). Làm như Hoài Thanh thì "trình độ văn hóa" hơn các nhà phê bình hôm nay lăm lắm! [2]
    Không sai. Nhưng đó có phải là mấu chốt vấn đề không?
    Trong lúc các anh cho nhà văn Việt Nam "dốt quá", bồi dưỡng kiến thức văn hoá và sinh ngữ thì viết sẽ hay ngay, thì Phan Nhiên Hạo "tin rằng chỉ cần từ chối thoả hiệp, các nhà văn đã có thể viết những tác phẩm rất thuyết phục trên cái nền hiện thực có một không hai của Việt Nam".
    Những khẳng định này gợi ý cho một bài viết khác, ở đây tôi chỉ xin đặt vài câu hỏi: Thế Dương Tường biết sinh ngữ và đọc nhiều sách Tây thì đã viết hay hơn Nguyễn Huy Thiệp? Hoặc Nguyên Ngọc so với Bảo Ninh? Hay J.P. Sartre/W. Faulkner? Sinh ngữ với trình độ, nếu chỉ có vậy thì nhà văn hải ngoại ăn đứt người viết trong nước là cái chắc, nhưng sự thể có như thế không? Còn các vị bảo bởi người Việt hải ngoại thiếu nguồn sữa ngôn ngữ sống thì tôi rất nghi ngờ. J.Brodsky lưu vong 30 năm vẫn cứ hay hơn cả mấy ngàn nhà thơ Nga nội địa đấy chứ! Rồi tại sao F.Dostoievski viết ngày càng lên tay để tác phẩm hay nhất là sáng tác cuối đời, trong lúc L.Tolstoi sau Chiến tranh và hoà bình thì bắt đầu "đi xuống"; như vậy ông sau có kém trình độ văn hoá hơn ông trước?
    Tôi biết các anh rất chán, rất nóng ruột cho tình hình văn chương Việt Nam nên đã vội vã phán xét thế, như là nói quá lên cho thiên hạ thức giấc. Ừ, mà cũng đáng chán thiệt! Nhưng tại sao không hành xử một cách chuyên nghiệp hơn bằng cách phân tích nguyên nhân xa và gần, sâu và nông bằng bài viết khoa học có khả năng thuyết phục đại đa số người đọc, mà các anh lại vội vàng làm đầy trang báo hay gồng mình trả lời phỏng vấn kèm những phán xét vu vơ và mơ hồ. (Tôi dùng từ "gồng mình" bởi có vị nhận định về lĩnh vực mình chưa nắm vững, nên nói đâu sai đó, nói nhiều sai nhiều, ít sai ít. Ví dụ Nguyễn Huy Thiệp "không dễ đọc" một tập thơ chưa có gì là cách tân quyết liệt như Nằm nghiêng, cũng góp lời).
    "Nằm nghiêng, thơ của Phan Huyền Thư là một tập thơ không phải dễ đọc. Ít nhất cũng là với tôi (TWK nhấn mạnh), một người viết văn xuôi."
    Như vậy, với uy tín cùng sự nổi tiếng của mình, các phán xét thiếu chuyên nghiệp chẳng những không giải quyết được gì mà còn làm vấn đề rối tung lên.
    4. Như vậy, 10 năm qua, Thơ Việt đang đứng ở đâu, sẽ đi về đâu?
    Dương Tường (ở Bàn tròn trên):
    "Trong thơ, tôi có cảm tình với bốn cây bút trẻ là Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Văn Cầm Hải và Nguyễn Hữu Hồng Minh. Tôi nghĩ họ là những giọng thơ đáng hứa hẹn."
    Nguyên Ngọc:
    "Một số tác giả khác (?) Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư trong thơ?có quẫy cựa, tìm tòi, cố phá vỡ hình thức nghệ thuật cũ, để tìm ra một hình thức mới. Nhưng cảm giác chung là những tìm tòi đáng hoan nghênh đó chưa định hình."
    Tại sao "có cảm tình"? Nhận định cả 10 năm thơ của một nước, nếu chỉ dựa vào cảm tình (rất dễ bị cảm tính) thì có xứng đáng ngồi vào bàn tròn văn học không? Cảm tình của anh Dương Tường có khác gì với các vụ quảng cáo cây bút mới (tôi dùng từ quảng cáo theo nghĩa tốt) của các anh Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Hưng, Nguyễn Thuỵ Kha thời gian qua? Hay lắm, thiện chí lắm! Nhưng nếu chỉ giậm chân tại chỗ thôi (không dùng tri thức về thi ca để nêu bật được cái độc đáo của thi pháp mới lạ nơi các thi sĩ trẻ), các anh sẽ không giúp được gì cho phát triển thơ Việt đương đại cả. Lắm khi còn gây dị ứng từ phía độc giả nữa, như đã từng xảy ra.
    Thế các cây bút thơ ở phía Nam đâu rồi, Dương Tường chưa đọc họ ư? Hay đã đọc nhưng anh thấy họ không góp gì vào tiến trình? Hoặc giả anh thuần không cảm tình với họ? Cả ở hải ngoại nữa? Trong lúc chính Nguyên Ngọc viết:
    "Cùng với văn học trong nước, văn học hải ngoại làm nên diện mạo của văn học Việt Nam ngày nay. Sẽ cực kì thiếu sót nếu biết văn học Việt Nam ngày nay mà không biết văn học Việt Nam hải ngoại."
    Chúng ta thử tưởng tượng: ví có dịch giả ngoại quốc nào nhiệt tình với tiếng Việt tin nghe lời Nguyên Ngọc, bỏ công dịch thi phẩm của hai nữ nhà thơ trẻ kia - tiêu biểu cho cách tân thơ Việt đương đại - ra tiếng nước ngoài, thì dân Anh, Pháp, Mỹ sẽ nghĩ gì? Đích thị các cách tân còn "chưa định hình" là đúng rồi, chứ chạy vào đâu! Trường hợp này, tôi đồ rằng nhà văn Nguyên Ngọc cũng "nghe nói", chứ anh không đọc gì cả! 10 năm qua (các anh lấy mốc 1991), Phan Huyền Thư và Vi Thuỳ Linh có là tiêu biểu cho cách tân thơ?
    Tôi nhớ cách đây 11 năm, Hoàng Hưng đã đưa ra hàng loạt khuôn mặt thơ đầy triển vọng có khả năng "đổi gác" thế hệ: Chinh Lê, Lê Thu Thuỷ, Lê Viết Hoàng Mai, Nhật Lệ, Nguyễn Quyến.
    Trên thi đàn hôm nay, họ mất hút đâu cả rồi!? Hơn thập kỉ qua, cả Nguyễn Quyến nữa mà nhiều người kì vọng, không còn thơ xuất hiện. Lỗi tại đâu?
    5. Các khuôn mặt thơ tiêu biểu
    10 năm thơ - các anh phán xét: "chưa định hình", rồi thì xoa đầu: "đáng hứa hẹn". Nhưng tôi nghĩ khác, và cũng có người nghĩ khác.
    Dựa vào giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 10 năm qua (lấy mốc 1993), Nguyễn Hoàng Sơn lên danh sách các khuôn mặt thơ tiêu biểu:
    Lứa trên 50, có: Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Nguyễn Đức Mậu, Thi Hoàng, Hoàng Trần Cương, Trúc Thông, Bằng Việt, Trần Mạnh Hảo, Thanh Tùng?
    Lứa trẻ U50 gia nhập "bảng phong thần" này có:
    ? Hoàng Nhuận Cầm (sinh 1952) "ghi nhận một phong cách đã định hình, đã chín rũ (...), sau giải thưởng, chưa công bố thi tập nào."
    ? Nguyễn Quang Thiều (1957), "giọng thơ trước đó chưa có hoặc nếu có cũng khó được khẳng định". Tuy vậy "ba tập thơ tiếp theo, thái độ tiếp nhận của công chúng và giới phê bình khá dè dặt".
    ? Inrasara (1957): có một "giọng điệu khá độc đáo".
    ? Thu Nguyệt (1963), Đặng Huy Giang, Tuyết Nga.
    Tiếp theo: "Một số nhà thơ @ khá thành công trong việc tiếp thị tên tuổi của mình", nhưng thực chất chưa tới đâu.
    Nguyễn Hoàng Sơn cho rằng: "Một thập niên thơ vừa qua, hay hay dở, hay đến đâu và dở đến đâu, trách nhiệm chính đương nhiên là của lứa các nhà thơ tôi đã kể tên trên". Qua đó, anh tuyên bố: "Thơ Việt Nam cận kề một cuộc cách mạng mới! (?) cuộc thay đổi này chắc chắn sẽ rung chuyển, sẽ là một cuộc cách mạng tầm cỡ, không kém gì cuộc cách mạng 1932?) [3]
    Một bảng danh sách khôn ngoan, dễ gì mà bắt bẻ!
    Mỗi năm có cả "biển thơ" [4] xuất hiện, cả thơ in báo lẫn thơ tập. Năm 2001: hơn 700 tập, năm 2003 "nghe nói" trên 1000 tập thơ ra đời (đây cũng là các con số vu vơ tôi lượm từ các báo). Không ai dám vỗ ngực tự xưng đọc tới 20% trong số đó, chứ đừng nói một nửa! Mỗi nhà thơ hay nhà phê bình thơ trong giới hạn không gian, mối quan hệ hay chuyện "hợp khẩu vị" của mình, vẫn có thể lập danh sách riêng, khá khác nhau, thậm chí chọi hẳn nhau.
    Trong phạm vi hiểu biết của mình, tôi cũng thử lập danh sách, chỉ tính các tên tuổi có sáng tác đóng góp vào chuyển động (hay "cách mạng", đổi mới, cách tân?, ai muốn dùng từ nào thì tuỳ) thơ Việt hôm nay, và chỉ kể các nhà thơ dưới 50 tuổi (lực lượng nồng cốt đang nỗ lực làm mới, và đã có thành tựu nhất định vào "cuộc cách mạng mới" của thơ Việt đương đại):
    ? Ở phía Bắc có: Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Ngô Tự Lập, Nguyễn Quyến, Phan Huyền Thư, Nguyễn Vĩnh Tiến.
    ? Ở phía Nam: Nguyễn Quốc Chánh, Inrasara, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lý Đợi, Bùi Chát, Phan Bá Thọ, Vương Huy, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Khúc Duy.
    ? Ở hải ngoại: Đỗ Kh, Nguyễn Hoàng Nam, Đinh Linh, Phan Nhiên Hạo, Lê Thị Thấm Vân, Thận Nhiên, Miên Đáng, Đinh Trường Chinh, Lê Nghĩa Quang Tuấn, Nguyễn Hoàng Tranh.
    (Tôi không chịu nổi "vân vân" hay "?" sau các tên, thứ thái độ hèn nhát rất thiếu sòng phẳng, như thể chừa ngõ hậu thoát thân. Tôi cũng không a dua đưa 3 khuôn mặt thơ được các phương tiện thông tin lặp đi lặp lại vài năm qua: Văn Cầm Hải, Vi Thuỳ Linh, Ly Hoàng Ly. Lối viết của Văn Cầm Hải rất cũ, trong khi Vi Thuỳ Linh với tôi là hiện tượng xã hội chứ không là hiện tượng thơ ca, còn Ly Hoàng Ly chỉ mới bước qua thời áo trắng.)
    Đây là Danh sách khác, rút từ theo dõi tiến triển thơ Việt của tôi, trong đó có người đã xuất bản trên chục tác phẩm và từng đoạt giải thưởng thơ hàng năm của Hội Nhà văn (Nguyễn Quang Thiều năm 1993, Inrasara: 1997 và 2003) có kẻ còn chưa ra được tập thơ riêng (Vương Huy, Nguyễn Vĩnh Nguyên), có khuôn mặt nổi đình đám (Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư) nhưng cũng có thi sĩ vẫn đương nằm trong bóng tối vô danh (Phan Bá Thọ, Khúc Duy), kẻ viết thơ "dơ" (Đỗ Kh., Bùi Chát) đứng xen các vị làm thơ sang trọng (Mai Văn Phấn, Phan Nhiên Hạo), người bị dị nghị này nọ nằm sát sườn anh đang làm việc nghiêm túc trong cơ quan nhà nước, có người tài năng gần như đã lộ trọn vẹn (Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng) trong lúc cả lớp trẻ tiềm năng hứa hẹn một bứt phá quyết liệt. Chính họ (cùng các thi tài chưa hoặc đã xuất hiện nhưng tôi chưa có cơ hội tiếp cận) sẽ vẽ nên khuôn mặt thi ca Việt Nam hôm nay và ngày mai.
    Khi nào chư vị bình tâm tìm đọc kĩ các nhà thơ tôi vừa dẫn ra, các vị mới có thể nhận định họ đã hay chưa "định hình", thơ Việt cận kề hay còn xa "cuộc cách mạng mới". Chỉ khi ấy thôi các vị mới hi vọng mức độ nào đó, tiếng nói của mình có thể đi tới người nghe được.
    Một danh sách chủ quan. Nhưng tôi tin rằng mình sẽ không phải nhầm lẫn đến 95% như anh Hoàng Hưng đã.
    Một phản ứng chủ quan, vài nhận định thẳng và chủ quan thế, nếu có gì sai, thiếu khuyết mời quý vị, các bạn thơ xa gần góp ý thẳng!
    Núi Xám, 22.03.2004
    © 2004 talawas
    [1] Nguyên Ngọc, Văn học, nội lực, trong-ngoài, và? Hợp lưu số 73, tháng 10&11.2003
    [2] Xem thêm: Nguyễn Hưng Quốc, Văn học Việt Nam, từ điểm nhìn h(ậu h)iện đại, Văn nghệ xuất bản, Hoa Kì, 1999, tr. 296-299.
    [3] Thơ Việt Nam cận kề một cuộc cách mạng mới, Văn nghệ, số 08.2004
    [4] Chữ của Nguyễn Hoà, Văn học 2003 - Một năm nhìn lại, VietNamNet, 06.01.2004
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp - Xin đừng làm chữ của tôi đau[1]
    "Nằm nghiêng", thơ của Phan Huyền Thư (NXB Hội nhà văn 2002) là một tập thơ không phải dễ đọc. Ít nhất cũng là với tôi, mọt người viết văn xuôi. Vì sao? Có lẽ trước hết vì "hình thức" các bài thơ ở đây đều viết theo thể tự do. Thế nào là "thơ tự do"? Tôi không nhớ rõ lắm ý kiến của Nguyễn Ðình Thi (một trong những người đi tiên phong về thể thơ này, ông thực sự là mọt "cây đại thụ" trong nền văn học Việt Nam hiện đại), nhưng tôi luôn "cảm giác" thơ tự do của thế hệ ông vẫn có "sự có lý cổ điển" thế nào đấy. Ở thế hệ Phan Huyền Thư, sau một chút nữa là Vi Thùy Linh và v.v... thơ tự do hình như đã bứt phá ra được "sự có lý cổ điển" ấy và... tự do thật! Ðây là ý kiến của Vi Thùy Linh trong một bài phỏng vấn "nhẹ":
    "Hỏi: Tại sao cô chỉ làm thơ tự do? Ðáp: Trước hết, bởi tôi thích tự do. Tự do ở đây được hiểu là: nói, làm, dám mơ ước và tham vọng tất cả những gì mình muốn, không bị tác động và chi phối bởi ai, bởi bất cứ điều gì... Nếu đi sâu vào đặc điểm thể loại, thì tôi chuộng thơ tự do, vì tôi thấy mình ở đó và khi viết nó, nó là tôi. Các câu thơ giống như hơi thở, hơi thở dài buồn bã, hơi thở yếu lúc đau ốm, hơi thở nồng nàn lúc mơ ngủ, hơi thở gấp gáp của cuộc chạy, của sự hồi hộp, của giao linh... cũng khác nhau. Thơ tự do cho phép tôi bộc lộ cảm xúc một cách nguyên bản nhất, khác với các thể thơ khác, bị quy phạm bởi số âm tiết trong một dòng, bắt vần giữa các câu và số câu trong một bài v.v... Hỏi: Ðiều gì thúc đầy cô viết? Ðáp: Tâm hồn và cơ thể tôi."[2]
    Trong cuộc đối thoại "tầm phào" trên, Vi Thùy Linh tả khá đúng tâm trạng của người làm thơ tự do. Phan Huyền Thư cũng có tâm trạng như vậy nhưng diễn đạt có phần "thơ" hơn:
    "Viết
    Viết
    Viết đi, chữ không còn là chữ
    Viết chỉ như ý nghĩ
    lách qua khe cửa hẹp trong đầu
    Viết
    Nỗi sống buồn của tôi".
    Ðọc thơ tự do khó vì người đọc phải hình dung ra được tâm trạng, theo được ý nghĩ (dòng tư tưởng) của người viết, thậm chí phải cùng "đẳng cấp", cùng "cảnh giới" với người viết, tóm lại là phải hiểu người viết. Không phải ai cũng "khinh công" được khi đọc những bài thơ sau đây của Phan Huyền Thư:
    Này chị em ơi!
    Nhớ ai gầm gào trong cổ họng
    rồi cười nửa, rúc mặt đám đông
    xanh thì đỏ
    tím thì vàng
    váy ngắn thì chân phải cong
    một mình: đạo đức-cười thầm-sang trọng
    Này chị em ơi!
    Thích ai nói ngọng thành khinh
    thằng này đểu, con kia kinh
    con này cởi áo quần nhanh lắm
    Không phải ai cũng vén miệng tụt lời
    Này chị em ơi!
    Yêu đương thì phải giữ gìn
    vào sau cửa buồng vần vũ mười lăm phút
    ra đường đoan trang chớp mắt thướt tha
    yêu không được đánh mất mình
    chỉ ăn cắp người ta...
    Ðấy chị em ơi!
    (Thị mầu 97)
    Ðàn ông những năm bốn mươi
    da cam
    màu lửa
    Khủng hoảng giữa đời
    Ðàn ông những năm bốn mươi
    Không còn yêu mình nữa
    lập loè
    khinh công
    Ðàn ông những năm bốn mươi
    tự dưng hối hả
    đến rồi đi
    Lũ con gái mười lăm
    đêm nằm
    khóc.
    (Ðàn ông những năm bốn mươi)
    Ðọc những bài thơ của Phan Huyền Thư, tôi luôn có cảm giác buồn tê tái và thương xót. Ðúng là "những điều trông thấy mà đau đớn lòng". Trong rất nhiều bài thơ, người ta vẫn thấy có một Phan Huyền Thư khá tinh tế, đức hạnh và "lịch sự":
    Tôi nhường em phản xạ yêu đương/câu thơ gỡ nút áo/Tôi nhường chị sáng sớm bên chồng/cạ mình dụi nách những đêm đông/Cái liếm môi quy hoạch/tôi nhường đàn ông/Cao cả nghĩa hiệp/tôi nhường bè bạn/Truất yêu đương-phế ghen tuông-giáng thù hận/tôi nhường cho anh.../Tôi nhường tôi/giường chiếu cũ/Có chiến binh già/hát câu ca/không bao giờ chia sẻ
    Tôi rất thích những quan sát tinh tế của Phan Huyền Thư về "sự đời" (những cô nàng chân cong váy ngắn/lóe xóe tiếng địa phương/những nàng nhâm nhi văn chương/khen nhau cố hớp giọng thị thành... Tôi đi/hàng cây xanh/những nhà thơ uống bia và chửi tục/chị lao công người Hà Nội gốc/lặng lẽ quét đường v.v...).
    Những quan sát tinh tế, sự kỹ lưỡng chữ, cùng với những liên tưởng thông minh của Phan Huyền Thư khiến cho nhiều bài thơ đọc rất thú vị. Tôi không nhớ ai đã nói "thơ giáo dục con người phẩm cách". Những cố gắng "giáo dục phẩm cách" của Phan Huyền Thư hình như bất lực: chúng ta đang sống tồi tệ và khốn nạn quá. Có lẽ chính vì thế mà âm hưởng chung của cả tập thơ "Nằm nghiêng" là một nỗi buồn day dứt khôn tả. Buồn tới mức người viết thậm chí muốn "cáo phó" mình:
    Tôi muốn tự mình/***g ảnh vào khung/"Ðóng vào không/tìm nơi treo trang trọng"/Như đã qua đời.
    Thực ra, cũng chẳng tội gì phải thế:
    Ngày mai/điềm tĩnh lại/mẹ sẽ tập đi bằng ánh sáng Lập Duy/trong bóng tối câm lặng của lời.
    Thơ Phan Huyền Thư được nhiều độc giả trẻ tuổi tìm đọc. Ðiều ấy dễ hiểu vì họ cùng "cảnh giới" với Phan Huyền Thư. Có lẽ các bác "chiến binh già/hát câu ca/không bao giờ chia sẻ" là có phần nào còn hoài nghi, hờ hững và e ngại với những phương pháp "giáo dục phẩm cách" của Phan Huyền Thư. Nhưng tôi tin ở sự độ lượng của bạn đọc, ở lương tâm của họ, "giá trị" của họ. Phan Huyền Thư là một nhà thơ đáng để tìm đọc. Phan Huyền Thư chưa chứng tỏ được mình là "có hạng" vì thơ tự do là một thể thơ cũng dễ lẫn. Thơ của Phan Huyền Thư cũng chỉ mới làm người đọc day dứt xúc động. Về kỹ thuật chữ nghĩa, có lẽ không có gì phàn nàn. Nhưng chỉ có sự xúc động và kỹ thuật chữ nghĩa thì "không đủ để tạo ra văn hoá. Ðể trở thành một yếu tố thúc đẩy tiến bộ trí tuệ xã hội, ngay kỹ thuật cũng đòi buộc phải có sự phát triển song hành của đạo lý" (Baudouin). Thơ của Phan Huyền Thư có nhiều nỗi buồn ám ảnh nhưng chính vẻ đẹp của nỗi buồn sẽ thanh lọc được tâm hồn người ta và "nỗi buồn rồi cũng theo cánh thời gian mà bay đi" (La Fontaine) để tiến tới một ngày mai mới mẻ hơn, lành mạnh hơn, chắc chắn là đẹp hơn rồi.
    15.02.2003
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp - Xin đừng làm chữ của tôi đau[1]
    "Nằm nghiêng", thơ của Phan Huyền Thư (NXB Hội nhà văn 2002) là một tập thơ không phải dễ đọc. Ít nhất cũng là với tôi, mọt người viết văn xuôi. Vì sao? Có lẽ trước hết vì "hình thức" các bài thơ ở đây đều viết theo thể tự do. Thế nào là "thơ tự do"? Tôi không nhớ rõ lắm ý kiến của Nguyễn Ðình Thi (một trong những người đi tiên phong về thể thơ này, ông thực sự là mọt "cây đại thụ" trong nền văn học Việt Nam hiện đại), nhưng tôi luôn "cảm giác" thơ tự do của thế hệ ông vẫn có "sự có lý cổ điển" thế nào đấy. Ở thế hệ Phan Huyền Thư, sau một chút nữa là Vi Thùy Linh và v.v... thơ tự do hình như đã bứt phá ra được "sự có lý cổ điển" ấy và... tự do thật! Ðây là ý kiến của Vi Thùy Linh trong một bài phỏng vấn "nhẹ":
    "Hỏi: Tại sao cô chỉ làm thơ tự do? Ðáp: Trước hết, bởi tôi thích tự do. Tự do ở đây được hiểu là: nói, làm, dám mơ ước và tham vọng tất cả những gì mình muốn, không bị tác động và chi phối bởi ai, bởi bất cứ điều gì... Nếu đi sâu vào đặc điểm thể loại, thì tôi chuộng thơ tự do, vì tôi thấy mình ở đó và khi viết nó, nó là tôi. Các câu thơ giống như hơi thở, hơi thở dài buồn bã, hơi thở yếu lúc đau ốm, hơi thở nồng nàn lúc mơ ngủ, hơi thở gấp gáp của cuộc chạy, của sự hồi hộp, của giao linh... cũng khác nhau. Thơ tự do cho phép tôi bộc lộ cảm xúc một cách nguyên bản nhất, khác với các thể thơ khác, bị quy phạm bởi số âm tiết trong một dòng, bắt vần giữa các câu và số câu trong một bài v.v... Hỏi: Ðiều gì thúc đầy cô viết? Ðáp: Tâm hồn và cơ thể tôi."[2]
    Trong cuộc đối thoại "tầm phào" trên, Vi Thùy Linh tả khá đúng tâm trạng của người làm thơ tự do. Phan Huyền Thư cũng có tâm trạng như vậy nhưng diễn đạt có phần "thơ" hơn:
    "Viết
    Viết
    Viết đi, chữ không còn là chữ
    Viết chỉ như ý nghĩ
    lách qua khe cửa hẹp trong đầu
    Viết
    Nỗi sống buồn của tôi".
    Ðọc thơ tự do khó vì người đọc phải hình dung ra được tâm trạng, theo được ý nghĩ (dòng tư tưởng) của người viết, thậm chí phải cùng "đẳng cấp", cùng "cảnh giới" với người viết, tóm lại là phải hiểu người viết. Không phải ai cũng "khinh công" được khi đọc những bài thơ sau đây của Phan Huyền Thư:
    Này chị em ơi!
    Nhớ ai gầm gào trong cổ họng
    rồi cười nửa, rúc mặt đám đông
    xanh thì đỏ
    tím thì vàng
    váy ngắn thì chân phải cong
    một mình: đạo đức-cười thầm-sang trọng
    Này chị em ơi!
    Thích ai nói ngọng thành khinh
    thằng này đểu, con kia kinh
    con này cởi áo quần nhanh lắm
    Không phải ai cũng vén miệng tụt lời
    Này chị em ơi!
    Yêu đương thì phải giữ gìn
    vào sau cửa buồng vần vũ mười lăm phút
    ra đường đoan trang chớp mắt thướt tha
    yêu không được đánh mất mình
    chỉ ăn cắp người ta...
    Ðấy chị em ơi!
    (Thị mầu 97)
    Ðàn ông những năm bốn mươi
    da cam
    màu lửa
    Khủng hoảng giữa đời
    Ðàn ông những năm bốn mươi
    Không còn yêu mình nữa
    lập loè
    khinh công
    Ðàn ông những năm bốn mươi
    tự dưng hối hả
    đến rồi đi
    Lũ con gái mười lăm
    đêm nằm
    khóc.
    (Ðàn ông những năm bốn mươi)
    Ðọc những bài thơ của Phan Huyền Thư, tôi luôn có cảm giác buồn tê tái và thương xót. Ðúng là "những điều trông thấy mà đau đớn lòng". Trong rất nhiều bài thơ, người ta vẫn thấy có một Phan Huyền Thư khá tinh tế, đức hạnh và "lịch sự":
    Tôi nhường em phản xạ yêu đương/câu thơ gỡ nút áo/Tôi nhường chị sáng sớm bên chồng/cạ mình dụi nách những đêm đông/Cái liếm môi quy hoạch/tôi nhường đàn ông/Cao cả nghĩa hiệp/tôi nhường bè bạn/Truất yêu đương-phế ghen tuông-giáng thù hận/tôi nhường cho anh.../Tôi nhường tôi/giường chiếu cũ/Có chiến binh già/hát câu ca/không bao giờ chia sẻ
    Tôi rất thích những quan sát tinh tế của Phan Huyền Thư về "sự đời" (những cô nàng chân cong váy ngắn/lóe xóe tiếng địa phương/những nàng nhâm nhi văn chương/khen nhau cố hớp giọng thị thành... Tôi đi/hàng cây xanh/những nhà thơ uống bia và chửi tục/chị lao công người Hà Nội gốc/lặng lẽ quét đường v.v...).
    Những quan sát tinh tế, sự kỹ lưỡng chữ, cùng với những liên tưởng thông minh của Phan Huyền Thư khiến cho nhiều bài thơ đọc rất thú vị. Tôi không nhớ ai đã nói "thơ giáo dục con người phẩm cách". Những cố gắng "giáo dục phẩm cách" của Phan Huyền Thư hình như bất lực: chúng ta đang sống tồi tệ và khốn nạn quá. Có lẽ chính vì thế mà âm hưởng chung của cả tập thơ "Nằm nghiêng" là một nỗi buồn day dứt khôn tả. Buồn tới mức người viết thậm chí muốn "cáo phó" mình:
    Tôi muốn tự mình/***g ảnh vào khung/"Ðóng vào không/tìm nơi treo trang trọng"/Như đã qua đời.
    Thực ra, cũng chẳng tội gì phải thế:
    Ngày mai/điềm tĩnh lại/mẹ sẽ tập đi bằng ánh sáng Lập Duy/trong bóng tối câm lặng của lời.
    Thơ Phan Huyền Thư được nhiều độc giả trẻ tuổi tìm đọc. Ðiều ấy dễ hiểu vì họ cùng "cảnh giới" với Phan Huyền Thư. Có lẽ các bác "chiến binh già/hát câu ca/không bao giờ chia sẻ" là có phần nào còn hoài nghi, hờ hững và e ngại với những phương pháp "giáo dục phẩm cách" của Phan Huyền Thư. Nhưng tôi tin ở sự độ lượng của bạn đọc, ở lương tâm của họ, "giá trị" của họ. Phan Huyền Thư là một nhà thơ đáng để tìm đọc. Phan Huyền Thư chưa chứng tỏ được mình là "có hạng" vì thơ tự do là một thể thơ cũng dễ lẫn. Thơ của Phan Huyền Thư cũng chỉ mới làm người đọc day dứt xúc động. Về kỹ thuật chữ nghĩa, có lẽ không có gì phàn nàn. Nhưng chỉ có sự xúc động và kỹ thuật chữ nghĩa thì "không đủ để tạo ra văn hoá. Ðể trở thành một yếu tố thúc đẩy tiến bộ trí tuệ xã hội, ngay kỹ thuật cũng đòi buộc phải có sự phát triển song hành của đạo lý" (Baudouin). Thơ của Phan Huyền Thư có nhiều nỗi buồn ám ảnh nhưng chính vẻ đẹp của nỗi buồn sẽ thanh lọc được tâm hồn người ta và "nỗi buồn rồi cũng theo cánh thời gian mà bay đi" (La Fontaine) để tiến tới một ngày mai mới mẻ hơn, lành mạnh hơn, chắc chắn là đẹp hơn rồi.
    15.02.2003
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Xin góp mấy bài
    Cú sốc? mang tên Nguyễn Huy Thiệp
    - Bài viết ?oTrò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn? của Nguyễn Huy Thiệp (đăng 3 kỳ trên Tạp chí Ngày nay) ra mắt, nó thực sự đã gây ?osốc? cho không chỉ giới văn học mà còn cả với độc giả văn học. Nguyễn Huy Thiệp đã không chỉ phủ nhận và xem thường­ nền Văn học nước nhà ?okhông thương tiếc?, thậm chí còn phê phán, không tôn trọng người đọc?

    Nguyễn Huy Thiệp đã viết thế này: ?oNhìn vào danh sách Hội nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều? ?ovô học?, tự phát và thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào ?ocảm hứng? để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa nhìn chung là lăng nhăng??. Hay như: ?oNếu như khoảng 20 năm đến 30 năm nữa danh sách Hội viên Hội Nhà văn ở ta có tới hơn 80% nhà văn (chứ không phải là nhà thơ) khoảng ở độ tuổi 25 đến 50 tuổi thì đấy mới là việc hợp quy luật.?.

    Xin nói rõ một đIều rằng, những lời lẽ trên của Nguyễn Huy Thiệp đều đã được đăng trên Tạp chí hẳn hoi chứ không phảI là lời lẽ của một cuộc nói chuyện bên lề đường cùng những người bạn tâm đắc. Không hiểu Nguyễn Huy Thiệp dựa vào đâu mà có thể nói đến những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam là những người hầu hết đều vô học?? Và nữa, những nhà thơ tất thảy đều viết tuỳ tiện, lăng nhăng?? Theo ông thì Hội nhà văn nên có 80% hội viên là nhà văn chứ không phảI là nhà thơ thì mới xứng là Hội nhà văn?? Chắc Nguyễn Huy Thiệp đã quên mất một điều rằng khởi nguồn của nền văn học chính là thơ, và lịch sử nền văn học hiện vẫn còn ghi nhận cũng như lưu gĩư những áng thơ, những vần điệu đầu tiên ấy.

    Trong văn học, vẫn còn đó những tác phẩm ?ovĩ đại? như: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), Chí Phèo (Nam Cao)? đó là những tác phẩm của các tác giả không được đào tạo ?" họ đều là những nhà văn? vô học? Theo tôi được biết thì chính Nguyễn Huy Thiệp cũng có một vài tác phẩm viết trong thời kỳ ?ochưa được đào tạo?, Tướng về hưu chẳng là một ví dụ đó sao, tuy nhiên thì tác phẩm này vẫn có chỗ đứng và sau khi ra đời vẫn được rất nhiều độc giả đón đọc và ghi nhận. Xin trích dẫn lời của nhà thơ Anh Thơ sau khi đọc bài viết của Nguyễn Huy Thiệp: ?oLớp người như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Kim Lân, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi? là những người đặt nền móng đầu tiên cho văn học cách mạng. Nếu không có những nhà văn già thì lấy đâu ra Hội nhà văn Việt Nam để Nguyễn Huy Thiệp xin vào? Và nói như Nguyễn Huy Thiệp thì văn học cách mạng không là gì cả??.

    Không chỉ phủ nhận quá khứ, Nguyễn Huy Thiệp còn cho rằng trong các tác phẩm của các nhà văn là sự dối trá, đạo đức giả, đó là những ?ovăn điêu?, ?ovăn ma?, ?ophò nịnh?, ?onên thơ?? nhiều tác phẩm khi đọc còn có cảm nhận ?othối tha?? Văn học theo như cảm nhận của Nguyễn Huy Thiệp thế này thì ?okhiếp quá?, từ trước tới giờ dám chắc chẳng ai đã đủ độ phong phú về ngôn từ và sâu sắc về cảm nhận như thế.

    Có lẽ vì vậy mà Nguyễn Huy Thiệp cho rằng: ?oMột tác phẩm văn học đẹp có lẽ cũng cần phải có một số những quy định nào đấy về ngôn ngữ, cấu trúc câu, hình tượng, bố cục??. Nói thế này không đúng, bởi cái đẹp trong văn chương vốn dĩ không thể cân đong đo đếm, hơn thế nữa văn học có nhiều loại hình khác nhau do đó cấu trúc, ngôn ngữ, hình tượng và bố cục cũng thay đổi tuỳ loại. Hoặc như chúng ta đều biết trong văn học còn tồn tại một thể loại khác nữa là thể tự do (có nghĩa là tác phẩm được sáng tạo ra mà chẳng dựa trên một hình thức, thể loại nào cả - nó hoàn toàn tự do). Một điều đáng nói nữa là cái đẹp trong văn học còn do chính sự cảm nhận của người đọc chứ không riêng gì tác giả, vậy thì làm sao có thể đưa ra một tiêu chuẩn để đánh giá cái đẹp như Leonar de Vinci từng đưa ra tỷ lệ vàng trong quy ước về cái đẹp của con người (1:1,641).

    Không chỉ dừng lại ở đó, Nguyễn Huy Thiệp còn cho rằng: ?oHiện nay khi xã hội phát triển, tôi rất mừng vì bạn đọc đã có văn hoá hơn, ?otử tế? hơn. Có câu rằng: ?oDân thế nào, vua thế ấy?. Có thể suy thêm: có những bạn đọc thế nào sẽ có những nhà văn thế ấy. Giở lại lịch sử ngày xưa, thấy tạo sao trong thời Thịnh Đường ở Trung Hoa nảy nòi ra Lý Bạch? Thơ Lý Bạch được khen là thơ tiên vị phong độ, cốt cách, chí khí cao nhất. ậ thời ấy, dân chúng ấm no, sung túc. Lý Thế Dân là ông vua cao monh, giữ được ổn định chính trị. Dân như thế, vua như thế, thời thế như thế thì sẽ có một thứ văn học tuyệt vời như thế.?. Khen thơ Lý Bạch như thế, Nguyễn Huy Thiệp có phải đã một lần nữa phủ nhận những Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến? và ví Truyện Kiều ?" một tác phẩm được thế giới ngưỡng mộ và trân trọng như một thứ bỏ đi, không đáng nói? Những tên tuổi ấy sống trong giai đoạn đất nước mang trên mình ách đô hộ của giặc ngoại xâm, cũng chẳng được đào tạo bài bản, không biết ngoại ngữ hiện đại, cũng chẳng biết gì về vi tính mà đến giờ tác phẩm của họ để lại thế giới còn phải dày công nghiên cứu, học hỏi. Chẳng hoá ra là tiêu chuẩn cho một nhà văn hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp là sai??

    Chúng ta cũng phảI nhìn nhận một sự thực rằng, những năm gần đây nền Văn học nước nhà chưa có nhiều tác phẩm đặc sắc, và ?ođể đời?, tuy nhiên đó không phải và không thể là lý do để có thể đánh đồng quá khứ với thực tại, phủi tay với những gì đã có. Ngẫm cho cùng thì Văn học với những giai đoạn phát triển của mình đang ngày càng đổi thay và hoàn thiện và hiện tại cũng chỉ là một trong những giai đoạn ?oấp ủ? đó mà thôi. Nói như vậy, phải chăng Nguyễn Huy Thiệp đã quên rằng vị trí và vai trò của mình là một hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.


    nguyenhuong

Chia sẻ trang này