1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huy Thiệp-Trò chuyện với hoa thủy tiên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoangvan09, 07/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Xin góp mấy bài
    Cú sốc? mang tên Nguyễn Huy Thiệp
    - Bài viết ?oTrò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn? của Nguyễn Huy Thiệp (đăng 3 kỳ trên Tạp chí Ngày nay) ra mắt, nó thực sự đã gây ?osốc? cho không chỉ giới văn học mà còn cả với độc giả văn học. Nguyễn Huy Thiệp đã không chỉ phủ nhận và xem thường­ nền Văn học nước nhà ?okhông thương tiếc?, thậm chí còn phê phán, không tôn trọng người đọc?

    Nguyễn Huy Thiệp đã viết thế này: ?oNhìn vào danh sách Hội nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều? ?ovô học?, tự phát và thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào ?ocảm hứng? để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa nhìn chung là lăng nhăng??. Hay như: ?oNếu như khoảng 20 năm đến 30 năm nữa danh sách Hội viên Hội Nhà văn ở ta có tới hơn 80% nhà văn (chứ không phải là nhà thơ) khoảng ở độ tuổi 25 đến 50 tuổi thì đấy mới là việc hợp quy luật.?.

    Xin nói rõ một đIều rằng, những lời lẽ trên của Nguyễn Huy Thiệp đều đã được đăng trên Tạp chí hẳn hoi chứ không phảI là lời lẽ của một cuộc nói chuyện bên lề đường cùng những người bạn tâm đắc. Không hiểu Nguyễn Huy Thiệp dựa vào đâu mà có thể nói đến những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam là những người hầu hết đều vô học?? Và nữa, những nhà thơ tất thảy đều viết tuỳ tiện, lăng nhăng?? Theo ông thì Hội nhà văn nên có 80% hội viên là nhà văn chứ không phảI là nhà thơ thì mới xứng là Hội nhà văn?? Chắc Nguyễn Huy Thiệp đã quên mất một điều rằng khởi nguồn của nền văn học chính là thơ, và lịch sử nền văn học hiện vẫn còn ghi nhận cũng như lưu gĩư những áng thơ, những vần điệu đầu tiên ấy.

    Trong văn học, vẫn còn đó những tác phẩm ?ovĩ đại? như: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), Chí Phèo (Nam Cao)? đó là những tác phẩm của các tác giả không được đào tạo ?" họ đều là những nhà văn? vô học? Theo tôi được biết thì chính Nguyễn Huy Thiệp cũng có một vài tác phẩm viết trong thời kỳ ?ochưa được đào tạo?, Tướng về hưu chẳng là một ví dụ đó sao, tuy nhiên thì tác phẩm này vẫn có chỗ đứng và sau khi ra đời vẫn được rất nhiều độc giả đón đọc và ghi nhận. Xin trích dẫn lời của nhà thơ Anh Thơ sau khi đọc bài viết của Nguyễn Huy Thiệp: ?oLớp người như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Kim Lân, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi? là những người đặt nền móng đầu tiên cho văn học cách mạng. Nếu không có những nhà văn già thì lấy đâu ra Hội nhà văn Việt Nam để Nguyễn Huy Thiệp xin vào? Và nói như Nguyễn Huy Thiệp thì văn học cách mạng không là gì cả??.

    Không chỉ phủ nhận quá khứ, Nguyễn Huy Thiệp còn cho rằng trong các tác phẩm của các nhà văn là sự dối trá, đạo đức giả, đó là những ?ovăn điêu?, ?ovăn ma?, ?ophò nịnh?, ?onên thơ?? nhiều tác phẩm khi đọc còn có cảm nhận ?othối tha?? Văn học theo như cảm nhận của Nguyễn Huy Thiệp thế này thì ?okhiếp quá?, từ trước tới giờ dám chắc chẳng ai đã đủ độ phong phú về ngôn từ và sâu sắc về cảm nhận như thế.

    Có lẽ vì vậy mà Nguyễn Huy Thiệp cho rằng: ?oMột tác phẩm văn học đẹp có lẽ cũng cần phải có một số những quy định nào đấy về ngôn ngữ, cấu trúc câu, hình tượng, bố cục??. Nói thế này không đúng, bởi cái đẹp trong văn chương vốn dĩ không thể cân đong đo đếm, hơn thế nữa văn học có nhiều loại hình khác nhau do đó cấu trúc, ngôn ngữ, hình tượng và bố cục cũng thay đổi tuỳ loại. Hoặc như chúng ta đều biết trong văn học còn tồn tại một thể loại khác nữa là thể tự do (có nghĩa là tác phẩm được sáng tạo ra mà chẳng dựa trên một hình thức, thể loại nào cả - nó hoàn toàn tự do). Một điều đáng nói nữa là cái đẹp trong văn học còn do chính sự cảm nhận của người đọc chứ không riêng gì tác giả, vậy thì làm sao có thể đưa ra một tiêu chuẩn để đánh giá cái đẹp như Leonar de Vinci từng đưa ra tỷ lệ vàng trong quy ước về cái đẹp của con người (1:1,641).

    Không chỉ dừng lại ở đó, Nguyễn Huy Thiệp còn cho rằng: ?oHiện nay khi xã hội phát triển, tôi rất mừng vì bạn đọc đã có văn hoá hơn, ?otử tế? hơn. Có câu rằng: ?oDân thế nào, vua thế ấy?. Có thể suy thêm: có những bạn đọc thế nào sẽ có những nhà văn thế ấy. Giở lại lịch sử ngày xưa, thấy tạo sao trong thời Thịnh Đường ở Trung Hoa nảy nòi ra Lý Bạch? Thơ Lý Bạch được khen là thơ tiên vị phong độ, cốt cách, chí khí cao nhất. ậ thời ấy, dân chúng ấm no, sung túc. Lý Thế Dân là ông vua cao monh, giữ được ổn định chính trị. Dân như thế, vua như thế, thời thế như thế thì sẽ có một thứ văn học tuyệt vời như thế.?. Khen thơ Lý Bạch như thế, Nguyễn Huy Thiệp có phải đã một lần nữa phủ nhận những Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến? và ví Truyện Kiều ?" một tác phẩm được thế giới ngưỡng mộ và trân trọng như một thứ bỏ đi, không đáng nói? Những tên tuổi ấy sống trong giai đoạn đất nước mang trên mình ách đô hộ của giặc ngoại xâm, cũng chẳng được đào tạo bài bản, không biết ngoại ngữ hiện đại, cũng chẳng biết gì về vi tính mà đến giờ tác phẩm của họ để lại thế giới còn phải dày công nghiên cứu, học hỏi. Chẳng hoá ra là tiêu chuẩn cho một nhà văn hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp là sai??

    Chúng ta cũng phảI nhìn nhận một sự thực rằng, những năm gần đây nền Văn học nước nhà chưa có nhiều tác phẩm đặc sắc, và ?ođể đời?, tuy nhiên đó không phải và không thể là lý do để có thể đánh đồng quá khứ với thực tại, phủi tay với những gì đã có. Ngẫm cho cùng thì Văn học với những giai đoạn phát triển của mình đang ngày càng đổi thay và hoàn thiện và hiện tại cũng chỉ là một trong những giai đoạn ?oấp ủ? đó mà thôi. Nói như vậy, phải chăng Nguyễn Huy Thiệp đã quên rằng vị trí và vai trò của mình là một hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.


    nguyenhuong

  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Nguyễn Huy Thiệp tự bộc lộ mình!


    Chân dung tự hoạ của Nguyễn Huy Thiệp

    Lê Văn Vọng
    Khi nói tới một nhà văn nào đấy người ta thường nghĩ nhiều đến cái phần văn hoá (hiểu theo nghĩa rộng) trong con người nhà văn đó. Nhà văn cũng là nhà văn hoá. Chúng tôi tán đồng ý kiến của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Đã là nhà văn thì nhất thiết từ hành động đến lời nói đều phải thể hiện cái văn. Văn ở đây hàm nghĩa rất rộng, đó là tốt, là đẹp, sự tài hoa, minh triết, lịch duyệt v.v? Ăn nói hàm hồ, thô lỗ, coi khinh đồng nghiệp, coi thường người khác, các cụ ta ngày xưa gọi là thói hợm hĩnh, lăng loàn, chỉ có ở những ai mà lỗ hổng nhân cách quá lớn.
    Chúng tôi đã đọc bài Trò chuyện với hoa Thuỷ tiên và sự nhầm lẫn của nhà văn của Nguyễn Huy Thiệp, đăng trên 3 số báo Ngày nay: 4, 5 và 6 - 2004. Có thể coi bài báo đó là bức chân dung tự hoạ của anh với mấy nét lớn như sau:
    1) Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn mà chưa hiểu hết nghề văn.
    Ai cũng biết muốn làm thơ, viết văn phải có tài. Tài năng đó là thứ bẩm sinh, trời cho, người nhiều, người ít, cộng với sự lao tâm khổ luyện, sự lăn lóc trong trường đời mà thành nhà văn lớn, nhà văn nổi tiếng? Mỗi người có một con đường riêng, có người đi được xa, cũng không ít người do nhiều lý do mà ?onửa đường đứt gánh?. Trái lại, không có tài thì dù có đem luyện như luyện linh đan cũng không thể thành nhà văn được.
    Trong bài Trò chuyện với hoa Thuỷ Tiên? (báo đã dẫn) Nguyễn Huy Thiệp đã có một sự nhầm lẫn đáng tiếc khi viết: ?oNgay trong lĩnh vực văn học, đáng lẽ cần phải khuếch trương, xây dựng thành một công nghệ đào tạo nhà văn mới?? Vì nghĩ nhà văn có thể đào tạo được theo công nghệ nên anh đã dè bỉu, đánh giá thấp những nhà văn không được đào tạo theo công nghệ. Anh viết: ?oNhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (không hiểu anh ?onhìn? vào đâu, chứ danh sách Hội viên Hội Nhà văn chỉ có 798), người ta đều thấy đa số chỉ là những người già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều? ?ovô học?, tự phát mà thành danh?.
    ở đây chỉ xin nói về lớp nhà văn mà Nguyễn Huy Thiệp gọi là già nua không có khả năng sáng tạo. Cho đến hôm nay, đất nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn: chiến tranh, hoà bình, xây dựng và đổi mới. Trong mỗi bước chuyển mình có một lớp nhà văn mới xuất hiện, vừa làm tròn bổn phận công dân, họ vừa thực hiện thiên chức nhà văn, xã hội luôn tạo điều kiện cho họ phát huy tài năng. Trong số 798 hội viên nhà văn, anh Thiệp cho rằng đa số là già nua thì hoàn toàn không chính xác; nhưng thôi, cứ ?ochiều? anh mà xếp những người trên 50 - mới bước qua tuổi trung niên vào lớp già cho đủ cái ?ođa số? để bàn.
    So với những người cầm bút khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới thì lớp nhà văn chống Pháp và chống Mỹ quả là đông và ?ogià? thật. Nhưng trong số họ chưa thấy ai buông bút cả. Nhiều người trong số họ đang là lực lượng chủ lực của văn đàn. Chỉ cần dạo một vòng qua các quầy sách ta sẽ thấy sức lao động, sáng tạo của họ không ?ogià? một chút nào. Không ồn ào, không tuyên ngôn ầm ĩ, họ cứ lặng lẽ đóng góp vào kho tàng văn học Cách mạng bằng những tác phẩm. Chỉ riêng điều đó cũng đáng kính trọng lắm rồi.
    Nghề văn là một nghề đặc thù. Lao động nhà văn là lao động độc lập, tự giác. Nếu ai đó có thực tài, họ sẽ tự tìm thấy con đường phát triển chứ không chờ đến khi được học. Việc học đối với nhà văn cũng cần như tích luỹ vốn sống, nhưng nó không mang tính quyết định làm nên tác phẩm. Cũng như các ngành khoa học khác, nghề văn có nhiều cách học, không nhất thiết phải tập trung, cắp cặp đến trường. Với một nhà văn, không có trường học nào quan trọng bằng trường đời. Chính đời sống làm nên nhà văn. Bậc thầy văn học M.Gooc-ki là một ví dụ.
    Dạo đó, trường Viết văn Nguyễn Du có mời nhà văn Nguyễn Tuân đến nói chuyện ?onghề nghiệp? với các học viên khoá I. Ông bước vào lớp với cái túi cói nhỏ trong có be rượu. Sau khi ngồi vào vị trí ?ogiáo viên?, bằng những động tác hết sức lịch lãm, ông rót rượu ra cái chén hạt mít, vừa uống vừa quan sát lớp học. Hơn 40 gương mặt cả nam lẫn nữ, phần lớn đã thành danh, nhìn ?othầy? chờ đợi. Câu đầu tiên, thay vì ?ogiảng bài?, ông hỏi: ?oCác anh chị được học những gì?? Thay mặt ban giáo vụ anh Huỳnh Khái Vinh thưa: ?oDạ học một số môn, trong đó có Triết học, Ngoại ngữ, Mĩ học?? Nguyễn Tuân gật đầu: ?oHọc là rất cần đấy, nhưng chưa có trường nào đào tạo ra được nhà văn đâu. Các anh, các chị cũng đừng nghĩ rằng sau khi có một số kiến thức thì mình sẽ trở thành nhà văn??.
    Kể lại chuyện đó để thấy rằng viết văn là công việc hoàn toàn tự thân, viết do nhu cầu nội tại, để giải toả cảm xúc về một vấn đề gì đấy. Học chỉ như là yếu tố bổ trợ cho tri thức, để thắp sáng hơn lên cái phần tài năng vốn có. Nhưng điều đó có thể thực hiện bằng tự tích luỹ. Vậy mà anh Thiệp lại mỉa mai cho rằng các nhà văn của ta hầu hết đều ?ovô học?, tự phát mà thành danh. Nhìn ra thế giới, các nhà văn lớn như: Vícto Huygô, Sếchpia, Sôlôkhốp, Lỗ Tấn, Hêminguê, Máckét v.v? đều là tự phát mà thành chứ có ai qua trường lớp đào tạo nhà văn nào đâu. Ngay cả Nguyễn Huy Thiệp bước vào nghề văn cũng là ?otự phát? đấy thôi.
    2) Văn hoá ứng xử vỉa hè và có tư chất Chí Phèo.
    Có thể có người cho rằng nói như thế là quá lời, là oan cho anh Thiệp, anh là nhà văn, cũng là Nhà văn hoá kia mà. Nhưng tất cả cái đó nó cứ phơi ra qua việc anh làm, qua lời anh nói như một tố cáo anh vậy.
    Là người Việt Nam, ai cũng hiểu đất nước ta là đất nước của thi ca, thi ca có một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần người Việt Nam. Thơ là tinh tuý của văn hoá, ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng.
    Trong hai cuộc kháng chiến, thơ ca của ta đã có những đóng góp to lớn, khích lệ động viên tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ ngoài mặt trận, đem lại niềm tin thắng lợi cho người ở hậu phương. Sức mạnh của văn học nói chung, thơ ca nói riêng là không thể phủ nhận.
    Năm 1972 tại hậu cứ của một đơn vị Quân Giải phóng miền Đông Nam Bộ tôi gặp một sĩ quan cấp uý quân nguỵ Sài Gòn. Anh ta thú nhận rằng chính anh đã bị những bài thơ trong buổi phát thanh dành cho binh sĩ Sài Gòn của đài Tiếng nói Việt Nam làm cho tinh thần rệu rã mà tìm đường ra đầu hàng Quân Giải phóng. Anh ta đã được những bài thơ của những người bên kia chiến tuyến ?olôi? ra khỏi đêm dài u mê và cứu sống. Tất nhiên đó chỉ là một trong nhiều trường hợp mà thôi.
    Nhưng theo Nguyễn Huy Thiệp thì Các nhà thơ chỉ dựa vào ?ocảm hứng? để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa, nhìn chung là lăng nhăng? và nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa?
    Người ta vẫn nói đẹp như thơ, dịu dàng như thơ, trong trẻo và ấm áp như thơ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người đời gọi là nàng thơ. Đó là sự trân trọng, đề cao thơ, ca ngợi thơ? cao hơn là sự tôn vinh thơ. Nhưng với Nguyễn Huy Thiệp, một nhà văn, ta hãy xem anh ?oứng xử? với nàng thơ như thế nào?
    Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ/ Hôm qua nó bảo: Dí thơ vào l?/ Vợ tôi nửa dại nửa khôn/ Hôm nay lại bảo: Dí l? vào thơ. Chẳng biết những lời tục tĩu đó của ai, nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã sung sướng reo lên rằng: ?oVì nó hay quá nên tôi đã đưa vào trong tiểu thuyết của tôi?. ấy vậy mà cũng trong bài viết đó anh Thiệp lại cao giọng dạy bảo người khác: ?oNhà văn cũng là nhà văn hoá?. Thật là mỉa mai (!?)
    Một trong những nét đẹp văn hoá của người Việt Nam là kính già, yêu trẻ, kính trên, nhường dưới. ở nhà kính trọng cha mẹ, ra ngoài xã hội kính người cao tuổi. Nhưng trong con mắt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thì những nhà thơ cao tuổi chỉ là đám giặc già lăng nhăng thơ phú. Gọi những đồng nghiệp cao niên đáng kính là giặc, Nguyễn Huy Thiệp xác nhận tư cách và thành phần xã hội của mình rồi đấy!
    Ai đã đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao chắc không quên được cái gã Chí Phèo lưu manh suốt ngày say rượu, chửi bậy. Làng Vũ Đại người dân sống hiền lành là thế nhưng cứ nốc rượu vào hắn réo gọi cả làng ra mà chửi. Hắn chửi một cách vô cớ, chửi mà không cần biết có người nghe hay không. Đúng là một gã lưu manh có hạng. Chửi làng chán, hắn chửi người đã sinh ra hắn. Xét về hành vi, Nguyễn Huy Thiệp chẳng khác Chí Phèo. Không ai thù oán, không ai trêu chọc, bỗng dưng anh lôi cả làng văn ra thoá mạ. Chí Phèo chửi trong cơn say rượu, còn Nguyễn Huy Thiệp tuôn ra những lời thô lỗ trong lúc tỉnh và có dụng ý hẳn hoi. Rồi đây anh ta sẽ được nhóm người thiếu thiện chí với dân ta, hay chọc ngoáy vào công việc của người khác bên trời Tây trả ?onhuận miệng? bằng một chuyến mời sang đó du hí cho mà xem. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo gọi đó là ?oChửi có thưởng? quả không sai. Lợi dụng dân chủ để làm càn, chửi bậy và xúc phạm người khác, đó là hành vi phi văn hoá, nhưng chẳng hiểu sao có tờ báo lại đón lấy đăng tải như một sự bảo kê, nối dáo. Cần phải làm rõ trách nhiệm của người ấn nút cho những lời chửi rủa và phỉ báng Hội Nhà văn Việt Nam, và các nhà văn Việt Nam.
    3) Thái độ vô ơn, ăn cháo đá bát.
    Đất nước ta trải qua một cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài 30 năm. Đánh đuổi kẻ thù xâm lược, chúng ta giành lại sự vẹn toàn giang sơn Tổ quốc. Chiến thắng của ta là chiến thắng của văn minh chống lại dã man, tàn bạo, được những người tiến bộ trên thế giới ủng hộ. Chân lý đã rõ ràng nhưng giờ đây vẫn có người không muốn công nhận. Họ cố tình đánh tráo khái niệm kẻ đi xâm lược và người chống xâm lược, nhằm thay đổi ý nghĩa cuộc chiến đấu anh hùng, chính nghĩa của dân tộc ta. Chẳng biết Nguyễn Huy Thiệp có trong nhóm người này không mà anh có quan điểm rất lạ lùng. Trong lần cùng nhà thơ Trần đăng Khoa sang dự Hội chợ sách Bắc âu 9- 2003. Tại cuộc gặp nhà thơ Thụy điển Xaradid Man, người đã từng nhiều lần sang thăm Việt Nam khi đang có chiến tranh, người luôn ca ngợi cuộc chiến đấu của nhân dân ta anh Thiệp đã nói rằng: ?oĐối với thế hệ chúng tôi, cuộc chiến tranh ấy thật đáng lợm mửa?.
    Nguyễn Huy Thiệp không hề che giấu suy nghĩ của mình, anh cho rằng cuộc chiến đấu mà nhân dân ta tiến hành để giải phóng đất nước là cuộc chiến tranh ?ođáng lợm mửa?. Tôi thật không thể ngờ một người tự nhận là nhà văn, một người cất giọng chửi rủa các đồng nghiệp của mình là lưu manh vô học, có nghĩa tự nhận mình là hoàn thiện và có học lại dám thốt ra những lời lẽ phản văn hoá, phản lương thiện, xúc phạm lên đất nước, nhân dân mình như thế? Đây là một thái độ vô ơn, vô đạo, không thể tha thứ được. Còn một điều đáng nói nữa là Nguyễn Huy Thiệp đã vơ đũa cả nắm, vu lên cả một ?othế hệ? phản bội, vô ơn chứ không phải chỉ một mình anh. Đây không còn là vấn đề học thuật mà là tư cách của Nguyễn Huy Thiệp, nó cũng giống như ?oluận điểm? điên rồ, lạc lõng của vài kẻ háo danh thích nổi tiếng ?othần kinh có vấn đề?, cho rằng cuộc kháng chiến chống xâm lược của ta là không đáng có; rằng chúng ta vẫn có thể giành được độc lập mà không cần phải cầm súng, hao người tốn của.
    Không biết Nguyễn Huy Thiệp làm gì, ở đâu trong những ngày cả nước sôi sục không khí chiến đấu lớp lớp thanh niên gái trai nối nhau lên đường diệt giặc. Họ đã tự nguyện hiến dâng đời mình cho Tổ quốc. Có được cuộc sống thanh bình, hạnh phúc hôm nay hàng vạn người con ưu tú đã ngã xuống, trong đó có thể có cả bạn bè, người thân của anh Thiệp. Nhưng anh đã nhẫn tâm coi đó là những cái chết vô nghĩa, bởi vì đó là cuộc chiến tranh lộn mửa. Không có sự vô ơn nào lớn bằng sự vô ơn ấy.
    Nhớ hồi Nguyễn Huy Thiệp ?ocất tiếng chào đời? trong nghề văn, báo Văn nghệ, tờ báo của Hội Nhà văn Việt Nam đã làm ?obà đỡ? nâng niu, chiều chuộng hết mực ngay từ truyện ngắn đầu tiên. Nhưng khi ?ođủ lông đủ cánh?, được ?ongười ngoài? để mắt tới, anh Thiệp vội quay lưng phỉ nhổ nơi đã nâng đỡ mình. Đây không còn là chuyện văn chương mà là vấn đề đạo đức, là tư cách của người cầm bút. Thật đáng buồn thay!
    Hà Nội, 1-4-2004

    (Báo Văn nghệ)



  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Nguyễn Huy Thiệp tự bộc lộ mình!


    Chân dung tự hoạ của Nguyễn Huy Thiệp

    Lê Văn Vọng
    Khi nói tới một nhà văn nào đấy người ta thường nghĩ nhiều đến cái phần văn hoá (hiểu theo nghĩa rộng) trong con người nhà văn đó. Nhà văn cũng là nhà văn hoá. Chúng tôi tán đồng ý kiến của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Đã là nhà văn thì nhất thiết từ hành động đến lời nói đều phải thể hiện cái văn. Văn ở đây hàm nghĩa rất rộng, đó là tốt, là đẹp, sự tài hoa, minh triết, lịch duyệt v.v? Ăn nói hàm hồ, thô lỗ, coi khinh đồng nghiệp, coi thường người khác, các cụ ta ngày xưa gọi là thói hợm hĩnh, lăng loàn, chỉ có ở những ai mà lỗ hổng nhân cách quá lớn.
    Chúng tôi đã đọc bài Trò chuyện với hoa Thuỷ tiên và sự nhầm lẫn của nhà văn của Nguyễn Huy Thiệp, đăng trên 3 số báo Ngày nay: 4, 5 và 6 - 2004. Có thể coi bài báo đó là bức chân dung tự hoạ của anh với mấy nét lớn như sau:
    1) Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn mà chưa hiểu hết nghề văn.
    Ai cũng biết muốn làm thơ, viết văn phải có tài. Tài năng đó là thứ bẩm sinh, trời cho, người nhiều, người ít, cộng với sự lao tâm khổ luyện, sự lăn lóc trong trường đời mà thành nhà văn lớn, nhà văn nổi tiếng? Mỗi người có một con đường riêng, có người đi được xa, cũng không ít người do nhiều lý do mà ?onửa đường đứt gánh?. Trái lại, không có tài thì dù có đem luyện như luyện linh đan cũng không thể thành nhà văn được.
    Trong bài Trò chuyện với hoa Thuỷ Tiên? (báo đã dẫn) Nguyễn Huy Thiệp đã có một sự nhầm lẫn đáng tiếc khi viết: ?oNgay trong lĩnh vực văn học, đáng lẽ cần phải khuếch trương, xây dựng thành một công nghệ đào tạo nhà văn mới?? Vì nghĩ nhà văn có thể đào tạo được theo công nghệ nên anh đã dè bỉu, đánh giá thấp những nhà văn không được đào tạo theo công nghệ. Anh viết: ?oNhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (không hiểu anh ?onhìn? vào đâu, chứ danh sách Hội viên Hội Nhà văn chỉ có 798), người ta đều thấy đa số chỉ là những người già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều? ?ovô học?, tự phát mà thành danh?.
    ở đây chỉ xin nói về lớp nhà văn mà Nguyễn Huy Thiệp gọi là già nua không có khả năng sáng tạo. Cho đến hôm nay, đất nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn: chiến tranh, hoà bình, xây dựng và đổi mới. Trong mỗi bước chuyển mình có một lớp nhà văn mới xuất hiện, vừa làm tròn bổn phận công dân, họ vừa thực hiện thiên chức nhà văn, xã hội luôn tạo điều kiện cho họ phát huy tài năng. Trong số 798 hội viên nhà văn, anh Thiệp cho rằng đa số là già nua thì hoàn toàn không chính xác; nhưng thôi, cứ ?ochiều? anh mà xếp những người trên 50 - mới bước qua tuổi trung niên vào lớp già cho đủ cái ?ođa số? để bàn.
    So với những người cầm bút khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới thì lớp nhà văn chống Pháp và chống Mỹ quả là đông và ?ogià? thật. Nhưng trong số họ chưa thấy ai buông bút cả. Nhiều người trong số họ đang là lực lượng chủ lực của văn đàn. Chỉ cần dạo một vòng qua các quầy sách ta sẽ thấy sức lao động, sáng tạo của họ không ?ogià? một chút nào. Không ồn ào, không tuyên ngôn ầm ĩ, họ cứ lặng lẽ đóng góp vào kho tàng văn học Cách mạng bằng những tác phẩm. Chỉ riêng điều đó cũng đáng kính trọng lắm rồi.
    Nghề văn là một nghề đặc thù. Lao động nhà văn là lao động độc lập, tự giác. Nếu ai đó có thực tài, họ sẽ tự tìm thấy con đường phát triển chứ không chờ đến khi được học. Việc học đối với nhà văn cũng cần như tích luỹ vốn sống, nhưng nó không mang tính quyết định làm nên tác phẩm. Cũng như các ngành khoa học khác, nghề văn có nhiều cách học, không nhất thiết phải tập trung, cắp cặp đến trường. Với một nhà văn, không có trường học nào quan trọng bằng trường đời. Chính đời sống làm nên nhà văn. Bậc thầy văn học M.Gooc-ki là một ví dụ.
    Dạo đó, trường Viết văn Nguyễn Du có mời nhà văn Nguyễn Tuân đến nói chuyện ?onghề nghiệp? với các học viên khoá I. Ông bước vào lớp với cái túi cói nhỏ trong có be rượu. Sau khi ngồi vào vị trí ?ogiáo viên?, bằng những động tác hết sức lịch lãm, ông rót rượu ra cái chén hạt mít, vừa uống vừa quan sát lớp học. Hơn 40 gương mặt cả nam lẫn nữ, phần lớn đã thành danh, nhìn ?othầy? chờ đợi. Câu đầu tiên, thay vì ?ogiảng bài?, ông hỏi: ?oCác anh chị được học những gì?? Thay mặt ban giáo vụ anh Huỳnh Khái Vinh thưa: ?oDạ học một số môn, trong đó có Triết học, Ngoại ngữ, Mĩ học?? Nguyễn Tuân gật đầu: ?oHọc là rất cần đấy, nhưng chưa có trường nào đào tạo ra được nhà văn đâu. Các anh, các chị cũng đừng nghĩ rằng sau khi có một số kiến thức thì mình sẽ trở thành nhà văn??.
    Kể lại chuyện đó để thấy rằng viết văn là công việc hoàn toàn tự thân, viết do nhu cầu nội tại, để giải toả cảm xúc về một vấn đề gì đấy. Học chỉ như là yếu tố bổ trợ cho tri thức, để thắp sáng hơn lên cái phần tài năng vốn có. Nhưng điều đó có thể thực hiện bằng tự tích luỹ. Vậy mà anh Thiệp lại mỉa mai cho rằng các nhà văn của ta hầu hết đều ?ovô học?, tự phát mà thành danh. Nhìn ra thế giới, các nhà văn lớn như: Vícto Huygô, Sếchpia, Sôlôkhốp, Lỗ Tấn, Hêminguê, Máckét v.v? đều là tự phát mà thành chứ có ai qua trường lớp đào tạo nhà văn nào đâu. Ngay cả Nguyễn Huy Thiệp bước vào nghề văn cũng là ?otự phát? đấy thôi.
    2) Văn hoá ứng xử vỉa hè và có tư chất Chí Phèo.
    Có thể có người cho rằng nói như thế là quá lời, là oan cho anh Thiệp, anh là nhà văn, cũng là Nhà văn hoá kia mà. Nhưng tất cả cái đó nó cứ phơi ra qua việc anh làm, qua lời anh nói như một tố cáo anh vậy.
    Là người Việt Nam, ai cũng hiểu đất nước ta là đất nước của thi ca, thi ca có một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần người Việt Nam. Thơ là tinh tuý của văn hoá, ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng.
    Trong hai cuộc kháng chiến, thơ ca của ta đã có những đóng góp to lớn, khích lệ động viên tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ ngoài mặt trận, đem lại niềm tin thắng lợi cho người ở hậu phương. Sức mạnh của văn học nói chung, thơ ca nói riêng là không thể phủ nhận.
    Năm 1972 tại hậu cứ của một đơn vị Quân Giải phóng miền Đông Nam Bộ tôi gặp một sĩ quan cấp uý quân nguỵ Sài Gòn. Anh ta thú nhận rằng chính anh đã bị những bài thơ trong buổi phát thanh dành cho binh sĩ Sài Gòn của đài Tiếng nói Việt Nam làm cho tinh thần rệu rã mà tìm đường ra đầu hàng Quân Giải phóng. Anh ta đã được những bài thơ của những người bên kia chiến tuyến ?olôi? ra khỏi đêm dài u mê và cứu sống. Tất nhiên đó chỉ là một trong nhiều trường hợp mà thôi.
    Nhưng theo Nguyễn Huy Thiệp thì Các nhà thơ chỉ dựa vào ?ocảm hứng? để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa, nhìn chung là lăng nhăng? và nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa?
    Người ta vẫn nói đẹp như thơ, dịu dàng như thơ, trong trẻo và ấm áp như thơ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người đời gọi là nàng thơ. Đó là sự trân trọng, đề cao thơ, ca ngợi thơ? cao hơn là sự tôn vinh thơ. Nhưng với Nguyễn Huy Thiệp, một nhà văn, ta hãy xem anh ?oứng xử? với nàng thơ như thế nào?
    Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ/ Hôm qua nó bảo: Dí thơ vào l?/ Vợ tôi nửa dại nửa khôn/ Hôm nay lại bảo: Dí l? vào thơ. Chẳng biết những lời tục tĩu đó của ai, nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã sung sướng reo lên rằng: ?oVì nó hay quá nên tôi đã đưa vào trong tiểu thuyết của tôi?. ấy vậy mà cũng trong bài viết đó anh Thiệp lại cao giọng dạy bảo người khác: ?oNhà văn cũng là nhà văn hoá?. Thật là mỉa mai (!?)
    Một trong những nét đẹp văn hoá của người Việt Nam là kính già, yêu trẻ, kính trên, nhường dưới. ở nhà kính trọng cha mẹ, ra ngoài xã hội kính người cao tuổi. Nhưng trong con mắt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thì những nhà thơ cao tuổi chỉ là đám giặc già lăng nhăng thơ phú. Gọi những đồng nghiệp cao niên đáng kính là giặc, Nguyễn Huy Thiệp xác nhận tư cách và thành phần xã hội của mình rồi đấy!
    Ai đã đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao chắc không quên được cái gã Chí Phèo lưu manh suốt ngày say rượu, chửi bậy. Làng Vũ Đại người dân sống hiền lành là thế nhưng cứ nốc rượu vào hắn réo gọi cả làng ra mà chửi. Hắn chửi một cách vô cớ, chửi mà không cần biết có người nghe hay không. Đúng là một gã lưu manh có hạng. Chửi làng chán, hắn chửi người đã sinh ra hắn. Xét về hành vi, Nguyễn Huy Thiệp chẳng khác Chí Phèo. Không ai thù oán, không ai trêu chọc, bỗng dưng anh lôi cả làng văn ra thoá mạ. Chí Phèo chửi trong cơn say rượu, còn Nguyễn Huy Thiệp tuôn ra những lời thô lỗ trong lúc tỉnh và có dụng ý hẳn hoi. Rồi đây anh ta sẽ được nhóm người thiếu thiện chí với dân ta, hay chọc ngoáy vào công việc của người khác bên trời Tây trả ?onhuận miệng? bằng một chuyến mời sang đó du hí cho mà xem. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo gọi đó là ?oChửi có thưởng? quả không sai. Lợi dụng dân chủ để làm càn, chửi bậy và xúc phạm người khác, đó là hành vi phi văn hoá, nhưng chẳng hiểu sao có tờ báo lại đón lấy đăng tải như một sự bảo kê, nối dáo. Cần phải làm rõ trách nhiệm của người ấn nút cho những lời chửi rủa và phỉ báng Hội Nhà văn Việt Nam, và các nhà văn Việt Nam.
    3) Thái độ vô ơn, ăn cháo đá bát.
    Đất nước ta trải qua một cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài 30 năm. Đánh đuổi kẻ thù xâm lược, chúng ta giành lại sự vẹn toàn giang sơn Tổ quốc. Chiến thắng của ta là chiến thắng của văn minh chống lại dã man, tàn bạo, được những người tiến bộ trên thế giới ủng hộ. Chân lý đã rõ ràng nhưng giờ đây vẫn có người không muốn công nhận. Họ cố tình đánh tráo khái niệm kẻ đi xâm lược và người chống xâm lược, nhằm thay đổi ý nghĩa cuộc chiến đấu anh hùng, chính nghĩa của dân tộc ta. Chẳng biết Nguyễn Huy Thiệp có trong nhóm người này không mà anh có quan điểm rất lạ lùng. Trong lần cùng nhà thơ Trần đăng Khoa sang dự Hội chợ sách Bắc âu 9- 2003. Tại cuộc gặp nhà thơ Thụy điển Xaradid Man, người đã từng nhiều lần sang thăm Việt Nam khi đang có chiến tranh, người luôn ca ngợi cuộc chiến đấu của nhân dân ta anh Thiệp đã nói rằng: ?oĐối với thế hệ chúng tôi, cuộc chiến tranh ấy thật đáng lợm mửa?.
    Nguyễn Huy Thiệp không hề che giấu suy nghĩ của mình, anh cho rằng cuộc chiến đấu mà nhân dân ta tiến hành để giải phóng đất nước là cuộc chiến tranh ?ođáng lợm mửa?. Tôi thật không thể ngờ một người tự nhận là nhà văn, một người cất giọng chửi rủa các đồng nghiệp của mình là lưu manh vô học, có nghĩa tự nhận mình là hoàn thiện và có học lại dám thốt ra những lời lẽ phản văn hoá, phản lương thiện, xúc phạm lên đất nước, nhân dân mình như thế? Đây là một thái độ vô ơn, vô đạo, không thể tha thứ được. Còn một điều đáng nói nữa là Nguyễn Huy Thiệp đã vơ đũa cả nắm, vu lên cả một ?othế hệ? phản bội, vô ơn chứ không phải chỉ một mình anh. Đây không còn là vấn đề học thuật mà là tư cách của Nguyễn Huy Thiệp, nó cũng giống như ?oluận điểm? điên rồ, lạc lõng của vài kẻ háo danh thích nổi tiếng ?othần kinh có vấn đề?, cho rằng cuộc kháng chiến chống xâm lược của ta là không đáng có; rằng chúng ta vẫn có thể giành được độc lập mà không cần phải cầm súng, hao người tốn của.
    Không biết Nguyễn Huy Thiệp làm gì, ở đâu trong những ngày cả nước sôi sục không khí chiến đấu lớp lớp thanh niên gái trai nối nhau lên đường diệt giặc. Họ đã tự nguyện hiến dâng đời mình cho Tổ quốc. Có được cuộc sống thanh bình, hạnh phúc hôm nay hàng vạn người con ưu tú đã ngã xuống, trong đó có thể có cả bạn bè, người thân của anh Thiệp. Nhưng anh đã nhẫn tâm coi đó là những cái chết vô nghĩa, bởi vì đó là cuộc chiến tranh lộn mửa. Không có sự vô ơn nào lớn bằng sự vô ơn ấy.
    Nhớ hồi Nguyễn Huy Thiệp ?ocất tiếng chào đời? trong nghề văn, báo Văn nghệ, tờ báo của Hội Nhà văn Việt Nam đã làm ?obà đỡ? nâng niu, chiều chuộng hết mực ngay từ truyện ngắn đầu tiên. Nhưng khi ?ođủ lông đủ cánh?, được ?ongười ngoài? để mắt tới, anh Thiệp vội quay lưng phỉ nhổ nơi đã nâng đỡ mình. Đây không còn là chuyện văn chương mà là vấn đề đạo đức, là tư cách của người cầm bút. Thật đáng buồn thay!
    Hà Nội, 1-4-2004

    (Báo Văn nghệ)



  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nguyễn Huy Thiệp tự bộc lộ mình

    Nam Hà
    Cổ nhân nói Văn tức là người. Đem câu đó đối chiếu với Nguyễn Huy Thiệp thấy đúng quá. Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn bằng một loạt truyện ngắn gây dư luận, có người khen, thậm chí cho đó là một hiện tượng văn học, nhưng cũng có không ít người chê (khen, chê là quyền tự do của mỗi người). Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, những người chưa hiểu, chưa biết về Nguyễn Huy Thiệp đều có chung nhận xét rằng, cái anh Thiệp này chắc có gì bất mãn với đời, với cuộc sống, nên văn anh ta đầy rẫy sự chì chiết, nanh nọc, nhầy nhụa, tư tưởng của truyện thì hằn học, đập phá, sổ toẹt. Truyện anh ta viết thiên về cái xấu, cái ác, anh ta khoái trá khi viết nó - cái ác.
    Nguyễn Du viết Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Nguyễn Huy Thiệp dường như không có tâm và anh ta là một người ác (hồn vía những chuyện anh ta đã viết và bài tiểu luận mới nhất đăng trên tạp chí Ngày nay đã nói lên tất cả).
    Nguyễn Huy Thiệp viết: ?oNhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều là những người già nua không còn khả năng sáng tạo và hầu hết đều vô học, tự phát mà thành danh??. Về số lượng hội viên, Nguyễn Huy Thiệp viết vậy là sai.
    Hạ bút viết cái câu thiếu sự thật, đầy kiêu căng, ngạo mạn, võ đoán trên đây, Nguyễn Huy Thiệp đã tự phơi bày con người mình về mọi phương diện trước độc giả, trước công luận. Nguyễn Huy Thiệp võ đoán hầu hết hội viên Hội Nhà văn là vô học, nhưng rõ ràng anh ta mới là người vô học nhất. Những người có học, có văn hoá, có tâm không bao giờ mắng nhiếc người khác là vô học, bởi cái sự học là vô cùng, vô tận. Hẳn Nguyễn Huy Thiệp biết rằng để trở thành nhà văn phải có ba yêu cầu cơ bản, một là phải có năng khiếu, phải yêu thích văn học, hai là phải có vốn văn hoá, đặc biệt là vốn sống, vốn sống tự đọc, đặc biệt là vốn sống của cá nhân tự trải nghiệm trong đời sống của mình và trong đời sống của xã hội, của dân tộc, và ba là lao động nghiệt ngã trong quá trình sáng tác. Nguyễn Huy Thiệp cũng biết rằng mỗi năm các trường đại học có thể đào tạo hàng ngàn kỹ sư, giáo viên, bác sĩ, nhưng không thể cùng một lúc đào tạo ra hàng ngàn nhà văn. Thực tế này không chỉ ở nước ta mới bắt đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mà ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển, các nước đã đi vào giai đoạn hậu hiện đại, đi vào nền kinh tế tri thức, cũng không nước nào đào tạp nhà văn kiểu như Nguyễn Huy Thiệp đề xuất.
    Trường đại học của Mácxim - Goócki là cuộc sống và đời sống, trường đại học của Nguyên Hồng cũng là đời sống và cuộc sống. Chính cuộc sống tạo ra nhà văn và rồi nhà văn tái tạo cuộc sống bằng tác phẩm của mình. Trong tổng số hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, có 300 hội viên đã và đang mặc áo lính, 300 hội viên này đã nhập ngũ và trở thành người lính cầm súng, cầm bút chiến đấu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc đã tạo điều kiện cho họ trở thành nhà văn. Việc trong gần nửa thế kỷ chiến đấu, quân đội nhân dân Việt Nam đã xây dựng, phát triển, định hình được trên 300 nhà văn hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, là một hiện tượng có một không hai trên thế giới. Họ đều có văn hoá, đặc biệt có vốn sống phong phú, họ đã sáng tạo được nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Vậy họ cũng là loại vô học như Nguyễn Huy Thiệp khẳng định sao?
    Chắc chắn Nguyễn Huy Thiệp thuộc thế hệ lớn lên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đó là cuộc chiến tranh giải phóng có quy mô và tầm vóc lớn nhất nửa cuối thế kỷ XX, chỉ đứng sau thế chiến thứ hai. Nguyễn Huy Thiệp đã làm gì? Đã đóng góp được gì vào cuộc chiến tranh giải phóng thần thánh của dân tộc? Mà anh ta tự cho mình cái quyền lên giọng phán xét, phỉ báng, nhục mạ lớp lớp nhà văn đã trải qua cách mạng và hai cuộc chiến tranh giải phóng?
    Nền văn học Việt Nam mang tính kế thừa, kế tục và phát triển. Mỗi thế hệ nhà văn sống và chiến đấu ở thời kỳ lịch sử nào đều có trách nhiệm và nghĩa vụ với thời kỳ lịch sử ấy. Nền văn học Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và máu.
    Coi hầu hết hội viên Hội Nhà văn là vô học, tự phát mà thành danh, tức là phủ nhận những thành quả sáng tạo của họ, cũng có nghĩa là phủ nhận và sổ toẹt cả một nền văn học. Nguyễn Huy Thiệp vì cuồng, ngộ nhận mình mới là nhà văn đích thực, là người thông thái, nhưng đọc bài viết của anh ta trên tạp chí Ngày nay, người đọc thấy anh ta thật thảm hại.
    Người đọc và công luận không hiểu vì sao Nguyễn Huy Thiệp căm ghét các nhà thơ Việt Nam đến thế. Nguyễn Huy Thiệp có quyền thích thơ hoặc không thích, thích người này hoặc không thích người kia, nhưng không được quyền mắng nhiếc các nhà thơ là ?onhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó, nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa?. Nguyễn Huy Thiệp còn hết lời khen bốn ?ocâu lục bát? bẩn thỉu, trích dẫn và đưa cả vào tiểu thuyết của mình. Qua đó, người ta biết quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Huy Thiệp như thế nào. Nguyễn Huy Thiệp còn mắng những nhà văn cao tuổi là đám giặc già, rõ ràng sự trắng trợn, sự bấp chấp luân thường đạo lý, bất chấp luật pháp ở Nguyễn Huy Thiệp không còn giới hạn. Tất cả những loại mũ anh ta chụp lên đầu các nhà văn Việt Nam, thì chính những loại mũ đó anh ta đã tự chụp lên đầu mình mà anh ta không biết. Buồn và thảm thay cho anh ta!
    Nguyễn Huy Thiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước công luận, trước Hội Nhà văn và cả trước pháp luật, bởi anh ta đã xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm không chỉ một người nào mà xúc phạm toàn thể hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.


  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nguyễn Huy Thiệp tự bộc lộ mình

    Nam Hà
    Cổ nhân nói Văn tức là người. Đem câu đó đối chiếu với Nguyễn Huy Thiệp thấy đúng quá. Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn bằng một loạt truyện ngắn gây dư luận, có người khen, thậm chí cho đó là một hiện tượng văn học, nhưng cũng có không ít người chê (khen, chê là quyền tự do của mỗi người). Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, những người chưa hiểu, chưa biết về Nguyễn Huy Thiệp đều có chung nhận xét rằng, cái anh Thiệp này chắc có gì bất mãn với đời, với cuộc sống, nên văn anh ta đầy rẫy sự chì chiết, nanh nọc, nhầy nhụa, tư tưởng của truyện thì hằn học, đập phá, sổ toẹt. Truyện anh ta viết thiên về cái xấu, cái ác, anh ta khoái trá khi viết nó - cái ác.
    Nguyễn Du viết Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Nguyễn Huy Thiệp dường như không có tâm và anh ta là một người ác (hồn vía những chuyện anh ta đã viết và bài tiểu luận mới nhất đăng trên tạp chí Ngày nay đã nói lên tất cả).
    Nguyễn Huy Thiệp viết: ?oNhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều là những người già nua không còn khả năng sáng tạo và hầu hết đều vô học, tự phát mà thành danh??. Về số lượng hội viên, Nguyễn Huy Thiệp viết vậy là sai.
    Hạ bút viết cái câu thiếu sự thật, đầy kiêu căng, ngạo mạn, võ đoán trên đây, Nguyễn Huy Thiệp đã tự phơi bày con người mình về mọi phương diện trước độc giả, trước công luận. Nguyễn Huy Thiệp võ đoán hầu hết hội viên Hội Nhà văn là vô học, nhưng rõ ràng anh ta mới là người vô học nhất. Những người có học, có văn hoá, có tâm không bao giờ mắng nhiếc người khác là vô học, bởi cái sự học là vô cùng, vô tận. Hẳn Nguyễn Huy Thiệp biết rằng để trở thành nhà văn phải có ba yêu cầu cơ bản, một là phải có năng khiếu, phải yêu thích văn học, hai là phải có vốn văn hoá, đặc biệt là vốn sống, vốn sống tự đọc, đặc biệt là vốn sống của cá nhân tự trải nghiệm trong đời sống của mình và trong đời sống của xã hội, của dân tộc, và ba là lao động nghiệt ngã trong quá trình sáng tác. Nguyễn Huy Thiệp cũng biết rằng mỗi năm các trường đại học có thể đào tạo hàng ngàn kỹ sư, giáo viên, bác sĩ, nhưng không thể cùng một lúc đào tạo ra hàng ngàn nhà văn. Thực tế này không chỉ ở nước ta mới bắt đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mà ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển, các nước đã đi vào giai đoạn hậu hiện đại, đi vào nền kinh tế tri thức, cũng không nước nào đào tạp nhà văn kiểu như Nguyễn Huy Thiệp đề xuất.
    Trường đại học của Mácxim - Goócki là cuộc sống và đời sống, trường đại học của Nguyên Hồng cũng là đời sống và cuộc sống. Chính cuộc sống tạo ra nhà văn và rồi nhà văn tái tạo cuộc sống bằng tác phẩm của mình. Trong tổng số hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, có 300 hội viên đã và đang mặc áo lính, 300 hội viên này đã nhập ngũ và trở thành người lính cầm súng, cầm bút chiến đấu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc đã tạo điều kiện cho họ trở thành nhà văn. Việc trong gần nửa thế kỷ chiến đấu, quân đội nhân dân Việt Nam đã xây dựng, phát triển, định hình được trên 300 nhà văn hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, là một hiện tượng có một không hai trên thế giới. Họ đều có văn hoá, đặc biệt có vốn sống phong phú, họ đã sáng tạo được nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Vậy họ cũng là loại vô học như Nguyễn Huy Thiệp khẳng định sao?
    Chắc chắn Nguyễn Huy Thiệp thuộc thế hệ lớn lên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đó là cuộc chiến tranh giải phóng có quy mô và tầm vóc lớn nhất nửa cuối thế kỷ XX, chỉ đứng sau thế chiến thứ hai. Nguyễn Huy Thiệp đã làm gì? Đã đóng góp được gì vào cuộc chiến tranh giải phóng thần thánh của dân tộc? Mà anh ta tự cho mình cái quyền lên giọng phán xét, phỉ báng, nhục mạ lớp lớp nhà văn đã trải qua cách mạng và hai cuộc chiến tranh giải phóng?
    Nền văn học Việt Nam mang tính kế thừa, kế tục và phát triển. Mỗi thế hệ nhà văn sống và chiến đấu ở thời kỳ lịch sử nào đều có trách nhiệm và nghĩa vụ với thời kỳ lịch sử ấy. Nền văn học Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và máu.
    Coi hầu hết hội viên Hội Nhà văn là vô học, tự phát mà thành danh, tức là phủ nhận những thành quả sáng tạo của họ, cũng có nghĩa là phủ nhận và sổ toẹt cả một nền văn học. Nguyễn Huy Thiệp vì cuồng, ngộ nhận mình mới là nhà văn đích thực, là người thông thái, nhưng đọc bài viết của anh ta trên tạp chí Ngày nay, người đọc thấy anh ta thật thảm hại.
    Người đọc và công luận không hiểu vì sao Nguyễn Huy Thiệp căm ghét các nhà thơ Việt Nam đến thế. Nguyễn Huy Thiệp có quyền thích thơ hoặc không thích, thích người này hoặc không thích người kia, nhưng không được quyền mắng nhiếc các nhà thơ là ?onhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó, nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa?. Nguyễn Huy Thiệp còn hết lời khen bốn ?ocâu lục bát? bẩn thỉu, trích dẫn và đưa cả vào tiểu thuyết của mình. Qua đó, người ta biết quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Huy Thiệp như thế nào. Nguyễn Huy Thiệp còn mắng những nhà văn cao tuổi là đám giặc già, rõ ràng sự trắng trợn, sự bấp chấp luân thường đạo lý, bất chấp luật pháp ở Nguyễn Huy Thiệp không còn giới hạn. Tất cả những loại mũ anh ta chụp lên đầu các nhà văn Việt Nam, thì chính những loại mũ đó anh ta đã tự chụp lên đầu mình mà anh ta không biết. Buồn và thảm thay cho anh ta!
    Nguyễn Huy Thiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước công luận, trước Hội Nhà văn và cả trước pháp luật, bởi anh ta đã xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm không chỉ một người nào mà xúc phạm toàn thể hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.


  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Để phúc đức cho con cháu
    Nhà thơ Đồng Đức Bốn
    Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ơi: lửa to quá thì cháy nhà. Phở cho nhiều muối quá thì mất ngon. Còn khi bệnh nặng quá thì phải chết. (Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn). Tuy có những vấn đề đặt ra (dù không mới) chúng ta vẫn cần phải nghiên cứu và xem xét lại. Nhưng cũng có vấn đề không ?otử tế? gì. Đây là một bài viết kém nhất của anh kể từ trước tới nay. Đất nước không bao giờ dung nạp thứ văn chương: hằn học, thô thiển và tục tĩu đến vậy. Nhưng cái đó lẽ ra không có trong văn Nguyễn Huy Thiệp. Những cái đó người xưa làm sang trọng hơn. Nhưng dù có sang trọng hơn thì nó vẫn không tồn tại. Mất tiền thì ta chỉ mất ít thôi chứ mất nhân cách thì ta mất tất cả.
    Đã ăn thóc đồng bằng sông Cửu Long, uống nước sông Hồng thì ta phải nói theo lời của Thánh Gióng. Chỉ có những kẻ bất tài vô dụng mới đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Dứt khoát xã hội không để cái xấu hiện hình.
    Anh vẫn thường bảo với tôi rằng: nhà văn phải đứng về phía nhân dân nhưng khi anh viết ra nhân dân cũng không chấp nhận được thì lấy chỗ đâu cho anh đứng:
    Núi cao bởi có đất bồi
    Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu
    Tố Hữu
    Anh vẫn thường bảo với tôi rằng: nhà văn là một nhà văn hoá. Nhưng làm gì có một thứ văn hoá mang bố mẹ, quê hương, đồng nghiệp ra chửi. Có nhiều người bảo anh là một Chí Phèo thời hiện đại. Tôi không nghĩ thế, nhưng không phải kẻ đốt đền nào cũng trở thành Êrôtcrát mà anh chẳng đã từng tâm đắc với câu thơ này của Đồng Đức Bốn đó sao?
    Bao nhiêu là thứ bùa mê
    Cũng không bằng được nhà quê của mình.
    Đất nước gian lao và vất vả nhưng vẫn rất cần có các anh hùng và các nhà văn. Đặc biệt những nhà văn có tài như Nguyễn Huy Thiệp chắc chắn sẽ cần hơn. Anh đã như những ngọn gió thổi vào cho nền văn học Việt Nam một luồng sinh khí mới thì tôi cũng mong anh hãy làm mới luồng sinh khí ấy với tấm lòng yêu thương con người bằng trái tim thi sĩ. Công việc ?otử tế? này nếu ta thực tài, thực đức đến khi nằm xuống có khi vẫn chỉ là niềm mơ ước.
    Cuộc đời này còn nhiều điều tốt đẹp lắm. Ta phải sống đẹp hơn để giành những giấc mơ đẹp cho mình, vừa là để phúc đức cho con cháu mai sau.
    Văn chương là thứ của trời cho. Nếu không tu nhân tích đức thì trời cũng sẽ lấy đi lúc nào không biết. Trời chỉ mượn ta để truyền đạt lại những ý tưởng và sự tiên đoán để con người hướng thiện, không ai có quyền cưỡng lại được ý trời.
    Văn chương là trò chơi tinh anh của thượng đế nên nó rất cần sự sang trọng và minh triết.
    Ngọn lửa nhỏ không nên để cháy nhà!


    Quyết không phải là kẻ vô học

    Nhà thơ Văn Công Hùng

    Tôi là người vô cùng yêu quý văn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. ở Gia Lai có người còn thuộc nguyên cả đoạn văn của anh, và thường dẫn ra như một chân lý. Người này là một thạc sĩ văn chương, giảng dạy ở trường Cao đẳng Sư phạm. Anh Thiệp có tài nói tục. Cái người hay trích dẫn văn anh cũng trích toàn câu? tục. Nhưng tục mà đặt đúng văn cảnh thì nó hay, nó sang trọng hẳn lên, dù vẫn cứ ghê ghê. Còn cái bài rất thanh tao Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn theo tôi, anh Thiệp đã nói tục không đúng chỗ. Tôi biết các nhà văn, nhà báo, đôi khi cũng muốn viết phóng lên một tí cho nó sướng tay. Nhưng phóng cái kiểu vống lên từ hơn 700 thành hơn 1000 nhà văn hội viên rồi quy cho ?ohầu hết? trong số họ đều là vô học thì không thể được, là vu lên, là lu loa, thậm chí là hỗn, gây sự phẫn nộ cho không chỉ số ?ohầu hết? kia mà cho cả công chúng. Rồi anh lại cho rằng trong số ấy 80% là lăng nhăng, chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn và? lưu manh? Tôi đoan chắc rằng, khi viết những dòng trên, anh sẽ tự trừ mình ra khỏi số ?ohầu hết? kia. Các nhà thơ thường hay đùa. Đôi khi họ có những câu thơ vui vui, ngồ ngộ, chỉ để đọc cho nhau nghe, rồi thôi. Nhưng cái cách mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khen câu thơ hình như xuất xứ từ Thái Bình mà tôi được nghe đã khá lâu rồi, cho rằng nó ?oquá hay?, và phải đưa vào tiểu thuyết của mình, rồi in gần như nguyên văn trong bài báo thì đã chứng tỏ rằng anh Thiệp có nguy cơ phải đứng trong số ?ohầu hết? kia rồi, dù tôi rất muốn anh phải ở phía kia cho nó khỏi phụ lòng yêu mến của mình? Nói thật nhé, loại ?othơ? như thế mà được khen một cách trịnh trọng như vậy thì quả là chẳng còn trời cao đất dày gì nữa. Đồng chí Tổng biên tập của tạp chí Ngày nay quả là gan cùng mình và cũng? coi thường người đọc hết mình.
    Đọc bài của anh Thiệp thấy anh quá tự phụ, ngông nghênh. Anh coi thường mọi người, ban phát dạy dỗ như đối với? con cái trong nhà. Tất nhiên, anh là một nhà văn có tài, nên đã từng có vị ?otrưởng lão? sẵn sàng đổi cả đời văn của mình chỉ để lấy một truyện ngắn của anh? Nhưng có lẽ vì tài và cả được nuông chiều nên anh trịch thượng thế chăng? Hằn học với đồng nghiệp quyết không phải là tư chất của một nhà văn lớn. Thế mà bao nhiêu người đã từng ngưỡng mộ anh, bao nhiêu người móc hầu bao để vào nhà hàng Hoa Ban (có kẻ lếu láo gọi nó là Kiếm Sắc) mong được chiêm ngưỡng anh như chiêm ngưỡng một nhân cách tiết tháo ở đời?
    Riêng tôi, một nhà thơ hạng đàn em, vinh dự được đứng chung với anh trong cái Hội mà anh vừa mạt sát kia, vẫn phục tài anh, nhưng tôi quyết không phải là kẻ vô học, và cũng không chập cheng, lưu manh. Vợ tôi là người đầu tiên chứng minh điều ấy. Dù không biết gì về thơ, nhưng cô ấy quyết không bao giờ là hình mẫu của bà vợ trong mấy câu thơ mà anh khen trong bài báo kia?
    (Báo Văn nghệ trẻ)

    [red]Home theo dõi báo Văn nghệ Trẻ và Văn nghệ già thấy kinh thật. Chán mớ đời. Hồi trước yêu truyện ông ấy bao nhiêu thì bây giờ thất vọng bấy nhiều. Từ cái chuyện TUỔI HAI MƯƠI YÊU DẤU đã thấy nó thế nào rùi. Trời ơi, ông Thiệp ơi, liệu sau cú này ông còn viết truyệnn và người ta còn bàn về truyện ông nữa hay không??/

  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Để phúc đức cho con cháu
    Nhà thơ Đồng Đức Bốn
    Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ơi: lửa to quá thì cháy nhà. Phở cho nhiều muối quá thì mất ngon. Còn khi bệnh nặng quá thì phải chết. (Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn). Tuy có những vấn đề đặt ra (dù không mới) chúng ta vẫn cần phải nghiên cứu và xem xét lại. Nhưng cũng có vấn đề không ?otử tế? gì. Đây là một bài viết kém nhất của anh kể từ trước tới nay. Đất nước không bao giờ dung nạp thứ văn chương: hằn học, thô thiển và tục tĩu đến vậy. Nhưng cái đó lẽ ra không có trong văn Nguyễn Huy Thiệp. Những cái đó người xưa làm sang trọng hơn. Nhưng dù có sang trọng hơn thì nó vẫn không tồn tại. Mất tiền thì ta chỉ mất ít thôi chứ mất nhân cách thì ta mất tất cả.
    Đã ăn thóc đồng bằng sông Cửu Long, uống nước sông Hồng thì ta phải nói theo lời của Thánh Gióng. Chỉ có những kẻ bất tài vô dụng mới đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Dứt khoát xã hội không để cái xấu hiện hình.
    Anh vẫn thường bảo với tôi rằng: nhà văn phải đứng về phía nhân dân nhưng khi anh viết ra nhân dân cũng không chấp nhận được thì lấy chỗ đâu cho anh đứng:
    Núi cao bởi có đất bồi
    Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu
    Tố Hữu
    Anh vẫn thường bảo với tôi rằng: nhà văn là một nhà văn hoá. Nhưng làm gì có một thứ văn hoá mang bố mẹ, quê hương, đồng nghiệp ra chửi. Có nhiều người bảo anh là một Chí Phèo thời hiện đại. Tôi không nghĩ thế, nhưng không phải kẻ đốt đền nào cũng trở thành Êrôtcrát mà anh chẳng đã từng tâm đắc với câu thơ này của Đồng Đức Bốn đó sao?
    Bao nhiêu là thứ bùa mê
    Cũng không bằng được nhà quê của mình.
    Đất nước gian lao và vất vả nhưng vẫn rất cần có các anh hùng và các nhà văn. Đặc biệt những nhà văn có tài như Nguyễn Huy Thiệp chắc chắn sẽ cần hơn. Anh đã như những ngọn gió thổi vào cho nền văn học Việt Nam một luồng sinh khí mới thì tôi cũng mong anh hãy làm mới luồng sinh khí ấy với tấm lòng yêu thương con người bằng trái tim thi sĩ. Công việc ?otử tế? này nếu ta thực tài, thực đức đến khi nằm xuống có khi vẫn chỉ là niềm mơ ước.
    Cuộc đời này còn nhiều điều tốt đẹp lắm. Ta phải sống đẹp hơn để giành những giấc mơ đẹp cho mình, vừa là để phúc đức cho con cháu mai sau.
    Văn chương là thứ của trời cho. Nếu không tu nhân tích đức thì trời cũng sẽ lấy đi lúc nào không biết. Trời chỉ mượn ta để truyền đạt lại những ý tưởng và sự tiên đoán để con người hướng thiện, không ai có quyền cưỡng lại được ý trời.
    Văn chương là trò chơi tinh anh của thượng đế nên nó rất cần sự sang trọng và minh triết.
    Ngọn lửa nhỏ không nên để cháy nhà!


    Quyết không phải là kẻ vô học

    Nhà thơ Văn Công Hùng

    Tôi là người vô cùng yêu quý văn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. ở Gia Lai có người còn thuộc nguyên cả đoạn văn của anh, và thường dẫn ra như một chân lý. Người này là một thạc sĩ văn chương, giảng dạy ở trường Cao đẳng Sư phạm. Anh Thiệp có tài nói tục. Cái người hay trích dẫn văn anh cũng trích toàn câu? tục. Nhưng tục mà đặt đúng văn cảnh thì nó hay, nó sang trọng hẳn lên, dù vẫn cứ ghê ghê. Còn cái bài rất thanh tao Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn theo tôi, anh Thiệp đã nói tục không đúng chỗ. Tôi biết các nhà văn, nhà báo, đôi khi cũng muốn viết phóng lên một tí cho nó sướng tay. Nhưng phóng cái kiểu vống lên từ hơn 700 thành hơn 1000 nhà văn hội viên rồi quy cho ?ohầu hết? trong số họ đều là vô học thì không thể được, là vu lên, là lu loa, thậm chí là hỗn, gây sự phẫn nộ cho không chỉ số ?ohầu hết? kia mà cho cả công chúng. Rồi anh lại cho rằng trong số ấy 80% là lăng nhăng, chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn và? lưu manh? Tôi đoan chắc rằng, khi viết những dòng trên, anh sẽ tự trừ mình ra khỏi số ?ohầu hết? kia. Các nhà thơ thường hay đùa. Đôi khi họ có những câu thơ vui vui, ngồ ngộ, chỉ để đọc cho nhau nghe, rồi thôi. Nhưng cái cách mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khen câu thơ hình như xuất xứ từ Thái Bình mà tôi được nghe đã khá lâu rồi, cho rằng nó ?oquá hay?, và phải đưa vào tiểu thuyết của mình, rồi in gần như nguyên văn trong bài báo thì đã chứng tỏ rằng anh Thiệp có nguy cơ phải đứng trong số ?ohầu hết? kia rồi, dù tôi rất muốn anh phải ở phía kia cho nó khỏi phụ lòng yêu mến của mình? Nói thật nhé, loại ?othơ? như thế mà được khen một cách trịnh trọng như vậy thì quả là chẳng còn trời cao đất dày gì nữa. Đồng chí Tổng biên tập của tạp chí Ngày nay quả là gan cùng mình và cũng? coi thường người đọc hết mình.
    Đọc bài của anh Thiệp thấy anh quá tự phụ, ngông nghênh. Anh coi thường mọi người, ban phát dạy dỗ như đối với? con cái trong nhà. Tất nhiên, anh là một nhà văn có tài, nên đã từng có vị ?otrưởng lão? sẵn sàng đổi cả đời văn của mình chỉ để lấy một truyện ngắn của anh? Nhưng có lẽ vì tài và cả được nuông chiều nên anh trịch thượng thế chăng? Hằn học với đồng nghiệp quyết không phải là tư chất của một nhà văn lớn. Thế mà bao nhiêu người đã từng ngưỡng mộ anh, bao nhiêu người móc hầu bao để vào nhà hàng Hoa Ban (có kẻ lếu láo gọi nó là Kiếm Sắc) mong được chiêm ngưỡng anh như chiêm ngưỡng một nhân cách tiết tháo ở đời?
    Riêng tôi, một nhà thơ hạng đàn em, vinh dự được đứng chung với anh trong cái Hội mà anh vừa mạt sát kia, vẫn phục tài anh, nhưng tôi quyết không phải là kẻ vô học, và cũng không chập cheng, lưu manh. Vợ tôi là người đầu tiên chứng minh điều ấy. Dù không biết gì về thơ, nhưng cô ấy quyết không bao giờ là hình mẫu của bà vợ trong mấy câu thơ mà anh khen trong bài báo kia?
    (Báo Văn nghệ trẻ)

    [red]Home theo dõi báo Văn nghệ Trẻ và Văn nghệ già thấy kinh thật. Chán mớ đời. Hồi trước yêu truyện ông ấy bao nhiêu thì bây giờ thất vọng bấy nhiều. Từ cái chuyện TUỔI HAI MƯƠI YÊU DẤU đã thấy nó thế nào rùi. Trời ơi, ông Thiệp ơi, liệu sau cú này ông còn viết truyệnn và người ta còn bàn về truyện ông nữa hay không??/

  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    To Home:
    HV thích ý kiến của Văn Công Hùng và đã vote cho bạn. Ko hiểu Bác Thiệp đọc ý này thì có cảm tưởng thế nào nhỉ???
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    To Home:
    HV thích ý kiến của Văn Công Hùng và đã vote cho bạn. Ko hiểu Bác Thiệp đọc ý này thì có cảm tưởng thế nào nhỉ???
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Hoàng Ðức-Bàn về thực chất văn phẩm của Nguyễn Huy Thiệp
    Khi tôi bước vào văn học thì tiếng tăm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã như tiếng sét nối tiếp rền vang. Cả một chuỗi sét rền vang, nhưng tựu chung chỉ tụ quang một tiếng "Nguyễn Huy Thiệp - tác giả của Tướng về hưu". Càng ngày tôi càng thực chứng tiếng sét này. Lần nào cũng vậy, mỗi lần đến thăm nhà anh, nếu có một "độc giả - nghiên cứu" nào từ phương Tây đến, thì đều hỏi anh hai câu chính:
    1. "Tướng về hưu" anh viết có dựa trên cốt chuyện thật nào không?
    2. Anh đã từng viết tiểu thuyết chưa ?
    (Câu trả lời luôn luôn là "chưa từng", mới đây tôi biết anh Thiệp có ra mắt cuốn tiểu thuyết "Tuổi hai mươi yêu dấu" - 200 trang).
    Văn của Nguyễn Huy Thiệp, điểm mấu chốt nhất theo tôi: Tướng về hưu vừa là vé vào cửa vừa là vương miện.
    Bàn về Nguyễn Huy Thiệp nói riêng và văn học Việt Nam nói chung thật khó. Như chúng ta đã biết, ngay các giải thưởng của Hội Nhà Văn hẳn hoi, trao giải rồi nhưng khép lại tranh luận không để cho các cây bút khác cùng độc giả có thể nhận ra giá trị của giải thưởng, mong học hỏi cũng như tôn vinh. Ðúng là kiểu "ấp úng như ngậm hột thị". Không rõ có phải các tác phẩm được giải như quả thị kia "chỉ ngửi không ăn được", mà người ta vẫn ăn, nên đành ngậm hột, ấp úng không nói lên lời? Với bản thân tôi, chưa kịp nhận xét về Nguyễn Huy Thiệp hay các tác giả khác vài câu đã bị người đối thoại cố tình chụp cho chiếc mũ "không đủ tài văn chương thì đố kị". Ngược lại, hơn mười năm qua, dường như tôi chưa gặp nổi một khuôn mặt đưa ra nhận xét về tác giả này hay tác phẩm kia một cách có chứng lý đàng hoàng. Tất cả chỉ nói "tôi đọc thấy thích".
    Trước khi đi sâu vào nghiên cứu tài năng của tác giả Nguyễn Huy Thiệp, tôi xin đưa hai nhận xét đã ủ kỹ. Từ lâu tôi đã thẳng thắn thừa nhận: Nguyễn Huy Thiệp là tác giả vượt trội hơn hẳn các cây bút cùng thời mình bởi hai lý do tự thân chính sau:
    1. Anh viết bằng một mặc cảm người bị điều lên công tác miền núi, xứ khỉ ho cò gáy, sau là mặc cảm quê mùa, sau nữa là mặc cảm tiểu thị dân ở ven đô.
    2. Anh viết bằng một sự mẫn cảm, một cẩn trọng, một run rẩy hiếm có. Mỗi truyện ngắn có thể viết trong vài tháng. Truyện "Sang sông", theo anh nói, viết khá nhanh đã phải mất hàng tuần.
    Khi tôi nói Nguyễn Huy Thiệp viết văn bằng mặc cảm miền núi và quê mùa, không phải cách dè bỉu, mà chữ "mặc cảm" ở đây được dùng theo lối trọng thị, như việc Napoléon mặc cảm là người đảo Corse. Chính bởi mặc cảm này Nguyễn Huy Thiệp đã run rẩy, cẩn trọng nhích từng bước thao thức vào văn chương. Và tạo ra một hiệu quả - một thành quả hơn hẳn các cây bút cùng thế hệ với mình.Có thể nói, sự kiện Nguyễn Huy Thiệp là sự kiện rạn nứt - làm rách ra bức tranh của văn học đương thời. Một bên là những cây bút vẫn còn chầu rìa ăn tem phiếu bao cấp, xếp hàng viết sản xuất ra những tác phẩm mậu dịch quốc doanh nhất loạt. Còn bên kia Nguyễn Huy Thiệp đã nhảy vọt qua thời mở cửa kinh tế thị trường.
    Sự kiện Nguyễn Huy Thiệp bứt phá từ văn bao cấp mậu dịch sang văn thời thị trường đúng cả về nghĩa bóng và nghĩa đen. Hoạ sĩ Hồng Hưng, một người không xa lạ gì với Nguyễn Huy Thiệp cả về con người và bút pháp vẫn thường nói: "Thiệp là cây bút cập thời vũ". Nghĩa là người được gặp thời. Ðúng lúc nhà nước thực hiện mở cửa thị trường còn chưa kịp kiểm soát, thì "Tướng về hưu" nhanh chóng chui lọt vào cửa báo Văn Nghệ. Sau đó nhà nước thực thi "mở cửa có kiểm soát" thì chẳng có tác giả nào có thể trình làng một văn phẩm "hiện thực" như Tướng về hưu.
    Nguyễn Huy Thiệp tài hơn hẳn các nhà văn cùng thế hệ, nhưng tài hơn đến đâu? Liệu anh có ra khỏi nhận xét chung của Hội Nhà Văn: Nước ta chỉ có tác phẩm bé và vừa? Liệu cái hay, cái tài, cái khéo, cái nhiệt huyết, cái miệt mài, cái cô đúc các xúc cảm mặc cảm của "Những bài học nông thôn", "Chảy đi sông ơi" "Thương nhớ đồng quê"... có chắp nổi đôi cánh tư tưởng để bay vượt qua vòm cung thời đại hay vẫn chỉ là thứ cò - dù đẹp - dù mẫu mã thị trường bay lả bay la trên cánh đồng quê lam lũ? Muốn trở thành tác giả lớn, mới chỉ có miệt mài lớn thì chưa đủ, mà phải có tư tưởng lớn, tri thức lớn! Từ bé đến giờ, đọc đã khá nhiều sách, tôi chưa gặp một tác giả nào vĩ đại trên thế giới mà chỉ cầu may vào cái gọi là tài năng, trong khi đó tri thức thấp, tư tưởng thấp, nhân cách thấp.
    Tất cả cái gọi là lương tri, tư tưởng, nhân cách lớn, đều phải bắt nguồn từ tri thức. Từ tri thức mới có lương tri, rồi mới sinh tư tưởng. Tri thức của Nguyễn Huy Thiệp ở cỡ nào? Tất nhiên anh đã tốt nghiệp Ðại học Sư phạm, khoa sử. Nhưng nước ta ngày nay có cả triệu sinh viên, và đến vài triệu sinh viên đã tốt nghiệp. Các nhà giáo qua họp mặt mới đây nói rằng, trình độ đại học ở ta đang ở mức học sinh cấp bốn. Tóm lại trình độ đại học với số cả triệu - triệu người, mới chỉ là mức văn hoá phổ thông nâng cao. Ðể kiếm một nơi ấm chỗ có công ăn việc làm thì "đủ", nhưng để trở thành nhà văn tầm vóc vĩ đại thì trời ơi còn thiếu nhiều lắm. Kể ra thì trình độ học vấn của Nguyễn Huy Thiệp cũng được đào tạo chính quy hơn hẳn các cây bút đào tạo cấp tốc thời chiến, học dở cấp ba, vừa lao động sản xuất, vừa phục vụ chiến đấu, vừa cầm bút. Nhưng mà "trông lên vẫn chẳng bằng ai".
    Dẫu vậy, tại sao không chỉ bạn đọc mà có rất nhiều cây bút ảo tưởng rằng dù học vấn có hạn, nhưng trời phú cho ta, một tài năng bẩm sinh hơn người, như con sáo không cần tập hót vẫn hót hay, ta không cần cố gắng có nhiều đầu vào vẫn nhả tơ may mắn ở đầu ra, và được hơn người. Ðây là tâm lý cầu may tiểu nông, như nạn chơi lô, chơi đề tràn lan hiện nay. Không muốn trồng cây lại muốn hái quả. Cầu may, mong được may mắn hơn người, trúng tài năng như trúng số độc đắc, bỗng ngày nào tay trắng nổi cơ đồ. Theo các nhà mỹ học, đây là cách nghĩ thụ động của hạng nô tài, mà đã cầu may kiểu nô tài, thì không thể nào thành tài lớn được. Triết gia Nietzsche nói: "Chúng ta không nên đón nhận mà phải sáng tạo. Chúng ta không hèn đến mức ngửa tay xin sự bố thí của thần thánh". Cách tu dưỡng tri thức, chữ nghĩa, nhân cách ít ỏi của nhiều người, sau đó nằm cầu may ta có thiên phú hơn người, hoàn toàn là lối "ăn mày thần thánh". Ðể khỏi rơi vào võ đoán, chúng ta hãy nghe chính Nguyễn Huy Thiệp thừa nhận. Trong báo An Ninh Thế Giới cuối tháng số 20 tháng 4 năm 2003 vừa ra (talawas, 07/5/2003), Nguyễn Huy Thiệp trả lời phỏng vấn.
    Về việc cầu may: "Cũng có người nói như thế, thiên tài 99% là kiên nhẫn, còn 1% còn lại là thiên phú. Cũng có người nói ngược lại, 99% là trời mang đến. Theo tôi thì nó có cả hai yếu tố đấy 50 - 50".
    Một nhà văn đòi lớn mà lại đòi cầu may đến 50% thì thật hết chỗ để lùi. Một cách không thể nào cãi được, triết gia Aristote cho rằng: Dù con người học bất cứ ngành nào, thời gian học chữ cũng là công phu nhất. Chữ nghĩa như vậy, theo ông, đó là con đường giáo hoá bản năng, nó càng mang sứ mệnh "nhân tạo" mới càng vĩ đại, vì khi đó nó chứng tỏ tác phẩm sáng tạo là của con người chứ không phải của thiên nhiên. Một cách chính thống, xưa nay chưa một nhà mỹ học dù cách tân đến đâu có thể vượt qua nguyên lý: Nghệ thuật - văn chương là Nhân tạo! Vậy mà Nguyễn Huy Thiệp lại đòi cầu may trời phú đến 50%, có khác nào một hang đá tự nhiên chẳng tài cán gì, được gió thổi qua, bỗng có tiếng hú như là tiếng sáo.
    Có một điều hệ trọng cốt tử là, xưa nay, từ cổ chí kim, từ đông chí tây, từ đạo chí đời, chưa một ai thoát khỏi nguyên lý "Nhân - Quả", trồng cây nào hái trái ấy. Vậy Nguyễn Huy Thiệp có cầu may được đầu vào ít, đầu ra thì vĩ đại không? Và những cây bút cùng các bạn đọc thiếu lý trí thẩm định chỉ biết a dua liệu cũng có thể mong chờ vào cơ may trúng số để nhảy vọt khỏi vòng nhân - quả?
    Về tri thức cũng như nhân cách, Nguyễn Huy Thiệp trả lời như sau: "Ðương nhiên. Thế nhưng trong cái nọ lại có cái kia. Trong thiện có ác, trong ác có thiện. Trong cái thị có cái phi, trong cái phi có cái thị. Trong cái phải có cái quấy, trong cái quấy nó cũng có cái phải của nó".
    Các nhà triết học và đạo đức học gặp nhau ở chỗ: Lương tâm con người cốt ở sự hiểu. Vì không biết cái tốt để làm, cái xấu để tránh thì làm sao có thể đạt tới đạo đức. Vì thế người ta mới gọi là "Lương tri". Vậy thì cái lối trong ác có thiện của Nguyễn Huy Thiệp nêu trên, đã được các học giả Trung Quốc gọi là ba phải, trung dung, tuỳ tiện. Còn người Việt thì gọi đó là "nôm na mách qué", "dở ông dở thằng", "nửa nạc nửa mỡ", và là bạc nhạc, bầy nhầy. Nhẹ thì như khí có thể bay, nặng như nước có thể chảy, đằng này lại chỉ là thứ nửa nước - nửa khí hoá sương mù "bạc nhạc". Chính thế, mà Nguyễn Huy Thiệp đã thú nhận:
    "Nhiều chứ! Tôi cũng là một con người dao động, là một con người cũng thiếu tự tin? ừ! Hay tôi là một cái thằng có thể nói là hèn, ít chịu hy sinh mà cũng không dám mất nhiều".

Chia sẻ trang này